Cà Kê Dê Ngỗng

Khi chiếc nỏ thần đã trao vào tay giặc

Quan hệ Việt-Trung như một chiếc hàn thử biểu nóng lạnh thất thường, đặc biệt trong thời kỳ "hậu chiến tranh lạnh" nó nóng lên với nhịp độ trung bình 10 năm một cuộc chiến.

Khi chiếc nỏ thần đã trao vào tay giặc

Quan hệ Việt-Trung như một chiếc hàn thử biểu nóng lạnh thất thường, đặc biệt trong thời kỳ "hậu chiến tranh lạnh" nó nóng lên với nhịp độ trung bình 10 năm một cuộc chiến. 

Giàn khoan Haiyang 981: mở đầu của cuộc chiến bằng những mốc chủ quyền di động 
Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Haiyang 981 sâu trong hải phận Việt Nam ngày 2/5 rồi đột ngột rút giàn khoan ngày 16/7 là một trong những ví dụ mới nhất. Xung quanh việc rút giàn khoan có nhiều điều còn bàn cãi, nhưng có một điều đã rõ là Bắc Kinh hoàn toàn giành quyền chủ động về thời gian và cách thức; có ý kiến còn cho rằng toàn bộ quá trình hạ đặt đến việc rút giàn khoan là cuộc chơi do Bắc Kinh dàn dựng.  

Với tình trạng quan hệ thất thường như thế, phần thua thiệt luôn thuộc về Việt Nam. Tuy nhiên có điều lạ là, mặc dù người VN (cả giới lãnh đạo và dân chúng) tuy không phải một lần mà nhiều lần đã trải qua tâm trạng tràn trề căm hờn uất ức, nhưng rồi lại "quên" ngay sau mỗi cuộc. Này nhé, cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 dù ít được biết đến nhưng sau này biết được ai ai cũng phẫn uất. Rồi cuộc chiến biên giới Tây-Nam tiếp nối cuộc chiến tranh tranh biên giới phía Bắc kéo dài gần 20 năm trực tiếp ảnh hưởng đến mọi gia đình Việt từ Nam chí Bắc. Cuộc thảm sát Gạc Ma năm 1988  (gọi là "thảm sát" vì cuộc chiến đó lính TQ thỏa sức bắn giết những người lính VN đã được lệnh không nổ súng). Mới đây nhất là vụ giàn khoan Haiyang 981 thực chất là cuộc xâm lược kiểu mới bằng giàn khoan và tàu thuyền như những "cột mốc chủ quyền di động". Tất cả vẫn còn đó như một cuốn phim chiến tranh dài vô tận.


Chiến tranh biên giới 1979 đưa quan hệ Trung-Việt về số 0
Suốt 70 năm qua VN đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống các kẻ thù xâm lược khác nhau. Tất cả đều là chiến tranh xâm lược, nhưng rõ ràng VN đã đối xử hoàn toàn khác đối với các cuộc chiến tranh giữa VN với các nước gọi là tư bản đế quốc so với các cuộc chiến tranh giữa VN với  TQ xã hội chủ nghĩa. Dưới đây là một số biểu hiện như vậy.

Một là, Pháp, Nhật, Mỹ đều không lấy được của VN một tấc đất nào trong khi chỉ TQ thông qua các cuộc chiến tranh dù lớn nhỏ, lâu mau đã cướp của VN những phần lãnh thổ hoặc biển đảo có vị trí chiến lược quan trọng. Đó là bằng cuộc hải chiến Hoàng Sa (1974) TQ đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa; bằng cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 (thực chất kéo dài nhiều năm sau) TQ chiếm hàng loạt cứ điểm dọc biên giới với diện tích tổng cộng ước bằng diện tích tỉnh Thái Bình (theo đánh giá của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ VN tại TQ) kéo theo Vịnh Bắc Bộ cũng đã được chia lại một cách có lợi hơn cho phía TQ so với Hiệp ước Pháp-Thanh; bằng cuộc chiến chớp nhoáng tại quần đảo Trường Sa năm 1988, TQ đã chiếm bãi Gạc Ma và 6 đá hoặc đảo chìm làm chỗ đứng chân đầu tiên của họ giữa biển Đông cách xa đảo Hải Nam hơn 1.000 dặm; và bằng vụ giàn khoan Haiyang 891 TQ đã và đang thử nghiệm kiểu chiến tranh xâm lược mới mà hậu quả chưa thể lường trước được.   

Hai là, trong bất cứ cuộc chiến tranh nào với Pháp, Nhật, Mỹ lãnh đạo VN đều gọi đích danh kẻ thù và huy động toàn dân kết hợp "3 dòng thác cách mạng" thế giới. Nhưng trong các cuộc chiến chống TQ xâm lược lãnh đạo VN tránh nêu đích danh TQ, thậm chí chỉ coi đó là "xích mích giữa láng giềng, anh em..." (Phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh tại Đối thoại Shangi-La (31/ 5/2014), và mỗi khi dư luận quốc tế ủng hộ mạnh lên thì VN thụt lại. Mặt khác, trong khi năm nào VN cũng kỷ niệm rất rầm rộ chiến thắng xâm lược Pháp, Mỹ nhưng lại bưng bít, hạn chế đưa tin về các cuộc chiến tranh với TQ, thậm chí không cho tìm hài cốt và truy tặng danh hiệu đối với các chiến binh tử trận. 

Ba là, trong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ lãnh đạo Việt Nam đề cao vai trò nhân dân, coi chiến tranh là sự nghiệp và lẽ sống mà các thế hệ người Việt phải xả thân vì chủ quyền và độc lập dân tộc.  Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tuyên bố : "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lại độc lập cho dân tộc". Đó thực sự đã là những cuộc chiến tranh toàn dân toàn diện đúng với nghĩa của nó. Nhưng trong các cuộc chiến chống TQ xâm lược thì khác, đặc biệt gần đây còn xuất hiện cách lập luận cho rằng "chiến tranh là hy sinh mất mát không cần thiết", và do đó "bằng bất cứ giá nào cũng phải tránh chiến tranh". Thực chất đây là một lối đạo đức giả trái với truyền thống luân thường đạo lý của dân tộc. 

Bốn là, trong các thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vùng giải phóng tuy chỉ với nền kinh tế tự cấp tự túc thô sơ, chính quyền cách mạng vẫn chủ trương tẩy chay hàng ngoại hóa (tức là hàng từ vùng bị địch chiếm) và chủ trương này được nhân dân nhiệt thành hưởng ứng. Nhưng ngày nay với một nền kinh tế hoàn chỉnh của một quốc gia hơn 90 triệu dân, thì chính quyền lại tỏ ra lúng túng lo sợ bị TQ cắt quan hệ.  Ngay trong những ngày tàu thuyền TQ trắng trợn truy sát quân dân ta trên biển thì cán bộ và doanh nhân vẫn thản nhiên tiếp tục quan hệ bình thường với đối tác TQ.  

Năm là, nếu tâm lý kỳ thị "địch - ta" sau các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đã kéo dài hàng chục năm ảnh hưởng nặng nề đến tiến trình bình thường hóa quan hệ, thì chỉ một ngày sau khi TQ rút giàn khoan 981 mọi thứ dường như đã lập tức trở lại bình thường với hàng loạt chương trình tuyên truyền trên TV, báo, đài được dàn dựng công phu đều bị hủy bỏ. Tất cả diễn ra như một màn kịch vậy! Theo đó, người dân trở lại hân hoan với niềm tự hào vốn có: VN lại chiến thắng rồi! Hình như người Việt thích từ "chiến thắng" trong chiến tranh hơn "thắng lợi" trong xây dựng kinh tế thì phải? Cứ chiến thắng là được, không cần thắng lợi nên cứ để nền kinh tế lệ thuộc vào TQ cũng không sao.

