Kinh Đời
Không “tu thân” sao có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”?
Trong khu mộ tại nhà thờ Westminster ở London, nước Anh có một tấm bia mộ nổi tiếng thế giới. Người ta nói, nhiều nhà lãnh đạo và những người nổi tiếng trên thế giới đều bị xúc động mạnh khi đọc dòng chữ này, có người nói đó là bài học giáo lý cuộc sống, có người nói đó là một nhân cách hướng nội. Cũng có người lại so sánh đoạn văn trên với triết lý “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Khổng Tử.
Khu mộ tại Westminster, London.
Kỳ thực, đây chỉ là tấm bia mộ rất bình thường, nó được làm bằng đá hoa cương thô ráp, hình dáng cũng rất bình thường. Xung quanh nó là những tấm bia mộ của vua Hery III đến George II và hơn hai mươi tấm bia mộ của những vị vua nước Anh trước đây, cho đến Darwin, Charles Dickens và nhiều nhân vật nổi tiếng khác. Vì thế nó trở nên bé nhỏ và không được người ta để ý tới, trên đó không có đề ngày tháng năm sinh và mất, thậm chí một lời giới thiệu về người chủ ngôi mộ này cũng không có.
Mặc dù là tấm bia mộ vô danh nhỏ bé như vậy, nhưng nó lại trở thành tấm bia mộ nổi tiếng khắp thế giới. Mọi người mỗi khi đến nhà thờ Westminster, họ có thể không tới thăm viếng những ngôi mộ của các vị vua đã từng có những chiến công hiển hách nhất thế giới, hay mộ của Dickens, Darwin và của những người nổi tiếng thế giới khác, nhưng hầu hết người ta sẽ không thể không tới chiêm ngưỡng bia mộ bình thường này. Họ đều bị ngôi mộ này làm cho xúc động mạnh mẽ. Chính xác ra, họ bị xúc động bởi những dòng chữ khắc trên tấm bia mộ này. Trên tấm bia mộ này có khắc một đoạn văn tự như sau:
“Khi tôi còn trẻ, còn tự do, trí tưởng tượng của tôi không bị giới hạn, tôi đã mơ thay đổi thế giới.
Khi tôi đã lớn hơn, khôn ngoan hơn, tôi phát hiện ra tôi sẽ không thay đổi được thế giới, vì vậy tôi rút ngắn ước mơ của mình lại và quyết định chỉ thay đổi đất nước của tôi.
Nhưng nó cũng như vậy, dường như là không thể thay đổi được. Khi tôi bước vào những năm cuối đời, trong một cố gắng cuối cùng, tôi quyết định chỉ thay đổi gia đình tôi, những người gần nhất với tôi.
Nhưng than ôi, điều này cũng là không thể. Và bây giờ, khi nằm trên giường, lúc sắp lìa đời, tôi chợt nhận ra:
Nếu như tôi bắt đầu thay đổi bản thân mình trước, lấy mình làm tấm gương thì có thể thay đổi được gia đình mình, với sự giúp đỡ, động viên của gia đình mình, tôi có thể làm điều gì đó thay đổi đất nước và biết đâu đấy, tôi thậm chí có thể làm thay đổi thế giới!”
Từ đoạn văn này, chúng ta có thể nhận thấy, để thay đổi được những điều to lớn thì nên bắt đầu thay đổi từ bản thân mình. Cũng giống như triết lý của Khổng Tử, để có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” thì hãy bắt đầu từ cái gốc là “Tu thân”.
Vậy tu thân là như thế nào?
Trong “Bát điều mục”, cuốn “Đại Học” của Khổng Tử thì “tu thân” xếp ở vị trí thứ 5. Trước “tu thân” là “Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm”. “Cách vật” và “trí tri”, có ý là tìm tòi nguyên lý của sự vật để hiểu biết đến cùng. Nó là nền tảng của “Bát mục”, là nguyên tắc lý luận và đạo đức của “tu thân”. Nghĩa là trước tiên phải biết về tiêu chuẩn đạo đức mới có thể đạt đến sự thành thật thực sự, sau đó mới có thể chính tâm, khi ý thành tâm chính thì mới có thể “tu thân”.
