Tham Khảo
Khi nào thì cần đến một "liên minh chính trị" ?
Gần đây đã có một vài ý kiến (rất chân thành) được đưa ra là tại sao các tổ chức chính trị của người Việt (ở hải ngoại) không liên minh với nhau ?
Gần đây đã có một vài ý kiến (rất chân thành) được đưa ra là tại sao các tổ chức chính trị của người Việt (ở hải ngoại) không liên minh với nhau ? Điển hình là ý kiến của bà Nguyễn Thị Từ Huy với bài viết "Về một liên minh chính trị của người Việt hải ngoại" (1).
Gần đây đã có một vài ý kiến (rất chân thành) được đưa ra là tại sao các tổ chức chính trị của người Việt (ở hải ngoại) không liên minh với nhau ? Điển hình là ý kiến của bà Nguyễn Thị Từ Huy với bài viết "Về một liên minh chính trị của người Việt hải ngoại" (1).
Liên minh chính trị giữa các đảng phái chính trị chỉ là một kết hợp nhất thời trong những thời điểm nhất định
Đầu tiên cần hiểu rằng "liên minh chính trị" giữa các đảng phái chính
trị chỉ là một kết hợp nhất thời trong những thời điểm nhất định, ví dụ
"liên minh" giữa các đảng phái đối lập để dành phiếu trong một cuộc bầu
cử hay liên minh để tạo ra một đa số trong quốc hội để có thể thành lập
chính phủ trong trường hợp không có đảng nào dành được trên 50% ghế
trong quốc hội mới.
Một ví dụ là trường hợp ông Philipp Roesler, người Đức gốc Việt, Chủ
tịch đảng Dân Chủ Tự Do Đức (FDP- Freie Demokratische Partei). Dù chỉ
giành được gần 15% ghế trong cuộc bầu cử Liên bang Đức năm 2009 nhưng
ông đã trở thành Phó thủ tướng Đức vì đã liên minh với đảng Dân Chủ
Thiên Chúa Giáo (CDU- Christlich Demokratische Union) của Thủ tướng
Angela Markel. Năm 2013 ông từ chức chủ tịch đảng FDP vì đảng của ông
không giành được 5% số phiếu để có chân trong Quốc hội Đức và liên minh
giữa FDP và CDU cũng chấm dứt.
Để các tổ chức chính trị dân chủ đối lập, ở hải ngoại hay ở Việt Nam có
thể liên minh được với nhau thì cần những điều kiện gì ? Theo chúng tôi
thì phải hội tụ ít nhất năm điều kiện sau :
1. Phải có tổ chức
Tất nhiên là phải như vậy vì liên minh chính trị là liên minh giữa các
tổ chức chính trị với nhau chứ không phải liên minh giữa các cá nhân hay
giữa các cá nhân và tổ chức. Các cá nhân chỉ có thể tham gia hoặc không
tham gia vào một tổ chức chứ không thể có chuyện một cá nhân liên minh
với một tổ chức. Ông Donald Trump muốn ra tranh cử tổng thống Mỹ thì
việc đầu tiên ông ta phải làm là tham gia vào một tổ chức chính trị
(đảng Cộng hòa). Ông ta không thể nhân danh cá nhân để ra tranh cử tổng
thống. Ông Philipp Roesler cũng vậy, ông ta không thể nhân danh cá nhân
để liên minh với đảng CDU của bà Angela Markel để có thể trở thành Phó
thủ tướng Đức.
2.Các tổ chức muốn liên minh thì phải có tầm vóc và thực lực nhất định
Một tổ chức được thành lập vội vã, không có tư tưởng chính trị (cương
lĩnh) và không có một đội ngũ cán bộ nòng cốt thì không thể có trọng
lượng để liên minh với các tổ chức khác. Năm 1946, hai đảng đối lập của
Việt Minh là Việt Quốc và Việt Cách dù được đảng cộng sản "cho không" 70
ghế trong quốc hội nhưng vẫn không giữ được vì họ không có thực lực và
hậu thuẫn của quần chúng.
