Truyện Ngắn & Phóng Sự
Khóa Du Kích Chiến, Mã Lai - Trương Dưỡng
Khóa Du Kích Chiến, Mã Lai - Trương Dưỡng
Vài tháng sau, trong lúc Tiểu đoàn đang tham dự cuộc hành quân tại thung lũng Iadrang, thuộc quận Lệ Thanh, tỉnh Pleiku; tôi nhận được công điện, gọi về Sàigòn để đo may quần áo và làm thủ tục xuất ngoại đi Mã Lai học khoá 32 Tác Chiến Trong Rừng (Jungle Warfare School).
Lúc ấy vào khoảng tháng 9 năm 1966, Sư Đoàn Dù có bốn sĩ-quan được đề cử đi học: Chuẩn uý Nguyễn Văn Thu của TĐ2ND, Nguyễn văn Khen thuộc TĐ3ND, Nguyễn văn Phương, TĐ8ND, và tôi thuộc TĐ9ND. Khoá nầy có 4 sĩ quan Lực Lượng Đặc Biệt, trong đó có anh Sĩ, sau về TĐ9ND.
Theo những người đi trước kể lại là ở Singapore hàng hóa rất rẻ vì thuế nhẹ, nếu đem về nước bán sẽ có lời nhiều. Sẵn mới cưới vợ, tôi định làm một cú buôn bán nhỏ để có tiền mua sắm cho cặp vợ chồng mới mẻ nầy. Nhưng vào giờ chót, tôi đem tiền trả lại cho ông anh họ bên vợ ở Chợ Lớn!
Khi máy bay loại C123 chở các khoá sinh đến phi trường Singapore, tôi thấy cảnh vật ở đây thật đẹp và vô cùng yên tỉnh. Không giống như Tân Sơn Nhứt, lúc nào cũng có máy bay chiến đấu lên xuống thường xuyên (khi chúng tôi ở Đà Lạt mới về học nhảy dù, tiếng động cơ của các máy bay phản lực, gầm thét vang rền suốt đêm, vì không quen, nên mấy đêm đầu tiên, không ai có thể chợp mắt ngủ yên được!)
Chúng tôi vừa vào trong nhà kiếng của phi trường, cảnh sát Singapore tới chận lại xét kỹ từng người coi có giấy chứng nhận đã chích ngừa đầy đủ chưa. Họ sợ các sĩ quan khoá sinh đem bịnh truyền nhiễm từ nước ngoài vào.
Tiếp đón chúng tôi tại đây là Đại uý Châu, Sĩ quan Liên Lạc kiêm Thông Dịch của nhà trường. Ông đưa khoá sinh bằng xe bus, chạy tới cầu biên giới hai nước rồi dừng lại, mọi người phải xuống xe để nhân viên hải quan kiểm soát hành lý và giấy passport. Họ khám từ cái áo thung đến trái cây, vì một ký trái lê ở Singapore là một đồng tiền Mã, trong khi ở bên kia cầu, thì giá mắc hơn gắp ba lần.
Do đó, trước khi qua cầu biên giới, đại úy Châu có cho xe ghé lại tiệm buôn của anh Tuấn và anh Nghĩa trong khu phố Chinatown ở Singapore. Hai anh chủ tiệm người Việt có đưa cho chúng tôi danh sách ghi giá biểu các món hàng, mà họ biết sĩ quan khoá sinh nào qua đây, cũng thường mua sắm những loại đó. Họ bảo cứ so sánh các tiệm khác, dù mua ở đâu, hai anh cũng sẵn lòng cho gởi đồ trong kho. Ngày về nước, chỉ cần tới đem thẳng từ đó ra phi trường Singapore, như vậy sẽ khỏi bị đóng quan thuế từ phía Mã Lai.
Mỗi chiều thứ sáu chúng tôi thường gọi taxi vô tận phòng ngủ của trường, từng ba người cùng đi một chiếc, thẳng qua Singapore để du ngoạn và mua sắm. Chúng tôi đã thử so sánh giá cả, thấy chỗ anh Tuấn, anh Nghĩa rẻ hơn nên cứ yên chí order thẳng với anh, để còn tranh thủ đi dạo các nơi.
Khóa nầy có đại úy Giàu, tham mưu trưởng ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, anh tuổi gần tứ tuần, mỗi lần tới khách sạn, anh thích gọi thợ đấm bóp người Hoa có nghề rất điêu luyện, họ bấm huyệt và kéo giản xương gân kêu nghe “Rốp rốp”. Hầu hết chúng tôi còn thanh niên, nên không có mỏi lưng, chỉ thích đi khu phố Tàu để mua sắm và ăn món vịt Bắc Kinh và dưa cải xào ruột già, ngon vô cùng. Lúc kêu đồ ăn, vì không rành tiếng Tàu, nên nhiều khi bị đưa lộn món mà vẫn phải ráng ăn. Khi tính tiền thường nói bặp bẹ vài tiếng (sấu lúi, tẩy xu,..!) để họ không tính giá đập đổ như những người ngoại quốc khác!
Trường tác chiến trong rừng Mã Lai (School of Jungle Warfare - Malaysia)
Quân trường nầy có diện tích rộng gần bằng trường Bộ Binh Thủ Đức, nhưng số học viên chỉ có 2 toán khoảng 80 người, gồm 40 sĩ quan Việt Nam và 40 sĩ quan Đồng minh. Cổng ra vô không có lính gác như ở các căn cứ quân sự của nước mình. Chỉ có một nhân viên an ninh đứng trực phòng vũ khí với cây “Can” cầm nơi tay. Hầu như cảnh sát ở khắp các thành phố của hai nước Mã Lai và Singspore đều không mang súng.
