Tham Khảo

Lan man về quan hệ Việt Mỹ

Trong lịch sử bang giao Mỹ – Việt, hiện đã có tới 16 đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Vị đại sứ đầu tiên là ông Donald R. Heath, nhiệm kỳ 10-1950 đến 10-1952 tại Sài Gòn
Đs Mỹ Ted Osius phát biểu tại hội thảo 20 quan hệ Việt Mỹ. Ảnh: ĐSQ HK.
Đs Mỹ Ted Osius phát biểu tại hội thảo 20 quan hệ Việt Mỹ. Ảnh: ĐSQ HK.
Trong lịch sử bang giao Mỹ – Việt, hiện đã có tới 16 đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Vị đại sứ đầu tiên là ông Donald R. Heath, nhiệm kỳ 10-1950 đến 10-1952 tại Sài Gòn. Vị đại sứ hiện thời đang nổi đình đám là ông Ted Osius vừa nhậm chức được mấy tháng nay tại Hà Nội. Do “lịch sử” để lại nên cả hai thành phố này đều có tòa đại sứ Mỹ.

Thế hệ Donald R. HeathJoseph L. CollinsG. Frederick ReinhardtElbridge DurbrowFrederick E. Nolting, Jr.Henry Cabot Lodge, Jr.Maxwell D. TaylorHenry Cabot Lodge, Jr.Ellsworth BunkerGraham A. Martin đóng tại Sài Gòn với trọng trách đánh bại cộng sản từ phương Bắc, nếu cần thiết sẽ thống nhất Việt Nam.

Sau khi thất bại, thế hệ đại sứ Mỹ tại Hà Nội là Pete Peterson, Raymond Burghardt, Michael W. MarineMichael W. MichalakDavid B. Shear, và hiện nay là Ted Osius, đang tập trung vào hàn gắn mối quan hệ mà các vị tiền nhiệm ở Sài Gòn để lại.

Hai vị đại sứ đi máy bay

Trong các vị nói trên, có hai người lên/xuống máy bay một cách bất đắc dĩ. Một người là đại sứ cuối cùng tại Sài Gòn và người kia là vị đại sứ đầu tiên tại Hà Nội.

Vài ngày trước 30-4-1975, binh lính Bắc Việt đã bao vây Sài Gòn, nội bất xuất, ngoại bất nhập, đại sứ Graham A. Martin vẫn tin chính quyền Sài Gòn có thể đứng vững.

Nhưng sáng 29-4-1975, thay vì ra sân bay Tân Sơn Nhất một cách đàng hoàng của nhà ngoại giao, Martin phải trèo lên nóc tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, kẹp nách lá cờ sao vạch và trèo lên chiếc trực thăng vũ trang UH1, bay ra Hạm đội 7, kết thúc 20 năm dính líu. Tiền đô la chất như núi, máu chảy thành sông, nhưng chính thể Sài Gòn vẫn sụp đổ.

Chín năm trước đó (10-9-1966), Pete Peterson, phi công trên chiếc máy bay F-4 Phantom II, ném bom cầu Phú Lương và Lai Vu (Hải Dương), bị bắn rơi. Bị bắt làm tù binh trong 6,5 năm liền trong Hỏa Lò, ông không thể nghĩ, liệu hôm sau có còn sống.

Đó là nhà “ngoại giao bất đắc dĩ”, nhảy dù từ máy bay bị bắn cháy, và mấy nông dân Lai Vu bắt cởi hết quần áo, suýt bị đánh chết.

Khi bị treo lơ lửng trên cây soài trong làng, đại úy Peterson bị thương rất nặng vào đầu, gẫy chân và vai, sau khi máy bay con ma bị tên lửa bắn gẫy làm đôi. Người bay cùng là Talley cũng phải nhảy dù.

Pete Peterson bảo Talley chạy trốn, còn ông rút súng định tự vẫn vì bị thương quá nặng. Nhưng nghĩ lại, cách duy nhất để cứu mình là để cho đối phương bắt sống.

Như một sự kỳ lạ, 31 năm sau (11-4-1997), với lon đại tá nhà binh quen bom đạn, ông thành vị đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Tìm về làng xưa, bắt tay người nông dân đã trói và bắt ông cởi hết quần áo. Chắc ông không biết thời đó, ở miền Bắc, từ học sinh thò lò mũi xanh như Tổng Cua đến dân quân, được hướng dẫn, bắt được phi công, nhất định phải lột hết quần áo, giầy, mũ, để “nó không bộ đàm với máy bay tới cứu”.

Trong 16 vị đại sứ trên, tất cả đều là những nhà ngoại giao chuyên nghiệp (Foreign Service Officers – FSOs), duy có ông Pete Peterson được bổ nhiệm vì lý do chính trị (political appointee).
Pete Peterson đến Hà Nội với sứ mệnh hàn gắn mối quan hệ Mỹ Việt, cựu thù trên chiến trường, kẻ thù ý thức hệ.

Nhiệm kỳ Pete Peterson được đánh dấu bằng chuyến thăm lịch sử của TT Bill Clinton đến Hà Nội vào năm 2000.

Người Hà Nội lần đầu tiên biết được máy bay Air Force One của Tổng thống Hoa Kỳ đến Nội Bài, hàng chục ngàn người Hà Nội đổ ra đường ngắm giàn xe hộ tống, vẫy chào đôi vợ chồng Bill – Hillary, dấy lên nỗi lo ngại của những người cộng sản bảo thủ, sợ dân theo Mỹ hết.
Peterson sỹ quan và nhà ngoại giao.
Peterson sỹ quan và nhà ngoại giao.

Những ngày đó tôi ở Hà Nội nên chứng kiến thế nào là cơn sốt Mỹ và Clinton. Dù phương tiện thông tin đại chúng đưa tin rất hạn chế, nhưng không thể ngăn nổi dân Sài Gòn hân hoan đón Mỹ.

Không biết chuyến thăm của TT Nixon đến Sài Gòn (1969) có được đón tiếp nồng nhiệt như thế không, nhưng cuộc đón tiếp Bill Clinton thuộc về loại nồng hậu nhất từ xưa tới nay, dù các đoàn lãnh đạo các quốc gia cộng sản tới thăm Hà Nội cũng được hàng vạn người đón, nhưng do … huy động.

Công lao này thuộc về cựu tù Hỏa Lò, phi công Pete Peterson, như ước muốn của ông được TT Clinton phát biểu với báo giới trước chuyến đi là “opens a new page in our relations … hopefully one that will put an end to the divisions. – Mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước, và hy vọng kết thúc những chia rẽ”

Kể từ ngày Bill Clinton thăm đến nay đã 15 năm trôi qua, 20 năm quan hệ Việt Mỹ, vị đại sứ Mỹ nào đến Hà Nội nhậm chức cũng cố mở một trang mới. Nhưng thử hỏi trang hiện thời đang là thứ mấy trong cuốn sách nhiều tập của hai cựu thù này.

Cho dù kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng hơn 30 tỷ đô la, mấy chục ngàn sinh viên VN tới Mỹ du học, nhưng về ý thức hệ, nếu sau 20 năm mà vẫn là trang mở đầu, điều đáng kinh ngạc chính là sự kiên nhẫn của cả hai phía.

Bonus vui

Tôi viết nhiều về Peterson, vì từng vào lắp đặt IT tại nhà ông ấy thuê tại 57 Trần Phú khi WB dùng villa 53 Trần Phú không đủ, liền thuê “lấn chiếm” sang số nhà 55 rồi nhà 57. Anh Andrew Steer, giám đốc WB, định nối mấy villa Pháp này lại với nhau thành đại bản doanh của WB tại Việt Nam. 

Nhưng giấc mơ đó không thành, năm 2000 phải chuyển về tòa nhà 63 Lý Thái Tổ.

Nghe nói, khi đó Pete Peterson đã cưới bà Vi Lê, người Úc gốc Việt. Tôi cũng gặp chị ở trong nhà 57, hỏi tiếng Việt chị không trả lời, cứ nghĩ chị ta khinh người. Hóa ra, ở Úc từ bé nên ngại nói tiếng mẹ đẻ. Ngôi nhà ấy rất đẹp, trang trí có thẩm mỹ. Khi WB tiếp nhận, tòa nhà vẫn còn tranh ảnh, trang trí nội thất như trong cổ tích.

Hình như sau đó ông bà chuyển về tòa nhà dành riêng cho đại sứ Mỹ trên phố Tôn Đản (?) vì được bảo vệ tốt hơn, một villa thời Pháp xây năm 1921, gần 1 thế kỷ, nhưng vẫn rất đẹp. CụPhan Kế Toại từng ở đây mấy chục năm cho tới khi mất (1973).

Cụ Toại là người của chế độ cũ thời Pháp vẫn làm việc với ông Hồ sau này. Thời cách mạng tháng 8, cụ Toại khuyên lính trong phủ Khâm sai, không được nổ súng khi cách mạng tấn công, vì thế mà máu không đổ.

Tương truyền, Phan tiên sinh là người gốc Sơn Tây, đi làm quan nơi xa, muốn giúp làng quê, mang nghề làm nón và khâu áo tơi từ nơi khác về cho bà con. Nhưng có người giễu “Cụ đi làm quan với thiên hạ, lại đem cái nghề ăn mày về làng.” Áo tơi và nón mê là biểu tượng của nghề khất thực.

Rất mong các vị đại sứ ở tòa nhà này nhớ mấy tích vui về cụ Phan Kế Toại. Muốn giúp Việt Nam vào TPP, không nên mang nghề làm nón và áo tơi tới xứ này, và nhớ không nổ súng khi không cần thiết 

Hiệu Minh

(Blog Hiệu Minh)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lan man về quan hệ Việt Mỹ

Trong lịch sử bang giao Mỹ – Việt, hiện đã có tới 16 đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Vị đại sứ đầu tiên là ông Donald R. Heath, nhiệm kỳ 10-1950 đến 10-1952 tại Sài Gòn
Đs Mỹ Ted Osius phát biểu tại hội thảo 20 quan hệ Việt Mỹ. Ảnh: ĐSQ HK.
Đs Mỹ Ted Osius phát biểu tại hội thảo 20 quan hệ Việt Mỹ. Ảnh: ĐSQ HK.
Trong lịch sử bang giao Mỹ – Việt, hiện đã có tới 16 đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Vị đại sứ đầu tiên là ông Donald R. Heath, nhiệm kỳ 10-1950 đến 10-1952 tại Sài Gòn. Vị đại sứ hiện thời đang nổi đình đám là ông Ted Osius vừa nhậm chức được mấy tháng nay tại Hà Nội. Do “lịch sử” để lại nên cả hai thành phố này đều có tòa đại sứ Mỹ.

Thế hệ Donald R. HeathJoseph L. CollinsG. Frederick ReinhardtElbridge DurbrowFrederick E. Nolting, Jr.Henry Cabot Lodge, Jr.Maxwell D. TaylorHenry Cabot Lodge, Jr.Ellsworth BunkerGraham A. Martin đóng tại Sài Gòn với trọng trách đánh bại cộng sản từ phương Bắc, nếu cần thiết sẽ thống nhất Việt Nam.

Sau khi thất bại, thế hệ đại sứ Mỹ tại Hà Nội là Pete Peterson, Raymond Burghardt, Michael W. MarineMichael W. MichalakDavid B. Shear, và hiện nay là Ted Osius, đang tập trung vào hàn gắn mối quan hệ mà các vị tiền nhiệm ở Sài Gòn để lại.

Hai vị đại sứ đi máy bay

Trong các vị nói trên, có hai người lên/xuống máy bay một cách bất đắc dĩ. Một người là đại sứ cuối cùng tại Sài Gòn và người kia là vị đại sứ đầu tiên tại Hà Nội.

Vài ngày trước 30-4-1975, binh lính Bắc Việt đã bao vây Sài Gòn, nội bất xuất, ngoại bất nhập, đại sứ Graham A. Martin vẫn tin chính quyền Sài Gòn có thể đứng vững.

Nhưng sáng 29-4-1975, thay vì ra sân bay Tân Sơn Nhất một cách đàng hoàng của nhà ngoại giao, Martin phải trèo lên nóc tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, kẹp nách lá cờ sao vạch và trèo lên chiếc trực thăng vũ trang UH1, bay ra Hạm đội 7, kết thúc 20 năm dính líu. Tiền đô la chất như núi, máu chảy thành sông, nhưng chính thể Sài Gòn vẫn sụp đổ.

Chín năm trước đó (10-9-1966), Pete Peterson, phi công trên chiếc máy bay F-4 Phantom II, ném bom cầu Phú Lương và Lai Vu (Hải Dương), bị bắn rơi. Bị bắt làm tù binh trong 6,5 năm liền trong Hỏa Lò, ông không thể nghĩ, liệu hôm sau có còn sống.

Đó là nhà “ngoại giao bất đắc dĩ”, nhảy dù từ máy bay bị bắn cháy, và mấy nông dân Lai Vu bắt cởi hết quần áo, suýt bị đánh chết.

Khi bị treo lơ lửng trên cây soài trong làng, đại úy Peterson bị thương rất nặng vào đầu, gẫy chân và vai, sau khi máy bay con ma bị tên lửa bắn gẫy làm đôi. Người bay cùng là Talley cũng phải nhảy dù.

Pete Peterson bảo Talley chạy trốn, còn ông rút súng định tự vẫn vì bị thương quá nặng. Nhưng nghĩ lại, cách duy nhất để cứu mình là để cho đối phương bắt sống.

Như một sự kỳ lạ, 31 năm sau (11-4-1997), với lon đại tá nhà binh quen bom đạn, ông thành vị đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Tìm về làng xưa, bắt tay người nông dân đã trói và bắt ông cởi hết quần áo. Chắc ông không biết thời đó, ở miền Bắc, từ học sinh thò lò mũi xanh như Tổng Cua đến dân quân, được hướng dẫn, bắt được phi công, nhất định phải lột hết quần áo, giầy, mũ, để “nó không bộ đàm với máy bay tới cứu”.

Trong 16 vị đại sứ trên, tất cả đều là những nhà ngoại giao chuyên nghiệp (Foreign Service Officers – FSOs), duy có ông Pete Peterson được bổ nhiệm vì lý do chính trị (political appointee).
Pete Peterson đến Hà Nội với sứ mệnh hàn gắn mối quan hệ Mỹ Việt, cựu thù trên chiến trường, kẻ thù ý thức hệ.

Nhiệm kỳ Pete Peterson được đánh dấu bằng chuyến thăm lịch sử của TT Bill Clinton đến Hà Nội vào năm 2000.

Người Hà Nội lần đầu tiên biết được máy bay Air Force One của Tổng thống Hoa Kỳ đến Nội Bài, hàng chục ngàn người Hà Nội đổ ra đường ngắm giàn xe hộ tống, vẫy chào đôi vợ chồng Bill – Hillary, dấy lên nỗi lo ngại của những người cộng sản bảo thủ, sợ dân theo Mỹ hết.
Peterson sỹ quan và nhà ngoại giao.
Peterson sỹ quan và nhà ngoại giao.

Những ngày đó tôi ở Hà Nội nên chứng kiến thế nào là cơn sốt Mỹ và Clinton. Dù phương tiện thông tin đại chúng đưa tin rất hạn chế, nhưng không thể ngăn nổi dân Sài Gòn hân hoan đón Mỹ.

Không biết chuyến thăm của TT Nixon đến Sài Gòn (1969) có được đón tiếp nồng nhiệt như thế không, nhưng cuộc đón tiếp Bill Clinton thuộc về loại nồng hậu nhất từ xưa tới nay, dù các đoàn lãnh đạo các quốc gia cộng sản tới thăm Hà Nội cũng được hàng vạn người đón, nhưng do … huy động.

Công lao này thuộc về cựu tù Hỏa Lò, phi công Pete Peterson, như ước muốn của ông được TT Clinton phát biểu với báo giới trước chuyến đi là “opens a new page in our relations … hopefully one that will put an end to the divisions. – Mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước, và hy vọng kết thúc những chia rẽ”

Kể từ ngày Bill Clinton thăm đến nay đã 15 năm trôi qua, 20 năm quan hệ Việt Mỹ, vị đại sứ Mỹ nào đến Hà Nội nhậm chức cũng cố mở một trang mới. Nhưng thử hỏi trang hiện thời đang là thứ mấy trong cuốn sách nhiều tập của hai cựu thù này.

Cho dù kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng hơn 30 tỷ đô la, mấy chục ngàn sinh viên VN tới Mỹ du học, nhưng về ý thức hệ, nếu sau 20 năm mà vẫn là trang mở đầu, điều đáng kinh ngạc chính là sự kiên nhẫn của cả hai phía.

Bonus vui

Tôi viết nhiều về Peterson, vì từng vào lắp đặt IT tại nhà ông ấy thuê tại 57 Trần Phú khi WB dùng villa 53 Trần Phú không đủ, liền thuê “lấn chiếm” sang số nhà 55 rồi nhà 57. Anh Andrew Steer, giám đốc WB, định nối mấy villa Pháp này lại với nhau thành đại bản doanh của WB tại Việt Nam. 

Nhưng giấc mơ đó không thành, năm 2000 phải chuyển về tòa nhà 63 Lý Thái Tổ.

Nghe nói, khi đó Pete Peterson đã cưới bà Vi Lê, người Úc gốc Việt. Tôi cũng gặp chị ở trong nhà 57, hỏi tiếng Việt chị không trả lời, cứ nghĩ chị ta khinh người. Hóa ra, ở Úc từ bé nên ngại nói tiếng mẹ đẻ. Ngôi nhà ấy rất đẹp, trang trí có thẩm mỹ. Khi WB tiếp nhận, tòa nhà vẫn còn tranh ảnh, trang trí nội thất như trong cổ tích.

Hình như sau đó ông bà chuyển về tòa nhà dành riêng cho đại sứ Mỹ trên phố Tôn Đản (?) vì được bảo vệ tốt hơn, một villa thời Pháp xây năm 1921, gần 1 thế kỷ, nhưng vẫn rất đẹp. CụPhan Kế Toại từng ở đây mấy chục năm cho tới khi mất (1973).

Cụ Toại là người của chế độ cũ thời Pháp vẫn làm việc với ông Hồ sau này. Thời cách mạng tháng 8, cụ Toại khuyên lính trong phủ Khâm sai, không được nổ súng khi cách mạng tấn công, vì thế mà máu không đổ.

Tương truyền, Phan tiên sinh là người gốc Sơn Tây, đi làm quan nơi xa, muốn giúp làng quê, mang nghề làm nón và khâu áo tơi từ nơi khác về cho bà con. Nhưng có người giễu “Cụ đi làm quan với thiên hạ, lại đem cái nghề ăn mày về làng.” Áo tơi và nón mê là biểu tượng của nghề khất thực.

Rất mong các vị đại sứ ở tòa nhà này nhớ mấy tích vui về cụ Phan Kế Toại. Muốn giúp Việt Nam vào TPP, không nên mang nghề làm nón và áo tơi tới xứ này, và nhớ không nổ súng khi không cần thiết 

Hiệu Minh

(Blog Hiệu Minh)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm