Sức khỏe và đời sống
Làm việc ở tuổi xế chiều: Thực tế nghiệt ngã của người già Hàn Quốc
Với vé tàu điện ngầm miễn phí, ông Cho Yong Moon, 75 tuổi, dành 9 tiếng mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để vận chuyển các gói thức ăn tới những cửa hàng quần áo và trang sức.
Do lương hưu thấp hơn các chi phí sinh hoạt, Cho Yong Moon chỉ là một trong số những người già ở Hàn Quốc phải di chuyển ra và vào các trạm tàu điện ngầm ở Seoul để vận chuyển những hộp thức ăn.
“Đây không phải công việc dễ dàng, đặc biệt khi tôi phải bước lên cầu thang ở nhà ga tàu điện ngầm để bê những gói hàng nặng”, Cho Yong Moon thổ lộ. Ông kiếm được khoảng 500.000 won (430 USD) mỗi tháng, tương đương khoảng một nửa số tiền ông và vợ cần để duy trì cuộc sống.
Theo ông, mỗi tàu điện ngầm chỉ có một số lượng giới hạn ghế dành cho người già nên ông thường phải đứng nhiều giờ.
Quỹ lương hưu quốc gia của Hàn Quốc ra đời vào năm 1988 và ông Cho Yong Moon hưởng khoản lương hưu 600.000 won mỗi tháng (khoảng 500 USD). Tình trạng khó khăn của ông cho thấy những thách thức về nhân khẩu mà xứ kim chi phải đối mặt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giảm và xã hội già hóa.
Đó cũng là bài học đối với những nước khác, bao gồm cả nước láng giềng Trung Quốc – nơi lương hưu trong các ngành khác nhau và quỹ lương hưu của nhiều tỉnh đang thâm hụt.
“Những thách thức trở nên lớn hơn đối với khu vực Đông Bắc Á do tốc độ và quy mô của thay đổi về nhân khẩu đang diễn ra ở khu vực này. Lợi thế nhân khẩu từng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của Đông Bắc Á trong quá khứ đã biến thành gánh nặng nhân khẩu”, Dong Hyun Park, nhà kinh tế của văn phòng Ngân hàng Phát triển châu Á tại Manila, phát biểu.
Park nhận định tình trạng nghèo tăng dần ở người già là hiểm họa lớn nhất đối với khu vực Đông Bắc Á.
Tình trạng nghèo ở tuổi xế chiều
Vì chức vụ và mức lương trong các công ty Hàn Quốc thường tỷ lệ thuận với tuổi, nhiều người lao động buộc phải nghỉ hưu ở độ tuổi 55-59 do (trên lý thuyết) họ đã tiết kiệm một khoản tiền đủ lớn để ngừng làm việc. Số lượng gia đình nhiều thế hệ - trong đó con sống cùng cha, mẹ và thậm chí ông, bà – cũng giảm, khiến hàng triệu người già rơi vào tình trạng khó khăn tài chính.
Tỷ lệ người nghèo trong tầng lớp người già ở Hàn Quốc đang lớn hơn mọi quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Theo tính toán của OECD, độ tuổi thực sự mà người dân Hàn Quốc rời khỏi lực lượng lao động là 73 với nam giới và 71 với nữ giới.
“Các công ty phải thay đổi văn hóa trả lương theo thâm niên, bởi đây là một lý do khiến họ không muốn giữ người lao động lớn tuổi”, Shin Kwan Ho, một giáo sư kinh tế của Đại học Hàn Quốc tại thành phố Seoul, phát biểu. Ông cho rằng người già ngày nay khỏe mạnh hơn so với các thế hệ trước và họ có thể bù đắp sự thiếu hụt trong lực lượng lao động trẻ.
Song người già có rất ít lựa chọn khi họ trở lại thị trường việc làm. Một số người rơi từ đỉnh xuống đáy của thang lương. Vé di chuyển miễn phí trong hệ thống tàu điện ngầm, một quyền lợi của công dân trên 65 tuổi, là lợi thế của nhiều người già trên thị trường lao động.
Những người thử việc ở tuổi già
Trung tâm Golden Job thuộc chính quyền thành phố Seoul giúp người già học các kỹ năng để tìm việc. Những khóa đào tạo của trung tâm tập trung vào các công việc như giao hàng, phát vé ở bãi đậu xe, bảo vệ chung cư, thủ thư.
H.M. Cho, một người đàn ông 63 tuổi và từng làm việc 25 năm trong các tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc, tham gia khoa học của Golden Job hồi đầu tháng 12. Ông muốn biết thêm các kỹ năng để phòng trường hợp mất việc. Hiện tại ông thử việc tại một hãng nhỏ cung cấp máy móc.
Công ty nhận Cho sau khi ông chấp nhận mức lương thấp hơn 25% so với mức lương 2 triệu won mà họ đưa ra trong thông báo tuyển dụng.
Khoảng 44% người Hàn Quốc trong độ tuổi 55-79 hưởng lương từ chính phủ hoặc quỹ tư nhân. Mức lương hưu trung bình hàng tháng là 510.000 won. Những người đóng tiền vào các quỹ lương hưu tư nhân hưởng mức lương cao hơn, trong khi khoảng một nửa số người nhận dưới 250.000 won, theo dữ liệu của chính phủ.
Các công ty phải thay đổi văn hóa trả lương theo thâm niên, bởi đây là một lý do khiến họ không muốn giữ người lao động lớn tuổi
Xu hướng khó đảo ngược
Từ năm 2017, số người trên 64 tuổi ở Hàn Quốc sẽ lớn hơn số người dưới 15 tuổi, theo dự đoán của chính phủ. Thực tế đó đồng nghĩa với việc số lượng người già di chuyển bằng tàu điện ngầm ở Seoul để vận chuyển những gói thực phẩm sẽ tăng trong tương lai.
Cho Won Dae, 84 tuổi và đã làm công việc giao thực phẩm trong một thập kỷ, khuyên người khác quên công việc mà họ từng làm trong quá khứ.
“Kiếm thêm tiền là việc tốt, dù số tiền đó nhỏ. Bạn của con trai tôi từng thấy tôi ăn trong tàu điện ngầm, nhưng tôi không thấy xấu hổ. Bạn nên tự hào với công việc mà bạn đang làm”, Cho Won Dae bình luận.
Thực tế lao động già ở các quốc gia Đông Bắc Á khác
Dịch vụ giao thực phẩm cũng bùng nổ ở Nhật Bản, nơi khoảng 1/3 dân số trên 60 tuổi và chính phủ đang nâng dần độ tuổi nghỉ hưu lên 65. Một bộ phận người già Nhật Bản vẫn tiếp tục làm việc, song tỷ lệ người già nghèo ở đây thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc. Nhiều người già Nhật Bản làm việc bán thời gian để tăng thu nhập hoặc duy trì cuộc sống năng động.
Khoảng 19% dân số Trung Quốc sẽ đạt độ tuổi trên 60 vào năm 2020 và con số ấy sẽ tăng lên gần 39% vào năm 2050, theo Bộ trưởng Nhân lực và An sinh Xã hội Yin Weimin của Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc có một khoảng thời gian để chuẩn bị, họ vẫn phải thực hiện rất nhiều giải pháp bởi hệ thống lương hưu chắp vá, và sự thoái trào của cấu trúc gia đình vài thế hệ do sự tồn tại của chinh sách một con trong mấy thập kỷ.
ST chuyen
Làm việc ở tuổi xế chiều: Thực tế nghiệt ngã của người già Hàn Quốc
Với vé tàu điện ngầm miễn phí, ông Cho Yong Moon, 75 tuổi, dành 9 tiếng mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để vận chuyển các gói thức ăn tới những cửa hàng quần áo và trang sức.
Do lương hưu thấp hơn các chi phí sinh hoạt, Cho Yong Moon chỉ là một trong số những người già ở Hàn Quốc phải di chuyển ra và vào các trạm tàu điện ngầm ở Seoul để vận chuyển những hộp thức ăn.
“Đây không phải công việc dễ dàng, đặc biệt khi tôi phải bước lên cầu thang ở nhà ga tàu điện ngầm để bê những gói hàng nặng”, Cho Yong Moon thổ lộ. Ông kiếm được khoảng 500.000 won (430 USD) mỗi tháng, tương đương khoảng một nửa số tiền ông và vợ cần để duy trì cuộc sống.
Theo ông, mỗi tàu điện ngầm chỉ có một số lượng giới hạn ghế dành cho người già nên ông thường phải đứng nhiều giờ.
Quỹ lương hưu quốc gia của Hàn Quốc ra đời vào năm 1988 và ông Cho Yong Moon hưởng khoản lương hưu 600.000 won mỗi tháng (khoảng 500 USD). Tình trạng khó khăn của ông cho thấy những thách thức về nhân khẩu mà xứ kim chi phải đối mặt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế giảm và xã hội già hóa.
Đó cũng là bài học đối với những nước khác, bao gồm cả nước láng giềng Trung Quốc – nơi lương hưu trong các ngành khác nhau và quỹ lương hưu của nhiều tỉnh đang thâm hụt.
“Những thách thức trở nên lớn hơn đối với khu vực Đông Bắc Á do tốc độ và quy mô của thay đổi về nhân khẩu đang diễn ra ở khu vực này. Lợi thế nhân khẩu từng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của Đông Bắc Á trong quá khứ đã biến thành gánh nặng nhân khẩu”, Dong Hyun Park, nhà kinh tế của văn phòng Ngân hàng Phát triển châu Á tại Manila, phát biểu.
Park nhận định tình trạng nghèo tăng dần ở người già là hiểm họa lớn nhất đối với khu vực Đông Bắc Á.
Tình trạng nghèo ở tuổi xế chiều
Vì chức vụ và mức lương trong các công ty Hàn Quốc thường tỷ lệ thuận với tuổi, nhiều người lao động buộc phải nghỉ hưu ở độ tuổi 55-59 do (trên lý thuyết) họ đã tiết kiệm một khoản tiền đủ lớn để ngừng làm việc. Số lượng gia đình nhiều thế hệ - trong đó con sống cùng cha, mẹ và thậm chí ông, bà – cũng giảm, khiến hàng triệu người già rơi vào tình trạng khó khăn tài chính.
Tỷ lệ người nghèo trong tầng lớp người già ở Hàn Quốc đang lớn hơn mọi quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Theo tính toán của OECD, độ tuổi thực sự mà người dân Hàn Quốc rời khỏi lực lượng lao động là 73 với nam giới và 71 với nữ giới.
“Các công ty phải thay đổi văn hóa trả lương theo thâm niên, bởi đây là một lý do khiến họ không muốn giữ người lao động lớn tuổi”, Shin Kwan Ho, một giáo sư kinh tế của Đại học Hàn Quốc tại thành phố Seoul, phát biểu. Ông cho rằng người già ngày nay khỏe mạnh hơn so với các thế hệ trước và họ có thể bù đắp sự thiếu hụt trong lực lượng lao động trẻ.
Song người già có rất ít lựa chọn khi họ trở lại thị trường việc làm. Một số người rơi từ đỉnh xuống đáy của thang lương. Vé di chuyển miễn phí trong hệ thống tàu điện ngầm, một quyền lợi của công dân trên 65 tuổi, là lợi thế của nhiều người già trên thị trường lao động.
Những người thử việc ở tuổi già
Trung tâm Golden Job thuộc chính quyền thành phố Seoul giúp người già học các kỹ năng để tìm việc. Những khóa đào tạo của trung tâm tập trung vào các công việc như giao hàng, phát vé ở bãi đậu xe, bảo vệ chung cư, thủ thư.
H.M. Cho, một người đàn ông 63 tuổi và từng làm việc 25 năm trong các tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc, tham gia khoa học của Golden Job hồi đầu tháng 12. Ông muốn biết thêm các kỹ năng để phòng trường hợp mất việc. Hiện tại ông thử việc tại một hãng nhỏ cung cấp máy móc.
Công ty nhận Cho sau khi ông chấp nhận mức lương thấp hơn 25% so với mức lương 2 triệu won mà họ đưa ra trong thông báo tuyển dụng.
Khoảng 44% người Hàn Quốc trong độ tuổi 55-79 hưởng lương từ chính phủ hoặc quỹ tư nhân. Mức lương hưu trung bình hàng tháng là 510.000 won. Những người đóng tiền vào các quỹ lương hưu tư nhân hưởng mức lương cao hơn, trong khi khoảng một nửa số người nhận dưới 250.000 won, theo dữ liệu của chính phủ.
Các công ty phải thay đổi văn hóa trả lương theo thâm niên, bởi đây là một lý do khiến họ không muốn giữ người lao động lớn tuổi
Xu hướng khó đảo ngược
Từ năm 2017, số người trên 64 tuổi ở Hàn Quốc sẽ lớn hơn số người dưới 15 tuổi, theo dự đoán của chính phủ. Thực tế đó đồng nghĩa với việc số lượng người già di chuyển bằng tàu điện ngầm ở Seoul để vận chuyển những gói thực phẩm sẽ tăng trong tương lai.
Cho Won Dae, 84 tuổi và đã làm công việc giao thực phẩm trong một thập kỷ, khuyên người khác quên công việc mà họ từng làm trong quá khứ.
“Kiếm thêm tiền là việc tốt, dù số tiền đó nhỏ. Bạn của con trai tôi từng thấy tôi ăn trong tàu điện ngầm, nhưng tôi không thấy xấu hổ. Bạn nên tự hào với công việc mà bạn đang làm”, Cho Won Dae bình luận.
Thực tế lao động già ở các quốc gia Đông Bắc Á khác
Dịch vụ giao thực phẩm cũng bùng nổ ở Nhật Bản, nơi khoảng 1/3 dân số trên 60 tuổi và chính phủ đang nâng dần độ tuổi nghỉ hưu lên 65. Một bộ phận người già Nhật Bản vẫn tiếp tục làm việc, song tỷ lệ người già nghèo ở đây thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc. Nhiều người già Nhật Bản làm việc bán thời gian để tăng thu nhập hoặc duy trì cuộc sống năng động.
Khoảng 19% dân số Trung Quốc sẽ đạt độ tuổi trên 60 vào năm 2020 và con số ấy sẽ tăng lên gần 39% vào năm 2050, theo Bộ trưởng Nhân lực và An sinh Xã hội Yin Weimin của Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc có một khoảng thời gian để chuẩn bị, họ vẫn phải thực hiện rất nhiều giải pháp bởi hệ thống lương hưu chắp vá, và sự thoái trào của cấu trúc gia đình vài thế hệ do sự tồn tại của chinh sách một con trong mấy thập kỷ.
ST chuyen