Kinh Đời
Khi người Việt ở Mỹ bỏ phố về quê nuôi gà
Ngọc Lan/Người Việt
CENTERVILLE, Texas - “Mở tiệm buôn bán cái gì cũng có cạnh tranh hết, chỉ riêng nuôi gà gia công thì không phải cạnh tranh với ai. Khi đã có hợp đồng với hãng gà thì cứ đến ngày họ thả gà, mình nuôi, đến khi họ bắt, mình lấy tiền. Không sợ ế chợ hay giá lên giá xuống.”
“Bây giờ làm nghề nào cũng 50-50, 5 ăn 5 thua, riêng nghề này thì... 100%, không sợ gì hết. Ở Texas, chưa ai làm nghề này mà khai phá sản.”
|
“Có nghề gì mà mỗi hai tháng nghỉ hai tuần, mỗi ngày chỉ 4-5 tiếng, sáng làm từ 8 giờ đến 10 giờ rưỡi, rồi ngủ trưa, đến 5 giờ chiều xuống làm hai tiếng nữa, là xong? Chỉ có nuôi gà công nghiệp thôi.”
Những nhận xét trên của bà Nga Huỳnh, ông Henry Nguyễn, và anh Minh Nguyễn, những người đang làm nghề nuôi gà công nghiệp tại Centerville và Marquez thuộc Leon County, Texas từ 5 năm đến 15 năm nay, phần nào giải thích được lý do nhiều người Việt khi sang Mỹ, trải qua nhiều nghề, cuối cùng lại quyết định “bỏ phố về quê,” lập trại nuôi gà, tích lũy làm giàu.
Không sợ cạnh tranh, không sợ thua lỗ
Ðược xem là người có thâm niên và thành công đáng kể trong lãnh vực nuôi gà công nghiệp, ông Henry Nguyễn, mà nhiều người thường gọi là Hòa, chủ nhân trang trại Henry Farm ở Marquez, Texas, nơi dân số chỉ vào khoảng 260 người, nhớ lại nguyên nhân đưa ông đến với nghề này: “Tôi đến Mỹ năm 1979, ở Dallas, mở club, mở tiệm bia rượu, làm mười mấy năm, rồi đi đóng tàu biển ở Alabama, đi đánh tôm. Sau đó thấy người ta nuôi gà thì rồi mình cũng đi nuôi gà, nhảy vào nghề này, bán hết những thứ khác, làm đến giờ. Cũng 15 năm rồi.”
Như đã nói ở trên, ngoài lý do ông Hòa cho rằng làm nghề nuôi gà công nghiệp chắc ăn 100%, thì theo ông, người đeo đuổi công việc này không phải lo lắng cho tương lai như kinh doanh nhiều ngành nghề khác bởi vì “một hợp đồng ký với hãng kéo dài 10-15 năm lận, mình cứ làm thôi.”
Nuôi gà công nghiệp mang đến tâm lý ổn định, không băn khoăn, lo lắng cho người đầu tư là bởi, trong nhiều lãnh vực, người ta sản xuất ra rồi mới tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nhưng với nghề này, trước khi bỏ tiền ra mua đất lập chuồng trại, chủ nhân đã có sẵn trong tay bản hợp đồng dài hạn với hãng gà rồi. Chuyện còn lại chỉ là chờ hãng “thả” gà, cung cấp thức ăn. Còn người nuôi chỉ bỏ công nuôi, không cần suy nghĩ “đầu ra.”
Bà Nga Huỳnh, sang Mỹ từ năm 1990, sau 14 năm liên tục làm việc ở nhà hàng Mỹ, một lần tình cờ theo người quen đến trại gà ở Atlanta chơi, trở về, bà quyết định nghỉ việc, xin đến trại gà làm việc không công 2 đợt để học hỏi kinh nghiệm nuôi gà. Sau đó, với suy nghĩ “nghề này cực nhưng sống được vì nếu mở ra buôn bán gì cũng có cạnh tranh, chỉ có riêng làm nghề này thì không, vì hãng đã hợp đồng thì cứ đến ngày họ đến bỏ gà, mình chỉ có chăm sóc,” bà Nga cùng hai người con trai quyết định đầu tư mua đất lập chuồng trại ở Centerville, cách khu chợ Hồng Kong ở Houston hơn hai tiếng lái xe, đến nay cũng đã được 5 năm.
|
Trong khi đó, anh Minh Nguyễn, con trai bà Nga, vượt biên sang Mỹ khi mới 13 tuổi, trong nhiều năm liền với công việc của một người quản lý nhân sự, anh chỉ biết làm việc ở văn phòng, có thư ký, bay đi công tác đến nơi này nơi khác, chưa từng bao giờ nghĩ có ngày mình sẽ trở thành người... coi sóc trại gà.
Vậy mà Tháng Tư, 2010, trong lúc kinh tế khủng hoảng, nạn thất nghiệp tràn lan, anh lại đưa đơn xin nghỉ việc với mức lương $88,000/năm để... đi nuôi gà.
“Ông sếp nhìn tôi chưng hửng,” anh Minh cười vui nhắc lại chuyện gần 5 năm trước.
Vượt qua những vất vả do chưa quen nghề, chưa quen việc ở năm đầu, cũng như ở năm tiếp theo lo “thắt lưng buộc bụng” để trả nợ, từ năm thứ ba trở đi, ông chủ trại gà có tám chuồng với vốn đầu tư hai triệu đô la này đã cảm thấy “thoải mái và thong thả hơn nhiều, để cứ vậy mà từ từ tiến tới, để dành tiền cho tương lai.”
Thu nhập bao nhiêu cũng được
Ðó là kinh nghiệm bản thân của ông Hòa, người đang có trong tay một trang trại gồm 32 chuồng gà, chưa tính 20 chuồng ông vừa mới xây thêm cho con gái, cũng như những nông trại ngoài tiểu bang Texas.
Tự tin, người đàn ông ngoài 60, dáng gầy gầy, có mái tóc bồng như nghệ sĩ, nói: “Về 'gross income,' nói đơn giản thôi, hiện giờ mình muốn 'gross income' là một triệu thì mình phải bỏ một triệu ra 'down.' Mình có hai triệu 'down' thì 'gross' của mình sẽ có hai triệu. Bỏ 500 ngàn thì có 500 ngàn. Còn lại bỏ túi bao nhiêu thì tùy do mình chi phí nhân công, điện, gaz thế nào.”
|
“Quan trọng là làm sao có một triệu, hai triệu, hay $500,000 để thế chấp ngân hàng, số tiền đó không nhỏ,” ông Hòa nêu vấn đề then chốt của việc kinh doanh nuôi gà công nghiệp.
Thế nên, theo chủ nhân của Henry Farm, “với nghề này, khi đã nói làm là phải tập trung làm thiệt, không có chuyện làm thử, nhất là vô nghề này rồi thì khó mà ra lắm.”
Về quá trình bắt tay vào nghề nuôi gà công nghiệp, bà Nga trình bày ngắn gọn: Muốn đầu tư vào một trang trại nuôi gà, việc đầu tiên phải liên lạc để có được hợp đồng với hãng gà.
Khi hãng gà chấp thuận, họ khoanh vùng những nơi mình có thể mua đất cũng như đưa cho danh sách những công ty xây cất chuồng trại theo tiêu chuẩn của họ, để chọn. Sau khi chọn được đất rồi, người đầu tư liên lạc với ngân hàng để xem có được đồng ý cho vay tiền mua chỗ đất đó không và vay được bao nhiêu. Thông thường thì phải trả trước 20%. Khi công ty xây chuồng xong, hãng gà đến xem, chấp thuận, thì họ sẽ định ngày... thả gà.
“Cứ nghe họ gọi bỏ gà là mình thấy có tiền,” bà Nga cho biết.
“Khó nhất là tiền trả trước. Trại tám chuồng mới bây giờ khoảng ba triệu. Trả trước 20% là $600,000. Năm đầu mình lấy về khoảng $400,000, năm sau lấy đủ vốn $600,000. Tôi không nói điều này là chắc chắn nhưng kinh nghiệm của tôi là như vậy. Tôi hướng dẫn cho nhiều đàn em thấy cũng như vậy. Ði đúng đường là lên thôi.” Ông Hòa nói chắc nịch.
Anh Minh cho biết thêm: “Ngân hàng có chính sách ưu đãi cho nhà nông. Riêng những ngân hàng cho vay tiền nuôi gà đều có hợp đồng với các hãng gà nên họ cũng dễ dãi nếu như mình có credit tốt.”
