Kinh Đời
Khai bút đầu năm -Nguyễn Thị Từ Huy
Lúc này ở Việt Nam đang là đêm trừ tịch, mọi người đang thức đón giao thừa.
Theo thói quen, tôi rà soát lại những ngày tháng cũ vào thời điểm này. Một thói quen có từ thời tôi còn ở với ba mẹ, trong lúc ngồi bên nồi bánh chưng, nếu không nói chuyện với gia đình, tôi thường nhìn ngọn lửa dưới đáy nồi và ngẫm nghĩ lại những gì xảy ra với mình trong một năm qua, hoặc những năm qua. Ba tôi bao giờ cũng tính toán sao cho bánh chín trước giao thừa khoảng một tiếng, rồi ông với bánh ra, để nguội, và đưa lên bàn thờ cúng vào lúc 12h đêm, lúc sang canh, những thời khắc đầu tiên của năm mới.
Từ ngày ba mất chúng tôi không còn nấu bánh chưng. Ở đây tôi không có giao thừa, cũng chẳng có ngọn lửa bập bùng dưới đáy nồi. Tôi đành lục tìm trong máy tính những ký ức, nhất là những gì tôi bỏ quên, để hình dung lại xem những năm tháng vừa qua của tôi đã được dệt nên như thế nào.
Và trong số những bản thảo, những ghi chép dang dở, tản mạn, tôi tìm thấy văn bản ngắn dưới đây.
Hai chữ « gần đây » mở đầu bài dùng để chỉ khoảng thời gian xung quanh thời điểm tôi viết bài này, cuối năm 2012 khi tôi nhận được một số chỉ trích, và một số đe dọa, lúc đó còn rất nhẹ nhàng so với những đe dọa cuối năm 2014. Nhưng từ « gần đây » cũng có thể được mở rộng biên độ để chỉ những năm vừa qua, kể từ 2010 đến nay.
Tôi nghĩ cần công bố, để tự nhắc mình nhớ lại thực chất của chính con người tôi với tất cả mọi giới hạn của một sinh vật khả tử chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi để sống trên thế giới này, đồng thời cũng để tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi : cuộc sống là gì ? sống là gì ?
Paris 18/2/2015 – Việt Nam mồng một tháng giêng Ất Mùi
NGU DỐT
Gần đây có những người nhận xét về sự ngu dốt của tôi. Tôi sẽ nói gì ? Tôi sẽ trả lời, rất thành thực, rằng, những người đó nói đúng về việc tôi ngu dốt.
Những gì tôi biết là vô cùng ít ỏi so với những gì tôi không biết (nhưng cả điều này cũng chẳng có gì mới, người ta đã nói từ lâu), thì làm sao mà tôi không ngu dốt cho được ? Đến một người vĩ đại như Socrate còn nói : « tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả » thì làm sao một kẻ chỉ có năng lực trí tuệ bình thường như tôi lại không ngu dốt cho được ?
Phải, tôi thực sự ngu dốt.
Kể cả cái nhúm kiến thức ít ỏi mà tôi có được thì tôi cũng chỉ có thể tạm chắc chắn là đã hiểu sau khi đặt đi đặt lại nhiều lần cùng một câu hỏi, sau khi tra vấn đi tra vấn lại nhiều lần trên cùng một vấn đề, sau khi đã xem xét nó từ nhiều góc độ khác nhau, bằng việc sử dụng một số phương pháp đã được thừa nhận, đã được nắm vững. Kể cả như thế thì chân lý, hay sự thật, có thể vẫn còn ở rất xa.
Tôi đã từng muốn chia sẻ với sinh viên chính những kinh nghiệm này : nhận thức được sự thiếu hiểu biết của bản thân mình. Nhưng có vẻ như tôi chẳng mấy thành công. Sau khi kết thúc một khóa học, câu hỏi mà tôi thường nhận được là : « Thưa cô, em được mấy điểm ? ». Dường như toàn bộ quán tính hình thành cùng với những năm dài ngồi trên ghế nhà trường, cùng với những điểm số rất cao được thầy cô ban phát một cách hào phóng, đổ ập xuống câu hỏi đó của họ. Và tôi thường trả lời kèm theo tiếng thở dài kín đáo : « Điểm quan trọng đến như thế sao ? » Tôi hình dung rằng đối với sinh viên, điểm rất có thể được xem như là một sự chứng nhận cho sự hiểu biết của họ. Cũng có khi tôi kiên nhẫn viết thư trả lời hoặc trả lời trực tiếp để giải thích cho họ tại sao đừng coi điểm quá quan trọng như thế.
Cái gì khiến chúng ta tưởng rằng chúng ta có thể biết hết mọi điều ? Cái gì khiến chúng ta tưởng rằng chúng ta nắm giữ chân lý ? Cái gì khiến ta tin rằng ta luôn đúng và không bao giờ sai ? Cái gì khiến chúng ta tưởng rằng chúng ta có quyền và có đủ năng lực để điều khiển người khác ? Cái gì khiến chúng ta tin rằng chúng ta hiểu rõ về người khác. Cái gì khiến chúng ta nghĩ rằng chúng ta hiểu rõ về bản thân mình (nếu thế chắc chẳng bao giờ chúng ta mắc bệnh, đủ thứ bệnh ) ? Cái gì cho phép một số người toàn quyền quyết định số phận của những người khác ? Cái gì khiến chúng ta chấp nhận vô điều kiện những quyết định của người khác (cũng có nghĩa là chối từ khả năng quyết định của bản thân), dù cho những quyết định ấy có bất công, vô lý, và dù cho chúng có kéo theo hậu quả khôn lường ?
Sao con người có thể dễ dàng trở thành thù địch với nhau như vậy ? Sao con người lại có thể dễ dàng bị đơn giản hóa, dễ dàng bị phân loại, dễ dàng bị xếp vào các phe đối nghịch đến như vậy ? Sao có những con người đáng được hạnh phúc lại phải ngồi tù ? Sao có những người đáng được tôn trọng lại bị ngược đãi, bị đánh đập, bị giam cầm? Sao có những cuốn sách có giá trị lại không bao giờ được giải, thậm chí không được in ? Sao những chính sách đúng lại bị loại trừ ? Sao những kẻ tội phạm lại có thể đứng ở đỉnh cao quyền lực và được vinh danh?…
Những câu hỏi này cũng cũ kỹ như bao nhiêu câu hỏi khác. Dù vậy, thú thật là tôi chưa có câu trả lời, hoặc chưa trả lời được một cách rõ ràng, dù rằng cũng đã cố gắng đọc một số sách (của những tên tuổi đã được thừa nhận) phân tích về những vấn đề này, và cũng cố tự mình nhìn vào thực tế để có những phân tích của riêng mình. Xin nêu những câu hỏi đó ra đây, như một bằng chứng cho sự ngu dốt của tôi. Để không phải giả vờ rằng tôi không ngu dốt.
Sài Gòn, 19/12/2012
Nguyễn Thị Từ Huy
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Khai bút đầu năm -Nguyễn Thị Từ Huy
Lúc này ở Việt Nam đang là đêm trừ tịch, mọi người đang thức đón giao thừa.
Theo thói quen, tôi rà soát lại những ngày tháng cũ vào thời điểm này. Một thói quen có từ thời tôi còn ở với ba mẹ, trong lúc ngồi bên nồi bánh chưng, nếu không nói chuyện với gia đình, tôi thường nhìn ngọn lửa dưới đáy nồi và ngẫm nghĩ lại những gì xảy ra với mình trong một năm qua, hoặc những năm qua. Ba tôi bao giờ cũng tính toán sao cho bánh chín trước giao thừa khoảng một tiếng, rồi ông với bánh ra, để nguội, và đưa lên bàn thờ cúng vào lúc 12h đêm, lúc sang canh, những thời khắc đầu tiên của năm mới.
Từ ngày ba mất chúng tôi không còn nấu bánh chưng. Ở đây tôi không có giao thừa, cũng chẳng có ngọn lửa bập bùng dưới đáy nồi. Tôi đành lục tìm trong máy tính những ký ức, nhất là những gì tôi bỏ quên, để hình dung lại xem những năm tháng vừa qua của tôi đã được dệt nên như thế nào.
Và trong số những bản thảo, những ghi chép dang dở, tản mạn, tôi tìm thấy văn bản ngắn dưới đây.
Hai chữ « gần đây » mở đầu bài dùng để chỉ khoảng thời gian xung quanh thời điểm tôi viết bài này, cuối năm 2012 khi tôi nhận được một số chỉ trích, và một số đe dọa, lúc đó còn rất nhẹ nhàng so với những đe dọa cuối năm 2014. Nhưng từ « gần đây » cũng có thể được mở rộng biên độ để chỉ những năm vừa qua, kể từ 2010 đến nay.
Tôi nghĩ cần công bố, để tự nhắc mình nhớ lại thực chất của chính con người tôi với tất cả mọi giới hạn của một sinh vật khả tử chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi để sống trên thế giới này, đồng thời cũng để tiếp tục tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi : cuộc sống là gì ? sống là gì ?
Paris 18/2/2015 – Việt Nam mồng một tháng giêng Ất Mùi
NGU DỐT
Gần đây có những người nhận xét về sự ngu dốt của tôi. Tôi sẽ nói gì ? Tôi sẽ trả lời, rất thành thực, rằng, những người đó nói đúng về việc tôi ngu dốt.
Những gì tôi biết là vô cùng ít ỏi so với những gì tôi không biết (nhưng cả điều này cũng chẳng có gì mới, người ta đã nói từ lâu), thì làm sao mà tôi không ngu dốt cho được ? Đến một người vĩ đại như Socrate còn nói : « tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả » thì làm sao một kẻ chỉ có năng lực trí tuệ bình thường như tôi lại không ngu dốt cho được ?
Phải, tôi thực sự ngu dốt.
Kể cả cái nhúm kiến thức ít ỏi mà tôi có được thì tôi cũng chỉ có thể tạm chắc chắn là đã hiểu sau khi đặt đi đặt lại nhiều lần cùng một câu hỏi, sau khi tra vấn đi tra vấn lại nhiều lần trên cùng một vấn đề, sau khi đã xem xét nó từ nhiều góc độ khác nhau, bằng việc sử dụng một số phương pháp đã được thừa nhận, đã được nắm vững. Kể cả như thế thì chân lý, hay sự thật, có thể vẫn còn ở rất xa.
Tôi đã từng muốn chia sẻ với sinh viên chính những kinh nghiệm này : nhận thức được sự thiếu hiểu biết của bản thân mình. Nhưng có vẻ như tôi chẳng mấy thành công. Sau khi kết thúc một khóa học, câu hỏi mà tôi thường nhận được là : « Thưa cô, em được mấy điểm ? ». Dường như toàn bộ quán tính hình thành cùng với những năm dài ngồi trên ghế nhà trường, cùng với những điểm số rất cao được thầy cô ban phát một cách hào phóng, đổ ập xuống câu hỏi đó của họ. Và tôi thường trả lời kèm theo tiếng thở dài kín đáo : « Điểm quan trọng đến như thế sao ? » Tôi hình dung rằng đối với sinh viên, điểm rất có thể được xem như là một sự chứng nhận cho sự hiểu biết của họ. Cũng có khi tôi kiên nhẫn viết thư trả lời hoặc trả lời trực tiếp để giải thích cho họ tại sao đừng coi điểm quá quan trọng như thế.
Cái gì khiến chúng ta tưởng rằng chúng ta có thể biết hết mọi điều ? Cái gì khiến chúng ta tưởng rằng chúng ta nắm giữ chân lý ? Cái gì khiến ta tin rằng ta luôn đúng và không bao giờ sai ? Cái gì khiến chúng ta tưởng rằng chúng ta có quyền và có đủ năng lực để điều khiển người khác ? Cái gì khiến chúng ta tin rằng chúng ta hiểu rõ về người khác. Cái gì khiến chúng ta nghĩ rằng chúng ta hiểu rõ về bản thân mình (nếu thế chắc chẳng bao giờ chúng ta mắc bệnh, đủ thứ bệnh ) ? Cái gì cho phép một số người toàn quyền quyết định số phận của những người khác ? Cái gì khiến chúng ta chấp nhận vô điều kiện những quyết định của người khác (cũng có nghĩa là chối từ khả năng quyết định của bản thân), dù cho những quyết định ấy có bất công, vô lý, và dù cho chúng có kéo theo hậu quả khôn lường ?
Sao con người có thể dễ dàng trở thành thù địch với nhau như vậy ? Sao con người lại có thể dễ dàng bị đơn giản hóa, dễ dàng bị phân loại, dễ dàng bị xếp vào các phe đối nghịch đến như vậy ? Sao có những con người đáng được hạnh phúc lại phải ngồi tù ? Sao có những người đáng được tôn trọng lại bị ngược đãi, bị đánh đập, bị giam cầm? Sao có những cuốn sách có giá trị lại không bao giờ được giải, thậm chí không được in ? Sao những chính sách đúng lại bị loại trừ ? Sao những kẻ tội phạm lại có thể đứng ở đỉnh cao quyền lực và được vinh danh?…
Những câu hỏi này cũng cũ kỹ như bao nhiêu câu hỏi khác. Dù vậy, thú thật là tôi chưa có câu trả lời, hoặc chưa trả lời được một cách rõ ràng, dù rằng cũng đã cố gắng đọc một số sách (của những tên tuổi đã được thừa nhận) phân tích về những vấn đề này, và cũng cố tự mình nhìn vào thực tế để có những phân tích của riêng mình. Xin nêu những câu hỏi đó ra đây, như một bằng chứng cho sự ngu dốt của tôi. Để không phải giả vờ rằng tôi không ngu dốt.
Sài Gòn, 19/12/2012
Nguyễn Thị Từ Huy