Hội nghị Thành Đô với những thỏa hiệp đến nay chưa được bạch hóa

Những sự khác biệt nêu trên đây nói lên điều gì nếu không phải một đường lối và chủ trương chính sách có sự phân biệt rõ ràng giữa kẻ thù xâm lược tư bản và kẻ thù xâm lược cộng sản?  Đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là cái gốc để hiểu mọi vấn đề liên quan đến quan hệ Trung-Việt, đặc biệt trong những tình huống có chiến sự như gần đây. Nó giúp ta dễ dàng nhận ra lý do tại sao VN lại mau chóng "quên" (hoặc giả vờ quên) các cuộc chiến với TQ đến vậy. Đồng thời cũng dễ dàng nhận thấy sự nguy hiểm khôn lường của đường lối và chính sách "không giống ai" đó của VN. Một bộ phận những người lãnh đạo đất nước ngày nay vẫn say sưa tự hào về đường lối được coi là "mềm dẻo khôn khéo"đó mặc dù hậu quả đã được kiểm chứng với lần lượt những phần lãnh thổ và biển đảo bị đưa ra làm "vật tế thần" nhưng không thể ngăn cản bước chân xâm lược của kẻ thù truyền kiếp đang hồi sung mãn quyết chí thực hiện tham vọng bành trướng bá chủ biển Đông. Liệu VN có thể tồn tại độc lập và phát triển "đặng sánh vai với các cường quốc năm châu" như người sáng lập Hồ Chí Minh đã từng ước vọng được không? Câu hỏi này thực sự đã được trả lời KHÔNG sau quá trình 1/2 thế kỷ "đồng sàng dị mộng" giữa hai nhà nước cộng sản VN và TQ rồi còn gì (?). Làm sao đất nước này có thể phát triển lành mạnh trong điều kiện "bên miệng hố chiến tranh" do kẻ thù sắp đặt?

Sự cuối đầu không phải lối

Nhân đây lại phải nhắc lại một sự thạt. Đó là không phải chỉ bây giờ mà đã nhiều lần trong quá khứ người Việt đã nhận thấy nhu cầu "thoát Trung", gần đây nhất là thời Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh hồi đầu thế kỷ thứ 20. Rất tiếc rằng đến thời đại Hồ Chí Minh và các thế hệ kế tiếp khái niệm thoát Trung đã bị lu mờ nếu không nói đã bị hoán đổi bằng khái niệm quan hệ "môi với răng", "vừa là đồng chí, vừa là anh em"... Trong thời kỳ này cái tâm thế yếu hèn từ trong sâu thẳm của một bộ phận người Việt lại trỗi dậy và được vỗ về bởi thứ quan niệm hoàn toàn mới có tên gọi "ý thức hệ cộng sản và XHCN". Nếu tinh thần tự cường dân tộc là bí quyết của chiếc nỏ thần (phỏng theo truyền thuyết An Dương Vương) thì nay nó đã được trao cho nhà cầm quyền Bắc Kinh. Theo quy luật "mưa dầm thấm lâu", không chỉ các thế hệ lãnh đạo kế tiếp nhau mà cả dân chúng đã quen với quan niệm dựa dẫm, lệ thuộc vào nước lớn láng giềng đến mức không thấy không có nhu cầu thoát, thậm chí đánh đồng khái niệm đó là đối đầu, là chống Trung. Và do đó người ta lo sợ một nỗi lo bóng gió vu vơ như ta thấy hiện nay. Vì lo sợ nên lúc nào cũng phải rào trước đoán sau, chưa khảo đã xưng "VN không liên minh với ai" và giả bộ coi cuộc xâm lăng từ TQ "chỉ là xích mích giữa láng giềng", v.v..., với tâm trạng lúc nào cũng lo sợ bị ông anh nổi giận.      

