Truyện Ngắn & Phóng Sự

Lần này thôi nhé!

Người viết nhớ lại những ngày bị thương tại Pleiku… khi nằm trong quân y viện. Bị thương, không người thăm, chắc chắn là khổ, nhưng hơn một người thăm, cũng chẳng dễ dầu gì.

Đồi Bắc – 20VBQGVN/LĐ6BĐQ

Huy hieu BDQ mau nguy trang.jpg

Huy hieu LD6BDQ.jpg

Tạm biệt mùa đông, tạm biệt ánh lửa hồng, tạm biệt vòng tay ấm.
Mùa đông sẽ đi qua, rồi anh sẽ đi xa.
Chỉ còn lại một mình em, ngồi hát cùng dòng sông.
Chỉ còn lại mình em, nhớ về một mùa đông
Nếu như ngày ấy, một hai ta biết nghĩ, thì bây giờ, ta để mất nhau chưa?
(Trích lời bản Tình khúc yêu thương)

Người viết nhớ lại những ngày bị thương tại Pleiku… khi nằm trong quân y viện. Bị thương, không người thăm, chắc chắn là khổ, nhưng hơn một người thăm, cũng chẳng dễ dầu gì. Tên người không phải tên thật ngoài đời, mọi chuyện trùng hợp đều ngoài ý tác giả.

Pleiku – 1967

***Bệnh viện vào buổi sáng thật vắng lặng, nhất là phòng của Hoàng đang nằm. Phòng có 4 giường nhưng chỉ có mỗi mình chàng. Những chiếc giường trống, khăn giường trắng toát, gọn gàng, sạch đến lạnh lùng, khiến Hoàng cảm thấy cô đơn, nhớ nhà, nhớ đơn vị, nhớ bạn bè khi chỉ có một mình. Tất nhiên, phòng trống có nghĩa không có tổn thất của các đơn vị hành quân trong vùng, còn giường chật người, nhộn nhịp là mang nhiều tin xấu

Cũng may, Hoàng tình cờ quen Diễm khi nàng cùng các bạn vào thăm và ủy lạo các binh sĩ đang nằm tại ngoại thương. Từ đó Diễm vào thăm Hoàng mỗi tuần, chẳng kể ngày nghỉ, miễn là nàng rảnh, là vào. Ngoài ra, một vài cô bạn, quen Hoàng trước cả Diễm, khi biết tin chàng bị thương cũng thăm. Trong những người tới thăm thường nhất, phải kể tới Lan, cô ca sĩ tiểu đoàn 20. Nói cho đúng, cô ta mới là người đầu tiên tình cờ gặp và quen, khi chàng còn bỡ ngỡ, chân ướt, chân ráo tới Pleiku.

Bọn Hoàng, 4 thằng cùng khóa, ra trường, tới Pleiku đầu năm 1966. Sau khi trình diện đơn vị, Hoàng thuê chung một phòng gần trường Thiếu Sinh Quân. Thời đó, đời lính thật sướng, thỉnh thoảng họ đi hành quân vài ngày, một tuần là trở về hậu cứ tại Biển Hồ, rồi mạnh ai nấy đi. Mấy người lính có gia đình tại khu gia binh thì về với vợ con, trong khi mấy sĩ quan độc thân như bọn Hoàng rủ nhau ra phố, lúc nào cũng nhộn nhịp. Dalat và Pleiku thật khác nhau từ con người tới phong cảnh.

Một buổi tối, Hoàng đi bộ tìm tới Phượng Hoàng, khi nghe nới nơi này về đêm rất vui. Đang đi, Hoàng vượt qua mặt một cô, trạc hơn 20. Cô ta thấy Hoàng thì chúm chím cười, khiến chàng chậm bước lại. Cô gái bước kịp, vồn vã,

– Chắc thiếu úy mới tới xứ này?

– Tôi mới tới được hơn hai tuần. Được nghỉ, không hành quân, tiện thể tôi muốn làm quen phố xa, nên đi cho biết. Hoàng thành thật.

– Thiếu úy muốn quen phố xá thôi ư?

Hoàng hiểu ngay, cô này ăn nói lanh lẹn lắm, chẳng hiền gì. Cô gái bỏ lửng câu hỏi, nói chuyện khác,

– Thiếu úy đi đâu vậy?

– Nghe nói ở đây có Phượng Hoàng, tính tới đó xem cho biết. Hoàng không lưỡng lự.

– Thiếu úy nhẩy được không?

– Cũng được, nhưng không nhuyễn lắm. Hoàng trả lời.

– Thiếu úy gọi tên Lan cho tiện. Thiếu úy tên gì? Cô gái tự nói tên mình.

– Hoàng. Câu trả lời thật ngắn ngủi.

Hai người vừa nói chuyện vừa đi. Khoảng đường khá ngắn, dọc bên đường có hai hàng dương liễu, gần mỗi nhà lại có mấy cây trứng cá, làm cho quãng đường đẹp. Thành phố không có nhiều nơi giải trí, ngoại trừ mấy quán cà phê, nên Phượng Hoàng thành điểm hẹn. Lan nói,

– Giờ này, anh đi nhẩy, hơi sớm. Anh phải tới khoảng gần 9 giờ. Còn thứ bẩy, chủ nhật, sớm hơn một chút cũng được. Bây giờ còn cả tiếng nữa, vì ban nhạc chưa chơi đâu.

Hoàng ngạc nhiên, Lan nói có vẻ rành rọt quá. Hoàng khẽ liếc, cô gái tương đối đẹp, nước da hơi ngăm ngăm nhưng mịn màn, khiến cô gái thành có duyên. Nhìn cách trang điểm chứng tỏ cô ta không phải ở tuổi học trò. Hoàng tò mò,

– Lan đi đâu?

– Em cũng đi cùng đường với anh. Em thấy anh mấy lần trên đường này rồi, nhưng anh đi, không nhìn ai, nên không thấy em đấy. Lan vừa trả lời vừa gợi ý. Em nói như thế này, hơi đường đột “mình vào quán cà phê gần đây, nói chuyện được không?”

Phải nói Hoàng bất ngờ, nghĩ bụng, “buồn ngủ gặp chiếu manh, chưa biết nếp tẻ gì, mà dám mời mình đi uống cà phê” nhưng Hoàng cũng vẫn ngài ngại. Cuối cùng, Hoàng nghĩ, ”Mình là lính mà sợ gì. Vui ở, buồn đi.” nên nhận lời liền.

Cô gái đi bên cạnh, im lặng chờ đợi, nhưng khi thấy Hoàng nhận lời, cô ta vui ra mặt.

– Anh thấy vậy mà dễ quen ghê.