“Thành ý” nghĩa là không tự lừa dối mình, phải thận trọng. Khi sống với người khác phải như thế, nhưng khi sống một mình cũng phải như thế. Nội tâm phải như thế mà biểu hiện ra bên ngoài cũng phải như thế.
“Chính tâm” là dạy người ta đề phòng khuynh hướng dục vọng, cảm tình cá nhân. Con người không thể tránh được những cảm tình như giận dữ, sợ hãi, vui mừng, lo lắng, nhưng muốn đề phòng, khắc phục những dục vọng, tình cảm không chính đáng thì cần phải nỗ lực mới đạt được.
“Tu thân”, kỳ thực có ý là tu dưỡng lời nói và hành vi. “Tu thân” là nền tảng cơ bản của “bát mục”, là mục đích mà “cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm” cần đạt đến, tức là tu dưỡng cá nhân đến chỗ ngày càng hoàn thiện, cũng là yêu cầu tối cao mà «Đại học» muốn con người đạt đến. Chỉ có tu thân tốt mới có thể nói đến “tề gia”, “trị quốc”, “bình thiên hạ”.
Chương thứ 3 của cuốn “Đại học” có ghi chép: “Tự thiên tử dĩ chí vu thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bổn”, ý tứ chính là, mọi người trong thiên hạ, ai ai cũng đều lấy “tu dưỡng ngôn hành” làm cái gốc của làm người. Cái gốc nếu xảy ra vấn đề, thì không chỉ không đạt được mục đích của đời người mà còn không thể thiện độ được cuộc đời một người và khi ấy, sẽ chỉ lưu lại khó khăn, tiếc nuối và tai họa. Như vậy, bí quyết của tu thân là ở đâu?
Trong “Đại học” viết: “Sở vị tề kì gia tại tu kì thân giả”, ý nói rằng nếu muốn sửa sang cho nhà mình được chỉnh tề tốt đẹp thì trước hết phải sửa mình. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, phải tránh những cảm xúc thiên vị cá nhân có thể tạo ra sự bất công. Bởi vì khi đối đãi với người thân yêu của mình, đối đãi với những người mình kính sợ, thương xót, ghét bỏ, coi thường…người ta thường có những lời nói và hành vi thể hiện ra sự thiên lệch, bất công. Đây tựa hồ như là một hiện tượng phổ biến. Chúng ta khi đối đãi với người mình thương yêu, người mình tôn kính, người mình thương hại, người mình coi thường mà có thể bảo trì được sự công bằng, bình đẳng không?
Trong “Luận ngữ – Lý nhân”, Khổng Tử viết: “Duy nhân giả năng hảo nhân năng ác nhân”, ý nói, chỉ người có lòng nhân thì mới thương người và ghét người. Chỉ người nhân từ mới có thể làm được, quý mến người tốt và chán ghét người xấu. Hành vi của một người bình thường chính là, yêu thương người thân của mình và chán ghét kẻ đối địch với mình bởi vì họ rất khó nhìn nhận một cách khách quan xem người đó là người tốt hay người xấu.
Trong chương tiếp theo của “Đại học” lại viết: “Cố hảo nhi tri kì ác, ác nhi tri kì mĩ giả, thiên hạ tiên hĩ”, nghĩa là yêu thích ai mà thấy được chỗ xấu của người ấy, ghét bỏ ai mà thấy được chỗ tốt của người ấy, là điều hiếm có trong thiên hạ vậy. Đây thực sự là điều mà trong thiên hạ rất ít người có thể làm được. Yêu thích một người mà vẫn có thể nhìn ra khuyết điểm của người ấy, ghét bỏ một người nhưng vẫn nhìn ra được ưu điểm của người ấy. Đây vừa là phẩm chất đạo đức, vừa là tiêu chuẩn để “tu thân” của một người.
