Truyện Ngắn & Phóng Sự
Kỷ Vật Của Ba Tôi. - Topa
( HNPD ) Mấy ngày trước tôi thấy ba tôi cứ loanh quanh trong nhà mà không chịu ra vườn, một điều khá lạ vì ba tôi thích ra vườn ngồi uống café và ngắm cảnh, hoặc làm việc gì đó, trong vườn cây ăn trái của ba.
( HNPĐ ) Mấy ngày trước tôi thấy ba tôi cứ loanh quanh trong nhà mà không chịu ra vườn, một điều khá lạ vì ba tôi thích ra vườn ngồi uống café và ngắm cảnh, hoặc làm việc gì đó, trong vườn cây ăn trái của ba. Nhưng, chỉ ba ngày sau là ba tôi lại ra vườn, như ngày hôm nay.
- Ai đó?
- Con đây ba.
Ba tôi bị giật mình khi nghe tiếng mở cửa, cũng là một điều lạ không thấy xảy ra với ba bao giờ. Tôi hỏi:
- Ba có bị gì không mà mấy bữa trước ba cứ ở riết trong nhà chứ không chịu ra vườn như hôm nay vậy ba?
- Ừ... thì hôm nay ba thấy trong người khỏe ra nên ba ra đây ngồi hóng gió mát. Trong người mà không được khỏe sợ ra đây lỡ... trúng gió thì khổ. Mà con về hồi nào vậy con?
- Con mới về. Con có mua cho ba hai xị rượu nếp nguyên chất của bà Chín Tải đây ba.
Ba tôi nghe có rượu, nhất là rượu của bà Chín Tải nổi tiếng “Nấu với nếp nguyên chất không pha trộn gạo nên nồng độ cao và lại có cái hậu rất ngọt như luôn đọng lại trong lưỡi”. Ba tôi có lần đã nói như vậy. Nét mặt của ba tươi hẳn lên và ba liền đứng dậy đi đến bên cây xoài rồi cầm cái cây mà trên ngọn có gắn lưỡi hái rất bén và bên cạnh lưỡi hái có cái giỏ nhỏ, dùng cho việc đựng trái cây; ba hái bốn trái. Ba tôi cúi lượm một trái xoài nhỏ xíu bị rụng từ hồi nào
và liệng xuống ao cá. Đàn cá nháo nhác chạy trốn giống như những người thầy, cô, của tôi ngày trước từng chạy trốn mỗi khi nghe giặc pháo kích vào thành phố; và đã kể lại.
Thành phố núi, thành phố được mệnh danh là thành phố của lính, là nơi tôi đã được sinh ra. Tuổi thơ của tôi là chuỗi ngày buồn đầy nước mắt vì, sau chiến tranh ba tôi bị ghép tội tư sản nên ba phải vội vã hiến tất cả tài sản cho nhà cầm quyền và xin về sống ở đây. Cũng vì hiến tất cả tài sản nên ba mới được chấp thuận cho về đây, nếu không thì ba phải đến vùng kinh kinh tế mới khỉ ho cò gáy nào đó tuốt luốt trong rừng sâu thì giờ này không biết đã ra sao.
Tôi nhìn ba cầm mấy trái xoài mà thấy thương ba vô cùng. Phải chi má tôi còn sống thì ba chắc vui nhiều mà tôi thì có lẽ cũng đang phiêu bạt ở một thế giới nào khác. Vì thương ba nên tôi quyết định không ra đi cùng chồng và, cuối cùng cũng không bước thêm bước nữa. Tôi luôn muốn được sống gần để lo cho ba. Bây giờ thì tuổi của tôi cũng đã cao rồi, đã ba mươi chín tuổi rồi chứ không còn trẻ nữa. Chiếc ghe vượt biển của chồng tôi cùng với trên tám mươi người đã vĩnh viễn không một người nào có tin tức gởi về cho người thân đang mong chờ ngày đêm. Tôi vẫn thường nhớ đến những kỷ niệm đẹp của hai đứa và cầu nguyện cho anh sớm được siêu thoát. Dù không đạt được mục đích nhưng anh cũng đã thoát khỏi cái xã hội mà anh luôn ghét cay ghét đắng.
Chiều xuống thật nhanh, cái nắng làm cho cháy da cháy thịt lúc trưa đã tan biến dần. Ngọn đồi không xa nhà đã tạo một vệt dài bao trùm cả cái vườn cây của ba. Gió thổi rần rật trên những ngọn cây, thổi khắp vườn làm cho mát cả người. Sau mỗi ly rượu nhỏ là tôi lại nghe tiếng ba nhai xoài rau ráu, mặc dù răng của ba không còn nhiều nhưng cũng may là mấy cái răng hàm vẫn còn khá tốt. Thấy ba đang vui nên tôi nói:
-Ba à, mấy năm trước nhà cầm quyền xã đã thông báo là sẽ xây dựng một nhà máy gì đó, mà nhà máy này sẽ chiếm mất khoảng bốn thước đất phía sau khu vườn của ba. Con nghe nói họ sắp khởi công xây dựng công trình đó trong thời gian không xa nữa...
- Cũng vì vậy mà... Cũng vì vậy mà ba buồn nên mới không ra vườn mấy ngày liền. Ba chỉ còn cái vườn cây này để lại cho con thôi mà nay cũng bị thu nhỏ lại thì làm sao mà ba không buồn được chứ.
- Không biết khi nhà máy hoàn thành rồi thì mình... thì mình có bị... có còn yên ổn như hiện nay không ba?
- Thì... cũng đành phải chịu vậy thôi con à. Cũng may là chỉ có bốn thước chứ hơn nữa cũng phải chịu thôi chứ làm sao kêu ca được. Đành phải chịu vậy thôi con à. Phải chi đừng có giải phóng giải phiếc gì hết thì ba cũng còn ba căn nhà lớn...
- Thôi ba à, chuyện đã qua mấy mươi năm rồi, ba nhắc nhớ chi cho mệt óc. Những kẻ làm ác thì rồi đây... ông trời cũng trả báo cho ba coi. Bây giờ con đi luộc miếng thịt heo cho ba ăn cơm nha ba.
- Để ba hái ít rau càng cua, con trộn chua ngọt với thịt heo cho ba... nhậu luôn.
Nói xong ba tôi đi đến mấy bụi rau càng cua mọc hoang đầy khắp khu vườn. Nhìn theo những bước chân đi bước cao bước thấp của ba làm cho tôi phải thầm ước cho ba đừng bị bệnh nặng và được sống lâu. Ngày xưa, trước khi ba tôi trở thành vị thương gia giàu có thì ba cũng đã từng là người lính chiến hơn bốn năm trong đoàn quân cảm tử có mặt gần như khắp nơi trên mảnh đất miền Nam thân yêu này. Một viên đạn của giặc cộng đã ghim vào chân ba làm cho ba phải dừng bước. Từ đó trên những cánh đồng lúa bao la ngào ngạt hương thơm, trong những khu rừng rậm với những đêm mưa nhiều hiểm nguy, đã không còn dấu chân ba ngày đêm đi truy lùng và giết giặc. Ngày mà quê hương tưởng sẽ được vĩnh viễn hưởng thanh bình tự do và no ấm trong tình người Việt-Nam của cả ba miền, thì cũng chính ngày đó là ngày tôi ra chào đời để chia xẻ bao nỗi đắng cay tủi nhục của gia đình. Vì thương con nên ba tôi phải sống và chịu bị xỉ nhục, chịu bị hành hạ của những người nói cùng ngôn ngữ nhưng có trái tim chỉ biết hận thù.
Đang suy nghĩ miên man thì ba tôi đem lại một nắm rau càng cua xanh tươi. Trời đã phú cho mảnh đất miền Nam hiền hòa biết bao nhiêu là của cải, thế mà cũng vì chế độ cai trị bóc lột tàn bạo mà đã có thời người dân miền Nam không có hột cơm để mà ăn. Không nói đâu xa, chính mảnh vườn cây này của ba, mảnh vườn có đầy cây ăn trái sum suê cũng từng bị nhà cầm quyền xã cấm tự hái đem đi bán. Còn nếu muốn ăn thì bao nhiêu cũng được. Ba tôi luôn tự hào về vườn cây quanh năm xanh tươi có đủ thứ trái cây mà mùa nào cũng có trái. Chính cái vườn trái cây này đã nuôi sống gia đình và cho tôi trở thành cô giáo. Ba tôi vì không muốn tôi truyền lại cho những tâm hồn thơ ngây những điều hận thù và xảo trá. Những ca tụng cá nhân vượt trội những vị tiền nhân có công lao tạo dựng và gìn giữ quê hương; vượt trội những vị thần thánh trong các tôn giáo... Tôi trở thành người buôn bán trái cây.
Trước khi bóng tối phủ trùm xuống mảnh đất nhỏ nhoi của ba, tôi thấy ba tôi đứng ở cuối mảnh vườn như đang tính toán xem mất bốn thước đất cho công trình gì đó thì ba sẽ bị mất những cây ăn trái nào. Tội nghiệp ba tôi quá!
***
Những người gọi là chủ nhân của cái nhà máy mới được dựng lên phía sau vườn của ba là những người Trung Quốc. Phía sau nhà máy to lớn này lấn vào vườn cây của ba tôi đến năm thước chứ không phải bốn. Diện tích của nhà máy to lớn đến độ chiếm luôn cả ngọn đồi. Ba tôi nhìn địa thế của nhà máy và nói:
- Nếu chẳng may chiến tranh lại xảy ra giữa Việt-Nam và Trung quốc thì, với địa thế của nhà máy này xem như cả huyện, cả tỉnh sẽ bị chế ngự ngay tức khắc chứ không làm sao có thể chống lại được. Người Trung Quốc luôn luôn muốn chiếm đất của Việt-Nam nên từ khi nhà cầm quyền tỉnh, huyện và xã thông báo mấy năm trước ba đã sinh nghi rồi. Nhưng... Đành phải chịu vậy thôi con à!
Trăng đã lên chênh chếch, ba và tôi chẳng ai muốn vào nhà ăn cơm. Tôi nghĩ rồi một ngày không xa nữa, ba và tôi sẽ lại bỏ chốn này ra đi tìm đất sống mới. Họa phương Bắc từ bao đời nay vẫn luôn là sự đe dọa của cả dân tộc. Nhà cầm quyền này quá nhu nhược và yếu hèn tuy có được đội ngũ an ninh rất đông đảo và hùng mạnh, nhưng chỉ là để uy hiếp người dân mà thôi.
Đêm có mưa trời như dịu hẳn. Tôi vẫn không làm sao nhắm mắt ngủ được. Tôi nghe tiếng ba trở mình từ bên này sang bên kia. Rồi tiếng chân ba đi ra vườn. Bốn bề im ắng và thỉnh thoảng tôi nghe có tiếng ếch nhái kêu ộp oạp làm lòng tôi quặn lên đau đớn nỗi thương ba và thương cho quê hương mình. Ba tôi bị mất ngủ kể từ khi cái nhà máy được dựng lên. Sự ồn ào từ trong nhà máy không làm cho ba khó chịu. Trái lại những gương mặt câng câng của những người không cùng ngôn ngữ là nguyên nhân chính làm cho ba trở nên mất ngủ.
Mưa suốt cả đêm hôm qua và cả ngày hôm nay không dứt. Cơn mưa lớn và dai dẳng này có lẽ sẽ qua đến ngày mai. Trong căn chòi nhỏ lợp bằng lá giữa vườn, nơi ba thường ngồi uống trà, hoặc rượu và ngắm cảnh; ba vẫn ngồi im lìm nhìn mưa rơi. Ba đang nghĩ gì? Và, có lẽ ba không biết là tôi đang đứng nhìn ba từ phía sau lưng đã lâu. Tôi may mắn còn ba và còn căn nhà này để trú thân. Nơi vườn cây này, tôi cũng đã từng có những mùa trèo hái trái cây chín khi tuổi của tôi còn trẻ. Tôi từng ngồi thõng hai chân đong đưa trên những cành cây để thưởng thức trái cây tuyệt ngon và ngọt lịm. Tôi cũng từng có hằng giờ ngồi nhìn mưa, từng mê mẩn ngắm những giọt mưa rơi tạo nên những cái bong bóng bập bồng nhiều màu sắc. Tất cả những kỷ niệm đó cũng đã qua đi rồi. Thế nhưng có những cơn mưa lại đi vào kỷ niệm, ẩn sâu trong tiềm thức tôi. Những cơn mưa như thế theo tôi suốt cả chặng đường đời... Mưa suốt cả đêm hôm qua và cả ngày hôm nay gợi tôi nhớ đến một cơn mưa nên vợ thành chồng…
Trời đang nắng chang chang, bất chợt một cơn mưa lớn đổ xuống, mặc kệ mưa làm ướt áo, ướt tóc, tôi cứ bước đi dưới cơn mưa cho đến khi nhìn thấy một thân cây lớn bên vệ đường không xa ngôi trường nhỏ và nghèo nàn. Tôi vào đó đứng trú mưa. Bọn con nít tha hồ chơi giỡn với mưa và... chọc phá tôi bằng cách làm như vô tình để cho nước mưa đọng trong một vũng lớn gần bên thân cây có tôi đang đứng tung tóe vào cả người cả mặt tôi. Và, anh đã xuất hiện. Trò chơi quái ác của bọn nhất quỷ nhì ma thứ ba... là chúng, liền được chấm dứt. Rồi, cuộc sống độc thân của tôi cũng chấm dứt sau cơn mưa ngày đó. Tôi vẫn thường ao ước: Phải chi bây giờ được đi dưới cơn mưa như ngày cũ... và với anh. Một điều ao ước sẽ không bao giờ xảy ra với tôi nữa.
“Nếu nơi đây xảy ra chiến tranh thì ba và mình sẽ đi về đâu?” Tôi chợt buồn với câu hỏi vừa lướt qua trong đầu. Tôi quen nhẫn nhịn và chịu đựng mọi nghịch cảnh. Nhưng, ba nay đã già thì tôi không muốn ba phải chịu thêm những điều oan nghiệt đến với ba nữa.
Mưa đêm vẫn còn nhưng đã nhẹ bớt. Rượu đã cạn nhưng ba vẫn ngồi trong căn chòi nhỏ nhìn mưa đêm. Giờ nhìn ba thật tội nghiệp. Già nua và yếu. Mấy hôm trước tình cờ ba thấy lại những tấm hình chụp khi ba còn trẻ và bên những người đàn bà đã đi qua đời ba. Khi ba cầm tấm hình chụp ba và má ngày mới quen nhau, ba nói:
- Đây là người đàn bà bao dung, là người đàn bà mà ba thương yêu nhất. Người đàn bà luôn tha thứ những lỗi lầm mà ba đã phạm phải... vì những người đàn bà khác. Người đàn bà này đã cho ba những tháng năm thật hạnh phúc và, đã cho ba một đứa con gái thật tuyệt vời.
Ba tôi cũng đưa cho tôi xem một cái đồng hồ cũ – quá cũ. Nhưng là cái đồng hồ sang trọng và quý giá khi công việc của ba đang phát triển mạnh. Đồng hồ hiệu Rolex. Ba nhìn cái đồng hồ với con mắt đầy nước và nói với tôi:
- Khi người có trách nhiệm của miền Nam ra lệnh cho các đơn vị phải buông súng đầu hàng. Cái đồng hồ này tự nhiên cũng ngưng chạy. Cái đồng hồ này chết cùng giờ cùng ngày với miền Nam và đã làm cho trái tim ba rướm máu. Ba giữ nó nguyên trạng như vậy cho đến tận ngày hôm nay và, mỗi năm cứ vào một ngày cuối tháng tư khi người ta ăn mừng kỷ niệm của cái gọi là chiến thắng, thì ba lại đem cái đồng hồ này ra nhìn và... khóc. Con hãy giữ lấy nó như là kỷ vật của ba, của trái tim ba trao cho con. Trái tim của ba cũng đã ngưng đập theo cùng thời gian khi quê hương miền Nam không còn nữa. Nhưng, nếu một ngày nào đó quê hương mình rền vang tiếng mừng vui vì sự thanh bình và tự do thật sự, thì con hãy làm cho cái đồng hồ này sống lại. Và, con hãy tin là trái tim của ba cũng sẽ sống lại để vui mừng cùng đồng bào khắp cả ba miền.
***
Ba tôi đã đỗ quá nhiều mồ hôi cho cái vườn cây ăn trái này, nhưng ba đã không được nằm lại đây, khi ba từ giã cõi đời sau cái đêm mưa dai dẳng của đêm thứ hai mà ba ngồi suốt đêm trong cái chòi nhỏ giữa vườn của ba. Thật may là tôi cũng còn nước mắt để khóc thương ba. Khi liệng nắm đất vào mộ ba tôi đã nguyện là ba sẽ được hãnh diện về con gái của ba. Con gái của ba từ hôm nay sẽ hiên ngang đi hàng đầu trong hàng ngũ của những người dân bị bạo quyền áp bức.
Tôi áp cái đồng hồ - kỷ vật duy nhất mà ba trao lại cho tôi với những lời nhắn nhủ - vào ngực tôi. Và, tôi đã không làm sao cho nước mắt ngưng lại được./.
Topa ( Hòa-lan )
( HNPĐ )
( HNPĐ ) Mấy ngày trước tôi thấy ba tôi cứ loanh quanh trong nhà mà không chịu ra vườn, một điều khá lạ vì ba tôi thích ra vườn ngồi uống café và ngắm cảnh, hoặc làm việc gì đó, trong vườn cây ăn trái của ba. Nhưng, chỉ ba ngày sau là ba tôi lại ra vườn, như ngày hôm nay.
- Ai đó?
- Con đây ba.
Ba tôi bị giật mình khi nghe tiếng mở cửa, cũng là một điều lạ không thấy xảy ra với ba bao giờ. Tôi hỏi:
- Ba có bị gì không mà mấy bữa trước ba cứ ở riết trong nhà chứ không chịu ra vườn như hôm nay vậy ba?
- Ừ... thì hôm nay ba thấy trong người khỏe ra nên ba ra đây ngồi hóng gió mát. Trong người mà không được khỏe sợ ra đây lỡ... trúng gió thì khổ. Mà con về hồi nào vậy con?
- Con mới về. Con có mua cho ba hai xị rượu nếp nguyên chất của bà Chín Tải đây ba.
Ba tôi nghe có rượu, nhất là rượu của bà Chín Tải nổi tiếng “Nấu với nếp nguyên chất không pha trộn gạo nên nồng độ cao và lại có cái hậu rất ngọt như luôn đọng lại trong lưỡi”. Ba tôi có lần đã nói như vậy. Nét mặt của ba tươi hẳn lên và ba liền đứng dậy đi đến bên cây xoài rồi cầm cái cây mà trên ngọn có gắn lưỡi hái rất bén và bên cạnh lưỡi hái có cái giỏ nhỏ, dùng cho việc đựng trái cây; ba hái bốn trái. Ba tôi cúi lượm một trái xoài nhỏ xíu bị rụng từ hồi nào
và liệng xuống ao cá. Đàn cá nháo nhác chạy trốn giống như những người thầy, cô, của tôi ngày trước từng chạy trốn mỗi khi nghe giặc pháo kích vào thành phố; và đã kể lại.
Thành phố núi, thành phố được mệnh danh là thành phố của lính, là nơi tôi đã được sinh ra. Tuổi thơ của tôi là chuỗi ngày buồn đầy nước mắt vì, sau chiến tranh ba tôi bị ghép tội tư sản nên ba phải vội vã hiến tất cả tài sản cho nhà cầm quyền và xin về sống ở đây. Cũng vì hiến tất cả tài sản nên ba mới được chấp thuận cho về đây, nếu không thì ba phải đến vùng kinh kinh tế mới khỉ ho cò gáy nào đó tuốt luốt trong rừng sâu thì giờ này không biết đã ra sao.
Tôi nhìn ba cầm mấy trái xoài mà thấy thương ba vô cùng. Phải chi má tôi còn sống thì ba chắc vui nhiều mà tôi thì có lẽ cũng đang phiêu bạt ở một thế giới nào khác. Vì thương ba nên tôi quyết định không ra đi cùng chồng và, cuối cùng cũng không bước thêm bước nữa. Tôi luôn muốn được sống gần để lo cho ba. Bây giờ thì tuổi của tôi cũng đã cao rồi, đã ba mươi chín tuổi rồi chứ không còn trẻ nữa. Chiếc ghe vượt biển của chồng tôi cùng với trên tám mươi người đã vĩnh viễn không một người nào có tin tức gởi về cho người thân đang mong chờ ngày đêm. Tôi vẫn thường nhớ đến những kỷ niệm đẹp của hai đứa và cầu nguyện cho anh sớm được siêu thoát. Dù không đạt được mục đích nhưng anh cũng đã thoát khỏi cái xã hội mà anh luôn ghét cay ghét đắng.
Chiều xuống thật nhanh, cái nắng làm cho cháy da cháy thịt lúc trưa đã tan biến dần. Ngọn đồi không xa nhà đã tạo một vệt dài bao trùm cả cái vườn cây của ba. Gió thổi rần rật trên những ngọn cây, thổi khắp vườn làm cho mát cả người. Sau mỗi ly rượu nhỏ là tôi lại nghe tiếng ba nhai xoài rau ráu, mặc dù răng của ba không còn nhiều nhưng cũng may là mấy cái răng hàm vẫn còn khá tốt. Thấy ba đang vui nên tôi nói:
-Ba à, mấy năm trước nhà cầm quyền xã đã thông báo là sẽ xây dựng một nhà máy gì đó, mà nhà máy này sẽ chiếm mất khoảng bốn thước đất phía sau khu vườn của ba. Con nghe nói họ sắp khởi công xây dựng công trình đó trong thời gian không xa nữa...
- Cũng vì vậy mà... Cũng vì vậy mà ba buồn nên mới không ra vườn mấy ngày liền. Ba chỉ còn cái vườn cây này để lại cho con thôi mà nay cũng bị thu nhỏ lại thì làm sao mà ba không buồn được chứ.
- Không biết khi nhà máy hoàn thành rồi thì mình... thì mình có bị... có còn yên ổn như hiện nay không ba?
- Thì... cũng đành phải chịu vậy thôi con à. Cũng may là chỉ có bốn thước chứ hơn nữa cũng phải chịu thôi chứ làm sao kêu ca được. Đành phải chịu vậy thôi con à. Phải chi đừng có giải phóng giải phiếc gì hết thì ba cũng còn ba căn nhà lớn...
- Thôi ba à, chuyện đã qua mấy mươi năm rồi, ba nhắc nhớ chi cho mệt óc. Những kẻ làm ác thì rồi đây... ông trời cũng trả báo cho ba coi. Bây giờ con đi luộc miếng thịt heo cho ba ăn cơm nha ba.
- Để ba hái ít rau càng cua, con trộn chua ngọt với thịt heo cho ba... nhậu luôn.
Nói xong ba tôi đi đến mấy bụi rau càng cua mọc hoang đầy khắp khu vườn. Nhìn theo những bước chân đi bước cao bước thấp của ba làm cho tôi phải thầm ước cho ba đừng bị bệnh nặng và được sống lâu. Ngày xưa, trước khi ba tôi trở thành vị thương gia giàu có thì ba cũng đã từng là người lính chiến hơn bốn năm trong đoàn quân cảm tử có mặt gần như khắp nơi trên mảnh đất miền Nam thân yêu này. Một viên đạn của giặc cộng đã ghim vào chân ba làm cho ba phải dừng bước. Từ đó trên những cánh đồng lúa bao la ngào ngạt hương thơm, trong những khu rừng rậm với những đêm mưa nhiều hiểm nguy, đã không còn dấu chân ba ngày đêm đi truy lùng và giết giặc. Ngày mà quê hương tưởng sẽ được vĩnh viễn hưởng thanh bình tự do và no ấm trong tình người Việt-Nam của cả ba miền, thì cũng chính ngày đó là ngày tôi ra chào đời để chia xẻ bao nỗi đắng cay tủi nhục của gia đình. Vì thương con nên ba tôi phải sống và chịu bị xỉ nhục, chịu bị hành hạ của những người nói cùng ngôn ngữ nhưng có trái tim chỉ biết hận thù.
Đang suy nghĩ miên man thì ba tôi đem lại một nắm rau càng cua xanh tươi. Trời đã phú cho mảnh đất miền Nam hiền hòa biết bao nhiêu là của cải, thế mà cũng vì chế độ cai trị bóc lột tàn bạo mà đã có thời người dân miền Nam không có hột cơm để mà ăn. Không nói đâu xa, chính mảnh vườn cây này của ba, mảnh vườn có đầy cây ăn trái sum suê cũng từng bị nhà cầm quyền xã cấm tự hái đem đi bán. Còn nếu muốn ăn thì bao nhiêu cũng được. Ba tôi luôn tự hào về vườn cây quanh năm xanh tươi có đủ thứ trái cây mà mùa nào cũng có trái. Chính cái vườn trái cây này đã nuôi sống gia đình và cho tôi trở thành cô giáo. Ba tôi vì không muốn tôi truyền lại cho những tâm hồn thơ ngây những điều hận thù và xảo trá. Những ca tụng cá nhân vượt trội những vị tiền nhân có công lao tạo dựng và gìn giữ quê hương; vượt trội những vị thần thánh trong các tôn giáo... Tôi trở thành người buôn bán trái cây.
Trước khi bóng tối phủ trùm xuống mảnh đất nhỏ nhoi của ba, tôi thấy ba tôi đứng ở cuối mảnh vườn như đang tính toán xem mất bốn thước đất cho công trình gì đó thì ba sẽ bị mất những cây ăn trái nào. Tội nghiệp ba tôi quá!
***
Những người gọi là chủ nhân của cái nhà máy mới được dựng lên phía sau vườn của ba là những người Trung Quốc. Phía sau nhà máy to lớn này lấn vào vườn cây của ba tôi đến năm thước chứ không phải bốn. Diện tích của nhà máy to lớn đến độ chiếm luôn cả ngọn đồi. Ba tôi nhìn địa thế của nhà máy và nói:
- Nếu chẳng may chiến tranh lại xảy ra giữa Việt-Nam và Trung quốc thì, với địa thế của nhà máy này xem như cả huyện, cả tỉnh sẽ bị chế ngự ngay tức khắc chứ không làm sao có thể chống lại được. Người Trung Quốc luôn luôn muốn chiếm đất của Việt-Nam nên từ khi nhà cầm quyền tỉnh, huyện và xã thông báo mấy năm trước ba đã sinh nghi rồi. Nhưng... Đành phải chịu vậy thôi con à!
Trăng đã lên chênh chếch, ba và tôi chẳng ai muốn vào nhà ăn cơm. Tôi nghĩ rồi một ngày không xa nữa, ba và tôi sẽ lại bỏ chốn này ra đi tìm đất sống mới. Họa phương Bắc từ bao đời nay vẫn luôn là sự đe dọa của cả dân tộc. Nhà cầm quyền này quá nhu nhược và yếu hèn tuy có được đội ngũ an ninh rất đông đảo và hùng mạnh, nhưng chỉ là để uy hiếp người dân mà thôi.
Đêm có mưa trời như dịu hẳn. Tôi vẫn không làm sao nhắm mắt ngủ được. Tôi nghe tiếng ba trở mình từ bên này sang bên kia. Rồi tiếng chân ba đi ra vườn. Bốn bề im ắng và thỉnh thoảng tôi nghe có tiếng ếch nhái kêu ộp oạp làm lòng tôi quặn lên đau đớn nỗi thương ba và thương cho quê hương mình. Ba tôi bị mất ngủ kể từ khi cái nhà máy được dựng lên. Sự ồn ào từ trong nhà máy không làm cho ba khó chịu. Trái lại những gương mặt câng câng của những người không cùng ngôn ngữ là nguyên nhân chính làm cho ba trở nên mất ngủ.
Mưa suốt cả đêm hôm qua và cả ngày hôm nay không dứt. Cơn mưa lớn và dai dẳng này có lẽ sẽ qua đến ngày mai. Trong căn chòi nhỏ lợp bằng lá giữa vườn, nơi ba thường ngồi uống trà, hoặc rượu và ngắm cảnh; ba vẫn ngồi im lìm nhìn mưa rơi. Ba đang nghĩ gì? Và, có lẽ ba không biết là tôi đang đứng nhìn ba từ phía sau lưng đã lâu. Tôi may mắn còn ba và còn căn nhà này để trú thân. Nơi vườn cây này, tôi cũng đã từng có những mùa trèo hái trái cây chín khi tuổi của tôi còn trẻ. Tôi từng ngồi thõng hai chân đong đưa trên những cành cây để thưởng thức trái cây tuyệt ngon và ngọt lịm. Tôi cũng từng có hằng giờ ngồi nhìn mưa, từng mê mẩn ngắm những giọt mưa rơi tạo nên những cái bong bóng bập bồng nhiều màu sắc. Tất cả những kỷ niệm đó cũng đã qua đi rồi. Thế nhưng có những cơn mưa lại đi vào kỷ niệm, ẩn sâu trong tiềm thức tôi. Những cơn mưa như thế theo tôi suốt cả chặng đường đời... Mưa suốt cả đêm hôm qua và cả ngày hôm nay gợi tôi nhớ đến một cơn mưa nên vợ thành chồng…
Trời đang nắng chang chang, bất chợt một cơn mưa lớn đổ xuống, mặc kệ mưa làm ướt áo, ướt tóc, tôi cứ bước đi dưới cơn mưa cho đến khi nhìn thấy một thân cây lớn bên vệ đường không xa ngôi trường nhỏ và nghèo nàn. Tôi vào đó đứng trú mưa. Bọn con nít tha hồ chơi giỡn với mưa và... chọc phá tôi bằng cách làm như vô tình để cho nước mưa đọng trong một vũng lớn gần bên thân cây có tôi đang đứng tung tóe vào cả người cả mặt tôi. Và, anh đã xuất hiện. Trò chơi quái ác của bọn nhất quỷ nhì ma thứ ba... là chúng, liền được chấm dứt. Rồi, cuộc sống độc thân của tôi cũng chấm dứt sau cơn mưa ngày đó. Tôi vẫn thường ao ước: Phải chi bây giờ được đi dưới cơn mưa như ngày cũ... và với anh. Một điều ao ước sẽ không bao giờ xảy ra với tôi nữa.
“Nếu nơi đây xảy ra chiến tranh thì ba và mình sẽ đi về đâu?” Tôi chợt buồn với câu hỏi vừa lướt qua trong đầu. Tôi quen nhẫn nhịn và chịu đựng mọi nghịch cảnh. Nhưng, ba nay đã già thì tôi không muốn ba phải chịu thêm những điều oan nghiệt đến với ba nữa.
Mưa đêm vẫn còn nhưng đã nhẹ bớt. Rượu đã cạn nhưng ba vẫn ngồi trong căn chòi nhỏ nhìn mưa đêm. Giờ nhìn ba thật tội nghiệp. Già nua và yếu. Mấy hôm trước tình cờ ba thấy lại những tấm hình chụp khi ba còn trẻ và bên những người đàn bà đã đi qua đời ba. Khi ba cầm tấm hình chụp ba và má ngày mới quen nhau, ba nói:
- Đây là người đàn bà bao dung, là người đàn bà mà ba thương yêu nhất. Người đàn bà luôn tha thứ những lỗi lầm mà ba đã phạm phải... vì những người đàn bà khác. Người đàn bà này đã cho ba những tháng năm thật hạnh phúc và, đã cho ba một đứa con gái thật tuyệt vời.
Ba tôi cũng đưa cho tôi xem một cái đồng hồ cũ – quá cũ. Nhưng là cái đồng hồ sang trọng và quý giá khi công việc của ba đang phát triển mạnh. Đồng hồ hiệu Rolex. Ba nhìn cái đồng hồ với con mắt đầy nước và nói với tôi:
- Khi người có trách nhiệm của miền Nam ra lệnh cho các đơn vị phải buông súng đầu hàng. Cái đồng hồ này tự nhiên cũng ngưng chạy. Cái đồng hồ này chết cùng giờ cùng ngày với miền Nam và đã làm cho trái tim ba rướm máu. Ba giữ nó nguyên trạng như vậy cho đến tận ngày hôm nay và, mỗi năm cứ vào một ngày cuối tháng tư khi người ta ăn mừng kỷ niệm của cái gọi là chiến thắng, thì ba lại đem cái đồng hồ này ra nhìn và... khóc. Con hãy giữ lấy nó như là kỷ vật của ba, của trái tim ba trao cho con. Trái tim của ba cũng đã ngưng đập theo cùng thời gian khi quê hương miền Nam không còn nữa. Nhưng, nếu một ngày nào đó quê hương mình rền vang tiếng mừng vui vì sự thanh bình và tự do thật sự, thì con hãy làm cho cái đồng hồ này sống lại. Và, con hãy tin là trái tim của ba cũng sẽ sống lại để vui mừng cùng đồng bào khắp cả ba miền.
***
Ba tôi đã đỗ quá nhiều mồ hôi cho cái vườn cây ăn trái này, nhưng ba đã không được nằm lại đây, khi ba từ giã cõi đời sau cái đêm mưa dai dẳng của đêm thứ hai mà ba ngồi suốt đêm trong cái chòi nhỏ giữa vườn của ba. Thật may là tôi cũng còn nước mắt để khóc thương ba. Khi liệng nắm đất vào mộ ba tôi đã nguyện là ba sẽ được hãnh diện về con gái của ba. Con gái của ba từ hôm nay sẽ hiên ngang đi hàng đầu trong hàng ngũ của những người dân bị bạo quyền áp bức.
Tôi áp cái đồng hồ - kỷ vật duy nhất mà ba trao lại cho tôi với những lời nhắn nhủ - vào ngực tôi. Và, tôi đã không làm sao cho nước mắt ngưng lại được./.
Topa ( Hòa-lan )
( HNPĐ )
Kỷ Vật Của Ba Tôi. - Topa
( HNPD ) Mấy ngày trước tôi thấy ba tôi cứ loanh quanh trong nhà mà không chịu ra vườn, một điều khá lạ vì ba tôi thích ra vườn ngồi uống café và ngắm cảnh, hoặc làm việc gì đó, trong vườn cây ăn trái của ba.
( HNPĐ ) Mấy ngày trước tôi thấy ba tôi cứ loanh quanh trong nhà mà không chịu ra vườn, một điều khá lạ vì ba tôi thích ra vườn ngồi uống café và ngắm cảnh, hoặc làm việc gì đó, trong vườn cây ăn trái của ba. Nhưng, chỉ ba ngày sau là ba tôi lại ra vườn, như ngày hôm nay.
- Ai đó?
- Con đây ba.
Ba tôi bị giật mình khi nghe tiếng mở cửa, cũng là một điều lạ không thấy xảy ra với ba bao giờ. Tôi hỏi:
- Ba có bị gì không mà mấy bữa trước ba cứ ở riết trong nhà chứ không chịu ra vườn như hôm nay vậy ba?
- Ừ... thì hôm nay ba thấy trong người khỏe ra nên ba ra đây ngồi hóng gió mát. Trong người mà không được khỏe sợ ra đây lỡ... trúng gió thì khổ. Mà con về hồi nào vậy con?
- Con mới về. Con có mua cho ba hai xị rượu nếp nguyên chất của bà Chín Tải đây ba.
Ba tôi nghe có rượu, nhất là rượu của bà Chín Tải nổi tiếng “Nấu với nếp nguyên chất không pha trộn gạo nên nồng độ cao và lại có cái hậu rất ngọt như luôn đọng lại trong lưỡi”. Ba tôi có lần đã nói như vậy. Nét mặt của ba tươi hẳn lên và ba liền đứng dậy đi đến bên cây xoài rồi cầm cái cây mà trên ngọn có gắn lưỡi hái rất bén và bên cạnh lưỡi hái có cái giỏ nhỏ, dùng cho việc đựng trái cây; ba hái bốn trái. Ba tôi cúi lượm một trái xoài nhỏ xíu bị rụng từ hồi nào
và liệng xuống ao cá. Đàn cá nháo nhác chạy trốn giống như những người thầy, cô, của tôi ngày trước từng chạy trốn mỗi khi nghe giặc pháo kích vào thành phố; và đã kể lại.
Thành phố núi, thành phố được mệnh danh là thành phố của lính, là nơi tôi đã được sinh ra. Tuổi thơ của tôi là chuỗi ngày buồn đầy nước mắt vì, sau chiến tranh ba tôi bị ghép tội tư sản nên ba phải vội vã hiến tất cả tài sản cho nhà cầm quyền và xin về sống ở đây. Cũng vì hiến tất cả tài sản nên ba mới được chấp thuận cho về đây, nếu không thì ba phải đến vùng kinh kinh tế mới khỉ ho cò gáy nào đó tuốt luốt trong rừng sâu thì giờ này không biết đã ra sao.
Tôi nhìn ba cầm mấy trái xoài mà thấy thương ba vô cùng. Phải chi má tôi còn sống thì ba chắc vui nhiều mà tôi thì có lẽ cũng đang phiêu bạt ở một thế giới nào khác. Vì thương ba nên tôi quyết định không ra đi cùng chồng và, cuối cùng cũng không bước thêm bước nữa. Tôi luôn muốn được sống gần để lo cho ba. Bây giờ thì tuổi của tôi cũng đã cao rồi, đã ba mươi chín tuổi rồi chứ không còn trẻ nữa. Chiếc ghe vượt biển của chồng tôi cùng với trên tám mươi người đã vĩnh viễn không một người nào có tin tức gởi về cho người thân đang mong chờ ngày đêm. Tôi vẫn thường nhớ đến những kỷ niệm đẹp của hai đứa và cầu nguyện cho anh sớm được siêu thoát. Dù không đạt được mục đích nhưng anh cũng đã thoát khỏi cái xã hội mà anh luôn ghét cay ghét đắng.
Chiều xuống thật nhanh, cái nắng làm cho cháy da cháy thịt lúc trưa đã tan biến dần. Ngọn đồi không xa nhà đã tạo một vệt dài bao trùm cả cái vườn cây của ba. Gió thổi rần rật trên những ngọn cây, thổi khắp vườn làm cho mát cả người. Sau mỗi ly rượu nhỏ là tôi lại nghe tiếng ba nhai xoài rau ráu, mặc dù răng của ba không còn nhiều nhưng cũng may là mấy cái răng hàm vẫn còn khá tốt. Thấy ba đang vui nên tôi nói:
-Ba à, mấy năm trước nhà cầm quyền xã đã thông báo là sẽ xây dựng một nhà máy gì đó, mà nhà máy này sẽ chiếm mất khoảng bốn thước đất phía sau khu vườn của ba. Con nghe nói họ sắp khởi công xây dựng công trình đó trong thời gian không xa nữa...
- Cũng vì vậy mà... Cũng vì vậy mà ba buồn nên mới không ra vườn mấy ngày liền. Ba chỉ còn cái vườn cây này để lại cho con thôi mà nay cũng bị thu nhỏ lại thì làm sao mà ba không buồn được chứ.
- Không biết khi nhà máy hoàn thành rồi thì mình... thì mình có bị... có còn yên ổn như hiện nay không ba?
- Thì... cũng đành phải chịu vậy thôi con à. Cũng may là chỉ có bốn thước chứ hơn nữa cũng phải chịu thôi chứ làm sao kêu ca được. Đành phải chịu vậy thôi con à. Phải chi đừng có giải phóng giải phiếc gì hết thì ba cũng còn ba căn nhà lớn...
- Thôi ba à, chuyện đã qua mấy mươi năm rồi, ba nhắc nhớ chi cho mệt óc. Những kẻ làm ác thì rồi đây... ông trời cũng trả báo cho ba coi. Bây giờ con đi luộc miếng thịt heo cho ba ăn cơm nha ba.
- Để ba hái ít rau càng cua, con trộn chua ngọt với thịt heo cho ba... nhậu luôn.
Nói xong ba tôi đi đến mấy bụi rau càng cua mọc hoang đầy khắp khu vườn. Nhìn theo những bước chân đi bước cao bước thấp của ba làm cho tôi phải thầm ước cho ba đừng bị bệnh nặng và được sống lâu. Ngày xưa, trước khi ba tôi trở thành vị thương gia giàu có thì ba cũng đã từng là người lính chiến hơn bốn năm trong đoàn quân cảm tử có mặt gần như khắp nơi trên mảnh đất miền Nam thân yêu này. Một viên đạn của giặc cộng đã ghim vào chân ba làm cho ba phải dừng bước. Từ đó trên những cánh đồng lúa bao la ngào ngạt hương thơm, trong những khu rừng rậm với những đêm mưa nhiều hiểm nguy, đã không còn dấu chân ba ngày đêm đi truy lùng và giết giặc. Ngày mà quê hương tưởng sẽ được vĩnh viễn hưởng thanh bình tự do và no ấm trong tình người Việt-Nam của cả ba miền, thì cũng chính ngày đó là ngày tôi ra chào đời để chia xẻ bao nỗi đắng cay tủi nhục của gia đình. Vì thương con nên ba tôi phải sống và chịu bị xỉ nhục, chịu bị hành hạ của những người nói cùng ngôn ngữ nhưng có trái tim chỉ biết hận thù.
Đang suy nghĩ miên man thì ba tôi đem lại một nắm rau càng cua xanh tươi. Trời đã phú cho mảnh đất miền Nam hiền hòa biết bao nhiêu là của cải, thế mà cũng vì chế độ cai trị bóc lột tàn bạo mà đã có thời người dân miền Nam không có hột cơm để mà ăn. Không nói đâu xa, chính mảnh vườn cây này của ba, mảnh vườn có đầy cây ăn trái sum suê cũng từng bị nhà cầm quyền xã cấm tự hái đem đi bán. Còn nếu muốn ăn thì bao nhiêu cũng được. Ba tôi luôn tự hào về vườn cây quanh năm xanh tươi có đủ thứ trái cây mà mùa nào cũng có trái. Chính cái vườn trái cây này đã nuôi sống gia đình và cho tôi trở thành cô giáo. Ba tôi vì không muốn tôi truyền lại cho những tâm hồn thơ ngây những điều hận thù và xảo trá. Những ca tụng cá nhân vượt trội những vị tiền nhân có công lao tạo dựng và gìn giữ quê hương; vượt trội những vị thần thánh trong các tôn giáo... Tôi trở thành người buôn bán trái cây.
Trước khi bóng tối phủ trùm xuống mảnh đất nhỏ nhoi của ba, tôi thấy ba tôi đứng ở cuối mảnh vườn như đang tính toán xem mất bốn thước đất cho công trình gì đó thì ba sẽ bị mất những cây ăn trái nào. Tội nghiệp ba tôi quá!
***
Những người gọi là chủ nhân của cái nhà máy mới được dựng lên phía sau vườn của ba là những người Trung Quốc. Phía sau nhà máy to lớn này lấn vào vườn cây của ba tôi đến năm thước chứ không phải bốn. Diện tích của nhà máy to lớn đến độ chiếm luôn cả ngọn đồi. Ba tôi nhìn địa thế của nhà máy và nói:
- Nếu chẳng may chiến tranh lại xảy ra giữa Việt-Nam và Trung quốc thì, với địa thế của nhà máy này xem như cả huyện, cả tỉnh sẽ bị chế ngự ngay tức khắc chứ không làm sao có thể chống lại được. Người Trung Quốc luôn luôn muốn chiếm đất của Việt-Nam nên từ khi nhà cầm quyền tỉnh, huyện và xã thông báo mấy năm trước ba đã sinh nghi rồi. Nhưng... Đành phải chịu vậy thôi con à!
Trăng đã lên chênh chếch, ba và tôi chẳng ai muốn vào nhà ăn cơm. Tôi nghĩ rồi một ngày không xa nữa, ba và tôi sẽ lại bỏ chốn này ra đi tìm đất sống mới. Họa phương Bắc từ bao đời nay vẫn luôn là sự đe dọa của cả dân tộc. Nhà cầm quyền này quá nhu nhược và yếu hèn tuy có được đội ngũ an ninh rất đông đảo và hùng mạnh, nhưng chỉ là để uy hiếp người dân mà thôi.
Đêm có mưa trời như dịu hẳn. Tôi vẫn không làm sao nhắm mắt ngủ được. Tôi nghe tiếng ba trở mình từ bên này sang bên kia. Rồi tiếng chân ba đi ra vườn. Bốn bề im ắng và thỉnh thoảng tôi nghe có tiếng ếch nhái kêu ộp oạp làm lòng tôi quặn lên đau đớn nỗi thương ba và thương cho quê hương mình. Ba tôi bị mất ngủ kể từ khi cái nhà máy được dựng lên. Sự ồn ào từ trong nhà máy không làm cho ba khó chịu. Trái lại những gương mặt câng câng của những người không cùng ngôn ngữ là nguyên nhân chính làm cho ba trở nên mất ngủ.
Mưa suốt cả đêm hôm qua và cả ngày hôm nay không dứt. Cơn mưa lớn và dai dẳng này có lẽ sẽ qua đến ngày mai. Trong căn chòi nhỏ lợp bằng lá giữa vườn, nơi ba thường ngồi uống trà, hoặc rượu và ngắm cảnh; ba vẫn ngồi im lìm nhìn mưa rơi. Ba đang nghĩ gì? Và, có lẽ ba không biết là tôi đang đứng nhìn ba từ phía sau lưng đã lâu. Tôi may mắn còn ba và còn căn nhà này để trú thân. Nơi vườn cây này, tôi cũng đã từng có những mùa trèo hái trái cây chín khi tuổi của tôi còn trẻ. Tôi từng ngồi thõng hai chân đong đưa trên những cành cây để thưởng thức trái cây tuyệt ngon và ngọt lịm. Tôi cũng từng có hằng giờ ngồi nhìn mưa, từng mê mẩn ngắm những giọt mưa rơi tạo nên những cái bong bóng bập bồng nhiều màu sắc. Tất cả những kỷ niệm đó cũng đã qua đi rồi. Thế nhưng có những cơn mưa lại đi vào kỷ niệm, ẩn sâu trong tiềm thức tôi. Những cơn mưa như thế theo tôi suốt cả chặng đường đời... Mưa suốt cả đêm hôm qua và cả ngày hôm nay gợi tôi nhớ đến một cơn mưa nên vợ thành chồng…
Trời đang nắng chang chang, bất chợt một cơn mưa lớn đổ xuống, mặc kệ mưa làm ướt áo, ướt tóc, tôi cứ bước đi dưới cơn mưa cho đến khi nhìn thấy một thân cây lớn bên vệ đường không xa ngôi trường nhỏ và nghèo nàn. Tôi vào đó đứng trú mưa. Bọn con nít tha hồ chơi giỡn với mưa và... chọc phá tôi bằng cách làm như vô tình để cho nước mưa đọng trong một vũng lớn gần bên thân cây có tôi đang đứng tung tóe vào cả người cả mặt tôi. Và, anh đã xuất hiện. Trò chơi quái ác của bọn nhất quỷ nhì ma thứ ba... là chúng, liền được chấm dứt. Rồi, cuộc sống độc thân của tôi cũng chấm dứt sau cơn mưa ngày đó. Tôi vẫn thường ao ước: Phải chi bây giờ được đi dưới cơn mưa như ngày cũ... và với anh. Một điều ao ước sẽ không bao giờ xảy ra với tôi nữa.
“Nếu nơi đây xảy ra chiến tranh thì ba và mình sẽ đi về đâu?” Tôi chợt buồn với câu hỏi vừa lướt qua trong đầu. Tôi quen nhẫn nhịn và chịu đựng mọi nghịch cảnh. Nhưng, ba nay đã già thì tôi không muốn ba phải chịu thêm những điều oan nghiệt đến với ba nữa.
Mưa đêm vẫn còn nhưng đã nhẹ bớt. Rượu đã cạn nhưng ba vẫn ngồi trong căn chòi nhỏ nhìn mưa đêm. Giờ nhìn ba thật tội nghiệp. Già nua và yếu. Mấy hôm trước tình cờ ba thấy lại những tấm hình chụp khi ba còn trẻ và bên những người đàn bà đã đi qua đời ba. Khi ba cầm tấm hình chụp ba và má ngày mới quen nhau, ba nói:
- Đây là người đàn bà bao dung, là người đàn bà mà ba thương yêu nhất. Người đàn bà luôn tha thứ những lỗi lầm mà ba đã phạm phải... vì những người đàn bà khác. Người đàn bà này đã cho ba những tháng năm thật hạnh phúc và, đã cho ba một đứa con gái thật tuyệt vời.
Ba tôi cũng đưa cho tôi xem một cái đồng hồ cũ – quá cũ. Nhưng là cái đồng hồ sang trọng và quý giá khi công việc của ba đang phát triển mạnh. Đồng hồ hiệu Rolex. Ba nhìn cái đồng hồ với con mắt đầy nước và nói với tôi:
- Khi người có trách nhiệm của miền Nam ra lệnh cho các đơn vị phải buông súng đầu hàng. Cái đồng hồ này tự nhiên cũng ngưng chạy. Cái đồng hồ này chết cùng giờ cùng ngày với miền Nam và đã làm cho trái tim ba rướm máu. Ba giữ nó nguyên trạng như vậy cho đến tận ngày hôm nay và, mỗi năm cứ vào một ngày cuối tháng tư khi người ta ăn mừng kỷ niệm của cái gọi là chiến thắng, thì ba lại đem cái đồng hồ này ra nhìn và... khóc. Con hãy giữ lấy nó như là kỷ vật của ba, của trái tim ba trao cho con. Trái tim của ba cũng đã ngưng đập theo cùng thời gian khi quê hương miền Nam không còn nữa. Nhưng, nếu một ngày nào đó quê hương mình rền vang tiếng mừng vui vì sự thanh bình và tự do thật sự, thì con hãy làm cho cái đồng hồ này sống lại. Và, con hãy tin là trái tim của ba cũng sẽ sống lại để vui mừng cùng đồng bào khắp cả ba miền.
***
Ba tôi đã đỗ quá nhiều mồ hôi cho cái vườn cây ăn trái này, nhưng ba đã không được nằm lại đây, khi ba từ giã cõi đời sau cái đêm mưa dai dẳng của đêm thứ hai mà ba ngồi suốt đêm trong cái chòi nhỏ giữa vườn của ba. Thật may là tôi cũng còn nước mắt để khóc thương ba. Khi liệng nắm đất vào mộ ba tôi đã nguyện là ba sẽ được hãnh diện về con gái của ba. Con gái của ba từ hôm nay sẽ hiên ngang đi hàng đầu trong hàng ngũ của những người dân bị bạo quyền áp bức.
Tôi áp cái đồng hồ - kỷ vật duy nhất mà ba trao lại cho tôi với những lời nhắn nhủ - vào ngực tôi. Và, tôi đã không làm sao cho nước mắt ngưng lại được./.
Topa ( Hòa-lan )
( HNPĐ )