Cũng theo những người đang nuôi gà công nghiệp thì tiền vay ngân hàng không phải được ấn định trả theo tháng mà trả vào cuối mỗi đợt bắt gà. Ðợt gà của mỗi trại khác nhau, đợt gà của bà Nga và anh Minh là 49 ngày, tức bảy tuần, gà nơi trại ông Hòa nuôi là tám tuần. Trại này nuôi gà bảy tuần hay tám tuần là quyết định của hãng từ hợp đồng lúc đầu.
|
“Thông thường, hãng gà cho mình nuôi năm đợt mỗi năm, ngân hàng cũng yêu cầu mình trả tiền năm lần một năm. Nếu năm nào hãng cho nuôi sáu lần thì đợt gà thứ sáu mình có quyền giữ lại hết số tiền đó để xài, không cần trả ngân hàng. Tuy nhiên, nếu năm đó hãng chỉ bỏ gà mình nuôi bốn đợt thì hãng sẽ phải trả tiền nợ ngân hàng đợt thứ năm thay mình.” Bà Nga giải thích cặn kẽ hơn lý do vì sao người nuôi gà công nghiệp yên tâm khi đầu tư.
Tiền nhiều, nhưng... buồn quá
Hình ảnh chuồng gà nhiều người vẫn còn mang trong ký ức từ các vùng quê Việt Nam sẽ trở nên... lạc hậu và trái ngược hoàn toàn khi bước chân vào chuồng gà công nghiệp ở đây.
Bước vào trang trại 146 Sanderson của gia đình bà Nga, anh Minh hay Henry Farm của ông Hòa Nguyễn, điều lạ là tuyệt nhiên không thấy một con gà nào chạy rong trên sân!
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt là khoảng đất trống mênh mông, thoáng đãng. Trên đó có ngôi nhà chủ trại gà sinh sống, có thể là một tòa biệt thự nguy nga như nhà ông Henry Nguyễn, hay một chiếc mobile-home khang trang, tươm tất của gia đình anh Minh, bà Nga.
Cách xa xa nơi sinh sống là những “chiếc chuồng” rất sạch sẽ, hình chữ nhật, dài 500ft, ngang 43ft nằm song song nhau, chuồng này cách chuồng kia khoảng 50-60ft. Bên hông mỗi chuồng có hai thùng lớn chứa thức ăn với khối lượng khoảng 14 tấn. Chuồng gà có hai cửa hai đầu và một cửa bên hông, ngay nơi đặt bồn thức ăn. Nơi đầu hoặc cuối chuồng gà có gắn những quạt hút lớn. Hai bên hông chuồng có những tấm màn có thể điều chỉnh để làm cho chuồng ấm lên hoặc mát hơn. Thức ăn, nước uống, nhiệt độ, ánh sáng trong chuồng đều được thiết kế tự động.
Gà được nhốt trong những chiếc chuồng đóng kín cửa đó.
Ðiều thú vị nữa là “trước khi muốn vào chuồng, phải gõ cửa đùng đùng rồi mới mở đẩy vô, đi thật nhẹ để gà khỏi... giật mình!”
|
“Nói gà hưng phấn quá nó sẽ bị đứng tim chết thì người ta không tin, nhưng thật sự là vậy. Vô chuồng phải vô từ từ để gà khỏi giật mình. Một ánh đèn quét qua hay một miếng bụi rớt xuống là nó dạt ra la um sùm, rồi lật ngửa. Mà lật ngửa rồi thì gà không lật sấp lại được, nó càng bơi bơi càng lún rồi nó... chết.”
“Mà gà chết thì mình bị mất tiền.” Anh Minh giải thích.
Theo lịch đã được sắp xếp trước, gà con vừa mới nở đôi ba tiếng sẽ được hãng chở ngay đến trại, thả xuống mỗi chuồng 26,200 con. Thực phẩm cũng như người đến kiểm tra sức khỏe cho gà cũng do hãng đưa đến hàng tuần.
Người nuôi chỉ bỏ công chăm sóc, như “chăm sóc em bé.”
“Với gà dưới một tuần, mỗi ngày một chuồng 40-50 con bị chết là bình thường. Gà từ tám đến 11 ngày thì số lượng chết phải giảm đi một nửa. Khi gà lớn, nếu mỗi chuồng có khoảng dưới 10 con chết là chấp nhận được, chết nhiều hơn thì mình mất tiền. Và khi gà chết trên 35 con một chuồng thì phải gọi báo ngay cho hãng để họ xuống kiểm tra xem tại sao.” Anh Minh cho biết.
Sau bảy tuần, hãng lại cho xe đến bắt gà về, với yêu cầu mỗi con nặng tối thiểu sáu lbs. “Thế nên mình cố gắng nuôi được 6.5 lbs đến 7 lbs là tốt. Hiện tại, mỗi pound gà họ trả mình 5.95 cents, một đợt gà trung bình từ 1.3 đến 1.4 triệu pounds.” Anh Minh nói.
Theo anh Minh, trại gà của anh là trại cũ, được mua lại với giá hai triệu. Trung bình một đợt gà anh thu được khoảng $80,000. Hãng trả thẳng cho ngân hàng hai mươi mấy ngàn tiền anh vay mua chuồng trại, còn lại bao nhiêu hãng ký check trả cho anh.
Với số tiền còn lại đó, người nuôi sẽ trả tiếp tiền điện, tiền gaz, tiền nhân công. Còn lại “bỏ túi,” - “net income.”
|
“'Net income' khác nhau tùy đợt. Mùa Ðông tiền gaz nặng hơn tiền điện, vì trời lạnh quạt không chạy nhiều, mà chạy sưởi. Mùa Hè ngược lại, quạt chạy nhiều mà gaz chạy ít. Rồi có khi một đợt cần một, hai người giúp, nhiều đợt lại không có ai hết, tự mình làm hết, chi phí tu bổ chuồng trại cũng khác, nên tiền mang về sau mỗi đợt rất khác nhau.” Anh Minh phân tích.
Theo cách tính như vậy, càng có nhiều chuồng gà, lợi tức mang lại càng nhiều. Và cũng do sự ổn định cũng như những bảo đảm từ hãng cung cấp gà, nên như ông Hòa nói, “có rất đông người Việt đang chờ để được phỏng vấn lấy hợp đồng nuôi gà” và “chuồng gà giá cỡ nào họ cũng mua, giành mua. Mấy người bán là do họ đã lấy tiền lời vài triệu sau vài năm làm, giờ bán lấy tiền nghỉ hưu.”
Cũng theo ông Hòa, “Mỗi 10 năm, hãng Sanderson mới mở thêm hợp đồng một lần. Từ đây đến hết năm 2015, Sanderson cần thêm đến 600 chuồng gà. Thế nên ai muốn bước chân vào lãnh vực này thì đây là cơ hội.”
Nuôi gà không là một nghề cực như trồng rau, đánh cá, lại mang đến nguồn thu nhập cao và ổn định. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với những ai muốn đầu tư vào lãnh vực này chính là “phải có ý chí và sự kiên nhẫn.”
“Tôi nghĩ khi làm nông trại gà như thế này thì cần có ý chí của một người, sự kiên nhẫn của một người, tại vì từ nơi thành phố đông đúc về ở nơi hẻo lánh đã là một thách thức. Muốn đi ra tiệm kiếm phở ăn, muốn mua ly Starbucks uống không có đâu. Lại thêm công việc chỉ là sáng đi cho gà ăn, lượm gà chết, làm những việc lặt vặt. Cứ vậy bảy ngày/tuần và làm suốt trong bảy tuần liên tiếp. Nếu không có ý chí và sự kiên nhẫn thì không ai trụ lại được với công việc này.” Anh Minh nhận xét.
Chính vì lý do như vậy, trại gà của gia đình anh Minh mới 5 năm mà mướn gần 30 người. “Nhiều người lên làm một, hai ngày thì nghỉ; người một, hai tuần nghỉ; người làm một đợt nghỉ, người làm một tháng nghỉ, vì nhiều lý do, nhưng hơn hết chỉ vì sợ mùi hôi và... buồn,” dù rằng lương trả cho người làm việc tại các trại gà không nhỏ, “$3,000 tiền mặt cho một đợt, bao ăn ở.”
Quả thực, những ai đã từng tìm hiểu, từng dấn thân vào nghề nuôi gà công nghiệp đều không phủ nhận rằng đây là nghề dễ kiếm tiền, dễ làm giàu. Tuy nhiên, mọi người cũng cùng chung nhận xét: Ở trại gà buồn lắm! Nhiều người, sau ít năm theo nghề, phải từ giã chỉ vì “buồn, thiếu người nói chuyện.”
“Nuôi gà công nghiệp là nghề có tiền nhưng phải có chí.” Cái chí đó chính là sự vượt qua không gian vắng người, cả “miền quê” Centerville có chưa đến 900 dân, vắng sự tấp nập nơi tỉnh lỵ mà hầu hết mọi người đang sống. Người chủ trại gà kết luận khi bóng tối bao phủ toàn bộ trang trại, im ắng, không một tiếng gà quang quác vẳng tới.