Hoàng không hiểu, cô gái muốn nói gì, vẫn im lặng, tiếp tục cùng đi. Một chút sau, họ đã tới quán. Hai người vừa kéo ghế ngồi, thì cô tiếp viên đã tới. Cô ta chào Lan, như biết nhau lâu rồi,

– Chị Lan, giờ này còn ở đây ư? Vừa nói, vừa nhìn Hoàng. Chào thiếu úy.

– Anh uống gì? Lan kêu nước chanh, rồi hỏi.

Khi Hoàng muốn uống cà phê sữa thì cô gái nói với theo,

– Nhớ cho nhiều sữa.

Hoàng biết cô gái chọc mình, nhưng im lặng, nghĩ thầm, “Em cứ chọc đi. Mai mốt mới biết, anh không hiền lành như em nghĩ đâu.”

Qua câu chuyện, Hoàng biết cô làm việc cho Tiểu Đoàn 20 CTCT, đóng gần quân đoàn, là ca sĩ chính, và cũng hát hay. Lan là ca sĩ khá nổi tiếng, một phần vì Pleiku thời đó ít người. Lan hát thêm tại Phượng Hoàng. Vì làm 2 nơi nên Lan có khá tiền, rủng rỉnh hơn Hoàng. Lan dặn,

– Khi nào anh rảnh, cứ lên đây. Em ca vài bản, xuống ngồi với anh, rồi hai đứa mình nhẩy. Em muốn anh đưa em về nhà hằng đêm, vì sau những giờ ồn ào, nhộn nhịp, đi về một mình, em thấy buồn ghê. Anh nhớ nhé, em hiểu anh, tiền lính, tính liền. Tiền bạc anh đừng lo, em có sổ ở đây, em chỉ cần viết tên mình là xong, chẳng có bao nhiêu đâu.


Sau mỗi lần Lan theo tiểu đoàn đi trình diễn cho các đơn vị tiền đồn, thể nào Lan cũng có chút quà cho Hoàng, từ các nơi. Lan đã đưa Hoàng về căn phòng thuê gần trường Thiếu sinh quân. Tình cảm của hai người chưa rõ rệt lắm, nhưng vì Lan đã ra đời nên các đối xử hơi khác, bạo dạn, thật tình. Nếu Hoàng muốn tiến xa thêm, cũng có thể, nhưng Hoàng chưa bao giờ có ý định đó. Quen nhau một thời gian, Hoàng bị thương, Lan là người đầu tiên vào thăm tại quân y viện. Lần đó, nàng đúng là tay xách, nách mang. Sau đó, nàng thường thăm ngày thường, vì thứ bẩy và chủ nhật phải trình diễn với ban nhạc, không thể thiếu mặt được.

Hơn hai tuần, ở quân y viện, Hoàng quen Diễm. Hai cô gái là hai thế giới khác nhau. Lan người Phan Thiết, còn Diễm là người Bắc. Lan đã ra đời, Diễm còn đi học. Trước đây, Hoàng đã theo đuổi Diễm mấy lần mỏi cả chân, nhưng chưa làm quen được. Cô bé cứ như đùa giỡn, chơi cút bắt. Nhiều lần Hoàng muốn bỏ cuộc vì thiếu kiên nhẫn. Nếu không bị thương nằm tại quân y viện, nếu Diễm không theo đoàn học sinh của trường Pleime vào thăm, cho quà bánh thương bệnh binh, chắc Hoàng không bao giờ quen và thân nàng như ngày nay.

Chuyện bắt đầu từ Lan tới Diễm, quen cả hai trong những trường hợp thật Hoàng không ngờ. Giờ này, nằm đây, dù muốn hay không, Hoàng có hai người quen thân. Cả hai người thường vào tham chàng bất kể ngày thường hay thứ bẩy chủ nhật. Nhiều khi Hoàng nghĩ vẩn vơ, cái cảnh đi đêm có ngày gặp ma, lỡ hai người vào thăm cùng lần thì ăn nói làm sao. Không khéo, mất cả chì, lẫn chài. Mà khổ nỗi mất ai chàng cũng không muốn. Chưa tính được cách nào khác, nên chàng cứ dùng dằng, lần lữa, ngày nọ qua ngày kia. Cũng may tới giờ này, hai cô chưa đụng độ lần nào.

Hoàng lại nhớ tới Diễm, mỗi lần thăm, Diễm thường ngắm chiếc chân bó bột của Hoàng, lấy cái muỗng gõ thật mạnh, hỏi Hoàng,

– Anh có đau không?

– Hơi đau. Lúc nào Hoàng cũng làm bộ.

Diễm nhìn Hoàng ngờ vực,

– Em thấy mấy người Mỹ bị thương, bó bột giống anh. Họ được đắp thêm gót chân như đôi giầy, đi như người bình thường. Anh chỉ hay nhõng nhẽo. Tuy nói vậy, Diễm cũng mỉm cười nói với Hoàng. Thật ra, em cầu cho anh thật lâu mới khỏi, để ở lại đây. Em sợ ngày anh lành chân, cắt bột lắm.

Hoàng nhìn cặp mắt chớp chớp của Diễm, muốn nói theo ý Diễm, nhưng khi bật thành tiếng Hoàng nói ngược với suy nghĩ của mình

– Em, biết không? Là lính, anh phải ở với đơn vị chứ.

Diễm nhìn Hoàng, giận dỗi,

– Em biết mà. Lúc nào anh cũng bạn bè, cũng đơn vị. Thôi ráng khỏi đi rồi về với đơn vị. Em trả anh lại cho tiểu đoàn, cho núi rừng. Ai mà giữ anh được.

Hoàng biết Diễm buồn khi nghĩ tới ngày hai đứa không gần nhau, nên cười giả lả,

– Anh nói vậy chứ, phải nghe em chứ. Em cho khỏi lúc nào, anh khỏi lúc đó.

Diễm còn nói tiếp,

– Em mà quen bác sĩ, em sẽ năn nỉ, để anh ở lại thật lâu. Tiếc ghê, ai cũng quen mà bác sĩ này thì không. Em chịu thua.

Ngược lại, khi Lan vào thăm, câu chuyện của 2 người cũng khác. Chuyện Lan nói nhiều về lứa đôi, thực tế hơn. Cũng thương, cũng yêu, cũng nhớ nhung, nhưng thường hướng về tương lai. Lan thường hỏi Hoàng, chẳng hạn,

– Có khi nào, anh nghĩ, khi nào anh lập gia đình không? Có lúc nào anh thấy cô đơn không? Rồi Lan kể về mình. Anh biết, nhiều đêm về tới nhà, nằm một mình, trong phòng tối, em thấy buồn và đơn độc vô hạn. Em đã nghĩ tới anh. Nhưng hình như trong đầu của anh chưa bao giờ có câu hỏi về mai sau, về tương lai thì phải?

