Tham Khảo
Khi chế độ sụp đổ, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào? (Bài 1: Tại sao nói chế độ sẽ sụp đổ trong tương lai gần?)
Trong thời gian một vài năm trở lại đây, những nhận định về sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Việt Nam càng lúc càng nhận được sự tán đồng nhiều hơn. Một trong số các nguyên nhân dẫn tới sự tán đồng của nhiều người là số nợ của ngân hàng, của doanh nghiệp và nhà nước đang được tiết lộ theo hướng ngày càng cao hơn. Ban đầu, số nợ công đưa ra chỉ là hơn 30% của GDP, sau tăng dần lên 65%, và đến hiện nay là trên 100% GDP. Nhưng đó chắc chắn chưa phải là con số cuối cùng về số nợ của Việt Nam. Theo quan điểm của người viết bài này, và cũng đã thể hiện ở một số bài viết khác, số nợ công của Việt Nam, tính cho tất cả các chủ thể, doanh nghiệp nhà nước, chính quyền địa phương, chính phủ... tối thiểu là 200% GDP và ngày càng tăng cao hơn. Điều đó có nghĩa là Việt Nam hiện nay nợ từ 300 - 350 tỷ $ và mỗi ngày con số nợ tăng cao hơn, vì nợ chồng nợ, đi vay nợ mới trả nợ cũ.Phân tích về cấu trúc của các chế độ cộng sản, và cách thức xây dựng cấu trúc ấy (mời đọc bài: Phác họa lại chân dung một chế độ, http://www.rfavietnam.com/node/2753), chúng ta thấy rằng, về mặt lý thuyết, chế độ cộng sản sẽ sụp đổ bởi sức nặng của chính nó. Một chế độ, để thiết lập và duy trì sự thống trị người dân, đã tạo ra một bộ máy khổng lồ, trong khi nền kinh tế không được thiết kế để tạo ra của cải vật chất. Trên thực tế, Liên Xô và các nước Đông Âu, ngoại trừ Ba Lan, đã sụp đổ từ chính nguyên nhân kinh tế, tất nhiên có sự tương tác với các nguyên nhân xã hội, chính trị. Ở Việt Nam, tuy có chuyển đổi về kinh tế, xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa nhưng vẫn đi ngược lại các nguyên lý, cơ chế và cấu trúc của kinh tế thị trường, dẫn tới việc nền kinh tế vẫn không tạo ra của cải vật chất mà chỉ là sự gia tăng đầu ra do sự gia tăng đầu vào của quá trình sản xuất. Trong quá trình này, nhà cầm quyền Việt Nam đã kịp phá hủy hoàn toàn môi trường sống của đất nước, đem về số nợ khổng lồ, và cùng với nó là sự kết thúc của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, với các yếu tố gần như hiển nhiên, là chế độ không thể duy trì được sự tồn tại, nhưng chế độ này vẫn đứng sừng sững như hiện nay làm nhiều người hoang mang và không hiểu nổi tại sao chế độ có thể vẫn đang tồn tại như vậy? Các yếu tố sau đây hầu như không một chế độ dân chủ nào có thể duy trì và tồn tại.
- Nợ công gấp đôi GDP như đã nói ở trên, và việc trả lãi cho số nợ này cũng không được bảo đảm, chưa nói trả nợ gốc. Nhà cầm quyền Việt Nam xử lý bằng cách vay tiếp các nguồn khác để trả cho các khoản vay đáo hạn, và nợ sẽ chồng lên nợ.
- Nền kinh tế hầu như phá sản, ở tất cả các lĩnh vực đều trong tình trạng vật lộn để duy trì sự tồn tại. Có những ngành nghề được ưu tiên, ưu đãi mà hiện nay con số nợ được đưa ra lên tới mức kinh hoàng, ví dụ ngành điện lực là 475.357 tỷ đồng, tương đương 21,3 tỷ đô la (báo tuổi trẻ). Trong khi đó, số người bám vào hệ thống ngân sách, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và bảo hiểm xã hội lên tới 30 - 35 triệu người (tính từ người hưởng trợ cấp 200.000 đồng tới lương tổng bí thư).
- Tham nhũng, lãng phí, chi cho yêu cầu chính trị tràn lan ở khắp mọi tỉnh thành trong cả nước.
Vậy nhà cầm quyền Việt Nam đã duy trì sự tồn tại bằng cách nào, dựa vào các nguồn nào? Và xu hướng của việc này là như thế nào?
+ Nguồn tài nguyên, nguồn thuế thông thường và nguồn thuế phi lý, áp đặt. Chúng ta biết rằng, dù khai thác bừa bãi, nguồn tài nguyên về dầu khí và các nguồn tài nguyên khác vẫn còn và đang được khai thác tối đa. Nguồn thuế thông thường như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng...cũng là một nguồn thu lớn. Nhưng nguồn thuế phí vô lý áp đặt mới là nguồn thu lớn hơn, ví dụ thuế nhập khẩu và lưu hành xe ô tô là 300%; thuế xăng dầu trên 50%...
+ Việc phát hành tiền vượt quá khả năng sản xuất của một nền kinh tế. Đây là việc làm thường xuyên của nhà cầm quyền Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay luôn thực hiện phát hành tiền theo yêu cầu chính trị. Lượng tiền in ra, có thể lớn gấp nhiều lần năng lực sản xuất của nền kinh tế, nhưng mỗi năm lạm phát chỉ ở mức 20-30%, và tỷ giá không tăng quá cao vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, nguồn hàng chất lượng kém, giá cả thấp nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 50-60 tỷ $ mỗi năm. Lượng đô la từ đầu tư nước ngoài, viện trợ và kiều hối cũng trung hòa được số tiền in ra ở mức không làm tăng đột biết tỷ giá cánh kéo giữa đô la và tiền đồng Việt Nam.
+ Đối với những khoản nợ đáo hạn, nhà cầm quyền Việt Nam phải vay từ nguồn này trả cho nguồn khác, làm cho nợ chồng lên nợ, chỉ hoàn toàn giải quyết được các khoản nợ trước mắt, dồn nợ cho tương lai mà hoàn toàn không nghĩ đến giải pháp để giải quyết thực sự các khoản nợ. Đây là yếu tố tiềm ẩn rủi ro cao cho chế độ cộng sản Việt Nam.
+ Sự luân chuyển các nguồn lực. Trong các xã hội dân chủ, các chủ thể của nhà nước thường độc lập và không bị chi phối bởi yếu tố chính trị. Ở các nước này, chính phủ không được phép luân chuyển các nguồn lực, từ chủ thể này sang chủ thể khác. Nhưng đối với các nước cộng sản, đối với nhà cầm quyền Việt Nam, thì việc luân chuyển các nguồn lực là hoàn toàn bình thường. Chúng ta được thông tin về việc chính phủ Việt Nam đã sử dụng nguồn tiền 20.000 tỷ đồng của Bảo hiểm Xã hội cách đây 20 năm, mà chưa có sự hoàn trả lại cho ngành Bảo hiểm. Với khả năng luân chuyển các nguồn lực như vậy, nhà cầm quyền có thể tận dụng tối đa để kéo dài, duy trì sự tồn tại của hệ thống, bộ máy của chế độ như hiện nay.
Trên đây là những lý do giúp cho nhà cầm quyền Việt Nam hiện vẫn đang duy trì được sự tồn tại. Nhưng nhìn vào các lý do đó, chúng ta cũng thấy ngay được xu hướng khốn cùng của chế độ sẽ tới, bởi vì: đối với các nguồn vay, khi các chủ nợ hiểu được thực chất nền kinh tế Việt Nam, việc sử dụng các nguồn vốn vay không nhằm mục đích sản xuất mà chỉ để trả nợ, đảo nợ thì các nguồn vốn vay này sẽ bị thu hẹp và khép lại. Đối với việc luân chuyển các nguồn lực, luân chuyển mãi rồi cũng phải hết, các khoản dự trữ cũng sẽ cạn kiệt. Nguồn tài nguyên hiện hữu, vật chất cũng sẽ cạn kiệt dần theo thời gian. Đối với các khoản thuế phí vô lý, người dân có nhận thức, hiểu biết sẽ không còn dễ dàng chấp nhận như trước đây, các hiệp định về thuế quan và thương mại tự do cũng sẽ tác động làm hạn chế và giảm bớt các khoản thu vô lý này.
Như vậy, theo thời gian, với mức nợ và sự tàn phá, tham nhũng khủng khiếp như hiện nay, các nguồn lực sẽ dần cạn kiệt đến mức không thể duy trì nổi bộ máy khổng lồ. Cùng với những vấn đề xã hội phát sinh, và mâu thuẫn trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, khả năng sụp đổ của chế độ trong tương lai gần là hoàn toàn hiện hữu./.
Hà Nội, ngày 17/11/2016
N.V.B
- nguyenvubinh's blog
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Khi chế độ sụp đổ, chúng ta cần làm gì và làm như thế nào? (Bài 1: Tại sao nói chế độ sẽ sụp đổ trong tương lai gần?)
Trong thời gian một vài năm trở lại đây, những nhận định về sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Việt Nam càng lúc càng nhận được sự tán đồng nhiều hơn. Một trong số các nguyên nhân dẫn tới sự tán đồng của nhiều người là số nợ của ngân hàng, của doanh nghiệp và nhà nước đang được tiết lộ theo hướng ngày càng cao hơn. Ban đầu, số nợ công đưa ra chỉ là hơn 30% của GDP, sau tăng dần lên 65%, và đến hiện nay là trên 100% GDP. Nhưng đó chắc chắn chưa phải là con số cuối cùng về số nợ của Việt Nam. Theo quan điểm của người viết bài này, và cũng đã thể hiện ở một số bài viết khác, số nợ công của Việt Nam, tính cho tất cả các chủ thể, doanh nghiệp nhà nước, chính quyền địa phương, chính phủ... tối thiểu là 200% GDP và ngày càng tăng cao hơn. Điều đó có nghĩa là Việt Nam hiện nay nợ từ 300 - 350 tỷ $ và mỗi ngày con số nợ tăng cao hơn, vì nợ chồng nợ, đi vay nợ mới trả nợ cũ.Phân tích về cấu trúc của các chế độ cộng sản, và cách thức xây dựng cấu trúc ấy (mời đọc bài: Phác họa lại chân dung một chế độ, http://www.rfavietnam.com/node/2753), chúng ta thấy rằng, về mặt lý thuyết, chế độ cộng sản sẽ sụp đổ bởi sức nặng của chính nó. Một chế độ, để thiết lập và duy trì sự thống trị người dân, đã tạo ra một bộ máy khổng lồ, trong khi nền kinh tế không được thiết kế để tạo ra của cải vật chất. Trên thực tế, Liên Xô và các nước Đông Âu, ngoại trừ Ba Lan, đã sụp đổ từ chính nguyên nhân kinh tế, tất nhiên có sự tương tác với các nguyên nhân xã hội, chính trị. Ở Việt Nam, tuy có chuyển đổi về kinh tế, xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa nhưng vẫn đi ngược lại các nguyên lý, cơ chế và cấu trúc của kinh tế thị trường, dẫn tới việc nền kinh tế vẫn không tạo ra của cải vật chất mà chỉ là sự gia tăng đầu ra do sự gia tăng đầu vào của quá trình sản xuất. Trong quá trình này, nhà cầm quyền Việt Nam đã kịp phá hủy hoàn toàn môi trường sống của đất nước, đem về số nợ khổng lồ, và cùng với nó là sự kết thúc của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, với các yếu tố gần như hiển nhiên, là chế độ không thể duy trì được sự tồn tại, nhưng chế độ này vẫn đứng sừng sững như hiện nay làm nhiều người hoang mang và không hiểu nổi tại sao chế độ có thể vẫn đang tồn tại như vậy? Các yếu tố sau đây hầu như không một chế độ dân chủ nào có thể duy trì và tồn tại.
- Nợ công gấp đôi GDP như đã nói ở trên, và việc trả lãi cho số nợ này cũng không được bảo đảm, chưa nói trả nợ gốc. Nhà cầm quyền Việt Nam xử lý bằng cách vay tiếp các nguồn khác để trả cho các khoản vay đáo hạn, và nợ sẽ chồng lên nợ.
- Nền kinh tế hầu như phá sản, ở tất cả các lĩnh vực đều trong tình trạng vật lộn để duy trì sự tồn tại. Có những ngành nghề được ưu tiên, ưu đãi mà hiện nay con số nợ được đưa ra lên tới mức kinh hoàng, ví dụ ngành điện lực là 475.357 tỷ đồng, tương đương 21,3 tỷ đô la (báo tuổi trẻ). Trong khi đó, số người bám vào hệ thống ngân sách, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và bảo hiểm xã hội lên tới 30 - 35 triệu người (tính từ người hưởng trợ cấp 200.000 đồng tới lương tổng bí thư).
- Tham nhũng, lãng phí, chi cho yêu cầu chính trị tràn lan ở khắp mọi tỉnh thành trong cả nước.
Vậy nhà cầm quyền Việt Nam đã duy trì sự tồn tại bằng cách nào, dựa vào các nguồn nào? Và xu hướng của việc này là như thế nào?
+ Nguồn tài nguyên, nguồn thuế thông thường và nguồn thuế phi lý, áp đặt. Chúng ta biết rằng, dù khai thác bừa bãi, nguồn tài nguyên về dầu khí và các nguồn tài nguyên khác vẫn còn và đang được khai thác tối đa. Nguồn thuế thông thường như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng...cũng là một nguồn thu lớn. Nhưng nguồn thuế phí vô lý áp đặt mới là nguồn thu lớn hơn, ví dụ thuế nhập khẩu và lưu hành xe ô tô là 300%; thuế xăng dầu trên 50%...
+ Việc phát hành tiền vượt quá khả năng sản xuất của một nền kinh tế. Đây là việc làm thường xuyên của nhà cầm quyền Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay luôn thực hiện phát hành tiền theo yêu cầu chính trị. Lượng tiền in ra, có thể lớn gấp nhiều lần năng lực sản xuất của nền kinh tế, nhưng mỗi năm lạm phát chỉ ở mức 20-30%, và tỷ giá không tăng quá cao vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, nguồn hàng chất lượng kém, giá cả thấp nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 50-60 tỷ $ mỗi năm. Lượng đô la từ đầu tư nước ngoài, viện trợ và kiều hối cũng trung hòa được số tiền in ra ở mức không làm tăng đột biết tỷ giá cánh kéo giữa đô la và tiền đồng Việt Nam.
+ Đối với những khoản nợ đáo hạn, nhà cầm quyền Việt Nam phải vay từ nguồn này trả cho nguồn khác, làm cho nợ chồng lên nợ, chỉ hoàn toàn giải quyết được các khoản nợ trước mắt, dồn nợ cho tương lai mà hoàn toàn không nghĩ đến giải pháp để giải quyết thực sự các khoản nợ. Đây là yếu tố tiềm ẩn rủi ro cao cho chế độ cộng sản Việt Nam.
+ Sự luân chuyển các nguồn lực. Trong các xã hội dân chủ, các chủ thể của nhà nước thường độc lập và không bị chi phối bởi yếu tố chính trị. Ở các nước này, chính phủ không được phép luân chuyển các nguồn lực, từ chủ thể này sang chủ thể khác. Nhưng đối với các nước cộng sản, đối với nhà cầm quyền Việt Nam, thì việc luân chuyển các nguồn lực là hoàn toàn bình thường. Chúng ta được thông tin về việc chính phủ Việt Nam đã sử dụng nguồn tiền 20.000 tỷ đồng của Bảo hiểm Xã hội cách đây 20 năm, mà chưa có sự hoàn trả lại cho ngành Bảo hiểm. Với khả năng luân chuyển các nguồn lực như vậy, nhà cầm quyền có thể tận dụng tối đa để kéo dài, duy trì sự tồn tại của hệ thống, bộ máy của chế độ như hiện nay.
Trên đây là những lý do giúp cho nhà cầm quyền Việt Nam hiện vẫn đang duy trì được sự tồn tại. Nhưng nhìn vào các lý do đó, chúng ta cũng thấy ngay được xu hướng khốn cùng của chế độ sẽ tới, bởi vì: đối với các nguồn vay, khi các chủ nợ hiểu được thực chất nền kinh tế Việt Nam, việc sử dụng các nguồn vốn vay không nhằm mục đích sản xuất mà chỉ để trả nợ, đảo nợ thì các nguồn vốn vay này sẽ bị thu hẹp và khép lại. Đối với việc luân chuyển các nguồn lực, luân chuyển mãi rồi cũng phải hết, các khoản dự trữ cũng sẽ cạn kiệt. Nguồn tài nguyên hiện hữu, vật chất cũng sẽ cạn kiệt dần theo thời gian. Đối với các khoản thuế phí vô lý, người dân có nhận thức, hiểu biết sẽ không còn dễ dàng chấp nhận như trước đây, các hiệp định về thuế quan và thương mại tự do cũng sẽ tác động làm hạn chế và giảm bớt các khoản thu vô lý này.
Như vậy, theo thời gian, với mức nợ và sự tàn phá, tham nhũng khủng khiếp như hiện nay, các nguồn lực sẽ dần cạn kiệt đến mức không thể duy trì nổi bộ máy khổng lồ. Cùng với những vấn đề xã hội phát sinh, và mâu thuẫn trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, khả năng sụp đổ của chế độ trong tương lai gần là hoàn toàn hiện hữu./.
Hà Nội, ngày 17/11/2016
N.V.B
- nguyenvubinh's blog