Truyện Ngắn & Phóng Sự

Khoác áo chiến y *

vì không biết tên thật của họ là gì? Ngoài ra còn có ông Tam bán cháo lòng có 2 người con trai tên là Tứ và Ngũ, mà cho đến nay đã bao năm qua, tôi vẫn còn ghi ấn tượng vì tên tuổi của họ hơi pha nút số đen đỏ của hột xí ngầu…

Darren Thăng

Dân lao động sống chung quanh rạp ciné Đại Lợi nằm trên đường Thoại Ngọc Hầu (Phạm Văn Hai) đối diện nghĩa trang Thánh Minh Tương Tế không xa ngã ba Ông Tạ là bao trước thời 75, đa số gốc gác là người miền Nam. Họ sống xen kẽ trong những dãy phố nhà lầu mặt tiền của các gia đình người bắc di cư vào Nam sau năm 54, nhưng nay làm ăn đã phát đạt ra. Hàng xóm láng giềng thường gọi nhóm người miền Nam đó bằng tên mộc mạc thân thương như Bảy lé bi da, Ba Triết chuyên đào lỗ chôn người và bà Hương trầu làm bia đá mài…v.v, vì không biết tên thật của họ là gì? Ngoài ra còn có ông Tam bán cháo lòng có 2 người con trai tên là Tứ và Ngũ, mà cho đến nay đã bao năm qua, tôi vẫn còn ghi ấn tượng vì tên tuổi của họ hơi pha nút số đen đỏ của hột xí ngầu…

Gia đình ông Tam sống trong con hẻm nhỏ, đàng sau căn gác của gia đình tôi cư ngụ chừng 15 thước. Con hẻm này rất hẹp, khoảng độ 1.5 mét(hơn 5 feet) là cùng. May ra chỉ vừa đủ cho một chiếc xe ba gác đi lọt mà thôi. Đôi khi phu ba gác kéo xe dzô rồi đạp xe ra còn va chạm đụng tới đụng lui vào bức tường thành, một bên chắn ngang nghĩa địa và bên kia là nhà của ông bà nội tôi cho ở. Con hẻm này cũng là nơi tiểu tiện bừa bãi của mấy bà bán hàng rong, hay ai đó tình cờ đi chợ ông Tạ ngang qua mắc đái quá, xả đại bầu tâm sự cho nó xong việc. Ban ngày ban mặt mà mấy bà cứ tụt quần xuống túa xua, giải quyết vấn đề một cách tự nhiên như người Hà Nội vậy. Nếu có đám con nít nào nhìn trộm thì có bà nổi giận, liền đứng dậy kéo quần lên nạt nộ chúng một trận. Đôi khi đụng phải chị em ta sồn sồn tiểu bậy bị bắt gặp quê độ, bèn lấy ngón tay chỉ vào phía bên dưới bụng như biểu dương khí thế “khiêu khích” đám nhỏ. Xong xuôi nóng máu văng tục, chửi xéo chửi xiên bằng những từ ngữ lỗ mãng như: đéo mẹ hay tiên sư cha chúng mày cũng từ chỗ nầy chui ra, có gì đâu mà dòm với ngó…

Đầu năm 1970, khi gia đình tôi dọn về Sàigòn thì gia đình ông Tam đã ở trong xóm này lâu lắm rồi. Chẳng biết gia đình ông làm nghề gì để sống và không ai soi mói ai để làm gì. Tuy sinh ra và lớn lên ở miền Nam, nhưng gia đình ông lại rất nghèo. Tài sản có lẽ chỉ có một căn nhà mái tôn mục nát, chung quanh đóng ván cũ kỹ thiếu điều muốn sập. Nghe đồn trước thời ông Diệm, gia đình ông Tam là chủ mảnh đất lớn trong con hẻm cụt này. Nhưng vì bản tính người miền Nam vốn lè phè, ăn ngày nào kiếm đủ ngày đó nên dần dần bán hết ráo các mảnh đất chung quanh nhà cho người khác mở xưởng guốc, nuôi heo và lập võ đường Vô Vi Nam Việt Võ Đạo.
Ông Tam góa vợ, ở vậy sống với con cái. Ông có người con gái lớn tên là Hương đã lập gia đình ở riêng, lâu lâu mới ghé nhà thăm gia đình. Kế Hương là Tứ, Ngũ, và gái út tên là Hoa độ chừng 9 hay 10 tuổi gì đó? Hoa mất mẹ năm lên 7 hay lên 8, nên ít khi tươi cười. Đến nay, đôi khi tôi tự hỏi tại sao con gái lại đặt tên là Hương và Hoa mà không phải là Nhất và Nhị như hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị vậy?

Gia đình tôi sống trên căn gác đối diện con hẻm cụt, nên thấy rõ mọi người trong xóm nhỏ qua lại hàng ngày. Tứ, Ngũ và Hoa còn cắp sách đi học. Lúc đi học thấy họ ăn mặc áo trắng đồng phục cũng tươm tất lắm, nhưng không biết học ở đâu? Ban chiều, hai anh em phụ cha đẩy xe đi bán cháo lòng ở đầu đường cho tới xẩm tối mới về. Vào năm 1971, thấy Tứ đã cặp bồ. Cô bồ rất xinh gái, mảnh mai hay ghé nhà Tứ chơi thường xuyên và mặc áo dài trắng nên đoán cô ta thuộc con nhà gia giáo, học ở trường trung học tư thục công giáo thì phải? Năm đó, có lẽ Tứ đang học lớp Đệ Nhị (lớp 11 ngày nay). Anh ta có bồ hay mê chơi nên thi rớt Tú Tài I. Nhẩm tuổi, thì Tứ cỡ chừng 17 tuổi và sinh vào năm 1954? Nghe nói là khi bị thi rớt Tú Tài I, thì không được lên lớp Đệ Nhất(lớp 12 ngày nay) học tiếp. Không hiểu tại sao nữa, nhưng có lẽ nước ta đang trong thời kỳ chiến tranh nên chính phủ cần loại thí sinh diện nam giới để đôn quân bắt lính? Từ dạo đó không còn thấy Tứ đi học nữa. Mỗi trưa cùng cha đẩy xe đi bán cháo lòng như thường lệ. Lâu lâu, Tứ dù đi chơi với cô bạn gái nên chỉ thấy ông Tam và Ngũ đi bán mà thôi.

Nhung thien than mu do

Đầu xuân năm 1972, Tứ tình nguyện đăng lính Nhẩy Dù rồi được gởi đi thụ huấn ở quân trường Quang Trung 9 tuần lễ. Sau đó thì học khóa huấn luyện Nhẩy Dù 3 tuần lễ ở trại Hoàng hoa Thám, tọa lạc trên ngã tư Bảy Hiền hướng đi bà Quẹo, không xa xóm chúng tôi là bao. Anh hãnh diện đeo huy hiệu cánh dù thêu bằng vải đen, khâu trên nắp áo bên phải sau khi mãn khóa Nhẩy Dù căn bản. Ngẫu nhiên dịp về phép, lại trùng vào thời điểm chiến sự ở miền Nam sôi động mạnh theo cơn bão Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Tứ về chơi độ 1 tuần lễ, trong bộ quân phục hoa rừng mới toanh ủi thẳng nếp. Đầu đội nón beret đỏ trông oai lắm. Anh lái xe Honđa hay đi bộ với cô bồ lúc nào cũng mặc bộ quân phục hoa dù này. Cô bồ khoác tay anh nũng nịu ra vẻ tự hào về người yêu đẹp trai là tân binh nhẩy dù, sẵn sàng chuẩn bị ngày giờ lên điểm “đi mây về gió”. Mấy thằng con nít mặc quần thủng đít, như chúng tôi trầm trồ thấy anh le lói mà tưởng tượng cũng sẽ trở thành người lính như anh dzậy. Bố tôi chứng kiến Tứ đi qua lại trong xóm và đọc được ý nghĩ của con trai mình. Lúc nào cũng đam mê đời lính chiến nhà binh tuy còn quá trẻ. Ông vỗ vai khuyên nhủ:

