Nhân Vật
Không phải chuyện Tướng Giáp
Mấy hôm nay ngày nào lên mạng cũng thấy đầy tin về Tướng Giáp. Ông tài như thế nào, đánh trận ngày xưa ra sao, có biết bao người đang thương khóc ông, v. v. Tôi cứ có cảm giác như các báo, đài trong nước đang cùng nhau “lên đồng” làm lễ điếu. Ngoài này còn có bài “Người Trung Quốc nhớ gì về Tướng Giáp”.
Tôi cần phải thành thật thú nhận rằng, ý nghĩ đầu tiên loé lên trong đầu tôi sau khi đọc tựa đề của bài viết là: who cares!
Tôi không quan tâm nhiều về cái chết của ông Giáp. Càng không quan tâm đến dân Trung Quốc họ nghĩ gì về ông. Vì tôi nghĩ, cho dù Võ Nguyên Giáp có là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử quân sự thế giới, là người có công chỉ huy đánh đuổi được thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam, thì ông vẫn mãi mãi là một người trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng một phần vì những đóng góp của ông mà hiện nay từ Nam ra Bắc tất thảy đều do Đảng Cộng sản quyết định. Thích thì họ cho lên chức, hưởng bổng lộc. Không thích thì họ cho vào tù.
Không một ai có quyền thách thức họ.
Từ một doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức với bản án 16 năm tù. Cho đến mới đây nhất là luật sư Lê Quốc Quân với bản án 30 tháng tù cộng thêm gần $100,000 đô Mỹ tiền phạt. Không như những lần trước Đảng chỉ bắt bỏ vào tù, kể từ đây về sau họ sẽ làm cho gia đình bạn phải khánh kiệt để ngay cả sau khi mãn hạn tù, bạn và cả gia đình bạn sẽ không thể nào ngóc đầu lên nổi.
Thâm tâm tôi không quan tâm đến ông Giáp là vì thế. Ngược lại, tôi rất quan tâm đến thế hệ trẻ ở Việt Nam. Họ là những ai, đang làm gì, đang có ước mơ gì cho tương lai của chính mình, cho nòi giống?
Và không như một số nhận định tôi đọc được trước đây, tôi thấy ngày càng có nhiều người Việt trẻ tuổi có lòng, có học, dám nói và dám đứng lên tranh đấu đòi lại những quyền con người căn bản của chính bản thân họ.
Tôi đặc biệt muốn nhắc đến một số thông tin trên mạng trong những ngày gần đây liên quan đến việc một số thanh thiếu niên trẻ sau khi tham gia một khoá học về xã hội dân sự ở Philippines đã bị bắt ngay sau khi đáp xuống phi trường Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Theo tin mới nhất của các đài VOA, RFA, Dân Làm Báo… đã có thêm 3 người nữa bị bắt mà trong đó có một bạn trẻ tên Trương Quỳnh Như, 23 tuổi, đến từ Sài Gòn. Trong một lá thư được đăng trên trang Facebook của anh Peter Lam Bui, Như đã viết như sau:
‘Tôi tin quyết định tham gia khoá học này của mình là đúng đắn. Nếu được quay trở lại cách đây 2 tuần trước, tôi vẫn sẽ “xách ba lô lên và đi’’.
Lá thư của Như được ký vào ngày 9 tháng 10 tại Manila, Philippines có nghĩa là trước khi Như quyết định quay trở về lại Việt Nam và vài ngày sau khi các bạn trẻ khác bị bắt.
Điều này cũng có nghĩa là Như đã có một sự chuẩn bị tinh thần trước. Biết là mình sẽ bị bắt. Nhưng Như vẫn quyết định về.
Thử hỏi nếu bạn là Như bạn có dám về không? Nếu cho làm lại từ đầu, bạn vẫn có thể khẳng định là bạn vẫn sẽ “xách ba lô lên và đi” như Quỳnh Như chứ?
Tôi cảm phục tuổi trẻ Việt Nam là vì thế. Không những họ dám học, dám viết mà họ còn dám dấn thân, dám trải nghiệm. Có lẽ cũng bởi thế mà trong một lá thư của Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc được đăng trên trang nhà của tổ chức phi chính phủ (NGO) Asian Bridge Philippines, ông Laurent Meillan, Quyền Trưởng Văn Phòng Khu Vực Đông Nam Á, đã nhấn mạnh:
“Tôi viết thư này để cảm ơn Asian Bridge Philippines đã cho tôi cơ hội được trò chuyện với nhóm thực tập sinh Việt Nam của các bạn vào tuần trước… Đó quả thật vừa là một niềm vui, vừa là một cơ hội hiếm hoi để tôi có thể gặp gỡ những người trẻ tuổi, thông minh và đáng cảm phục đến thế từ Việt Nam – những người khát khao tìm hiểu về thế giới quanh họ và về những công ước nhân quyền quốc tế mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn…”
Thì ra tôi không phải là người duy nhất cảm phục họ. Người dân Philippines đã lên tiếng. Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng đã lên tiếng. Biết đâu trong tháng tới khi Việt Nam xin ngồi vào Hội Đồng Nhân Quyền ở Geneva, điều này sẽ làm cho những nhà lãnh đạo Cộng sản ở Hà Nội nhức đầu, mệt óc?
Bởi thay vì họ đương nhiên được chấp nhận vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong nhiệm kỳ tới thì bây giờ chỉ vì một việc đi học cỏn con này, mà chuyện đại sự của họ trong những năm tới sẽ bị gián đoạn. Bạn nghĩ thử xem lúc ấy ai mới là người sẽ bị phạt nặng?
Nhưng mà thôi. Đấy không phải là chuyện của tôi. Càng không phải là chuyện về ông Giáp.
Nó chỉ là một câu chuyện nhỏ về một gương mặt trẻ trong rất nhiều bạn trẻ hiện nay ở Việt Nam. Họ mới là những người đang đi tiên phong trong phong trào xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh và có thật mà ở những nơi khác họ sẽ được hỗ trợ, khuyến khích hết mình. Nhưng ở ngay quê hương họ thì lại bị đối xử như một tội phạm. Chính họ và việc làm của họ mới đáng cho chúng ta quan tâm.
Như Quỳnh Như đã tự đặt câu hỏi ở cuối bức tâm thư:
Có thể sẽ có ai đó đang thắc mắc: “Xã Hội Dân Sự là gì?”. Nếu bạn có lòng và muốn đời mình có nghĩa, hãy xách ba lô lên và đi như chúng tôi, vào năm sau.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Không phải chuyện Tướng Giáp
Mấy hôm nay ngày nào lên mạng cũng thấy đầy tin về Tướng Giáp. Ông tài như thế nào, đánh trận ngày xưa ra sao, có biết bao người đang thương khóc ông, v. v. Tôi cứ có cảm giác như các báo, đài trong nước đang cùng nhau “lên đồng” làm lễ điếu. Ngoài này còn có bài “Người Trung Quốc nhớ gì về Tướng Giáp”.
Tôi cần phải thành thật thú nhận rằng, ý nghĩ đầu tiên loé lên trong đầu tôi sau khi đọc tựa đề của bài viết là: who cares!
Tôi không quan tâm nhiều về cái chết của ông Giáp. Càng không quan tâm đến dân Trung Quốc họ nghĩ gì về ông. Vì tôi nghĩ, cho dù Võ Nguyên Giáp có là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử quân sự thế giới, là người có công chỉ huy đánh đuổi được thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam, thì ông vẫn mãi mãi là một người trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng một phần vì những đóng góp của ông mà hiện nay từ Nam ra Bắc tất thảy đều do Đảng Cộng sản quyết định. Thích thì họ cho lên chức, hưởng bổng lộc. Không thích thì họ cho vào tù.
Không một ai có quyền thách thức họ.
Từ một doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức với bản án 16 năm tù. Cho đến mới đây nhất là luật sư Lê Quốc Quân với bản án 30 tháng tù cộng thêm gần $100,000 đô Mỹ tiền phạt. Không như những lần trước Đảng chỉ bắt bỏ vào tù, kể từ đây về sau họ sẽ làm cho gia đình bạn phải khánh kiệt để ngay cả sau khi mãn hạn tù, bạn và cả gia đình bạn sẽ không thể nào ngóc đầu lên nổi.
Thâm tâm tôi không quan tâm đến ông Giáp là vì thế. Ngược lại, tôi rất quan tâm đến thế hệ trẻ ở Việt Nam. Họ là những ai, đang làm gì, đang có ước mơ gì cho tương lai của chính mình, cho nòi giống?
Và không như một số nhận định tôi đọc được trước đây, tôi thấy ngày càng có nhiều người Việt trẻ tuổi có lòng, có học, dám nói và dám đứng lên tranh đấu đòi lại những quyền con người căn bản của chính bản thân họ.
Tôi đặc biệt muốn nhắc đến một số thông tin trên mạng trong những ngày gần đây liên quan đến việc một số thanh thiếu niên trẻ sau khi tham gia một khoá học về xã hội dân sự ở Philippines đã bị bắt ngay sau khi đáp xuống phi trường Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Theo tin mới nhất của các đài VOA, RFA, Dân Làm Báo… đã có thêm 3 người nữa bị bắt mà trong đó có một bạn trẻ tên Trương Quỳnh Như, 23 tuổi, đến từ Sài Gòn. Trong một lá thư được đăng trên trang Facebook của anh Peter Lam Bui, Như đã viết như sau:
‘Tôi tin quyết định tham gia khoá học này của mình là đúng đắn. Nếu được quay trở lại cách đây 2 tuần trước, tôi vẫn sẽ “xách ba lô lên và đi’’.
Lá thư của Như được ký vào ngày 9 tháng 10 tại Manila, Philippines có nghĩa là trước khi Như quyết định quay trở về lại Việt Nam và vài ngày sau khi các bạn trẻ khác bị bắt.
Điều này cũng có nghĩa là Như đã có một sự chuẩn bị tinh thần trước. Biết là mình sẽ bị bắt. Nhưng Như vẫn quyết định về.
Thử hỏi nếu bạn là Như bạn có dám về không? Nếu cho làm lại từ đầu, bạn vẫn có thể khẳng định là bạn vẫn sẽ “xách ba lô lên và đi” như Quỳnh Như chứ?
Tôi cảm phục tuổi trẻ Việt Nam là vì thế. Không những họ dám học, dám viết mà họ còn dám dấn thân, dám trải nghiệm. Có lẽ cũng bởi thế mà trong một lá thư của Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc được đăng trên trang nhà của tổ chức phi chính phủ (NGO) Asian Bridge Philippines, ông Laurent Meillan, Quyền Trưởng Văn Phòng Khu Vực Đông Nam Á, đã nhấn mạnh:
“Tôi viết thư này để cảm ơn Asian Bridge Philippines đã cho tôi cơ hội được trò chuyện với nhóm thực tập sinh Việt Nam của các bạn vào tuần trước… Đó quả thật vừa là một niềm vui, vừa là một cơ hội hiếm hoi để tôi có thể gặp gỡ những người trẻ tuổi, thông minh và đáng cảm phục đến thế từ Việt Nam – những người khát khao tìm hiểu về thế giới quanh họ và về những công ước nhân quyền quốc tế mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết và phê chuẩn…”
Thì ra tôi không phải là người duy nhất cảm phục họ. Người dân Philippines đã lên tiếng. Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng đã lên tiếng. Biết đâu trong tháng tới khi Việt Nam xin ngồi vào Hội Đồng Nhân Quyền ở Geneva, điều này sẽ làm cho những nhà lãnh đạo Cộng sản ở Hà Nội nhức đầu, mệt óc?
Bởi thay vì họ đương nhiên được chấp nhận vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong nhiệm kỳ tới thì bây giờ chỉ vì một việc đi học cỏn con này, mà chuyện đại sự của họ trong những năm tới sẽ bị gián đoạn. Bạn nghĩ thử xem lúc ấy ai mới là người sẽ bị phạt nặng?
Nhưng mà thôi. Đấy không phải là chuyện của tôi. Càng không phải là chuyện về ông Giáp.
Nó chỉ là một câu chuyện nhỏ về một gương mặt trẻ trong rất nhiều bạn trẻ hiện nay ở Việt Nam. Họ mới là những người đang đi tiên phong trong phong trào xây dựng một xã hội dân sự lành mạnh và có thật mà ở những nơi khác họ sẽ được hỗ trợ, khuyến khích hết mình. Nhưng ở ngay quê hương họ thì lại bị đối xử như một tội phạm. Chính họ và việc làm của họ mới đáng cho chúng ta quan tâm.
Như Quỳnh Như đã tự đặt câu hỏi ở cuối bức tâm thư:
Có thể sẽ có ai đó đang thắc mắc: “Xã Hội Dân Sự là gì?”. Nếu bạn có lòng và muốn đời mình có nghĩa, hãy xách ba lô lên và đi như chúng tôi, vào năm sau.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
VOA