“Tu thân” cụ thể phải làm gì?
Cụ thể của việc tu thân chính là vừa phải “ước” (quy ước, ước chế, ràng buộc) giống như Khổng Tử đã viết trong Luận ngữ: “Dĩ ước thất chi giả, tiên hĩ!”, nghĩa là người nào mà có thể kìm giữ mình thì sẽ ít bị thất bại. Chỉ cần có thể ước thúc bản thân mình, thì sẽ rất ít khi phạm phải sai lầm. Chữ “ước” này chủ yếu là để chỉ dục vọng của con người. Đúng như phương pháp cụ thể mà Khổng Tử dạy Nhan Uyên: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”, nghĩa là việc trái với lễ thì chớ xem, điều không hợp với lễ thì chớ nghe, điều không hợp lễ thì chớ nói, điều không hợp lễ thì chớ làm.
“Lễ” chính là một quy tắc cộng đồng của xã hội, cũng là điều mà chúng ta cần học hỏi ở bước đầu của “cách vật, trí tri”. Vậy còn “thành ý, chính tâm” là ở giai đoạn nào? Lấy “Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã” của Khổng Tử làm ví dụ. Khổng Tử có thể bỏ hẳn bốn tật này: “vô ý” là xét việc thì đừng lấy ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; “vô tất” tức chớ quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; “vô cố” tức không cố chấp; “vô ngã” tức quên mình đi, đừng để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư). Có thể thấy, nếu làm được “ước” triệt để thì sẽ không bị cảm xúc và dục vọng cá nhân chi phối mình.
Khi Lỗ Ai Công hỏi về cụ thể của “tu thân”, Khổng Tử nói: Một là phải hư tịnh. Hai là khiêm tốn thận trọng. Ba là cung kính khiêm nhường. Bốn là trung tín. Năm là vững lòng (thấy lợi không quên nghĩa, dù phải hy sinh cả tính mạng cũng không đổi). Sáu là hiền lành cương nghị (có thể thân mà không thể bị uy hiếp, có thể gần gũi mà không thể bị ép buộc, có thể chết chứ không thể nhục). Bảy là sát thân thành nhân (theo Nhân mà làm, lấy Nghĩa mà ứng xử. Dù gặp bạo ngược cũng không thay đổi). Tám là giữ kỷ luật nghiêm túc. Chín là vì dân. Mười là “hiểu biết”, “thuần hậu”, “bất dâm”, “bất khốn”, “mộ hiền”, “bao dung”, “bỏ cứng nhắc”, “gần gũi”. Mười một là trọng hiền tài. Mười hai là khiêm nhường đãi bạn. Mười ba là giữ phẩm đức trong sáng. Mười bốn là cao thượng. Mười lăm là kết bạn theo đức. Mưới sáu là lấy nhân làm gốc.
Về phương diện khác, còn phải cố gắng làm được “vô tư”. Nếu có thể bảo trì được tâm thái “vô tư” thì mới phù hợp với tiêu chuẩn người quân tử trong suy nghĩ của Khổng Tử. Trong “Luận ngữ -Vệ Linh công”, Khổng Tử viết: “Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn”, ý nói người quân tử nhìn người là phải suy xét đến cả lời nói và việc làm, không nên vì lời hay mà tin tưởng hay một kẻ mà ta không ưa nhưng nói lời hay thì cũng cần lưu ý suy nghĩ chứ không nên bỏ qua.
Làm được “vô tư” mới có thể đạt được điều mà Khổng Tử viết trong “Luận ngữ”: “Lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiểu giả hoài chi” (Già được an vui, bạn bè tin tưởng và trẻ được vỗ về). Phải lấy năng lực cá nhân tạo phúc cho dân chúng khắp thiên hạ, đây chẳng phải là chí thiện sao? Bởi vậy, từ “tu thân” tiến tới “tề gia” và các thành quả sau đó chính là một quá trình logic và hợp lẽ, giống như “nhân” và “quả”.
An Hòa (t/h)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Không “tu thân” sao có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”?