– Ráng học đi con, kẻo lỡ một mai phải đi lính thì đi sĩ quan cho đỡ cực…

Trước ngày ra tiền tuyến, có người hỏi anh đã được chỉ định về tiểu đoàn nào của Sư Đoàn Nhẩy Dù chưa, thì Tứ nói là Tiểu Đoàn 1. Nhưng đến nay khi viết bài này và kiểm chứng dữ kiện, tôi cũng không biết hàng xóm nghe ra là Tiểu Đoàn 1 Nhẩy Dù dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Lê Hồng hay Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù của Thiếu Tá Lê Văn Mễ nữa? (*) Rồi Tứ lên đường không vận ra Huế vào tuần thứ 3, ngày 19 tháng 6 năm 1972. Tiểu Đoàn 1 Nhẩy Dù dự cuộc hành quân Lam Sơn 72 vượt sông Mỹ Chánh, đi tái chiếm Quảng Trị đã lọt vào tay cộng sản Bắc Việt khi miền Nam bị xâm lăng vào đầu tháng 4 năm đó.

Khoảng trung tuần tháng 7 năm 1972, đang đứng trên lan cang căn gác nhỏ nhìn qua nghĩa trang Thánh Minh Tương Tế, thả hồn phiêu bạt theo tin tức chiến sự dồn dập. Bỗng thấy một chiếc xe GMC nhà binh de đít vào đầu con hẻm nhỏ. Mấy người lính nhẩy dù mang cỗ quan tài xuống và để trên 2 chân chống đứng dưới đất. Rồi phủ lá cờ vàng Ba Sọc Đỏ lên trên cỗ quan tài. Bốn người lính khênh cỗ quan tài đi dọc theo con hẻm nhỏ vào bên trong xóm. Con nít ở đâu đâu bu quanh cỗ quan tài, tò mò quan sát xem hòm của ai vậy? Gia đình ông Tam chạy ra đầu ngõ khóc lóc ỷ ôi. Có người thân lấy tay đập nhẹ vào cỗ quan tài kêu gào thảm thiết. Sao Tứ lại ra đi sớm dzậy hả cưng…Cô bạn gái của Tứ có mặt tại hiện trường níu kéo cỗ quan tài lại, không để cho lính làm nhiệm vụ của họ. Nhưng cuối cùng mấy người lính cũng mang được cỗ quan tài của Tứ vào bên trong nhà của ông Tam, làm nhà tạm để linh cữu. Lúc quan tài đi ngang qua căn gác nhà tôi, mùi tử khí bốc ra đã nặng mùi lắm rồi. Mọi người trong xóm bàng hoàng, vì không ngờ mới có hơn 3 tuần lễ mà Tứ đã ra đi một cách đột ngột. Ôi, đau đớn thay! Trận đầu cũng là trận cuối của đời người tân binh nhẩy dù.

Ngày đi, vinh hạnh khoác chiến y
Ngày về, vinh quang phủ cờ vàng

to-quoc-ghi-on-tu-si-nhay-du

Vài ngày sau, chiếc xe GMC nhà binh lại đến để đưa linh cửu người tân binh nhẩy dù xấu số, đi mai táng ở nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa. Gia đình ông Tam có mời thầy thượng tọa về nhà cúng kiến, làm lễ an táng cho người con trai theo nghi thức Phật Giáo. Cầm hình đi trước quan tài là Ngũ. Còn ông Tam, hai cô con gái và cô bạn gái của Tứ thì đi đàng sau. Đám phụ nữ con gái khóc lóc như mưa rào. Nhất là cô bạn gái bị sốc nặng, khóc đến sưng cả mắt. Bố tôi đại diện cho gia đình, đi phúng điếu để bày tỏ lòng chia buồn. Khi cỗ quan tài đi trong con hẻm nhỏ lần cuối, đôi lần bắt gặp ánh mắt của bố tôi nhìn tôi trân trân như thầm nói rằng, con thấy kết quả chưa. Trong tâm thâm không người cha nào muốn con mình đi lính cả, sợ bị chết yểu…

Hiệp Định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, trên danh nghĩa chấm dứt chiến tranh Việt Nam để người Mỹ rút quân về nước trong danh dự. Nghe tin hai miền Nam-Bắc bàn giao trao trả tù binh với nhau, làm ông Tam rộn ràng hẳn ra. Ông đi hết nhà này tới nhà kia trong xóm loan truyền rằng, Tứ chưa chết và có tên trong danh sách trao trả tù binh. Đến khi hết các đợt trao trả tù binh vào 2 tháng sau, cũng không thấy hình dáng tăm hơi của Tứ đâu cả. Nhưng mặc cho ai nói gì thì nói, riêng ông Tam vẫn tin rằng con trai của ông vẫn còn sống và đang bị cộng sản Bắc Việt cầm giữ lại bên kia bờ vĩ tuyến…

Thời gian trôi và Ngũ cũng lớn trưởng thành, thanh niên. Tên này bỏ học đi quậy phá xóm tưng bừng. Hắn cấu kết với một tên phì lũ to con lớn xác thuộc diện Việt kiều sinh sống bên Miên, bị lính Khmer của chính quyền Lon Nol cáp duồng bên xứ chùa tháp vào năm 1970. Gia đình tên này hồi hương về Việt Nam và sinh sống trong con hẻm cụt, sát bên nhà ông Tam. Hai tên này kết bè kết đảng trộm cắp, ma cô, buôn bán cần sa và hành hung đám nhỏ tụi tui tơi bời. Hở một cái là chúng bạt tai đám trẻ như ra vẻ tay anh chị vậy. Không biết ông Tam có biết chuyện Ngũ làm bậy không, nhưng chẳng thằng nào dám hó hé đi mét ông, sợ bị tên Ngũ trả thù? Đám trẻ nhỏ so sánh giữa anh Tứ và Ngũ như hai thái cực. Sao trời lỡ cất (mang) đi anh Tứ. Còn thằng em ác ôn côn đồ trời đánh thánh đâm của anh, như tên Ngũ kia lại sống mãi hở trời…

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông Tam cứ đinh ninh rằng xác người trong cỗ quan tài chôn ở nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa vào tháng 7 năm 1972 thuộc về người khác, không phải là Tứ. Ông cho rằng Tứ vẫn chưa chết và một ngày nào đó sẽ xuất hiện trở về lại trong con hẻm cụt ven đô Sàigòn. Riêng Ngũ và tên phì lũ to con đó, vẫn chứng nào tật nấy. Ăn trộm, hút sách, ma cô và làm những chuyện phi pháp càng lúc càng lộng hành. Vào một đêm đầu năm 1976, đám công an phường đến bắt hai tên này đi biệt tích, “mút mùa lệ thủy”. Ông Tam và cô Hoa nói là Ngũ bị bắt đi cải tạo, để trở thành người công dân tốt. Nhưng vài năm sau vẫn không thấy Ngũ trở về? Mất hai thằng con, ông Tam như người mất hồn. Ông không còn khỏe mạnh và đủ sức để nấu cháo, đẩy xe đi bán được nữa. Không biết gia đình ông sống ra sao? Hàng xóm chung quanh thấy mấy người mua sỉ cho xe ghé nhà ông Tam, chở đi một số tủ thờ đóng bằng gỗ quý để có tiền sinh sống. Ông nhớ thương Tứ mãi nên bị mát giây, lâu lâu lên cơn chửi đổng vu vơ mấy người hàng xóm. Nhiều người hiểu hoàn cảnh nên không chấp nhứt. Riêng tôi lớn lên sau ngày miền Nam mất, tin rằng Tứ đã chết. Anh ta đã đền xong nợ nước…

