Di Sản Hồ Chí Minh
'Không có toa-lét thì không có cô dâu'
Tờ Christian Science Monitor (Người giám sát khoa học Thiên chúa giáo) đưa top 10 quốc gia có nhiều “quận công” nhất của thế giới:
10/ Niger: theo WHO, 4 trong 5 người Niger đi ỉa đồng. 9/ Brazil: khoảng 13 triệu người Brazil đi ỉa ngoài trời (WHO), mặc dù chỉ chiếm 7% dân số nhưng Brazil là một nước công nghiệp phát triển nên con số này cũng làm nhiều người ngạc nhiên. 8/ Nepal: quốc gia dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ và là danh thắng số 1 của thế giới có 52% dân số, tức 29 triệu. 7/ Sudan: 17 triệu, tức 41% dân số. 6/ Nigeria có 33 triệu người trong số 151 triệu người sống ở nước đông dân nhất châu Phi này. 5/ Pakistan: có 48 trong số 177 triệu người. 4/ Ethiopia: 49 triệu tức có 7 trong số 10 người sống ở nông thôn nước này không dùng hố xí trong nhà và cho đến nay, mới chỉ có 12% số dân có hố xí hợp vệ sinh. 3/ Trung Quốc: có 50 triệu người làm “quận công”, chỉ chiếm có 4% số dân. Do đời sống khấm khá hơn cho nên hàng năm có 19 triệu người mua bệ xí tự hoại, nhiều gấp đôi Mỹ ( theo Los Angeles Times). Trung Quốc là một trong số ít quốc gia có người sống ở thành thị đi ỉa ngoài (6%) nhiều hơn ở nông thôn (2%). 2/ Indonesia: 58 triệu người (26%) không dùng toa-let. 1/ Ấn Độ: 636 triệu người (54%) sống trong quốc gia có dân số đông thứ hai thế giới đi ỉa ngoài trời. Phóng viên tờ C.S Monitor cho biết vào năm ngoái tình hình này đã gây căng thẳng đến mức tại một số bang, nhiều cô dâu đã tuyên bố: “Không có toa-lét thì không có cô dâu”. Xin mời xem lại phim được giải Oscar Triệu phú ổ chuột sẽ thấy cảnh hố xí kinh hoàng ở một thành phố Ấn Độ.
Cái hố xí tự hoại vệ sinh có lẽ được người Pháp đưa sang. Còn trước đây, trong ngôn ngữ người Việt, đi ị hay nói văn vẻ là đại tiện thường được gọi là “đi đồng”, “đi ngoài” (go outdoor), có thể có cái hố gì đó bên ngoài nhưng phần chắc là “một chỗ trống” khuất mắt mà thôi. Cánh đồng là nơi thoáng mát nên hầu hết người Việt trước đây đều ra đồng để giải tỏa. Không những thế mà họ còn “nghiện”, “nhất quận công nhì ỉa đồng”. Không xấu hổ, không ai chê cười ai, không ai làm khó cho ai.
Hầu hết người sống trong nội thành Hà Nội đều có hố xí tự hoại hợp vệ sinh. Nhưng nói không sai, người Hà Nội thanh lịch hiện nay vẫn đi ỉa đồng! Vì hàng triệu cái hố xí ấy sạch sẽ, thơm tho nhưng lại đổ vào cái bể phốt mênh mông là sông Tô Lịch. Con sông 15 cây số chở qua chở lại một dung dịch đặc sệt, đen ngòm, hôi thối không kém gì hố xí hai ngăn trong lòng Hà Nội. Dòng nước ấy là chất thải chưa được xử lý của mấy triệu người dân nội thành.
Anh hùng môi trường, người đang ở đâu?
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
'Không có toa-lét thì không có cô dâu'
Tờ Christian Science Monitor (Người giám sát khoa học Thiên chúa giáo) đưa top 10 quốc gia có nhiều “quận công” nhất của thế giới:
10/ Niger: theo WHO, 4 trong 5 người Niger đi ỉa đồng. 9/ Brazil: khoảng 13 triệu người Brazil đi ỉa ngoài trời (WHO), mặc dù chỉ chiếm 7% dân số nhưng Brazil là một nước công nghiệp phát triển nên con số này cũng làm nhiều người ngạc nhiên. 8/ Nepal: quốc gia dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ và là danh thắng số 1 của thế giới có 52% dân số, tức 29 triệu. 7/ Sudan: 17 triệu, tức 41% dân số. 6/ Nigeria có 33 triệu người trong số 151 triệu người sống ở nước đông dân nhất châu Phi này. 5/ Pakistan: có 48 trong số 177 triệu người. 4/ Ethiopia: 49 triệu tức có 7 trong số 10 người sống ở nông thôn nước này không dùng hố xí trong nhà và cho đến nay, mới chỉ có 12% số dân có hố xí hợp vệ sinh. 3/ Trung Quốc: có 50 triệu người làm “quận công”, chỉ chiếm có 4% số dân. Do đời sống khấm khá hơn cho nên hàng năm có 19 triệu người mua bệ xí tự hoại, nhiều gấp đôi Mỹ ( theo Los Angeles Times). Trung Quốc là một trong số ít quốc gia có người sống ở thành thị đi ỉa ngoài (6%) nhiều hơn ở nông thôn (2%). 2/ Indonesia: 58 triệu người (26%) không dùng toa-let. 1/ Ấn Độ: 636 triệu người (54%) sống trong quốc gia có dân số đông thứ hai thế giới đi ỉa ngoài trời. Phóng viên tờ C.S Monitor cho biết vào năm ngoái tình hình này đã gây căng thẳng đến mức tại một số bang, nhiều cô dâu đã tuyên bố: “Không có toa-lét thì không có cô dâu”. Xin mời xem lại phim được giải Oscar Triệu phú ổ chuột sẽ thấy cảnh hố xí kinh hoàng ở một thành phố Ấn Độ.
Cái hố xí tự hoại vệ sinh có lẽ được người Pháp đưa sang. Còn trước đây, trong ngôn ngữ người Việt, đi ị hay nói văn vẻ là đại tiện thường được gọi là “đi đồng”, “đi ngoài” (go outdoor), có thể có cái hố gì đó bên ngoài nhưng phần chắc là “một chỗ trống” khuất mắt mà thôi. Cánh đồng là nơi thoáng mát nên hầu hết người Việt trước đây đều ra đồng để giải tỏa. Không những thế mà họ còn “nghiện”, “nhất quận công nhì ỉa đồng”. Không xấu hổ, không ai chê cười ai, không ai làm khó cho ai.
Hầu hết người sống trong nội thành Hà Nội đều có hố xí tự hoại hợp vệ sinh. Nhưng nói không sai, người Hà Nội thanh lịch hiện nay vẫn đi ỉa đồng! Vì hàng triệu cái hố xí ấy sạch sẽ, thơm tho nhưng lại đổ vào cái bể phốt mênh mông là sông Tô Lịch. Con sông 15 cây số chở qua chở lại một dung dịch đặc sệt, đen ngòm, hôi thối không kém gì hố xí hai ngăn trong lòng Hà Nội. Dòng nước ấy là chất thải chưa được xử lý của mấy triệu người dân nội thành.
Anh hùng môi trường, người đang ở đâu?