Kinh Đời
Khu phố tôi sống
Hơn một nửa đời người bôn ba, giang hồ đến hơn 15 quốc gia và lãnh thổ, cuối cùng tôi ở lại đây. Ra đi từ lũy tre làng xơ xác để lạc bước đến những thành phố xa hoa diễm lệ…
Giờ “cao điểm” buổi sáng, xe 4 bánh, 2 bánh từ Phú Nhuận, Bình Thạnh đổ dồn về đây. Qua đến đầu cầu phía Quận 1, con đường Hoàng Sa chắn ngang với lượng xe dày đặc đã tạo một cảnh kẹt xe, dồn cứng trên cầu kéo. Có những lúc kẹt xe trên cầu tôi có thể cảm thấy cầu rung rinh tưởng chừng như sụp đổ bất cứ lúc nào!
Khu phố tôi sống
“Đi đâu loanh quanh
cho đời mỏi mệt…”
(“Một
cõi đi về” - Trịnh Công Sơn)
Hơn
một nửa đời người bôn ba, giang hồ đến hơn 15 quốc gia và lãnh thổ, cuối cùng
tôi ở lại đây. Ra đi từ lũy tre làng xơ xác để lạc bước đến những thành phố xa
hoa diễm lệ… cuối cùng tôi lại trở về đây. Người ta thường nói “lá rụng về cội” nhưng tôi vẫn không
tin… cho đến ngày tôi thấy mình đang sống tại đây.
Tôi
rất ít khi có những bài viết “trải lòng” và có lẽ bài này là một trong số rất
ít bài mang tính cách tâm sự. Đó có thể là hiện tượng “về già” khi người ta vượt
qua ngưỡng 70, qua một chặng đường đời tràn đầy vui-buồn, vinh-nhục, thăng-trầm,
họa-phúc...
Đường
đời dài lắm nhưng cũng chỉ gói gọn trong sự tích “Tái ông thất mã” (*) mà hồi
còn đi học tôi bắt gặp trong “Cổ học tinh hoa”. Triết lý đó thật đơn giản nhưng
ít người “ngộ” được ý nghĩa thâm sâu nên mới lao vào cuộc cạnh tranh và đến khi
thất bại không tìm được sự bình an trong cuộc sống.
Nói
một cách khoa học, cuộc đời chỉ là “những
dao động hình Sin”, lúc lên lúc xuống theo một quy trình đã sắp xếp trước.
Đời người cũng thế, có lúc xuống thì cũng có lúc lên hay ngược lại. Tiếng Anh
có câu: “What goes up must come down” là vậy!
Nắm
được quy luật hình sin, ta sẽ có một thái độ dửng dưng trước những thành công
vì biết rằng sẽ có những thất bại đang ở phía trước. Hiểu được điều đó, tâm sẽ
an trong nghịch cảnh và lòng cũng không quá vui mừng trong chiến thắng. Tôi
không thích Tố Hữu vì thơ ông sặc mùi chính trị, ngoại trừ hai câu mang tính
triết lý:
“Ai chiến thắng mà
không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng
dại đôi lần?”
***
Trở
lại với chủ đề “Khu phố tôi sống”, tôi sẽ đưa các bạn đến đây. Đó là khu vực
Phường 7, Quận Phú Nhuận, chỉ cách Quận 1 chừng 5 phút sau khi vượt qua cầu sắt
Trần Khánh Dư bắc ngang con kênh Nhiêu Lộc. Cầu được xây dựng theo kết cấu cầu
bằng sắt với 2 chiều lưu thông riêng biệt.
Giờ “cao điểm” buổi sáng, xe 4 bánh, 2 bánh từ Phú Nhuận, Bình Thạnh đổ dồn về đây. Qua đến đầu cầu phía Quận 1, con đường Hoàng Sa chắn ngang với lượng xe dày đặc đã tạo một cảnh kẹt xe, dồn cứng trên cầu kéo. Có những lúc kẹt xe trên cầu tôi có thể cảm thấy cầu rung rinh tưởng chừng như sụp đổ bất cứ lúc nào!
Cầu sắt Trần Khánh Dư qua kênh Nhiêu Lộc
Kể
cũng lạ. Chỉ cách cầu Trần Khánh Dư vài trăm mét là cầu Hoàng Hoa Thám dẫn đến
đường Trần Quang Khải (Q. 1), mới được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép vững
chắc năm 2010 lại vắng bóng xe cộ qua lại. Đó là một nghịch lý mà các nhà thiết
kế cầu đường của Sài Gòn cần quan tâm giải quyết.
Để
lý giải hiện tượng này người ta chỉ căn cứ vào tâm lý người lái xe: cần một khoảng
đường ngắn hơn để qua chợ Tân Định. Chỉ ngắn hơn vài phút so với việc sử dụng cầu
Hoàng Hoa Thám nhưng người ta vẫn thích qua cầu Trần Khánh Dư để qua Quận 1.
Tôi lại nghĩ, giá mà cầu Trần Khánh Dư gặp sự cố, chắc người ta sẽ bỏ luôn chứ
không sửa sang làm gì!
Cầu Hoàng Hoa Thám… vắng bóng xe cộ!
Khu
phố tôi sống khác hẳn với chiếc cầu sắt ọp ẹp Trần Khánh Dư. Đó là khu đô thị mới
với trục đường chính là Phan Xích Long. Ông là một nhân vật lịch sử, tên thật
là Phan Phát Sanh, tự xưng là Đông Cung con vua Hàm Nghi.
Phan
Xích Long là thủ lãnh một băng đảng giang hồ nghĩa hiệp đã cầm đầu một số người
yêu nước tấn công Dinh Thống đốc và Khám lớn thời Pháp thuộc. Cuộc đời giang hồ
của Phan Xích Long chấm dứt vào tuổi 23 khi ông bị người Pháp bắn chết cùng với
13 người khác.
Sài
Gòn ngày nay có hơn 2.000 con đường lớn nhỏ, trong đó hàng trăm tên đường viết
tắt, đánh số khó hiểu, khó tìm. Nhiều đường trùng tên, sai tên danh nhân gây phản
cảm cũng như tạo ra không ít nhầm lẫn. Những tên đường đó thường nằm ở các quận
ngoại thành như Bình Thạnh, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, Hóc Môn, Quận 12…
Tại
Quận 12 hầu hết các tuyến đường được đánh số thứ tự, ký tự các chữ cái như HT
(phường Hiệp Thành), TA (phường Thới An), TMT 01 (phường Trung Mỹ Tây), TMT 02
hay TMT 2A, TMT 14A…
Tại
Quận Bình Thạnh tên đường lại được được đặt theo ký tự và số như D1, D2, D3,
D4, D5... Quận Tân Phú, nhiều tuyến đường tại phường Tây Thạnh được viết theo
ký tự chữ kết hợp với số như: S1, S2... S9, C1, C2, C4A khiến nhiều người dân
không biết đâu mà tìm...
Đường
Kênh Nước Đen chạy qua địa phận quận Tân Phú và quận Bình Tân, ngày trước là một
dòng kênh dài, nước dơ và bốc mùi rất khó chịu. Trong những năm trở lại đây, một
phần kênh đã được san lấp, trồng cây xanh, phần còn lại mới được gia cố bờ kè.
Tuy nhiên, hiện tại cái tên Kênh Nước Đen vẫn được quận Tân Phú và Bình Tân
dùng để đặt tên cho một con đường đi chung qua 2 quận.
Có
những tên đường nghe khá hài hước, đơn cử đường Rạch Bùng Binh (quận 3), đường
Cống Lở (quận Tân Bình), đường Vành Đai Trong, Lò Thiêu, Mã Lò (quận Bình Tân),
đường Bờ Bao Tân Thắng (quận Phú) và cả đường Bờ Bao 1 “ăn theo” con đường này.
Có
những đường ghi sai tên danh nhân như Đoàn Như Hài (đúng là Đoàn Nhữ Hài), Hà
Tôn Quyền (đúng là Hà Tông Quyền), Nơ Trang Long (đúng là N’ Trang Lơng), Trần
Khắc Chân (đúng phải là Trần Khát Chân)..
Cũng
may khu tôi ở lại là “khu phố đầy hoa” với các tên đường như Hoa Lan, Hoa Đào,
Hoa Mai, Hoa Cau, Hoa Sứ… thật thi vị và cũng thật đẹp dù rằng không thể thật sự
tìm thấy những loại hoa đó trên từng con đường. Bạn hãy nhìn vào bản đồ trên
Google:
Như
đã giới thiệu, đây là khu phố mới, nhà cửa xây khoảng 4, 5 tầng, có chung cư
cao khoảng 7, 8 tầng với đầy đủ các dịch vụ phục vụ cư dân như trạm xăng, siêu
thị Co.opMart, cửa hàng Ministop của Aeon (Nhật Bản) mở cửa suốt ngày đêm. Dọc
theo đường Phan Xích Long còn có nhữn “đại gia” tên tuổi như Café Starbucks,
Pizza Hut, Loteria, Texas Chicken đến từ các nước, nhưng cũng may chưa thấy
bóng dáng của “anh láng giềng tốt”.
Buổi
sáng nhiều người ra bờ kè kênh Nhiêu Lộc đi bộ, tập thể dục. Nhìn sang bên kia
là bờ kè Quận 1 cũng chẳng thấy thua kém gì ai dủ là mang danh quận Phú Nhuận.
Cũng có nhiều chùa để nghe kinh kệ qua loa phát, lại còn có một tủ quần áo miễn
phí cho người nghèo với “bảng hiệu” đầy nghĩa tình: “Ai thừa đến ủng hộ - Ai
thiếu đến lấy”.
Quán
ăn cũng nhiều nhưng đặc biệt không thấy quán nhậu nơi tôi ở. Bún bò, bún mộc,
bún mắm, bánh canh… ngoài tiệm phở “truyền thống” lại còn có “Phở khô Gia Lai”
ăn cũng lạ. Quán cà phê san sát nhau trên đường Hoa Sứ, đặc biệt khách quen ngồi
tiệm nào thì “kết” luôn tiệm đó.
Sáng
nào tôi cũng ngồi cà phê Diễm Ly, chủ nhân là một ông còn trẻ, chưa đến 50
nhưng là người có học thức. Tôi còn nhớ, lần đầu tiên ngồi quán vỉa hè chủ quán
đến làm quen: “Ông ở nước nào về vậy?”.
Hôm
30 Tết vừa rồi chủ quán còn đặc biệt “khuyến mãi” không lấy tiền. Thật tình một
ly cà phê sữa đá chẳng đáng bao nhiêu nhưng đã thể hiện cái tình giữa chủ và
khách với những lời chúc chân tình!
Nơi tôi ở là thế
đó.
***
Ghi
chú:
(*)
Sự tích “Tái ông thất mã”: Trong “Cổ học
tinh hoa” của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, bài 77 “Họa phúc không lường”, chép lại sách
của Hoài Nam Tử:
“Một ông lão ở gần cửa
ải có con ngựa tự nhiên đi sang nước Hồ mất. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi
thăm, chia buồn. Ông lão nói:
- Mất ngựa thế mà
phúc cho tôi đấy, biết đâu!
Cách mấy tháng, con
ngựa trở về lại quyến thêm một con ngựa hay nữa. Người quen kẻ thuộc đều đến mừng
rỡ. Ông lão nói:
- Được ngựa thế mà họa
cho tôi đấy, biết đâu!
Từ khi được ngựa hay,
con ông lão thích cưỡi. Chẳng may ngã què chân. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi
thăm. Ông lão nói:
- Con què thế mà phúc
cho tôi đấy, biết đâu!
Cách một năm có giặc
Hồ. Nhà vua bắt lính đi đánh giặc. Quân lính mười người chết đến chín. Chỉ con
ông lão vì què, không phải đi lính mà cho con vẫn có nhau.”
"Tái
ông thất mã" trở nên một thành ngữ để chỉ sự họa, phúc xoay vần, khó biết
trước được. Trong cái phúc thường khi có cái họa; trong cái họa lại có cái
phúc. Cổ ngữ cũng có câu: "Họa tùng phúc sở ỷ, phúc tùng họa sở phục".
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2017/03/khu-pho-toi-song.html
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2017/03/khu-pho-toi-song.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Khu phố tôi sống
Hơn một nửa đời người bôn ba, giang hồ đến hơn 15 quốc gia và lãnh thổ, cuối cùng tôi ở lại đây. Ra đi từ lũy tre làng xơ xác để lạc bước đến những thành phố xa hoa diễm lệ…
Khu phố tôi sống
“Đi đâu loanh quanh
cho đời mỏi mệt…”
(“Một
cõi đi về” - Trịnh Công Sơn)
Hơn
một nửa đời người bôn ba, giang hồ đến hơn 15 quốc gia và lãnh thổ, cuối cùng
tôi ở lại đây. Ra đi từ lũy tre làng xơ xác để lạc bước đến những thành phố xa
hoa diễm lệ… cuối cùng tôi lại trở về đây. Người ta thường nói “lá rụng về cội” nhưng tôi vẫn không
tin… cho đến ngày tôi thấy mình đang sống tại đây.
Tôi
rất ít khi có những bài viết “trải lòng” và có lẽ bài này là một trong số rất
ít bài mang tính cách tâm sự. Đó có thể là hiện tượng “về già” khi người ta vượt
qua ngưỡng 70, qua một chặng đường đời tràn đầy vui-buồn, vinh-nhục, thăng-trầm,
họa-phúc...
Đường
đời dài lắm nhưng cũng chỉ gói gọn trong sự tích “Tái ông thất mã” (*) mà hồi
còn đi học tôi bắt gặp trong “Cổ học tinh hoa”. Triết lý đó thật đơn giản nhưng
ít người “ngộ” được ý nghĩa thâm sâu nên mới lao vào cuộc cạnh tranh và đến khi
thất bại không tìm được sự bình an trong cuộc sống.
Nói
một cách khoa học, cuộc đời chỉ là “những
dao động hình Sin”, lúc lên lúc xuống theo một quy trình đã sắp xếp trước.
Đời người cũng thế, có lúc xuống thì cũng có lúc lên hay ngược lại. Tiếng Anh
có câu: “What goes up must come down” là vậy!
Nắm
được quy luật hình sin, ta sẽ có một thái độ dửng dưng trước những thành công
vì biết rằng sẽ có những thất bại đang ở phía trước. Hiểu được điều đó, tâm sẽ
an trong nghịch cảnh và lòng cũng không quá vui mừng trong chiến thắng. Tôi
không thích Tố Hữu vì thơ ông sặc mùi chính trị, ngoại trừ hai câu mang tính
triết lý:
“Ai chiến thắng mà
không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng
dại đôi lần?”
***
Trở
lại với chủ đề “Khu phố tôi sống”, tôi sẽ đưa các bạn đến đây. Đó là khu vực
Phường 7, Quận Phú Nhuận, chỉ cách Quận 1 chừng 5 phút sau khi vượt qua cầu sắt
Trần Khánh Dư bắc ngang con kênh Nhiêu Lộc. Cầu được xây dựng theo kết cấu cầu
bằng sắt với 2 chiều lưu thông riêng biệt.
Giờ “cao điểm” buổi sáng, xe 4 bánh, 2 bánh từ Phú Nhuận, Bình Thạnh đổ dồn về đây. Qua đến đầu cầu phía Quận 1, con đường Hoàng Sa chắn ngang với lượng xe dày đặc đã tạo một cảnh kẹt xe, dồn cứng trên cầu kéo. Có những lúc kẹt xe trên cầu tôi có thể cảm thấy cầu rung rinh tưởng chừng như sụp đổ bất cứ lúc nào!
Cầu sắt Trần Khánh Dư qua kênh Nhiêu Lộc
Kể
cũng lạ. Chỉ cách cầu Trần Khánh Dư vài trăm mét là cầu Hoàng Hoa Thám dẫn đến
đường Trần Quang Khải (Q. 1), mới được xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép vững
chắc năm 2010 lại vắng bóng xe cộ qua lại. Đó là một nghịch lý mà các nhà thiết
kế cầu đường của Sài Gòn cần quan tâm giải quyết.
Để
lý giải hiện tượng này người ta chỉ căn cứ vào tâm lý người lái xe: cần một khoảng
đường ngắn hơn để qua chợ Tân Định. Chỉ ngắn hơn vài phút so với việc sử dụng cầu
Hoàng Hoa Thám nhưng người ta vẫn thích qua cầu Trần Khánh Dư để qua Quận 1.
Tôi lại nghĩ, giá mà cầu Trần Khánh Dư gặp sự cố, chắc người ta sẽ bỏ luôn chứ
không sửa sang làm gì!
Cầu Hoàng Hoa Thám… vắng bóng xe cộ!
Khu
phố tôi sống khác hẳn với chiếc cầu sắt ọp ẹp Trần Khánh Dư. Đó là khu đô thị mới
với trục đường chính là Phan Xích Long. Ông là một nhân vật lịch sử, tên thật
là Phan Phát Sanh, tự xưng là Đông Cung con vua Hàm Nghi.
Phan
Xích Long là thủ lãnh một băng đảng giang hồ nghĩa hiệp đã cầm đầu một số người
yêu nước tấn công Dinh Thống đốc và Khám lớn thời Pháp thuộc. Cuộc đời giang hồ
của Phan Xích Long chấm dứt vào tuổi 23 khi ông bị người Pháp bắn chết cùng với
13 người khác.
Sài
Gòn ngày nay có hơn 2.000 con đường lớn nhỏ, trong đó hàng trăm tên đường viết
tắt, đánh số khó hiểu, khó tìm. Nhiều đường trùng tên, sai tên danh nhân gây phản
cảm cũng như tạo ra không ít nhầm lẫn. Những tên đường đó thường nằm ở các quận
ngoại thành như Bình Thạnh, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, Hóc Môn, Quận 12…
Tại
Quận 12 hầu hết các tuyến đường được đánh số thứ tự, ký tự các chữ cái như HT
(phường Hiệp Thành), TA (phường Thới An), TMT 01 (phường Trung Mỹ Tây), TMT 02
hay TMT 2A, TMT 14A…
Tại
Quận Bình Thạnh tên đường lại được được đặt theo ký tự và số như D1, D2, D3,
D4, D5... Quận Tân Phú, nhiều tuyến đường tại phường Tây Thạnh được viết theo
ký tự chữ kết hợp với số như: S1, S2... S9, C1, C2, C4A khiến nhiều người dân
không biết đâu mà tìm...
Đường
Kênh Nước Đen chạy qua địa phận quận Tân Phú và quận Bình Tân, ngày trước là một
dòng kênh dài, nước dơ và bốc mùi rất khó chịu. Trong những năm trở lại đây, một
phần kênh đã được san lấp, trồng cây xanh, phần còn lại mới được gia cố bờ kè.
Tuy nhiên, hiện tại cái tên Kênh Nước Đen vẫn được quận Tân Phú và Bình Tân
dùng để đặt tên cho một con đường đi chung qua 2 quận.
Có
những tên đường nghe khá hài hước, đơn cử đường Rạch Bùng Binh (quận 3), đường
Cống Lở (quận Tân Bình), đường Vành Đai Trong, Lò Thiêu, Mã Lò (quận Bình Tân),
đường Bờ Bao Tân Thắng (quận Phú) và cả đường Bờ Bao 1 “ăn theo” con đường này.
Có
những đường ghi sai tên danh nhân như Đoàn Như Hài (đúng là Đoàn Nhữ Hài), Hà
Tôn Quyền (đúng là Hà Tông Quyền), Nơ Trang Long (đúng là N’ Trang Lơng), Trần
Khắc Chân (đúng phải là Trần Khát Chân)..
Cũng
may khu tôi ở lại là “khu phố đầy hoa” với các tên đường như Hoa Lan, Hoa Đào,
Hoa Mai, Hoa Cau, Hoa Sứ… thật thi vị và cũng thật đẹp dù rằng không thể thật sự
tìm thấy những loại hoa đó trên từng con đường. Bạn hãy nhìn vào bản đồ trên
Google:
Như
đã giới thiệu, đây là khu phố mới, nhà cửa xây khoảng 4, 5 tầng, có chung cư
cao khoảng 7, 8 tầng với đầy đủ các dịch vụ phục vụ cư dân như trạm xăng, siêu
thị Co.opMart, cửa hàng Ministop của Aeon (Nhật Bản) mở cửa suốt ngày đêm. Dọc
theo đường Phan Xích Long còn có nhữn “đại gia” tên tuổi như Café Starbucks,
Pizza Hut, Loteria, Texas Chicken đến từ các nước, nhưng cũng may chưa thấy
bóng dáng của “anh láng giềng tốt”.
Buổi
sáng nhiều người ra bờ kè kênh Nhiêu Lộc đi bộ, tập thể dục. Nhìn sang bên kia
là bờ kè Quận 1 cũng chẳng thấy thua kém gì ai dủ là mang danh quận Phú Nhuận.
Cũng có nhiều chùa để nghe kinh kệ qua loa phát, lại còn có một tủ quần áo miễn
phí cho người nghèo với “bảng hiệu” đầy nghĩa tình: “Ai thừa đến ủng hộ - Ai
thiếu đến lấy”.
Quán
ăn cũng nhiều nhưng đặc biệt không thấy quán nhậu nơi tôi ở. Bún bò, bún mộc,
bún mắm, bánh canh… ngoài tiệm phở “truyền thống” lại còn có “Phở khô Gia Lai”
ăn cũng lạ. Quán cà phê san sát nhau trên đường Hoa Sứ, đặc biệt khách quen ngồi
tiệm nào thì “kết” luôn tiệm đó.
Sáng
nào tôi cũng ngồi cà phê Diễm Ly, chủ nhân là một ông còn trẻ, chưa đến 50
nhưng là người có học thức. Tôi còn nhớ, lần đầu tiên ngồi quán vỉa hè chủ quán
đến làm quen: “Ông ở nước nào về vậy?”.
Hôm
30 Tết vừa rồi chủ quán còn đặc biệt “khuyến mãi” không lấy tiền. Thật tình một
ly cà phê sữa đá chẳng đáng bao nhiêu nhưng đã thể hiện cái tình giữa chủ và
khách với những lời chúc chân tình!
Nơi tôi ở là thế
đó.
***
Ghi
chú:
(*)
Sự tích “Tái ông thất mã”: Trong “Cổ học
tinh hoa” của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, bài 77 “Họa phúc không lường”, chép lại sách
của Hoài Nam Tử:
“Một ông lão ở gần cửa
ải có con ngựa tự nhiên đi sang nước Hồ mất. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi
thăm, chia buồn. Ông lão nói:
- Mất ngựa thế mà
phúc cho tôi đấy, biết đâu!
Cách mấy tháng, con
ngựa trở về lại quyến thêm một con ngựa hay nữa. Người quen kẻ thuộc đều đến mừng
rỡ. Ông lão nói:
- Được ngựa thế mà họa
cho tôi đấy, biết đâu!
Từ khi được ngựa hay,
con ông lão thích cưỡi. Chẳng may ngã què chân. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi
thăm. Ông lão nói:
- Con què thế mà phúc
cho tôi đấy, biết đâu!
Cách một năm có giặc
Hồ. Nhà vua bắt lính đi đánh giặc. Quân lính mười người chết đến chín. Chỉ con
ông lão vì què, không phải đi lính mà cho con vẫn có nhau.”
"Tái
ông thất mã" trở nên một thành ngữ để chỉ sự họa, phúc xoay vần, khó biết
trước được. Trong cái phúc thường khi có cái họa; trong cái họa lại có cái
phúc. Cổ ngữ cũng có câu: "Họa tùng phúc sở ỷ, phúc tùng họa sở phục".
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2017/03/khu-pho-toi-song.html
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2017/03/khu-pho-toi-song.html