Tháng 5 năm 1996, tôi trở về Việt Nam một lần duy nhất vì công chuyện. Nếu không tá túc ở căn nhà cũ của ông bà nội tôi để lại, chắc không bao giờ tôi nhận ra con hẻm nhỏ năm xưa được nữa. Căn gác của gia đình tôi giờ đã cũ mục đến nỗi người em gái ở lại nhắc nhở rằng, không an toàn để anh bước lên đó đâu. Con hẻm nhỏ năm xưa, bây giờ nối dài từ đầu đường Phạm Văn Hai ra tới tận Lăng Cha Cả lận. Con hẻm này, cũng cùng tên đường Phạm Văn Hai mở rộng lớn. Xe cộ có thể lưu thông qua lại hai chiều dễ dàng. Nhiều nhà lầu được xây cất dọc theo hai bên đường. Nghĩa trang Thánh Minh Tương Tế rộng lớn thời xa xưa, nay đã trở thành chợ Phạm Văn Hai sầm uất. Nhà của ông Tam có lẽ nằm trong dự án nới rộng mặt đường? Người thân cho biết, ông Tam đã mất sau ngày tôi đi vượt biên được vài năm. Không ai còn nhắc về Ngũ và Hoa nữa. Nhìn đường lộ lớn hôm nay, chính là con hẻm cụt năm xưa mà liên tưởng đến Tứ. Tất cả như là kỷ niệm chóng qua theo dòng thời gian. Nhưng ít ra trong con hẻm cụt này, có một người trai hiên ngang đã vinh hạnh khoác áo chiến y hoa rừng của Sư Đoàn Nhẩy Dù Việt Nam Cộng Hòa một thời vang bóng…

Chú thích (*):
1) Trung Tá Lê Hồng là Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho đến ngày 30/4/75. Rồi cùng tất cả quân nhân di tản qua Guam. Năm 1981, ông từ Hoa Kỳ trở về Thái Lan, tham gia Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh. Nguồn tin xác nhận nói rằng ông chết bí mật ở khu chiến Thái Lan vào tháng 4 hay tháng 5 năm 1985, dưới bí danh Đặng Quốc Hiền, trước khi 3 cuộc hành quân Đông Tiến tiến hành về Việt Nam.

2) Trung Tá Lê Văn Mễ cũng rời quê hương vào cuối tháng 4 năm 1975. Hiện đang định cư ở San Jose, California.


A Paratrooper’s Garrison Uniform

Darren Thang

The blue collar workers lived nearby the cinema Dai Loi on Thoai Ngoc Hau Street (Pham Van Hai now), across from the Catholic cemetery (Pham Van Hai Market at present) before 1975. Most of them were born and raised in South Vietnam. Their houses were located among the successful business owners that moved from North Vietnam to escape the Vietnamese Communist in 1954. People often called the South Vietnamese neighbors by their nicknames such as Mr. Seven Cross Eyed. Mr. Triet specialized on burying dead people. Mrs. Huong liked to chew betel daily. She ran a marble tomb business in the back of the cemetery. In fact, no one really knew what their real names were. Besides, the neighborhood also had Mr. Tam (Third) who cooked rice soup for a living. He had two sons and their names were Tu (Fourth) and Ngu (Fifth). Their first names were picked from dice numbers that sounded very funny and interesting. It was like gambling to me, whenever I thought about them.

Mr. Tam’s house was built behind an alley that was away from my row house about 15 m (50 feet). This alley was 1.5 m wide (approx. 5 ft). It may be just wide enough for a carrier tricycle to go through. Sometimes, a worker pulled his carrier tricycle with a full load of merchandise into the alley and pedaled a cart out when it was empty. The racks often smashed into the walls on both sides of the lane. This alley was also a place for strangers to use as bathroom when needed. Ironically, most of the strangers were women. They went to pee during the daylight without feeling any shame at all. Their action was very simple, just like the way of Hanoi’s citizens. Unfortunately, some kids in the neighborhood were curious to see their butts when they were peeing because kids had nothing else to do. Some women felt upset about that. They acted nasty by pointing fingers at their belly buttons and started cursing at the kids. Damm you! You guys also came out of here. What is your problem?

Mr. Tam lived behind this alley for a long time before my family moved into Saigon in early 1970’s. No one knew what he did for a living and they didn’t care either. Despite of being born and raised in South Vietnam, Tam’s family was considered poor. His property consisted of a broken house with rotten siding. A gossip about Tam was that he used to own a large lot in the back of this alley. Gradually, he sold most of his land to other businesses because he liked to take it easy in life. Tam was a widower and chose to stay single to raise his three young children. He also had an older daughter named Huong who was already married and lived with her own family. Huong often came home to visit her elderly father and siblings. After her was Tu (Fourth), Ngu (Fifth) and Hoa (flower). Hoa was about 9 or 10 years old at that time and had already lost her mom when she turned 7 or 8 years old. Sometimes, I wonder why Tam did not name his daughters like First and Second from dice numbers. Then, their names would be similar like Trung’s sisters.

My family’s house was located along this alley; therefore, we had seen everyone walking by everyday. We noticed that Tu, Ngu and Hoa were students. When they went to school, they were wearing neat uniforms. However, no one could tell which school they attended. After school, two brothers helped their father sell rice soup on a busy street until night time. In 1971, people saw Tu had a girlfriend. His girlfriend looked very cute and often stopped by Tu’s house to visit him. She was seen wearing white Vietnamese ao dai to school. Tu probably attended 11th grade at well. He, however, failed his final exam that would be considered a passing grade for attending 12th grade. By South Vietnam government’s law, any male student who fails to achieve his diploma I for the 11th grade would be drafted for the army. Tu probably already turned 17 years old because he may have been born in 1954. At 18 years of age young men would be required to join the army due to the war event. In the fall of 1971, Tu no longer went to school. He helped his father to sell rice soup daily instead. Sometimes, Tu didn’t go to work because he spent time with his girlfriend.

In the spring of 1972, Tu decided to enlist in Airborne Division of the Army of the Republic of Vietnam (ARVN). He was undergoing basic military training at the Quang Trung Training Center for 9 weeks. Then he attended basic airborne course at Hoang Hoa Tham Camp for 3 more weeks. The camp was located near the intersection of Bay Hien, but was not too far away from our neighbor. Tu was seen wearing a Parachutist Badge on his uniform and a red beret when he came home to visit for about 1 week after graduation. It was coincident during the event of Easter offensive in 1972. Every time Tu went out with his girlfriend, he always dressed in his Paratrooper’s garrison uniform. His girlfriend felt very proud of him too. Kids in the neighborhood who knew him well would dream to become soldiers to serve the country just like him. My dad read the idea and said to me:

– Do well in school, son. It would give you a chance to enter the national military academy of Vietnam and become an officer in the future…

Before his departure to the battlefield, someone asked him to what battalion he would be assigned. He said the 1st Battalion of Airborne Division. Since I was still young at that time, I couldn’t remember if it would be either the 1st or 11th Airborne Battalion. Major Hong Le was a commander of the 1st Airborne Battalion and Major Me Van Le was a commander of the 11th Airborne Battalion during the Easter Offensive of 1972(*). Briefly, Tu left home on June 19, 1972 for being with the 1st Airborne Battalion which was deploying to fight Viet Cong’s invasion, near the Vietnamese Demilitarized Zone (DMZ) or 17th parallel.

In the middle of July of 1972, I saw an army’s GMC truck was trying to back up into our neighborhood’s alley. Some Paratroopers then loaded a coffin down from the truck and put it on to two stands which were laid above the ground. Soldiers covered the coffin with a flag of the Republic of Vietnam. Kids elsewhere gathered in the area with curiosity and intended to find out who the casket belonged to. Tam’s family ran to the coffin site and started crying loudly. One of Tam’s relative tried to tap the coffin and said: “Why does it have to be you, Tu?” Tu’s girlfriend tried to hold the coffin back. She didn’t let the soldiers carry the coffin into Tam’s house, the place where people normally used as a temporary funeral home in Vietnam. When the coffin passed by my house, I smelled a very strong odor of a dead body. The body may have been dead for more than a week already. The neighborhood was in shock due to Tu’s sudden death. “He left home just about 3 weeks ago”, someone said. Oh, my goodness! It was his first fight and also his last. That was so sad!

When you depart, be proud to wear a soldier’s uniform
When you return, you are honored with a South Vietnam’s flag

The army’s GMC truck returned a few days later to deliver Tu’s casket for burying at the National Military Cemetery of Bien Hoa. Tam’s family members gathered to memorialize Tu’s death and the funeral services were performed in the Buddhist’s ritual. Ngu, carrying Tu’s picture, walked in the front. Tam, Tu’s two sisters and his girlfriend were following behind the coffin. Women cried so hard, especially Tu’s girlfriend who was the most in shock. My father also came for viewing and attending the funeral. He often stared at me like telling the truth about Tu’s death. It was a result of an ugly war. No one really wanted it to happen.

The Paris Peace Accords was signed on January 27, 1973, just intended for the US ending direct military involvement and pulling the troops out of Vietnam. Based on the provisions of agreement said, prisoners of war between the North and South Vietnam would be released and allowed to return home. The news made Tam feel excited. He told everyone in neighborhood about Tu still being alive. Tu may have been captured by Viet Cong near DMZ during the Easter Offensive of 1972 and he was probably on the list of prisoner exchanges. After the prisoner exchange treaty was completed within sixty days, there was no sight of Tu. However, no matter what people said, Tam had always believed that his son was still alive and was being held by Vietnamese communist in the North…

Time flies and Ngu was growing up as a young man. He dropped out of high school at the age of 15 and became part of a flash mob on the block. He hooked up with a big boy who was also living behind the alley which was next to his house. This young man and his family just moved from Cambodia, escaping the massacre of Khmers’ soldiers who were governed under the regime of Lon Nol in 1970. Ngu and his buddy got involved in several terrible things like thieves, pimps and drug dealers. They often kicked butts and punched kids in the block to prove they were tough guys. None of the kids wanted to say anything to Tam because they were afraid of Ngu. Sometimes, kids gathered together and compared both brothers’ lives to be opposite of each other. Tu was a good man and died young, while Ngu was a bad man and still alive…

After the fall of Saigon on April 30th, 1975, Tam insisted that the soldier, who was buried at the National Military Cemetery of Bien Hoa, was not Tu. He said that Tu would return home one day. In the mean time, Ngu and his buddy were still living as outlaws under the new communist’s regime. Both of them were out of control. One night, in the early of 1976, Viet Cong’s police arrived at their houses and arrested them. They were locked up for a long time and no one knew where they were. Losing two of his sons, Tam became crazy. He was not able to cook rice soup to sell any more. Some neighbors wondered what Tam did for a living. People noticed that Tam sold some of his antique furniture to support his family. Since he missed and loved Tu greatly, Tam often walked around the neighborhood and cursed everyone he saw. However, people ignored him. After growing up, I often thought about Tu and believed that he had passed away. Tu sacrificed his life for his country…

In May of 1996, I returned to Vietnam for the first and only time. I stayed at my sister’s family, who was still living in a same house which I used to live in. That house, nowadays, was very old and its balcony was not safe to stand on. A dead end alley before now has become a busy two way street and also named Pham Van Hai. The Catholic cemetery before was turned into the Pham Van Hai Market. Tam’s house may have been built for a wider street. He died a few years later after I left the country. No one mentioned about Ngu and Hoa any more. Observing Pham Van Hai Street that day, I suddenly thought about Tu very much. It all become past just like a dream yesterday. Lastly, in my memory about this old alley, we had a courageous young man who was proud to wear a Paratrooper’s garrison uniform to serve our country knowing the risks involved…

Notes(*):
1) Lieutenant Colonel Hong Le became a Vice Commander of 1st Brigade of Airborne Division (ARVN) at the end of April 30, 1975. He and his troops left for Guam after the fall of Saigon. In 1981, Hong left the United States to join the National United Front for the Freedom of Vietnam (NUFLV), under the leader Minh Co Hoang (former Vice-Admiral of ARVN). Hong Le’s death was unknown, but may have occurred in either April or May 1985 at Thai-Lao border (resistance region), under a secret named Hien Quoc Dang. He had never attempted to enter Vietnam in any 3 campaigns of Dong Tien (the East Operation).

2) Me Van Le became Lieutenant Colonel and left Vietnam on the last day of April, 1975. He now resides in San Jose, California.
http://batkhuat.net/van-khoacao-chieny.htm


Sinh Tồn chuyển


Bàn ra tán vào (3)

quang dinh
KHAO KHÁT HÔN LÀNG * Một ha ba ta là lính Việt Nam Cộng Hoà không ba khía bá đía ba xạo Cu Ba ba Phi Luật Tân Duterte đô la rúp hét Không "tiếng thét trong hố thẳm nhân gian" Trần Dân Tiên Một hai ba=Tiên thánh tiên quyền tiên huyền tiên ghiền tiền tiên ông * Một hai ba lên đường Trường Sa Tháu Chẩu cẩu Tháu Cáy Kê Gà Cứt gà Formosa Đảo Mắt Ô kê Trust Casa Cát Bà * Một hai ba con chó không tha con mèo Hồ Quang Cu Ba giết giết nửa nhà nghèo Ba Đình nắng cực đá bèo Đá banh bóng lộn lèo Bành Lệ Viện heo Quả da Tập Cận Bình đeo mển mang Hồ cáo chồn cheo Cây Da Xà * Một hai ba là lính quốc gia không Cu Ba bắt cọp cha già Chẳng ma ma tú bà Hà Nội Không hội nghị Việt Tân nhát ma Cua đinh ba tịch tà kiếm chác bảy nốt nhạc khao khát Đổng Trác Chắc hôn làng * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

quang dinh
KHAO KHÁT HÔN LÀNG * Một ha ba ta là lính Việt Nam Cộng Hoà không ba khía bá đía ba xạo Cu Ba ba Phi Luật Tân Duterte đô la rúp hét Không "tiếng thét trong hố thẳm nhân gian" Trần Dân Tiên Một hai ba=Tiên thánh tiên quyền tiên huyền tiên ghiền tiền tiên ông * Một hai ba lên đường Trường Sa Tháu Chẩu cẩu Tháu Cáy Kê Gà Cứt gà Formosa Đảo Mắt Ô kê Trust Casa Cát Bà * Một hai ba con chó không tha con mèo Hồ Quang Cu Ba giết giết nửa nhà nghèo Ba Đình nắng cực đá bèo Đá banh bóng lộn lèo Bành Lệ Viện heo Quả da Tập Cận Bình đeo mển mang Hồ cáo chồn cheo Cây Da Xà * Một hai ba là lính quốc gia không Cu Ba bắt cọp cha già Chẳng ma ma tú bà Hà Nội Không hội nghị Việt Tân nhát ma Cua đinh ba tịch tà kiếm chác bảy nốt nhạc khao khát Đổng Trác Chắc hôn làng * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

quang dinh
SƠN CHẾT CĂM HỜN * Trung tá Sơn ôi trung tá Sơn Lao lung thật kí sự căm hờn Tháng ba 79 Gia Trung hận Bề hội đồng trận cộng lên cơn * Côn đò quản giáo bôi trơn côn an giám thị cô hồn Nguy sỹ quan Cùng trong thạch thất rệp sàng Toàn thân bất toại lão làng nhục hình cung Hai chân kết nối song cùm lưỡng đầu sát thủ lạnh lùng tra tấn khung * Bom bo trật tự cắc cùm cum Tiếng chày giã thịt xương bùm bùm Ta vừa lãnh đan bay ba lóng Tay chẳng kêu la bọn hổ đùm * Thân mình chưa biết họp xum đợi bầy lao quản chùm hum lệnh pháp trường Nhìn anh quân tội ễnh ương Vết thương rỉ máu dương cương không thể nhường Biệt giam đồ tể nhiễu nhương khoanh tay nhắm mắt vô thường quỷ dạ xoa * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Khoác áo chiến y *

vì không biết tên thật của họ là gì? Ngoài ra còn có ông Tam bán cháo lòng có 2 người con trai tên là Tứ và Ngũ, mà cho đến nay đã bao năm qua, tôi vẫn còn ghi ấn tượng vì tên tuổi của họ hơi pha nút số đen đỏ của hột xí ngầu…

Darren Thăng

Dân lao động sống chung quanh rạp ciné Đại Lợi nằm trên đường Thoại Ngọc Hầu (Phạm Văn Hai) đối diện nghĩa trang Thánh Minh Tương Tế không xa ngã ba Ông Tạ là bao trước thời 75, đa số gốc gác là người miền Nam. Họ sống xen kẽ trong những dãy phố nhà lầu mặt tiền của các gia đình người bắc di cư vào Nam sau năm 54, nhưng nay làm ăn đã phát đạt ra. Hàng xóm láng giềng thường gọi nhóm người miền Nam đó bằng tên mộc mạc thân thương như Bảy lé bi da, Ba Triết chuyên đào lỗ chôn người và bà Hương trầu làm bia đá mài…v.v, vì không biết tên thật của họ là gì? Ngoài ra còn có ông Tam bán cháo lòng có 2 người con trai tên là Tứ và Ngũ, mà cho đến nay đã bao năm qua, tôi vẫn còn ghi ấn tượng vì tên tuổi của họ hơi pha nút số đen đỏ của hột xí ngầu…

Gia đình ông Tam sống trong con hẻm nhỏ, đàng sau căn gác của gia đình tôi cư ngụ chừng 15 thước. Con hẻm này rất hẹp, khoảng độ 1.5 mét(hơn 5 feet) là cùng. May ra chỉ vừa đủ cho một chiếc xe ba gác đi lọt mà thôi. Đôi khi phu ba gác kéo xe dzô rồi đạp xe ra còn va chạm đụng tới đụng lui vào bức tường thành, một bên chắn ngang nghĩa địa và bên kia là nhà của ông bà nội tôi cho ở. Con hẻm này cũng là nơi tiểu tiện bừa bãi của mấy bà bán hàng rong, hay ai đó tình cờ đi chợ ông Tạ ngang qua mắc đái quá, xả đại bầu tâm sự cho nó xong việc. Ban ngày ban mặt mà mấy bà cứ tụt quần xuống túa xua, giải quyết vấn đề một cách tự nhiên như người Hà Nội vậy. Nếu có đám con nít nào nhìn trộm thì có bà nổi giận, liền đứng dậy kéo quần lên nạt nộ chúng một trận. Đôi khi đụng phải chị em ta sồn sồn tiểu bậy bị bắt gặp quê độ, bèn lấy ngón tay chỉ vào phía bên dưới bụng như biểu dương khí thế “khiêu khích” đám nhỏ. Xong xuôi nóng máu văng tục, chửi xéo chửi xiên bằng những từ ngữ lỗ mãng như: đéo mẹ hay tiên sư cha chúng mày cũng từ chỗ nầy chui ra, có gì đâu mà dòm với ngó…

Đầu năm 1970, khi gia đình tôi dọn về Sàigòn thì gia đình ông Tam đã ở trong xóm này lâu lắm rồi. Chẳng biết gia đình ông làm nghề gì để sống và không ai soi mói ai để làm gì. Tuy sinh ra và lớn lên ở miền Nam, nhưng gia đình ông lại rất nghèo. Tài sản có lẽ chỉ có một căn nhà mái tôn mục nát, chung quanh đóng ván cũ kỹ thiếu điều muốn sập. Nghe đồn trước thời ông Diệm, gia đình ông Tam là chủ mảnh đất lớn trong con hẻm cụt này. Nhưng vì bản tính người miền Nam vốn lè phè, ăn ngày nào kiếm đủ ngày đó nên dần dần bán hết ráo các mảnh đất chung quanh nhà cho người khác mở xưởng guốc, nuôi heo và lập võ đường Vô Vi Nam Việt Võ Đạo.
Ông Tam góa vợ, ở vậy sống với con cái. Ông có người con gái lớn tên là Hương đã lập gia đình ở riêng, lâu lâu mới ghé nhà thăm gia đình. Kế Hương là Tứ, Ngũ, và gái út tên là Hoa độ chừng 9 hay 10 tuổi gì đó? Hoa mất mẹ năm lên 7 hay lên 8, nên ít khi tươi cười. Đến nay, đôi khi tôi tự hỏi tại sao con gái lại đặt tên là Hương và Hoa mà không phải là Nhất và Nhị như hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị vậy?

Gia đình tôi sống trên căn gác đối diện con hẻm cụt, nên thấy rõ mọi người trong xóm nhỏ qua lại hàng ngày. Tứ, Ngũ và Hoa còn cắp sách đi học. Lúc đi học thấy họ ăn mặc áo trắng đồng phục cũng tươm tất lắm, nhưng không biết học ở đâu? Ban chiều, hai anh em phụ cha đẩy xe đi bán cháo lòng ở đầu đường cho tới xẩm tối mới về. Vào năm 1971, thấy Tứ đã cặp bồ. Cô bồ rất xinh gái, mảnh mai hay ghé nhà Tứ chơi thường xuyên và mặc áo dài trắng nên đoán cô ta thuộc con nhà gia giáo, học ở trường trung học tư thục công giáo thì phải? Năm đó, có lẽ Tứ đang học lớp Đệ Nhị (lớp 11 ngày nay). Anh ta có bồ hay mê chơi nên thi rớt Tú Tài I. Nhẩm tuổi, thì Tứ cỡ chừng 17 tuổi và sinh vào năm 1954? Nghe nói là khi bị thi rớt Tú Tài I, thì không được lên lớp Đệ Nhất(lớp 12 ngày nay) học tiếp. Không hiểu tại sao nữa, nhưng có lẽ nước ta đang trong thời kỳ chiến tranh nên chính phủ cần loại thí sinh diện nam giới để đôn quân bắt lính? Từ dạo đó không còn thấy Tứ đi học nữa. Mỗi trưa cùng cha đẩy xe đi bán cháo lòng như thường lệ. Lâu lâu, Tứ dù đi chơi với cô bạn gái nên chỉ thấy ông Tam và Ngũ đi bán mà thôi.

Nhung thien than mu do

Đầu xuân năm 1972, Tứ tình nguyện đăng lính Nhẩy Dù rồi được gởi đi thụ huấn ở quân trường Quang Trung 9 tuần lễ. Sau đó thì học khóa huấn luyện Nhẩy Dù 3 tuần lễ ở trại Hoàng hoa Thám, tọa lạc trên ngã tư Bảy Hiền hướng đi bà Quẹo, không xa xóm chúng tôi là bao. Anh hãnh diện đeo huy hiệu cánh dù thêu bằng vải đen, khâu trên nắp áo bên phải sau khi mãn khóa Nhẩy Dù căn bản. Ngẫu nhiên dịp về phép, lại trùng vào thời điểm chiến sự ở miền Nam sôi động mạnh theo cơn bão Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Tứ về chơi độ 1 tuần lễ, trong bộ quân phục hoa rừng mới toanh ủi thẳng nếp. Đầu đội nón beret đỏ trông oai lắm. Anh lái xe Honđa hay đi bộ với cô bồ lúc nào cũng mặc bộ quân phục hoa dù này. Cô bồ khoác tay anh nũng nịu ra vẻ tự hào về người yêu đẹp trai là tân binh nhẩy dù, sẵn sàng chuẩn bị ngày giờ lên điểm “đi mây về gió”. Mấy thằng con nít mặc quần thủng đít, như chúng tôi trầm trồ thấy anh le lói mà tưởng tượng cũng sẽ trở thành người lính như anh dzậy. Bố tôi chứng kiến Tứ đi qua lại trong xóm và đọc được ý nghĩ của con trai mình. Lúc nào cũng đam mê đời lính chiến nhà binh tuy còn quá trẻ. Ông vỗ vai khuyên nhủ:

– Ráng học đi con, kẻo lỡ một mai phải đi lính thì đi sĩ quan cho đỡ cực…

Trước ngày ra tiền tuyến, có người hỏi anh đã được chỉ định về tiểu đoàn nào của Sư Đoàn Nhẩy Dù chưa, thì Tứ nói là Tiểu Đoàn 1. Nhưng đến nay khi viết bài này và kiểm chứng dữ kiện, tôi cũng không biết hàng xóm nghe ra là Tiểu Đoàn 1 Nhẩy Dù dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Lê Hồng hay Tiểu Đoàn 11 Nhẩy Dù của Thiếu Tá Lê Văn Mễ nữa? (*) Rồi Tứ lên đường không vận ra Huế vào tuần thứ 3, ngày 19 tháng 6 năm 1972. Tiểu Đoàn 1 Nhẩy Dù dự cuộc hành quân Lam Sơn 72 vượt sông Mỹ Chánh, đi tái chiếm Quảng Trị đã lọt vào tay cộng sản Bắc Việt khi miền Nam bị xâm lăng vào đầu tháng 4 năm đó.

Khoảng trung tuần tháng 7 năm 1972, đang đứng trên lan cang căn gác nhỏ nhìn qua nghĩa trang Thánh Minh Tương Tế, thả hồn phiêu bạt theo tin tức chiến sự dồn dập. Bỗng thấy một chiếc xe GMC nhà binh de đít vào đầu con hẻm nhỏ. Mấy người lính nhẩy dù mang cỗ quan tài xuống và để trên 2 chân chống đứng dưới đất. Rồi phủ lá cờ vàng Ba Sọc Đỏ lên trên cỗ quan tài. Bốn người lính khênh cỗ quan tài đi dọc theo con hẻm nhỏ vào bên trong xóm. Con nít ở đâu đâu bu quanh cỗ quan tài, tò mò quan sát xem hòm của ai vậy? Gia đình ông Tam chạy ra đầu ngõ khóc lóc ỷ ôi. Có người thân lấy tay đập nhẹ vào cỗ quan tài kêu gào thảm thiết. Sao Tứ lại ra đi sớm dzậy hả cưng…Cô bạn gái của Tứ có mặt tại hiện trường níu kéo cỗ quan tài lại, không để cho lính làm nhiệm vụ của họ. Nhưng cuối cùng mấy người lính cũng mang được cỗ quan tài của Tứ vào bên trong nhà của ông Tam, làm nhà tạm để linh cữu. Lúc quan tài đi ngang qua căn gác nhà tôi, mùi tử khí bốc ra đã nặng mùi lắm rồi. Mọi người trong xóm bàng hoàng, vì không ngờ mới có hơn 3 tuần lễ mà Tứ đã ra đi một cách đột ngột. Ôi, đau đớn thay! Trận đầu cũng là trận cuối của đời người tân binh nhẩy dù.

Ngày đi, vinh hạnh khoác chiến y
Ngày về, vinh quang phủ cờ vàng

to-quoc-ghi-on-tu-si-nhay-du

Vài ngày sau, chiếc xe GMC nhà binh lại đến để đưa linh cửu người tân binh nhẩy dù xấu số, đi mai táng ở nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa. Gia đình ông Tam có mời thầy thượng tọa về nhà cúng kiến, làm lễ an táng cho người con trai theo nghi thức Phật Giáo. Cầm hình đi trước quan tài là Ngũ. Còn ông Tam, hai cô con gái và cô bạn gái của Tứ thì đi đàng sau. Đám phụ nữ con gái khóc lóc như mưa rào. Nhất là cô bạn gái bị sốc nặng, khóc đến sưng cả mắt. Bố tôi đại diện cho gia đình, đi phúng điếu để bày tỏ lòng chia buồn. Khi cỗ quan tài đi trong con hẻm nhỏ lần cuối, đôi lần bắt gặp ánh mắt của bố tôi nhìn tôi trân trân như thầm nói rằng, con thấy kết quả chưa. Trong tâm thâm không người cha nào muốn con mình đi lính cả, sợ bị chết yểu…

Hiệp Định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, trên danh nghĩa chấm dứt chiến tranh Việt Nam để người Mỹ rút quân về nước trong danh dự. Nghe tin hai miền Nam-Bắc bàn giao trao trả tù binh với nhau, làm ông Tam rộn ràng hẳn ra. Ông đi hết nhà này tới nhà kia trong xóm loan truyền rằng, Tứ chưa chết và có tên trong danh sách trao trả tù binh. Đến khi hết các đợt trao trả tù binh vào 2 tháng sau, cũng không thấy hình dáng tăm hơi của Tứ đâu cả. Nhưng mặc cho ai nói gì thì nói, riêng ông Tam vẫn tin rằng con trai của ông vẫn còn sống và đang bị cộng sản Bắc Việt cầm giữ lại bên kia bờ vĩ tuyến…

Thời gian trôi và Ngũ cũng lớn trưởng thành, thanh niên. Tên này bỏ học đi quậy phá xóm tưng bừng. Hắn cấu kết với một tên phì lũ to con lớn xác thuộc diện Việt kiều sinh sống bên Miên, bị lính Khmer của chính quyền Lon Nol cáp duồng bên xứ chùa tháp vào năm 1970. Gia đình tên này hồi hương về Việt Nam và sinh sống trong con hẻm cụt, sát bên nhà ông Tam. Hai tên này kết bè kết đảng trộm cắp, ma cô, buôn bán cần sa và hành hung đám nhỏ tụi tui tơi bời. Hở một cái là chúng bạt tai đám trẻ như ra vẻ tay anh chị vậy. Không biết ông Tam có biết chuyện Ngũ làm bậy không, nhưng chẳng thằng nào dám hó hé đi mét ông, sợ bị tên Ngũ trả thù? Đám trẻ nhỏ so sánh giữa anh Tứ và Ngũ như hai thái cực. Sao trời lỡ cất (mang) đi anh Tứ. Còn thằng em ác ôn côn đồ trời đánh thánh đâm của anh, như tên Ngũ kia lại sống mãi hở trời…

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, ông Tam cứ đinh ninh rằng xác người trong cỗ quan tài chôn ở nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa vào tháng 7 năm 1972 thuộc về người khác, không phải là Tứ. Ông cho rằng Tứ vẫn chưa chết và một ngày nào đó sẽ xuất hiện trở về lại trong con hẻm cụt ven đô Sàigòn. Riêng Ngũ và tên phì lũ to con đó, vẫn chứng nào tật nấy. Ăn trộm, hút sách, ma cô và làm những chuyện phi pháp càng lúc càng lộng hành. Vào một đêm đầu năm 1976, đám công an phường đến bắt hai tên này đi biệt tích, “mút mùa lệ thủy”. Ông Tam và cô Hoa nói là Ngũ bị bắt đi cải tạo, để trở thành người công dân tốt. Nhưng vài năm sau vẫn không thấy Ngũ trở về? Mất hai thằng con, ông Tam như người mất hồn. Ông không còn khỏe mạnh và đủ sức để nấu cháo, đẩy xe đi bán được nữa. Không biết gia đình ông sống ra sao? Hàng xóm chung quanh thấy mấy người mua sỉ cho xe ghé nhà ông Tam, chở đi một số tủ thờ đóng bằng gỗ quý để có tiền sinh sống. Ông nhớ thương Tứ mãi nên bị mát giây, lâu lâu lên cơn chửi đổng vu vơ mấy người hàng xóm. Nhiều người hiểu hoàn cảnh nên không chấp nhứt. Riêng tôi lớn lên sau ngày miền Nam mất, tin rằng Tứ đã chết. Anh ta đã đền xong nợ nước…

Tháng 5 năm 1996, tôi trở về Việt Nam một lần duy nhất vì công chuyện. Nếu không tá túc ở căn nhà cũ của ông bà nội tôi để lại, chắc không bao giờ tôi nhận ra con hẻm nhỏ năm xưa được nữa. Căn gác của gia đình tôi giờ đã cũ mục đến nỗi người em gái ở lại nhắc nhở rằng, không an toàn để anh bước lên đó đâu. Con hẻm nhỏ năm xưa, bây giờ nối dài từ đầu đường Phạm Văn Hai ra tới tận Lăng Cha Cả lận. Con hẻm này, cũng cùng tên đường Phạm Văn Hai mở rộng lớn. Xe cộ có thể lưu thông qua lại hai chiều dễ dàng. Nhiều nhà lầu được xây cất dọc theo hai bên đường. Nghĩa trang Thánh Minh Tương Tế rộng lớn thời xa xưa, nay đã trở thành chợ Phạm Văn Hai sầm uất. Nhà của ông Tam có lẽ nằm trong dự án nới rộng mặt đường? Người thân cho biết, ông Tam đã mất sau ngày tôi đi vượt biên được vài năm. Không ai còn nhắc về Ngũ và Hoa nữa. Nhìn đường lộ lớn hôm nay, chính là con hẻm cụt năm xưa mà liên tưởng đến Tứ. Tất cả như là kỷ niệm chóng qua theo dòng thời gian. Nhưng ít ra trong con hẻm cụt này, có một người trai hiên ngang đã vinh hạnh khoác áo chiến y hoa rừng của Sư Đoàn Nhẩy Dù Việt Nam Cộng Hòa một thời vang bóng…

Chú thích (*):
1) Trung Tá Lê Hồng là Lữ Đoàn Phó Lữ Đoàn 1 Nhẩy Dù Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cho đến ngày 30/4/75. Rồi cùng tất cả quân nhân di tản qua Guam. Năm 1981, ông từ Hoa Kỳ trở về Thái Lan, tham gia Kháng Chiến Hoàng Cơ Minh. Nguồn tin xác nhận nói rằng ông chết bí mật ở khu chiến Thái Lan vào tháng 4 hay tháng 5 năm 1985, dưới bí danh Đặng Quốc Hiền, trước khi 3 cuộc hành quân Đông Tiến tiến hành về Việt Nam.

2) Trung Tá Lê Văn Mễ cũng rời quê hương vào cuối tháng 4 năm 1975. Hiện đang định cư ở San Jose, California.


A Paratrooper’s Garrison Uniform

Darren Thang

The blue collar workers lived nearby the cinema Dai Loi on Thoai Ngoc Hau Street (Pham Van Hai now), across from the Catholic cemetery (Pham Van Hai Market at present) before 1975. Most of them were born and raised in South Vietnam. Their houses were located among the successful business owners that moved from North Vietnam to escape the Vietnamese Communist in 1954. People often called the South Vietnamese neighbors by their nicknames such as Mr. Seven Cross Eyed. Mr. Triet specialized on burying dead people. Mrs. Huong liked to chew betel daily. She ran a marble tomb business in the back of the cemetery. In fact, no one really knew what their real names were. Besides, the neighborhood also had Mr. Tam (Third) who cooked rice soup for a living. He had two sons and their names were Tu (Fourth) and Ngu (Fifth). Their first names were picked from dice numbers that sounded very funny and interesting. It was like gambling to me, whenever I thought about them.

Mr. Tam’s house was built behind an alley that was away from my row house about 15 m (50 feet). This alley was 1.5 m wide (approx. 5 ft). It may be just wide enough for a carrier tricycle to go through. Sometimes, a worker pulled his carrier tricycle with a full load of merchandise into the alley and pedaled a cart out when it was empty. The racks often smashed into the walls on both sides of the lane. This alley was also a place for strangers to use as bathroom when needed. Ironically, most of the strangers were women. They went to pee during the daylight without feeling any shame at all. Their action was very simple, just like the way of Hanoi’s citizens. Unfortunately, some kids in the neighborhood were curious to see their butts when they were peeing because kids had nothing else to do. Some women felt upset about that. They acted nasty by pointing fingers at their belly buttons and started cursing at the kids. Damm you! You guys also came out of here. What is your problem?

Mr. Tam lived behind this alley for a long time before my family moved into Saigon in early 1970’s. No one knew what he did for a living and they didn’t care either. Despite of being born and raised in South Vietnam, Tam’s family was considered poor. His property consisted of a broken house with rotten siding. A gossip about Tam was that he used to own a large lot in the back of this alley. Gradually, he sold most of his land to other businesses because he liked to take it easy in life. Tam was a widower and chose to stay single to raise his three young children. He also had an older daughter named Huong who was already married and lived with her own family. Huong often came home to visit her elderly father and siblings. After her was Tu (Fourth), Ngu (Fifth) and Hoa (flower). Hoa was about 9 or 10 years old at that time and had already lost her mom when she turned 7 or 8 years old. Sometimes, I wonder why Tam did not name his daughters like First and Second from dice numbers. Then, their names would be similar like Trung’s sisters.