Tất cả mọi khái niệm đều có thể thay đổi với những ai thực sự muốn thay đổi cho một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng sẽ là vô nghĩa chừng nào người Việt Nam (cả chính giới và dân chúng) không thể thống nhất cùng nhau rũ bỏ cái "ý thức hệ" chết tiệt đó!  Nếu giới tinh hoa (elit) của dân tộc (thường bao gồm các thành phần chủ chốt trong giới lãnh đạo) có bổn phận là đầu tàu  dẫn dắt quốc gia, thì có thể nói giới tinh hoa của VN đã đánh mất vai trò đó từ khá lâu rồi. Trên thực tế họ đã và đang dẫn dắt tộc tộc theo một hướng sai lệch vì bản thân họ sa đà vào những quan niệm sai lệch và trở nên xơ cứng, bảo thủ đến mức hết phương cứu chữa. Về phương diện học thuyết, họ đã tỏ ra "bảo hoàng hơn vua" khi mà Liên Xô đã sụp đổ và không còn cái gọi là "hệ thống XHCN". Lại càng sai lầm khi họ tự nguyện "đôn" ông anh hai với đầy thành tích bất hảo lên vai trò lãnh đạo và vô hình trung đã trao cho giới cầm quyền Trung Nam Hải một chiếc gậy thần vô cùng lợi hại để tiếp tục thực hiện mưu đồ nô dịch VN cùng các nước Đông Dương.       

Trên đây là những sự thật mà người VN nào cũng nhận thấy. Tuy nhiên, vẫn cần nhắc lại rằng Việt Nam dù luôn tự hào đánh bại mọi kẻ thù xâm lược nhưng đến nay vẫn chưa chiến thắng được bản thân mình để thoát khỏi cái ý thức hệ viễn vông "vừa là đồng chí vừa là anh em" chết tiệt ấy. Phải chăng đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân khiến đất nước không chỉ luôn rơi vào thế khó xử trước TQ đồng thời bị kìm chế không thể tận dụng mọi lợi thế trong quan hệ với các bên thứ ba. Do đó "thoát Trung" là thoát khỏi tâm thế phụ thuộc vì những điều viễn vông để trở lại tư thế độc lập tự chủ tự cường cần phải có của một quốc gia độc lập có chủ quyền. Thoát Trung là xuất phát từ nhu cầu phát triển tương lai của VN chứ hoàn toàn không có nghĩa là chống  lại hay đối đầu với TQ.  

Không có gì sai để Việt Nam (cả chính quyền và người dân) hy vọng vào một sự thay đổi đường lối hữu nghị láng giềng đúng đắn từ phía nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhưng hy vọng nhiều hơn thực tế là ảo vọng. Do đó, hy vọng là một chuyện, nhưng chủ động xúc tiến mọi biện pháp cần thiết để giành thế chủ động còn quan trọng hơn nhiều. Những  ai còn tiếp tục hy vọng hão huyền vào sự thay đổi hoặc sự nương nhẹ nào đó từ Trung Nam Hải sẽ không cần đợi lâu để lại thất vọng. Bởi lẽ, với chế độ chính trị TQ chưa thay đổi thì bản chất tham vọng bành trướng bá quyền đầy bệnh hoạn trong đó có mưu đồ độc chiếm biển Đông của họ sẽ tiếp tục chi phối quan hệ Trung-Việt. Sau giàn khoan 981, sẽ đến những giàn khoan khác, trước mắt là những đàn tàu cá TQ đang tung hoành ngang dọc khắp biển Đông sớm muộn cũng xung đột với tàu thuyền của VN. Bắc Kinh đâu có thiếu gì cớ để đánh VN khi  họ cần? Hãy đợi đấy! 
    
VN không thể tồn tại và phát triển với thế đơn thương độc mã 
Ghi chú: Tất cả ảnh trong bài lấy từ nguồn internet, những lời ghi chú dưới ảnh là của tác giả bài viết.

