Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
LỊCH SỬ QUÂN TRƯỜNG ĐỒNG ĐẾ
Tác giả: Trần Ðình
“Anh đứng ngàn năm Thao Diễn Nghỉ,
Em nằm xõa tóc đợi chờ anh.”
Núi Hòn Khô đối diện với Vũ
Đình Trường, Quân Trường Đồng Đế, Nha Trang
trong Ngày Lễ mãn Khóa 10A-1972/SQTB QLVNCH
Sau
hiệp định Geneve tháng 7 năm 1954 chia đôi đất nước, hàng
ngàn đồng bào gốc Ba Làng, Thanh Hóa trốn chạy cộng sản di
cư vào Ðồng Ðế làm ăn sinh sống rồi mau chóng xây dựng lên
một làng đánh cá gọi tên là “Ba Làng” trên mảnh đất dài gần
1km và rộng hơn 200m nằm về phía Ðông của Ðồng Ðế sát bờ
biển, từ đó Ba Làng thuộc lãnh thổ Xã Vĩnh Hải, Quận Vĩnh
Xương, Tỉnh Khánh Hòa.
Ðồng thời cũng vào cuối năm 1954, theo Quy Ước Geneve của
trường Ecole De Commando của quân đội Pháp từ Bãi Cháy
(Quảng Yên) di dời vào miền Nam, tạm trú tại Suối Dầu (Khánh
Hòa) đến đầu tháng 2/1955 chuyển tiếp về Ðồng Ðế, đồn trú
trong trại binh cũ của Pháp và cải danh là “Ecole De
Commando Et Education Physique”, rồi chuyển giao cho Quân
đội Quốc Gia Việt Nam do Thiếu tá Lê Cầm tiếp nhận chỉ huy
đầu tiên và ngay sau đó đổi tên là “Trường Biệt Ðộng Ðội Thể
Dục Ðinh Tiên Hoàng”, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Do
đó quân trường này xem như được thành lập kể từ tháng 2 năm
1955 tại Ðồng Ðế, thị xã Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Tiếp đến đầu năm 1956, Ðại tá Trần Vĩnh Ðắc được cử về thay
thế Thiếu tá Lê Cầm và một năm sau Ðại tá Nguyễn Thế Như Tư
Lệnh Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống được bổ nhiệm
thay thế Ðại tá Trần Vĩnh Ðắc trong Chức vụ Chỉ Huy Trưởng
Trường Biệt Ðộng Ðội Thể Dục Ðinh Tiên Hoàng, đồng thời một
loạt Sĩ Quan vừa tốt nghiệp các khóa quân sự ở Hoa kỳ,
Okinawa (Nhật bản) và Mã Lai v.v. được thuyên chuyển về
trường. Ðến đầu tháng 2/1957, Bộ Tổng Tham Mưu quyết định
đổi tên Trường Biệt Ðộng Ðội Thể Dục Ðinh Tiên Hoàng thành
“Trường Hạ Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” để thích hợp
với hoàn cảnh và nhiệm vụ mới.
Trước năm 1955 chẳng mấy ai biết đến vùng đất Ðồng Ðế, nhưng
từ khi có một làng đánh cá của dân di cư và một trường Võ Bị
QLVNCH được thiết lập tại đây đó là Trường Biệt Ðộng Ðội Thể
Dục Ðinh Tiên Hoàng sau cải danh thành Trường Hạ Sĩ Quan
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì Ðồng Ðế được hầu hết dân
chúng địa phương thị xã Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa biết đến,
và chỉ 2 năm sau vùng đất Ðồng Ðế đã hoàn toàn thay da đổi
thịt, dọc theo hai bên con đường phía trước Trưòng HSQ Ðồng
Ðế nối liền từ Quốc lộ 1 hướng Tây ra đến tận bờ biển giáp
giới với đường Ba Làng dài trên 1km gọi tên là đường Ðồng Ðế
bỗng biến thành một khu phố đông đúc tấp nập, nhà cửa dựng
lên san sát, dân cư phần đông là đồng bào địa phương Nha
Trang, Khánh Hòa đổ về, một phần là thân nhân gia đình của
các quân nhân đang phục vụ ở Trường HSQ Ðồng Ðế từ các nơi
đến cư ngụ làm ăn sinh sống. Ðồng bào ở đây gọi Trường HSQ
QLVNCH là “Trường Ðồng Ðế Nha Trang” hoặc “Quân Trường Ðồng
Ðế” để thay thế cho cụm từ xưng danh của trường quá dài. Tên
gọi Quân Trưòng Ðồng Ðế dần dà đã trở thành quen thuộc đối
với dân chúng và các đơn vị quân đội địa phương đồn trú tại
vùng đất Nha Trang, Khánh Hòa.
Trở lại quá trình 20 năm của quân trường Ðồng Ðế:
1. Giai đoạn mới thành lập
• Xây dựng doanh trại cơ sở,
tiện nghi huấn luyện, bổ xung Sĩ quan, Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ,
mở các lớp huấn luyện Biệt Ðộng Ðội, Thể dục, Võ thuật, Cận
chiến.
• Cấp chứng chỉ B1, B2 cho Hạ Sĩ quan, tu nghiệp Hạ Sĩ Quan
chính quy và Hạ Sĩ Quan các giáo phái Bình Xuyên, Cao Ðài,
Hòa Hảo mới được sát nhập vào hàng ngũ QLVNCH.
• Ðào tạo Hạ Sĩ Quan huấn luyện chiến tranh đặc biệt cho
Liên Đoàn 77/LLÐB.
• Huấn luyện căn bản quân sự cho các SVSQ Hải Quân, Không
Quân và cuối năm 1958 huấn luyện Biệt Ðộng Quân song song
với TTHL Sông Mao và Ðà Nẵng trong khi chờ đợi TTHL Dục Mỹ
được thành lập.
2. Giai Đoạn Huấn Luyện Đặc
Biệt
Ðầu năm 1959, chương trình huấn luyến Biệt Ðộng Ðội và Thể
Dục cũng như việc huấn luyện tu nghiệp cho Hạ Sĩ Quan các
giáo phái hoàn tất, Trung tá Ðoàn Văn Quảng thuộc binh chủng
Lực Lượng Ðặc Biệt được cử về Chỉ Huy Trường Ðồng Ðế thay
thế Trung tá Nguyễn Thế Như trong giai đoạn trường chuyển
mình bước sang giai đoạn và nhiệm vụ mới: chỉnh trang, xây
dựng, mở thêm doanh trại, chuẩn bị những nhu cầu, phương
tiện cần thiết để nhận trách nhiệm mở các khóa huấn luyện
đào tạo Sĩ Quan Hiện dịch Ðặc biệt theo chỉ thị của Tổng
Thống VNCH Ngô Đình Diệm sau đợt Tổng Thống đến thăm các
Quân Đoàn, Vùng Chiến Thuật, các Quân Trường như Trường HSQ
Ðồng Ðế, Trường Võ Bị Ðà Lạt, Thủ Ðức, Trường Quân Y, v.v.
Tài nguyên sinh viên được quy định là những HSQ ưu tú, có
trình độ văn hóa từ Trung học trở lên, thâm niên cấp bực tối
thiểu 2 năm, tác phong hạnh kiểm tốt, có kinh nghiệm chiến
trường và phải qua một cuộc thi sát hạch văn hóa do Bộ Tổng
Tham Mưu tổ chức.
Sau đó, khóa Sĩ Quan Hiện Dịch Ðặc Biệt đầu tiên khai giảng
có sỉ số 329 SVSQ. Chương trình huấn luyện gồm 9 tháng học
quân sự tại trường và 3 tháng thực tập tại các đơn vị tác
chiến chuyên môn như Pháo binh, Công binh, Thiết giáp,
Truyền tin, v.v. rồi trở về trường thi trắc nghiệm cuối
khóa. Sau 13 tháng tôi luyện võ nghiệp, có 329/350 SVSQ tốt
nghiệp. Lễ Mãn Khóa 1 Sĩ Quan Hiện Dịch Ðặc Biệt được tổ
chức trọng thể tại Trường Ðồng Ðế vào sáng ngày 23-7-1960
dưới sự chủ tọa của ông Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng và Ðại
Tướng TTM Trưởng đại diện cho Tổng Thống VNCH.
Sau khi thực hiện thành công tốt đẹp nhiệm vụ huấn huấn
luyện cho Khóa 1 Sĩ Quan Hiện Dịch được đánh giá là rất
thành công, Quân Trường Ðồng Ðế một lần nữa được giao trách
nhiệm tổ chức mở tiếp các Khóa 2, 3 và 4 Sĩ Quan Hiện Dịch
trong 3 năm liền 1961, 1962 và 1963; mỗi khóa với sỉ số trên
dưới 500 SVSQ. Riêng Khóa 3 và 4 có hơn 100 sinh viên đã tốt
nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh được chính phủ gởi ra
trường Ðồng Ðế theo học chung với các SVSQ Hiện Dịch để sau
khi mãn khóa Sĩ Quan sẽ được bổ nhiệm giữ các chức vụ hành
chánh tại các địa phương và trung ương như Quận Trưởng, Phó
Tỉnh Trưởng, Chủ Sự, Giám Đốc, v.v. Sau khi chấm dứt việc
huấn luyện Sĩ quan Hiện Dịch vào cuối năm 1963, trường Ðồng
Ðế lại tiếp tục gia tăng việc huấn luyện đào tạo Hạ Sĩ Quan
cho đến đầu năm 1968.
3. Giai đoạn đặc biệt khẩn trương
Sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 của Việt cộng,
chính phủ VNCH ban hành lệnh tổng động viên đối với các
thanh niên trong hạn tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự có văn
bằng Tú tài 1 trở lên, có sức khỏe tốt trình diện nhập ngũ,
theo học các Khóa Sĩ Quan Trừ Bị. Trước tình hình khẩn
trương của đất nước, Trường Ðồng Ðế được giao trọng trách mở
các khóa huấn luyện Sĩ Quan Trừ Bị song song với Trường Bộ
Binh Thủ Ðức. Từ đó cho đến cuối năm 1973, quân trường Ðồng
Ðế dồn mọi nỗ lực vào nhiệm vụ liên tục mở ra nhiều khóa đào
tạo Sĩ Quan Trừ Bị mỗi năm có từ 4 đến 5 khóa, mỗi khóa có
từ 500 đến 1000 SVSQ theo học.
Kết quả, Trường Ðồng Ðế đã đào tạo thành công cho QLVNCH có
thêm trên dưới 12,000 Sĩ Quan Trừ Bị trong giai đoạn khẩn
trương Việt Nam hóa chiến tranh.
Trong quá trình 20 năm, quân trường Ðồng Ðế đã được 17 Sĩ
Quan cấp Tướng Tá tài ba lỗi lạc, giàu kiến thức quân sự và
kinh nghiệm chiến trường chỉ huy hướng dẫn, từ đầu tháng
2/1955:
1. Thiếu tá Lê Cầm
2. Ðại tá Trần Vĩnh Ðắc
3. Đại tá Nguyễn Thế Như
4. Trung tá Ðoàn Văn Quảng
5. Ðại tá Ðặng Văn Sơn
6. Ðại tá Ðỗ Cao Trí
7. Ðại tá Nguyễn Văn Kiểm
8. Ðại tá Nguyễn Vĩnh Xuân
9. Trung tá Lê Quang Liêm
10. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Là
11. Ðại tá Lâm Quang Thơ
12. Ðại tá Phạm Văn Liễu
13. Ðại tá Lê Văn Nhật
14. Trung Tướng Linh Quang Viên
15. Chuẩn Tướng Võ Văn Cảnh
16. Trung Tướng Dư Quốc Ðống
17. Trung Tướng Phạm Quốc Thuần
Quân trường Ðồng Ðế khởi đầu từ một
trường Biệt Động Đội nhỏ bé, sau trở thành một quân trường
lớn, một quân trường kiểu mẫu, một lò luyện thép của QLVNCH,
đa năng, đa nhiệm, có khả năng mở nhiều khóa huấn luyện khác
nhau, đảm nhiệm những trách vụ khác nhau, từ huấn luyện biệt
động đội, thể dục, võ thuật, cận chiến, bổ túc và đào tạo Hạ
Sĩ Quan, huấn luyện căn bản quân sự cho SVSQ Hải và Không
Quân, đến đào tạo Sĩ Quan Hiện Dịch và Trừ Bị, và đã hoàn
thành được nhiệm vụ một cách tốt đẹp. Ðó là nhờ công lao,
lòng nhiệt thành cùng tinh thần phục vụ cao của các vị chỉ
huy, trong đó đáng kể nhất là Ðại tá Ðặng Văn Sơn Tư Lệnh Sư
Đoàn 5 Bộ binh được Tổng Thống VNCH bổ nhiệm về chỉ huy quân
trường Ðồng Ðế gần cuối năm 1959 với nhiệm vụ đặc biệt là
lãnh đạo việc huấn luyện đào tạo Sĩ Quan Hiện Dịch, kiện
toàn hệ thống tổ chức điều hành của trường và chỉnh trang
xây dựng mở mang trường ốc, v.v.
Trong 2 năm giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng quân trường, với tài
lãnh đạo chỉ huy sáng suốt, kiến thức dồi dào cùng với lòng
nhiệt thành hăng say phục vụ, Ðại tá Sơn đã hoàn thành được
trách vụ một cách tốt đẹp do thượng cấp giao phó.
Quân trường Ðồng Ðế có quá trình 20 năm lịch sử hoạt động
không ngừng nghỉ gắn liền với chiều dài chiến tranh VN, đã
tạo được những thành tích không nhỏ trong nhiệm vụ thực hiện
công tác quân huấn, đã chu toàn tốt đẹp các khóa huấn luyện
được giao phó. Là một quân trường huấn luyện Biệt Động Quân
đầu tiên, và nhất là đã đào tạo được trên 100,000 Hạ Sĩ Quan
ưu tú, 1,800 Sĩ Quan Hiện Dịch, và 12,000 Sĩ Quan Trừ Bị,
góp phần không nhỏ vào việc phát triển và nâng cao hiệu năng
tác chiến của QLVNCH.
Trong cuộc chiến chống cộng sản xâm lược miền Nam, đã có
nhiều chiến binh các cấp từ quân trường Ðồng Ðế khi ra trận
địa đã giữ tròn lời thề trung thành với tổ quốc, đã chiến
đấu rất kiên cường dũng cảm, đã hy sinh cho lý tưởng tự do,
đã nằm xuống vĩnh viễn trong lòng đất mẹ VN như:
1. Cố Ðại Tướng Ðỗ Cao Trí, nguyên Chỉ Huy Trưởng Quân
Trường Ðồng Ðế, trong các chức vụ tư lệnh chiến trường, nổi
danh là một tướng lãnh can trường bất chấp mọi hiểm nguy,
luôn luôn có mặt tại mặt trận để chỉ huy điều động các đơn
vị dưới quyền chiến đấu; đã tử nạn trực thăng ngày 23 tháng
2 năm 1971 trong khi bay thị sát chiến trường ngoại biên.
2. Cố Ðại tá Hồ Ngọc
Cẩn, xuất thân Khóa 2 Sĩ Quan Hiện Dịch
trường Ðồng Ðế. Trong các chức vụ Ðại Đội Trưởng, Tiểu Đoàn
Trưởng Biệt Ðộng Quân, Trung Đoàn Trưởng Bộ Binh, ông nổi
tiếng là một cấp chỉ huy can đảm, có biệt tài điều quân
chiến đấu, nhất là trong trận đánh giải tỏa An Lộc năm 1972
và Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Chương Thiện.
Trong biến cố 30-4-1975 ông đã chiến đấu chống quân xâm lược
cộng sản đến viên đạn cuối cùng, nhất định không chịu quy
hàng địch quân, bị địch bắt và xử bắn tại Cần Thơ.
3. Cố Ðại tá Cao Văn
Ủy, nguyên Trưởng Khoa Chiến Thuật, cố
Ðại tá Vũ Phi Hùng nguyên Trưởng Khoa Vũ khí trường Ðồng Ðế,
sau là 2 kiện Tá Liên Đoàn Trưởng Biệt Ðộng Quân nổi tiếng
can đảm, là đối thủ đáng sợ của Sư Đoàn Sao Vàng Việt cộng.
4. Trung tá Nguyễn
Ðăng Hòa, đồng Khóa 2 Sĩ Quan Hiện Dịch
với cố Ðại tá Hồ ngọc Cẩn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn Quái
Ðiểu TQLC, nổi tiếng trong nhiều trận chiến, nhất là trận
đánh trực thăng vận đổ xuống ngay trên đầu địch quân để tái
chiếm quận Triệu Phong trong “Mùa Hè Đỏ Lửa” năm 1972.
5. Trung tá Lê Quý
Dậu, xuất thân Khóa 3 Sĩ Quan Hiện Dịch
trường Ðồng Ðế, Liên đoàn Trưởng BÐQ là một cấp chỉ huy kiệt
xuất trong nhiều chiến trận, như trận đánh ác liệt tử thủ An
Lộc tháng 6/1972.
Và còn nhiều những chiến sĩ khác xuất thân từ trường Ðồng Ðế
đã nêu cao gương chiến đấu dũng cảm trước họng súng quân
thù, đã hy sinh cho lý tưởng tự do, máu của họ đã đổ xuống
trong nhiều trận địa, xương thịt đã vùi sâu trong lòng đất
mẹ Việt nam, nhiều chiến sĩ đã trở thành thương binh, để lại
một phần thân thể trong cuộc chiến và nhiều chiến sĩ đang
định cư tại các quốc gia tự do trên thế giới sau những năm
bị đọa đày, lầm than cơ cực trong ngục tù cải tạo của Cộng
sản.
Bất ngờ thế cuộc xoay chiều đổi hướng, đồng minh ngoảnh mặt,
Hiệp Ðịnh Paris chấm dứt chiến tranh tái lập hòa bình tại VN
bị phản bội. Biến cố bất hạnh 30 Tháng 4, năm 1975 ập đến,
Bắc cộng tràn vào đánh chiếm cả miền Nam, Sài Gòn thất thủ,
VNCH sụp đổ, Nha Trang mất, ngôi Trường Ðồng Ðế lọt vào tay
kẻ thù, hàng triệu người Bắc-Nam xuôi ngược tìm đường trốn
chạy CS bỏ nước ra đi, hàng triệu người, kẻ vượt núi đồi
băng rừng đi đường bộ bất kể hiểm nguy, kẻ đổ xô ra biển
lênh đênh trên những con thuyền bé nhỏ mong manh đương đầu
với sóng xô bão táp của đại dương mênh mông cùng lũ hải tặc
man rợ. Chiến hữu Ðồng Ðế, kẻ mất người còn, kẻ vượt biển,
người vượt biên, người bị Cộng quân trả thù, đày đọa trong
lao tù tăm tối vô vọng.
Ngày tháng qua đi, ngờ đâu vận may lại đến, ngọn lửa ngày
mai, tương lai, hy vọng lóe lên, chiến dịch nhân đạo
(Humanitarian Operations) ra đời từ bàn tay rộng mở của nhân
dân và chính phủ Hoa Kỳ sau đó. Những chiến binh Việt Nam
Cộng Hòa trong các trại tập trung dưới chế độ Cộng Sản dần
dần được can thiệp ra khỏi nhà tù và cùng với gia đình sang
định cư tại Hoa Kỳ hoặc đến các quốc gia tự do khác trên thế
giới.
Các cựu chiến binh VNCH có cơ hội gặp lại nhau nơi hải ngoại
trong nỗi mừng vui khôn siết.
Sau
cơn mưa trời lại tạnh
Qua cơn giông tố mịt mù trời lại sáng
Chiến tranh nào rồi cũng có ngày tàn
Cuộc chiến Việt Nam đã tan
Nhưng tình chiến hữu vẫn thiết tha gắn bó.
Từ tâm nguyện đó cùng với ý chí của
anh em tù nhân cải tạo nên đã hình thành được những Hội Ái
Hữu các quân binh chủng và các quân trường của QLVNCH ở hải
ngoại vào những năm đầu thập niên 90 cho đến nay trong đó có
Quân trường Ðồng Ðế Nha Trang.
Hội Ái Hữu Quân Trường Ðồng Ðế Nha Trang khởi điểm là do một
số anh em cựu SVSQ Khóa 1 cùng tìm đến nhau tại quận Cam,
Nam California, Hoa Kỳ rồi hình thành ban đại diện khóa vào
đầu năm 1997 để lo việc sinh hoạt và tương trợ nhau đồng
thời cùng hợp tác với nhau trong việc tìm kiếm, liên lạc nối
kết các chiến hữu đồng môn cựu SVSQ các Khóa 1, 2, 3, và 4
Sĩ Quan Hiện Dịch, các Khóa Sĩ Quan Trừ Bị cùng các niên
trưởng đang định cư tại các tiểu bang Hoa Kỳ và các quốc gia
khác trên thế giới nhằm mục đích liên kết lại với nhau thành
một tập thể có tổ chức để làm sống lại tình Huynh Ðệ Chi
Binh và tương thân tương ái trong cuộc sống tị nạn CS tại
hải ngoại.
Kết quả đến đầu năm 1998 đã nối kết được gần 200 anh em cựu
SVSQ các khóa rồi bầu được ban đại diện khóa, ban đại diện
toàn trường để lo chuẩn bị cho ngày họp mặt cựu SVSQ Ðồng Ðế
vào giữa năm 1998 để sau đó tiến hành lập Hội Thân Hữu Cựu
Sinh Viên Sĩ Quan Ðồng Ðế Nha Trang.
Ngày họp mặt đầu tiên mang chủ đề “Họp Mặt Tình Nghĩa” được
tổ chức vào ngày 26-7-1998 tại thành phố Santa Ana quy tụ
được 200 anh em cựu SVSQ và gia đình cùng một số niên trưởng
và thân hữu nhằm mục đích:
1. Nối lại sợi dây thân ái, tình
chiến hữu huynh đệ, tình đồng khóa, đồng trường.
2. Thảo luận việc thành lập Hội thân Hữu cựu SVSQ Ðồng Ðế
Nha Trang.
3. Bầu Ban Tổ Chức Ðại hội và soạn thảo bản Nội quy Hội Thân
Hữu.
Sau 5 tháng tiến hành, bản dự thảo
nội quy của Hội Thân Hữu cựu SVSQ Ðồng Ðế hoàn thành vào năm
1999 và tiếp theo đó là Ðại hội Tình Nghĩa cựu SVSQ Ðồng Ðế
Nha Trang khai diễn ngày Chủ nhật 5-9-1999 cũng tại thành
phố Santa Ana, miền Nam California với sự tham dự của hơn
300 cựu SVSQ và gia đình, cùng hơn 40 Niên Trưởng, Quan
Khách và thân hữu đến dự từ một số tiểu bang ở Hoa kỳ, Gia
Nã Đại, Úc Đại Lợi, trong số này có cựu cố vấn trưởng của
trường Ðồng Ðế là Ðại tá Lewis Millett cùng một số phái đoàn
cựu Chiến Sĩ đại diện các Hội Ái Hữu Quân Binh Chủng tại địa
phương dưới sự chủ tọa danh dự của Cựu Ðại tá Phạm Văn Sơn,
cựu Chỉ Huy Trưởng Ðồng Ðế trong những năm đầu của thập niên
60.
Mục đích của đại hội là gắn kết, phát huy tình chiến hữu
huynh đệ và tương thân tương ái giữa các các cựu chiến sĩ đã
một thời thụ huấn tại trường Ðồng Ðế Nha Trang, thông qua
nội quy của hội, thực hiện Ðặc San làm tiếng nói của hội và
bầu các phần hành điều hành hội trong nhiệm kỳ 3
(1999-2002).
Nội quy của cựu SVSQ Ðồng Ðế gồm 8 Chương và 22 điều khoản
với tôn chỉ là:
“Làm mục đích kết hợp tất cả
các chiến hữu không phân biệt cấp bực, đã từng thụ huấn tại
Quân trường Ðồng Ðế Nha Trang thành một tập thể nhằm duy
trì, phát huy tình chiến hữu, tình đồng khóa đồng trường để
tương thân tương ái, chung vui sẻ buồn trong cuộc sống tha
hương nơi hải ngoại”.
Ban chấp hành và Ban Giám sát do đại hội bầu ra gồm các cựu
SVSQ các Khóa 1, 2, và 3 hiện dịch và các khóa Trừ Bị.
Sau 3 năm tích cực hoạt động, Ban chấp hành, Ban Giám sát
nhiệm kỳ 1 mãn nhiệm. Ðại hội Tình Nghĩa cựu SVSQ kỳ V được
tổ chức ngày 25-8-2005 tại thành phố Westminster, miền Nam
California với mục đích thảo luận và biểu quyết việc mở rộng
Hội Thân Hữu cựu SVSQ thành Hội Ái Hữu Quân Trường Ðồng Ðế
Nha Trang cho phù hợp với tình hình thực tế và mời gọi tất
cả các chiến hữu không phân biệt cấp bực, đã từng một thời
phục vụ hoặc thụ huấn tại Trường Ðồng Ðế tham gia vào hội,
bầu Ban chấp hành, Ban Giám sát cho nhiệm kỳ 2002-2005. Ðặc
biệt các thành viên trong ban chấp hành của hội bầu ra đều
là những đồng môn trẻ hay trung niên thuộc các khóa Sĩ Quan
Trừ Bị, thay thế cho lớp đàn anh các khóa Hiện Dịch hiện nay
đều đã cao niên.
Vào cuối tháng 8-2005, Ban chấp hành và Ban Giám sát nhiệm
kỳ 2 chấm dứt nhiệm vụ. Ðể mọi sinh hoạt của hội không gián
đoạn, Ðại Hội Tình Nghĩa Quân Trường Ðồng Ðế Nha Trang kỳ
thứ VIII được tổ chức ngày 4-9-2005 tại thành phố Santa Ana,
quận Cam để bầu Ban chấp hành và Giám sát mới cho nhiệm kỳ
2005-2008, tu chỉnh Nội Quy và ấn định thể thức bầu ban cố
vấn của hội. Kết quả tất cả 6 thành viên trong ban chấp hành
nhiệm kỳ mới đều là cựu SVSQ Trừ Bị. Riêng ban Cố Vấn, đại
hội đồng thuận để ban chấp hành mời một số quý Niên Trưởng
và Huynh Trưởng. Ðại Hội cũng tán thành tu chính một số điều
khoản trong Bản Nội Quy của hội, đặc biệt chú trọng đến điều
khoản tương trợ hội viên bị bệnh hoạn, gặp hoàn cảnh khó
khăn, tích cực giúp đỡ các chiến hữu, các thương binh, gia
đình cô nhi quả phụ thuộc Trường Ðồng Ðế xưa mà ngày nay
đang sống cơ cực lầm than nơi quê nhà.
Hội Ái Hữu Quân Trường Ðồng Ðế Nha Trang từ ngày thành lập
cho đến nay và trong quá trình 9 năm hoạt động đã tổ chức
được một ngày họp mặt toàn trường, 7 đại hội thưòng niên,
tất cả đều mang chung chủ đề là: “Ðại Hội Tình Nghĩa” và mỗi
năm lại tổ chức họp mặt tất niên hoặc tân niên một lần.
Ðường hướng sinh hoạt chung của hội đều theo đúng tôn chỉ,
mục đích đã đề ra ngay từ ngày hội mới thành lập, đó là:
“Lấy Tình Nghĩa Huynh Đệ Chi
Binh và lý tưởng tự do làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
Nối kết tất cả các chiến hữu không phân biệt cấp bực đã một
thời phục vụ hay thụ huấn tại Trường Ðồng Ðế Nha Trang thành
một tập thể có tổ chức, nhằm duy trì phát huy tình huynh đệ
đồng môn đồng trường để tương thân tương ái, chung vui sẻ
buồn với nhau trong cuộc sống tha hương nơi hải ngoại”.
Ngày nay anh em cựu chiến binh Hội Ái Hữu Quân Trường Ðồng
Ðế Nha Trang dù ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều ý
thức được rằng:
Cuộc chiến đã tàn, nhưng tình chiến hữu vẫn thiết tha gắn
bó! Và luôn luôn hướng về quê hương đất nước, nhớ về nơi
quân trường cũ, chiến trường xưa.
Trích từ:
http://www.dongdent.org/LICH_SU_QTDD.html [link này hiện nay
không còn hoạt động]
Miền Nam Califonia
Trần Ðình
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
LỊCH SỬ QUÂN TRƯỜNG ĐỒNG ĐẾ
Tác giả: Trần Ðình
“Anh đứng ngàn năm Thao Diễn Nghỉ,
Em nằm xõa tóc đợi chờ anh.”
Núi Hòn Khô đối diện với Vũ
Đình Trường, Quân Trường Đồng Đế, Nha Trang
trong Ngày Lễ mãn Khóa 10A-1972/SQTB QLVNCH
Sau
hiệp định Geneve tháng 7 năm 1954 chia đôi đất nước, hàng
ngàn đồng bào gốc Ba Làng, Thanh Hóa trốn chạy cộng sản di
cư vào Ðồng Ðế làm ăn sinh sống rồi mau chóng xây dựng lên
một làng đánh cá gọi tên là “Ba Làng” trên mảnh đất dài gần
1km và rộng hơn 200m nằm về phía Ðông của Ðồng Ðế sát bờ
biển, từ đó Ba Làng thuộc lãnh thổ Xã Vĩnh Hải, Quận Vĩnh
Xương, Tỉnh Khánh Hòa.
Ðồng thời cũng vào cuối năm 1954, theo Quy Ước Geneve của
trường Ecole De Commando của quân đội Pháp từ Bãi Cháy
(Quảng Yên) di dời vào miền Nam, tạm trú tại Suối Dầu (Khánh
Hòa) đến đầu tháng 2/1955 chuyển tiếp về Ðồng Ðế, đồn trú
trong trại binh cũ của Pháp và cải danh là “Ecole De
Commando Et Education Physique”, rồi chuyển giao cho Quân
đội Quốc Gia Việt Nam do Thiếu tá Lê Cầm tiếp nhận chỉ huy
đầu tiên và ngay sau đó đổi tên là “Trường Biệt Ðộng Ðội Thể
Dục Ðinh Tiên Hoàng”, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Do
đó quân trường này xem như được thành lập kể từ tháng 2 năm
1955 tại Ðồng Ðế, thị xã Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Tiếp đến đầu năm 1956, Ðại tá Trần Vĩnh Ðắc được cử về thay
thế Thiếu tá Lê Cầm và một năm sau Ðại tá Nguyễn Thế Như Tư
Lệnh Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống được bổ nhiệm
thay thế Ðại tá Trần Vĩnh Ðắc trong Chức vụ Chỉ Huy Trưởng
Trường Biệt Ðộng Ðội Thể Dục Ðinh Tiên Hoàng, đồng thời một
loạt Sĩ Quan vừa tốt nghiệp các khóa quân sự ở Hoa kỳ,
Okinawa (Nhật bản) và Mã Lai v.v. được thuyên chuyển về
trường. Ðến đầu tháng 2/1957, Bộ Tổng Tham Mưu quyết định
đổi tên Trường Biệt Ðộng Ðội Thể Dục Ðinh Tiên Hoàng thành
“Trường Hạ Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” để thích hợp
với hoàn cảnh và nhiệm vụ mới.
Trước năm 1955 chẳng mấy ai biết đến vùng đất Ðồng Ðế, nhưng
từ khi có một làng đánh cá của dân di cư và một trường Võ Bị
QLVNCH được thiết lập tại đây đó là Trường Biệt Ðộng Ðội Thể
Dục Ðinh Tiên Hoàng sau cải danh thành Trường Hạ Sĩ Quan
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thì Ðồng Ðế được hầu hết dân
chúng địa phương thị xã Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa biết đến,
và chỉ 2 năm sau vùng đất Ðồng Ðế đã hoàn toàn thay da đổi
thịt, dọc theo hai bên con đường phía trước Trưòng HSQ Ðồng
Ðế nối liền từ Quốc lộ 1 hướng Tây ra đến tận bờ biển giáp
giới với đường Ba Làng dài trên 1km gọi tên là đường Ðồng Ðế
bỗng biến thành một khu phố đông đúc tấp nập, nhà cửa dựng
lên san sát, dân cư phần đông là đồng bào địa phương Nha
Trang, Khánh Hòa đổ về, một phần là thân nhân gia đình của
các quân nhân đang phục vụ ở Trường HSQ Ðồng Ðế từ các nơi
đến cư ngụ làm ăn sinh sống. Ðồng bào ở đây gọi Trường HSQ
QLVNCH là “Trường Ðồng Ðế Nha Trang” hoặc “Quân Trường Ðồng
Ðế” để thay thế cho cụm từ xưng danh của trường quá dài. Tên
gọi Quân Trưòng Ðồng Ðế dần dà đã trở thành quen thuộc đối
với dân chúng và các đơn vị quân đội địa phương đồn trú tại
vùng đất Nha Trang, Khánh Hòa.
Trở lại quá trình 20 năm của quân trường Ðồng Ðế:
1. Giai đoạn mới thành lập
• Xây dựng doanh trại cơ sở,
tiện nghi huấn luyện, bổ xung Sĩ quan, Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ,
mở các lớp huấn luyện Biệt Ðộng Ðội, Thể dục, Võ thuật, Cận
chiến.
• Cấp chứng chỉ B1, B2 cho Hạ Sĩ quan, tu nghiệp Hạ Sĩ Quan
chính quy và Hạ Sĩ Quan các giáo phái Bình Xuyên, Cao Ðài,
Hòa Hảo mới được sát nhập vào hàng ngũ QLVNCH.
• Ðào tạo Hạ Sĩ Quan huấn luyện chiến tranh đặc biệt cho
Liên Đoàn 77/LLÐB.
• Huấn luyện căn bản quân sự cho các SVSQ Hải Quân, Không
Quân và cuối năm 1958 huấn luyện Biệt Ðộng Quân song song
với TTHL Sông Mao và Ðà Nẵng trong khi chờ đợi TTHL Dục Mỹ
được thành lập.
2. Giai Đoạn Huấn Luyện Đặc
Biệt
Ðầu năm 1959, chương trình huấn luyến Biệt Ðộng Ðội và Thể
Dục cũng như việc huấn luyện tu nghiệp cho Hạ Sĩ Quan các
giáo phái hoàn tất, Trung tá Ðoàn Văn Quảng thuộc binh chủng
Lực Lượng Ðặc Biệt được cử về Chỉ Huy Trường Ðồng Ðế thay
thế Trung tá Nguyễn Thế Như trong giai đoạn trường chuyển
mình bước sang giai đoạn và nhiệm vụ mới: chỉnh trang, xây
dựng, mở thêm doanh trại, chuẩn bị những nhu cầu, phương
tiện cần thiết để nhận trách nhiệm mở các khóa huấn luyện
đào tạo Sĩ Quan Hiện dịch Ðặc biệt theo chỉ thị của Tổng
Thống VNCH Ngô Đình Diệm sau đợt Tổng Thống đến thăm các
Quân Đoàn, Vùng Chiến Thuật, các Quân Trường như Trường HSQ
Ðồng Ðế, Trường Võ Bị Ðà Lạt, Thủ Ðức, Trường Quân Y, v.v.
Tài nguyên sinh viên được quy định là những HSQ ưu tú, có
trình độ văn hóa từ Trung học trở lên, thâm niên cấp bực tối
thiểu 2 năm, tác phong hạnh kiểm tốt, có kinh nghiệm chiến
trường và phải qua một cuộc thi sát hạch văn hóa do Bộ Tổng
Tham Mưu tổ chức.
Sau đó, khóa Sĩ Quan Hiện Dịch Ðặc Biệt đầu tiên khai giảng
có sỉ số 329 SVSQ. Chương trình huấn luyện gồm 9 tháng học
quân sự tại trường và 3 tháng thực tập tại các đơn vị tác
chiến chuyên môn như Pháo binh, Công binh, Thiết giáp,
Truyền tin, v.v. rồi trở về trường thi trắc nghiệm cuối
khóa. Sau 13 tháng tôi luyện võ nghiệp, có 329/350 SVSQ tốt
nghiệp. Lễ Mãn Khóa 1 Sĩ Quan Hiện Dịch Ðặc Biệt được tổ
chức trọng thể tại Trường Ðồng Ðế vào sáng ngày 23-7-1960
dưới sự chủ tọa của ông Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng và Ðại
Tướng TTM Trưởng đại diện cho Tổng Thống VNCH.
Sau khi thực hiện thành công tốt đẹp nhiệm vụ huấn huấn
luyện cho Khóa 1 Sĩ Quan Hiện Dịch được đánh giá là rất
thành công, Quân Trường Ðồng Ðế một lần nữa được giao trách
nhiệm tổ chức mở tiếp các Khóa 2, 3 và 4 Sĩ Quan Hiện Dịch
trong 3 năm liền 1961, 1962 và 1963; mỗi khóa với sỉ số trên
dưới 500 SVSQ. Riêng Khóa 3 và 4 có hơn 100 sinh viên đã tốt
nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh được chính phủ gởi ra
trường Ðồng Ðế theo học chung với các SVSQ Hiện Dịch để sau
khi mãn khóa Sĩ Quan sẽ được bổ nhiệm giữ các chức vụ hành
chánh tại các địa phương và trung ương như Quận Trưởng, Phó
Tỉnh Trưởng, Chủ Sự, Giám Đốc, v.v. Sau khi chấm dứt việc
huấn luyện Sĩ quan Hiện Dịch vào cuối năm 1963, trường Ðồng
Ðế lại tiếp tục gia tăng việc huấn luyện đào tạo Hạ Sĩ Quan
cho đến đầu năm 1968.
3. Giai đoạn đặc biệt khẩn trương
Sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 của Việt cộng,
chính phủ VNCH ban hành lệnh tổng động viên đối với các
thanh niên trong hạn tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự có văn
bằng Tú tài 1 trở lên, có sức khỏe tốt trình diện nhập ngũ,
theo học các Khóa Sĩ Quan Trừ Bị. Trước tình hình khẩn
trương của đất nước, Trường Ðồng Ðế được giao trọng trách mở
các khóa huấn luyện Sĩ Quan Trừ Bị song song với Trường Bộ
Binh Thủ Ðức. Từ đó cho đến cuối năm 1973, quân trường Ðồng
Ðế dồn mọi nỗ lực vào nhiệm vụ liên tục mở ra nhiều khóa đào
tạo Sĩ Quan Trừ Bị mỗi năm có từ 4 đến 5 khóa, mỗi khóa có
từ 500 đến 1000 SVSQ theo học.
Kết quả, Trường Ðồng Ðế đã đào tạo thành công cho QLVNCH có
thêm trên dưới 12,000 Sĩ Quan Trừ Bị trong giai đoạn khẩn
trương Việt Nam hóa chiến tranh.
Trong quá trình 20 năm, quân trường Ðồng Ðế đã được 17 Sĩ
Quan cấp Tướng Tá tài ba lỗi lạc, giàu kiến thức quân sự và
kinh nghiệm chiến trường chỉ huy hướng dẫn, từ đầu tháng
2/1955:
1. Thiếu tá Lê Cầm
2. Ðại tá Trần Vĩnh Ðắc
3. Đại tá Nguyễn Thế Như
4. Trung tá Ðoàn Văn Quảng
5. Ðại tá Ðặng Văn Sơn
6. Ðại tá Ðỗ Cao Trí
7. Ðại tá Nguyễn Văn Kiểm
8. Ðại tá Nguyễn Vĩnh Xuân
9. Trung tá Lê Quang Liêm
10. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Là
11. Ðại tá Lâm Quang Thơ
12. Ðại tá Phạm Văn Liễu
13. Ðại tá Lê Văn Nhật
14. Trung Tướng Linh Quang Viên
15. Chuẩn Tướng Võ Văn Cảnh
16. Trung Tướng Dư Quốc Ðống
17. Trung Tướng Phạm Quốc Thuần
Quân trường Ðồng Ðế khởi đầu từ một
trường Biệt Động Đội nhỏ bé, sau trở thành một quân trường
lớn, một quân trường kiểu mẫu, một lò luyện thép của QLVNCH,
đa năng, đa nhiệm, có khả năng mở nhiều khóa huấn luyện khác
nhau, đảm nhiệm những trách vụ khác nhau, từ huấn luyện biệt
động đội, thể dục, võ thuật, cận chiến, bổ túc và đào tạo Hạ
Sĩ Quan, huấn luyện căn bản quân sự cho SVSQ Hải và Không
Quân, đến đào tạo Sĩ Quan Hiện Dịch và Trừ Bị, và đã hoàn
thành được nhiệm vụ một cách tốt đẹp. Ðó là nhờ công lao,
lòng nhiệt thành cùng tinh thần phục vụ cao của các vị chỉ
huy, trong đó đáng kể nhất là Ðại tá Ðặng Văn Sơn Tư Lệnh Sư
Đoàn 5 Bộ binh được Tổng Thống VNCH bổ nhiệm về chỉ huy quân
trường Ðồng Ðế gần cuối năm 1959 với nhiệm vụ đặc biệt là
lãnh đạo việc huấn luyện đào tạo Sĩ Quan Hiện Dịch, kiện
toàn hệ thống tổ chức điều hành của trường và chỉnh trang
xây dựng mở mang trường ốc, v.v.
Trong 2 năm giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng quân trường, với tài
lãnh đạo chỉ huy sáng suốt, kiến thức dồi dào cùng với lòng
nhiệt thành hăng say phục vụ, Ðại tá Sơn đã hoàn thành được
trách vụ một cách tốt đẹp do thượng cấp giao phó.
Quân trường Ðồng Ðế có quá trình 20 năm lịch sử hoạt động
không ngừng nghỉ gắn liền với chiều dài chiến tranh VN, đã
tạo được những thành tích không nhỏ trong nhiệm vụ thực hiện
công tác quân huấn, đã chu toàn tốt đẹp các khóa huấn luyện
được giao phó. Là một quân trường huấn luyện Biệt Động Quân
đầu tiên, và nhất là đã đào tạo được trên 100,000 Hạ Sĩ Quan
ưu tú, 1,800 Sĩ Quan Hiện Dịch, và 12,000 Sĩ Quan Trừ Bị,
góp phần không nhỏ vào việc phát triển và nâng cao hiệu năng
tác chiến của QLVNCH.
Trong cuộc chiến chống cộng sản xâm lược miền Nam, đã có
nhiều chiến binh các cấp từ quân trường Ðồng Ðế khi ra trận
địa đã giữ tròn lời thề trung thành với tổ quốc, đã chiến
đấu rất kiên cường dũng cảm, đã hy sinh cho lý tưởng tự do,
đã nằm xuống vĩnh viễn trong lòng đất mẹ VN như:
1. Cố Ðại Tướng Ðỗ Cao Trí, nguyên Chỉ Huy Trưởng Quân
Trường Ðồng Ðế, trong các chức vụ tư lệnh chiến trường, nổi
danh là một tướng lãnh can trường bất chấp mọi hiểm nguy,
luôn luôn có mặt tại mặt trận để chỉ huy điều động các đơn
vị dưới quyền chiến đấu; đã tử nạn trực thăng ngày 23 tháng
2 năm 1971 trong khi bay thị sát chiến trường ngoại biên.
2. Cố Ðại tá Hồ Ngọc
Cẩn, xuất thân Khóa 2 Sĩ Quan Hiện Dịch
trường Ðồng Ðế. Trong các chức vụ Ðại Đội Trưởng, Tiểu Đoàn
Trưởng Biệt Ðộng Quân, Trung Đoàn Trưởng Bộ Binh, ông nổi
tiếng là một cấp chỉ huy can đảm, có biệt tài điều quân
chiến đấu, nhất là trong trận đánh giải tỏa An Lộc năm 1972
và Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Chương Thiện.
Trong biến cố 30-4-1975 ông đã chiến đấu chống quân xâm lược
cộng sản đến viên đạn cuối cùng, nhất định không chịu quy
hàng địch quân, bị địch bắt và xử bắn tại Cần Thơ.
3. Cố Ðại tá Cao Văn
Ủy, nguyên Trưởng Khoa Chiến Thuật, cố
Ðại tá Vũ Phi Hùng nguyên Trưởng Khoa Vũ khí trường Ðồng Ðế,
sau là 2 kiện Tá Liên Đoàn Trưởng Biệt Ðộng Quân nổi tiếng
can đảm, là đối thủ đáng sợ của Sư Đoàn Sao Vàng Việt cộng.
4. Trung tá Nguyễn
Ðăng Hòa, đồng Khóa 2 Sĩ Quan Hiện Dịch
với cố Ðại tá Hồ ngọc Cẩn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn Quái
Ðiểu TQLC, nổi tiếng trong nhiều trận chiến, nhất là trận
đánh trực thăng vận đổ xuống ngay trên đầu địch quân để tái
chiếm quận Triệu Phong trong “Mùa Hè Đỏ Lửa” năm 1972.
5. Trung tá Lê Quý
Dậu, xuất thân Khóa 3 Sĩ Quan Hiện Dịch
trường Ðồng Ðế, Liên đoàn Trưởng BÐQ là một cấp chỉ huy kiệt
xuất trong nhiều chiến trận, như trận đánh ác liệt tử thủ An
Lộc tháng 6/1972.
Và còn nhiều những chiến sĩ khác xuất thân từ trường Ðồng Ðế
đã nêu cao gương chiến đấu dũng cảm trước họng súng quân
thù, đã hy sinh cho lý tưởng tự do, máu của họ đã đổ xuống
trong nhiều trận địa, xương thịt đã vùi sâu trong lòng đất
mẹ Việt nam, nhiều chiến sĩ đã trở thành thương binh, để lại
một phần thân thể trong cuộc chiến và nhiều chiến sĩ đang
định cư tại các quốc gia tự do trên thế giới sau những năm
bị đọa đày, lầm than cơ cực trong ngục tù cải tạo của Cộng
sản.
Bất ngờ thế cuộc xoay chiều đổi hướng, đồng minh ngoảnh mặt,
Hiệp Ðịnh Paris chấm dứt chiến tranh tái lập hòa bình tại VN
bị phản bội. Biến cố bất hạnh 30 Tháng 4, năm 1975 ập đến,
Bắc cộng tràn vào đánh chiếm cả miền Nam, Sài Gòn thất thủ,
VNCH sụp đổ, Nha Trang mất, ngôi Trường Ðồng Ðế lọt vào tay
kẻ thù, hàng triệu người Bắc-Nam xuôi ngược tìm đường trốn
chạy CS bỏ nước ra đi, hàng triệu người, kẻ vượt núi đồi
băng rừng đi đường bộ bất kể hiểm nguy, kẻ đổ xô ra biển
lênh đênh trên những con thuyền bé nhỏ mong manh đương đầu
với sóng xô bão táp của đại dương mênh mông cùng lũ hải tặc
man rợ. Chiến hữu Ðồng Ðế, kẻ mất người còn, kẻ vượt biển,
người vượt biên, người bị Cộng quân trả thù, đày đọa trong
lao tù tăm tối vô vọng.
Ngày tháng qua đi, ngờ đâu vận may lại đến, ngọn lửa ngày
mai, tương lai, hy vọng lóe lên, chiến dịch nhân đạo
(Humanitarian Operations) ra đời từ bàn tay rộng mở của nhân
dân và chính phủ Hoa Kỳ sau đó. Những chiến binh Việt Nam
Cộng Hòa trong các trại tập trung dưới chế độ Cộng Sản dần
dần được can thiệp ra khỏi nhà tù và cùng với gia đình sang
định cư tại Hoa Kỳ hoặc đến các quốc gia tự do khác trên thế
giới.
Các cựu chiến binh VNCH có cơ hội gặp lại nhau nơi hải ngoại
trong nỗi mừng vui khôn siết.
Sau
cơn mưa trời lại tạnh
Qua cơn giông tố mịt mù trời lại sáng
Chiến tranh nào rồi cũng có ngày tàn
Cuộc chiến Việt Nam đã tan
Nhưng tình chiến hữu vẫn thiết tha gắn bó.
Từ tâm nguyện đó cùng với ý chí của
anh em tù nhân cải tạo nên đã hình thành được những Hội Ái
Hữu các quân binh chủng và các quân trường của QLVNCH ở hải
ngoại vào những năm đầu thập niên 90 cho đến nay trong đó có
Quân trường Ðồng Ðế Nha Trang.
Hội Ái Hữu Quân Trường Ðồng Ðế Nha Trang khởi điểm là do một
số anh em cựu SVSQ Khóa 1 cùng tìm đến nhau tại quận Cam,
Nam California, Hoa Kỳ rồi hình thành ban đại diện khóa vào
đầu năm 1997 để lo việc sinh hoạt và tương trợ nhau đồng
thời cùng hợp tác với nhau trong việc tìm kiếm, liên lạc nối
kết các chiến hữu đồng môn cựu SVSQ các Khóa 1, 2, 3, và 4
Sĩ Quan Hiện Dịch, các Khóa Sĩ Quan Trừ Bị cùng các niên
trưởng đang định cư tại các tiểu bang Hoa Kỳ và các quốc gia
khác trên thế giới nhằm mục đích liên kết lại với nhau thành
một tập thể có tổ chức để làm sống lại tình Huynh Ðệ Chi
Binh và tương thân tương ái trong cuộc sống tị nạn CS tại
hải ngoại.
Kết quả đến đầu năm 1998 đã nối kết được gần 200 anh em cựu
SVSQ các khóa rồi bầu được ban đại diện khóa, ban đại diện
toàn trường để lo chuẩn bị cho ngày họp mặt cựu SVSQ Ðồng Ðế
vào giữa năm 1998 để sau đó tiến hành lập Hội Thân Hữu Cựu
Sinh Viên Sĩ Quan Ðồng Ðế Nha Trang.
Ngày họp mặt đầu tiên mang chủ đề “Họp Mặt Tình Nghĩa” được
tổ chức vào ngày 26-7-1998 tại thành phố Santa Ana quy tụ
được 200 anh em cựu SVSQ và gia đình cùng một số niên trưởng
và thân hữu nhằm mục đích:
1. Nối lại sợi dây thân ái, tình
chiến hữu huynh đệ, tình đồng khóa, đồng trường.
2. Thảo luận việc thành lập Hội thân Hữu cựu SVSQ Ðồng Ðế
Nha Trang.
3. Bầu Ban Tổ Chức Ðại hội và soạn thảo bản Nội quy Hội Thân
Hữu.
Sau 5 tháng tiến hành, bản dự thảo
nội quy của Hội Thân Hữu cựu SVSQ Ðồng Ðế hoàn thành vào năm
1999 và tiếp theo đó là Ðại hội Tình Nghĩa cựu SVSQ Ðồng Ðế
Nha Trang khai diễn ngày Chủ nhật 5-9-1999 cũng tại thành
phố Santa Ana, miền Nam California với sự tham dự của hơn
300 cựu SVSQ và gia đình, cùng hơn 40 Niên Trưởng, Quan
Khách và thân hữu đến dự từ một số tiểu bang ở Hoa kỳ, Gia
Nã Đại, Úc Đại Lợi, trong số này có cựu cố vấn trưởng của
trường Ðồng Ðế là Ðại tá Lewis Millett cùng một số phái đoàn
cựu Chiến Sĩ đại diện các Hội Ái Hữu Quân Binh Chủng tại địa
phương dưới sự chủ tọa danh dự của Cựu Ðại tá Phạm Văn Sơn,
cựu Chỉ Huy Trưởng Ðồng Ðế trong những năm đầu của thập niên
60.
Mục đích của đại hội là gắn kết, phát huy tình chiến hữu
huynh đệ và tương thân tương ái giữa các các cựu chiến sĩ đã
một thời thụ huấn tại trường Ðồng Ðế Nha Trang, thông qua
nội quy của hội, thực hiện Ðặc San làm tiếng nói của hội và
bầu các phần hành điều hành hội trong nhiệm kỳ 3
(1999-2002).
Nội quy của cựu SVSQ Ðồng Ðế gồm 8 Chương và 22 điều khoản
với tôn chỉ là:
“Làm mục đích kết hợp tất cả
các chiến hữu không phân biệt cấp bực, đã từng thụ huấn tại
Quân trường Ðồng Ðế Nha Trang thành một tập thể nhằm duy
trì, phát huy tình chiến hữu, tình đồng khóa đồng trường để
tương thân tương ái, chung vui sẻ buồn trong cuộc sống tha
hương nơi hải ngoại”.
Ban chấp hành và Ban Giám sát do đại hội bầu ra gồm các cựu
SVSQ các Khóa 1, 2, và 3 hiện dịch và các khóa Trừ Bị.
Sau 3 năm tích cực hoạt động, Ban chấp hành, Ban Giám sát
nhiệm kỳ 1 mãn nhiệm. Ðại hội Tình Nghĩa cựu SVSQ kỳ V được
tổ chức ngày 25-8-2005 tại thành phố Westminster, miền Nam
California với mục đích thảo luận và biểu quyết việc mở rộng
Hội Thân Hữu cựu SVSQ thành Hội Ái Hữu Quân Trường Ðồng Ðế
Nha Trang cho phù hợp với tình hình thực tế và mời gọi tất
cả các chiến hữu không phân biệt cấp bực, đã từng một thời
phục vụ hoặc thụ huấn tại Trường Ðồng Ðế tham gia vào hội,
bầu Ban chấp hành, Ban Giám sát cho nhiệm kỳ 2002-2005. Ðặc
biệt các thành viên trong ban chấp hành của hội bầu ra đều
là những đồng môn trẻ hay trung niên thuộc các khóa Sĩ Quan
Trừ Bị, thay thế cho lớp đàn anh các khóa Hiện Dịch hiện nay
đều đã cao niên.
Vào cuối tháng 8-2005, Ban chấp hành và Ban Giám sát nhiệm
kỳ 2 chấm dứt nhiệm vụ. Ðể mọi sinh hoạt của hội không gián
đoạn, Ðại Hội Tình Nghĩa Quân Trường Ðồng Ðế Nha Trang kỳ
thứ VIII được tổ chức ngày 4-9-2005 tại thành phố Santa Ana,
quận Cam để bầu Ban chấp hành và Giám sát mới cho nhiệm kỳ
2005-2008, tu chỉnh Nội Quy và ấn định thể thức bầu ban cố
vấn của hội. Kết quả tất cả 6 thành viên trong ban chấp hành
nhiệm kỳ mới đều là cựu SVSQ Trừ Bị. Riêng ban Cố Vấn, đại
hội đồng thuận để ban chấp hành mời một số quý Niên Trưởng
và Huynh Trưởng. Ðại Hội cũng tán thành tu chính một số điều
khoản trong Bản Nội Quy của hội, đặc biệt chú trọng đến điều
khoản tương trợ hội viên bị bệnh hoạn, gặp hoàn cảnh khó
khăn, tích cực giúp đỡ các chiến hữu, các thương binh, gia
đình cô nhi quả phụ thuộc Trường Ðồng Ðế xưa mà ngày nay
đang sống cơ cực lầm than nơi quê nhà.
Hội Ái Hữu Quân Trường Ðồng Ðế Nha Trang từ ngày thành lập
cho đến nay và trong quá trình 9 năm hoạt động đã tổ chức
được một ngày họp mặt toàn trường, 7 đại hội thưòng niên,
tất cả đều mang chung chủ đề là: “Ðại Hội Tình Nghĩa” và mỗi
năm lại tổ chức họp mặt tất niên hoặc tân niên một lần.
Ðường hướng sinh hoạt chung của hội đều theo đúng tôn chỉ,
mục đích đã đề ra ngay từ ngày hội mới thành lập, đó là:
“Lấy Tình Nghĩa Huynh Đệ Chi
Binh và lý tưởng tự do làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
Nối kết tất cả các chiến hữu không phân biệt cấp bực đã một
thời phục vụ hay thụ huấn tại Trường Ðồng Ðế Nha Trang thành
một tập thể có tổ chức, nhằm duy trì phát huy tình huynh đệ
đồng môn đồng trường để tương thân tương ái, chung vui sẻ
buồn với nhau trong cuộc sống tha hương nơi hải ngoại”.
Ngày nay anh em cựu chiến binh Hội Ái Hữu Quân Trường Ðồng
Ðế Nha Trang dù ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều ý
thức được rằng:
Cuộc chiến đã tàn, nhưng tình chiến hữu vẫn thiết tha gắn
bó! Và luôn luôn hướng về quê hương đất nước, nhớ về nơi
quân trường cũ, chiến trường xưa.
Trích từ:
http://www.dongdent.org/LICH_SU_QTDD.html [link này hiện nay
không còn hoạt động]
Miền Nam Califonia
Trần Ðình