Trong khu mộ tại nhà thờ Westminster ở London, nước Anh có một tấm bia mộ nổi tiếng thế giới. Người ta nói, nhiều nhà lãnh đạo và những người nổi tiếng trên thế giới đều bị xúc động mạnh khi đọc dòng chữ này, có người nói đó là bài học giáo lý cuộc sống, có người nói đó là một nhân cách hướng nội. Cũng có người lại so sánh đoạn văn trên với triết lý “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Khổng Tử.
Khu mộ tại Westminster, London.
Kỳ thực, đây chỉ là tấm bia mộ rất bình thường, nó được làm bằng đá hoa cương thô ráp, hình dáng cũng rất bình thường. Xung quanh nó là những tấm bia mộ của vua Hery III đến George II và hơn hai mươi tấm bia mộ của những vị vua nước Anh trước đây, cho đến Darwin, Charles Dickens và nhiều nhân vật nổi tiếng khác. Vì thế nó trở nên bé nhỏ và không được người ta để ý tới, trên đó không có đề ngày tháng năm sinh và mất, thậm chí một lời giới thiệu về người chủ ngôi mộ này cũng không có.
Mặc dù là tấm bia mộ vô danh nhỏ bé như vậy, nhưng nó lại trở thành tấm bia mộ nổi tiếng khắp thế giới. Mọi người mỗi khi đến nhà thờ Westminster, họ có thể không tới thăm viếng những ngôi mộ của các vị vua đã từng có những chiến công hiển hách nhất thế giới, hay mộ của Dickens, Darwin và của những người nổi tiếng thế giới khác, nhưng hầu hết người ta sẽ không thể không tới chiêm ngưỡng bia mộ bình thường này. Họ đều bị ngôi mộ này làm cho xúc động mạnh mẽ. Chính xác ra, họ bị xúc động bởi những dòng chữ khắc trên tấm bia mộ này. Trên tấm bia mộ này có khắc một đoạn văn tự như sau:
“Khi tôi còn trẻ, còn tự do, trí tưởng tượng của tôi không bị giới hạn, tôi đã mơ thay đổi thế giới.
Khi tôi đã lớn hơn, khôn ngoan hơn, tôi phát hiện ra tôi sẽ không thay đổi được thế giới, vì vậy tôi rút ngắn ước mơ của mình lại và quyết định chỉ thay đổi đất nước của tôi.
Nhưng nó cũng như vậy, dường như là không thể thay đổi được. Khi tôi bước vào những năm cuối đời, trong một cố gắng cuối cùng, tôi quyết định chỉ thay đổi gia đình tôi, những người gần nhất với tôi.
Nhưng than ôi, điều này cũng là không thể. Và bây giờ, khi nằm trên giường, lúc sắp lìa đời, tôi chợt nhận ra:
Nếu như tôi bắt đầu thay đổi bản thân mình trước, lấy mình làm tấm gương thì có thể thay đổi được gia đình mình, với sự giúp đỡ, động viên của gia đình mình, tôi có thể làm điều gì đó thay đổi đất nước và biết đâu đấy, tôi thậm chí có thể làm thay đổi thế giới!”
Từ đoạn văn này, chúng ta có thể nhận thấy, để thay đổi được những điều to lớn thì nên bắt đầu thay đổi từ bản thân mình. Cũng giống như triết lý của Khổng Tử, để có thể “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” thì hãy bắt đầu từ cái gốc là “Tu thân”.
Vậy tu thân là như thế nào?
Trong “Bát điều mục”, cuốn “Đại Học” của Khổng Tử thì “tu thân” xếp ở vị trí thứ 5. Trước “tu thân” là “Cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm”. “Cách vật” và “trí tri”, có ý là tìm tòi nguyên lý của sự vật để hiểu biết đến cùng. Nó là nền tảng của “Bát mục”, là nguyên tắc lý luận và đạo đức của “tu thân”. Nghĩa là trước tiên phải biết về tiêu chuẩn đạo đức mới có thể đạt đến sự thành thật thực sự, sau đó mới có thể chính tâm, khi ý thành tâm chính thì mới có thể “tu thân”.
“Thành ý” nghĩa là không tự lừa dối mình, phải thận trọng. Khi sống với người khác phải như thế, nhưng khi sống một mình cũng phải như thế. Nội tâm phải như thế mà biểu hiện ra bên ngoài cũng phải như thế.
“Chính tâm” là dạy người ta đề phòng khuynh hướng dục vọng, cảm tình cá nhân. Con người không thể tránh được những cảm tình như giận dữ, sợ hãi, vui mừng, lo lắng, nhưng muốn đề phòng, khắc phục những dục vọng, tình cảm không chính đáng thì cần phải nỗ lực mới đạt được.
“Tu thân”, kỳ thực có ý là tu dưỡng lời nói và hành vi. “Tu thân” là nền tảng cơ bản của “bát mục”, là mục đích mà “cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm” cần đạt đến, tức là tu dưỡng cá nhân đến chỗ ngày càng hoàn thiện, cũng là yêu cầu tối cao mà «Đại học» muốn con người đạt đến. Chỉ có tu thân tốt mới có thể nói đến “tề gia”, “trị quốc”, “bình thiên hạ”.
Chương thứ 3 của cuốn “Đại học” có ghi chép: “Tự thiên tử dĩ chí vu thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bổn”, ý tứ chính là, mọi người trong thiên hạ, ai ai cũng đều lấy “tu dưỡng ngôn hành” làm cái gốc của làm người. Cái gốc nếu xảy ra vấn đề, thì không chỉ không đạt được mục đích của đời người mà còn không thể thiện độ được cuộc đời một người và khi ấy, sẽ chỉ lưu lại khó khăn, tiếc nuối và tai họa. Như vậy, bí quyết của tu thân là ở đâu?
Trong “Đại học” viết: “Sở vị tề kì gia tại tu kì thân giả”, ý nói rằng nếu muốn sửa sang cho nhà mình được chỉnh tề tốt đẹp thì trước hết phải sửa mình. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, phải tránh những cảm xúc thiên vị cá nhân có thể tạo ra sự bất công. Bởi vì khi đối đãi với người thân yêu của mình, đối đãi với những người mình kính sợ, thương xót, ghét bỏ, coi thường…người ta thường có những lời nói và hành vi thể hiện ra sự thiên lệch, bất công. Đây tựa hồ như là một hiện tượng phổ biến. Chúng ta khi đối đãi với người mình thương yêu, người mình tôn kính, người mình thương hại, người mình coi thường mà có thể bảo trì được sự công bằng, bình đẳng không?
Trong “Luận ngữ – Lý nhân”, Khổng Tử viết: “Duy nhân giả năng hảo nhân năng ác nhân”, ý nói, chỉ người có lòng nhân thì mới thương người và ghét người. Chỉ người nhân từ mới có thể làm được, quý mến người tốt và chán ghét người xấu. Hành vi của một người bình thường chính là, yêu thương người thân của mình và chán ghét kẻ đối địch với mình bởi vì họ rất khó nhìn nhận một cách khách quan xem người đó là người tốt hay người xấu.
Trong chương tiếp theo của “Đại học” lại viết: “Cố hảo nhi tri kì ác, ác nhi tri kì mĩ giả, thiên hạ tiên hĩ”, nghĩa là yêu thích ai mà thấy được chỗ xấu của người ấy, ghét bỏ ai mà thấy được chỗ tốt của người ấy, là điều hiếm có trong thiên hạ vậy. Đây thực sự là điều mà trong thiên hạ rất ít người có thể làm được. Yêu thích một người mà vẫn có thể nhìn ra khuyết điểm của người ấy, ghét bỏ một người nhưng vẫn nhìn ra được ưu điểm của người ấy. Đây vừa là phẩm chất đạo đức, vừa là tiêu chuẩn để “tu thân” của một người.
“Tu thân” cụ thể phải làm gì?
Cụ thể của việc tu thân chính là vừa phải “ước” (quy ước, ước chế, ràng buộc) giống như Khổng Tử đã viết trong Luận ngữ: “Dĩ ước thất chi giả, tiên hĩ!”, nghĩa là người nào mà có thể kìm giữ mình thì sẽ ít bị thất bại. Chỉ cần có thể ước thúc bản thân mình, thì sẽ rất ít khi phạm phải sai lầm. Chữ “ước” này chủ yếu là để chỉ dục vọng của con người. Đúng như phương pháp cụ thể mà Khổng Tử dạy Nhan Uyên: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”, nghĩa là việc trái với lễ thì chớ xem, điều không hợp với lễ thì chớ nghe, điều không hợp lễ thì chớ nói, điều không hợp lễ thì chớ làm.
“Lễ” chính là một quy tắc cộng đồng của xã hội, cũng là điều mà chúng ta cần học hỏi ở bước đầu của “cách vật, trí tri”. Vậy còn “thành ý, chính tâm” là ở giai đoạn nào? Lấy “Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã” của Khổng Tử làm ví dụ. Khổng Tử có thể bỏ hẳn bốn tật này: “vô ý” là xét việc thì đừng lấy ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; “vô tất” tức chớ quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; “vô cố” tức không cố chấp; “vô ngã” tức quên mình đi, đừng để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư). Có thể thấy, nếu làm được “ước” triệt để thì sẽ không bị cảm xúc và dục vọng cá nhân chi phối mình.
Khi Lỗ Ai Công hỏi về cụ thể của “tu thân”, Khổng Tử nói: Một là phải hư tịnh. Hai là khiêm tốn thận trọng. Ba là cung kính khiêm nhường. Bốn là trung tín. Năm là vững lòng (thấy lợi không quên nghĩa, dù phải hy sinh cả tính mạng cũng không đổi). Sáu là hiền lành cương nghị (có thể thân mà không thể bị uy hiếp, có thể gần gũi mà không thể bị ép buộc, có thể chết chứ không thể nhục). Bảy là sát thân thành nhân (theo Nhân mà làm, lấy Nghĩa mà ứng xử. Dù gặp bạo ngược cũng không thay đổi). Tám là giữ kỷ luật nghiêm túc. Chín là vì dân. Mười là “hiểu biết”, “thuần hậu”, “bất dâm”, “bất khốn”, “mộ hiền”, “bao dung”, “bỏ cứng nhắc”, “gần gũi”. Mười một là trọng hiền tài. Mười hai là khiêm nhường đãi bạn. Mười ba là giữ phẩm đức trong sáng. Mười bốn là cao thượng. Mười lăm là kết bạn theo đức. Mưới sáu là lấy nhân làm gốc.
Về phương diện khác, còn phải cố gắng làm được “vô tư”. Nếu có thể bảo trì được tâm thái “vô tư” thì mới phù hợp với tiêu chuẩn người quân tử trong suy nghĩ của Khổng Tử. Trong “Luận ngữ -Vệ Linh công”, Khổng Tử viết: “Quân tử bất dĩ ngôn cử nhân, bất dĩ nhân phế ngôn”, ý nói người quân tử nhìn người là phải suy xét đến cả lời nói và việc làm, không nên vì lời hay mà tin tưởng hay một kẻ mà ta không ưa nhưng nói lời hay thì cũng cần lưu ý suy nghĩ chứ không nên bỏ qua.
Làm được “vô tư” mới có thể đạt được điều mà Khổng Tử viết trong “Luận ngữ”: “Lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiểu giả hoài chi” (Già được an vui, bạn bè tin tưởng và trẻ được vỗ về). Phải lấy năng lực cá nhân tạo phúc cho dân chúng khắp thiên hạ, đây chẳng phải là chí thiện sao? Bởi vậy, từ “tu thân” tiến tới “tề gia” và các thành quả sau đó chính là một quá trình logic và hợp lẽ, giống như “nhân” và “quả”.
An Hòa (t/h)