–-
Liên lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com
Bàn ra tán vào (2)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Khi người Việt ở Mỹ bỏ phố về quê nuôi gà
Ngọc Lan/Người Việt
CENTERVILLE, Texas - “Mở tiệm buôn bán cái gì cũng có cạnh tranh hết, chỉ riêng nuôi gà gia công thì không phải cạnh tranh với ai. Khi đã có hợp đồng với hãng gà thì cứ đến ngày họ thả gà, mình nuôi, đến khi họ bắt, mình lấy tiền. Không sợ ế chợ hay giá lên giá xuống.”
“Bây giờ làm nghề nào cũng 50-50, 5 ăn 5 thua, riêng nghề này thì... 100%, không sợ gì hết. Ở Texas, chưa ai làm nghề này mà khai phá sản.”
|
“Có nghề gì mà mỗi hai tháng nghỉ hai tuần, mỗi ngày chỉ 4-5 tiếng, sáng làm từ 8 giờ đến 10 giờ rưỡi, rồi ngủ trưa, đến 5 giờ chiều xuống làm hai tiếng nữa, là xong? Chỉ có nuôi gà công nghiệp thôi.”
Những nhận xét trên của bà Nga Huỳnh, ông Henry Nguyễn, và anh Minh Nguyễn, những người đang làm nghề nuôi gà công nghiệp tại Centerville và Marquez thuộc Leon County, Texas từ 5 năm đến 15 năm nay, phần nào giải thích được lý do nhiều người Việt khi sang Mỹ, trải qua nhiều nghề, cuối cùng lại quyết định “bỏ phố về quê,” lập trại nuôi gà, tích lũy làm giàu.
Không sợ cạnh tranh, không sợ thua lỗ
Ðược xem là người có thâm niên và thành công đáng kể trong lãnh vực nuôi gà công nghiệp, ông Henry Nguyễn, mà nhiều người thường gọi là Hòa, chủ nhân trang trại Henry Farm ở Marquez, Texas, nơi dân số chỉ vào khoảng 260 người, nhớ lại nguyên nhân đưa ông đến với nghề này: “Tôi đến Mỹ năm 1979, ở Dallas, mở club, mở tiệm bia rượu, làm mười mấy năm, rồi đi đóng tàu biển ở Alabama, đi đánh tôm. Sau đó thấy người ta nuôi gà thì rồi mình cũng đi nuôi gà, nhảy vào nghề này, bán hết những thứ khác, làm đến giờ. Cũng 15 năm rồi.”
Như đã nói ở trên, ngoài lý do ông Hòa cho rằng làm nghề nuôi gà công nghiệp chắc ăn 100%, thì theo ông, người đeo đuổi công việc này không phải lo lắng cho tương lai như kinh doanh nhiều ngành nghề khác bởi vì “một hợp đồng ký với hãng kéo dài 10-15 năm lận, mình cứ làm thôi.”
Nuôi gà công nghiệp mang đến tâm lý ổn định, không băn khoăn, lo lắng cho người đầu tư là bởi, trong nhiều lãnh vực, người ta sản xuất ra rồi mới tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nhưng với nghề này, trước khi bỏ tiền ra mua đất lập chuồng trại, chủ nhân đã có sẵn trong tay bản hợp đồng dài hạn với hãng gà rồi. Chuyện còn lại chỉ là chờ hãng “thả” gà, cung cấp thức ăn. Còn người nuôi chỉ bỏ công nuôi, không cần suy nghĩ “đầu ra.”
Bà Nga Huỳnh, sang Mỹ từ năm 1990, sau 14 năm liên tục làm việc ở nhà hàng Mỹ, một lần tình cờ theo người quen đến trại gà ở Atlanta chơi, trở về, bà quyết định nghỉ việc, xin đến trại gà làm việc không công 2 đợt để học hỏi kinh nghiệm nuôi gà. Sau đó, với suy nghĩ “nghề này cực nhưng sống được vì nếu mở ra buôn bán gì cũng có cạnh tranh, chỉ có riêng làm nghề này thì không, vì hãng đã hợp đồng thì cứ đến ngày họ đến bỏ gà, mình chỉ có chăm sóc,” bà Nga cùng hai người con trai quyết định đầu tư mua đất lập chuồng trại ở Centerville, cách khu chợ Hồng Kong ở Houston hơn hai tiếng lái xe, đến nay cũng đã được 5 năm.
|
Trong khi đó, anh Minh Nguyễn, con trai bà Nga, vượt biên sang Mỹ khi mới 13 tuổi, trong nhiều năm liền với công việc của một người quản lý nhân sự, anh chỉ biết làm việc ở văn phòng, có thư ký, bay đi công tác đến nơi này nơi khác, chưa từng bao giờ nghĩ có ngày mình sẽ trở thành người... coi sóc trại gà.
Vậy mà Tháng Tư, 2010, trong lúc kinh tế khủng hoảng, nạn thất nghiệp tràn lan, anh lại đưa đơn xin nghỉ việc với mức lương $88,000/năm để... đi nuôi gà.
“Ông sếp nhìn tôi chưng hửng,” anh Minh cười vui nhắc lại chuyện gần 5 năm trước.
Vượt qua những vất vả do chưa quen nghề, chưa quen việc ở năm đầu, cũng như ở năm tiếp theo lo “thắt lưng buộc bụng” để trả nợ, từ năm thứ ba trở đi, ông chủ trại gà có tám chuồng với vốn đầu tư hai triệu đô la này đã cảm thấy “thoải mái và thong thả hơn nhiều, để cứ vậy mà từ từ tiến tới, để dành tiền cho tương lai.”
Thu nhập bao nhiêu cũng được
Ðó là kinh nghiệm bản thân của ông Hòa, người đang có trong tay một trang trại gồm 32 chuồng gà, chưa tính 20 chuồng ông vừa mới xây thêm cho con gái, cũng như những nông trại ngoài tiểu bang Texas.
Tự tin, người đàn ông ngoài 60, dáng gầy gầy, có mái tóc bồng như nghệ sĩ, nói: “Về 'gross income,' nói đơn giản thôi, hiện giờ mình muốn 'gross income' là một triệu thì mình phải bỏ một triệu ra 'down.' Mình có hai triệu 'down' thì 'gross' của mình sẽ có hai triệu. Bỏ 500 ngàn thì có 500 ngàn. Còn lại bỏ túi bao nhiêu thì tùy do mình chi phí nhân công, điện, gaz thế nào.”
|
“Quan trọng là làm sao có một triệu, hai triệu, hay $500,000 để thế chấp ngân hàng, số tiền đó không nhỏ,” ông Hòa nêu vấn đề then chốt của việc kinh doanh nuôi gà công nghiệp.
Thế nên, theo chủ nhân của Henry Farm, “với nghề này, khi đã nói làm là phải tập trung làm thiệt, không có chuyện làm thử, nhất là vô nghề này rồi thì khó mà ra lắm.”
Về quá trình bắt tay vào nghề nuôi gà công nghiệp, bà Nga trình bày ngắn gọn: Muốn đầu tư vào một trang trại nuôi gà, việc đầu tiên phải liên lạc để có được hợp đồng với hãng gà.
Khi hãng gà chấp thuận, họ khoanh vùng những nơi mình có thể mua đất cũng như đưa cho danh sách những công ty xây cất chuồng trại theo tiêu chuẩn của họ, để chọn. Sau khi chọn được đất rồi, người đầu tư liên lạc với ngân hàng để xem có được đồng ý cho vay tiền mua chỗ đất đó không và vay được bao nhiêu. Thông thường thì phải trả trước 20%. Khi công ty xây chuồng xong, hãng gà đến xem, chấp thuận, thì họ sẽ định ngày... thả gà.
“Cứ nghe họ gọi bỏ gà là mình thấy có tiền,” bà Nga cho biết.
“Khó nhất là tiền trả trước. Trại tám chuồng mới bây giờ khoảng ba triệu. Trả trước 20% là $600,000. Năm đầu mình lấy về khoảng $400,000, năm sau lấy đủ vốn $600,000. Tôi không nói điều này là chắc chắn nhưng kinh nghiệm của tôi là như vậy. Tôi hướng dẫn cho nhiều đàn em thấy cũng như vậy. Ði đúng đường là lên thôi.” Ông Hòa nói chắc nịch.
Anh Minh cho biết thêm: “Ngân hàng có chính sách ưu đãi cho nhà nông. Riêng những ngân hàng cho vay tiền nuôi gà đều có hợp đồng với các hãng gà nên họ cũng dễ dãi nếu như mình có credit tốt.”
