Kinh Đời
Kỷ vật cho Tổng thống Trump
Tác Giả: Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)
Đức Giáo Hoàng Francis trao đổi quà tặng với Tổng Thống Donald Trump và đệ nhất phu nhân. (Hình: EVAN VUCCI/AFP/Getty Images)
Cho đến nay, chuyến đi dài chín ngày qua bốn quốc gia của Tổng Thống Donald Trump kết thúc vào cuối tuần này diễn tiến tốt đẹp, không xảy ra biến cố gì ngoài ý muốn và dự tính. Người ta vẫn biết ông Trump là người thích tạo nên những chuyện nổi trội và vô tình hay cố ý gây ra nhiều rắc rối qua những phát biểu cũng như quyết định khác thường. Nhưng thích ứng với từng hoàn cảnh tế nhị của bang giao quốc tế, chắc chắn ông phải tính toán thận trọng hơn, và một trong những thể hiện cụ thể là hơn một tuần qua người ta đã không thấy ông gởi đi những “tweet” bày tỏ phản ứng một cách vội vã hoặc đem đến tranh cãi về vấn đề gì, cho tới khi về đến Hoa Kỳ hôm Chủ Nhật.
Có rất nhiều chi tiết đáng nói về toàn bộ chuyến công du đầy khó khăn phức tạp ấy và những hậu quả của nó. Nhưng đó là nội dung phân tích trong tương lai khi có thể biết thêm các dữ kiện khác. Bài viết này chỉ giới hạn nói về một số quà kỷ niệm do các nhà lãnh đạo Saudi Arabia, Israel, và Vatican trao tặng cho tổng thống Mỹ trong chuyến viếng thăm chính thức.
Tất cả các giới chức cao cấp Mỹ từ trước đến nay đều nhận được kỷ vật khi đến thăm nước ngoài. Tặng phẩm ấy được nghiên cứu, cân nhắc, và chọn lựa kỹ ở từng nước, không chỉ riêng theo ý muốn của giới lãnh đạo mà còn được các cố vấn thảo luận đánh giá rất kỹ lưỡng. Các quốc gia muốn trao tặng thứ gì mà họ tin là thể hiện tốt nhất cho văn hóa và nguyện vọng của dân tộc họ và đồng thời có thể là một thông điệp nhắn gởi đến chính quyền và nhân dân nước Mỹ.
Theo luật Mỹ, các kỷ vật từ nước ngoài không thuộc quyền sở hữu của cá nhân nhận được và phải đăng ký vào sổ tài sản liên bang. Một vị tổng thống hay một giới chức cấp cao có thể trưng bày những vật này ở Tòa Bạch Ốc hay trụ sở cơ quan nhưng khi mãn nhiệm phải trao lại cho Cơ Quan Dịch Vụ Công Cộng hay Văn Khố Quốc Gia nếu không được Bộ Tài Chánh chấp thuận cho trả tiền theo trị giá thị trường để giữ lại làm của riêng.
Tổng Thống Barack Obama và Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama nhận của quốc vương Saudi Arabia nhiều tặng phẩm trị giá tổng cộng $1.3 triệu, chưa kể từ các nhà lãnh đạo quốc gia khác. Bà Hillary Clinton, khi còn làm ngoại trưởng, cũng được Quốc Vương Abdullah tặng nhiều món nữ trang trị giá hơn $500,000. Tất cả những món ấy nay đã được sung vào văn khố.
Ông Donald Trump là tổng thống Mỹ đến Saudi Arabia đầu tiên trong chuyến công du ngoại quốc lần thứ nhất. Sự kiện ấy phối hợp cùng những yếu tố khác như Saudi Arabia muốn củng cố và phát triển quan hệ nhiều mặt với Mỹ sau những năm suy giảm vào thời kỳ cuối của chính quyền Obama.
Quốc Vương Saudi Arabia hiện nay là Salman bin Abdul Aziz (kế vị Quốc Vương Abdullah băng hà năm 2015) đã đón tiếp Tổng Thống Trump với những nghi thức vô cùng trọng thể và thân mật. Ở tuổi 81 và phải chống gậy, quốc vương ngồi xe ra đón ông Trump tại sân bay khi chiếc Air Force One đáp xuống và bước đi trên thảm đỏ bên cạnh tổng thống và đệ nhất phu nhân. Nghi thức tiếp đón còn bao gồm màn bắn súng chào, biểu diễn máy bay phản lực chiến đấu, duyệt đoàn quân danh dự, và buổi yến tiệc linh đình ở cung điện.
Quốc Vương Salman trao tặng tổng thống Mỹ huân chương cao quý nhất dành cho một chính khách ngoại quốc, mang tên Abdulaziz al-Saud, vị vua sáng lập vương quốc Saudi Arabia vào thập niên 1930. Tổng Thống Trump cao lớn hơn nên không có cách gì khác là phải cúi xuống để quốc vương choàng qua đầu sợi dây đeo cổ toàn bằng vàng.
Chi tiết này cho thấy ông Trump có những lúc buộc phải hành động không thể tránh khỏi mâu thuẫn với điều ông đã nói. Ông và những người ủng hộ ông từng nhiều lần chê trách Tổng Thống Obama khi cúi xuống hôn chiếc nhẫn trên tay Quốc Vương Abdullah trong chuyến thăm viếng năm 2009. Trong một tweet, ông cũng chỉ trích bà Michelle Obama không tôn trọng nghi thức vì không chịu đội khăn như mọi phụ nữ Hồi Giáo. Đệ Nhất Phu Nhân Melania và cô Ivanka, con gái ông, cũng không đội khăn khi đến Riyadh vì thật ra Saudi Arabia không đòi hỏi điều này đối với khách ngoại quốc. Và trong thời gian tranh cử, ông mạnh mẽ phê phán Saudi Arabia là nước sản sinh ra những phần tử khủng bố như Osama bin Laden.
Quốc gia thứ nhì trong chuyến công du không có kỷ vật cho Tổng Thống Trump nhưng phu nhân Tổng Thống Reuven Rivlin, bà Nechama Rivlin, tặng bà Melania Trump và đứa con trai Barron một cuốn sách có tựa đề “The Hug” do David Grossman, tác giả nổi danh thế giới người Do Thái, viết, và được dịch ra 30 thứ tiếng. Đây là cuốn sách cho nhi đồng với ba ngôn ngữ Anh, Hebrew, và Ả Rập, nói về mối liên hệ mẹ con, có nội dung là chuyện của một đứa trẻ lo lắng về nỗi cô đơn trong cuộc đời vì sinh sống trong một hoàn cảnh đặc biệt.
Bà Melania Trump tỏ ra rất cảm động, hiểu rằng bà Nechama Rivlin rõ ràng đã chọn lựa kỹ lưỡng món quà này nhắm dành cho bà và đứa con trai 11 tuổi đi theo trong chuyến công du của tổng thống.
Tới Vatican thì tặng phẩm của Đức Giáo Hoàng Francis rõ ràng mang ý nghĩa một thông điệp chính trị: Bản sao bức tông thư của giáo hoàng kêu gọi dân chúng nỗ lực bảo vệ môi trường ngăn ngừa biến đổi khí hậu địa cầu. Tiếp theo trong một cuộc họp mở rộng hơn, Hồng Y Pietro Parolin, ngoại trưởng của Vatican, trực tiếp thúc giục ông Trump đừng nên để Mỹ rút khỏi hiệp định quốc tế về khí hậu có gần 200 nước ký kết ở Paris cuối năm 2015.
Tổng Thống Trump không thể trả lời cách nào khác hơn là hứa ghi nhận lời khuyên của đức giáo hoàng và sẽ quyết định sau khi về Mỹ. Tại Hội Nghị G-7 ở Sicily, các nhà lãnh đạo Đức, Pháp, Canada, Anh, Nhật, và Ý cũng đều thúc đẩy Tổng Thống Trump về chuyện này. Ông Trump chưa có kết luận dứt khoát, nhưng cố vấn kinh tế Gary Cohn nói với các phóng viên ở Sicily rằng tổng thống đến đây để tìm hiểu thêm, và quan điểm của ông về hiệp định này “đang chuyển biến.” Tuy nhiên, ông Cohn nói thêm: “Căn bản cho quyết định tối hậu là cái gì là tốt nhất cho nước Mỹ.” Tờ The Telegraph ở Anh loan tin lạc quan hơn, viết rằng: “Tổng Thống Donald Trump có thể đảo ngược lập trường để đi đến quyết định gắn bó với thỏa thuận Paris chống khí hậu địa cầu ấm dần, mặc dầu trước đây ông vẫn không tin vào những nghiên cứu khoa học và nói rằng đây là điều lừa bịp của Trung Quốc.”
Nếu cuối cùng sự việc đi đến chỗ đó thì phải nhìn nhận rằng Tòa Thánh Vatican đã góp phần đáng kể bằng tặng phẩm của Đức Giáo Hoàng Francis, và tặng phẩm cho các nhà lãnh đạo không tính theo giá trị tiền bạc.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Kỷ vật cho Tổng thống Trump
Tác Giả: Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)
Đức Giáo Hoàng Francis trao đổi quà tặng với Tổng Thống Donald Trump và đệ nhất phu nhân. (Hình: EVAN VUCCI/AFP/Getty Images)
Cho đến nay, chuyến đi dài chín ngày qua bốn quốc gia của Tổng Thống Donald Trump kết thúc vào cuối tuần này diễn tiến tốt đẹp, không xảy ra biến cố gì ngoài ý muốn và dự tính. Người ta vẫn biết ông Trump là người thích tạo nên những chuyện nổi trội và vô tình hay cố ý gây ra nhiều rắc rối qua những phát biểu cũng như quyết định khác thường. Nhưng thích ứng với từng hoàn cảnh tế nhị của bang giao quốc tế, chắc chắn ông phải tính toán thận trọng hơn, và một trong những thể hiện cụ thể là hơn một tuần qua người ta đã không thấy ông gởi đi những “tweet” bày tỏ phản ứng một cách vội vã hoặc đem đến tranh cãi về vấn đề gì, cho tới khi về đến Hoa Kỳ hôm Chủ Nhật.
Có rất nhiều chi tiết đáng nói về toàn bộ chuyến công du đầy khó khăn phức tạp ấy và những hậu quả của nó. Nhưng đó là nội dung phân tích trong tương lai khi có thể biết thêm các dữ kiện khác. Bài viết này chỉ giới hạn nói về một số quà kỷ niệm do các nhà lãnh đạo Saudi Arabia, Israel, và Vatican trao tặng cho tổng thống Mỹ trong chuyến viếng thăm chính thức.
Tất cả các giới chức cao cấp Mỹ từ trước đến nay đều nhận được kỷ vật khi đến thăm nước ngoài. Tặng phẩm ấy được nghiên cứu, cân nhắc, và chọn lựa kỹ ở từng nước, không chỉ riêng theo ý muốn của giới lãnh đạo mà còn được các cố vấn thảo luận đánh giá rất kỹ lưỡng. Các quốc gia muốn trao tặng thứ gì mà họ tin là thể hiện tốt nhất cho văn hóa và nguyện vọng của dân tộc họ và đồng thời có thể là một thông điệp nhắn gởi đến chính quyền và nhân dân nước Mỹ.
Theo luật Mỹ, các kỷ vật từ nước ngoài không thuộc quyền sở hữu của cá nhân nhận được và phải đăng ký vào sổ tài sản liên bang. Một vị tổng thống hay một giới chức cấp cao có thể trưng bày những vật này ở Tòa Bạch Ốc hay trụ sở cơ quan nhưng khi mãn nhiệm phải trao lại cho Cơ Quan Dịch Vụ Công Cộng hay Văn Khố Quốc Gia nếu không được Bộ Tài Chánh chấp thuận cho trả tiền theo trị giá thị trường để giữ lại làm của riêng.
Tổng Thống Barack Obama và Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama nhận của quốc vương Saudi Arabia nhiều tặng phẩm trị giá tổng cộng $1.3 triệu, chưa kể từ các nhà lãnh đạo quốc gia khác. Bà Hillary Clinton, khi còn làm ngoại trưởng, cũng được Quốc Vương Abdullah tặng nhiều món nữ trang trị giá hơn $500,000. Tất cả những món ấy nay đã được sung vào văn khố.
Ông Donald Trump là tổng thống Mỹ đến Saudi Arabia đầu tiên trong chuyến công du ngoại quốc lần thứ nhất. Sự kiện ấy phối hợp cùng những yếu tố khác như Saudi Arabia muốn củng cố và phát triển quan hệ nhiều mặt với Mỹ sau những năm suy giảm vào thời kỳ cuối của chính quyền Obama.
Quốc Vương Saudi Arabia hiện nay là Salman bin Abdul Aziz (kế vị Quốc Vương Abdullah băng hà năm 2015) đã đón tiếp Tổng Thống Trump với những nghi thức vô cùng trọng thể và thân mật. Ở tuổi 81 và phải chống gậy, quốc vương ngồi xe ra đón ông Trump tại sân bay khi chiếc Air Force One đáp xuống và bước đi trên thảm đỏ bên cạnh tổng thống và đệ nhất phu nhân. Nghi thức tiếp đón còn bao gồm màn bắn súng chào, biểu diễn máy bay phản lực chiến đấu, duyệt đoàn quân danh dự, và buổi yến tiệc linh đình ở cung điện.
Quốc Vương Salman trao tặng tổng thống Mỹ huân chương cao quý nhất dành cho một chính khách ngoại quốc, mang tên Abdulaziz al-Saud, vị vua sáng lập vương quốc Saudi Arabia vào thập niên 1930. Tổng Thống Trump cao lớn hơn nên không có cách gì khác là phải cúi xuống để quốc vương choàng qua đầu sợi dây đeo cổ toàn bằng vàng.
Chi tiết này cho thấy ông Trump có những lúc buộc phải hành động không thể tránh khỏi mâu thuẫn với điều ông đã nói. Ông và những người ủng hộ ông từng nhiều lần chê trách Tổng Thống Obama khi cúi xuống hôn chiếc nhẫn trên tay Quốc Vương Abdullah trong chuyến thăm viếng năm 2009. Trong một tweet, ông cũng chỉ trích bà Michelle Obama không tôn trọng nghi thức vì không chịu đội khăn như mọi phụ nữ Hồi Giáo. Đệ Nhất Phu Nhân Melania và cô Ivanka, con gái ông, cũng không đội khăn khi đến Riyadh vì thật ra Saudi Arabia không đòi hỏi điều này đối với khách ngoại quốc. Và trong thời gian tranh cử, ông mạnh mẽ phê phán Saudi Arabia là nước sản sinh ra những phần tử khủng bố như Osama bin Laden.
Quốc gia thứ nhì trong chuyến công du không có kỷ vật cho Tổng Thống Trump nhưng phu nhân Tổng Thống Reuven Rivlin, bà Nechama Rivlin, tặng bà Melania Trump và đứa con trai Barron một cuốn sách có tựa đề “The Hug” do David Grossman, tác giả nổi danh thế giới người Do Thái, viết, và được dịch ra 30 thứ tiếng. Đây là cuốn sách cho nhi đồng với ba ngôn ngữ Anh, Hebrew, và Ả Rập, nói về mối liên hệ mẹ con, có nội dung là chuyện của một đứa trẻ lo lắng về nỗi cô đơn trong cuộc đời vì sinh sống trong một hoàn cảnh đặc biệt.
Bà Melania Trump tỏ ra rất cảm động, hiểu rằng bà Nechama Rivlin rõ ràng đã chọn lựa kỹ lưỡng món quà này nhắm dành cho bà và đứa con trai 11 tuổi đi theo trong chuyến công du của tổng thống.
Tới Vatican thì tặng phẩm của Đức Giáo Hoàng Francis rõ ràng mang ý nghĩa một thông điệp chính trị: Bản sao bức tông thư của giáo hoàng kêu gọi dân chúng nỗ lực bảo vệ môi trường ngăn ngừa biến đổi khí hậu địa cầu. Tiếp theo trong một cuộc họp mở rộng hơn, Hồng Y Pietro Parolin, ngoại trưởng của Vatican, trực tiếp thúc giục ông Trump đừng nên để Mỹ rút khỏi hiệp định quốc tế về khí hậu có gần 200 nước ký kết ở Paris cuối năm 2015.
Tổng Thống Trump không thể trả lời cách nào khác hơn là hứa ghi nhận lời khuyên của đức giáo hoàng và sẽ quyết định sau khi về Mỹ. Tại Hội Nghị G-7 ở Sicily, các nhà lãnh đạo Đức, Pháp, Canada, Anh, Nhật, và Ý cũng đều thúc đẩy Tổng Thống Trump về chuyện này. Ông Trump chưa có kết luận dứt khoát, nhưng cố vấn kinh tế Gary Cohn nói với các phóng viên ở Sicily rằng tổng thống đến đây để tìm hiểu thêm, và quan điểm của ông về hiệp định này “đang chuyển biến.” Tuy nhiên, ông Cohn nói thêm: “Căn bản cho quyết định tối hậu là cái gì là tốt nhất cho nước Mỹ.” Tờ The Telegraph ở Anh loan tin lạc quan hơn, viết rằng: “Tổng Thống Donald Trump có thể đảo ngược lập trường để đi đến quyết định gắn bó với thỏa thuận Paris chống khí hậu địa cầu ấm dần, mặc dầu trước đây ông vẫn không tin vào những nghiên cứu khoa học và nói rằng đây là điều lừa bịp của Trung Quốc.”
Nếu cuối cùng sự việc đi đến chỗ đó thì phải nhìn nhận rằng Tòa Thánh Vatican đã góp phần đáng kể bằng tặng phẩm của Đức Giáo Hoàng Francis, và tặng phẩm cho các nhà lãnh đạo không tính theo giá trị tiền bạc.