Nếu không có thực lực và tầm vóc thì việc liên minh giữa các tổ chức
không khác gì việc "tảo hôn" giữa những đứa trẻ "vị thành niên". Các
liên minh này không sớm thì muộn cũng sẽ đổ vỡ.
3. Các tổ chức chính trị muốn liên minh cần phải chia sẻ một số giá trị chung
Nếu các tổ chức chính trị không đồng ý với nhau về một số giá trị tư
tưởng hay lập trường chung thì cũng không thể liên minh được với nhau.
Ví dụ một tổ chức chủ trương tranh đấu "bất bạo động" thì không thể liên
minh với một tổ chức "bạo động". Một tổ chức chủ trương "hòa giải dân
tộc" như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên thì không thể nào liên minh được với
các tổ chức chủ trương "tiêu diệt cộng sản" đến cùng theo kiểu "có tao
thì không có mày".
Ngay cả tại các nước dân chủ, các khuynh hướng chính trị cũng khác nhau,
đôi lúc không thể "thỏa hiệp" được với nhau, và đó là sự đa nguyên tất
yếu của xã hội. Ví dụ tại Bỉ năm 2010, do không thành lập được liên minh
đa số trong quốc hội nên một năm rưỡi sau đó Bỉ mới có thể thành lập
chính phủ mới (2).
4. Liên minh nào cũng cần một "đầu tàu" lãnh đạo
Trong một liên minh thì phải có một tổ chức nổi trội hơn cả để dẫn dắt
và lãnh đạo liên minh. Nếu các tổ chức trong liên minh đều sàn sàn như
nhau thì liên minh đó sẽ rơi vào tình trạng "không ai nghe ai". Ví dụ
cuộc bầu cử tại Đức năm 2009, đảng CDU của bà Merkel chiếm được gần 34%
phiếu của cử tri trong khi đảng FDP của ông Roesler chỉ được 15% phiếu
bầu (đảng CDU "áp đảo" đảng FDP). Trong một lớp học mà học sinh nào cũng
năng động như lớp trưởng thì chắc chắn lớp trưởng đó chỉ là bù nhìn vì
không ai phục và nghe lớp trưởng đó cả.
5. Liên minh chính trị chỉ xuất hiện trong những trường hợp đặc biệt
Ví dụ trong giai đoạn cuối cùng của một cuộc cách mạng, khi cần huy động
dân chúng xuống đường biểu tình gây áp lực buộc chính quyền phải ngồi
vào bàn đàm phán… hay trong một cuộc tổng tuyển cử để sau đó đối lập dân
chủ giành đa số ghế trong quốc hội và thành lập chính phủ mới.
Bình thường thì mỗi tổ chức chính trị đều theo đuổi một Dự Án Chính Trị
của riêng mình, không thể có chuyện tất cả các tổ chức chính trị đều có
cương lĩnh và đường lối giống nhau dù cùng một mục tiêu chung là dân chủ
hóa đất nước.
Nhìn vào thực tại hiện nay của phong trào dân chủ Việt Nam trong cũng
như ngoài nước, chúng ta thấy rằng việc liên minh giữa các tổ chức chính
trị đối lập là chưa khả thi. Điều đầu tiên dễ thấy nhất là phong trào
dân chủ Việt Nam chưa có thực lực đáng kể. Ở hải ngoại chỉ có hai tổ
chức tương đối có tầm vóc là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên và Việt Tân,
trong nước thì vẫn chưa thấy xuất hiện tổ chức nào. Nhiều tổ chức xã hội
dân sự có thể thoát thai trở thành các tổ chức chính trị trong tương
lai. Nhưng dù muốn hay không thì các tổ chức chính trị cũng phải có một
cương lĩnh chính trị (Dự Án Chính Trị) rõ ràng và một đội ngũ cán bộ
nòng cốt. Một tổ chức chính trị hoàn toàn khác với một tổ chức xã hội
dân sự.
Người dân Việt Nam và trí thức Việt Nam vẫn chưa ý thức được rằng đấu
tranh chính trị luôn luôn là đấu tranh giữa các tổ chức chính trị với
nhau chứ không phải giữa các cá nhân. Nắm vững được điều này để, hoặc là
chủ động tham gia vào một tổ chức chính trị sẵn có, hoặc là thành lập
ra một tổ chức mới. Các cá nhân đấu tranh theo kiểu nhân sĩ, một mình và
không có tổ chức không thể kêu gọi người khác đoàn kết khi chính họ vẫn
chỉ một mình. Kết quả cuối cùng của những kêu gọi kết hợp đó là những
tuyên ngôn, tuyên bố với nhiều chữ ký, và chấm hết. Những người tham gia
có thể thỏa mãn vì có tên mình trong những tuyên ngôn, tuyên bố đó, và
tiếp tục chờ một cơ hội khác để ký tên vào những tuyên ngôn, tuyên bố
chung… cho vui. Trong những chục năm qua, những lời kêu gọi kiểu này
không hề là một đe dọa hay có khả năng làm lung lay chế độ độc tài cộng
sản Việt Nam. Nói tóm lại, tiếng nói mạnh chỉ có thể xuất phát từ những
kết hợp có tổ chức, hay những tổ chức chính trị có tầm vóc.
Năm 2016 trôi qua với sự rạn nứt và phân hóa nghiêm trọng trong nội bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam qua Đại hội 12 với sự ra đi của ông Nguyễn Tấn
Dũng và sự tại vị của ông Nguyễn Phú Trọng. Thảm họa ô nhiễm môi trường
tại 4 tỉnh miền Trung do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra đã khiến dân
chúng bức xúc và tạo ra một làn sóng phản kháng chưa từng thấy… Tuy
nhiên phong trào dân chủ Việt Nam thay lợi dụng cơ hội này để lên tiếng
phản đối, cổ vũ lập trường của tổ chức mình để phát triển mạnh hơn thì
lại yếu hẳn đi và chìm vào quên lãng. Nhiều tổ chức đã xuất hiện rồi
nhanh chóng xẹp xuống, nhiều tổ chức khác xảy tranh chấp nội bộ và bị
suy yếu. Phong trào dân chủ Việt Nam đang trải qua một giai đoạn xét lại
khó khăn nhưng cần thiết để rũ bỏ những ngộ nhận về cải tổ hay cách
mạng, về vai trò và giới hạn của các tổ chức xã hội dân sự, và nhất là
về phương thức đấu tranh...
Theo ý kiến chủ quan của người viết thì có một "liên minh" rất khả thi
để dân chủ hóa Việt Nam đó là một liên minh giữa hai lực lượng, một bên
là lực lượng chính trị được tách ra từ Đảng Cộng sản Việt Nam và một bên
là tổ chức chính trị đối lập có lập trường ôn hòa được sự chuyên chở
của trào lưu dân chủ thế giới. Nếu chỉ một trong hai lực lượng này đứng
lên thì cũng khó lòng thu phục nhân tâm. Lực lượng được tách ra (ly
khai) khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam có nhân sự, tài lực, kinh nghiệm và
khả năng quản lý, điều hành bộ máy nhà nước nhưng lại không có "tư tưởng
chính trị" chỉ đạo (người dân Việt Nam dị ứng với tất cả những gì có
nguồn gốc từ cộng sản). Ngược lại tổ chức dân chủ đối lập có "tư tưởng
chính trị" nhưng chưa có lực lượng và hậu thuẫn để thực hiện Dự án chính
trị của mình.
Các tổ chức dân chủ đối lập muốn thành công thì phải có thời gian để
thuyết phục và vận động quần chúng Việt Nam. Nếu có thể kết hợp được hai
lực lượng này trong một liên minh thì có thể giành thắng lợi trong một
thời gian ngắn và sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tránh được
nhiều đổ vỡ.
Việt Hoàng
(Thông Luận)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Khi nào thì cần đến một "liên minh chính trị" ?
Gần đây đã có một vài ý kiến (rất chân thành) được đưa ra là tại sao các tổ chức chính trị của người Việt (ở hải ngoại) không liên minh với nhau ?
Gần đây đã có một vài ý kiến (rất chân thành) được đưa ra là tại sao các tổ chức chính trị của người Việt (ở hải ngoại) không liên minh với nhau ? Điển hình là ý kiến của bà Nguyễn Thị Từ Huy với bài viết "Về một liên minh chính trị của người Việt hải ngoại" (1).
Liên minh chính trị giữa các đảng phái chính trị chỉ là một kết hợp nhất thời trong những thời điểm nhất định
Đầu tiên cần hiểu rằng "liên minh chính trị" giữa các đảng phái chính
trị chỉ là một kết hợp nhất thời trong những thời điểm nhất định, ví dụ
"liên minh" giữa các đảng phái đối lập để dành phiếu trong một cuộc bầu
cử hay liên minh để tạo ra một đa số trong quốc hội để có thể thành lập
chính phủ trong trường hợp không có đảng nào dành được trên 50% ghế
trong quốc hội mới.
Một ví dụ là trường hợp ông Philipp Roesler, người Đức gốc Việt, Chủ
tịch đảng Dân Chủ Tự Do Đức (FDP- Freie Demokratische Partei). Dù chỉ
giành được gần 15% ghế trong cuộc bầu cử Liên bang Đức năm 2009 nhưng
ông đã trở thành Phó thủ tướng Đức vì đã liên minh với đảng Dân Chủ
Thiên Chúa Giáo (CDU- Christlich Demokratische Union) của Thủ tướng
Angela Markel. Năm 2013 ông từ chức chủ tịch đảng FDP vì đảng của ông
không giành được 5% số phiếu để có chân trong Quốc hội Đức và liên minh
giữa FDP và CDU cũng chấm dứt.
Để các tổ chức chính trị dân chủ đối lập, ở hải ngoại hay ở Việt Nam có
thể liên minh được với nhau thì cần những điều kiện gì ? Theo chúng tôi
thì phải hội tụ ít nhất năm điều kiện sau :
1. Phải có tổ chức
Tất nhiên là phải như vậy vì liên minh chính trị là liên minh giữa các
tổ chức chính trị với nhau chứ không phải liên minh giữa các cá nhân hay
giữa các cá nhân và tổ chức. Các cá nhân chỉ có thể tham gia hoặc không
tham gia vào một tổ chức chứ không thể có chuyện một cá nhân liên minh
với một tổ chức. Ông Donald Trump muốn ra tranh cử tổng thống Mỹ thì
việc đầu tiên ông ta phải làm là tham gia vào một tổ chức chính trị
(đảng Cộng hòa). Ông ta không thể nhân danh cá nhân để ra tranh cử tổng
thống. Ông Philipp Roesler cũng vậy, ông ta không thể nhân danh cá nhân
để liên minh với đảng CDU của bà Angela Markel để có thể trở thành Phó
thủ tướng Đức.
2.Các tổ chức muốn liên minh thì phải có tầm vóc và thực lực nhất định
Một tổ chức được thành lập vội vã, không có tư tưởng chính trị (cương
lĩnh) và không có một đội ngũ cán bộ nòng cốt thì không thể có trọng
lượng để liên minh với các tổ chức khác. Năm 1946, hai đảng đối lập của
Việt Minh là Việt Quốc và Việt Cách dù được đảng cộng sản "cho không" 70
ghế trong quốc hội nhưng vẫn không giữ được vì họ không có thực lực và
hậu thuẫn của quần chúng.
Nếu không có thực lực và tầm vóc thì việc liên minh giữa các tổ chức
không khác gì việc "tảo hôn" giữa những đứa trẻ "vị thành niên". Các
liên minh này không sớm thì muộn cũng sẽ đổ vỡ.
3. Các tổ chức chính trị muốn liên minh cần phải chia sẻ một số giá trị chung
Nếu các tổ chức chính trị không đồng ý với nhau về một số giá trị tư
tưởng hay lập trường chung thì cũng không thể liên minh được với nhau.
Ví dụ một tổ chức chủ trương tranh đấu "bất bạo động" thì không thể liên
minh với một tổ chức "bạo động". Một tổ chức chủ trương "hòa giải dân
tộc" như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên thì không thể nào liên minh được với
các tổ chức chủ trương "tiêu diệt cộng sản" đến cùng theo kiểu "có tao
thì không có mày".
Ngay cả tại các nước dân chủ, các khuynh hướng chính trị cũng khác nhau,
đôi lúc không thể "thỏa hiệp" được với nhau, và đó là sự đa nguyên tất
yếu của xã hội. Ví dụ tại Bỉ năm 2010, do không thành lập được liên minh
đa số trong quốc hội nên một năm rưỡi sau đó Bỉ mới có thể thành lập
chính phủ mới (2).
4. Liên minh nào cũng cần một "đầu tàu" lãnh đạo
Trong một liên minh thì phải có một tổ chức nổi trội hơn cả để dẫn dắt
và lãnh đạo liên minh. Nếu các tổ chức trong liên minh đều sàn sàn như
nhau thì liên minh đó sẽ rơi vào tình trạng "không ai nghe ai". Ví dụ
cuộc bầu cử tại Đức năm 2009, đảng CDU của bà Merkel chiếm được gần 34%
phiếu của cử tri trong khi đảng FDP của ông Roesler chỉ được 15% phiếu
bầu (đảng CDU "áp đảo" đảng FDP). Trong một lớp học mà học sinh nào cũng
năng động như lớp trưởng thì chắc chắn lớp trưởng đó chỉ là bù nhìn vì
không ai phục và nghe lớp trưởng đó cả.
5. Liên minh chính trị chỉ xuất hiện trong những trường hợp đặc biệt
Ví dụ trong giai đoạn cuối cùng của một cuộc cách mạng, khi cần huy động
dân chúng xuống đường biểu tình gây áp lực buộc chính quyền phải ngồi
vào bàn đàm phán… hay trong một cuộc tổng tuyển cử để sau đó đối lập dân
chủ giành đa số ghế trong quốc hội và thành lập chính phủ mới.
Bình thường thì mỗi tổ chức chính trị đều theo đuổi một Dự Án Chính Trị
của riêng mình, không thể có chuyện tất cả các tổ chức chính trị đều có
cương lĩnh và đường lối giống nhau dù cùng một mục tiêu chung là dân chủ
hóa đất nước.
Nhìn vào thực tại hiện nay của phong trào dân chủ Việt Nam trong cũng
như ngoài nước, chúng ta thấy rằng việc liên minh giữa các tổ chức chính
trị đối lập là chưa khả thi. Điều đầu tiên dễ thấy nhất là phong trào
dân chủ Việt Nam chưa có thực lực đáng kể. Ở hải ngoại chỉ có hai tổ
chức tương đối có tầm vóc là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên và Việt Tân,
trong nước thì vẫn chưa thấy xuất hiện tổ chức nào. Nhiều tổ chức xã hội
dân sự có thể thoát thai trở thành các tổ chức chính trị trong tương
lai. Nhưng dù muốn hay không thì các tổ chức chính trị cũng phải có một
cương lĩnh chính trị (Dự Án Chính Trị) rõ ràng và một đội ngũ cán bộ
nòng cốt. Một tổ chức chính trị hoàn toàn khác với một tổ chức xã hội
dân sự.
Người dân Việt Nam và trí thức Việt Nam vẫn chưa ý thức được rằng đấu
tranh chính trị luôn luôn là đấu tranh giữa các tổ chức chính trị với
nhau chứ không phải giữa các cá nhân. Nắm vững được điều này để, hoặc là
chủ động tham gia vào một tổ chức chính trị sẵn có, hoặc là thành lập
ra một tổ chức mới. Các cá nhân đấu tranh theo kiểu nhân sĩ, một mình và
không có tổ chức không thể kêu gọi người khác đoàn kết khi chính họ vẫn
chỉ một mình. Kết quả cuối cùng của những kêu gọi kết hợp đó là những
tuyên ngôn, tuyên bố với nhiều chữ ký, và chấm hết. Những người tham gia
có thể thỏa mãn vì có tên mình trong những tuyên ngôn, tuyên bố đó, và
tiếp tục chờ một cơ hội khác để ký tên vào những tuyên ngôn, tuyên bố
chung… cho vui. Trong những chục năm qua, những lời kêu gọi kiểu này
không hề là một đe dọa hay có khả năng làm lung lay chế độ độc tài cộng
sản Việt Nam. Nói tóm lại, tiếng nói mạnh chỉ có thể xuất phát từ những
kết hợp có tổ chức, hay những tổ chức chính trị có tầm vóc.
Năm 2016 trôi qua với sự rạn nứt và phân hóa nghiêm trọng trong nội bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam qua Đại hội 12 với sự ra đi của ông Nguyễn Tấn
Dũng và sự tại vị của ông Nguyễn Phú Trọng. Thảm họa ô nhiễm môi trường
tại 4 tỉnh miền Trung do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra đã khiến dân
chúng bức xúc và tạo ra một làn sóng phản kháng chưa từng thấy… Tuy
nhiên phong trào dân chủ Việt Nam thay lợi dụng cơ hội này để lên tiếng
phản đối, cổ vũ lập trường của tổ chức mình để phát triển mạnh hơn thì
lại yếu hẳn đi và chìm vào quên lãng. Nhiều tổ chức đã xuất hiện rồi
nhanh chóng xẹp xuống, nhiều tổ chức khác xảy tranh chấp nội bộ và bị
suy yếu. Phong trào dân chủ Việt Nam đang trải qua một giai đoạn xét lại
khó khăn nhưng cần thiết để rũ bỏ những ngộ nhận về cải tổ hay cách
mạng, về vai trò và giới hạn của các tổ chức xã hội dân sự, và nhất là
về phương thức đấu tranh...
Theo ý kiến chủ quan của người viết thì có một "liên minh" rất khả thi
để dân chủ hóa Việt Nam đó là một liên minh giữa hai lực lượng, một bên
là lực lượng chính trị được tách ra từ Đảng Cộng sản Việt Nam và một bên
là tổ chức chính trị đối lập có lập trường ôn hòa được sự chuyên chở
của trào lưu dân chủ thế giới. Nếu chỉ một trong hai lực lượng này đứng
lên thì cũng khó lòng thu phục nhân tâm. Lực lượng được tách ra (ly
khai) khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam có nhân sự, tài lực, kinh nghiệm và
khả năng quản lý, điều hành bộ máy nhà nước nhưng lại không có "tư tưởng
chính trị" chỉ đạo (người dân Việt Nam dị ứng với tất cả những gì có
nguồn gốc từ cộng sản). Ngược lại tổ chức dân chủ đối lập có "tư tưởng
chính trị" nhưng chưa có lực lượng và hậu thuẫn để thực hiện Dự án chính
trị của mình.
Các tổ chức dân chủ đối lập muốn thành công thì phải có thời gian để
thuyết phục và vận động quần chúng Việt Nam. Nếu có thể kết hợp được hai
lực lượng này trong một liên minh thì có thể giành thắng lợi trong một
thời gian ngắn và sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tránh được
nhiều đổ vỡ.
Việt Hoàng
(Thông Luận)