Điều đáng chú ý là ở đây họ rất quan tâm đến đạn dược, mỗi khóa sinh chỉ được nhận 9 viên đạn thật để phòng thân, hầu lúc vô rừng đối phó khi gặp thú dữ. Ai lỡ bị mất một viên đạn thì phải có lý do, cần làm phúc trình báo cáo chi tiết. Nếu không chính đáng có thể bị trục xuất về nước!
Từ những yếu tố trên, mọi người đều cảm thấy quyến luyến cảnh sống yên ổn an vui trong một đất nước thanh bình. Khác với đời sống loạn lạc, lúc nào cũng như bị đe dọa về sinh mạng và không khí nghẹt thở bao trùm toàn chiến tranh đầy chết chóc của quê hương ta.
Khoá sinh được ở từng phòng riêng biệt, có đầy đủ tiện nghi, mỗi buổi sáng người bồi đến từng phòng gõ cửa gọi:
- Tea sir!
Sau khi uống trà sữa nóng xong, trong khi khóa sinh rửa mặt, người bồi phòng lo xếp gọn ba lô và trải giường ngay ngắn, xong anh ta đích thân máng ba lô lên vai cho chúng tôi. Họ lễ phép coi các sĩ quan khoá sinh nầy như khách quý vậy.
Những người bồi phòng rất tử tế một phần vì đã được chỉ thị cách đối xử lịch sự với người ngoại quốc, một phần khác Đại uý Châu có căn dặn khoá sinh cho tiền tip khá để giữ thể diện Quốc gia. Toán khoá sinh Đồng Minh, trong đó đa số là sĩ quan Hoa kỳ, vì bản tính tự nhiên kiểu Mỹ của họ, mặc dù giàu có nhưng keo kiệt nên bị các bồi phòng chê.
Trường tác chiến trong rừng Mã Lai (School of Jungle Warfare - Malaysia)
Các lớp học thường là ở trong đồn điền cao su, hoặc ở trong rừng, mỗi buổi cơm trưa có xe chở đồ ăn nóng tới; với nước cam, bưởi hoặc nước ngọt, cà phê, đồ tráng miệng thật vô cùng đầy đủ. Trường nầy do Hoàng gia Anh đài thọ, nên bữa ăn chiều rất trang nghiêm, trong phòng ăn hết sức yên lặng, mọi người (khoá sinh và sĩ quan huấn luyện người Anh) đều phải thắt cà vạt. Trên bàn ăn bày đầy dao, muỗng, nĩa,.. đặc biệt ở các bàn người Việt Nam mình đều có các tô nước tương, trong đó có đầy ớt xắt lát đỏ tươi!
Thỉnh thoảng họ tổ chức party đãi khoá sinh, đặc biệt bốn đứa sĩ quan Dù chúng tôi rất được Thiếu tá Trưởng khối Huấn luyện ưa thích vì ông cũng thuộc Binh chủng Nhảy dù của Hoàng Gia Anh . Ông ta cũng đội mũ đỏ như chúng tôi và có tửu lượng rất cao, bốn tên nhập lại mà cũng không hạ nổi, vì không quen uống rượu Tây nên dễ bị say. Rượu Jean, Rum có vị vừa thơm vừa ngọt dễ uống nên bị say ngầm. Khác với rượu đế của ta, nó gắt và nặng cần phải dằn bụng rồi mới dám uống . Đêm đó tôi bị say quá chừng, mà trong bụng thì xẹp lép, không có chút đồ ăn nào hết !
Khoá Sinh Quân Lực VNCH và sĩ quan huấn luyện Quân lực Hoàng Gia Anh tại trường
tác chiến trong rừng Mã Lai (School of Jungle Warfare - Malaysia)
Trường nầy chú trọng dạy về cách chiến đấu trong rừng, thoát hiểm mưu sinh, phản phục kích trên bộ và trên sông rạch, cách xác định điểm đứng, và cách phân biệt trên bản đồ quân sự các loại rừng già (loại rừng số 1), rừng rậm toàn lau sậy, ô rô, và dương xỉ (rừng số 2),...
Lúc thực tập cần phải chú ý để tâm, chớ không được học hời hợt, cẩu thả. Khi hai bên đánh tập với nhau, dù là bằng đạn mã tử, nhưng muốn bắn thì phải nhắm mục tiêu cho kỹ. Nếu ria bắn bậy bạ thì phải tập lại cho đúng mới thôi. Có lần tôi được đề cử làm chỉ huy cả toán, để tiến đánh một mục tiêu đã chỉ định. Do không chuẩn bị sẵn, phần vì cấp bách và phần vì lơ đễnh, nên khi đứng trước toán để ban lệnh hành quân; tôi nói thiếu sót phần tình hình địch và bạn. May nhờ Đại uý Châu thông dịch thêm bớt nên được thiếu tá huấn luyện viên khen đáo để, làm trong bụng tôi mắc cỡ gần chết!
Không phải tự nhiên tôi được ông thiếu-tá Nhảy Dù người Anh, chỉ định làm người chỉ huy cho buổi thao dượt cuối cùng của khoá 32 nầy đâu. Nguyên do tuần rồi, toán tôi được về nhất trong cuộc đi địa hình tìm cọc.
