Tham Khảo
Lại nói về cuộc “chiến tranh dư luận” trên biển Đông hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc
Nguyễn Trọng Bình
21-7-2016
1. Truyền thông Trung Quốc có thực sự xuyên tạc quan điểm của Việt Nam
Ngày 18/7, hàng loạt cơ quan truyền thông chính thống nước nhà đồng loạt đưa tin Việt Nam bác bỏ thông tin của báo chí Trung Quốc về buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 14-7-2016 bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) tại thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ) liên quan đến vấn đề về tranh chấp ở biển Đông [1]. Tất cả các bản tin đều dẫn nguồn từ Thông tấn xã Việt Nam như thể giải thích với nhân dân trong nước là không nên “hiểu lầm” lập trường của chính quyền Việt Nam ngay sau khi có phán quyết từ Tòa trọng tài Thường trực (PCA) về vụ kiện của người Philippines ngày 12/7/2016.
Đọc lại các bản tin có liên quan về vấn đề này từ phía truyền thông Việt Nam người viết bài này không thể không đặt ra câu hỏi: Truyền thông Trung Quốc có thực sự xuyên tạc hay vì sự lập lờ nước đôi của lãnh đạo chính quyền Việt Nam mới là nguyên nhân chủ yếu?
Trước hết, có thể thấy, kể từ khi PCA đưa ra phán quyết không công nhận “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc, phản ứng của lãnh đạo chính quyền nước nhà đến thời điểm này chủ yếu chỉ được thể hiện qua bản tin duy nhất được phát đi từ phía Bộ ngoại giao Việt Nam ngay sau đó. Nội dung của bản tin vẫn như thường lệ là những lời lẽ chung chung, mềm mỏng, nhẹ nhàng quen thuộc. Mới nghe qua nghe tưởng chừng khôn khéo nhưng nếu ngẫm kỹ lại thì không hẳn như vậy.
Đành rằng chỉ nói “hoan nghênh phán quyết cuối cùng của PCA” và không nói ủng hộ hay chúc mừng Philippines là sự khôn ngoan (vì giữa Việt Nam và Philippines cũng đang tồn tại quan điểm khác nhau về chủ quyền một số đảo). Tuy vậy, không một lời nào đề nghị, yêu cầu Trung Quốc xóa bỏ yêu sách về “đường lưỡi bò” thì cũng khó mà thuyết phục dân chúng và bè bạn quốc tế. Dư luận có quyền đặt câu hỏi tại sao không nhân cơ hội này thể hiện rõ lập trường quan điểm của mình với dư luận quốc tế là Việt Nam không bao giờ chấp nhận đàm phán song phương (nếu thực sự nghĩ vậy)? Trong cuộc gặp gỡ bên lề ở Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) tại thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ) sau đó cũng vậy, tại sao không thẳng thắn và mạnh mẽ đề nghị họ nghiêm túc thực thi phán quyết của PCA về yêu sách đường chính đoạn vô căn cứ mà lại “đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc” do hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào đã thống nhất tháng 10-2011 nhằm thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển sớm có tiến triển thực chất, đồng thời kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không làm phức tạp tình hình, thực hiện hiệu quả, toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.”
Về mặt câu chữ, đành rằng không có lời nào nói “Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy đàm phán song phương” nhưng cứ lập lờ nước đôi “đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc” do hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào đã thống nhất…” thì cũng khó mà trách họ suy diễn theo nghĩa tương đương? Nếu trước đây, khi PCA chưa đưa ra phán quyết, ở phương diện nào đó nói như trên còn có thể chấp nhận được nhưng đã biết PCA chính thức “cắt đường lưỡi bò” rồi mà vẫn nói như thế thì có phải rất sai lầm và xuẩn ngốc không? Nếu đã thừa hiểu họ gian manh, xảo quyệt và bất chấp thủ đoạn mà vẫn mềm mỏng, nhẹ nhàng, nước đôi như thế thì trách sao dư luận người ta không xầm xì bàn tán là nhu nhược và yếu hèn?
2. Tiên trách kỷ…
Còn nhớ năm 2015, tác giả Nguyễn Hồng Thao trong bài viết “Chiến tranh dư luận trên biển Đông và sức mạnh của tác phẩm hư cấu” đăng trên báo Thanh Niên số ra ngày 20/5/2015 như thể “tư vấn” cho chính quyền và Nhà nước về những đối sách mang tầm chiến lược nhằm đối phó với người Trung Quốc trong cuộc “chiến tranh dư luận” trên biển Đông. Theo đó, Nguyễn Hồng Thao cho rằng “Chiến tranh dư luận” hay còn gọi là chiến tranh thông tin, chiến tranh tư tưởng công chúng tạo nền tảng giành lấy thế thắng áp đảo trên phương diện chiến tranh tâm lý và chiến tranh pháp lý. Đó là kiểu chiến tranh hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ nhắm đến tác động nhận thức và thái độ. Chiến tranh dư luận nhấn mạnh đến tất cả các công cụ truyền tin và ảnh hưởng công chúng như phim ảnh, truyền hình, sách báo, internet, và mạng lưới truyền thông toàn cầu” [2].
Nhằm góp thêm tiếng nói với Nguyễn Hồng Thao, người viết bài này ngay sau đó cũng có bài viết đặt vấn đề mang tính cảnh báo:“Việt Nam đã và đang tự thua Trung Quốc trong cuộc chiến tranh dự luận về biển Đông?” [3]. Thế nhưng, có thể thấy xem ra những chuyện này hoàn toàn không được chính quyền, nhà nước lắng nghe, tiếp thu và điều chỉnh.
Từ đây, nhìn lại việc Thông tấn xã Việt Nam phải khổ sở “đính chính” sự xuyên tạc của truyền thông Trung Quốc với người dân trong nước càng cho thấy rõ hơn sự lúng túng của lãnh đạo nước nhà trong việc “định hướng” dư luận trên mặt trận thông tin, ngoại giao. Hay nói khác đi, thời gian qua trên mặt trận “chiến tranh dư luận” nhằm tuyên truyền cho dân chúng về tình hình thật sự ở biển Đông, chính quyền lãnh đạo nước nhà đã và đang mắc nhiều sai lầm.
Nhìn chung trên tổng thể, có thể nói, trong vấn đề tuyên truyền về chủ quyền Biển Đông hiện nay, các cơ quan tuyên truyền của Việt Nam (đứng đầu là Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo…) đang dần mất khả năng đánh chặn chứ đừng nói chi là ra đòn phản công lại trước sự xuất kích gần như liên tục từ phía chính quyền Trung Quốc. Giống như mới đây một số người chỉ biết ngồi than vãn trong sự bất lực về vấn đề từ rất lâu rồi Trung Quốc đã tiến hành các phong trào, chiến dịch nhồi nhét về “đường lưỡi bò” phi pháp cho dân chúng họ khi còn là những đứa trẻ cấp một. Vấn đề vốn không mới, nhưng các bài viết chỉ dừng lại ở đó thì vẫn chưa cho thấy hết bản chất của vấn đề nêu như thực sự muốn tìm giải pháp để giải quyết. Đọc những bài viết như thế này chỉ càng cho thấy sự yếu kém, “ngụy biện và xuẩn ngốc” của những người có trách nhiệm ở Việt Nam. Vì lẽ, ở chiều ngược lại, thử hỏi từ xưa đến nay chính quyền Việt Nam có nhồi nhét dân chúng mình không? Có lẽ không nói thì mọi người cũng đã biết câu trả lời. Thế hệ trẻ ở Việt Nam từ lâu vốn cũng bị nhồi nhét y hết như thế hệ trẻ ở Trung Quốc có chăng chỉ là sự khác nhau về nội dung nhồi nhét mà thôi. Cụ thể cho đến nay thế hệ trẻ nước Việt vẫn đang bị nhồi vào đầu óc non nớt nhưng nội dung như: phải luôn luôn ghi nhớ và căm thù Pháp, Mỹ; “sự tài tình và sáng suốt của Đảng ta”. Đặc biệt, trong quan hệ với Trung Quốc thì đây là người “anh em”, “đồng chí”, “láng giềng tốt”… Những chuyện tàn ác của họ như năm 1979 mang 60 vạn quân sang giết hại đồng bào ta ở các tỉnh phía Bắc, năm 1974 đánh cướp Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa, năm 1988 một lần nữa đánh chiếm đảo Gạc Ma… thì kiên quyết không đưa vào sách giào khoa, không cho thế hệ trẻ biết sự thật… Ngoài ra, trong tình hình hiện nay, thế hệ trẻ đang được nhồi là phải nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm bạo loạn lật đổ của các “thế lực thù địch”…
Chưa hết, mấy năm gần đây, khi “người bạn vàng” liên tục quấy rối và ức hiếp, dân chúng phản ứng quá thì thỉnh thoảng Ban tuyên giáo Trung ương cũng bật đèn xanh cho các cơ quan truyền thông nước nhà viết bài phản kháng nhưng chủ yếu là mang tính phong trào, thời vụ (với thái độ mềm mỏng, nhẹ nhàng tránh ảnh hưởng đến “đại cục”). Riêng những ai bất bình mà xuống đường tuần hành, phản đối trong ôn hòa thì nhất định là “bọn phản động” hoặc không cũng là bị bọn phản động mua chuộc, lôi kéo.
Ngoài ra, ở phương diện tuyên truyền khác, thỉnh thoảng cũng cho mang một số bản đồ, tư liệu cổ thể hiện rõ chủ quyền biển đảo đi triển lãm, trưng bày tại các viện bảo tàng, khu hội chợ nhân các dịp lễ lạc. Nhưng khốn nỗi, với các khu bảo tàng thì dân chúng nước nhà từ lâu vốn không có thói quen lui tới; còn ở các hội chợ thì người dân chủ yếu vui chơi, mua sắm chứ ít người vào dòm ngó. Mà cho dù có vào dòm ngó thì những bản đồ, tư liệu cổ toàn chữ Hán, chữ Nôm dân chúng không biết nhìn vào cũng chẳng hiểu gì, muốn lên tiếng hỏi thì cũng chẳng biết ai mà hỏi…
Chưa hết, sách nghiên cứu, chuyên khảo về chủ quyền Hoàng Trường Sa thì các Nhà xuất bản yếu in khổ lớn, bìa cứng, có cái còn mạ vàng và dĩ nhiên giá cả mỗi cuốn ít nhất cũng từ vài trăm ngàn trở lên… Nên những đối tượng lẽ ra cần phải đọc và tìm hiểu như công nhân, học sinh, sinh viên, giáo viên… dù có muốn tìm hiểu cũng ít ai dám chịu bỏ tiền ra mua. Thành ra cuối cùng những cuốn sách như thế này chỉ số ít các nhà nghiên cứu mua về đọc và nói cho nhau nghe; hoặc cũng có một số cơ quan tuyền truyền Nhà nước mua về đặt vô cái tủ kính tại văn phòng làm việc cho nó oai…
3. Thay lời kết
Có thể nói, phán quyết không công nhận “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tham lam tự vẽ ra của Tòa trọng tài thường trực (PCA) ngày 12/7 vừa qua, thật ra là kết quả đã được nhiều người dự đoán từ trước. Vấn đề quan trọng là cách phản ứng cùng thái độ hành xử sắp tới đây của các bên có liên quan trong đó có Việt Nam (chính xác hơn là lãnh đạo, chính quyền Việt Nam). Về phía chính quyền của ông Tập đương nhiên sẽ không bao giờ thừa nhận và tuân thủ phán quyết của PCA như rất nhiều lần họ đã ngang ngược và xấc láo tuyên bố trước đó. Chắc chắn họ sẽ tiếp tục gây rối ở biển Đông cho dù danh dự quốc gia có bị giảm sút trên trường quốc tế như một số chuyên gia đã phân tích. Nhưng nói cho cùng thì Tập Cận Bình và bộ sậu của ông ta không phải cũng đã tính toán và lường trước kịch bản này rồi sao? Danh dự tuy cũng quan trọng nhưng ngẫm kỹ lại thì là chuyện rất mơ hồ và nhỏ nhoi nếu so với giấc mộng bá quyền đã ăn vào máu họ mấy ngàn năm qua. Hơn nữa, trong hoàn cảnh hiện nay họ hoàn toàn có thể vung tiền ra để mua danh dự từ những quốc gia nhỏ, nghèo nhưng đang được/bị dẫn dắt bởi một bộ máy chính quyền, những quan chức tham lam và ngu xuẩn. Số lượng các nước nhỏ như thế này gần đây được các cơ quan truyền thông nước nhà điền vào hai cái tên – cũng là hai người láng giềng khác – Campuchia và Lào. Kể ra cũng khó mà trách họ. Bởi cái nghèo thường đi chung với cái hèn! Hơn nữa, nếu mình nghĩ về họ như thế thì họ cũng nói về mình như vậy, chẳng thằng nào hơn thằng nào về cái khoản nghèo và hèn này. Cho nên, nếu không muốn bị thiên hạ xầm xì thì phải thể hiện rõ quan điểm của của mình chứ không nên lập lờ, chơi trò đi dây trong chính sách ngoại giao để rồi sau đó “thanh minh, thanh nga” này nọ.
Đó là về đối ngoại. Còn với nhân dân trong nước, trong hoàn cảnh đất nước hiện có không biết bao nhiêu chuyện quan trọng, bức bách phải giải quyết mà đến giờ chuyện bầu bán, phân chức, phân quyền, phân ghế vẫn chưa xong về mặt hình thức; hay như trước đó mấy tháng đã “chuẩn bị nhân sự cấp cao”, bầu bán và tuyên thệ rồi giờ lại bỏ ra thêm 6 ngày để làm cái việc mà ai cũng biết mọi chuyện sẽ vẫn như cũ thì khó mà trách nhân dân hiểu nhầm về tính chính danh cũng như những lời hứa “vì dân, vì nước”. Vẫn biết làm chính trị đôi khi phải bất chấp thủ đoạn nhưng chẳng lẽ cứ diễn hài cho dân chúng coi hoài sao? Cái gì cũng có giới hạn của nó! Không thể đùa với nhân dân được đâu!
______
Chú thích nguồn:
[1]: “Bác bỏ thông tin sai lệch của báo chí Trung Quốc về Biển Đông”. Xem tại: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160718/bac-bo-thong-tin-sai-lech-cua-bao-chi-trung-quoc-ve-bien-dong/1139152.html
[2]: “Chiến tranh dư luận trên biển Đông và sức mạnh của tác phẩm hư cấu”. Xem tại: http://thanhnien.vn/thoi-su/chien-tranh-du-luan-tren-bien-dong-va-suc-manh-cua-cac-tac-pham-hu-cau-564534.html
[3]: “Việt Nam đã và đang tự thua Trung Quốc trong cuộc chiến tranh dự luận về biển Đông?”. Xem tại: http://www.viet-studies.info/kinhte/NTrongBinh_ChienTranhDuLuan.htm
CT, 21/7/2016
NTB
Tác giả gởi cho viet-studies ngày 21-7-16
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Lại nói về cuộc “chiến tranh dư luận” trên biển Đông hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc
Nguyễn Trọng Bình
21-7-2016
1. Truyền thông Trung Quốc có thực sự xuyên tạc quan điểm của Việt Nam
Ngày 18/7, hàng loạt cơ quan truyền thông chính thống nước nhà đồng loạt đưa tin Việt Nam bác bỏ thông tin của báo chí Trung Quốc về buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 14-7-2016 bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) tại thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ) liên quan đến vấn đề về tranh chấp ở biển Đông [1]. Tất cả các bản tin đều dẫn nguồn từ Thông tấn xã Việt Nam như thể giải thích với nhân dân trong nước là không nên “hiểu lầm” lập trường của chính quyền Việt Nam ngay sau khi có phán quyết từ Tòa trọng tài Thường trực (PCA) về vụ kiện của người Philippines ngày 12/7/2016.
Đọc lại các bản tin có liên quan về vấn đề này từ phía truyền thông Việt Nam người viết bài này không thể không đặt ra câu hỏi: Truyền thông Trung Quốc có thực sự xuyên tạc hay vì sự lập lờ nước đôi của lãnh đạo chính quyền Việt Nam mới là nguyên nhân chủ yếu?
Trước hết, có thể thấy, kể từ khi PCA đưa ra phán quyết không công nhận “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc, phản ứng của lãnh đạo chính quyền nước nhà đến thời điểm này chủ yếu chỉ được thể hiện qua bản tin duy nhất được phát đi từ phía Bộ ngoại giao Việt Nam ngay sau đó. Nội dung của bản tin vẫn như thường lệ là những lời lẽ chung chung, mềm mỏng, nhẹ nhàng quen thuộc. Mới nghe qua nghe tưởng chừng khôn khéo nhưng nếu ngẫm kỹ lại thì không hẳn như vậy.
Đành rằng chỉ nói “hoan nghênh phán quyết cuối cùng của PCA” và không nói ủng hộ hay chúc mừng Philippines là sự khôn ngoan (vì giữa Việt Nam và Philippines cũng đang tồn tại quan điểm khác nhau về chủ quyền một số đảo). Tuy vậy, không một lời nào đề nghị, yêu cầu Trung Quốc xóa bỏ yêu sách về “đường lưỡi bò” thì cũng khó mà thuyết phục dân chúng và bè bạn quốc tế. Dư luận có quyền đặt câu hỏi tại sao không nhân cơ hội này thể hiện rõ lập trường quan điểm của mình với dư luận quốc tế là Việt Nam không bao giờ chấp nhận đàm phán song phương (nếu thực sự nghĩ vậy)? Trong cuộc gặp gỡ bên lề ở Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) tại thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ) sau đó cũng vậy, tại sao không thẳng thắn và mạnh mẽ đề nghị họ nghiêm túc thực thi phán quyết của PCA về yêu sách đường chính đoạn vô căn cứ mà lại “đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc” do hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào đã thống nhất tháng 10-2011 nhằm thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển sớm có tiến triển thực chất, đồng thời kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không làm phức tạp tình hình, thực hiện hiệu quả, toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.”
Về mặt câu chữ, đành rằng không có lời nào nói “Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy đàm phán song phương” nhưng cứ lập lờ nước đôi “đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc” do hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào đã thống nhất…” thì cũng khó mà trách họ suy diễn theo nghĩa tương đương? Nếu trước đây, khi PCA chưa đưa ra phán quyết, ở phương diện nào đó nói như trên còn có thể chấp nhận được nhưng đã biết PCA chính thức “cắt đường lưỡi bò” rồi mà vẫn nói như thế thì có phải rất sai lầm và xuẩn ngốc không? Nếu đã thừa hiểu họ gian manh, xảo quyệt và bất chấp thủ đoạn mà vẫn mềm mỏng, nhẹ nhàng, nước đôi như thế thì trách sao dư luận người ta không xầm xì bàn tán là nhu nhược và yếu hèn?
2. Tiên trách kỷ…
Còn nhớ năm 2015, tác giả Nguyễn Hồng Thao trong bài viết “Chiến tranh dư luận trên biển Đông và sức mạnh của tác phẩm hư cấu” đăng trên báo Thanh Niên số ra ngày 20/5/2015 như thể “tư vấn” cho chính quyền và Nhà nước về những đối sách mang tầm chiến lược nhằm đối phó với người Trung Quốc trong cuộc “chiến tranh dư luận” trên biển Đông. Theo đó, Nguyễn Hồng Thao cho rằng “Chiến tranh dư luận” hay còn gọi là chiến tranh thông tin, chiến tranh tư tưởng công chúng tạo nền tảng giành lấy thế thắng áp đảo trên phương diện chiến tranh tâm lý và chiến tranh pháp lý. Đó là kiểu chiến tranh hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ nhắm đến tác động nhận thức và thái độ. Chiến tranh dư luận nhấn mạnh đến tất cả các công cụ truyền tin và ảnh hưởng công chúng như phim ảnh, truyền hình, sách báo, internet, và mạng lưới truyền thông toàn cầu” [2].
Nhằm góp thêm tiếng nói với Nguyễn Hồng Thao, người viết bài này ngay sau đó cũng có bài viết đặt vấn đề mang tính cảnh báo:“Việt Nam đã và đang tự thua Trung Quốc trong cuộc chiến tranh dự luận về biển Đông?” [3]. Thế nhưng, có thể thấy xem ra những chuyện này hoàn toàn không được chính quyền, nhà nước lắng nghe, tiếp thu và điều chỉnh.
Từ đây, nhìn lại việc Thông tấn xã Việt Nam phải khổ sở “đính chính” sự xuyên tạc của truyền thông Trung Quốc với người dân trong nước càng cho thấy rõ hơn sự lúng túng của lãnh đạo nước nhà trong việc “định hướng” dư luận trên mặt trận thông tin, ngoại giao. Hay nói khác đi, thời gian qua trên mặt trận “chiến tranh dư luận” nhằm tuyên truyền cho dân chúng về tình hình thật sự ở biển Đông, chính quyền lãnh đạo nước nhà đã và đang mắc nhiều sai lầm.
Nhìn chung trên tổng thể, có thể nói, trong vấn đề tuyên truyền về chủ quyền Biển Đông hiện nay, các cơ quan tuyên truyền của Việt Nam (đứng đầu là Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo…) đang dần mất khả năng đánh chặn chứ đừng nói chi là ra đòn phản công lại trước sự xuất kích gần như liên tục từ phía chính quyền Trung Quốc. Giống như mới đây một số người chỉ biết ngồi than vãn trong sự bất lực về vấn đề từ rất lâu rồi Trung Quốc đã tiến hành các phong trào, chiến dịch nhồi nhét về “đường lưỡi bò” phi pháp cho dân chúng họ khi còn là những đứa trẻ cấp một. Vấn đề vốn không mới, nhưng các bài viết chỉ dừng lại ở đó thì vẫn chưa cho thấy hết bản chất của vấn đề nêu như thực sự muốn tìm giải pháp để giải quyết. Đọc những bài viết như thế này chỉ càng cho thấy sự yếu kém, “ngụy biện và xuẩn ngốc” của những người có trách nhiệm ở Việt Nam. Vì lẽ, ở chiều ngược lại, thử hỏi từ xưa đến nay chính quyền Việt Nam có nhồi nhét dân chúng mình không? Có lẽ không nói thì mọi người cũng đã biết câu trả lời. Thế hệ trẻ ở Việt Nam từ lâu vốn cũng bị nhồi nhét y hết như thế hệ trẻ ở Trung Quốc có chăng chỉ là sự khác nhau về nội dung nhồi nhét mà thôi. Cụ thể cho đến nay thế hệ trẻ nước Việt vẫn đang bị nhồi vào đầu óc non nớt nhưng nội dung như: phải luôn luôn ghi nhớ và căm thù Pháp, Mỹ; “sự tài tình và sáng suốt của Đảng ta”. Đặc biệt, trong quan hệ với Trung Quốc thì đây là người “anh em”, “đồng chí”, “láng giềng tốt”… Những chuyện tàn ác của họ như năm 1979 mang 60 vạn quân sang giết hại đồng bào ta ở các tỉnh phía Bắc, năm 1974 đánh cướp Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa, năm 1988 một lần nữa đánh chiếm đảo Gạc Ma… thì kiên quyết không đưa vào sách giào khoa, không cho thế hệ trẻ biết sự thật… Ngoài ra, trong tình hình hiện nay, thế hệ trẻ đang được nhồi là phải nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm bạo loạn lật đổ của các “thế lực thù địch”…
Chưa hết, mấy năm gần đây, khi “người bạn vàng” liên tục quấy rối và ức hiếp, dân chúng phản ứng quá thì thỉnh thoảng Ban tuyên giáo Trung ương cũng bật đèn xanh cho các cơ quan truyền thông nước nhà viết bài phản kháng nhưng chủ yếu là mang tính phong trào, thời vụ (với thái độ mềm mỏng, nhẹ nhàng tránh ảnh hưởng đến “đại cục”). Riêng những ai bất bình mà xuống đường tuần hành, phản đối trong ôn hòa thì nhất định là “bọn phản động” hoặc không cũng là bị bọn phản động mua chuộc, lôi kéo.
Ngoài ra, ở phương diện tuyên truyền khác, thỉnh thoảng cũng cho mang một số bản đồ, tư liệu cổ thể hiện rõ chủ quyền biển đảo đi triển lãm, trưng bày tại các viện bảo tàng, khu hội chợ nhân các dịp lễ lạc. Nhưng khốn nỗi, với các khu bảo tàng thì dân chúng nước nhà từ lâu vốn không có thói quen lui tới; còn ở các hội chợ thì người dân chủ yếu vui chơi, mua sắm chứ ít người vào dòm ngó. Mà cho dù có vào dòm ngó thì những bản đồ, tư liệu cổ toàn chữ Hán, chữ Nôm dân chúng không biết nhìn vào cũng chẳng hiểu gì, muốn lên tiếng hỏi thì cũng chẳng biết ai mà hỏi…
Chưa hết, sách nghiên cứu, chuyên khảo về chủ quyền Hoàng Trường Sa thì các Nhà xuất bản yếu in khổ lớn, bìa cứng, có cái còn mạ vàng và dĩ nhiên giá cả mỗi cuốn ít nhất cũng từ vài trăm ngàn trở lên… Nên những đối tượng lẽ ra cần phải đọc và tìm hiểu như công nhân, học sinh, sinh viên, giáo viên… dù có muốn tìm hiểu cũng ít ai dám chịu bỏ tiền ra mua. Thành ra cuối cùng những cuốn sách như thế này chỉ số ít các nhà nghiên cứu mua về đọc và nói cho nhau nghe; hoặc cũng có một số cơ quan tuyền truyền Nhà nước mua về đặt vô cái tủ kính tại văn phòng làm việc cho nó oai…
3. Thay lời kết
Có thể nói, phán quyết không công nhận “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tham lam tự vẽ ra của Tòa trọng tài thường trực (PCA) ngày 12/7 vừa qua, thật ra là kết quả đã được nhiều người dự đoán từ trước. Vấn đề quan trọng là cách phản ứng cùng thái độ hành xử sắp tới đây của các bên có liên quan trong đó có Việt Nam (chính xác hơn là lãnh đạo, chính quyền Việt Nam). Về phía chính quyền của ông Tập đương nhiên sẽ không bao giờ thừa nhận và tuân thủ phán quyết của PCA như rất nhiều lần họ đã ngang ngược và xấc láo tuyên bố trước đó. Chắc chắn họ sẽ tiếp tục gây rối ở biển Đông cho dù danh dự quốc gia có bị giảm sút trên trường quốc tế như một số chuyên gia đã phân tích. Nhưng nói cho cùng thì Tập Cận Bình và bộ sậu của ông ta không phải cũng đã tính toán và lường trước kịch bản này rồi sao? Danh dự tuy cũng quan trọng nhưng ngẫm kỹ lại thì là chuyện rất mơ hồ và nhỏ nhoi nếu so với giấc mộng bá quyền đã ăn vào máu họ mấy ngàn năm qua. Hơn nữa, trong hoàn cảnh hiện nay họ hoàn toàn có thể vung tiền ra để mua danh dự từ những quốc gia nhỏ, nghèo nhưng đang được/bị dẫn dắt bởi một bộ máy chính quyền, những quan chức tham lam và ngu xuẩn. Số lượng các nước nhỏ như thế này gần đây được các cơ quan truyền thông nước nhà điền vào hai cái tên – cũng là hai người láng giềng khác – Campuchia và Lào. Kể ra cũng khó mà trách họ. Bởi cái nghèo thường đi chung với cái hèn! Hơn nữa, nếu mình nghĩ về họ như thế thì họ cũng nói về mình như vậy, chẳng thằng nào hơn thằng nào về cái khoản nghèo và hèn này. Cho nên, nếu không muốn bị thiên hạ xầm xì thì phải thể hiện rõ quan điểm của của mình chứ không nên lập lờ, chơi trò đi dây trong chính sách ngoại giao để rồi sau đó “thanh minh, thanh nga” này nọ.
Đó là về đối ngoại. Còn với nhân dân trong nước, trong hoàn cảnh đất nước hiện có không biết bao nhiêu chuyện quan trọng, bức bách phải giải quyết mà đến giờ chuyện bầu bán, phân chức, phân quyền, phân ghế vẫn chưa xong về mặt hình thức; hay như trước đó mấy tháng đã “chuẩn bị nhân sự cấp cao”, bầu bán và tuyên thệ rồi giờ lại bỏ ra thêm 6 ngày để làm cái việc mà ai cũng biết mọi chuyện sẽ vẫn như cũ thì khó mà trách nhân dân hiểu nhầm về tính chính danh cũng như những lời hứa “vì dân, vì nước”. Vẫn biết làm chính trị đôi khi phải bất chấp thủ đoạn nhưng chẳng lẽ cứ diễn hài cho dân chúng coi hoài sao? Cái gì cũng có giới hạn của nó! Không thể đùa với nhân dân được đâu!
______
Chú thích nguồn:
[1]: “Bác bỏ thông tin sai lệch của báo chí Trung Quốc về Biển Đông”. Xem tại: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160718/bac-bo-thong-tin-sai-lech-cua-bao-chi-trung-quoc-ve-bien-dong/1139152.html
[2]: “Chiến tranh dư luận trên biển Đông và sức mạnh của tác phẩm hư cấu”. Xem tại: http://thanhnien.vn/thoi-su/chien-tranh-du-luan-tren-bien-dong-va-suc-manh-cua-cac-tac-pham-hu-cau-564534.html
[3]: “Việt Nam đã và đang tự thua Trung Quốc trong cuộc chiến tranh dự luận về biển Đông?”. Xem tại: http://www.viet-studies.info/kinhte/NTrongBinh_ChienTranhDuLuan.htm
CT, 21/7/2016
NTB
Tác giả gởi cho viet-studies ngày 21-7-16