My family’s house was located along this alley; therefore, we had seen everyone walking by everyday. We noticed that Tu, Ngu and Hoa were students. When they went to school, they were wearing neat uniforms. However, no one could tell which school they attended. After school, two brothers helped their father sell rice soup on a busy street until night time. In 1971, people saw Tu had a girlfriend. His girlfriend looked very cute and often stopped by Tu’s house to visit him. She was seen wearing white Vietnamese ao dai to school. Tu probably attended 11th grade at well. He, however, failed his final exam that would be considered a passing grade for attending 12th grade. By South Vietnam government’s law, any male student who fails to achieve his diploma I for the 11th grade would be drafted for the army. Tu probably already turned 17 years old because he may have been born in 1954. At 18 years of age young men would be required to join the army due to the war event. In the fall of 1971, Tu no longer went to school. He helped his father to sell rice soup daily instead. Sometimes, Tu didn’t go to work because he spent time with his girlfriend.

In the spring of 1972, Tu decided to enlist in Airborne Division of the Army of the Republic of Vietnam (ARVN). He was undergoing basic military training at the Quang Trung Training Center for 9 weeks. Then he attended basic airborne course at Hoang Hoa Tham Camp for 3 more weeks. The camp was located near the intersection of Bay Hien, but was not too far away from our neighbor. Tu was seen wearing a Parachutist Badge on his uniform and a red beret when he came home to visit for about 1 week after graduation. It was coincident during the event of Easter offensive in 1972. Every time Tu went out with his girlfriend, he always dressed in his Paratrooper’s garrison uniform. His girlfriend felt very proud of him too. Kids in the neighborhood who knew him well would dream to become soldiers to serve the country just like him. My dad read the idea and said to me:

– Do well in school, son. It would give you a chance to enter the national military academy of Vietnam and become an officer in the future…

Before his departure to the battlefield, someone asked him to what battalion he would be assigned. He said the 1st Battalion of Airborne Division. Since I was still young at that time, I couldn’t remember if it would be either the 1st or 11th Airborne Battalion. Major Hong Le was a commander of the 1st Airborne Battalion and Major Me Van Le was a commander of the 11th Airborne Battalion during the Easter Offensive of 1972(*). Briefly, Tu left home on June 19, 1972 for being with the 1st Airborne Battalion which was deploying to fight Viet Cong’s invasion, near the Vietnamese Demilitarized Zone (DMZ) or 17th parallel.

In the middle of July of 1972, I saw an army’s GMC truck was trying to back up into our neighborhood’s alley. Some Paratroopers then loaded a coffin down from the truck and put it on to two stands which were laid above the ground. Soldiers covered the coffin with a flag of the Republic of Vietnam. Kids elsewhere gathered in the area with curiosity and intended to find out who the casket belonged to. Tam’s family ran to the coffin site and started crying loudly. One of Tam’s relative tried to tap the coffin and said: “Why does it have to be you, Tu?” Tu’s girlfriend tried to hold the coffin back. She didn’t let the soldiers carry the coffin into Tam’s house, the place where people normally used as a temporary funeral home in Vietnam. When the coffin passed by my house, I smelled a very strong odor of a dead body. The body may have been dead for more than a week already. The neighborhood was in shock due to Tu’s sudden death. “He left home just about 3 weeks ago”, someone said. Oh, my goodness! It was his first fight and also his last. That was so sad!

When you depart, be proud to wear a soldier’s uniform
When you return, you are honored with a South Vietnam’s flag

The army’s GMC truck returned a few days later to deliver Tu’s casket for burying at the National Military Cemetery of Bien Hoa. Tam’s family members gathered to memorialize Tu’s death and the funeral services were performed in the Buddhist’s ritual. Ngu, carrying Tu’s picture, walked in the front. Tam, Tu’s two sisters and his girlfriend were following behind the coffin. Women cried so hard, especially Tu’s girlfriend who was the most in shock. My father also came for viewing and attending the funeral. He often stared at me like telling the truth about Tu’s death. It was a result of an ugly war. No one really wanted it to happen.

The Paris Peace Accords was signed on January 27, 1973, just intended for the US ending direct military involvement and pulling the troops out of Vietnam. Based on the provisions of agreement said, prisoners of war between the North and South Vietnam would be released and allowed to return home. The news made Tam feel excited. He told everyone in neighborhood about Tu still being alive. Tu may have been captured by Viet Cong near DMZ during the Easter Offensive of 1972 and he was probably on the list of prisoner exchanges. After the prisoner exchange treaty was completed within sixty days, there was no sight of Tu. However, no matter what people said, Tam had always believed that his son was still alive and was being held by Vietnamese communist in the North…

Time flies and Ngu was growing up as a young man. He dropped out of high school at the age of 15 and became part of a flash mob on the block. He hooked up with a big boy who was also living behind the alley which was next to his house. This young man and his family just moved from Cambodia, escaping the massacre of Khmers’ soldiers who were governed under the regime of Lon Nol in 1970. Ngu and his buddy got involved in several terrible things like thieves, pimps and drug dealers. They often kicked butts and punched kids in the block to prove they were tough guys. None of the kids wanted to say anything to Tam because they were afraid of Ngu. Sometimes, kids gathered together and compared both brothers’ lives to be opposite of each other. Tu was a good man and died young, while Ngu was a bad man and still alive…

After the fall of Saigon on April 30th, 1975, Tam insisted that the soldier, who was buried at the National Military Cemetery of Bien Hoa, was not Tu. He said that Tu would return home one day. In the mean time, Ngu and his buddy were still living as outlaws under the new communist’s regime. Both of them were out of control. One night, in the early of 1976, Viet Cong’s police arrived at their houses and arrested them. They were locked up for a long time and no one knew where they were. Losing two of his sons, Tam became crazy. He was not able to cook rice soup to sell any more. Some neighbors wondered what Tam did for a living. People noticed that Tam sold some of his antique furniture to support his family. Since he missed and loved Tu greatly, Tam often walked around the neighborhood and cursed everyone he saw. However, people ignored him. After growing up, I often thought about Tu and believed that he had passed away. Tu sacrificed his life for his country…

In May of 1996, I returned to Vietnam for the first and only time. I stayed at my sister’s family, who was still living in a same house which I used to live in. That house, nowadays, was very old and its balcony was not safe to stand on. A dead end alley before now has become a busy two way street and also named Pham Van Hai. The Catholic cemetery before was turned into the Pham Van Hai Market. Tam’s house may have been built for a wider street. He died a few years later after I left the country. No one mentioned about Ngu and Hoa any more. Observing Pham Van Hai Street that day, I suddenly thought about Tu very much. It all become past just like a dream yesterday. Lastly, in my memory about this old alley, we had a courageous young man who was proud to wear a Paratrooper’s garrison uniform to serve our country knowing the risks involved…

Notes(*):
1) Lieutenant Colonel Hong Le became a Vice Commander of 1st Brigade of Airborne Division (ARVN) at the end of April 30, 1975. He and his troops left for Guam after the fall of Saigon. In 1981, Hong left the United States to join the National United Front for the Freedom of Vietnam (NUFLV), under the leader Minh Co Hoang (former Vice-Admiral of ARVN). Hong Le’s death was unknown, but may have occurred in either April or May 1985 at Thai-Lao border (resistance region), under a secret named Hien Quoc Dang. He had never attempted to enter Vietnam in any 3 campaigns of Dong Tien (the East Operation).

2) Me Van Le became Lieutenant Colonel and left Vietnam on the last day of April, 1975. He now resides in San Jose, California.
http://batkhuat.net/van-khoacao-chieny.htm


Sinh Tồn chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm