Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...

LỄ VU LAN - Việt Nhân

(HNPĐ) Tháng bảy có lễ Vu Lan, có cúng cô hồn - Mỗ tôi định thưa câu chuyện cúng cô hồn từ ngày hôm kia, cho nó đúng ngày rằm tháng bảy ta, vì trước đó cả tuần mỗ tôi vô tình có được tấm ảnh gọi nhớ

 

(HNPĐ) Tháng bảy có lễ Vu Lan, có cúng cô hồn - Mỗ tôi định thưa câu chuyện cúng cô hồn từ ngày hôm kia, cho nó đúng ngày rằm tháng bảy ta, vì trước đó cả tuần mỗ tôi vô tình có được tấm ảnh gọi nhớ một thời gia đình êm ấm, lúc ấy mẹ mỗ tôi vẫn còn, nhưng bổng vì chút chuyện riêng mà đành trễ. Nhưng thôi trọn tháng bảy ta, vẫn là tháng của cô hồn đi lang thang tìm cái ăn, nên thưa chuyện lúc nào thiết nghĩ cũng vẫn còn kịp, và bức ảnh mà mỗ tôi nói đây là cảnh tranh nhau giữa chủ nhà và đám trẻ giật đồ cúng. Cái vui là ở chỗ mâm cúng gia chủ chưa nhang đèn, thì xảy ra cảnh giành giật, theo như mẹ tôi thì đó là cô hồn chết chưa được hưởng, mà đám cô hồn sống đã ăn trước, phải đề huề có sống lẫn chết về dự tiệc thì nhà mới được phúc.

Tháng bảy cũng là tháng vu lan báo hiếu, mấy ai tháng này không nhớ đến mẹ, nhất là những kẻ đang cài bông hồng trắng - Mẹ mỗ tôi như nhiều người Việt khác, nói đạo Phật vậy chứ có mấy khi đi chùa hay biết về kinh kệ, nhưng bà vẫn giữ luôn các lệ cúng quảy giỗ tết, các tập tục người Việt mình bà không để sót một lệ nào. Vậy có thể nói như nhiều người Việt mình vẫn nói là bà theo đạo ông bà. Mỗ tôi ra đi tha hương, cũng là lúc bà cụ mẹ tôi đang nằm liệt gường vì một cơn tai biến mạch máu não, người ta khuyên mỗ tôi cứ đi đi ở lại không giải quyết được gì, vả cũng không thể hoãn mãi chuyến bay, nhìn tôi chuẩn bị đi cô em gái út năm đó tuổi gần bốn mươi, hốt hoảng thật sự khi thấy người anh trai cuối cùng đi tù về, những tưởng sẽ chia sớt gánh nặng, ai ngờ cái chia ly lại đến.

Đó là lần cuối nhìn mặt, chưa ổn định được cuộc sống trên đất người thì được tin mẹ mất! Trước khi bà Cụ ra đi, bà bắt Út lấy chồng ở tuổi quá thì, trước đây cũng bởi anh chị tan tác kẻ còn người mất, đất nước lại rơi vào tay giặc đỏ mà Út đành bên mẹ suốt cả tuổi xuân. Nay sợ con đơn độc khi bà không còn, mà muốn Út có một chốn nương thân, một mái ấm, còn cha mẹ anh em phương xa mấy cũng tìm về thăm mà anh em gặp lại, một khi cha mẹ mất rồi tình anh em không buộc được bước chân thăm nhau. Vả anh em kiến giả nhất phận mà bà muốn Út yên bề trước khi bà đi, biết lòng mẹ thương mình nên Út vâng lời, và cái linh cảm của người mẹ khá chính xác, mọi chuyên đâu yên đó chỉ vài tháng sau bà mất.

Trong đám con qua bao biến đổi cùng tan tác phân ly, tôi đứa con trai độc nhất bà còn, và cũng là đứa con trước đây bà thương nhất, anh em trong nhà đâu phải chỉ mỗi tôi là lính, mà bà nói thương vì tôi là lính, cái đó bà nói thẳng chính cái chỗ đứng không đúng đó của tôi mà bà thương. Nhớ lại ngày tôi mới lớn bà không dấu nét mặt hài lòng những gì nơi tôi, có những bà mẹ thương con theo lối ấy, luôn nghĩ con mình là nhất, nó sẽ là thế này, phải là thế nọ, nó phải theo ngành này, ngành kia. Có bận tôi hỏi lính thì có gì là không được trong mắt bà, bà nói chả có gì là không được, chỉ phải cái tội đời lính nhọc nhằn quá, à ra thế bà xót cho thằng con, mà đã có lần bà nói nó mà làm lính, thì chỉ ba bảy hai mươi mốt ngày là bà có khóc con.

Tôi biết bà cầu nguyện nhiều cho những đứa con lúc về đêm, và tiếng súng xa vọng về thành phố làm lòng người mẹ không an, nên tôi vẫn luôn cười cùng bà mỗi khi về phép, dấu biến những thương tật chẳng ích gì chỉ làm bà cụ lo, vẫn sột soạt những tờ giấy bạc mẹ giúi vào túi áo lính... Thế mà sau đó vẫn cứ phải nghe những tiếng thở dài, nhìn tôi chăm chăm rồi chép miệng là mỗ tôi gầy quá, tôi cãi lại bà cụ, gầy và đời lính thì ăn nhậu gì nhau mà đổ thừa vì làm lính nên tôi gầy. Bắc kỳ có món ruốc thịt mà người Nam mình gọi là thịt chà bông, bà mua tận ở cửa hàng Phú Hương đường Hiền Vương, bà ém cho một bình cứng, dặn thằng con ăn kèm cùng cơm cho có sức, thế mà cái món mồi bắt miệng này chỉ đủ cho hai bận nhậu với đám lính của nó.

Như trong câu chuyện đồ mặt dầy nói về Tư Sâu đi Mỹ, trong đó mỗ tôi cũng có kể về ba cha con mỗ tôi, HO mồ côi được Hội Thánh Tin Lành bảo trợ, để rồi mỗ tôi trở thành con cái Chúa cũng từ ngày đó, đã hai chục năm hơn. Cũng bằng thời gia đó mỗ tôi quên béng chuyện tục lệ dân mình, cho đến tuần rồi vô tình một bức ảnh cúng cô hồn gợi nhớ đến mẹ khi xưa lúc bà còn sống, cũng chuyện những đứa trẻ đợi bà cụ vào nhà khoác cái áo dài để ra thắp nhang. Thế là ngoài này xôi gà mâm cúng chúng rinh tất chỉ còn lại bánh cùng chuối chưa kịp quơ, bà cụ tin lắm linh hồn của tổ tiên và những cô hồn phiêu dạt sẽ từ dưới địa phủ quay về dương thế, vì vậy bà chưa thắp nhang là họ chưa được hưởng lộc, họ vẫn còn là ma đói.

Những gì bà đi chợ cùng nấu nướng, nay thành vô nghĩa, nhìn nhang đèn và những tấm giấy vàng bạc chưa đốt lấy một mà bà buồn, cái lòng thành mong được cúng chúng sinh, mà bà nói cùng lũ trẻ còn đứng vây quanh, hãy đem mâm cúng trở lại để bà thắp nhang. Bà hứa bà sẽ cho chúng tất! Nghe bà nói thế chị em chúng tôi phì cười vì làm gì có chuyện quá dễ như thế, nhưng chúng tôi lầm, những đứa trẻ bưng trả mâm gà xôi, bát măng, bát mộc, mà chúng vừa dấu bên cổng rào hàng xóm, mọi thứ không một chút suy suyễn. Chúng giúp bà bày lại mâm cúng, nhang đèn được thắp sáng như lòng bà muốn, và bà giữ lời hứa cùng lũ trẻ bà cho chúng tất, bà nói cái thành tâm đã khiến mọi việc nên tốt, nhưng với chúng tôi thì câu bà nói đồ chưa cúng, ăn mang tội đã làm lũ trẻ sợ đúng hơn.

Năm mươi năm rồi mà chuyện như mới ngày qua! Mong câu chuyện hôm nay đưa chúng ta về lại quê cũ, trong đời mấy ai không một lần chứng kiến cảnh giựt cô hồn của các em nhỏ, tháng bảy với những đứa trẻ vây quanh mâm cúng, những đứa trẻ đi từng tốp giật giàn tháng bảy vì vui, chúng đang tuổi quậy phá chắc chắn là vậy. Để rồi lan man nhớ đến những bà mẹ thời chiến có những thằng con đi lính ngổ nghịch như mỗ tôi, những bà mẹ luôn sống với đạo làm người, và nhất là hết lòng thương con. Hôm nay kể chuyện lễ vu lan nhớ mẹ, nhắc đến tháng bảy cúng chúng sinh, để thấy xứ xã nghĩa không phải chỉ tháng bảy, vẫn có những kẻ giật cô hồn trắng trợn, từ chóp bu nhà nước xuống đến mấy tay cắc ké núp lùm.

Những Ếch, những Sâu, những Lú... chúng không cần cất công đi giật giàn, có người hốt về cho chúng, có những cô hồn cha như Ếch, lại tập cho con tuổi mới đôi mươi đi làm cô hồn sống, ăn cướp cơm của cả  những người nghèo khố rách áo ôm. Có những người mẹ vì cơm gạo qua ngày, mà đem con gái đi bán, như trong chuyện ‘dân lậu’ mỗ tôi đã từng thưa, và nhiều quá các em gái Thúy Kiều, thương mẹ cha đem thân lưu lạc xứ người – Người ta nói An Nam xã nghĩa hôm nay là xứ của cô hồn, và tháng nào cũng là tháng bảy.

Việt Nhân (HNPĐ)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

LỄ VU LAN - Việt Nhân

(HNPĐ) Tháng bảy có lễ Vu Lan, có cúng cô hồn - Mỗ tôi định thưa câu chuyện cúng cô hồn từ ngày hôm kia, cho nó đúng ngày rằm tháng bảy ta, vì trước đó cả tuần mỗ tôi vô tình có được tấm ảnh gọi nhớ

 

(HNPĐ) Tháng bảy có lễ Vu Lan, có cúng cô hồn - Mỗ tôi định thưa câu chuyện cúng cô hồn từ ngày hôm kia, cho nó đúng ngày rằm tháng bảy ta, vì trước đó cả tuần mỗ tôi vô tình có được tấm ảnh gọi nhớ một thời gia đình êm ấm, lúc ấy mẹ mỗ tôi vẫn còn, nhưng bổng vì chút chuyện riêng mà đành trễ. Nhưng thôi trọn tháng bảy ta, vẫn là tháng của cô hồn đi lang thang tìm cái ăn, nên thưa chuyện lúc nào thiết nghĩ cũng vẫn còn kịp, và bức ảnh mà mỗ tôi nói đây là cảnh tranh nhau giữa chủ nhà và đám trẻ giật đồ cúng. Cái vui là ở chỗ mâm cúng gia chủ chưa nhang đèn, thì xảy ra cảnh giành giật, theo như mẹ tôi thì đó là cô hồn chết chưa được hưởng, mà đám cô hồn sống đã ăn trước, phải đề huề có sống lẫn chết về dự tiệc thì nhà mới được phúc.

Tháng bảy cũng là tháng vu lan báo hiếu, mấy ai tháng này không nhớ đến mẹ, nhất là những kẻ đang cài bông hồng trắng - Mẹ mỗ tôi như nhiều người Việt khác, nói đạo Phật vậy chứ có mấy khi đi chùa hay biết về kinh kệ, nhưng bà vẫn giữ luôn các lệ cúng quảy giỗ tết, các tập tục người Việt mình bà không để sót một lệ nào. Vậy có thể nói như nhiều người Việt mình vẫn nói là bà theo đạo ông bà. Mỗ tôi ra đi tha hương, cũng là lúc bà cụ mẹ tôi đang nằm liệt gường vì một cơn tai biến mạch máu não, người ta khuyên mỗ tôi cứ đi đi ở lại không giải quyết được gì, vả cũng không thể hoãn mãi chuyến bay, nhìn tôi chuẩn bị đi cô em gái út năm đó tuổi gần bốn mươi, hốt hoảng thật sự khi thấy người anh trai cuối cùng đi tù về, những tưởng sẽ chia sớt gánh nặng, ai ngờ cái chia ly lại đến.

Đó là lần cuối nhìn mặt, chưa ổn định được cuộc sống trên đất người thì được tin mẹ mất! Trước khi bà Cụ ra đi, bà bắt Út lấy chồng ở tuổi quá thì, trước đây cũng bởi anh chị tan tác kẻ còn người mất, đất nước lại rơi vào tay giặc đỏ mà Út đành bên mẹ suốt cả tuổi xuân. Nay sợ con đơn độc khi bà không còn, mà muốn Út có một chốn nương thân, một mái ấm, còn cha mẹ anh em phương xa mấy cũng tìm về thăm mà anh em gặp lại, một khi cha mẹ mất rồi tình anh em không buộc được bước chân thăm nhau. Vả anh em kiến giả nhất phận mà bà muốn Út yên bề trước khi bà đi, biết lòng mẹ thương mình nên Út vâng lời, và cái linh cảm của người mẹ khá chính xác, mọi chuyên đâu yên đó chỉ vài tháng sau bà mất.

Trong đám con qua bao biến đổi cùng tan tác phân ly, tôi đứa con trai độc nhất bà còn, và cũng là đứa con trước đây bà thương nhất, anh em trong nhà đâu phải chỉ mỗi tôi là lính, mà bà nói thương vì tôi là lính, cái đó bà nói thẳng chính cái chỗ đứng không đúng đó của tôi mà bà thương. Nhớ lại ngày tôi mới lớn bà không dấu nét mặt hài lòng những gì nơi tôi, có những bà mẹ thương con theo lối ấy, luôn nghĩ con mình là nhất, nó sẽ là thế này, phải là thế nọ, nó phải theo ngành này, ngành kia. Có bận tôi hỏi lính thì có gì là không được trong mắt bà, bà nói chả có gì là không được, chỉ phải cái tội đời lính nhọc nhằn quá, à ra thế bà xót cho thằng con, mà đã có lần bà nói nó mà làm lính, thì chỉ ba bảy hai mươi mốt ngày là bà có khóc con.

Tôi biết bà cầu nguyện nhiều cho những đứa con lúc về đêm, và tiếng súng xa vọng về thành phố làm lòng người mẹ không an, nên tôi vẫn luôn cười cùng bà mỗi khi về phép, dấu biến những thương tật chẳng ích gì chỉ làm bà cụ lo, vẫn sột soạt những tờ giấy bạc mẹ giúi vào túi áo lính... Thế mà sau đó vẫn cứ phải nghe những tiếng thở dài, nhìn tôi chăm chăm rồi chép miệng là mỗ tôi gầy quá, tôi cãi lại bà cụ, gầy và đời lính thì ăn nhậu gì nhau mà đổ thừa vì làm lính nên tôi gầy. Bắc kỳ có món ruốc thịt mà người Nam mình gọi là thịt chà bông, bà mua tận ở cửa hàng Phú Hương đường Hiền Vương, bà ém cho một bình cứng, dặn thằng con ăn kèm cùng cơm cho có sức, thế mà cái món mồi bắt miệng này chỉ đủ cho hai bận nhậu với đám lính của nó.

Như trong câu chuyện đồ mặt dầy nói về Tư Sâu đi Mỹ, trong đó mỗ tôi cũng có kể về ba cha con mỗ tôi, HO mồ côi được Hội Thánh Tin Lành bảo trợ, để rồi mỗ tôi trở thành con cái Chúa cũng từ ngày đó, đã hai chục năm hơn. Cũng bằng thời gia đó mỗ tôi quên béng chuyện tục lệ dân mình, cho đến tuần rồi vô tình một bức ảnh cúng cô hồn gợi nhớ đến mẹ khi xưa lúc bà còn sống, cũng chuyện những đứa trẻ đợi bà cụ vào nhà khoác cái áo dài để ra thắp nhang. Thế là ngoài này xôi gà mâm cúng chúng rinh tất chỉ còn lại bánh cùng chuối chưa kịp quơ, bà cụ tin lắm linh hồn của tổ tiên và những cô hồn phiêu dạt sẽ từ dưới địa phủ quay về dương thế, vì vậy bà chưa thắp nhang là họ chưa được hưởng lộc, họ vẫn còn là ma đói.

Những gì bà đi chợ cùng nấu nướng, nay thành vô nghĩa, nhìn nhang đèn và những tấm giấy vàng bạc chưa đốt lấy một mà bà buồn, cái lòng thành mong được cúng chúng sinh, mà bà nói cùng lũ trẻ còn đứng vây quanh, hãy đem mâm cúng trở lại để bà thắp nhang. Bà hứa bà sẽ cho chúng tất! Nghe bà nói thế chị em chúng tôi phì cười vì làm gì có chuyện quá dễ như thế, nhưng chúng tôi lầm, những đứa trẻ bưng trả mâm gà xôi, bát măng, bát mộc, mà chúng vừa dấu bên cổng rào hàng xóm, mọi thứ không một chút suy suyễn. Chúng giúp bà bày lại mâm cúng, nhang đèn được thắp sáng như lòng bà muốn, và bà giữ lời hứa cùng lũ trẻ bà cho chúng tất, bà nói cái thành tâm đã khiến mọi việc nên tốt, nhưng với chúng tôi thì câu bà nói đồ chưa cúng, ăn mang tội đã làm lũ trẻ sợ đúng hơn.

Năm mươi năm rồi mà chuyện như mới ngày qua! Mong câu chuyện hôm nay đưa chúng ta về lại quê cũ, trong đời mấy ai không một lần chứng kiến cảnh giựt cô hồn của các em nhỏ, tháng bảy với những đứa trẻ vây quanh mâm cúng, những đứa trẻ đi từng tốp giật giàn tháng bảy vì vui, chúng đang tuổi quậy phá chắc chắn là vậy. Để rồi lan man nhớ đến những bà mẹ thời chiến có những thằng con đi lính ngổ nghịch như mỗ tôi, những bà mẹ luôn sống với đạo làm người, và nhất là hết lòng thương con. Hôm nay kể chuyện lễ vu lan nhớ mẹ, nhắc đến tháng bảy cúng chúng sinh, để thấy xứ xã nghĩa không phải chỉ tháng bảy, vẫn có những kẻ giật cô hồn trắng trợn, từ chóp bu nhà nước xuống đến mấy tay cắc ké núp lùm.

Những Ếch, những Sâu, những Lú... chúng không cần cất công đi giật giàn, có người hốt về cho chúng, có những cô hồn cha như Ếch, lại tập cho con tuổi mới đôi mươi đi làm cô hồn sống, ăn cướp cơm của cả  những người nghèo khố rách áo ôm. Có những người mẹ vì cơm gạo qua ngày, mà đem con gái đi bán, như trong chuyện ‘dân lậu’ mỗ tôi đã từng thưa, và nhiều quá các em gái Thúy Kiều, thương mẹ cha đem thân lưu lạc xứ người – Người ta nói An Nam xã nghĩa hôm nay là xứ của cô hồn, và tháng nào cũng là tháng bảy.

Việt Nhân (HNPĐ)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm