Sức khỏe và đời sống
Làm sao để thức khuya được lâu hơn? - Claudia Hammond BBC
Khi không ngủ đủ, bạn sẽ ao ước giá như mình được như cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người được cho là chỉ cần ngủ chừng bốn tiếng đồng hồ mỗi đêm, hay như họa sỹ Salvador Dali, người chỉ cần ngủ quấy quá chút ít là được.
Margaret Thatcher đã làm được điều đó. Salvador Dali cũng vậy. Họ đã từng có thời gian chỉ ngủ vài giờ mỗi ngày. Câu hỏi là liệu bạn có thể buộc mình làm điều tương tự hay không.
Chúng ta tốn khoảng một phần ba cuộc đời cho chuyện ngủ, hay ít nhất đó là cách mà một số người nhìn nhận.
Khi không ngủ đủ, bạn sẽ ao ước giá như mình được như cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người được cho là chỉ cần ngủ chừng bốn tiếng đồng hồ mỗi đêm, hay như họa sỹ Salvador Dali, người chỉ cần ngủ quấy quá chút ít là được.
Lượng thời gian chúng ta cần để ngủ thì thay đổi khá rộng.
80% chúng ta cần từ sáu đến chín tiếng mỗi đêm; 20% còn lại có thể ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn thế.
Nhưng thay đổi thói quen đi ngủ có dễ không? Nếu bạn buộc mình phải thức dậy sớm hơn vài giờ mỗi ngày thì liệu cơ thể bạn cuối cùng có thích nghi với điều đó không? Đáng buồn là không.
Có khá nhiều bằng chứng cho thấy việc thiếu ngủ đem lại những tác hại. Ta không thể tự điều chỉnh một cách đơn giản khi thiếu ngủ được.
Về mặt ngắn hạn, nó khiến ta mất tập trung; trong trường hợp thiếu ngủ quá nhiều, ta sẽ bị nhầm lẫn bối rối và bị căng thẳng thần kinh, do đó ta lái xe tệ hơn nhiều, tệ như khi say rượu.
Về mặt dài hạn, nó gây tác hại nghiêm trọng hơn nữa. Việc thiếu ngủ thường xuyên trong suốt hàng chục năm có liên quan tới nguy cơ gia tăng mắc bệnh béo phì, tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim mạch.
Nhưng với những ai vẫn vui khỏe trong khi ngủ ít hơn chúng ta mỗi ngày tới vài tiếng thì sao? Tại sao họ lại không ngã bệnh?
Trước tiên, bạn cần tự an ủi rằng thực ra có khối điều bí ẩn về những tuyên bố chắc nịch của mọi người. Napoleon được cho là đã nói ông chỉ ngủ khi ốm mệt, nhưng trong thực tế ông ấy nhắm mắt nghỉ ngơi khá nhiều.
Có một số rất hiếm hoi những cá nhân có thể chỉ cần ngủ năm tiếng mỗi đêm mà không bị tác động tiêu cực gì. Họ đôi khi được gọi là “tinh hoa trong giới thức đêm”.
Hồi 2009, một nhóm do khoa học gia chuyên nghiên cứu về gene Ying-Hui Fu từ Đại học California San Francisco đứng đầu để ý thấy một bà mẹ và người con gái luôn đi ngủ rất muộn, nhưng dậy rất sớm vào buổi sáng và hoàn toàn tỉnh táo.
Các xét nghiệm cho thấy cả người mẹ và người con gái cùng có đột biến ở một loại gene có tên gọi là hDEC2.
Khi các nhà nghiên cứu kích hoạt gene này ở chuột và ruồi, họ thấy các con vật được thí nghiệm cũng bắt đầu thức trắng, và ở chuột, khi thiếu ngủ trầm trọng chúng cũng không có vẻ gì là cần ngủ bù.
Điều này cho thấy gene ít nhất cũng đóng vai trò ít nhiều trong nhu cầu ngủ của chúng ta.
Đáng tiếc là khả năng đáng thèm muốn của giới tinh hoa thức đêm lại không phải phổ biến cho những người bình thường như chúng ta, bởi vào lúc này, khả năng của chúng ta ra sao lại gắn liền với những bộ gene mà ta có.
'Ngủ để dành'
Tuy ta không thể tập luyện để ngủ ít đi được nhưng các nhà nghiên cứu khi phối hợp với quân đội đã phát hiện ra rằng bạn có thể “để dành” giấc ngủ nếu chuẩn bị tốt từ trước.
Tại Viện nghiên cứu quân sự Walter Reed Army Institute of Research, họ để mọi người đi ngủ sớm vài tiếng so với bình thường hàng đêm trong một tuần liên tục. Sau đó, khi bị thiếu ngủ, những người tham gia thử nghiệm đã không gặp khó khăn nhiều như những người không có cơ hội được ngủ thêm trong tuần trước đó.
Nói chung là bạn cần phải tìm ra nhu cầu ngủ của bản thân là gì và sau đó cố gắng đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó.
Trong cuốn sách của mình, Đếm Cừu (Counting Sheep), Paul Martin mô tả một biện pháp nhằm tìm ra đáp số cho câu hỏi này.
Có thể bạn sẽ cần áp dụng khi đang trong kỳ nghỉ, bởi bạn sẽ cần thức giấc một cách tự nhiên chứ không phải do đồng hồ báo thức.
Hàng đêm trong vòng hai tuần, bạn đi ngủ vào cùng thời điểm và xem xem mấy giờ sáng hôm sau bạn sẽ tự thức giấc.
Trong vài đêm đầu tiên, bạn có thể sẽ ngủ bù cho những đêm mất ngủ trước đó, nhưng sau đó bạn thức vào giờ nào thì đó sẽ là chỉ dấu cho thấy thời gian lý tưởng bạn cần ngủ mỗi đêm.
Bạn có thể thất vọng thấy rằng mình cần ngủ nhiều hơn bạn tưởng, nhưng đừng cho rằng ngủ nhiều là lãng phí.
Đó là thời gian quý giá cần thiết để cơ thể, tâm trí bạn có thể hoạt động tốt nhất trong những lúc thức.
Có thể tốn đến một phần ba cuộc đời, nhưng nó sẽ giúp cho hai phần ba còn lại hiệu quả hơn nhiều.
Chính trị gia có mô hình ngủ hàng đêm khiến tôi có cảm hứng không phải là Margaret Thatcher, mà là Winston Churchill.
Ông không thích dậy tới mức ông nằm trên giường để làm việc cả buổi sáng, và thậm chí còn đón khách khi vẫn đang nằm trên giường.
Từ chối trách nhiệm
Nội dung bài viết chỉ nhằm cung cấp thông tin chung chung, không thay thế cho cho các tư vấn về chăm sóc sức khỏe từ bác sỹ hay các chuyên gia y tế. BBC không chịu trách nhiệm về các triệu chứng mà độc giả gặp phải do làm theo các thông tin nêu trong bài, cũng không ủng hộ cho các sản phẩm hay dịch vụ nào được nêu, được tư vấn trên các trang mạng. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn thấy lo ngại về sức khỏe cá nhân.
Bản gốc tiếng Anh bài viết này đã được đăng trên BBC Future
Margaret Thatcher đã làm được điều đó. Salvador Dali cũng vậy. Họ đã từng có thời gian chỉ ngủ vài giờ mỗi ngày. Câu hỏi là liệu bạn có thể buộc mình làm điều tương tự hay không.
Chúng ta tốn khoảng một phần ba cuộc đời cho chuyện ngủ, hay ít nhất đó là cách mà một số người nhìn nhận.
Khi không ngủ đủ, bạn sẽ ao ước giá như mình được như cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người được cho là chỉ cần ngủ chừng bốn tiếng đồng hồ mỗi đêm, hay như họa sỹ Salvador Dali, người chỉ cần ngủ quấy quá chút ít là được.
Lượng thời gian chúng ta cần để ngủ thì thay đổi khá rộng.
80% chúng ta cần từ sáu đến chín tiếng mỗi đêm; 20% còn lại có thể ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn thế.
Nhưng thay đổi thói quen đi ngủ có dễ không? Nếu bạn buộc mình phải thức dậy sớm hơn vài giờ mỗi ngày thì liệu cơ thể bạn cuối cùng có thích nghi với điều đó không? Đáng buồn là không.
Có khá nhiều bằng chứng cho thấy việc thiếu ngủ đem lại những tác hại. Ta không thể tự điều chỉnh một cách đơn giản khi thiếu ngủ được.
Về mặt ngắn hạn, nó khiến ta mất tập trung; trong trường hợp thiếu ngủ quá nhiều, ta sẽ bị nhầm lẫn bối rối và bị căng thẳng thần kinh, do đó ta lái xe tệ hơn nhiều, tệ như khi say rượu.
Về mặt dài hạn, nó gây tác hại nghiêm trọng hơn nữa. Việc thiếu ngủ thường xuyên trong suốt hàng chục năm có liên quan tới nguy cơ gia tăng mắc bệnh béo phì, tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim mạch.
Nhưng với những ai vẫn vui khỏe trong khi ngủ ít hơn chúng ta mỗi ngày tới vài tiếng thì sao? Tại sao họ lại không ngã bệnh?
Trước tiên, bạn cần tự an ủi rằng thực ra có khối điều bí ẩn về những tuyên bố chắc nịch của mọi người. Napoleon được cho là đã nói ông chỉ ngủ khi ốm mệt, nhưng trong thực tế ông ấy nhắm mắt nghỉ ngơi khá nhiều.
Có một số rất hiếm hoi những cá nhân có thể chỉ cần ngủ năm tiếng mỗi đêm mà không bị tác động tiêu cực gì. Họ đôi khi được gọi là “tinh hoa trong giới thức đêm”.
Hồi 2009, một nhóm do khoa học gia chuyên nghiên cứu về gene Ying-Hui Fu từ Đại học California San Francisco đứng đầu để ý thấy một bà mẹ và người con gái luôn đi ngủ rất muộn, nhưng dậy rất sớm vào buổi sáng và hoàn toàn tỉnh táo.
Các xét nghiệm cho thấy cả người mẹ và người con gái cùng có đột biến ở một loại gene có tên gọi là hDEC2.
Khi các nhà nghiên cứu kích hoạt gene này ở chuột và ruồi, họ thấy các con vật được thí nghiệm cũng bắt đầu thức trắng, và ở chuột, khi thiếu ngủ trầm trọng chúng cũng không có vẻ gì là cần ngủ bù.
Điều này cho thấy gene ít nhất cũng đóng vai trò ít nhiều trong nhu cầu ngủ của chúng ta.
Đáng tiếc là khả năng đáng thèm muốn của giới tinh hoa thức đêm lại không phải phổ biến cho những người bình thường như chúng ta, bởi vào lúc này, khả năng của chúng ta ra sao lại gắn liền với những bộ gene mà ta có.
'Ngủ để dành'
Tuy ta không thể tập luyện để ngủ ít đi được nhưng các nhà nghiên cứu khi phối hợp với quân đội đã phát hiện ra rằng bạn có thể “để dành” giấc ngủ nếu chuẩn bị tốt từ trước.
Tại Viện nghiên cứu quân sự Walter Reed Army Institute of Research, họ để mọi người đi ngủ sớm vài tiếng so với bình thường hàng đêm trong một tuần liên tục. Sau đó, khi bị thiếu ngủ, những người tham gia thử nghiệm đã không gặp khó khăn nhiều như những người không có cơ hội được ngủ thêm trong tuần trước đó.
Nói chung là bạn cần phải tìm ra nhu cầu ngủ của bản thân là gì và sau đó cố gắng đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó.
Trong cuốn sách của mình, Đếm Cừu (Counting Sheep), Paul Martin mô tả một biện pháp nhằm tìm ra đáp số cho câu hỏi này.
Có thể bạn sẽ cần áp dụng khi đang trong kỳ nghỉ, bởi bạn sẽ cần thức giấc một cách tự nhiên chứ không phải do đồng hồ báo thức.
Hàng đêm trong vòng hai tuần, bạn đi ngủ vào cùng thời điểm và xem xem mấy giờ sáng hôm sau bạn sẽ tự thức giấc.
Trong vài đêm đầu tiên, bạn có thể sẽ ngủ bù cho những đêm mất ngủ trước đó, nhưng sau đó bạn thức vào giờ nào thì đó sẽ là chỉ dấu cho thấy thời gian lý tưởng bạn cần ngủ mỗi đêm.
Bạn có thể thất vọng thấy rằng mình cần ngủ nhiều hơn bạn tưởng, nhưng đừng cho rằng ngủ nhiều là lãng phí.
Đó là thời gian quý giá cần thiết để cơ thể, tâm trí bạn có thể hoạt động tốt nhất trong những lúc thức.
Có thể tốn đến một phần ba cuộc đời, nhưng nó sẽ giúp cho hai phần ba còn lại hiệu quả hơn nhiều.
Chính trị gia có mô hình ngủ hàng đêm khiến tôi có cảm hứng không phải là Margaret Thatcher, mà là Winston Churchill.
Ông không thích dậy tới mức ông nằm trên giường để làm việc cả buổi sáng, và thậm chí còn đón khách khi vẫn đang nằm trên giường.
Từ chối trách nhiệm
Nội dung bài viết chỉ nhằm cung cấp thông tin chung chung, không thay thế cho cho các tư vấn về chăm sóc sức khỏe từ bác sỹ hay các chuyên gia y tế. BBC không chịu trách nhiệm về các triệu chứng mà độc giả gặp phải do làm theo các thông tin nêu trong bài, cũng không ủng hộ cho các sản phẩm hay dịch vụ nào được nêu, được tư vấn trên các trang mạng. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn thấy lo ngại về sức khỏe cá nhân.
Bản gốc tiếng Anh bài viết này đã được đăng trên BBC Future
Làm sao để thức khuya được lâu hơn? - Claudia Hammond BBC
Khi không ngủ đủ, bạn sẽ ao ước giá như mình được như cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người được cho là chỉ cần ngủ chừng bốn tiếng đồng hồ mỗi đêm, hay như họa sỹ Salvador Dali, người chỉ cần ngủ quấy quá chút ít là được.
Margaret Thatcher đã làm được điều đó. Salvador Dali cũng vậy. Họ đã từng có thời gian chỉ ngủ vài giờ mỗi ngày. Câu hỏi là liệu bạn có thể buộc mình làm điều tương tự hay không.
Chúng ta tốn khoảng một phần ba cuộc đời cho chuyện ngủ, hay ít nhất đó là cách mà một số người nhìn nhận.
Khi không ngủ đủ, bạn sẽ ao ước giá như mình được như cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người được cho là chỉ cần ngủ chừng bốn tiếng đồng hồ mỗi đêm, hay như họa sỹ Salvador Dali, người chỉ cần ngủ quấy quá chút ít là được.
Lượng thời gian chúng ta cần để ngủ thì thay đổi khá rộng.
80% chúng ta cần từ sáu đến chín tiếng mỗi đêm; 20% còn lại có thể ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn thế.
Nhưng thay đổi thói quen đi ngủ có dễ không? Nếu bạn buộc mình phải thức dậy sớm hơn vài giờ mỗi ngày thì liệu cơ thể bạn cuối cùng có thích nghi với điều đó không? Đáng buồn là không.
Có khá nhiều bằng chứng cho thấy việc thiếu ngủ đem lại những tác hại. Ta không thể tự điều chỉnh một cách đơn giản khi thiếu ngủ được.
Về mặt ngắn hạn, nó khiến ta mất tập trung; trong trường hợp thiếu ngủ quá nhiều, ta sẽ bị nhầm lẫn bối rối và bị căng thẳng thần kinh, do đó ta lái xe tệ hơn nhiều, tệ như khi say rượu.
Về mặt dài hạn, nó gây tác hại nghiêm trọng hơn nữa. Việc thiếu ngủ thường xuyên trong suốt hàng chục năm có liên quan tới nguy cơ gia tăng mắc bệnh béo phì, tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim mạch.
Nhưng với những ai vẫn vui khỏe trong khi ngủ ít hơn chúng ta mỗi ngày tới vài tiếng thì sao? Tại sao họ lại không ngã bệnh?
Trước tiên, bạn cần tự an ủi rằng thực ra có khối điều bí ẩn về những tuyên bố chắc nịch của mọi người. Napoleon được cho là đã nói ông chỉ ngủ khi ốm mệt, nhưng trong thực tế ông ấy nhắm mắt nghỉ ngơi khá nhiều.
Có một số rất hiếm hoi những cá nhân có thể chỉ cần ngủ năm tiếng mỗi đêm mà không bị tác động tiêu cực gì. Họ đôi khi được gọi là “tinh hoa trong giới thức đêm”.
Hồi 2009, một nhóm do khoa học gia chuyên nghiên cứu về gene Ying-Hui Fu từ Đại học California San Francisco đứng đầu để ý thấy một bà mẹ và người con gái luôn đi ngủ rất muộn, nhưng dậy rất sớm vào buổi sáng và hoàn toàn tỉnh táo.
Các xét nghiệm cho thấy cả người mẹ và người con gái cùng có đột biến ở một loại gene có tên gọi là hDEC2.
Khi các nhà nghiên cứu kích hoạt gene này ở chuột và ruồi, họ thấy các con vật được thí nghiệm cũng bắt đầu thức trắng, và ở chuột, khi thiếu ngủ trầm trọng chúng cũng không có vẻ gì là cần ngủ bù.
Điều này cho thấy gene ít nhất cũng đóng vai trò ít nhiều trong nhu cầu ngủ của chúng ta.
Đáng tiếc là khả năng đáng thèm muốn của giới tinh hoa thức đêm lại không phải phổ biến cho những người bình thường như chúng ta, bởi vào lúc này, khả năng của chúng ta ra sao lại gắn liền với những bộ gene mà ta có.
'Ngủ để dành'
Tuy ta không thể tập luyện để ngủ ít đi được nhưng các nhà nghiên cứu khi phối hợp với quân đội đã phát hiện ra rằng bạn có thể “để dành” giấc ngủ nếu chuẩn bị tốt từ trước.
Tại Viện nghiên cứu quân sự Walter Reed Army Institute of Research, họ để mọi người đi ngủ sớm vài tiếng so với bình thường hàng đêm trong một tuần liên tục. Sau đó, khi bị thiếu ngủ, những người tham gia thử nghiệm đã không gặp khó khăn nhiều như những người không có cơ hội được ngủ thêm trong tuần trước đó.
Nói chung là bạn cần phải tìm ra nhu cầu ngủ của bản thân là gì và sau đó cố gắng đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó.
Trong cuốn sách của mình, Đếm Cừu (Counting Sheep), Paul Martin mô tả một biện pháp nhằm tìm ra đáp số cho câu hỏi này.
Có thể bạn sẽ cần áp dụng khi đang trong kỳ nghỉ, bởi bạn sẽ cần thức giấc một cách tự nhiên chứ không phải do đồng hồ báo thức.
Hàng đêm trong vòng hai tuần, bạn đi ngủ vào cùng thời điểm và xem xem mấy giờ sáng hôm sau bạn sẽ tự thức giấc.
Trong vài đêm đầu tiên, bạn có thể sẽ ngủ bù cho những đêm mất ngủ trước đó, nhưng sau đó bạn thức vào giờ nào thì đó sẽ là chỉ dấu cho thấy thời gian lý tưởng bạn cần ngủ mỗi đêm.
Bạn có thể thất vọng thấy rằng mình cần ngủ nhiều hơn bạn tưởng, nhưng đừng cho rằng ngủ nhiều là lãng phí.
Đó là thời gian quý giá cần thiết để cơ thể, tâm trí bạn có thể hoạt động tốt nhất trong những lúc thức.
Có thể tốn đến một phần ba cuộc đời, nhưng nó sẽ giúp cho hai phần ba còn lại hiệu quả hơn nhiều.
Chính trị gia có mô hình ngủ hàng đêm khiến tôi có cảm hứng không phải là Margaret Thatcher, mà là Winston Churchill.
Ông không thích dậy tới mức ông nằm trên giường để làm việc cả buổi sáng, và thậm chí còn đón khách khi vẫn đang nằm trên giường.
Từ chối trách nhiệm
Nội dung bài viết chỉ nhằm cung cấp thông tin chung chung, không thay thế cho cho các tư vấn về chăm sóc sức khỏe từ bác sỹ hay các chuyên gia y tế. BBC không chịu trách nhiệm về các triệu chứng mà độc giả gặp phải do làm theo các thông tin nêu trong bài, cũng không ủng hộ cho các sản phẩm hay dịch vụ nào được nêu, được tư vấn trên các trang mạng. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn thấy lo ngại về sức khỏe cá nhân.
Bản gốc tiếng Anh bài viết này đã được đăng trên BBC Future