Truyện Ngắn & Phóng Sự
Lá Thư Chưa Gởi Thứ Hai
Em yêu,
Đây là lá thư thứ hai. Anh viết cho em khi anh đang ngồi trên máy bay quân sự C-141, chở đồng bào tỵ nạn Việt Nam, cất cánh từ căn cứ U-Tapao trên đất Thái Lan, bay qua biển Thái Bình Dương, đến căn cứ Andersen trên đảo Guam của Hoa Kỳ.
Mọi người ngồi lê la trên sàn máy bay, ai nấy đều có chung một cảnh ngộ. Tuy máy bay có máy điều hoà nhiệt độ nhưng không khí vẫn bị ngột ngạt. Nó làm anh thiếp đi lúc nào không biết . Trong đó anh thấy mình nhào lên, chúi xuống thả bom và bất thình lình máy bay của anh bị trúng đạn. Anh nhẩy dù, rồi chẳng may bị một quân địch thấy được, hắn quyết ra công bắt anh, anh cố chạy thật mau nhưng vẫn bị hắn theo sát nút. Sau cùng anh vấp ngã bởi một nhánh cây chấn ngang, anh vội lấy tay mò bên hông phải, rút khẩu súng Colt P-38 ra để tự vệ nhưng tìm mãi chẳng thấy. Khi tỉnh lại, anh nhận ra đó là một cơn ác mộng...
Khẩu súng kia giờ đây đâu còn nữa! nó đã bị nhân viên an ninh phi trường quân sự Thái Lan tịch thu ngay khi anh rời chiếc A.37, bảo vật cuối cùng mà bấy lâu anh vẫn xem như là một người bạn đồng hành, đã cùng nhau nhiều lần nhào lộn, chung sự sống chết trên chiến trường, đã cùng nhau nhiều lần vẫy vùng trong bầu trời xanh thẳm.
Anh khom người xuống, móc lấy con dao cắt dù nằm trong túi nhỏ nơi háng áo bay, chỗ này rất kín, nhân viên an ninh phi trường đã không nhận ra nó khi kiểm soát lúc cho anh lên tàu. Anh muốn che dấu hành động của anh với mọi người ngồi chung quanh khi cứa đường chỉ, lấy ra những bông mai vàng trên vai áo, tháo bỏ vết tích của một người Phi Công Tác Chiến bất ngờ bị xếp cánh lưng trời.
Từ khi đặt chân trên đất khách đến giờ, đầu óc anh lúc nào cũng cảm thấy bồng bềnh, mơ mơ, màng màng. Mọi hành động của anh giống như một người máy, đến giờ người ta cho ăn thì ăn, đến tối thì đi ngủ.
Những dẫy lều ở đây trông mới toanh, có lẽ nó vừa đựợc dựng lên để đón tiếp đồng bào tỵ nạn Việt Nam. Khung cảnh này làm anh nhớ lại thời gian xa xưa, vào năm 1954. Lúc ấy anh mới được 5 tuổi, theo gia đình di cư vào Nam tránh Cộng Sản và được chính phủ V.N.C.H. chở đến trại định cư Cái Sắn thuộc vùng IV.
Hoàn cảnh của cha mẹ anh ở vào thời điểm ấy cũng giống như anh bây giờ, nhưng khác ở chỗ là ông bà còn được diễm phúc sống bên cạnh những người thân yêu. Còn anh thì đang ở trong cảnh đơn phương độc mã, tứ cố vô thân.
Tờ mờ sáng hôm sau, anh đứng xếp hàng, mong được lãnh một bộ quần áo dân sự cũ mặc thế áo bay, chiếc áo đã cho anh niềm hãnh diện bấy lâu về sự oai hùng và hào hoa của một người Phi Công thời chiến.
Thời gian tạm trú ở nơi đây chỉ có vài ngày và sau đó anh được chính phủ Hoa Kỳ cho vào đất liền. Thỉnh thoảng anh cũng gặp lại vài anh em cùng đơn vị. Thông thường chúng anh luôn tay bắt, mặt mừng, nhưng giờ đây thì khác hẳn, chúng anh chỉ nhìn nhau với ánh mắt ái ngại, không thốt nên lời, vì biết rằng người nào cũng đang nặng chĩu những nỗi đau buồn riêng tư...
Hiện giờ anh đang ở trong Camp Pendleton, trại tạm trú cho đồng bào tị nạn Việt Nam, được dựng lên bởi quân nhân Thuỷ Quân Lục Chiến đồn trú tại căn cứ quân sự El Toro thuộc tiểu bang California. Họ đối xử với mọi người rất tử tế và nhân hậu. Nhưng em hiểu cho anh! Nếu hàng ngày chỉ ăn với ngủ, thì sớm muộn anh cũng sẽ trở thành một người điên mất thôi...
May thay! Người thầy dạy bay năm xưa của anh xuất hiện, ông làm giấy bảo lãnh và hứa sẽ tận tình giúp đỡ anh, mau chóng hội nhập vào đời sống mới trên đất nước cưu mang anh, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Huy Sơn
Lá Thư Chưa Gởi Thứ Hai
Em yêu,
Đây là lá thư thứ hai. Anh viết cho em khi anh đang ngồi trên máy bay quân sự C-141, chở đồng bào tỵ nạn Việt Nam, cất cánh từ căn cứ U-Tapao trên đất Thái Lan, bay qua biển Thái Bình Dương, đến căn cứ Andersen trên đảo Guam của Hoa Kỳ.
Mọi người ngồi lê la trên sàn máy bay, ai nấy đều có chung một cảnh ngộ. Tuy máy bay có máy điều hoà nhiệt độ nhưng không khí vẫn bị ngột ngạt. Nó làm anh thiếp đi lúc nào không biết . Trong đó anh thấy mình nhào lên, chúi xuống thả bom và bất thình lình máy bay của anh bị trúng đạn. Anh nhẩy dù, rồi chẳng may bị một quân địch thấy được, hắn quyết ra công bắt anh, anh cố chạy thật mau nhưng vẫn bị hắn theo sát nút. Sau cùng anh vấp ngã bởi một nhánh cây chấn ngang, anh vội lấy tay mò bên hông phải, rút khẩu súng Colt P-38 ra để tự vệ nhưng tìm mãi chẳng thấy. Khi tỉnh lại, anh nhận ra đó là một cơn ác mộng...
Khẩu súng kia giờ đây đâu còn nữa! nó đã bị nhân viên an ninh phi trường quân sự Thái Lan tịch thu ngay khi anh rời chiếc A.37, bảo vật cuối cùng mà bấy lâu anh vẫn xem như là một người bạn đồng hành, đã cùng nhau nhiều lần nhào lộn, chung sự sống chết trên chiến trường, đã cùng nhau nhiều lần vẫy vùng trong bầu trời xanh thẳm.
Anh khom người xuống, móc lấy con dao cắt dù nằm trong túi nhỏ nơi háng áo bay, chỗ này rất kín, nhân viên an ninh phi trường đã không nhận ra nó khi kiểm soát lúc cho anh lên tàu. Anh muốn che dấu hành động của anh với mọi người ngồi chung quanh khi cứa đường chỉ, lấy ra những bông mai vàng trên vai áo, tháo bỏ vết tích của một người Phi Công Tác Chiến bất ngờ bị xếp cánh lưng trời.
Từ khi đặt chân trên đất khách đến giờ, đầu óc anh lúc nào cũng cảm thấy bồng bềnh, mơ mơ, màng màng. Mọi hành động của anh giống như một người máy, đến giờ người ta cho ăn thì ăn, đến tối thì đi ngủ.
Những dẫy lều ở đây trông mới toanh, có lẽ nó vừa đựợc dựng lên để đón tiếp đồng bào tỵ nạn Việt Nam. Khung cảnh này làm anh nhớ lại thời gian xa xưa, vào năm 1954. Lúc ấy anh mới được 5 tuổi, theo gia đình di cư vào Nam tránh Cộng Sản và được chính phủ V.N.C.H. chở đến trại định cư Cái Sắn thuộc vùng IV.
Hoàn cảnh của cha mẹ anh ở vào thời điểm ấy cũng giống như anh bây giờ, nhưng khác ở chỗ là ông bà còn được diễm phúc sống bên cạnh những người thân yêu. Còn anh thì đang ở trong cảnh đơn phương độc mã, tứ cố vô thân.
Tờ mờ sáng hôm sau, anh đứng xếp hàng, mong được lãnh một bộ quần áo dân sự cũ mặc thế áo bay, chiếc áo đã cho anh niềm hãnh diện bấy lâu về sự oai hùng và hào hoa của một người Phi Công thời chiến.
Thời gian tạm trú ở nơi đây chỉ có vài ngày và sau đó anh được chính phủ Hoa Kỳ cho vào đất liền. Thỉnh thoảng anh cũng gặp lại vài anh em cùng đơn vị. Thông thường chúng anh luôn tay bắt, mặt mừng, nhưng giờ đây thì khác hẳn, chúng anh chỉ nhìn nhau với ánh mắt ái ngại, không thốt nên lời, vì biết rằng người nào cũng đang nặng chĩu những nỗi đau buồn riêng tư...
Hiện giờ anh đang ở trong Camp Pendleton, trại tạm trú cho đồng bào tị nạn Việt Nam, được dựng lên bởi quân nhân Thuỷ Quân Lục Chiến đồn trú tại căn cứ quân sự El Toro thuộc tiểu bang California. Họ đối xử với mọi người rất tử tế và nhân hậu. Nhưng em hiểu cho anh! Nếu hàng ngày chỉ ăn với ngủ, thì sớm muộn anh cũng sẽ trở thành một người điên mất thôi...
May thay! Người thầy dạy bay năm xưa của anh xuất hiện, ông làm giấy bảo lãnh và hứa sẽ tận tình giúp đỡ anh, mau chóng hội nhập vào đời sống mới trên đất nước cưu mang anh, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Huy Sơn