Cả lớp 40 người chia ra thành 10 toán nhỏ, được xe chở đến các địa điểm khác nhau trong khu rừng rậm. Từ đó các toán phát xuất đi địa hình tìm cọc và trong hai ngày phải tập trung đến một địa điểm gần trường. Toán tôi có anh Lương Huỳnh Hương, khoá 16 Đà Lạt, một Thiếu uý Bộ binh, và một Chuẩn uý Địa phương quân. Chúng tôi khởi hành di chuyển trong khu rừng già, loại rừng số một, đi tới trưa thì dừng lại lấy lương khô ra ăn vội, rồi tiếp tục lên đường, vì phía trước là rừng số 2, loại rừng toàn cây ô rô, dương xỉ, rất khó đi. Lúc đầu chúng tôi thay phiên nhau lấy dao rừng, chặt cây dọn đường làm lối đi, nhưng rị mọ hơn một tiếng đồng hồ mà chỉ được 100 thước! Như vậy 16 cây số còn lại thì biết bao giờ mới tới nơi? Anh Hương, đại niên trưởng của tôi, đề nghị mỗi người thay phiên nằm xuống, lấy thân đè lên cây ô rô làm cầu cho người kế tiếp bước qua. Mọi người làm theo chừng một giờ mà chỉ được 500 thước, ai nấy đều vất vả và mỏi mệt vô cùng. Trung uý Hương, mọi khi rất bình tỉnh và bản tính rất hiền lành (mỗi cuối tuần, tôi thường cùng đi với anh qua Singapore để du ngoạn và mua sắm), nhưng hôm nay anh gặp phải đoạn đường đầy chướng ngại vật, và còn khoảng 4, 5 tiếng nữa là trời sụp tối rồi mà chưa đi tới đâu, nên rất bồn chồn nóng ruột. Vì anh là con chim đầu đàn, có trách nhiệm về tinh thần trong việc hướng dẫn chúng tôi ra khỏi chướng ngại vật nầy!
Đi được một đoạn nữa, thấy có một con đường đất đỏ băng ngang qua hướng đi. Tôi đề nghị đi theo con đường nầy, đến khi hết rừng dương xỉ thì sẽ đổi phương giác ngược lại, rồi đi tiếp theo hướng đã định để tìm các cột tiêu mốc do nhà trường chỉ định các toạ độ trên bản đồ. Giống như trên hướng đi mà gặp hồ nước (hoặc sông rạch) trước mặt thì thay vì phải lội băng ngang, ta chỉ cần đi vòng theo ven bờ (hoặc kiếm cầu) để qua tới bên kia rồi tiếp tục bẻ góc, đi theo hướng cũ.
Mọi người đều đồng ý, vừa ngầm đếm bước đôi vừa thoải mái đi phom phom theo đường xe bò. Đi một khoảng thì đường mòn uốn cong về hướng Đông, đúng y như hướng chúng tôi dự định, ai nấy đều hết sức mừng rỡ, tiếp tục nhanh chân tiến bước. Bỗng anh Chuẩn uý Địa Phương Quân kêu rú lên, chúng tôi quay lại nhìn thì thấy mặt mày hắn xanh lét, tay chân run rẩy, miệng mếu máo, môi run lập bập, như muốn nói gì nhưng thốt không ra tiếng. Tôi hỏi:
- Mầy làm gì vậy Tân ?
- Ông ....thầy!!!
- Cái gì ? Ông thầy hả?
Tân không trả lời, bước nhanh vượt qua trước, mà mặt cứ lấm lét ngó về phía sau. Anh người nhỏ con, nãy giờ cứ than mệt, đi lẹt đẹt phía sau, nhưng bây giờ lại cố chen lên phía trước. Tôi hỏi gì, Tân cứ lắc đầu, không nói năng chi hết.
Nhờ theo đường mòn, nên đi khoảng hai tiếng thì đã vượt qua khỏi rừng cây dương xỉ. Chúng tôi kiểm soát lại tọa độ điểm đứng, rồi tiếp tục đi nhanh tới phía trước; một chập sau, thì ra khỏi đám rừng, phía trước mặt là một bãi đất trống mà người ta đã ủi để khai hoang trồng trọt. Bây giờ Tân thấy đã đi rất xa chỗ hồi nãy, nên mới dám nói cho chúng tôi biết là anh đã gặp cọp. Thì ra anh không dám kêu thẳng tên cọp mà gọi là “Ông thầy”! (Cọp ở Mã Lai đâu có biết tiếng Việt?)
Nhà trường đã phát cho mỗi người 9 viên đạn thật, mục đích để đề phòng thú dữ như trường hợp nầy. Tối đó chúng tôi lượm cây khô, đốt lửa suốt đêm để phòng muỗi và cọp. Trời hừng sáng, trong khi ai nấy đang chìm đắm trong giấc ngủ say sưa vì suốt hôm qua quá mỏi mệt, bỗng tiếng động cơ nổ làm mọi người đều giật mình thức giấc. Nhìn từ hướng Bắc, có một xe “Ben” đang chạy về phía chúng tôi. Anh Hương gọi:
- Các anh mau ra chận xe lại để đi ké một đoạn.
Con đường xe sắp chạy tới là đúng hướng Đông, vì chiều hôm qua, trước lúc đi ngủ, chúng tôi đã chấm tọa độ sẵn sàng hết rồi. Mọi người đều lẹ làng cuốn gọn ba-lô chạy nhanh ra đón. Khi xe chạy được một đoạn chừng 10 cây số thì chúng tôi nói tài xế ngừng lại, vì nếu tiếp tục đi thêm vài cây số nữa thì sẽ đến đúng điểm tập trung, như vậy thì bị lộ tẩy, có thể huấn luyện viên sẽ nhìn thấy!
Chúng tôi xuống xe, lấy bản đồ định phương giác, rồi tiếp tục đi về điểm tập trung, đó là một cơ sở đồn điền cao su. Đi chừng hai tiếng đồng hồ thì bắt đầu đặt chân vô đồn điền.
Khoá Sinh Quân Lực VNCH và sĩ quan huấn luyện Quân lực Hoàng Gia Anh tại trường
tác chiến trong rừng Mã Lai (School of Jungle Warfare - Malaysia)
Từ xa tôi thấy mấy ông huấn luyện viên, đang đứng cạnh một căn lều vải lớn. Họ đang chỉ về hướng chúng tôi; khi tới nơi, họ mừng rỡ và khen ngợi rối rít, vì toán nầy tới sớm nhất!
Thật ra nếu không nhờ có đường mòn và xe Ben thì còn kẹt trong rừng, chưa biết chừng nào mới đến đây nữa? Họ tưởng thưởng bằng cách cho xe chở thẳng về trường và chúng tôi được phép đi phố lần chót vào ngay chiều Thứ Năm đó. Vì cuối tuần sau, chúng tôi bắt đầu lên máy bay về nước, từ phi trường Singapore !
Ngày về nước, tôi có mua vài cái đồng hồ Seiko để cho bà con, và đặc biệt có mấy cây thuốc thơm để chia cho binh sĩ thuộc cấp, vì tôi không biết hút thuốc. Không hiểu trong người tôi có máu nhà binh hay sao, mà khi đi xa nhà, mặc dù mới cưới vợ, nhưng trong đầu tôi lúc nào cũng chia đều:
“Nửa phần nhớ lính, nửa phần nhớ em”.
Nàng dâu mới xinh xinh của tôi, thì lẽ đương nhiên là nhớ nhiều, nhưng các chú lính trẻ như Mai Lực, Tám Lọ, Thạch Sên, Dương Phen,...lúc nào cũng chí chóe, líu lo trông họ ngây thơ vô tội, thật là dễ thương.
Dương Phen thì cao ráo, có thân hình lực lưỡng, là xạ thủ súng cối tài giỏi, Châu Non thì khi di chuyển trước ngực mang ba lô, sau lưng mang bàn tiếp hậu súng cối 81 ly, nhưng miệng cứ lẩm bẩm cười chọc:
- Sắc Muội Nực...bol (Tiếng Khmer là: Thiếu úy nhớ vợ)!
Còn Thạch Sên là người có sức mạnh vô cùng, anh có thể một mình khiên toàn bộ khẩu súng cối, nặng gần một tạ, mà đi phom phom trong rừng núi gập gềnh, mỗi ngày khi dừng quân, ba người đều đào hố súng cối rất sâu và rộng, Sên là người có bùa Miên cao tay nhất Tiểu đoàn, có lần anh trung sĩ Thạch Sanh bị bùa hành, Sanh tự nhiên như người say rượu, chạy lên Ban chỉ huy đại đội của Trung úy Ngô Tùng Châu chửi bới la hét bậy bạ, Thạch Sên tới trấn áp, rồi ném anh ta xuống vũng nước sình, để đại đội trưởng đả nư, khỏi cần phạt tù nữa.
Tiểu đoàn có rất nhiều lính người Việt gốc Miên, họ thường rất tin bùa ngãi. Tôi thấy Thượng Sĩ Nhứt Sơn Dum, đêm nào cũng đốt nhang thờ cúng, ông ta sau nầy qua Nam Vang đeo quân hàm đại úy của xứ chùa Tháp.
Nghe nói bùa của họ rất linh nghiệm, nhưng cũng phải kiêng cữ rất nhiều, không được để bùa gần chỗ dơ, không được chui qua sào phơi áo quần, không được lấy vợ người ta, không được để đàn bà rờ đầu,.... Điều tôi được chính mắt thấy, tai nghe về sự linh nghiệm của bùa ngải nầy rất nhiều:
Châu Non sau nầy bị xe đụng chết ở Ngã Tư Bảy Hiền, nghe nói trước đó anh bị tai tiếng bê bối trong trại gia binh. Trung sĩ Sơn Dương, thuộc Đại đội 91, đã đi lính lâu năm chưa từng bị thương. Một hôm, trong cuộc hành quân ở Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định, anh đi vệ sinh nên cổi bùa máng ở một nhánh cây. Khi anh (không còn bùa hộ mạng trong mình) vừa bước tới gò đất chừng 10 thước thì bị đạp phải mìn, nổ chết không kịp trối. Tôi đã đi hành quân, có năm bị thương tới ba lần, còn Đại tá Đặng, người Việt lai Miên, ở cạnh nhà, khi đụng trận, hai tay ông cứ quơ khăn bùa phất phất, nhào lên phía trước, mà suốt 20 năm xông pha, ông chưa từng bị thương tích lần nào. Dương Phanh có cho tôi cái nanh heo rừng, nhưng về nhà cứ bị bà xã rờ đầu hoài, nên phải đem trả lại, sợ phạm bùa giống như Thạch Sanh, thì nguy hiểm vô cùng.
Sinh Tồn chuyển
Khóa Du Kích Chiến, Mã Lai - Trương Dưỡng
Khóa Du Kích Chiến, Mã Lai - Trương Dưỡng
Vài tháng sau, trong lúc Tiểu đoàn đang tham dự cuộc hành quân tại thung lũng Iadrang, thuộc quận Lệ Thanh, tỉnh Pleiku; tôi nhận được công điện, gọi về Sàigòn để đo may quần áo và làm thủ tục xuất ngoại đi Mã Lai học khoá 32 Tác Chiến Trong Rừng (Jungle Warfare School).
Lúc ấy vào khoảng tháng 9 năm 1966, Sư Đoàn Dù có bốn sĩ-quan được đề cử đi học: Chuẩn uý Nguyễn Văn Thu của TĐ2ND, Nguyễn văn Khen thuộc TĐ3ND, Nguyễn văn Phương, TĐ8ND, và tôi thuộc TĐ9ND. Khoá nầy có 4 sĩ quan Lực Lượng Đặc Biệt, trong đó có anh Sĩ, sau về TĐ9ND.
Theo những người đi trước kể lại là ở Singapore hàng hóa rất rẻ vì thuế nhẹ, nếu đem về nước bán sẽ có lời nhiều. Sẵn mới cưới vợ, tôi định làm một cú buôn bán nhỏ để có tiền mua sắm cho cặp vợ chồng mới mẻ nầy. Nhưng vào giờ chót, tôi đem tiền trả lại cho ông anh họ bên vợ ở Chợ Lớn!
Khi máy bay loại C123 chở các khoá sinh đến phi trường Singapore, tôi thấy cảnh vật ở đây thật đẹp và vô cùng yên tỉnh. Không giống như Tân Sơn Nhứt, lúc nào cũng có máy bay chiến đấu lên xuống thường xuyên (khi chúng tôi ở Đà Lạt mới về học nhảy dù, tiếng động cơ của các máy bay phản lực, gầm thét vang rền suốt đêm, vì không quen, nên mấy đêm đầu tiên, không ai có thể chợp mắt ngủ yên được!)
Chúng tôi vừa vào trong nhà kiếng của phi trường, cảnh sát Singapore tới chận lại xét kỹ từng người coi có giấy chứng nhận đã chích ngừa đầy đủ chưa. Họ sợ các sĩ quan khoá sinh đem bịnh truyền nhiễm từ nước ngoài vào.
Tiếp đón chúng tôi tại đây là Đại uý Châu, Sĩ quan Liên Lạc kiêm Thông Dịch của nhà trường. Ông đưa khoá sinh bằng xe bus, chạy tới cầu biên giới hai nước rồi dừng lại, mọi người phải xuống xe để nhân viên hải quan kiểm soát hành lý và giấy passport. Họ khám từ cái áo thung đến trái cây, vì một ký trái lê ở Singapore là một đồng tiền Mã, trong khi ở bên kia cầu, thì giá mắc hơn gắp ba lần.
Do đó, trước khi qua cầu biên giới, đại úy Châu có cho xe ghé lại tiệm buôn của anh Tuấn và anh Nghĩa trong khu phố Chinatown ở Singapore. Hai anh chủ tiệm người Việt có đưa cho chúng tôi danh sách ghi giá biểu các món hàng, mà họ biết sĩ quan khoá sinh nào qua đây, cũng thường mua sắm những loại đó. Họ bảo cứ so sánh các tiệm khác, dù mua ở đâu, hai anh cũng sẵn lòng cho gởi đồ trong kho. Ngày về nước, chỉ cần tới đem thẳng từ đó ra phi trường Singapore, như vậy sẽ khỏi bị đóng quan thuế từ phía Mã Lai.
Mỗi chiều thứ sáu chúng tôi thường gọi taxi vô tận phòng ngủ của trường, từng ba người cùng đi một chiếc, thẳng qua Singapore để du ngoạn và mua sắm. Chúng tôi đã thử so sánh giá cả, thấy chỗ anh Tuấn, anh Nghĩa rẻ hơn nên cứ yên chí order thẳng với anh, để còn tranh thủ đi dạo các nơi.
Khóa nầy có đại úy Giàu, tham mưu trưởng ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, anh tuổi gần tứ tuần, mỗi lần tới khách sạn, anh thích gọi thợ đấm bóp người Hoa có nghề rất điêu luyện, họ bấm huyệt và kéo giản xương gân kêu nghe “Rốp rốp”. Hầu hết chúng tôi còn thanh niên, nên không có mỏi lưng, chỉ thích đi khu phố Tàu để mua sắm và ăn món vịt Bắc Kinh và dưa cải xào ruột già, ngon vô cùng. Lúc kêu đồ ăn, vì không rành tiếng Tàu, nên nhiều khi bị đưa lộn món mà vẫn phải ráng ăn. Khi tính tiền thường nói bặp bẹ vài tiếng (sấu lúi, tẩy xu,..!) để họ không tính giá đập đổ như những người ngoại quốc khác!
Trường tác chiến trong rừng Mã Lai (School of Jungle Warfare - Malaysia)
Quân trường nầy có diện tích rộng gần bằng trường Bộ Binh Thủ Đức, nhưng số học viên chỉ có 2 toán khoảng 80 người, gồm 40 sĩ quan Việt Nam và 40 sĩ quan Đồng minh. Cổng ra vô không có lính gác như ở các căn cứ quân sự của nước mình. Chỉ có một nhân viên an ninh đứng trực phòng vũ khí với cây “Can” cầm nơi tay. Hầu như cảnh sát ở khắp các thành phố của hai nước Mã Lai và Singspore đều không mang súng.
Điều đáng chú ý là ở đây họ rất quan tâm đến đạn dược, mỗi khóa sinh chỉ được nhận 9 viên đạn thật để phòng thân, hầu lúc vô rừng đối phó khi gặp thú dữ. Ai lỡ bị mất một viên đạn thì phải có lý do, cần làm phúc trình báo cáo chi tiết. Nếu không chính đáng có thể bị trục xuất về nước!
Từ những yếu tố trên, mọi người đều cảm thấy quyến luyến cảnh sống yên ổn an vui trong một đất nước thanh bình. Khác với đời sống loạn lạc, lúc nào cũng như bị đe dọa về sinh mạng và không khí nghẹt thở bao trùm toàn chiến tranh đầy chết chóc của quê hương ta.
Khoá sinh được ở từng phòng riêng biệt, có đầy đủ tiện nghi, mỗi buổi sáng người bồi đến từng phòng gõ cửa gọi:
- Tea sir!
Sau khi uống trà sữa nóng xong, trong khi khóa sinh rửa mặt, người bồi phòng lo xếp gọn ba lô và trải giường ngay ngắn, xong anh ta đích thân máng ba lô lên vai cho chúng tôi. Họ lễ phép coi các sĩ quan khoá sinh nầy như khách quý vậy.
Những người bồi phòng rất tử tế một phần vì đã được chỉ thị cách đối xử lịch sự với người ngoại quốc, một phần khác Đại uý Châu có căn dặn khoá sinh cho tiền tip khá để giữ thể diện Quốc gia. Toán khoá sinh Đồng Minh, trong đó đa số là sĩ quan Hoa kỳ, vì bản tính tự nhiên kiểu Mỹ của họ, mặc dù giàu có nhưng keo kiệt nên bị các bồi phòng chê.
Trường tác chiến trong rừng Mã Lai (School of Jungle Warfare - Malaysia)
Các lớp học thường là ở trong đồn điền cao su, hoặc ở trong rừng, mỗi buổi cơm trưa có xe chở đồ ăn nóng tới; với nước cam, bưởi hoặc nước ngọt, cà phê, đồ tráng miệng thật vô cùng đầy đủ. Trường nầy do Hoàng gia Anh đài thọ, nên bữa ăn chiều rất trang nghiêm, trong phòng ăn hết sức yên lặng, mọi người (khoá sinh và sĩ quan huấn luyện người Anh) đều phải thắt cà vạt. Trên bàn ăn bày đầy dao, muỗng, nĩa,.. đặc biệt ở các bàn người Việt Nam mình đều có các tô nước tương, trong đó có đầy ớt xắt lát đỏ tươi!
Thỉnh thoảng họ tổ chức party đãi khoá sinh, đặc biệt bốn đứa sĩ quan Dù chúng tôi rất được Thiếu tá Trưởng khối Huấn luyện ưa thích vì ông cũng thuộc Binh chủng Nhảy dù của Hoàng Gia Anh . Ông ta cũng đội mũ đỏ như chúng tôi và có tửu lượng rất cao, bốn tên nhập lại mà cũng không hạ nổi, vì không quen uống rượu Tây nên dễ bị say. Rượu Jean, Rum có vị vừa thơm vừa ngọt dễ uống nên bị say ngầm. Khác với rượu đế của ta, nó gắt và nặng cần phải dằn bụng rồi mới dám uống . Đêm đó tôi bị say quá chừng, mà trong bụng thì xẹp lép, không có chút đồ ăn nào hết !
Khoá Sinh Quân Lực VNCH và sĩ quan huấn luyện Quân lực Hoàng Gia Anh tại trường
tác chiến trong rừng Mã Lai (School of Jungle Warfare - Malaysia)
Trường nầy chú trọng dạy về cách chiến đấu trong rừng, thoát hiểm mưu sinh, phản phục kích trên bộ và trên sông rạch, cách xác định điểm đứng, và cách phân biệt trên bản đồ quân sự các loại rừng già (loại rừng số 1), rừng rậm toàn lau sậy, ô rô, và dương xỉ (rừng số 2),...
Lúc thực tập cần phải chú ý để tâm, chớ không được học hời hợt, cẩu thả. Khi hai bên đánh tập với nhau, dù là bằng đạn mã tử, nhưng muốn bắn thì phải nhắm mục tiêu cho kỹ. Nếu ria bắn bậy bạ thì phải tập lại cho đúng mới thôi. Có lần tôi được đề cử làm chỉ huy cả toán, để tiến đánh một mục tiêu đã chỉ định. Do không chuẩn bị sẵn, phần vì cấp bách và phần vì lơ đễnh, nên khi đứng trước toán để ban lệnh hành quân; tôi nói thiếu sót phần tình hình địch và bạn. May nhờ Đại uý Châu thông dịch thêm bớt nên được thiếu tá huấn luyện viên khen đáo để, làm trong bụng tôi mắc cỡ gần chết!
Không phải tự nhiên tôi được ông thiếu-tá Nhảy Dù người Anh, chỉ định làm người chỉ huy cho buổi thao dượt cuối cùng của khoá 32 nầy đâu. Nguyên do tuần rồi, toán tôi được về nhất trong cuộc đi địa hình tìm cọc.
Cả lớp 40 người chia ra thành 10 toán nhỏ, được xe chở đến các địa điểm khác nhau trong khu rừng rậm. Từ đó các toán phát xuất đi địa hình tìm cọc và trong hai ngày phải tập trung đến một địa điểm gần trường. Toán tôi có anh Lương Huỳnh Hương, khoá 16 Đà Lạt, một Thiếu uý Bộ binh, và một Chuẩn uý Địa phương quân. Chúng tôi khởi hành di chuyển trong khu rừng già, loại rừng số một, đi tới trưa thì dừng lại lấy lương khô ra ăn vội, rồi tiếp tục lên đường, vì phía trước là rừng số 2, loại rừng toàn cây ô rô, dương xỉ, rất khó đi. Lúc đầu chúng tôi thay phiên nhau lấy dao rừng, chặt cây dọn đường làm lối đi, nhưng rị mọ hơn một tiếng đồng hồ mà chỉ được 100 thước! Như vậy 16 cây số còn lại thì biết bao giờ mới tới nơi? Anh Hương, đại niên trưởng của tôi, đề nghị mỗi người thay phiên nằm xuống, lấy thân đè lên cây ô rô làm cầu cho người kế tiếp bước qua. Mọi người làm theo chừng một giờ mà chỉ được 500 thước, ai nấy đều vất vả và mỏi mệt vô cùng. Trung uý Hương, mọi khi rất bình tỉnh và bản tính rất hiền lành (mỗi cuối tuần, tôi thường cùng đi với anh qua Singapore để du ngoạn và mua sắm), nhưng hôm nay anh gặp phải đoạn đường đầy chướng ngại vật, và còn khoảng 4, 5 tiếng nữa là trời sụp tối rồi mà chưa đi tới đâu, nên rất bồn chồn nóng ruột. Vì anh là con chim đầu đàn, có trách nhiệm về tinh thần trong việc hướng dẫn chúng tôi ra khỏi chướng ngại vật nầy!
Đi được một đoạn nữa, thấy có một con đường đất đỏ băng ngang qua hướng đi. Tôi đề nghị đi theo con đường nầy, đến khi hết rừng dương xỉ thì sẽ đổi phương giác ngược lại, rồi đi tiếp theo hướng đã định để tìm các cột tiêu mốc do nhà trường chỉ định các toạ độ trên bản đồ. Giống như trên hướng đi mà gặp hồ nước (hoặc sông rạch) trước mặt thì thay vì phải lội băng ngang, ta chỉ cần đi vòng theo ven bờ (hoặc kiếm cầu) để qua tới bên kia rồi tiếp tục bẻ góc, đi theo hướng cũ.
Mọi người đều đồng ý, vừa ngầm đếm bước đôi vừa thoải mái đi phom phom theo đường xe bò. Đi một khoảng thì đường mòn uốn cong về hướng Đông, đúng y như hướng chúng tôi dự định, ai nấy đều hết sức mừng rỡ, tiếp tục nhanh chân tiến bước. Bỗng anh Chuẩn uý Địa Phương Quân kêu rú lên, chúng tôi quay lại nhìn thì thấy mặt mày hắn xanh lét, tay chân run rẩy, miệng mếu máo, môi run lập bập, như muốn nói gì nhưng thốt không ra tiếng. Tôi hỏi:
- Mầy làm gì vậy Tân ?
- Ông ....thầy!!!
- Cái gì ? Ông thầy hả?
Tân không trả lời, bước nhanh vượt qua trước, mà mặt cứ lấm lét ngó về phía sau. Anh người nhỏ con, nãy giờ cứ than mệt, đi lẹt đẹt phía sau, nhưng bây giờ lại cố chen lên phía trước. Tôi hỏi gì, Tân cứ lắc đầu, không nói năng chi hết.
Nhờ theo đường mòn, nên đi khoảng hai tiếng thì đã vượt qua khỏi rừng cây dương xỉ. Chúng tôi kiểm soát lại tọa độ điểm đứng, rồi tiếp tục đi nhanh tới phía trước; một chập sau, thì ra khỏi đám rừng, phía trước mặt là một bãi đất trống mà người ta đã ủi để khai hoang trồng trọt. Bây giờ Tân thấy đã đi rất xa chỗ hồi nãy, nên mới dám nói cho chúng tôi biết là anh đã gặp cọp. Thì ra anh không dám kêu thẳng tên cọp mà gọi là “Ông thầy”! (Cọp ở Mã Lai đâu có biết tiếng Việt?)
Nhà trường đã phát cho mỗi người 9 viên đạn thật, mục đích để đề phòng thú dữ như trường hợp nầy. Tối đó chúng tôi lượm cây khô, đốt lửa suốt đêm để phòng muỗi và cọp. Trời hừng sáng, trong khi ai nấy đang chìm đắm trong giấc ngủ say sưa vì suốt hôm qua quá mỏi mệt, bỗng tiếng động cơ nổ làm mọi người đều giật mình thức giấc. Nhìn từ hướng Bắc, có một xe “Ben” đang chạy về phía chúng tôi. Anh Hương gọi:
- Các anh mau ra chận xe lại để đi ké một đoạn.
Con đường xe sắp chạy tới là đúng hướng Đông, vì chiều hôm qua, trước lúc đi ngủ, chúng tôi đã chấm tọa độ sẵn sàng hết rồi. Mọi người đều lẹ làng cuốn gọn ba-lô chạy nhanh ra đón. Khi xe chạy được một đoạn chừng 10 cây số thì chúng tôi nói tài xế ngừng lại, vì nếu tiếp tục đi thêm vài cây số nữa thì sẽ đến đúng điểm tập trung, như vậy thì bị lộ tẩy, có thể huấn luyện viên sẽ nhìn thấy!
Chúng tôi xuống xe, lấy bản đồ định phương giác, rồi tiếp tục đi về điểm tập trung, đó là một cơ sở đồn điền cao su. Đi chừng hai tiếng đồng hồ thì bắt đầu đặt chân vô đồn điền.
Khoá Sinh Quân Lực VNCH và sĩ quan huấn luyện Quân lực Hoàng Gia Anh tại trường
tác chiến trong rừng Mã Lai (School of Jungle Warfare - Malaysia)
Từ xa tôi thấy mấy ông huấn luyện viên, đang đứng cạnh một căn lều vải lớn. Họ đang chỉ về hướng chúng tôi; khi tới nơi, họ mừng rỡ và khen ngợi rối rít, vì toán nầy tới sớm nhất!
Thật ra nếu không nhờ có đường mòn và xe Ben thì còn kẹt trong rừng, chưa biết chừng nào mới đến đây nữa? Họ tưởng thưởng bằng cách cho xe chở thẳng về trường và chúng tôi được phép đi phố lần chót vào ngay chiều Thứ Năm đó. Vì cuối tuần sau, chúng tôi bắt đầu lên máy bay về nước, từ phi trường Singapore !
Ngày về nước, tôi có mua vài cái đồng hồ Seiko để cho bà con, và đặc biệt có mấy cây thuốc thơm để chia cho binh sĩ thuộc cấp, vì tôi không biết hút thuốc. Không hiểu trong người tôi có máu nhà binh hay sao, mà khi đi xa nhà, mặc dù mới cưới vợ, nhưng trong đầu tôi lúc nào cũng chia đều:
“Nửa phần nhớ lính, nửa phần nhớ em”.
Nàng dâu mới xinh xinh của tôi, thì lẽ đương nhiên là nhớ nhiều, nhưng các chú lính trẻ như Mai Lực, Tám Lọ, Thạch Sên, Dương Phen,...lúc nào cũng chí chóe, líu lo trông họ ngây thơ vô tội, thật là dễ thương.
Dương Phen thì cao ráo, có thân hình lực lưỡng, là xạ thủ súng cối tài giỏi, Châu Non thì khi di chuyển trước ngực mang ba lô, sau lưng mang bàn tiếp hậu súng cối 81 ly, nhưng miệng cứ lẩm bẩm cười chọc:
- Sắc Muội Nực...bol (Tiếng Khmer là: Thiếu úy nhớ vợ)!
Còn Thạch Sên là người có sức mạnh vô cùng, anh có thể một mình khiên toàn bộ khẩu súng cối, nặng gần một tạ, mà đi phom phom trong rừng núi gập gềnh, mỗi ngày khi dừng quân, ba người đều đào hố súng cối rất sâu và rộng, Sên là người có bùa Miên cao tay nhất Tiểu đoàn, có lần anh trung sĩ Thạch Sanh bị bùa hành, Sanh tự nhiên như người say rượu, chạy lên Ban chỉ huy đại đội của Trung úy Ngô Tùng Châu chửi bới la hét bậy bạ, Thạch Sên tới trấn áp, rồi ném anh ta xuống vũng nước sình, để đại đội trưởng đả nư, khỏi cần phạt tù nữa.
Tiểu đoàn có rất nhiều lính người Việt gốc Miên, họ thường rất tin bùa ngãi. Tôi thấy Thượng Sĩ Nhứt Sơn Dum, đêm nào cũng đốt nhang thờ cúng, ông ta sau nầy qua Nam Vang đeo quân hàm đại úy của xứ chùa Tháp.
Nghe nói bùa của họ rất linh nghiệm, nhưng cũng phải kiêng cữ rất nhiều, không được để bùa gần chỗ dơ, không được chui qua sào phơi áo quần, không được lấy vợ người ta, không được để đàn bà rờ đầu,.... Điều tôi được chính mắt thấy, tai nghe về sự linh nghiệm của bùa ngải nầy rất nhiều:
Châu Non sau nầy bị xe đụng chết ở Ngã Tư Bảy Hiền, nghe nói trước đó anh bị tai tiếng bê bối trong trại gia binh. Trung sĩ Sơn Dương, thuộc Đại đội 91, đã đi lính lâu năm chưa từng bị thương. Một hôm, trong cuộc hành quân ở Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định, anh đi vệ sinh nên cổi bùa máng ở một nhánh cây. Khi anh (không còn bùa hộ mạng trong mình) vừa bước tới gò đất chừng 10 thước thì bị đạp phải mìn, nổ chết không kịp trối. Tôi đã đi hành quân, có năm bị thương tới ba lần, còn Đại tá Đặng, người Việt lai Miên, ở cạnh nhà, khi đụng trận, hai tay ông cứ quơ khăn bùa phất phất, nhào lên phía trước, mà suốt 20 năm xông pha, ông chưa từng bị thương tích lần nào. Dương Phanh có cho tôi cái nanh heo rừng, nhưng về nhà cứ bị bà xã rờ đầu hoài, nên phải đem trả lại, sợ phạm bùa giống như Thạch Sanh, thì nguy hiểm vô cùng.
Sinh Tồn chuyển