Kinh Khổ
"Không Phàn Nàn" -Huy Phương. ( Trần Văn Giang ghi lại )
Khi người ta bất như ý, người ta có thói quen oán Trời trách Đất
Cha và Con gái người El Savador
chết đuối ở biên giới Mễ-Texas
*
Trong
đời sống, đã biết bao lần chúng ta phàn nàn. Buổi sáng đi làm kẹt xe.
Đến sở gặp đồng nghiệp ăn nói vô duyên, mất lòng. Ông chủ mặt mày khó
chịu, gắt gỏng. Về nhà vợ than phiền chuyện cơm áo. Con cãi lời, hỗn
láo. Cánh tay đau nhức khó ngủ.
Nói chung “hữu thân thì hữu khổ.”
Nhưng khi còn có việc làm, thì mới có đồng nghiệp, có ông chủ, còn có
xe để bị kẹt, còn có vợ để nghe mè nheo, còn có con để chê là nghịch tử,
còn có cánh tay để đau nhức. Trên đời này rất nhiều người không có gì,
kể cả hai cánh tay, và sự thật là có người bất hạnh, không có luôn cả
hai chân nữa.
Ít
người cho mình có một đời sống hạnh phúc hoàn toàn. Không bất mãn
chuyện này thì cũng khổ vì chuyện kia. Mỗi cuộc đời có bao nhiêu chuyện
bất như ý, mỗi ngày có bao nhiêu giờ phút bực mình, đáng cho ta phàn
nàn, than vãn!
Anh
họ tôi có con trai sợ vợ, để vợ lấn lướt tìm cách đuổi cha mẹ chồng ra
khỏi nhà, mà không có được một phản ứng gì. Tuy không đến nỗi lâm thảm
cảnh của người vô gia cư, nhưng vợ chồng anh thất vọng, buồn bã đến nỗi
mang chứng trầm uất, nhiều khi tỏ thái độ không thiết tha đến cuộc sống
nữa. Ví như, trường hợp của một gia đình khác, đứa con trai ngay từ hồi
còn bé bị té từ trên giường cao hai tầng xuống, tổn thương não bộ, phải
sống đời thực vật từ nhỏ đến nay đã gần 40 tuổi, khổ đau là chừng nào.
Trong khi anh chỉ có một thằng con bất hiếu, sợ vợ, nhưng anh cũng có
khả năng thuê được nhà ở, có chiếc xe đi, lại còn có chị bên cạnh trong
tuổi già, cuộc đời đâu đến nỗi bi đát.
Ông
bạn già tôi, hơn ba mươi năm về trước, gửi đứa con trai vị thành niên,
theo một người bạn đi vượt biên. Sang đến đảo, người bạn đổi tên đổi họ
con anh, nhận là con mình. Khi gia đình anh sang định cư tại Mỹ, thì con
anh đã lớn, tốt nghiệp đại học, nhưng đã trở thành đứa con của một gia
đình khác, xem người đưa mình vượt biển là mẹ và cũng không còn biết
người bạn tôi là ai. Vợ chồng người bạn tôi coi đây là một biến cố lớn
lao trong đời, canh cánh bên lòng mỗi khi nghĩ đến chuyện mất con, đứa
con mình đã tốn công sinh dưỡng, bây giờ xem mình như là những người xa
lạ. Thật ra thì, bạn tôi không hề mất con, đứa con mình sinh ra, vẫn còn
đó, mạnh khỏe, bình an, thành đạt, có một mái gia đình êm ấm. Có khác
chăng là quan niệm “con tôi,” “vật sở hữu của tôi” nay vì nó thuộc về
người khác, nên nó làm cho tôi đau khổ.
Tôi
nhắc lại một chuyện cũ, vợ chồng ông bạn tôi sang Mỹ, nhà có mỗi hai cô
con gái thì lớn lên, một cô lấy chồng Mỹ, một cô lấy chồng Trung Đông.
Bạn tôi có hai ông rể giỏi giang, những đứa cháu xinh dẹp, dễ thương,
nhưng lòng luôn luôn phiền muộn, thường mỗi khi nói đến chuyện con cái,
gia đình, thì y như là khơi lại mối thương tâm, khiến bạn tôi không vui,
tỏ ra bất mãn với hoàn cảnh. Rất nhiều gia đình sau Tháng Tư năm 1975
có con gái mất tích giữa đại dương ngày vượt biển, phải chi được đổi lấy
một hoàn cảnh của người bạn kia, thì gia đình họ sẽ vui sướng hạnh phúc
bao nhiêu!
Em
tôi sang Mỹ chậm, con cái không có cơ hội và cũng thiếu may mắn trong
chuyện học hành, lớn lên, đứa thì làm công nhân hãng xưởng, đứa thì bưng
phở trong nhà hàng, đứa thì chạy xe hàng xuyên tiểu bang. Nhìn quanh
bạn bè, con ai cũng thành đạt, ông em sinh ra tự ti mặc cảm, tránh xa
thiên hạ, không muốn giao thiệp với ai, không muốn nói đến chuyện gia
đình. Những đứa con gia đình này, không có tội lỗi gì, cũng không cần
phải mang mặc cảm như bố. Bao nhiêu người chết sông, chết biển, mình
mang được cả gia đình trọn vẹn sang đây, ai cũng có công ăn việc làm ổn
định, sống lương thiện, không vướng trộm cắp, ma túy. Bao nhiêu người mơ
ước có cuộc đời như mình mà không được.
Có
ông bạn gặp bà vợ lắm điều, không hợp ý, ông vò đầu bứt tai than khổ,
tưởng như đang sống dưới mấy tầng địa ngục. Nghĩ lại, có người vợ mất
sớm, thân già vò võ một mình, quạnh hiu biết chừng nào. Có người thì vợ
đau yếu, vào ra bệnh viện, thập tử nhất sinh, giờ lại phải vào nhà dưỡng
lão, ông phải vất vả vào ra hàng ngày. Còn có vợ bên mình, không còn
ngọt bùi như thời xuân sắc, nay dù có điều bất như ý, thì cũng còn có
nhau, bao nhiêu người mơ ước cảnh đời này mà không được.
Khi người ta bất như ý, người ta có thói quen oán Trời trách Đất:
- “Trời ơi sao tôi khổ thế này?”
- “Sao Ông Trời bất công quá vậy!”
- “Thật là Ông Trời không có con mắt!”
- “Ông Trời ơi, xuống mà coi nè!”
Cam
chịu bình thản, thì người theo đạo Phật tin vào Nhân Quả và cái Nghiệp.
Đời này thấy mình sao thì biết kiếp trước mình ăn ở làm vậy! Người Công
Giáo thì tin đã có Chúa an bài, là do ý Chúa, chết cũng là do Chúa gọi
về!
Người
bình dân thường đổ cho tại cái số, giàu nghèo, no đói, sướng khổ đều do
số Trời định, khi đã được Nam Tào, Bắc Đẩu ghi sổ rồi, thì “có chạy Trời cũng không khỏi,” cứ an phận thủ thường, ung dung tự tại mà sống!
Xin
kể một chuyện bên Tàu. Đức Khổng Tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vinh
Khải Kỳ ngao du ngoài đồng, mặc áo cừu, thắt lưng dây, tay gảy đàn cầm
vừa đi vừa hát. Đức Khổng Tử hỏi:
“Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ như thế?”
Ông Vinh Khải Kỳ nói:
“Trời
sinh muôn vật, loài người quý nhất mà ta được làm người. Trong loài
người đàn ông quý hơn đàn bà mà ta được làm đàn ông. Người ta sinh ra
có đui què, non yểu mà ta hoàn toàn khỏe mạnh, nay đã chín mươi tuổi. Đó
là ba điều đáng vui, có gì mà phải lo buồn.”
Lại
xin kể một chuyện bên Tây. Từ đầu năm đến nay, hàng chục người đã
thiệt mạng khi tìm cách vượt qua sông Rio Grande, nơi mực nước dâng lên
cao nhất trong 20 năm qua, để tìm cách đến Mỹ.
Đoàn “Caravan di cư” bất hợp pháp hơn 7,000 người áp sát biên giới Mỹ. Trạm biên phòng Del Rio ở Texas
hôm tuần qua đã báo cáo, chỉ từ Tháng Sáu tới nay họ bắt giữ hơn 1,000
người Haiti. Mới đây lại thêm một bức ảnh chấn động lương tâm thế giới
ghi lại cảnh tượng một người cha và con gái người El Salvador bị chết đuối, nằm úp mặt xuống nước tại bờ sông Rio Grande
ở biên giới Mỹ – Mexico khi tìm cách bơi qua sông. Họ là những người
đang tìm cách đến Mỹ và hy vọng sống được trên đất Mỹ, như chúng ta.
Liệu chúng ta có nên phàn nàn nữa không?
Huy Phương
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
"Không Phàn Nàn" -Huy Phương. ( Trần Văn Giang ghi lại )
Khi người ta bất như ý, người ta có thói quen oán Trời trách Đất
Cha và Con gái người El Savador
chết đuối ở biên giới Mễ-Texas
*
Trong
đời sống, đã biết bao lần chúng ta phàn nàn. Buổi sáng đi làm kẹt xe.
Đến sở gặp đồng nghiệp ăn nói vô duyên, mất lòng. Ông chủ mặt mày khó
chịu, gắt gỏng. Về nhà vợ than phiền chuyện cơm áo. Con cãi lời, hỗn
láo. Cánh tay đau nhức khó ngủ.
Nói chung “hữu thân thì hữu khổ.”
Nhưng khi còn có việc làm, thì mới có đồng nghiệp, có ông chủ, còn có
xe để bị kẹt, còn có vợ để nghe mè nheo, còn có con để chê là nghịch tử,
còn có cánh tay để đau nhức. Trên đời này rất nhiều người không có gì,
kể cả hai cánh tay, và sự thật là có người bất hạnh, không có luôn cả
hai chân nữa.
Ít
người cho mình có một đời sống hạnh phúc hoàn toàn. Không bất mãn
chuyện này thì cũng khổ vì chuyện kia. Mỗi cuộc đời có bao nhiêu chuyện
bất như ý, mỗi ngày có bao nhiêu giờ phút bực mình, đáng cho ta phàn
nàn, than vãn!
Anh
họ tôi có con trai sợ vợ, để vợ lấn lướt tìm cách đuổi cha mẹ chồng ra
khỏi nhà, mà không có được một phản ứng gì. Tuy không đến nỗi lâm thảm
cảnh của người vô gia cư, nhưng vợ chồng anh thất vọng, buồn bã đến nỗi
mang chứng trầm uất, nhiều khi tỏ thái độ không thiết tha đến cuộc sống
nữa. Ví như, trường hợp của một gia đình khác, đứa con trai ngay từ hồi
còn bé bị té từ trên giường cao hai tầng xuống, tổn thương não bộ, phải
sống đời thực vật từ nhỏ đến nay đã gần 40 tuổi, khổ đau là chừng nào.
Trong khi anh chỉ có một thằng con bất hiếu, sợ vợ, nhưng anh cũng có
khả năng thuê được nhà ở, có chiếc xe đi, lại còn có chị bên cạnh trong
tuổi già, cuộc đời đâu đến nỗi bi đát.
Ông
bạn già tôi, hơn ba mươi năm về trước, gửi đứa con trai vị thành niên,
theo một người bạn đi vượt biên. Sang đến đảo, người bạn đổi tên đổi họ
con anh, nhận là con mình. Khi gia đình anh sang định cư tại Mỹ, thì con
anh đã lớn, tốt nghiệp đại học, nhưng đã trở thành đứa con của một gia
đình khác, xem người đưa mình vượt biển là mẹ và cũng không còn biết
người bạn tôi là ai. Vợ chồng người bạn tôi coi đây là một biến cố lớn
lao trong đời, canh cánh bên lòng mỗi khi nghĩ đến chuyện mất con, đứa
con mình đã tốn công sinh dưỡng, bây giờ xem mình như là những người xa
lạ. Thật ra thì, bạn tôi không hề mất con, đứa con mình sinh ra, vẫn còn
đó, mạnh khỏe, bình an, thành đạt, có một mái gia đình êm ấm. Có khác
chăng là quan niệm “con tôi,” “vật sở hữu của tôi” nay vì nó thuộc về
người khác, nên nó làm cho tôi đau khổ.
Tôi
nhắc lại một chuyện cũ, vợ chồng ông bạn tôi sang Mỹ, nhà có mỗi hai cô
con gái thì lớn lên, một cô lấy chồng Mỹ, một cô lấy chồng Trung Đông.
Bạn tôi có hai ông rể giỏi giang, những đứa cháu xinh dẹp, dễ thương,
nhưng lòng luôn luôn phiền muộn, thường mỗi khi nói đến chuyện con cái,
gia đình, thì y như là khơi lại mối thương tâm, khiến bạn tôi không vui,
tỏ ra bất mãn với hoàn cảnh. Rất nhiều gia đình sau Tháng Tư năm 1975
có con gái mất tích giữa đại dương ngày vượt biển, phải chi được đổi lấy
một hoàn cảnh của người bạn kia, thì gia đình họ sẽ vui sướng hạnh phúc
bao nhiêu!
Em
tôi sang Mỹ chậm, con cái không có cơ hội và cũng thiếu may mắn trong
chuyện học hành, lớn lên, đứa thì làm công nhân hãng xưởng, đứa thì bưng
phở trong nhà hàng, đứa thì chạy xe hàng xuyên tiểu bang. Nhìn quanh
bạn bè, con ai cũng thành đạt, ông em sinh ra tự ti mặc cảm, tránh xa
thiên hạ, không muốn giao thiệp với ai, không muốn nói đến chuyện gia
đình. Những đứa con gia đình này, không có tội lỗi gì, cũng không cần
phải mang mặc cảm như bố. Bao nhiêu người chết sông, chết biển, mình
mang được cả gia đình trọn vẹn sang đây, ai cũng có công ăn việc làm ổn
định, sống lương thiện, không vướng trộm cắp, ma túy. Bao nhiêu người mơ
ước có cuộc đời như mình mà không được.
Có
ông bạn gặp bà vợ lắm điều, không hợp ý, ông vò đầu bứt tai than khổ,
tưởng như đang sống dưới mấy tầng địa ngục. Nghĩ lại, có người vợ mất
sớm, thân già vò võ một mình, quạnh hiu biết chừng nào. Có người thì vợ
đau yếu, vào ra bệnh viện, thập tử nhất sinh, giờ lại phải vào nhà dưỡng
lão, ông phải vất vả vào ra hàng ngày. Còn có vợ bên mình, không còn
ngọt bùi như thời xuân sắc, nay dù có điều bất như ý, thì cũng còn có
nhau, bao nhiêu người mơ ước cảnh đời này mà không được.
Khi người ta bất như ý, người ta có thói quen oán Trời trách Đất:
- “Trời ơi sao tôi khổ thế này?”
- “Sao Ông Trời bất công quá vậy!”
- “Thật là Ông Trời không có con mắt!”
- “Ông Trời ơi, xuống mà coi nè!”
Cam
chịu bình thản, thì người theo đạo Phật tin vào Nhân Quả và cái Nghiệp.
Đời này thấy mình sao thì biết kiếp trước mình ăn ở làm vậy! Người Công
Giáo thì tin đã có Chúa an bài, là do ý Chúa, chết cũng là do Chúa gọi
về!
Người
bình dân thường đổ cho tại cái số, giàu nghèo, no đói, sướng khổ đều do
số Trời định, khi đã được Nam Tào, Bắc Đẩu ghi sổ rồi, thì “có chạy Trời cũng không khỏi,” cứ an phận thủ thường, ung dung tự tại mà sống!
Xin
kể một chuyện bên Tàu. Đức Khổng Tử đi chơi núi Thái Sơn, gặp ông Vinh
Khải Kỳ ngao du ngoài đồng, mặc áo cừu, thắt lưng dây, tay gảy đàn cầm
vừa đi vừa hát. Đức Khổng Tử hỏi:
“Tiên sinh làm thế nào mà thường vui vẻ như thế?”
Ông Vinh Khải Kỳ nói:
“Trời
sinh muôn vật, loài người quý nhất mà ta được làm người. Trong loài
người đàn ông quý hơn đàn bà mà ta được làm đàn ông. Người ta sinh ra
có đui què, non yểu mà ta hoàn toàn khỏe mạnh, nay đã chín mươi tuổi. Đó
là ba điều đáng vui, có gì mà phải lo buồn.”
Lại
xin kể một chuyện bên Tây. Từ đầu năm đến nay, hàng chục người đã
thiệt mạng khi tìm cách vượt qua sông Rio Grande, nơi mực nước dâng lên
cao nhất trong 20 năm qua, để tìm cách đến Mỹ.
Đoàn “Caravan di cư” bất hợp pháp hơn 7,000 người áp sát biên giới Mỹ. Trạm biên phòng Del Rio ở Texas
hôm tuần qua đã báo cáo, chỉ từ Tháng Sáu tới nay họ bắt giữ hơn 1,000
người Haiti. Mới đây lại thêm một bức ảnh chấn động lương tâm thế giới
ghi lại cảnh tượng một người cha và con gái người El Salvador bị chết đuối, nằm úp mặt xuống nước tại bờ sông Rio Grande
ở biên giới Mỹ – Mexico khi tìm cách bơi qua sông. Họ là những người
đang tìm cách đến Mỹ và hy vọng sống được trên đất Mỹ, như chúng ta.
Liệu chúng ta có nên phàn nàn nữa không?
Huy Phương
Trần Văn Giang (ghi lại)