Cũng theo những người đang nuôi gà công nghiệp thì tiền vay ngân hàng không phải được ấn định trả theo tháng mà trả vào cuối mỗi đợt bắt gà. Ðợt gà của mỗi trại khác nhau, đợt gà của bà Nga và anh Minh là 49 ngày, tức bảy tuần, gà nơi trại ông Hòa nuôi là tám tuần. Trại này nuôi gà bảy tuần hay tám tuần là quyết định của hãng từ hợp đồng lúc đầu.
|
“Thông thường, hãng gà cho mình nuôi năm đợt mỗi năm, ngân hàng cũng yêu cầu mình trả tiền năm lần một năm. Nếu năm nào hãng cho nuôi sáu lần thì đợt gà thứ sáu mình có quyền giữ lại hết số tiền đó để xài, không cần trả ngân hàng. Tuy nhiên, nếu năm đó hãng chỉ bỏ gà mình nuôi bốn đợt thì hãng sẽ phải trả tiền nợ ngân hàng đợt thứ năm thay mình.” Bà Nga giải thích cặn kẽ hơn lý do vì sao người nuôi gà công nghiệp yên tâm khi đầu tư.
Tiền nhiều, nhưng... buồn quá
Hình ảnh chuồng gà nhiều người vẫn còn mang trong ký ức từ các vùng quê Việt Nam sẽ trở nên... lạc hậu và trái ngược hoàn toàn khi bước chân vào chuồng gà công nghiệp ở đây.
Bước vào trang trại 146 Sanderson của gia đình bà Nga, anh Minh hay Henry Farm của ông Hòa Nguyễn, điều lạ là tuyệt nhiên không thấy một con gà nào chạy rong trên sân!
Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt là khoảng đất trống mênh mông, thoáng đãng. Trên đó có ngôi nhà chủ trại gà sinh sống, có thể là một tòa biệt thự nguy nga như nhà ông Henry Nguyễn, hay một chiếc mobile-home khang trang, tươm tất của gia đình anh Minh, bà Nga.
Cách xa xa nơi sinh sống là những “chiếc chuồng” rất sạch sẽ, hình chữ nhật, dài 500ft, ngang 43ft nằm song song nhau, chuồng này cách chuồng kia khoảng 50-60ft. Bên hông mỗi chuồng có hai thùng lớn chứa thức ăn với khối lượng khoảng 14 tấn. Chuồng gà có hai cửa hai đầu và một cửa bên hông, ngay nơi đặt bồn thức ăn. Nơi đầu hoặc cuối chuồng gà có gắn những quạt hút lớn. Hai bên hông chuồng có những tấm màn có thể điều chỉnh để làm cho chuồng ấm lên hoặc mát hơn. Thức ăn, nước uống, nhiệt độ, ánh sáng trong chuồng đều được thiết kế tự động.
Gà được nhốt trong những chiếc chuồng đóng kín cửa đó.
Ðiều thú vị nữa là “trước khi muốn vào chuồng, phải gõ cửa đùng đùng rồi mới mở đẩy vô, đi thật nhẹ để gà khỏi... giật mình!”
|
“Nói gà hưng phấn quá nó sẽ bị đứng tim chết thì người ta không tin, nhưng thật sự là vậy. Vô chuồng phải vô từ từ để gà khỏi giật mình. Một ánh đèn quét qua hay một miếng bụi rớt xuống là nó dạt ra la um sùm, rồi lật ngửa. Mà lật ngửa rồi thì gà không lật sấp lại được, nó càng bơi bơi càng lún rồi nó... chết.”
“Mà gà chết thì mình bị mất tiền.” Anh Minh giải thích.
Theo lịch đã được sắp xếp trước, gà con vừa mới nở đôi ba tiếng sẽ được hãng chở ngay đến trại, thả xuống mỗi chuồng 26,200 con. Thực phẩm cũng như người đến kiểm tra sức khỏe cho gà cũng do hãng đưa đến hàng tuần.
Người nuôi chỉ bỏ công chăm sóc, như “chăm sóc em bé.”
“Với gà dưới một tuần, mỗi ngày một chuồng 40-50 con bị chết là bình thường. Gà từ tám đến 11 ngày thì số lượng chết phải giảm đi một nửa. Khi gà lớn, nếu mỗi chuồng có khoảng dưới 10 con chết là chấp nhận được, chết nhiều hơn thì mình mất tiền. Và khi gà chết trên 35 con một chuồng thì phải gọi báo ngay cho hãng để họ xuống kiểm tra xem tại sao.” Anh Minh cho biết.
Sau bảy tuần, hãng lại cho xe đến bắt gà về, với yêu cầu mỗi con nặng tối thiểu sáu lbs. “Thế nên mình cố gắng nuôi được 6.5 lbs đến 7 lbs là tốt. Hiện tại, mỗi pound gà họ trả mình 5.95 cents, một đợt gà trung bình từ 1.3 đến 1.4 triệu pounds.” Anh Minh nói.
Theo anh Minh, trại gà của anh là trại cũ, được mua lại với giá hai triệu. Trung bình một đợt gà anh thu được khoảng $80,000. Hãng trả thẳng cho ngân hàng hai mươi mấy ngàn tiền anh vay mua chuồng trại, còn lại bao nhiêu hãng ký check trả cho anh.
Với số tiền còn lại đó, người nuôi sẽ trả tiếp tiền điện, tiền gaz, tiền nhân công. Còn lại “bỏ túi,” - “net income.”
|
“'Net income' khác nhau tùy đợt. Mùa Ðông tiền gaz nặng hơn tiền điện, vì trời lạnh quạt không chạy nhiều, mà chạy sưởi. Mùa Hè ngược lại, quạt chạy nhiều mà gaz chạy ít. Rồi có khi một đợt cần một, hai người giúp, nhiều đợt lại không có ai hết, tự mình làm hết, chi phí tu bổ chuồng trại cũng khác, nên tiền mang về sau mỗi đợt rất khác nhau.” Anh Minh phân tích.
Theo cách tính như vậy, càng có nhiều chuồng gà, lợi tức mang lại càng nhiều. Và cũng do sự ổn định cũng như những bảo đảm từ hãng cung cấp gà, nên như ông Hòa nói, “có rất đông người Việt đang chờ để được phỏng vấn lấy hợp đồng nuôi gà” và “chuồng gà giá cỡ nào họ cũng mua, giành mua. Mấy người bán là do họ đã lấy tiền lời vài triệu sau vài năm làm, giờ bán lấy tiền nghỉ hưu.”
Cũng theo ông Hòa, “Mỗi 10 năm, hãng Sanderson mới mở thêm hợp đồng một lần. Từ đây đến hết năm 2015, Sanderson cần thêm đến 600 chuồng gà. Thế nên ai muốn bước chân vào lãnh vực này thì đây là cơ hội.”
Nuôi gà không là một nghề cực như trồng rau, đánh cá, lại mang đến nguồn thu nhập cao và ổn định. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với những ai muốn đầu tư vào lãnh vực này chính là “phải có ý chí và sự kiên nhẫn.”
“Tôi nghĩ khi làm nông trại gà như thế này thì cần có ý chí của một người, sự kiên nhẫn của một người, tại vì từ nơi thành phố đông đúc về ở nơi hẻo lánh đã là một thách thức. Muốn đi ra tiệm kiếm phở ăn, muốn mua ly Starbucks uống không có đâu. Lại thêm công việc chỉ là sáng đi cho gà ăn, lượm gà chết, làm những việc lặt vặt. Cứ vậy bảy ngày/tuần và làm suốt trong bảy tuần liên tiếp. Nếu không có ý chí và sự kiên nhẫn thì không ai trụ lại được với công việc này.” Anh Minh nhận xét.
Chính vì lý do như vậy, trại gà của gia đình anh Minh mới 5 năm mà mướn gần 30 người. “Nhiều người lên làm một, hai ngày thì nghỉ; người một, hai tuần nghỉ; người làm một đợt nghỉ, người làm một tháng nghỉ, vì nhiều lý do, nhưng hơn hết chỉ vì sợ mùi hôi và... buồn,” dù rằng lương trả cho người làm việc tại các trại gà không nhỏ, “$3,000 tiền mặt cho một đợt, bao ăn ở.”
Quả thực, những ai đã từng tìm hiểu, từng dấn thân vào nghề nuôi gà công nghiệp đều không phủ nhận rằng đây là nghề dễ kiếm tiền, dễ làm giàu. Tuy nhiên, mọi người cũng cùng chung nhận xét: Ở trại gà buồn lắm! Nhiều người, sau ít năm theo nghề, phải từ giã chỉ vì “buồn, thiếu người nói chuyện.”
“Nuôi gà công nghiệp là nghề có tiền nhưng phải có chí.” Cái chí đó chính là sự vượt qua không gian vắng người, cả “miền quê” Centerville có chưa đến 900 dân, vắng sự tấp nập nơi tỉnh lỵ mà hầu hết mọi người đang sống. Người chủ trại gà kết luận khi bóng tối bao phủ toàn bộ trang trại, im ắng, không một tiếng gà quang quác vẳng tới.
–-
Liên lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com