Hà Nội, ngày 7/8/2014.
http://trankinhnghi.blogspot.com/2014/08/khi-chiec-no-than-roi-vao-tay-giac.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Khi chiếc nỏ thần đã trao vào tay giặc

Quan hệ Việt-Trung như một chiếc hàn thử biểu nóng lạnh thất thường, đặc biệt trong thời kỳ "hậu chiến tranh lạnh" nó nóng lên với nhịp độ trung bình 10 năm một cuộc chiến.

Khi chiếc nỏ thần đã trao vào tay giặc

Quan hệ Việt-Trung như một chiếc hàn thử biểu nóng lạnh thất thường, đặc biệt trong thời kỳ "hậu chiến tranh lạnh" nó nóng lên với nhịp độ trung bình 10 năm một cuộc chiến. 

Giàn khoan Haiyang 981: mở đầu của cuộc chiến bằng những mốc chủ quyền di động 
Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Haiyang 981 sâu trong hải phận Việt Nam ngày 2/5 rồi đột ngột rút giàn khoan ngày 16/7 là một trong những ví dụ mới nhất. Xung quanh việc rút giàn khoan có nhiều điều còn bàn cãi, nhưng có một điều đã rõ là Bắc Kinh hoàn toàn giành quyền chủ động về thời gian và cách thức; có ý kiến còn cho rằng toàn bộ quá trình hạ đặt đến việc rút giàn khoan là cuộc chơi do Bắc Kinh dàn dựng.  

Với tình trạng quan hệ thất thường như thế, phần thua thiệt luôn thuộc về Việt Nam. Tuy nhiên có điều lạ là, mặc dù người VN (cả giới lãnh đạo và dân chúng) tuy không phải một lần mà nhiều lần đã trải qua tâm trạng tràn trề căm hờn uất ức, nhưng rồi lại "quên" ngay sau mỗi cuộc. Này nhé, cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 dù ít được biết đến nhưng sau này biết được ai ai cũng phẫn uất. Rồi cuộc chiến biên giới Tây-Nam tiếp nối cuộc chiến tranh tranh biên giới phía Bắc kéo dài gần 20 năm trực tiếp ảnh hưởng đến mọi gia đình Việt từ Nam chí Bắc. Cuộc thảm sát Gạc Ma năm 1988  (gọi là "thảm sát" vì cuộc chiến đó lính TQ thỏa sức bắn giết những người lính VN đã được lệnh không nổ súng). Mới đây nhất là vụ giàn khoan Haiyang 981 thực chất là cuộc xâm lược kiểu mới bằng giàn khoan và tàu thuyền như những "cột mốc chủ quyền di động". Tất cả vẫn còn đó như một cuốn phim chiến tranh dài vô tận.


Chiến tranh biên giới 1979 đưa quan hệ Trung-Việt về số 0
Suốt 70 năm qua VN đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống các kẻ thù xâm lược khác nhau. Tất cả đều là chiến tranh xâm lược, nhưng rõ ràng VN đã đối xử hoàn toàn khác đối với các cuộc chiến tranh giữa VN với các nước gọi là tư bản đế quốc so với các cuộc chiến tranh giữa VN với  TQ xã hội chủ nghĩa. Dưới đây là một số biểu hiện như vậy.

Một là, Pháp, Nhật, Mỹ đều không lấy được của VN một tấc đất nào trong khi chỉ TQ thông qua các cuộc chiến tranh dù lớn nhỏ, lâu mau đã cướp của VN những phần lãnh thổ hoặc biển đảo có vị trí chiến lược quan trọng. Đó là bằng cuộc hải chiến Hoàng Sa (1974) TQ đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa; bằng cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 (thực chất kéo dài nhiều năm sau) TQ chiếm hàng loạt cứ điểm dọc biên giới với diện tích tổng cộng ước bằng diện tích tỉnh Thái Bình (theo đánh giá của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ VN tại TQ) kéo theo Vịnh Bắc Bộ cũng đã được chia lại một cách có lợi hơn cho phía TQ so với Hiệp ước Pháp-Thanh; bằng cuộc chiến chớp nhoáng tại quần đảo Trường Sa năm 1988, TQ đã chiếm bãi Gạc Ma và 6 đá hoặc đảo chìm làm chỗ đứng chân đầu tiên của họ giữa biển Đông cách xa đảo Hải Nam hơn 1.000 dặm; và bằng vụ giàn khoan Haiyang 891 TQ đã và đang thử nghiệm kiểu chiến tranh xâm lược mới mà hậu quả chưa thể lường trước được.   

Hai là, trong bất cứ cuộc chiến tranh nào với Pháp, Nhật, Mỹ lãnh đạo VN đều gọi đích danh kẻ thù và huy động toàn dân kết hợp "3 dòng thác cách mạng" thế giới. Nhưng trong các cuộc chiến chống TQ xâm lược lãnh đạo VN tránh nêu đích danh TQ, thậm chí chỉ coi đó là "xích mích giữa láng giềng, anh em..." (Phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh tại Đối thoại Shangi-La (31/ 5/2014), và mỗi khi dư luận quốc tế ủng hộ mạnh lên thì VN thụt lại. Mặt khác, trong khi năm nào VN cũng kỷ niệm rất rầm rộ chiến thắng xâm lược Pháp, Mỹ nhưng lại bưng bít, hạn chế đưa tin về các cuộc chiến tranh với TQ, thậm chí không cho tìm hài cốt và truy tặng danh hiệu đối với các chiến binh tử trận. 

Ba là, trong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ lãnh đạo Việt Nam đề cao vai trò nhân dân, coi chiến tranh là sự nghiệp và lẽ sống mà các thế hệ người Việt phải xả thân vì chủ quyền và độc lập dân tộc.  Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tuyên bố : "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lại độc lập cho dân tộc". Đó thực sự đã là những cuộc chiến tranh toàn dân toàn diện đúng với nghĩa của nó. Nhưng trong các cuộc chiến chống TQ xâm lược thì khác, đặc biệt gần đây còn xuất hiện cách lập luận cho rằng "chiến tranh là hy sinh mất mát không cần thiết", và do đó "bằng bất cứ giá nào cũng phải tránh chiến tranh". Thực chất đây là một lối đạo đức giả trái với truyền thống luân thường đạo lý của dân tộc. 

Bốn là, trong các thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vùng giải phóng tuy chỉ với nền kinh tế tự cấp tự túc thô sơ, chính quyền cách mạng vẫn chủ trương tẩy chay hàng ngoại hóa (tức là hàng từ vùng bị địch chiếm) và chủ trương này được nhân dân nhiệt thành hưởng ứng. Nhưng ngày nay với một nền kinh tế hoàn chỉnh của một quốc gia hơn 90 triệu dân, thì chính quyền lại tỏ ra lúng túng lo sợ bị TQ cắt quan hệ.  Ngay trong những ngày tàu thuyền TQ trắng trợn truy sát quân dân ta trên biển thì cán bộ và doanh nhân vẫn thản nhiên tiếp tục quan hệ bình thường với đối tác TQ.  

Năm là, nếu tâm lý kỳ thị "địch - ta" sau các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đã kéo dài hàng chục năm ảnh hưởng nặng nề đến tiến trình bình thường hóa quan hệ, thì chỉ một ngày sau khi TQ rút giàn khoan 981 mọi thứ dường như đã lập tức trở lại bình thường với hàng loạt chương trình tuyên truyền trên TV, báo, đài được dàn dựng công phu đều bị hủy bỏ. Tất cả diễn ra như một màn kịch vậy! Theo đó, người dân trở lại hân hoan với niềm tự hào vốn có: VN lại chiến thắng rồi! Hình như người Việt thích từ "chiến thắng" trong chiến tranh hơn "thắng lợi" trong xây dựng kinh tế thì phải? Cứ chiến thắng là được, không cần thắng lợi nên cứ để nền kinh tế lệ thuộc vào TQ cũng không sao.

Hội nghị Thành Đô với những thỏa hiệp đến nay chưa được bạch hóa

Những sự khác biệt nêu trên đây nói lên điều gì nếu không phải một đường lối và chủ trương chính sách có sự phân biệt rõ ràng giữa kẻ thù xâm lược tư bản và kẻ thù xâm lược cộng sản?  Đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là cái gốc để hiểu mọi vấn đề liên quan đến quan hệ Trung-Việt, đặc biệt trong những tình huống có chiến sự như gần đây. Nó giúp ta dễ dàng nhận ra lý do tại sao VN lại mau chóng "quên" (hoặc giả vờ quên) các cuộc chiến với TQ đến vậy. Đồng thời cũng dễ dàng nhận thấy sự nguy hiểm khôn lường của đường lối và chính sách "không giống ai" đó của VN. Một bộ phận những người lãnh đạo đất nước ngày nay vẫn say sưa tự hào về đường lối được coi là "mềm dẻo khôn khéo"đó mặc dù hậu quả đã được kiểm chứng với lần lượt những phần lãnh thổ và biển đảo bị đưa ra làm "vật tế thần" nhưng không thể ngăn cản bước chân xâm lược của kẻ thù truyền kiếp đang hồi sung mãn quyết chí thực hiện tham vọng bành trướng bá chủ biển Đông. Liệu VN có thể tồn tại độc lập và phát triển "đặng sánh vai với các cường quốc năm châu" như người sáng lập Hồ Chí Minh đã từng ước vọng được không? Câu hỏi này thực sự đã được trả lời KHÔNG sau quá trình 1/2 thế kỷ "đồng sàng dị mộng" giữa hai nhà nước cộng sản VN và TQ rồi còn gì (?). Làm sao đất nước này có thể phát triển lành mạnh trong điều kiện "bên miệng hố chiến tranh" do kẻ thù sắp đặt?

Sự cuối đầu không phải lối

Nhân đây lại phải nhắc lại một sự thạt. Đó là không phải chỉ bây giờ mà đã nhiều lần trong quá khứ người Việt đã nhận thấy nhu cầu "thoát Trung", gần đây nhất là thời Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh hồi đầu thế kỷ thứ 20. Rất tiếc rằng đến thời đại Hồ Chí Minh và các thế hệ kế tiếp khái niệm thoát Trung đã bị lu mờ nếu không nói đã bị hoán đổi bằng khái niệm quan hệ "môi với răng", "vừa là đồng chí, vừa là anh em"... Trong thời kỳ này cái tâm thế yếu hèn từ trong sâu thẳm của một bộ phận người Việt lại trỗi dậy và được vỗ về bởi thứ quan niệm hoàn toàn mới có tên gọi "ý thức hệ cộng sản và XHCN". Nếu tinh thần tự cường dân tộc là bí quyết của chiếc nỏ thần (phỏng theo truyền thuyết An Dương Vương) thì nay nó đã được trao cho nhà cầm quyền Bắc Kinh. Theo quy luật "mưa dầm thấm lâu", không chỉ các thế hệ lãnh đạo kế tiếp nhau mà cả dân chúng đã quen với quan niệm dựa dẫm, lệ thuộc vào nước lớn láng giềng đến mức không thấy không có nhu cầu thoát, thậm chí đánh đồng khái niệm đó là đối đầu, là chống Trung. Và do đó người ta lo sợ một nỗi lo bóng gió vu vơ như ta thấy hiện nay. Vì lo sợ nên lúc nào cũng phải rào trước đoán sau, chưa khảo đã xưng "VN không liên minh với ai" và giả bộ coi cuộc xâm lăng từ TQ "chỉ là xích mích giữa láng giềng", v.v..., với tâm trạng lúc nào cũng lo sợ bị ông anh nổi giận.      

Tất cả mọi khái niệm đều có thể thay đổi với những ai thực sự muốn thay đổi cho một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng sẽ là vô nghĩa chừng nào người Việt Nam (cả chính giới và dân chúng) không thể thống nhất cùng nhau rũ bỏ cái "ý thức hệ" chết tiệt đó!  Nếu giới tinh hoa (elit) của dân tộc (thường bao gồm các thành phần chủ chốt trong giới lãnh đạo) có bổn phận là đầu tàu  dẫn dắt quốc gia, thì có thể nói giới tinh hoa của VN đã đánh mất vai trò đó từ khá lâu rồi. Trên thực tế họ đã và đang dẫn dắt tộc tộc theo một hướng sai lệch vì bản thân họ sa đà vào những quan niệm sai lệch và trở nên xơ cứng, bảo thủ đến mức hết phương cứu chữa. Về phương diện học thuyết, họ đã tỏ ra "bảo hoàng hơn vua" khi mà Liên Xô đã sụp đổ và không còn cái gọi là "hệ thống XHCN". Lại càng sai lầm khi họ tự nguyện "đôn" ông anh hai với đầy thành tích bất hảo lên vai trò lãnh đạo và vô hình trung đã trao cho giới cầm quyền Trung Nam Hải một chiếc gậy thần vô cùng lợi hại để tiếp tục thực hiện mưu đồ nô dịch VN cùng các nước Đông Dương.       

Trên đây là những sự thật mà người VN nào cũng nhận thấy. Tuy nhiên, vẫn cần nhắc lại rằng Việt Nam dù luôn tự hào đánh bại mọi kẻ thù xâm lược nhưng đến nay vẫn chưa chiến thắng được bản thân mình để thoát khỏi cái ý thức hệ viễn vông "vừa là đồng chí vừa là anh em" chết tiệt ấy. Phải chăng đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân khiến đất nước không chỉ luôn rơi vào thế khó xử trước TQ đồng thời bị kìm chế không thể tận dụng mọi lợi thế trong quan hệ với các bên thứ ba. Do đó "thoát Trung" là thoát khỏi tâm thế phụ thuộc vì những điều viễn vông để trở lại tư thế độc lập tự chủ tự cường cần phải có của một quốc gia độc lập có chủ quyền. Thoát Trung là xuất phát từ nhu cầu phát triển tương lai của VN chứ hoàn toàn không có nghĩa là chống  lại hay đối đầu với TQ.  

Không có gì sai để Việt Nam (cả chính quyền và người dân) hy vọng vào một sự thay đổi đường lối hữu nghị láng giềng đúng đắn từ phía nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhưng hy vọng nhiều hơn thực tế là ảo vọng. Do đó, hy vọng là một chuyện, nhưng chủ động xúc tiến mọi biện pháp cần thiết để giành thế chủ động còn quan trọng hơn nhiều. Những  ai còn tiếp tục hy vọng hão huyền vào sự thay đổi hoặc sự nương nhẹ nào đó từ Trung Nam Hải sẽ không cần đợi lâu để lại thất vọng. Bởi lẽ, với chế độ chính trị TQ chưa thay đổi thì bản chất tham vọng bành trướng bá quyền đầy bệnh hoạn trong đó có mưu đồ độc chiếm biển Đông của họ sẽ tiếp tục chi phối quan hệ Trung-Việt. Sau giàn khoan 981, sẽ đến những giàn khoan khác, trước mắt là những đàn tàu cá TQ đang tung hoành ngang dọc khắp biển Đông sớm muộn cũng xung đột với tàu thuyền của VN. Bắc Kinh đâu có thiếu gì cớ để đánh VN khi  họ cần? Hãy đợi đấy! 
    
VN không thể tồn tại và phát triển với thế đơn thương độc mã 
Ghi chú: Tất cả ảnh trong bài lấy từ nguồn internet, những lời ghi chú dưới ảnh là của tác giả bài viết.

Hà Nội, ngày 7/8/2014.
http://trankinhnghi.blogspot.com/2014/08/khi-chiec-no-than-roi-vao-tay-giac.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm