Kinh Đời
LÀM VỆ SINH BỘ NÃO
Nếu ông chịu nhìn ra xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi.
Bài viết rất hay của thầy Vien Huynh
Tôi không hiểu một số người có ăn có học đàng hoàng nhưng lại bênh vực tư tưởng Nho giáo một cách ngu xuẩn. Vừa rồi mới tranh luận với một ông anh lớn hơn mình độ mười tuổi, ông bảo rằng nếu Nho giáo sai lầm thì tại sao Việt Nam lại xem nó là nền tảng văn hóa đạo đức suốt mấy ngàn năm nay. Mình buồn cười bảo, nói thật là tại vì người Việt Nam mình quá ngu (xin lỗi, đó là sự thật) nên mới tôn thờ cái thứ triết lý phản khoa học này. Ổng điên lên và block mình luôn, nói là mình là thầy giáo mà ăn nói hàm hồ, không biết nguồn cội. Nếu ông chịu nhìn ra xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi. Ngay cả Lỗ Tấn còn gọi “Nho giáo là thuốc độc của tinh thần” thì không hiểu sao nhiều người Việt Nam vẫn tôn thờ nó.
Triết lý Nho giáo đầy những mâu thuẫn tự phủ định bản thân. Trong khi một mặt khuyên “nam nhi chí tại tứ phương”, mặc khác lại ràng buộc “phụ mẫu tồn bất khả viễn du” (cha mẹ còn sống thì không được đi xa). Ngày xưa còn có cả việc cha mẹ mất phải bỏ hết việc về nhà dựng lều bên mồ ba năm thủ tang. Nam nhi chí tại bốn phương thế nào khi mục đích học là chỉ để đạt chút công danh về lo vun đắp cho dòng họ gia đình? Chí tại bốn phương thế nào khi phải lấy vợ sinh bằng được con trai, không thì cứ phải đẻ mãi cho khi có thằng cu để sau này nó để tang cho? Đàn ông mà chỉ chăm chăm vào những chuyện đấy thì chí làm sao lớn nổi?
Nho giáo dạy “thượng bất chính, hạ tất loạn” nhưng lại kèm theo câu “quân xử thần từ, thần bất tử bất trung” là thế nào? Mồm thì bảo thằng trên không ra gì thì đừng trách thằng ở dưới nhưng lại cho quyền thằng ở trên lạm sát thằng dưới và thằng dưới phải chịu chết để khỏi mang tiếng bất trung. Bảo “quân dĩ dân vi bản” (vua lấy dân làm gốc) nhưng đồng thời dạy “tấc đất ngọn rau đều nhờ ơn vua”. Dạy “phụ bất từ thì tử bất hiếu” nhưng lại dạy “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cha mẹ giết con mình thì có thể gọi là “từ phụ” không? Con muốn sống thì lại cho là bất hiếu thì là đạo lý quái gở gì?
Nho giáo dạy “phu thê tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách) nhưng lại bắt người phụ nữ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng thì phải phụ thuộc vào chồng). Thử hỏi nếu đã kính trọng lẫn nhau như khách thì sao lại có chuyện “tòng phu”? Đã tôn trọng nhau thì sao lại cho quyền “nam hữu tam thê tứ thiếp” còn “gái chính chuyên chỉ thờ một chồng”?
Trong cuộc sống hàng ngày, Nho giáo cổ súy cho bất công và coi thường con người. Tại sao cũng là con rứt ruột đẻ ra mà “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một đứa con trai thì coi là có, mười đứa con gái cũng coi là không) hay “nữ sinh ngoại tộc” (con gái sinh ra là con nhà người ta)? Vợ chồng sống với nhau suốt đời, đồng cam cộng khổ, cùng nhau nuôi dạy con cái nên người thì dạy là “phu thê như y phục” còn anh em tuy cùng một mẹ một cha nhưng khi lớn lên mỗi người một cuộc đời riêng thì lại dạy “huynh đệ như thủ túc”. Đó là chưa kể chuyện mấy bố nghĩa khí rởm sĩ diện hão ra ngoài kết nghĩa với những thứ “anh em” giang hồ vớ vẩn bị người ngoài lợi dụng trong khi vợ con ốm đau gần chết cũng chẳng nhờ được mồm vẫn leo lẻo “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục”.
Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư) và những thứ gọi là “sách thánh hiền” nhưng không khuyến khích tự suy nghĩ phản biện, không tự tìm tòi học hỏi ngoài những gì thầy dạy. Mục đích của việc học là giải phóng tư tưởng và mở mang kiến thức trong khi mục đích học của Nho giáo là làm nô lệ cho tư tưởng và kiến thức. Nho giáo không cổ súy cho sự thượng tôn pháp luật mà cổ súy cho việc sùng bái cá nhân (quan thanh liêm, vua hiền biết thương dân) nên người dân mặc nhiên nghĩ rằng việc bị những kẻ có quyền bóc lột hoặc đè đầu cưỡi cổ là chuyện bình thường, còn lâu lâu được ban tí ơn mưa móc thì coi đó là phước đức phải mang ơn suốt đời. Chính vì vậy có bị chèn ép bất công tới đâu, họ cũng cố cắn răng chịu và mong chờ một minh quân hoặc liêm quan xuất hiện.
Ở thế kỷ 21 mà vẫn còn có nhiều người coi Nho giáo là chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc thì tôi nói thẳng là tiền đồ dân tộc Việt Nam còn tăm tối dài dài.
Bài viết rất hay của thầy Vien Huynh
Tôi không hiểu một số người có ăn có học đàng hoàng nhưng lại bênh vực tư tưởng Nho giáo một cách ngu xuẩn. Vừa rồi mới tranh luận với một ông anh lớn hơn mình độ mười tuổi, ông bảo rằng nếu Nho giáo sai lầm thì tại sao Việt Nam lại xem nó là nền tảng văn hóa đạo đức suốt mấy ngàn năm nay. Mình buồn cười bảo, nói thật là tại vì người Việt Nam mình quá ngu (xin lỗi, đó là sự thật) nên mới tôn thờ cái thứ triết lý phản khoa học này. Ổng điên lên và block mình luôn, nói là mình là thầy giáo mà ăn nói hàm hồ, không biết nguồn cội. Nếu ông chịu nhìn ra xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi. Ngay cả Lỗ Tấn còn gọi “Nho giáo là thuốc độc của tinh thần” thì không hiểu sao nhiều người Việt Nam vẫn tôn thờ nó.
Triết lý Nho giáo đầy những mâu thuẫn tự phủ định bản thân. Trong khi một mặt khuyên “nam nhi chí tại tứ phương”, mặc khác lại ràng buộc “phụ mẫu tồn bất khả viễn du” (cha mẹ còn sống thì không được đi xa). Ngày xưa còn có cả việc cha mẹ mất phải bỏ hết việc về nhà dựng lều bên mồ ba năm thủ tang. Nam nhi chí tại bốn phương thế nào khi mục đích học là chỉ để đạt chút công danh về lo vun đắp cho dòng họ gia đình? Chí tại bốn phương thế nào khi phải lấy vợ sinh bằng được con trai, không thì cứ phải đẻ mãi cho khi có thằng cu để sau này nó để tang cho? Đàn ông mà chỉ chăm chăm vào những chuyện đấy thì chí làm sao lớn nổi?
Nho giáo dạy “thượng bất chính, hạ tất loạn” nhưng lại kèm theo câu “quân xử thần từ, thần bất tử bất trung” là thế nào? Mồm thì bảo thằng trên không ra gì thì đừng trách thằng ở dưới nhưng lại cho quyền thằng ở trên lạm sát thằng dưới và thằng dưới phải chịu chết để khỏi mang tiếng bất trung. Bảo “quân dĩ dân vi bản” (vua lấy dân làm gốc) nhưng đồng thời dạy “tấc đất ngọn rau đều nhờ ơn vua”. Dạy “phụ bất từ thì tử bất hiếu” nhưng lại dạy “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cha mẹ giết con mình thì có thể gọi là “từ phụ” không? Con muốn sống thì lại cho là bất hiếu thì là đạo lý quái gở gì?
Nho giáo dạy “phu thê tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách) nhưng lại bắt người phụ nữ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng thì phải phụ thuộc vào chồng). Thử hỏi nếu đã kính trọng lẫn nhau như khách thì sao lại có chuyện “tòng phu”? Đã tôn trọng nhau thì sao lại cho quyền “nam hữu tam thê tứ thiếp” còn “gái chính chuyên chỉ thờ một chồng”?
Trong cuộc sống hàng ngày, Nho giáo cổ súy cho bất công và coi thường con người. Tại sao cũng là con rứt ruột đẻ ra mà “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một đứa con trai thì coi là có, mười đứa con gái cũng coi là không) hay “nữ sinh ngoại tộc” (con gái sinh ra là con nhà người ta)? Vợ chồng sống với nhau suốt đời, đồng cam cộng khổ, cùng nhau nuôi dạy con cái nên người thì dạy là “phu thê như y phục” còn anh em tuy cùng một mẹ một cha nhưng khi lớn lên mỗi người một cuộc đời riêng thì lại dạy “huynh đệ như thủ túc”. Đó là chưa kể chuyện mấy bố nghĩa khí rởm sĩ diện hão ra ngoài kết nghĩa với những thứ “anh em” giang hồ vớ vẩn bị người ngoài lợi dụng trong khi vợ con ốm đau gần chết cũng chẳng nhờ được mồm vẫn leo lẻo “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục”.
Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư) và những thứ gọi là “sách thánh hiền” nhưng không khuyến khích tự suy nghĩ phản biện, không tự tìm tòi học hỏi ngoài những gì thầy dạy. Mục đích của việc học là giải phóng tư tưởng và mở mang kiến thức trong khi mục đích học của Nho giáo là làm nô lệ cho tư tưởng và kiến thức. Nho giáo không cổ súy cho sự thượng tôn pháp luật mà cổ súy cho việc sùng bái cá nhân (quan thanh liêm, vua hiền biết thương dân) nên người dân mặc nhiên nghĩ rằng việc bị những kẻ có quyền bóc lột hoặc đè đầu cưỡi cổ là chuyện bình thường, còn lâu lâu được ban tí ơn mưa móc thì coi đó là phước đức phải mang ơn suốt đời. Chính vì vậy có bị chèn ép bất công tới đâu, họ cũng cố cắn răng chịu và mong chờ một minh quân hoặc liêm quan xuất hiện.
Ở thế kỷ 21 mà vẫn còn có nhiều người coi Nho giáo là chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc thì tôi nói thẳng là tiền đồ dân tộc Việt Nam còn tăm tối dài dài.
Mai Nguyen chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
LÀM VỆ SINH BỘ NÃO
Nếu ông chịu nhìn ra xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi.
Bài viết rất hay của thầy Vien Huynh
Tôi không hiểu một số người có ăn có học đàng hoàng nhưng lại bênh vực tư tưởng Nho giáo một cách ngu xuẩn. Vừa rồi mới tranh luận với một ông anh lớn hơn mình độ mười tuổi, ông bảo rằng nếu Nho giáo sai lầm thì tại sao Việt Nam lại xem nó là nền tảng văn hóa đạo đức suốt mấy ngàn năm nay. Mình buồn cười bảo, nói thật là tại vì người Việt Nam mình quá ngu (xin lỗi, đó là sự thật) nên mới tôn thờ cái thứ triết lý phản khoa học này. Ổng điên lên và block mình luôn, nói là mình là thầy giáo mà ăn nói hàm hồ, không biết nguồn cội. Nếu ông chịu nhìn ra xung quanh thì các nước xung quanh vốn bị Nho giáo kìm hãm đã bứt xích vươn lên từ lâu, chỉ còn Việt Nam lẹt đẹt mãi. Ngay cả Lỗ Tấn còn gọi “Nho giáo là thuốc độc của tinh thần” thì không hiểu sao nhiều người Việt Nam vẫn tôn thờ nó.
Triết lý Nho giáo đầy những mâu thuẫn tự phủ định bản thân. Trong khi một mặt khuyên “nam nhi chí tại tứ phương”, mặc khác lại ràng buộc “phụ mẫu tồn bất khả viễn du” (cha mẹ còn sống thì không được đi xa). Ngày xưa còn có cả việc cha mẹ mất phải bỏ hết việc về nhà dựng lều bên mồ ba năm thủ tang. Nam nhi chí tại bốn phương thế nào khi mục đích học là chỉ để đạt chút công danh về lo vun đắp cho dòng họ gia đình? Chí tại bốn phương thế nào khi phải lấy vợ sinh bằng được con trai, không thì cứ phải đẻ mãi cho khi có thằng cu để sau này nó để tang cho? Đàn ông mà chỉ chăm chăm vào những chuyện đấy thì chí làm sao lớn nổi?
Nho giáo dạy “thượng bất chính, hạ tất loạn” nhưng lại kèm theo câu “quân xử thần từ, thần bất tử bất trung” là thế nào? Mồm thì bảo thằng trên không ra gì thì đừng trách thằng ở dưới nhưng lại cho quyền thằng ở trên lạm sát thằng dưới và thằng dưới phải chịu chết để khỏi mang tiếng bất trung. Bảo “quân dĩ dân vi bản” (vua lấy dân làm gốc) nhưng đồng thời dạy “tấc đất ngọn rau đều nhờ ơn vua”. Dạy “phụ bất từ thì tử bất hiếu” nhưng lại dạy “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cha mẹ giết con mình thì có thể gọi là “từ phụ” không? Con muốn sống thì lại cho là bất hiếu thì là đạo lý quái gở gì?
Nho giáo dạy “phu thê tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách) nhưng lại bắt người phụ nữ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng thì phải phụ thuộc vào chồng). Thử hỏi nếu đã kính trọng lẫn nhau như khách thì sao lại có chuyện “tòng phu”? Đã tôn trọng nhau thì sao lại cho quyền “nam hữu tam thê tứ thiếp” còn “gái chính chuyên chỉ thờ một chồng”?
Trong cuộc sống hàng ngày, Nho giáo cổ súy cho bất công và coi thường con người. Tại sao cũng là con rứt ruột đẻ ra mà “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một đứa con trai thì coi là có, mười đứa con gái cũng coi là không) hay “nữ sinh ngoại tộc” (con gái sinh ra là con nhà người ta)? Vợ chồng sống với nhau suốt đời, đồng cam cộng khổ, cùng nhau nuôi dạy con cái nên người thì dạy là “phu thê như y phục” còn anh em tuy cùng một mẹ một cha nhưng khi lớn lên mỗi người một cuộc đời riêng thì lại dạy “huynh đệ như thủ túc”. Đó là chưa kể chuyện mấy bố nghĩa khí rởm sĩ diện hão ra ngoài kết nghĩa với những thứ “anh em” giang hồ vớ vẩn bị người ngoài lợi dụng trong khi vợ con ốm đau gần chết cũng chẳng nhờ được mồm vẫn leo lẻo “huynh đệ như thủ túc, phu thê như y phục”.
Nho giáo dạy người đi học tôn sùng và lệ thuộc quá mức vào vai trò của người thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư) và những thứ gọi là “sách thánh hiền” nhưng không khuyến khích tự suy nghĩ phản biện, không tự tìm tòi học hỏi ngoài những gì thầy dạy. Mục đích của việc học là giải phóng tư tưởng và mở mang kiến thức trong khi mục đích học của Nho giáo là làm nô lệ cho tư tưởng và kiến thức. Nho giáo không cổ súy cho sự thượng tôn pháp luật mà cổ súy cho việc sùng bái cá nhân (quan thanh liêm, vua hiền biết thương dân) nên người dân mặc nhiên nghĩ rằng việc bị những kẻ có quyền bóc lột hoặc đè đầu cưỡi cổ là chuyện bình thường, còn lâu lâu được ban tí ơn mưa móc thì coi đó là phước đức phải mang ơn suốt đời. Chính vì vậy có bị chèn ép bất công tới đâu, họ cũng cố cắn răng chịu và mong chờ một minh quân hoặc liêm quan xuất hiện.
Ở thế kỷ 21 mà vẫn còn có nhiều người coi Nho giáo là chuẩn mực đạo đức và truyền thống văn hóa dân tộc thì tôi nói thẳng là tiền đồ dân tộc Việt Nam còn tăm tối dài dài.
Mai Nguyen chuyen