Kinh Đời
Làm Báo và Làm Tiền ( HNPD đã không làm ra tiền còn bị...nghe chửi )
Trong những ứng cử viên tổng thống, trong những tổng thống Mỹ, có thể nói Ông Trump và TT Trump là người không tiếc lời nói nặng đối với những người làm báo, làm truyền thanh, truyền hình Mỹ
Trong những ứng cử viên tổng thống, trong những tổng thống Mỹ, có thể nói Ông Trump và TT Trump là người không tiếc lời nói nặng đối với những người làm báo, làm truyền thanh, truyền hình Mỹ. Nhưng cũng không có gì mới lạ người Việt xưa nay cũng có câu, “làm báo nói láo ăn tiền, báo chí báo đời”. Như TT Trump nói truyền thông làm tin giả, tung tin vịt, với câu có lẽ nặng nhứt của TT Trump mới đây truyền thông là “kẻ thù của nhân dân Mỹ”. Hết ý, hết nói nổi.
Còn một số web như Wikileaks tiết lộ ba mươi mấy người của những cây truyền thông cổ thụ, trong cơ quan truyền thông thứ lớn ăn tiền đút lót, mua chuộc của ứng cứ viên, đưa thông tin, nghị luận thiên vị, “giáo dục quần chúng” ủng hộ gà nhà.
TT Trump kiên trì nhứt trong trận chiến chống truyền thông mà ê kíp của TT Trump cho là thiên vị này. Phát ngôn viên Toà Bạch Ốc Sean Spicer không chấp nhận cho phóng viên đài truyền hình CNN, nhật báo New York Times, trang thông tin Politico, báo Los Angeles Times hay hãng tin Pháp AFP vào buổi họp báo ngày 24/02/2017. Khi tranh cử Ô. Trump dành tiền quảng cáo cho truyền thông chỉ bằng 1/6 của ứng cử viên đối thủ là Bà Hillary. Những cử tri quần chúng đại diện cho nhân dân Mỹ và đại cử tri đại diện cho các tiểu bang - cả hai khối cử tri này thầm lặng, nhưng nhận định đúng đắn và hành động êm thấm nhưng đã thắng đại đa số ồn ào, có quyền ăn, quyền nói, quyến trói ý kiến của người dân nhơn danh đệ tứ quyền bất thành văn là nhà báo, nhà bình luận, nhà dẫn chương trình gọi là cột trụ, mỏ neo của báo và truyền hình của các cơ quan truyền thông hốt bạc đếm không xuể của ứng cử viên Hillary. Truyền thông đầy túi tiền ấy vô nước gà nhà tối đa khiến Bà Hillary tin không thèm đến những tiểu bang xôi đậu lẽ ra phải đến khiến Bà thua một cách đau thương muốn khóc.
Ở cái xứ Mỹ cờ hoa, đa văn hoá, đa chủng tộc, 50 tiểu bang chiếm gần 1/3 địa cầu này, nói chuyện bầu cử tổng thống duy nhứt mà không bàn đến truyền thông là thiếu, thiếu là cái chắc. Truyền thông ảnh hưởng bầu cử, chánh trị đến mức người ta gọi báo chí là đệ tứ quyền, một quyền bất thành văn như ba quyền hiến định thành văn gồm: lập pháp, hành pháp, và tư pháp.
Truyền thông là thuật ngữ chỉ báo chí, truyền hình, truyền thanh. Gần đây thêm các trang mạng xã hội như Twitter mà TT Trump ưa xài. Có người nói ở Mỹ không có tiền đừng nói chuyện ứng cử. Ứng cử viên và bộ tham mưu chiến dịch tranh cử nào cũng dự chi cho truyền thông số tiền nhiều nhứt. Gây quỹ nhiều cũng nhờ phương tiện truyền thông. Kiếm nhiều phiếu cũng qua truyền thông chuyển tin, chuyển ý cho quần chúng nhân dân.
Một nghiên cứu điển hình. Theo tổ chức Campaign Media Analysis Group, số chi phí cho truyền thông trong cuộc bầu cử 2 tháng 11, 2010 lên đến 4,2 tỷ Đô la. Theo tổ chức này chi phí dành để trả cho truyền thông trong bầu cử cứ tăng theo mỗi mùa bầu cử, không liên quan đến tình hình kinh tế lên hay xuống gì cả. Theo ước đoán gần chính xác, cuộc bầu cử nào có số quỹ tranh cử từ 1 triệu trở lên, thường sử dụng từ 41 cho đến 49% cho truyền thông. Năm 2010, giá cả truyền thông Mỹ đã tăng cao như vậy, thì bốn năm sau 2014 và nhứt 2016 sẽ cao hơn nữa. Đó là số tiền chi cho truyền thông phải báo cáo cho cơ quan bầu cử nên có thể làm dữ kiện sưu khảo bề mặt thôi. Chớ còn số tiền mua chuộc riêng tư, bí mật, phi pháp cho truyền thông ắt phải có, ắt không nhỏ, nhưng khó mà biết.
Cáo buộc giới truyền thông hủ hoá, làm tiền nên thiên vị không phải là điều mới. Người Mỹ lâu nay vẫn thiếu tin tưởng vào giới truyền thông cũng như những định chế khác của Mỹ như chính phủ và doanh nghiệp. Một cuộc khảo sát của Gallup công bố hồi gần đây cho thấy sự tin tưởng của người dân Mỹ đối với việc truyền thông đại chúng “đưa tin đầy đủ, chính xác và công bằng” đã sụt giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử khảo sát của họ, ở mức 32 phần trăm.”
Đức nghiệp truyền thông truyền thống là vô tư, độc lập, trung thực, chính xác và kịp thời. Quần chúng cần những thứ đó để biết sự thật. Do vậy tin tức không thể là một trò giải trí, một mánh khoé làm tiền. Làm báo không phải, không có nghĩa là làm tiền. Tin tức là tin tức. Nó có thể tốt, làm vui với người, phe đảng này, nhưng xấu, làm bực người, phe đảng khác. Nhưng cái giá trị cốt yếu của nó là sự thật. Bóp méo sự thật dù một chút thôi để làm vừa lòng phe đảng nào đó, như một thứ giải trí là không còn là tin tức nữa. Nhưng càng ngày truyền thông càng tỏ ra không thành công với thiên chức đó. Nhiều xì căn đan xảy ra do chính nhà báo gây ra, trong những tờ báo lớn như USA Today, New York Times, và hệ thống truyền hình lớn. Nếu đà này tiếp diễn chắc chắn niềm tin của quần chúng sẽ bị xói mòn.
Một vấn đề để người Việt cùng nhau suy gẫm. Truyền thông tiếng Việt ở Mỹ, phát thanh, phát hình, báo chí có đầy đủ. Ở cấp địa phương, cấp vùng và cấp quốc gia Mỹ đều có phủ sóng. Người Mỹ gốc Việt có gần 3 triệu người, đa số có quốc tịch Mỹ và đại đa số là công dân cử tri Mỹ - cử tri mẫn cán nữa là đằng khác. Nhưng cho đến bây giờ truyền thông tiếng Việt chưa chia được miếng bánh nào của các ứng cử viên Mỹ cấp liên bang cả. Tuy nhiên cũng an ủi phần nào, hầu như những ứng cử viên gốc Việt hay ứng cử sắc tộc khác trong vùng có người Việt cư ngụ có xuất hiện trên truyền thanh, truyền hình tiếng Việt, báo chí tiếng Việt. Và kể cả những bích chương biểu ngữ gởi tới nhà cử tri cũng có cái viết bằng tiếng Việt. Nhìn chung truyền thông tiếng Việt đại đa số đóng vai trò loan tải quảng cáo tranh cử, đưa thông tin nghị luận và dành quyền nhận định là quyền tối thượng của độc giả và khán thính giả, trong đó có cử tri. Giới làm báo tiếng Việt làm báo vì cái nghiệp, vì lý tưởng tự do dân chủ, nhân quyền VN cho nước nhà, đồng bào trong nước dù đa số nhà báo làm báo chỉ đủ tay làm hàm nhai thôi./. (Vi Anh)
( Việt Báo )
Trong những ứng cử viên tổng thống, trong những tổng thống Mỹ, có thể nói Ông Trump và TT Trump là người không tiếc lời nói nặng đối với những người làm báo, làm truyền thanh, truyền hình Mỹ. Nhưng cũng không có gì mới lạ người Việt xưa nay cũng có câu, “làm báo nói láo ăn tiền, báo chí báo đời”. Như TT Trump nói truyền thông làm tin giả, tung tin vịt, với câu có lẽ nặng nhứt của TT Trump mới đây truyền thông là “kẻ thù của nhân dân Mỹ”. Hết ý, hết nói nổi.
Còn một số web như Wikileaks tiết lộ ba mươi mấy người của những cây truyền thông cổ thụ, trong cơ quan truyền thông thứ lớn ăn tiền đút lót, mua chuộc của ứng cứ viên, đưa thông tin, nghị luận thiên vị, “giáo dục quần chúng” ủng hộ gà nhà.
TT Trump kiên trì nhứt trong trận chiến chống truyền thông mà ê kíp của TT Trump cho là thiên vị này. Phát ngôn viên Toà Bạch Ốc Sean Spicer không chấp nhận cho phóng viên đài truyền hình CNN, nhật báo New York Times, trang thông tin Politico, báo Los Angeles Times hay hãng tin Pháp AFP vào buổi họp báo ngày 24/02/2017. Khi tranh cử Ô. Trump dành tiền quảng cáo cho truyền thông chỉ bằng 1/6 của ứng cử viên đối thủ là Bà Hillary. Những cử tri quần chúng đại diện cho nhân dân Mỹ và đại cử tri đại diện cho các tiểu bang - cả hai khối cử tri này thầm lặng, nhưng nhận định đúng đắn và hành động êm thấm nhưng đã thắng đại đa số ồn ào, có quyền ăn, quyền nói, quyến trói ý kiến của người dân nhơn danh đệ tứ quyền bất thành văn là nhà báo, nhà bình luận, nhà dẫn chương trình gọi là cột trụ, mỏ neo của báo và truyền hình của các cơ quan truyền thông hốt bạc đếm không xuể của ứng cử viên Hillary. Truyền thông đầy túi tiền ấy vô nước gà nhà tối đa khiến Bà Hillary tin không thèm đến những tiểu bang xôi đậu lẽ ra phải đến khiến Bà thua một cách đau thương muốn khóc.
Ở cái xứ Mỹ cờ hoa, đa văn hoá, đa chủng tộc, 50 tiểu bang chiếm gần 1/3 địa cầu này, nói chuyện bầu cử tổng thống duy nhứt mà không bàn đến truyền thông là thiếu, thiếu là cái chắc. Truyền thông ảnh hưởng bầu cử, chánh trị đến mức người ta gọi báo chí là đệ tứ quyền, một quyền bất thành văn như ba quyền hiến định thành văn gồm: lập pháp, hành pháp, và tư pháp.
Truyền thông là thuật ngữ chỉ báo chí, truyền hình, truyền thanh. Gần đây thêm các trang mạng xã hội như Twitter mà TT Trump ưa xài. Có người nói ở Mỹ không có tiền đừng nói chuyện ứng cử. Ứng cử viên và bộ tham mưu chiến dịch tranh cử nào cũng dự chi cho truyền thông số tiền nhiều nhứt. Gây quỹ nhiều cũng nhờ phương tiện truyền thông. Kiếm nhiều phiếu cũng qua truyền thông chuyển tin, chuyển ý cho quần chúng nhân dân.
Một nghiên cứu điển hình. Theo tổ chức Campaign Media Analysis Group, số chi phí cho truyền thông trong cuộc bầu cử 2 tháng 11, 2010 lên đến 4,2 tỷ Đô la. Theo tổ chức này chi phí dành để trả cho truyền thông trong bầu cử cứ tăng theo mỗi mùa bầu cử, không liên quan đến tình hình kinh tế lên hay xuống gì cả. Theo ước đoán gần chính xác, cuộc bầu cử nào có số quỹ tranh cử từ 1 triệu trở lên, thường sử dụng từ 41 cho đến 49% cho truyền thông. Năm 2010, giá cả truyền thông Mỹ đã tăng cao như vậy, thì bốn năm sau 2014 và nhứt 2016 sẽ cao hơn nữa. Đó là số tiền chi cho truyền thông phải báo cáo cho cơ quan bầu cử nên có thể làm dữ kiện sưu khảo bề mặt thôi. Chớ còn số tiền mua chuộc riêng tư, bí mật, phi pháp cho truyền thông ắt phải có, ắt không nhỏ, nhưng khó mà biết.
Cáo buộc giới truyền thông hủ hoá, làm tiền nên thiên vị không phải là điều mới. Người Mỹ lâu nay vẫn thiếu tin tưởng vào giới truyền thông cũng như những định chế khác của Mỹ như chính phủ và doanh nghiệp. Một cuộc khảo sát của Gallup công bố hồi gần đây cho thấy sự tin tưởng của người dân Mỹ đối với việc truyền thông đại chúng “đưa tin đầy đủ, chính xác và công bằng” đã sụt giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử khảo sát của họ, ở mức 32 phần trăm.”
Đức nghiệp truyền thông truyền thống là vô tư, độc lập, trung thực, chính xác và kịp thời. Quần chúng cần những thứ đó để biết sự thật. Do vậy tin tức không thể là một trò giải trí, một mánh khoé làm tiền. Làm báo không phải, không có nghĩa là làm tiền. Tin tức là tin tức. Nó có thể tốt, làm vui với người, phe đảng này, nhưng xấu, làm bực người, phe đảng khác. Nhưng cái giá trị cốt yếu của nó là sự thật. Bóp méo sự thật dù một chút thôi để làm vừa lòng phe đảng nào đó, như một thứ giải trí là không còn là tin tức nữa. Nhưng càng ngày truyền thông càng tỏ ra không thành công với thiên chức đó. Nhiều xì căn đan xảy ra do chính nhà báo gây ra, trong những tờ báo lớn như USA Today, New York Times, và hệ thống truyền hình lớn. Nếu đà này tiếp diễn chắc chắn niềm tin của quần chúng sẽ bị xói mòn.
Một vấn đề để người Việt cùng nhau suy gẫm. Truyền thông tiếng Việt ở Mỹ, phát thanh, phát hình, báo chí có đầy đủ. Ở cấp địa phương, cấp vùng và cấp quốc gia Mỹ đều có phủ sóng. Người Mỹ gốc Việt có gần 3 triệu người, đa số có quốc tịch Mỹ và đại đa số là công dân cử tri Mỹ - cử tri mẫn cán nữa là đằng khác. Nhưng cho đến bây giờ truyền thông tiếng Việt chưa chia được miếng bánh nào của các ứng cử viên Mỹ cấp liên bang cả. Tuy nhiên cũng an ủi phần nào, hầu như những ứng cử viên gốc Việt hay ứng cử sắc tộc khác trong vùng có người Việt cư ngụ có xuất hiện trên truyền thanh, truyền hình tiếng Việt, báo chí tiếng Việt. Và kể cả những bích chương biểu ngữ gởi tới nhà cử tri cũng có cái viết bằng tiếng Việt. Nhìn chung truyền thông tiếng Việt đại đa số đóng vai trò loan tải quảng cáo tranh cử, đưa thông tin nghị luận và dành quyền nhận định là quyền tối thượng của độc giả và khán thính giả, trong đó có cử tri. Giới làm báo tiếng Việt làm báo vì cái nghiệp, vì lý tưởng tự do dân chủ, nhân quyền VN cho nước nhà, đồng bào trong nước dù đa số nhà báo làm báo chỉ đủ tay làm hàm nhai thôi./. (Vi Anh)
( Việt Báo )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Làm Báo và Làm Tiền ( HNPD đã không làm ra tiền còn bị...nghe chửi )
Trong những ứng cử viên tổng thống, trong những tổng thống Mỹ, có thể nói Ông Trump và TT Trump là người không tiếc lời nói nặng đối với những người làm báo, làm truyền thanh, truyền hình Mỹ
Trong những ứng cử viên tổng thống, trong những tổng thống Mỹ, có thể nói Ông Trump và TT Trump là người không tiếc lời nói nặng đối với những người làm báo, làm truyền thanh, truyền hình Mỹ. Nhưng cũng không có gì mới lạ người Việt xưa nay cũng có câu, “làm báo nói láo ăn tiền, báo chí báo đời”. Như TT Trump nói truyền thông làm tin giả, tung tin vịt, với câu có lẽ nặng nhứt của TT Trump mới đây truyền thông là “kẻ thù của nhân dân Mỹ”. Hết ý, hết nói nổi.
Còn một số web như Wikileaks tiết lộ ba mươi mấy người của những cây truyền thông cổ thụ, trong cơ quan truyền thông thứ lớn ăn tiền đút lót, mua chuộc của ứng cứ viên, đưa thông tin, nghị luận thiên vị, “giáo dục quần chúng” ủng hộ gà nhà.
TT Trump kiên trì nhứt trong trận chiến chống truyền thông mà ê kíp của TT Trump cho là thiên vị này. Phát ngôn viên Toà Bạch Ốc Sean Spicer không chấp nhận cho phóng viên đài truyền hình CNN, nhật báo New York Times, trang thông tin Politico, báo Los Angeles Times hay hãng tin Pháp AFP vào buổi họp báo ngày 24/02/2017. Khi tranh cử Ô. Trump dành tiền quảng cáo cho truyền thông chỉ bằng 1/6 của ứng cử viên đối thủ là Bà Hillary. Những cử tri quần chúng đại diện cho nhân dân Mỹ và đại cử tri đại diện cho các tiểu bang - cả hai khối cử tri này thầm lặng, nhưng nhận định đúng đắn và hành động êm thấm nhưng đã thắng đại đa số ồn ào, có quyền ăn, quyền nói, quyến trói ý kiến của người dân nhơn danh đệ tứ quyền bất thành văn là nhà báo, nhà bình luận, nhà dẫn chương trình gọi là cột trụ, mỏ neo của báo và truyền hình của các cơ quan truyền thông hốt bạc đếm không xuể của ứng cử viên Hillary. Truyền thông đầy túi tiền ấy vô nước gà nhà tối đa khiến Bà Hillary tin không thèm đến những tiểu bang xôi đậu lẽ ra phải đến khiến Bà thua một cách đau thương muốn khóc.
Ở cái xứ Mỹ cờ hoa, đa văn hoá, đa chủng tộc, 50 tiểu bang chiếm gần 1/3 địa cầu này, nói chuyện bầu cử tổng thống duy nhứt mà không bàn đến truyền thông là thiếu, thiếu là cái chắc. Truyền thông ảnh hưởng bầu cử, chánh trị đến mức người ta gọi báo chí là đệ tứ quyền, một quyền bất thành văn như ba quyền hiến định thành văn gồm: lập pháp, hành pháp, và tư pháp.
Truyền thông là thuật ngữ chỉ báo chí, truyền hình, truyền thanh. Gần đây thêm các trang mạng xã hội như Twitter mà TT Trump ưa xài. Có người nói ở Mỹ không có tiền đừng nói chuyện ứng cử. Ứng cử viên và bộ tham mưu chiến dịch tranh cử nào cũng dự chi cho truyền thông số tiền nhiều nhứt. Gây quỹ nhiều cũng nhờ phương tiện truyền thông. Kiếm nhiều phiếu cũng qua truyền thông chuyển tin, chuyển ý cho quần chúng nhân dân.
Một nghiên cứu điển hình. Theo tổ chức Campaign Media Analysis Group, số chi phí cho truyền thông trong cuộc bầu cử 2 tháng 11, 2010 lên đến 4,2 tỷ Đô la. Theo tổ chức này chi phí dành để trả cho truyền thông trong bầu cử cứ tăng theo mỗi mùa bầu cử, không liên quan đến tình hình kinh tế lên hay xuống gì cả. Theo ước đoán gần chính xác, cuộc bầu cử nào có số quỹ tranh cử từ 1 triệu trở lên, thường sử dụng từ 41 cho đến 49% cho truyền thông. Năm 2010, giá cả truyền thông Mỹ đã tăng cao như vậy, thì bốn năm sau 2014 và nhứt 2016 sẽ cao hơn nữa. Đó là số tiền chi cho truyền thông phải báo cáo cho cơ quan bầu cử nên có thể làm dữ kiện sưu khảo bề mặt thôi. Chớ còn số tiền mua chuộc riêng tư, bí mật, phi pháp cho truyền thông ắt phải có, ắt không nhỏ, nhưng khó mà biết.
Cáo buộc giới truyền thông hủ hoá, làm tiền nên thiên vị không phải là điều mới. Người Mỹ lâu nay vẫn thiếu tin tưởng vào giới truyền thông cũng như những định chế khác của Mỹ như chính phủ và doanh nghiệp. Một cuộc khảo sát của Gallup công bố hồi gần đây cho thấy sự tin tưởng của người dân Mỹ đối với việc truyền thông đại chúng “đưa tin đầy đủ, chính xác và công bằng” đã sụt giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử khảo sát của họ, ở mức 32 phần trăm.”
Đức nghiệp truyền thông truyền thống là vô tư, độc lập, trung thực, chính xác và kịp thời. Quần chúng cần những thứ đó để biết sự thật. Do vậy tin tức không thể là một trò giải trí, một mánh khoé làm tiền. Làm báo không phải, không có nghĩa là làm tiền. Tin tức là tin tức. Nó có thể tốt, làm vui với người, phe đảng này, nhưng xấu, làm bực người, phe đảng khác. Nhưng cái giá trị cốt yếu của nó là sự thật. Bóp méo sự thật dù một chút thôi để làm vừa lòng phe đảng nào đó, như một thứ giải trí là không còn là tin tức nữa. Nhưng càng ngày truyền thông càng tỏ ra không thành công với thiên chức đó. Nhiều xì căn đan xảy ra do chính nhà báo gây ra, trong những tờ báo lớn như USA Today, New York Times, và hệ thống truyền hình lớn. Nếu đà này tiếp diễn chắc chắn niềm tin của quần chúng sẽ bị xói mòn.
Một vấn đề để người Việt cùng nhau suy gẫm. Truyền thông tiếng Việt ở Mỹ, phát thanh, phát hình, báo chí có đầy đủ. Ở cấp địa phương, cấp vùng và cấp quốc gia Mỹ đều có phủ sóng. Người Mỹ gốc Việt có gần 3 triệu người, đa số có quốc tịch Mỹ và đại đa số là công dân cử tri Mỹ - cử tri mẫn cán nữa là đằng khác. Nhưng cho đến bây giờ truyền thông tiếng Việt chưa chia được miếng bánh nào của các ứng cử viên Mỹ cấp liên bang cả. Tuy nhiên cũng an ủi phần nào, hầu như những ứng cử viên gốc Việt hay ứng cử sắc tộc khác trong vùng có người Việt cư ngụ có xuất hiện trên truyền thanh, truyền hình tiếng Việt, báo chí tiếng Việt. Và kể cả những bích chương biểu ngữ gởi tới nhà cử tri cũng có cái viết bằng tiếng Việt. Nhìn chung truyền thông tiếng Việt đại đa số đóng vai trò loan tải quảng cáo tranh cử, đưa thông tin nghị luận và dành quyền nhận định là quyền tối thượng của độc giả và khán thính giả, trong đó có cử tri. Giới làm báo tiếng Việt làm báo vì cái nghiệp, vì lý tưởng tự do dân chủ, nhân quyền VN cho nước nhà, đồng bào trong nước dù đa số nhà báo làm báo chỉ đủ tay làm hàm nhai thôi./. (Vi Anh)
( Việt Báo )