Hoàng biết Lan trách, nhưng chỉ im lặng. Một mình ngồi chờ khám bệnh buổi sáng, mải mê suy nghĩ quên hẳn chung quanh, Hoàng tưởng như Diễm đang ngồi bên cạnh. Tiếng gõ cửa đưa Hoàng về thực tế. Trung sĩ Sơn, y tá, nhìn vào phòng nói nhỏ,

– Bác sĩ sắp vào đó, Trung Úy.

Hoàng ngồi lại, ngay ngắn trên giường, hai chân thẳng trên chiếc nệm. Bác sĩ Hoàng và Trung Sĩ Sơn cầm chiếc sổ tay và cái bút cùng vào. Bác sĩ Hoàng ngó chăm chăm vào cái chân đang bị bó bột, rồi khẽ lắc mấy ngón chân lòi ra ngoài, nhìn vào tấm giấy để ngay trên giường, hỏi Hoàng,

– Chân của trung úy còn đau không?

– Không đau, có lẽ vết thương đã lành da. Hoàng trả lời nhỏ nhẹ.

Bác sĩ Hoàng quay lại nói với Trung sĩ Sơn,

– Anh theo dõi vài ngày, khi vết thương khỏi hẳn, cho tôi biết.

Trung Sĩ Sơn ghi vào tờ giấy và cuốn sổ tay, rồi cùng Bác sĩ Hoàng ra khỏi phòng bệnh. Hoàng hơi buồn cười vì trùng tên với ông bác sĩ.

Mỗi sáng, đôi khi bác sĩ chỉ cần vài phút là khám xong một người. Sau đó, bệnh nhân được hoàn toàn tự do. Ai muốn đi đâu chỉ cần hỏi Trung Sĩ Sơn. Hoàng ít khi ra phố Pleiku, trừ khi có bạn vào đón, như Trân, bạn cùng khoá ở tiểu đoàn 22 BĐQ. Mỗi lần như vậy, Trân chở chàng ra phố ăn phở, uống cà phê, rồi lại chở về quân y viện. Có nhiều lần Trân chở cả Diễm theo, sau khi ba người ở ngoài phố lâu hơn. Đối với Hoàng, những ngày tháng trong bệnh viện không dài và buồn như những người bị thương nặng. Cũng may, chân của chàng chỉ bị thương tương đối nhẹ, nên có thể đi tới đi lui được. Nếu không, những ngày nằm tại đây là những ngày đau khổ, chẳng dễ dàng gì. Cứ tưởng tượng, mọi việc kể cả những nhu cầu cá nhân, cũng phải nhờ tới bạn cùng nằm gần giường mình giúp. Những cảnh thương tâm không thiếu trong phòng ngoại thương, người bị thương chỗ này, người bị chỗ khác, nhiều người bị thương rất nặng, được chở về bằng trực thăng ngay trong đêm, nằm rên la, đau đớn. Sáng hôm sau họ đã chết, trong khi người nằm bên cạnh chưa kịp biết tên.

Hoàng nhìn đồng hồ, 10 giờ -Sắp qua buổi sáng. Theo thường lệ, Hoàng vắt chiếc khăn tay trên vai bộ quần áo sạch, bên tay lủng lẳng một bình serum, lò cò trên cặp nạng lên phòng tắm. Hoàng thích tắm vào buổi sáng vì phòng chưa có người. Khi xong, Hoàng thay quần áo, mang theo bình nước đầy, trở về phòng, sau khi treo bộ quần áo mới giặt bên hàng rào. Thật ra bệnh nhân không phải tự giặt quần áo, chỉ bỏ vào chiếc xe ngay đầu phòng, tới giờ, có người tới lấy. Hơn nữa, bệnh nhân không được phơi quần áo ngổn ngang trên hàng rào. Với Hoàng, là trường hợp ngoại lệ, vì Trung Sĩ Sơn ngó lơ cho chàng.

Hoàng bước vào phòng, vừa với tay mở chiếc radio, nghe bản tin thời sự, vừa đọc tờ điện ảnh cũ. Nước nấu sôi nấu bằng resistance, đủ pha chút trà và cà phê. Sữa thì ê hề, không giống những ngày hành quân. Nhiều khi chưa kịp tiếp tế, Hoàng và bạn bè đành chuyền một ly cà phê nhỏ, không sữa, thiếu đường, đắng ngắt, cho đỡ thèm.

Ở đây, Hoàng có dư thừa quà do các phái đoàn ủy lạo tặng. Ba lô của chàng chất đầy xà bông, khăn mặt, kem đánh răng, mà Hoàng định bụng khi xuất viện sẽ lấy ra dùng dần. Khi hớp một ngụm cà phê, Hoàng chợt thấy bao thuốc lá có chữ LM mà Diễm mua cho đang nằm trên chiếc bàn sắt nhỏ, cạnh đầu giường. Khi đưa Hoàng, Diễm dặn đi, dặn lại,

– Em biết anh không hút thuốc, nhưng em vẫn mua cho anh. Anh không được mở, cũng không được cho ai. Nhớ nghe.

Quả thật đây là những ngày vàng son của lính tác chiến. Nhưng Hoàng vẫn nhớ đơn vị, bạn bè đang chiến đấu. Thật mâu thuẫn!

Cánh cửa phòng mở, trong tay cầm chiếc giỏ Diễm rạng rỡ, vừa giữ cho chiếc cửa khỏi đóng, vừa đưa người lách vào. Hoàng hơi ngạc nhiên, nhưng cũng lật đật, lò cò tới gần. Chợt ngửi thấy mùi thơm nhẹ nhàng, quen thuộc của nước hoa, Hoàng hỏi,

– Sao hôm nay, thứ Năm, em vào sớm vậy?

– Em vào sớm coi có ai nuôi anh không? Diễm vừa nhìn Hoàng, vừa nói dỡn.

– Làm sao em vào giờ này được? Hoàng hỏi.

Diễm vừa để chiếc giỏ cạnh giường, vừa nói,

– Em đứng ở bến xe lam chờ thì một chiếc xe jeep chạy ngang. Em cười cầu tài. Khi chiếc xe dừng, một thiếu tá mang dấu hiệu Quân Đoàn II ngoái người hỏi em đi đâu. Em khẽ trả lời là vào quân y viện. Ông thiếu tá nói nới rằng cũng tiện đường nên chở cho một đoạn. Em không lưỡng lự, lên xe, vì có chết chóc gì. Khi được hỏi vào thăm ai trong bệnh viện, em đã trả lời rằng “thăm một người anh đang nằm ở khu Ngoại Thương 2.” Ông thiếu tá vui vẻ chọc em rằng đây là bà con xa hay gần? Em hiểu ý nên đã trả lời “bà con gần lắm, chỉ không cùng họ thôi.” Khi chiếc xe tới ngã ba vào quân y viện, ông ta đổi ý chở em luôn tới gần hành lang, rồi đưa em số điện thoại, dặn dò, “Đây là số điện thoại của tôi. Gọi tôi khi nào cần về, tôi cho tài xế chở dùm.”

– Em lanh ghê. Hoàng khen.

Diễm tưởng Hoàng ngạo mình, chống chế,

– Em muốn vào thật sớm chứ bộ. Vừa nhìn chung quanh, Diễm vừa khen. Phòng gọn gàng ghê đi. Bác sĩ thăm chưa anh? Bác sĩ có nói gì không?

Hoàng biết ý Diễm, lúc nào cũng sợ Hoàng phải xuất viện, về lại đơn vị, và xa nàng. Hoàng thấy thương Diễm. Tình yêu của cô gái mới lớn, ở tuổi học trò, lúc nào vẫn mơ mộng, lúc nào cũng sợ mất mát.

Hoàng và Diễm mới quen nhau được mấy tháng. Theo Diễm kể, Hoàng là người đầu tiên, còn với Hoàng, trước đây, cũng có bạn ở Dalat, và cả ở Saigon, nhưng cũng chỉ quen, không hơn tình bạn, chẳng sâu đậm. Thành thử, tuy mới quen Diễm nhưng mối tình mau chóng trở nên tha thiết, có lẽ vì Hoàng đã thay đổi, đã người lớn hơn.

Nhiều người quen nhau tại trường học, tại phố, tại quán cà phê, nhưng Diễm và Hoàng lại quen nhau tại ngay bệnh viện này. Mặc dù trước khi bị thương, Hoàng đã theo Diễm không biết bao nhiêu lần, nhưng lần nào cũng vậy, Diễm lừa Hoàng bằng cách vào tiệm này, tiệm kia, rồi mất hút trên đường Hoàng Diệu. Diễm nhìn Hoàng,

– Anh suy nghĩ gì mà tư lự vậy?

– Có gì đâu, anh chợt nghĩ tới ngày mới quen em, thấy vui vui. Hoàng cười.

– Thấy vui vui, sao mặt lại ngây ra như vậy? Em không tin anh chút nào?

Diễm đưa tờ báo điện ảnh, một tờ báo hàng ngày, vừa hỏi Hoàng.

– Anh chưa ăn gì hết phải không?

Cầm chiếc bánh Diễm đưa, Hoàng khen,

– Ở đây cũng có bánh này hả em? Diễm cười,

– Nói cho anh biết, Dalat của anh có cái gì, Pleiku có cái đó.

– Em biết có thứ nào Pleiku có mà Dalat không có không?

Diễm chưa kịp hiểu câu nói, và đoán không ra thì Hoàng trả lời dùm,

– Pleiku có Diễm, Dalat làm gì có.

– Anh chỉ được vậy là hay. Diễm cười, đẩy Hoàng xuống chiếc nệm.

Ngồi trên giường với Hoàng. Diễm kể về chuyện học hành, bạn bè. Diễm tỉ tê,

– Từ ngày quen anh tới giờ, thời gian trôi qua thật mau. Em mong từng ngày, cho mau tới chủ nhật. Tuần này, em nghỉ tới 3 ngày, nên vào hôm nay, mai ở nhà, rồi mốt mới vào thăm anh lại.

Diễm vừa nói, vừa cầm bàn tay Hoàng. Nàng nhìn chiếc nhẫn Dalat đeo trên tay Hoàng, rút ra ngắm nghía, đọc mấy chữ trên chiếc nhẫn, rồi nói như không cần ý kiến Hoàng

– Em mược chiếc nhẫn nghe. Tuy nó hơi rộng chút xíu, nhưng em có cách làm nhỏ.

Hết chiếc nhẫn, nhìn thấy ngón tay của Hoàng được cắt tiả gọn gàng, nàng nói,

– Nhiều lần,vào thăm các chú lính bị thương, nhìn bàn tay họ với móng tay quá dài, em thật tội nghiệp. Em lúc nào cũng mang theo cái cắt móng tay, gặp mấy chú, có móng tay dài, mà bị bó bột, em cắt dùm hết. Họ cảm động, em cũng thấy mũi lòng.

Khi nghe Diễm nói chuyện, Hoàng nghĩ nàng đúng là một cô gái đặc biệt. Chưa rời khỏi ghế nhà trường, thay vì ở nhà, hay tụ tập với bạn bè vào những ngày nghỉ, Diễm đã cùng một nhóm bạn vào quân y viện, thăm các thương bệnh binh. Sẵn có khiếu ca hát, Diễm thường hát trong những phòng bệnh với ban nhạc rất ít người. Chỉ 2 hay 3 chiếc đàn, một bộ trống nhỏ là Diễm và nhóm bạn có thể tổ chức ngay một buổi văn nghệ. Mới hai tuần trước, ngay tại ngoại thương này, Diễm và bạn bè đã hát những bài nhạc ca ngợi lính.

Chiều hôm đó, ở phòng lớn bên cạnh có hơn hai chục chiếc giường, Diễm đứng bên cạnh Hoàng đang ngồi trên xe lăn, không dấu diếm tặng một bài hát cho cho riêng chàng. Một tay cầm micro, một tay đặt nhẹ trên vai chàng, Diễm đã ngọt ngào hát,

“ Nếu em không là người yêu của lính,
ai sẽ nhớ anh chủ nhật trời trong?
Ai sẽ viết tên anh trăm ngàn lần?
Và những lúc anh về,
ai kể chuyện đời lính, em nghe?…”.

Có lẽ, vì tính tình dịu dàng, nhiều tình cảm nên Diễm đã chọn việc ủy lạo thương bệnh binh. Diễm hay nhắc, nếu nàng không vào ủy lạo thì “làm sao anh gặp được em?“ Hoàng sửa lại là “làm sao em gặp được anh?“ thì mới đúng. Diễm nguýt trả lời, ”Anh quí ghê đi. Em mà xa anh, chắc nhiều người xếp hàng lắm đấy.“

Hoàng gật gù, Diễm nói đúng. Nàng có dáng dấp đẹp, khuôn mặt có duyên, hát hay, nói chuyện thông minh. Mẫu người như vậy… Hoàng quen cũng là may lắm, chưa kể là Diễm chịu khó vào thăm hàng tuần như thế này. Hoàng nhắc,

– Sao em không ngồi lên giường nói chuyện cho đỡ mỏi chân.

Diễm, bỏ đôi giầy, bước lên giường, vừa dựa vào người Hoàng, vừa nói,

– Cấm anh không được bắt em nằm. Lần nào cũng vậy, ra khỏi phòng anh, quần áo nhăn nhúm, bắt gớm.

Hoàng khẽ tát nhẹ vào má Diễm,

– Tại em chứ, ngồi chút là gác chân trên chiếc chân bó bột của anh, ngồi một chút xíu là than thở, “Tụi mình nằm nói chuyện đỡ mệt hơn, anh à.”

– Ừ, nói vậy thôi. Ngồi miết cũng mỏi vai, mỏi cổ. Anh cũng vậy chứ đâu phải em. Diễm cười.

Diễm vói tay vào chiếc giỏ, lấy trái quit, bóc vỏ, rồi nhón từng múi đưa cho Hoàng. Căn phòng bệnh tự nhiên trở nên ấm cúng. Trong khoảnh khắc quân y viện trở thành căn nhà nhỏ. Diễm và Hoàng quên chiếc phòng lớn bên cạnh, quên chiến tranh, quên tất cả. Hạnh phúc là lúc này vì mai đây, khi ra đơn vị, chắc gì đã gặp lại nhau.

Hai người đang vui vẻ nói chuyện thì cửa phòng bật mở. Diễm vội ngồi ngay ngắn, rồi chợt trố mắt ngồi yên. Còn Hoàng, tim muốn đứng, không nói được nên lời. Lan mở cửa phòng như thường lệ, vì tưởng phòng không có ai khác nên chẳng thèm gõ cửa. Lan cũng khựng lại, ngỡ ngàng, khuôn mặt thoáng vẻ thoảng thốt. Nếu bình thường như mọi lần, Hoàng đã nhẩy xuống đất, lò cò tới gần Lan rồi. Lần này thì chết cứng, tuy nhiên chàng cũng gượng cười, giả lả nói,

– Lan mới về hả?

– Em mới về. Chương trình đổi, về sớm hai ngày, cũng vì vậy mà gặp nhiều chuyện vui vui trong tiểu đoàn. Lan cố trấn tỉnh.

Hoàng hiểu, chẳng có chuyện gì khác, thay vì nói chuyện buồn, Lan nói trớ thành vui vui. Còn Diễm vẫn ngồi im, không nói. Chàng đành phải giới thiệu, làm như không có chuyện gì,

– Hai cô biết nhau, hay gặp mặt lần nào chưa?

– Hình như em có gặp chị này, ở đâu rồi, nhưng tự nhiên quên lửng, nhưng quen lắm. Lan nói trước.

– Em gặp chị tại Phượng Hoàng và mấy lần trình diễn tại các đơn vị, phải không? Có phải chị tên Lan, ca sĩ chính của tiểu đoàn 20 CTCT không? Diễm nói.

Lan không trả lời, Hoàng lợi dụng cơ hội nói tiếp,

– Vậy là hai người hơi quen nhau rồi. Vừa nói, chàng vừa nắm tay Diễm. Cô bé giật tay lại, nhăn mặt. Hoàng biết Diễm cố tỏ vẻ bất bình, nhưng chàng làm như không nhận ra, nói,

– Đây là Diễm, còn đây là Lan.

Cả hai không ai nói thêm gì. Im lặng một chút, như cả tiếng đồng hồ. Hoàng chưa biết cách nào để giảng hòa hai bên. Nhưng nghĩ mãi không ra vì chẳng bên nào chịu nhường bên nào. Hoàng gắng gượng hỏi,

– Lan mang gì trong giỏ vậy, bỏ ra đây cùng ăn cho vui. Hai cô vẫn im lặng. Hoàng biết mình, nói bao nhiêu thì đổ dầu vào lửa bấy nhiêu. Lan già dặn hơn,

– Em mang cho anh chút quà. Tiện thể tính nói với anh, em phải theo tiểu đoàn trình diễn xa.

Hoàng hỏi để trấn tĩnh và nghĩ cách đối phó,

– Lâu lắm hay sao? Vắng em, Phượng Hoàng vắng khách đấy.

– Làm gì có chuyện đó, thiếu gì người. Họ tới Phượng Hoàng để nhẩy. Mà nhẩy thì thiếu gì người đẹp. Em thấy nhiều cô nữ sinh nhẩy hay lắm. Lan cố tình nói cho Diễm nghe.

Từ nãy giờ Diễm không nói gì nhiều, chỉ ngồi im lặng. Lan lấy mấy món quà trong giỏ ra, làm bộ,

– Mấy thứ này là thứ anh thích. Nhưng thôi mở sau nghe. Lan cố tình chọc tức Diễm.

Diễm chắc hơi bực mình. Khi Lan vừa ngó lơ, Diễm nhéo Hoàng một cái thật đau, nhưng Hoàng đành im lặng chịu. Trong bụng, Hoàng chỉ mong cả hai cô đòi về, hay một cô về cũng được, rồi Hoàng kiếm cách năn nỉ sau, chứ hai người, cứ nhìn mỗi người một hướng, thật khó chịu. Đối với Hoàng mới hơn 10 phút mà như lâu cả giờ. Cuối cùng Lan nói,

– Em phải về, chiều nay em bận lắm.

Hoàng hơi mừng trong bụng, nhưng không lộ vẻ ra ngoài, ngồi im lặng. Thường khi Lan hay Diễm đòi về, thể nào Hoàng cũng năn nỉ, “Em ở lại, về gì sớm vậy.” Lần này Hoàng nghẹn lời. Lan không nhìn Diễm, khẽ nói với Hoàng,

– Anh Hoàng, xin phép chị gì đây, ra ngoài em nói một chút, một chút thôi.

– Thôi để em ra ngoài, hai anh chị nói chuyện trong này ấm cúng hơn. Diễm vội nói.

Diễm còn cố nhấn mạnh chữ “anh chị, ấm cúng”. Hoàng hiểu ý, nghĩ thầm, “Gớm đúng là Bắc Kỳ”. Diễm nói xong, ngồi dậy, xỏ chân vào đôi dầy, mở cửa phòng ra ngoài. Khi chỉ còn hai người, Hoàng nhìn Lan im lặng. Lan vào đề ngay,

– Anh quen cô Diễm hồi nào vậy?

– Mới quen, khi Diễm theo phái đoàn học sinh vào ủy lạo. Hoàng nói thật,

– Anh lanh ghê. Tưởng anh quen lâu lắm rồi chứ, hai người tình tứ ghê. Lan gằn giọng.

Hoàng vẫn ngồi yên. Lan khẽ thở dài, cuối cùng, nói với Hoàng giọng lạc hẳn,

– Có lẽ mình gặp nhau lần này là lần cuối, em không thể chịu được. Thôi, anh đã chọn, em không phiền anh nữa đâu.

– Anh đâu chọn gì đâu. Hoàng nói theo.

– Thế nào mới là chọn? Hai người ngồi trên chiếc giường từ sáng tới giờ, anh còn nói có với không. Lan hỏi lại.

Nói xong, Lan cầm chiếc giỏ, lịch sự,

– Mấy gói kẹo ngon dành riêng cho anh, em phải về. Chúc anh luôn vui và mau khỏe.

– Em có thăm anh nữa không? Hoàng hơi buồn.

Lan lắc đầu, bước ra khỏi cửa. Hoàng không biết phải nói gì, ngồi thừ trên giường, đầu nặng trĩu. Mấy phút sau, Diễm bước vào, nhìn Hoàng,

– Em tưởng anh khóc chứ. Sao hai người nói gì, mau vậy? Em nghĩ trong bụng, phải chờ ít nhất cả giờ mới được vào chứ.

– Cười thôi. Bây giờ còn một mình, em muốn làm gì, nói gì anh cũng chịu hết. Hoàng giả lả.

Diễm, bước nhẹ, ngồi cạnh giường, làm bộ đẩy Hoàng. Hoàng cũng lật đật ngồi hẳn vào trong, nắm tay Diễm. Khi thấy Diễm không rút tay, Hoàng biết đó là triệu chứng tốt. Diễm muốn cho qua chuyện, nhưng vẫn quay lại hỏi,

– Anh quen cô Lan hồi nào?

– Khi mới tới Pleiku được vài ngày.

– Cô Lan biết anh ở đâu mà tới làm quen? Diễm vẫn tiếp tục tra khảo.

Hoàng mỉm cười, kể từ đầu đến đuôi. Diễm nghe, nhiều khi cũng cười,

– Anh đi nhẩy với cô ấy nhiều chưa?

– Cũng mấy lần. Lan ca ở Phượng Hoàng hằng đêm, nên mỗi khi ca xong anh và Lan nhẩy vài bản.

– Anh khỏi phải khai thêm. Em biết cô Lan lâu rồi, nhưng cô ta không biết em thôi.

– Em khát nước không? Hoàng biết chuyện đã êm, khẽ hỏi.

– Anh nịnh hay lắm, nhưng em chưa tin anh đâu. Bây giờ, anh phải nói thật, bao giờ cô Lan của anh vào thăm lại, để em trả? Diễm nguýt.

– Lan không nói. Hoàng thành thật.

– Anh không hỏi hay năn nỉ ư? Hoàng muốn thử, khẽ hôn vào má Diễm. Nàng ngồi im lặng, nhưng không hưởng ứng như mọi lần. Lan ấm ức,

– Lúc nãy, em muốn bỏ về cho hai người tự do. Em mà về chắc không bao giờ thăm anh nữa.

– Vì vậy em ngồi chờ địch thủ về phải không?Hoàng chọc.

– Ừ, chờ người ta bỏ mình lượm chứ tội gì. Diễm đấm nhẹ vào Hoàng.

Khi Hoàng kéo người Diễm vào mình, nàng ngã theo.

– Anh sợ Lan không bỏ, lấy ai mà lượm.

– Lan không bỏ, anh phải bỏ, chỉ đơn giản vậy thôi. Nói cho anh rõ ràng, hoặc em hoặc cô Lan thôi đấy. Vừa nói Lan vừa kéo tai Hoàng. Nghe rõ chưa, thiếu úy? Một lần thôi nhé. Diễm ngồi ngay lại.

Hoàng cố cười. Diễm lại nằm trên ngực Hoàng,

– Vậy mà hay, biết thêm một bí mật của anh. Em không biết anh còn bao nhiêu cô Lan nữa? Anh hay thật, mới tới Pleiku có mấy tháng mà quen đủ người. Anh đi lạc làm sao mà hai người thắm thiết dữ?

– Có thắm thiết gì đâu, em chỉ tưởng tượng. Hoàng nhỏ nhẹ.

Diễm ghé sát vào mặt Hoàng,

– Thế nào anh mới chịu là thắm thiết. Chẳng lẽ… Diễm lưỡng lự, muốn nói gì, nhưng lại im bặt. Thôi không nói nữa.

Mấy tháng sau, khi viết thương ở chân khỏi, Hoàng được tháo bột. Một đêm, hai người ghé Phượng Hoàng. Bất ngờ thấy Lan đang hát, Hoàng cố tình đưa Diễm tới, chờ Lan nhìn xuống khẽ lấy tay chào. Hình như Lan vẫn giận, làm bộ không thấy, tiếp tục hát. Sau đó Lan nhẩy với một sĩ quan khác. Diễm biết Hoàng chào Lan, nhưng cứ im lặng, không phản ứng, nhưng khi về tới chỗ ngồi, Diễm nhắc nhở,

– Anh quên lời hứa tại quân y viện rồi ư? Chỉ một lần thôi đấy.

https://dongsongcu.wordpress.com/

Đồi Bắc – 20VBQGVN/LĐ6BĐQ

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lần này thôi nhé!

Người viết nhớ lại những ngày bị thương tại Pleiku… khi nằm trong quân y viện. Bị thương, không người thăm, chắc chắn là khổ, nhưng hơn một người thăm, cũng chẳng dễ dầu gì.

Đồi Bắc – 20VBQGVN/LĐ6BĐQ

Huy hieu BDQ mau nguy trang.jpg

Huy hieu LD6BDQ.jpg

Tạm biệt mùa đông, tạm biệt ánh lửa hồng, tạm biệt vòng tay ấm.
Mùa đông sẽ đi qua, rồi anh sẽ đi xa.
Chỉ còn lại một mình em, ngồi hát cùng dòng sông.
Chỉ còn lại mình em, nhớ về một mùa đông
Nếu như ngày ấy, một hai ta biết nghĩ, thì bây giờ, ta để mất nhau chưa?
(Trích lời bản Tình khúc yêu thương)

Người viết nhớ lại những ngày bị thương tại Pleiku… khi nằm trong quân y viện. Bị thương, không người thăm, chắc chắn là khổ, nhưng hơn một người thăm, cũng chẳng dễ dầu gì. Tên người không phải tên thật ngoài đời, mọi chuyện trùng hợp đều ngoài ý tác giả.

Pleiku – 1967

***Bệnh viện vào buổi sáng thật vắng lặng, nhất là phòng của Hoàng đang nằm. Phòng có 4 giường nhưng chỉ có mỗi mình chàng. Những chiếc giường trống, khăn giường trắng toát, gọn gàng, sạch đến lạnh lùng, khiến Hoàng cảm thấy cô đơn, nhớ nhà, nhớ đơn vị, nhớ bạn bè khi chỉ có một mình. Tất nhiên, phòng trống có nghĩa không có tổn thất của các đơn vị hành quân trong vùng, còn giường chật người, nhộn nhịp là mang nhiều tin xấu

Cũng may, Hoàng tình cờ quen Diễm khi nàng cùng các bạn vào thăm và ủy lạo các binh sĩ đang nằm tại ngoại thương. Từ đó Diễm vào thăm Hoàng mỗi tuần, chẳng kể ngày nghỉ, miễn là nàng rảnh, là vào. Ngoài ra, một vài cô bạn, quen Hoàng trước cả Diễm, khi biết tin chàng bị thương cũng thăm. Trong những người tới thăm thường nhất, phải kể tới Lan, cô ca sĩ tiểu đoàn 20. Nói cho đúng, cô ta mới là người đầu tiên tình cờ gặp và quen, khi chàng còn bỡ ngỡ, chân ướt, chân ráo tới Pleiku.

Bọn Hoàng, 4 thằng cùng khóa, ra trường, tới Pleiku đầu năm 1966. Sau khi trình diện đơn vị, Hoàng thuê chung một phòng gần trường Thiếu Sinh Quân. Thời đó, đời lính thật sướng, thỉnh thoảng họ đi hành quân vài ngày, một tuần là trở về hậu cứ tại Biển Hồ, rồi mạnh ai nấy đi. Mấy người lính có gia đình tại khu gia binh thì về với vợ con, trong khi mấy sĩ quan độc thân như bọn Hoàng rủ nhau ra phố, lúc nào cũng nhộn nhịp. Dalat và Pleiku thật khác nhau từ con người tới phong cảnh.

Một buổi tối, Hoàng đi bộ tìm tới Phượng Hoàng, khi nghe nới nơi này về đêm rất vui. Đang đi, Hoàng vượt qua mặt một cô, trạc hơn 20. Cô ta thấy Hoàng thì chúm chím cười, khiến chàng chậm bước lại. Cô gái bước kịp, vồn vã,

– Chắc thiếu úy mới tới xứ này?

– Tôi mới tới được hơn hai tuần. Được nghỉ, không hành quân, tiện thể tôi muốn làm quen phố xa, nên đi cho biết. Hoàng thành thật.

– Thiếu úy muốn quen phố xá thôi ư?

Hoàng hiểu ngay, cô này ăn nói lanh lẹn lắm, chẳng hiền gì. Cô gái bỏ lửng câu hỏi, nói chuyện khác,

– Thiếu úy đi đâu vậy?

– Nghe nói ở đây có Phượng Hoàng, tính tới đó xem cho biết. Hoàng không lưỡng lự.

– Thiếu úy nhẩy được không?

– Cũng được, nhưng không nhuyễn lắm. Hoàng trả lời.

– Thiếu úy gọi tên Lan cho tiện. Thiếu úy tên gì? Cô gái tự nói tên mình.

– Hoàng. Câu trả lời thật ngắn ngủi.

Hai người vừa nói chuyện vừa đi. Khoảng đường khá ngắn, dọc bên đường có hai hàng dương liễu, gần mỗi nhà lại có mấy cây trứng cá, làm cho quãng đường đẹp. Thành phố không có nhiều nơi giải trí, ngoại trừ mấy quán cà phê, nên Phượng Hoàng thành điểm hẹn. Lan nói,

– Giờ này, anh đi nhẩy, hơi sớm. Anh phải tới khoảng gần 9 giờ. Còn thứ bẩy, chủ nhật, sớm hơn một chút cũng được. Bây giờ còn cả tiếng nữa, vì ban nhạc chưa chơi đâu.

Hoàng ngạc nhiên, Lan nói có vẻ rành rọt quá. Hoàng khẽ liếc, cô gái tương đối đẹp, nước da hơi ngăm ngăm nhưng mịn màn, khiến cô gái thành có duyên. Nhìn cách trang điểm chứng tỏ cô ta không phải ở tuổi học trò. Hoàng tò mò,

– Lan đi đâu?

– Em cũng đi cùng đường với anh. Em thấy anh mấy lần trên đường này rồi, nhưng anh đi, không nhìn ai, nên không thấy em đấy. Lan vừa trả lời vừa gợi ý. Em nói như thế này, hơi đường đột “mình vào quán cà phê gần đây, nói chuyện được không?”

Phải nói Hoàng bất ngờ, nghĩ bụng, “buồn ngủ gặp chiếu manh, chưa biết nếp tẻ gì, mà dám mời mình đi uống cà phê” nhưng Hoàng cũng vẫn ngài ngại. Cuối cùng, Hoàng nghĩ, ”Mình là lính mà sợ gì. Vui ở, buồn đi.” nên nhận lời liền.

Cô gái đi bên cạnh, im lặng chờ đợi, nhưng khi thấy Hoàng nhận lời, cô ta vui ra mặt.

– Anh thấy vậy mà dễ quen ghê.

Hoàng không hiểu, cô gái muốn nói gì, vẫn im lặng, tiếp tục cùng đi. Một chút sau, họ đã tới quán. Hai người vừa kéo ghế ngồi, thì cô tiếp viên đã tới. Cô ta chào Lan, như biết nhau lâu rồi,

– Chị Lan, giờ này còn ở đây ư? Vừa nói, vừa nhìn Hoàng. Chào thiếu úy.

– Anh uống gì? Lan kêu nước chanh, rồi hỏi.

Khi Hoàng muốn uống cà phê sữa thì cô gái nói với theo,

– Nhớ cho nhiều sữa.

Hoàng biết cô gái chọc mình, nhưng im lặng, nghĩ thầm, “Em cứ chọc đi. Mai mốt mới biết, anh không hiền lành như em nghĩ đâu.”

