Kinh Đời
KHÚC HẬU ĐÌNH HOA VÀ BÀI THƠ BẠC TẦN HOÀI
"Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu đình hoa"!
Hai câu cuối của bài thơ " Bạc Tần Hoài " (Tần Hoài Dạ Bạc) đã từng gây tranh cải cho hậu thế. "Không biết mối hận mất nước" thì đã rõ, nhưng khúc "Hậu Đình Hoa" là khúc gì mà ghê gớm lắm vậy? Xin thưa là vì bài ca nầy có liên quan đến việc mất nước, đến người sáng tác ra nó, đến thân phận ca nhi, đào hát, đến thái độ của thi hào Đỗ Mục trong bài "Bạc Tần Hoài" và dư chấn của bài thơ .
Có thể tóm lược xuất xứ của bài thơ nầy như sau: Hậu Đình Hoa là một trong ba tập thơ do Trần Thúc Bảo thường được biết đến trong sử sách là Trần Hậu Chủ đời hậu Trần, thời Nam Bắc triều (420- 587) bên Tàu - tập hợp các bài thơ sáng tác trong các buổi tiệc tùng, vui chơi giải trí cùng các quan học sĩ. Khúc "Hậu Đình Hoa " được phổ nhạc từ một bài thơ hay nhất trong tập thơ củng tên. Bài thơ có nội dung ca ngợi vẻ đẹp của Trương Lệ Hoa - người được Trần Hậu Chủ đặc biệt sủng ái. Bài hát có những ca từ tình tứ, du dương nhất. Trong các cuộc dạ tiệc thâu đêm, các ca nương, đào hát rất thích hát bài nầy.
Trần Hậu Chủ (553-604) là vị vua cuối cùng của họ Trần - là một ông vua nổi tiếng phong tình, ham mê thi ca, nhạc tửu, nhất là gái đẹp. Ông bị mất nước trong một cơn say khước: Say rượu, say thơ, say nhạc, say tình bên cạnh người đẹp Trương Lệ Hoa đang hát khúc Hậu đình hoa. Rồi từ đó cái tên Trần Hậu Chủ gắn liền với tên Hậu đình hoa - trở thành điển tích của vết nhơ vong quốc.
Mãi đến 200 năm sau, những ca nhi vẫn còn mê hát khúc hát nầy trong các cuộc vui chơi trác táng, yến tiệc linh đình. Dù trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, các thương nữ vẫn bình nhiên hát khúc nhục ca nầy. Thi hào Đỗ Mục (803 - 852) một đêm đổ bến Tấn Hoài gần kề quán rượu bỗng nghe vẳng lại từ bên sông tiếng hát của một thương nữ đang hát khúc ca Hậu đình. Đỗ Mục đọng mối cảm hoài sáng tác bài thơ
Tần Hoài Dạ Bạc
Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu đình hoa
(Khói lan tỏa trên mặt nước lạnh, ánh trăng lan tỏa trên cát.
Đêm đến đậu thuyền trên bến sông Tần Hoài gần quán rượu. Ca nhi không biết mối hận mất nước,
Bên kia sông còn hát khúc Hậu đình hoa).
Trong thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thường câu thơ cuối chứa đựng nội dung biểu đạt mà tác giả muốn gởi gắm tâm tình của minh vào bài thơ. Về sau bài thơ nầy được nhiều người dịch ra thơ, mỗi người dịch đều trung thành với nguyên tác song thái độ đối với nhân vật "thương nữ " thì mỗi người mỗi khác. Có người vừa trách móc vừa thương hại, có người vừa trách móc vừa khinh miệt.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
KHÚC HẬU ĐÌNH HOA VÀ BÀI THƠ BẠC TẦN HOÀI
"Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu đình hoa"!
Hai câu cuối của bài thơ " Bạc Tần Hoài " (Tần Hoài Dạ Bạc) đã từng gây tranh cải cho hậu thế. "Không biết mối hận mất nước" thì đã rõ, nhưng khúc "Hậu Đình Hoa" là khúc gì mà ghê gớm lắm vậy? Xin thưa là vì bài ca nầy có liên quan đến việc mất nước, đến người sáng tác ra nó, đến thân phận ca nhi, đào hát, đến thái độ của thi hào Đỗ Mục trong bài "Bạc Tần Hoài" và dư chấn của bài thơ .
Có thể tóm lược xuất xứ của bài thơ nầy như sau: Hậu Đình Hoa là một trong ba tập thơ do Trần Thúc Bảo thường được biết đến trong sử sách là Trần Hậu Chủ đời hậu Trần, thời Nam Bắc triều (420- 587) bên Tàu - tập hợp các bài thơ sáng tác trong các buổi tiệc tùng, vui chơi giải trí cùng các quan học sĩ. Khúc "Hậu Đình Hoa " được phổ nhạc từ một bài thơ hay nhất trong tập thơ củng tên. Bài thơ có nội dung ca ngợi vẻ đẹp của Trương Lệ Hoa - người được Trần Hậu Chủ đặc biệt sủng ái. Bài hát có những ca từ tình tứ, du dương nhất. Trong các cuộc dạ tiệc thâu đêm, các ca nương, đào hát rất thích hát bài nầy.
Trần Hậu Chủ (553-604) là vị vua cuối cùng của họ Trần - là một ông vua nổi tiếng phong tình, ham mê thi ca, nhạc tửu, nhất là gái đẹp. Ông bị mất nước trong một cơn say khước: Say rượu, say thơ, say nhạc, say tình bên cạnh người đẹp Trương Lệ Hoa đang hát khúc Hậu đình hoa. Rồi từ đó cái tên Trần Hậu Chủ gắn liền với tên Hậu đình hoa - trở thành điển tích của vết nhơ vong quốc.
Mãi đến 200 năm sau, những ca nhi vẫn còn mê hát khúc hát nầy trong các cuộc vui chơi trác táng, yến tiệc linh đình. Dù trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, các thương nữ vẫn bình nhiên hát khúc nhục ca nầy. Thi hào Đỗ Mục (803 - 852) một đêm đổ bến Tấn Hoài gần kề quán rượu bỗng nghe vẳng lại từ bên sông tiếng hát của một thương nữ đang hát khúc ca Hậu đình. Đỗ Mục đọng mối cảm hoài sáng tác bài thơ
Tần Hoài Dạ Bạc
Yên lung hàn thủy nguyệt lung sa
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia
Thương nữ bất tri vong quốc hận
Cách giang do xướng Hậu đình hoa
(Khói lan tỏa trên mặt nước lạnh, ánh trăng lan tỏa trên cát.
Đêm đến đậu thuyền trên bến sông Tần Hoài gần quán rượu. Ca nhi không biết mối hận mất nước,
Bên kia sông còn hát khúc Hậu đình hoa).
Trong thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thường câu thơ cuối chứa đựng nội dung biểu đạt mà tác giả muốn gởi gắm tâm tình của minh vào bài thơ. Về sau bài thơ nầy được nhiều người dịch ra thơ, mỗi người dịch đều trung thành với nguyên tác song thái độ đối với nhân vật "thương nữ " thì mỗi người mỗi khác. Có người vừa trách móc vừa thương hại, có người vừa trách móc vừa khinh miệt.