Hình Ảnh & Sự Kiện
Kỷ Niệm Khó Quên - BK/ Song Thập 313
Ra khỏi tù “cải tạo” vào dịp Tết năm 81, sau gần 6 năm được tôi luyện thêm lòng… căm thù cộng sản. Những phận người như tôi là thân tầm gửi dưới chế độ “đỉnh cao loài người” mới.
Kỷ Niệm Khó Quên
BK/ Song Thập 313
Ra khỏi tù “cải tạo” vào dịp Tết năm 81, sau gần 6 năm được tôi luyện thêm lòng… căm thù cộng sản. Những phận người như tôi là thân tầm gửi dưới chế độ “đỉnh cao loài người” mới., nên đành phải vượt biên để tìm đất sống tự do và để đủ nuôi thân sống cho qua chuỗi ngày còn lại của một kiếp người không biết phận số đi về đâu?!, vì thầy không ra thầy, mà thợ cũng chẳng ra thợ sau ngày bị “xỏ gươm vào giỏ”.
Qua tới trại tị nạn Mã Lai, tạm dung hơn 3 tháng thì may mắn được lòng bác ái (thực sự) của người Hoa Kỳ cho về xứ Cờ Hoa để định cư.
Rõ là ngơ ngáo như gà mắc cáo ngay khi lúc trên máy bay từ trại tị nạn đến nước Mỹ. Cái gì cũng quá xa lạ, ngỡ ngàng từ hình ảnh cho đến ngôn ngữ.
Ngồi trong lòng phi cơ, tôi chợt đưa mắt nhìn một ông Mỹ bụng bự đang đọc một tờ báo dầy như cuốn sách. Tôi thử hỏi đây là một tạp chí hay một sấp báo nhiều ngày?. Trong chuyến bay có anh thông dịch viên cũng cùng đi định cư, tôi bèn hỏi anh ấy thì được biết đó là nhật báo. Trời! nhật báo của mình ở Việt Nam chỉ có 4 hay 8 hay 12 trang mà đọc cũng mõi mắt rồi, còn nhật báo ở Mỹ sao dầy quá vậy? Đọc chừng nào mới hết? Rõ là Mỹ: Cái gì cũng hơn người.
Tôi tiếp tục liếc ông Mỹ đang “cặm cụi” trên tờ báo mà câu hỏi cứ lòng vòng trong cái óc cù lần của tôi: …đọc chừng nào mới hết?? …nhật báo là đọc trong ngày mà!?... Mà thôi, đọc không hết thì lấy báo gói xôi hay để lót kệ “manger” cũng được. Nhìn người này người nọ xong, chán, lại nhìn ra bầu trời chỉ toàn một màu xanh lợt… rồi tôi gục đầu ngủ quên hồi nào không hay…
Nhóm tị nạn chúng tôi phải dừng chân tại San Francisco để làm mọi thủ tục nhập quốc. Hạnh phúc biết bao! Vui mừng biết bao! Ăn uống thì no đầy! Có buổi ăn bánh mì, có buổi ăn cơm và cũng có một buổi sáng, nhà bếp cho ăn món gì mà tôi thấy một khúc đỏ lòm dài khoảng gần gang tay, nằm giữa hai miếng dài mềm mềm giống như bánh mì kẹp lại, tôi không dám ăn vì cứ hình dung nó giống như… hỏi ra mới biết: Bánh mì Hotdog. Tôi bặm môi ăn thử… ngon! Bèn đến nhà bếp xin một cái đỏ lòm giống như vậy nữa…
Sau gần bốn ngày chờ đợi tại trại chuyển tiếp này, tôi được đưa về một vùng ấm, thời tiết y hệt Việt Nam: Tiểu bang Florida.
Ngày thứ hai tại Orlando - Florida, buổi tối, anh em tôi đang ngồi trước cửa apartment sát đường xe chạy, để nhìn ông đi qua, bà đi lại. Bỗng có chiếc xe hơi rất cũ, ngừng ngay trước chúng tôi, rồi một ông đen thui bước xuống, tiến về phía chúng tôi, nói câu gì đó mà âm giọng như một câu hát trầm bổng, anh em tôi đừ mặt ra, dù khi còn ở trung học tôi cũng có học chút đỉnh Anh văn.
Rồi đứa em chạy tạt qua phòng kế bên cầu cứu một bé gái khoảng 12, 13 tuổi… thì ra ông đen đó hỏi đường tới Downtowwn, sau này, tôi mới biết giọng đơ đớ có âm lên xuống như cung điệu là người sống ở vùng miền Nam như: Mississippi, Alabama… mà nhất là giọng Mỹ đen lại càng lên xuống nhiều hơn giọng Mỹ trắng và cách phát âm của dân miền Nam cũng hơi khác. Thí dụ: Downtown thì đọc là “đeo theo” v.v… như ông đen tôi vừa kể trên.
Ngày qua ngày, cứ quanh quẩn trong phòng hoặc khi có chút tiền dư từ tiền Foodstamp thì tôi chạy qua “7/11” ở phía sau apartment để chơi game. Được ở không 3 tuần, chán quá! Tôi đi xin việc làm. May mắn, gặp lại cấp chỉ huy tôi ngày xưa, nay, giúp đưa tôi vô rửa chén ở một nhà hàng lớn trong khách sạn Mariotte.
Làm được 2 tuần thì bị họ cho nghỉ việc vì tôi không hiểu tiếng Mỹ, (xếp nói gà, thì tôi nghe vịt): Họ biểu tôi bưng cái nồi (Pot) thì tôi nhanh nhẫu đem một đóng nĩa (fork) vào. Phần máy móc chạy ồn ào, phần tôi nghe tiếng Mỹ không quen. Rõ, số sướng vẫn là số rảnh rỗi, nên ông leader trong nhà bếp thông báo tôi: “Ngày mai nghỉ việc và tuần sau nhớ trở lại lãnh cái check nhé!”.
Bị nghỉ việc cũng hơi buồn, nhưng lòng lâng lâng hớn hở vì nghĩ tới cái check gần 300 đô mình sẽ được cầm trong tay. Tự nhiên quên đi hai bàn tay vẫn còn đau rát vì phải bốc những tô, dĩa, muỗng, nĩa nóng hổi từ máy rửa chén chạy ra trong suốt những giờ làm.
Lần đầu tiên kể từ ngày vượt thoát “thiên đàng cộng sản”, tôi gởi về gia đình đang sống nghèo đói một thùng quà hai pounds. Chỉ cần hình dung những khuôn mặt rạng rỡ của người thân khi ra bưu điện nhận quà là tôi muốn đi xin việc làm nữa, bất chấp mình có nói được tiếng bản xứ hay không. Nhưng không ai muốn nhận một người “mù” vô giúp việc.
Thời gian cứ trôi qua, tôi làm đơn xin vô học college. Đối với tôi vô đại học tức “học đại” để có thêm ngân sách cho bản thân. Mỗi ngày, ôm vài ba cuốn sách dầy cui đến đại học, hãnh diện lắm chứ!. Trong hơn hai năm “học đại”, tiền thì lãnh đều không sót một đô-la từ tiền học bổng và workstudy mà tiếng Anh tiếng U thì lúc Mỹ nói, mình chẳng hiểu, còn khi mình nói thì luôn dùng động từ “tu quơ” (quơ tay quơ chân để diễn tả) nhưng Mỹ cũng… không hiểu luôn!.
Cũng vì mong có thêm tiền để giúp gia đình tôi còn ở VN, vừa đông vừa nghèo mạc rệp, chỉ có ăn củ dong, củ mài hoặc củ khoai mót để trừ cơm hằng ngày, nên tôi vừa đi học vừa đi làm thêm ở convenient store mỗi ngày 6 tiếng, hầu có nhiều dịp trau dồi tiếng bản xứ.
Một kỷ niệm vẫn chưa quên trong đời tôi dù đã trải qua hơn một phần tư thế kỷ vật lộn với cuộc sống ở xứ Mỹ này. Kỷ niệm ấy tôi gọi là “học đòi bắt chước”: Qua nhiều tháng làm việc ở convenient store tôi cũng học lóm được vài ba chữ lóng mà trong lớp Anh văn đâu có dạy… Chỗ tiệm tạp hóa tôi làm có bốn cây xăng, bánh kẹo v.v…
Một buổi chiều kia, có một bà Mỹ tuổi cũng hơi sồn sồn, sau khi đổ xăng, bà bước vô tiệm nhìn tôi tươi cười, chào hỏi ngắn gọn qua lại… tôi bèn tiếp bà bằng một câu thông dụng mà mỗi ngày tôi buộc phải nói không dưới trăm lần là “ông hay bà đổ hết bao nhiêu tiền xăng”. Cũng cái tật làm tàng, tôi nhanh mồm buông một câu tiếng Mỹ - mà lần này tôi nghĩ bà ta sẽ nể tôi vì cái chữ tôi mới học lóm được: “Hi mem, how many f..ucks you you bump” (actually, PUMP)?. Tôi vừa hỏi xong, bà ấy đổi sắc mặt, liệng tiền trên bàn (counter), kèm theo tiếng “damn” rồi ngoe nguẩy xô mạnh cửa bước ra… Tôi chẳng hiểu gì cả!?
Sao bà ta lại giận dữ vậy? Bà này có bất bình thường không? Giận ở đâu chuyện riêng tư, tại sao lại vô tiệm này đổ lên đầu thằng làm mướn này?... Đầu óc tôi cứ miên man đặt ra nhiều câu hỏi và hình dung đến nét mặt đanh giận của bà với từng thớ thịt trên khuôn mặt đang run lên bần bật như đang hiện hữu trước mắt tôi.
Đến chiều tối, ông chủ người Việt ra đóng cửa tiệm như thường lệ, tôi trình bày vắn tắt sự việc trong ngày… rồi tôi hỏi ông chủ: “Có gì đâu mà bả giận dữ dzậy?” Sau khi ông chủ hỏi cặn kẻ sự đàm thoại giữa hai người, thì ông chủ nói nguyên do bà ấy giận vì tôi phát âm sai: Chữ BUCK có nghĩa là ‘đồng’, nhưng tôi đã không phát âm rõ chữ B (bờ), vì tôi vốn dĩ không có khiếu về ngoại ngữ, lại làm le nói lẹ, nên từ âm B (bờ) thành âm F (phờ), do đó, ý nghĩa của câu văn đã đổi hoàn toàn!!!
Trước khi ông chủ tiệm ôm mớ tiền bán trong ngày về, ổng còn ngoái cổ lại nện tôi thêm một câu: “Lần sau đừng nói bậy nữa nghe ông nội!”. Trời ơi, tôi đâu có ý ăn nói tục tiểu vậy đâu! Tôi tự xấu hổ và cố gắng dặn lòng là từ đây: “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe” và tự thầm thì thêm: “Mới có chút xíu vốn liếng ngoại ngữ, mà cái giọng tanh tanh rồi.”.
Tôi không đi làm nữa. Quyết trở lại nhà trường học thêm Anh văn. Cố gắng tìm những điều kiện thuận lợi để thực tập sinh ngữ, dẹp bỏ mọi tự ái mỗi khi có ai sửa sai mình về Anh ngữ và quyết nhớ câu chuyện vui đó như là ông thầy giỏi để luyện dạy mình thành người khiêm tốn hơn và biết chịu học hỏi nhiều hơn, vì tôi tự nhủ: “Xã hội là một trường học, còn cuộc sống là những chuỗi ngày phải cắp sách đến trường để học nhưng không có ngày ra trường…!”
BK Song Thập 313 Thanh Phuong chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Kỷ Niệm Khó Quên - BK/ Song Thập 313
Ra khỏi tù “cải tạo” vào dịp Tết năm 81, sau gần 6 năm được tôi luyện thêm lòng… căm thù cộng sản. Những phận người như tôi là thân tầm gửi dưới chế độ “đỉnh cao loài người” mới.
Kỷ Niệm Khó Quên
BK/ Song Thập 313
Ra khỏi tù “cải tạo” vào dịp Tết năm 81, sau gần 6 năm được tôi luyện thêm lòng… căm thù cộng sản. Những phận người như tôi là thân tầm gửi dưới chế độ “đỉnh cao loài người” mới., nên đành phải vượt biên để tìm đất sống tự do và để đủ nuôi thân sống cho qua chuỗi ngày còn lại của một kiếp người không biết phận số đi về đâu?!, vì thầy không ra thầy, mà thợ cũng chẳng ra thợ sau ngày bị “xỏ gươm vào giỏ”.
Qua tới trại tị nạn Mã Lai, tạm dung hơn 3 tháng thì may mắn được lòng bác ái (thực sự) của người Hoa Kỳ cho về xứ Cờ Hoa để định cư.
Rõ là ngơ ngáo như gà mắc cáo ngay khi lúc trên máy bay từ trại tị nạn đến nước Mỹ. Cái gì cũng quá xa lạ, ngỡ ngàng từ hình ảnh cho đến ngôn ngữ.
Ngồi trong lòng phi cơ, tôi chợt đưa mắt nhìn một ông Mỹ bụng bự đang đọc một tờ báo dầy như cuốn sách. Tôi thử hỏi đây là một tạp chí hay một sấp báo nhiều ngày?. Trong chuyến bay có anh thông dịch viên cũng cùng đi định cư, tôi bèn hỏi anh ấy thì được biết đó là nhật báo. Trời! nhật báo của mình ở Việt Nam chỉ có 4 hay 8 hay 12 trang mà đọc cũng mõi mắt rồi, còn nhật báo ở Mỹ sao dầy quá vậy? Đọc chừng nào mới hết? Rõ là Mỹ: Cái gì cũng hơn người.
Tôi tiếp tục liếc ông Mỹ đang “cặm cụi” trên tờ báo mà câu hỏi cứ lòng vòng trong cái óc cù lần của tôi: …đọc chừng nào mới hết?? …nhật báo là đọc trong ngày mà!?... Mà thôi, đọc không hết thì lấy báo gói xôi hay để lót kệ “manger” cũng được. Nhìn người này người nọ xong, chán, lại nhìn ra bầu trời chỉ toàn một màu xanh lợt… rồi tôi gục đầu ngủ quên hồi nào không hay…
Nhóm tị nạn chúng tôi phải dừng chân tại San Francisco để làm mọi thủ tục nhập quốc. Hạnh phúc biết bao! Vui mừng biết bao! Ăn uống thì no đầy! Có buổi ăn bánh mì, có buổi ăn cơm và cũng có một buổi sáng, nhà bếp cho ăn món gì mà tôi thấy một khúc đỏ lòm dài khoảng gần gang tay, nằm giữa hai miếng dài mềm mềm giống như bánh mì kẹp lại, tôi không dám ăn vì cứ hình dung nó giống như… hỏi ra mới biết: Bánh mì Hotdog. Tôi bặm môi ăn thử… ngon! Bèn đến nhà bếp xin một cái đỏ lòm giống như vậy nữa…
Sau gần bốn ngày chờ đợi tại trại chuyển tiếp này, tôi được đưa về một vùng ấm, thời tiết y hệt Việt Nam: Tiểu bang Florida.
Ngày thứ hai tại Orlando - Florida, buổi tối, anh em tôi đang ngồi trước cửa apartment sát đường xe chạy, để nhìn ông đi qua, bà đi lại. Bỗng có chiếc xe hơi rất cũ, ngừng ngay trước chúng tôi, rồi một ông đen thui bước xuống, tiến về phía chúng tôi, nói câu gì đó mà âm giọng như một câu hát trầm bổng, anh em tôi đừ mặt ra, dù khi còn ở trung học tôi cũng có học chút đỉnh Anh văn.
Rồi đứa em chạy tạt qua phòng kế bên cầu cứu một bé gái khoảng 12, 13 tuổi… thì ra ông đen đó hỏi đường tới Downtowwn, sau này, tôi mới biết giọng đơ đớ có âm lên xuống như cung điệu là người sống ở vùng miền Nam như: Mississippi, Alabama… mà nhất là giọng Mỹ đen lại càng lên xuống nhiều hơn giọng Mỹ trắng và cách phát âm của dân miền Nam cũng hơi khác. Thí dụ: Downtown thì đọc là “đeo theo” v.v… như ông đen tôi vừa kể trên.
Ngày qua ngày, cứ quanh quẩn trong phòng hoặc khi có chút tiền dư từ tiền Foodstamp thì tôi chạy qua “7/11” ở phía sau apartment để chơi game. Được ở không 3 tuần, chán quá! Tôi đi xin việc làm. May mắn, gặp lại cấp chỉ huy tôi ngày xưa, nay, giúp đưa tôi vô rửa chén ở một nhà hàng lớn trong khách sạn Mariotte.
Làm được 2 tuần thì bị họ cho nghỉ việc vì tôi không hiểu tiếng Mỹ, (xếp nói gà, thì tôi nghe vịt): Họ biểu tôi bưng cái nồi (Pot) thì tôi nhanh nhẫu đem một đóng nĩa (fork) vào. Phần máy móc chạy ồn ào, phần tôi nghe tiếng Mỹ không quen. Rõ, số sướng vẫn là số rảnh rỗi, nên ông leader trong nhà bếp thông báo tôi: “Ngày mai nghỉ việc và tuần sau nhớ trở lại lãnh cái check nhé!”.
Bị nghỉ việc cũng hơi buồn, nhưng lòng lâng lâng hớn hở vì nghĩ tới cái check gần 300 đô mình sẽ được cầm trong tay. Tự nhiên quên đi hai bàn tay vẫn còn đau rát vì phải bốc những tô, dĩa, muỗng, nĩa nóng hổi từ máy rửa chén chạy ra trong suốt những giờ làm.
Lần đầu tiên kể từ ngày vượt thoát “thiên đàng cộng sản”, tôi gởi về gia đình đang sống nghèo đói một thùng quà hai pounds. Chỉ cần hình dung những khuôn mặt rạng rỡ của người thân khi ra bưu điện nhận quà là tôi muốn đi xin việc làm nữa, bất chấp mình có nói được tiếng bản xứ hay không. Nhưng không ai muốn nhận một người “mù” vô giúp việc.
Thời gian cứ trôi qua, tôi làm đơn xin vô học college. Đối với tôi vô đại học tức “học đại” để có thêm ngân sách cho bản thân. Mỗi ngày, ôm vài ba cuốn sách dầy cui đến đại học, hãnh diện lắm chứ!. Trong hơn hai năm “học đại”, tiền thì lãnh đều không sót một đô-la từ tiền học bổng và workstudy mà tiếng Anh tiếng U thì lúc Mỹ nói, mình chẳng hiểu, còn khi mình nói thì luôn dùng động từ “tu quơ” (quơ tay quơ chân để diễn tả) nhưng Mỹ cũng… không hiểu luôn!.
Cũng vì mong có thêm tiền để giúp gia đình tôi còn ở VN, vừa đông vừa nghèo mạc rệp, chỉ có ăn củ dong, củ mài hoặc củ khoai mót để trừ cơm hằng ngày, nên tôi vừa đi học vừa đi làm thêm ở convenient store mỗi ngày 6 tiếng, hầu có nhiều dịp trau dồi tiếng bản xứ.
Một kỷ niệm vẫn chưa quên trong đời tôi dù đã trải qua hơn một phần tư thế kỷ vật lộn với cuộc sống ở xứ Mỹ này. Kỷ niệm ấy tôi gọi là “học đòi bắt chước”: Qua nhiều tháng làm việc ở convenient store tôi cũng học lóm được vài ba chữ lóng mà trong lớp Anh văn đâu có dạy… Chỗ tiệm tạp hóa tôi làm có bốn cây xăng, bánh kẹo v.v…
Một buổi chiều kia, có một bà Mỹ tuổi cũng hơi sồn sồn, sau khi đổ xăng, bà bước vô tiệm nhìn tôi tươi cười, chào hỏi ngắn gọn qua lại… tôi bèn tiếp bà bằng một câu thông dụng mà mỗi ngày tôi buộc phải nói không dưới trăm lần là “ông hay bà đổ hết bao nhiêu tiền xăng”. Cũng cái tật làm tàng, tôi nhanh mồm buông một câu tiếng Mỹ - mà lần này tôi nghĩ bà ta sẽ nể tôi vì cái chữ tôi mới học lóm được: “Hi mem, how many f..ucks you you bump” (actually, PUMP)?. Tôi vừa hỏi xong, bà ấy đổi sắc mặt, liệng tiền trên bàn (counter), kèm theo tiếng “damn” rồi ngoe nguẩy xô mạnh cửa bước ra… Tôi chẳng hiểu gì cả!?
Sao bà ta lại giận dữ vậy? Bà này có bất bình thường không? Giận ở đâu chuyện riêng tư, tại sao lại vô tiệm này đổ lên đầu thằng làm mướn này?... Đầu óc tôi cứ miên man đặt ra nhiều câu hỏi và hình dung đến nét mặt đanh giận của bà với từng thớ thịt trên khuôn mặt đang run lên bần bật như đang hiện hữu trước mắt tôi.
Đến chiều tối, ông chủ người Việt ra đóng cửa tiệm như thường lệ, tôi trình bày vắn tắt sự việc trong ngày… rồi tôi hỏi ông chủ: “Có gì đâu mà bả giận dữ dzậy?” Sau khi ông chủ hỏi cặn kẻ sự đàm thoại giữa hai người, thì ông chủ nói nguyên do bà ấy giận vì tôi phát âm sai: Chữ BUCK có nghĩa là ‘đồng’, nhưng tôi đã không phát âm rõ chữ B (bờ), vì tôi vốn dĩ không có khiếu về ngoại ngữ, lại làm le nói lẹ, nên từ âm B (bờ) thành âm F (phờ), do đó, ý nghĩa của câu văn đã đổi hoàn toàn!!!
Trước khi ông chủ tiệm ôm mớ tiền bán trong ngày về, ổng còn ngoái cổ lại nện tôi thêm một câu: “Lần sau đừng nói bậy nữa nghe ông nội!”. Trời ơi, tôi đâu có ý ăn nói tục tiểu vậy đâu! Tôi tự xấu hổ và cố gắng dặn lòng là từ đây: “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe” và tự thầm thì thêm: “Mới có chút xíu vốn liếng ngoại ngữ, mà cái giọng tanh tanh rồi.”.
Tôi không đi làm nữa. Quyết trở lại nhà trường học thêm Anh văn. Cố gắng tìm những điều kiện thuận lợi để thực tập sinh ngữ, dẹp bỏ mọi tự ái mỗi khi có ai sửa sai mình về Anh ngữ và quyết nhớ câu chuyện vui đó như là ông thầy giỏi để luyện dạy mình thành người khiêm tốn hơn và biết chịu học hỏi nhiều hơn, vì tôi tự nhủ: “Xã hội là một trường học, còn cuộc sống là những chuỗi ngày phải cắp sách đến trường để học nhưng không có ngày ra trường…!”
BK Song Thập 313 Thanh Phuong chuyen