Văn Học & Nghệ Thuật
KỸ THUẬT VĂN XUÔI DƯƠNG NGHIỄM MẬU
Với tôi việc theo đuổi đề tài DNM ngay từ những năm trước 1975, thực ra còn để thỏa mãn một nhu cầu khác. Đó là tìm hiểu các vấn đề kỹ thuật văn xuôi theo hướng hiện đại mà đọc phê bình văn học phương Tây, tôi thấy người ta thay nhau đào bới khơi gợi.
Hồi đó, ngoại trừ một vài người đặc biệt như Nguyễn Thành Long ..., các tác giả văn xuôi ở Hà Nội rất ít khi bàn với nhau về cách viết, về giọng điệu văn xuôi hoặc cụ thể hơn như độc thoại nội tâm như dòng ý thức. Không biết thì lấy gì để bàn. Vả chăng hồi ấy lo lắng băn khoăn về hình thức là sa vào nghệ thuật vị nghệ thuật là muốn học đòi phương Tây nhảm nhí.
Trong khi đó, thì ở Sài Gòn tôi thấy các cây bút văn xuôi thể nghiệm rất nhiều. Có người còn bàn, nhiều người chỉ lẳng lặng viết và DNM là một ví dụ.
Những trang viết của ông đủ sức gợi ra niềm tin và chỉ ra sự cần thiết của việc đổi mới đó.
Tôi đã chép và đọc lại nhiều lần để tìm ra cái bí mật tại sao nhà văn này có thể viết những đoạn như đoạn sau:
Kim đã lấy chồng, đã sung sướng ra sao. Tôi lặng lẽ nhớ về những gì đã có. Trong những người đến với em, anh là người yêu em hơn hết. Em ngoại tình trong tư tưởng phải không anh. Tôi mỉm cười. Có điều anh ngu phải không. Kim lặng im. Có lẽ anh không yêu em như em tưởng. Tôi nói tuỳ em nghĩ. Thời gian đã trôi, đã trôi, mới đầu tôi tưởng tôi không yêu nhưng cho đến nay tôi rõ tôi yêu Kim.
Trong khi không còn đủ sức để tiếp tục tìm hiểu kỹ thuật văn xuôi nữa, tôi chép lại ở đây môt số nhận xét của báo chí Sài Gòn trước 1975 về phương diện này của ngòi bút DNM. Xuất sứ ở đâu thì tôi đã cẩu thả không ghi đầy đủ, song chẳng lẽ chỉ vì vậy mà không giới thiệu với bạn đọc?
Nhân đọc Sáng mùa xuân : Trong văn DNM (và có lẽ trong văn tiểu thuyết mới, dòng ý thức nói chung) lời nói của nhân vật cũng là sự việc, cũng là một cái gì tiếp nối trong dòng sự việc đang triền miên.
Nhưng điều này, -- ngược trở lại, -- mới quan trọng. Là các sự việc trong đó cũng tiếp nối, cũng là một thứ cầu nối, nó liền lặn trong mạch văn thành một thứ mạch nói của tác giả suốt từ đầu đến cuối
Mời ông vào, tôi quay lại, một nguời tớ gái đang mời chúng tôi, bà cụ cười, chúng tôi cùng bước vào trong vườn.
Trong văn DNM, có lúc thấy lời nói liên tiếp tuôn chảy, lời nói đơn điệu, và tác giả làm nổi khá rõ cái đơn điệu ấy, bằng cách tô đậm cho cái đơn điệu ấy.
Đấy, hàng ngày chúng ta ăn nói với nhau mới vớ vẩn làm sao, nhạt nhẽo làm sao - dường như tác giả nói vậy. Cũng như ông, văn ở bên ngoài dọng điệu, và bên ngoài thơ, như một tiếng nói trong đời sống vậy. Cuối cùng, tác giả mới dành cho mình một điều kiện để nói lại. Cuối cùng tác giả mới chứng tỏ không, nói thế thôi, nhưng cuộc đời nó còn những phía ở sau, mà mỗi người không làm sao biết được.
Có lúc, DNM không gọi tên nhân vật, DNM cho không gian thời gian mất đi cái cụ thể, và những con người vừa bơ vơ, vừa phải quan hệ với nhau.
Chúng ta nhớ, bắt đầu là một DNM tượng trưng (tập Cũng đành). Một lúc nào đó, DNM lại đi vào những chuyện rất cụ thể (ký sự). Và bây giờ DNM lại tượng trưng trở lại.
Cái diều hâu trong đời, trong tác phẩm, sau những lúc phát biểu, lại trở thành một cái gì rất xa lạ. DNM thường không ngồi chung.
Đọc DNM bao giờ cũng thấy một tiếng nói, tiếng nói của tác giả một mạch văn mang văn tác giả. Mọi chuyện vào đây đều chịu sự chi phối của phong cách ấy.
( Song Phương chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
KỸ THUẬT VĂN XUÔI DƯƠNG NGHIỄM MẬU
Với tôi việc theo đuổi đề tài DNM ngay từ những năm trước 1975, thực ra còn để thỏa mãn một nhu cầu khác. Đó là tìm hiểu các vấn đề kỹ thuật văn xuôi theo hướng hiện đại mà đọc phê bình văn học phương Tây, tôi thấy người ta thay nhau đào bới khơi gợi.
Hồi đó, ngoại trừ một vài người đặc biệt như Nguyễn Thành Long ..., các tác giả văn xuôi ở Hà Nội rất ít khi bàn với nhau về cách viết, về giọng điệu văn xuôi hoặc cụ thể hơn như độc thoại nội tâm như dòng ý thức. Không biết thì lấy gì để bàn. Vả chăng hồi ấy lo lắng băn khoăn về hình thức là sa vào nghệ thuật vị nghệ thuật là muốn học đòi phương Tây nhảm nhí.
Trong khi đó, thì ở Sài Gòn tôi thấy các cây bút văn xuôi thể nghiệm rất nhiều. Có người còn bàn, nhiều người chỉ lẳng lặng viết và DNM là một ví dụ.
Những trang viết của ông đủ sức gợi ra niềm tin và chỉ ra sự cần thiết của việc đổi mới đó.
Tôi đã chép và đọc lại nhiều lần để tìm ra cái bí mật tại sao nhà văn này có thể viết những đoạn như đoạn sau:
Kim đã lấy chồng, đã sung sướng ra sao. Tôi lặng lẽ nhớ về những gì đã có. Trong những người đến với em, anh là người yêu em hơn hết. Em ngoại tình trong tư tưởng phải không anh. Tôi mỉm cười. Có điều anh ngu phải không. Kim lặng im. Có lẽ anh không yêu em như em tưởng. Tôi nói tuỳ em nghĩ. Thời gian đã trôi, đã trôi, mới đầu tôi tưởng tôi không yêu nhưng cho đến nay tôi rõ tôi yêu Kim.
Trong khi không còn đủ sức để tiếp tục tìm hiểu kỹ thuật văn xuôi nữa, tôi chép lại ở đây môt số nhận xét của báo chí Sài Gòn trước 1975 về phương diện này của ngòi bút DNM. Xuất sứ ở đâu thì tôi đã cẩu thả không ghi đầy đủ, song chẳng lẽ chỉ vì vậy mà không giới thiệu với bạn đọc?
Nhân đọc Sáng mùa xuân : Trong văn DNM (và có lẽ trong văn tiểu thuyết mới, dòng ý thức nói chung) lời nói của nhân vật cũng là sự việc, cũng là một cái gì tiếp nối trong dòng sự việc đang triền miên.
Nhưng điều này, -- ngược trở lại, -- mới quan trọng. Là các sự việc trong đó cũng tiếp nối, cũng là một thứ cầu nối, nó liền lặn trong mạch văn thành một thứ mạch nói của tác giả suốt từ đầu đến cuối
Mời ông vào, tôi quay lại, một nguời tớ gái đang mời chúng tôi, bà cụ cười, chúng tôi cùng bước vào trong vườn.
Trong văn DNM, có lúc thấy lời nói liên tiếp tuôn chảy, lời nói đơn điệu, và tác giả làm nổi khá rõ cái đơn điệu ấy, bằng cách tô đậm cho cái đơn điệu ấy.
Đấy, hàng ngày chúng ta ăn nói với nhau mới vớ vẩn làm sao, nhạt nhẽo làm sao - dường như tác giả nói vậy. Cũng như ông, văn ở bên ngoài dọng điệu, và bên ngoài thơ, như một tiếng nói trong đời sống vậy. Cuối cùng, tác giả mới dành cho mình một điều kiện để nói lại. Cuối cùng tác giả mới chứng tỏ không, nói thế thôi, nhưng cuộc đời nó còn những phía ở sau, mà mỗi người không làm sao biết được.
Có lúc, DNM không gọi tên nhân vật, DNM cho không gian thời gian mất đi cái cụ thể, và những con người vừa bơ vơ, vừa phải quan hệ với nhau.
Chúng ta nhớ, bắt đầu là một DNM tượng trưng (tập Cũng đành). Một lúc nào đó, DNM lại đi vào những chuyện rất cụ thể (ký sự). Và bây giờ DNM lại tượng trưng trở lại.
Cái diều hâu trong đời, trong tác phẩm, sau những lúc phát biểu, lại trở thành một cái gì rất xa lạ. DNM thường không ngồi chung.
Đọc DNM bao giờ cũng thấy một tiếng nói, tiếng nói của tác giả một mạch văn mang văn tác giả. Mọi chuyện vào đây đều chịu sự chi phối của phong cách ấy.
( Song Phương chuyển )