Qua câu chuyện, Hoàng biết cô làm việc cho Tiểu Đoàn 20 CTCT, đóng gần quân đoàn, là ca sĩ chính, và cũng hát hay. Lan là ca sĩ khá nổi tiếng, một phần vì Pleiku thời đó ít người. Lan hát thêm tại Phượng Hoàng. Vì làm 2 nơi nên Lan có khá tiền, rủng rỉnh hơn Hoàng. Lan dặn,

– Khi nào anh rảnh, cứ lên đây. Em ca vài bản, xuống ngồi với anh, rồi hai đứa mình nhẩy. Em muốn anh đưa em về nhà hằng đêm, vì sau những giờ ồn ào, nhộn nhịp, đi về một mình, em thấy buồn ghê. Anh nhớ nhé, em hiểu anh, tiền lính, tính liền. Tiền bạc anh đừng lo, em có sổ ở đây, em chỉ cần viết tên mình là xong, chẳng có bao nhiêu đâu.


Sau mỗi lần Lan theo tiểu đoàn đi trình diễn cho các đơn vị tiền đồn, thể nào Lan cũng có chút quà cho Hoàng, từ các nơi. Lan đã đưa Hoàng về căn phòng thuê gần trường Thiếu sinh quân. Tình cảm của hai người chưa rõ rệt lắm, nhưng vì Lan đã ra đời nên các đối xử hơi khác, bạo dạn, thật tình. Nếu Hoàng muốn tiến xa thêm, cũng có thể, nhưng Hoàng chưa bao giờ có ý định đó. Quen nhau một thời gian, Hoàng bị thương, Lan là người đầu tiên vào thăm tại quân y viện. Lần đó, nàng đúng là tay xách, nách mang. Sau đó, nàng thường thăm ngày thường, vì thứ bẩy và chủ nhật phải trình diễn với ban nhạc, không thể thiếu mặt được.

Hơn hai tuần, ở quân y viện, Hoàng quen Diễm. Hai cô gái là hai thế giới khác nhau. Lan người Phan Thiết, còn Diễm là người Bắc. Lan đã ra đời, Diễm còn đi học. Trước đây, Hoàng đã theo đuổi Diễm mấy lần mỏi cả chân, nhưng chưa làm quen được. Cô bé cứ như đùa giỡn, chơi cút bắt. Nhiều lần Hoàng muốn bỏ cuộc vì thiếu kiên nhẫn. Nếu không bị thương nằm tại quân y viện, nếu Diễm không theo đoàn học sinh của trường Pleime vào thăm, cho quà bánh thương bệnh binh, chắc Hoàng không bao giờ quen và thân nàng như ngày nay.

Chuyện bắt đầu từ Lan tới Diễm, quen cả hai trong những trường hợp thật Hoàng không ngờ. Giờ này, nằm đây, dù muốn hay không, Hoàng có hai người quen thân. Cả hai người thường vào tham chàng bất kể ngày thường hay thứ bẩy chủ nhật. Nhiều khi Hoàng nghĩ vẩn vơ, cái cảnh đi đêm có ngày gặp ma, lỡ hai người vào thăm cùng lần thì ăn nói làm sao. Không khéo, mất cả chì, lẫn chài. Mà khổ nỗi mất ai chàng cũng không muốn. Chưa tính được cách nào khác, nên chàng cứ dùng dằng, lần lữa, ngày nọ qua ngày kia. Cũng may tới giờ này, hai cô chưa đụng độ lần nào.

Hoàng lại nhớ tới Diễm, mỗi lần thăm, Diễm thường ngắm chiếc chân bó bột của Hoàng, lấy cái muỗng gõ thật mạnh, hỏi Hoàng,

– Anh có đau không?

– Hơi đau. Lúc nào Hoàng cũng làm bộ.

Diễm nhìn Hoàng ngờ vực,

– Em thấy mấy người Mỹ bị thương, bó bột giống anh. Họ được đắp thêm gót chân như đôi giầy, đi như người bình thường. Anh chỉ hay nhõng nhẽo. Tuy nói vậy, Diễm cũng mỉm cười nói với Hoàng. Thật ra, em cầu cho anh thật lâu mới khỏi, để ở lại đây. Em sợ ngày anh lành chân, cắt bột lắm.

Hoàng nhìn cặp mắt chớp chớp của Diễm, muốn nói theo ý Diễm, nhưng khi bật thành tiếng Hoàng nói ngược với suy nghĩ của mình

– Em, biết không? Là lính, anh phải ở với đơn vị chứ.

Diễm nhìn Hoàng, giận dỗi,

– Em biết mà. Lúc nào anh cũng bạn bè, cũng đơn vị. Thôi ráng khỏi đi rồi về với đơn vị. Em trả anh lại cho tiểu đoàn, cho núi rừng. Ai mà giữ anh được.

Hoàng biết Diễm buồn khi nghĩ tới ngày hai đứa không gần nhau, nên cười giả lả,

– Anh nói vậy chứ, phải nghe em chứ. Em cho khỏi lúc nào, anh khỏi lúc đó.

Diễm còn nói tiếp,

– Em mà quen bác sĩ, em sẽ năn nỉ, để anh ở lại thật lâu. Tiếc ghê, ai cũng quen mà bác sĩ này thì không. Em chịu thua.

Ngược lại, khi Lan vào thăm, câu chuyện của 2 người cũng khác. Chuyện Lan nói nhiều về lứa đôi, thực tế hơn. Cũng thương, cũng yêu, cũng nhớ nhung, nhưng thường hướng về tương lai. Lan thường hỏi Hoàng, chẳng hạn,

– Có khi nào, anh nghĩ, khi nào anh lập gia đình không? Có lúc nào anh thấy cô đơn không? Rồi Lan kể về mình. Anh biết, nhiều đêm về tới nhà, nằm một mình, trong phòng tối, em thấy buồn và đơn độc vô hạn. Em đã nghĩ tới anh. Nhưng hình như trong đầu của anh chưa bao giờ có câu hỏi về mai sau, về tương lai thì phải?

Hoàng biết Lan trách, nhưng chỉ im lặng. Một mình ngồi chờ khám bệnh buổi sáng, mải mê suy nghĩ quên hẳn chung quanh, Hoàng tưởng như Diễm đang ngồi bên cạnh. Tiếng gõ cửa đưa Hoàng về thực tế. Trung sĩ Sơn, y tá, nhìn vào phòng nói nhỏ,

– Bác sĩ sắp vào đó, Trung Úy.

Hoàng ngồi lại, ngay ngắn trên giường, hai chân thẳng trên chiếc nệm. Bác sĩ Hoàng và Trung Sĩ Sơn cầm chiếc sổ tay và cái bút cùng vào. Bác sĩ Hoàng ngó chăm chăm vào cái chân đang bị bó bột, rồi khẽ lắc mấy ngón chân lòi ra ngoài, nhìn vào tấm giấy để ngay trên giường, hỏi Hoàng,

– Chân của trung úy còn đau không?

– Không đau, có lẽ vết thương đã lành da. Hoàng trả lời nhỏ nhẹ.

Bác sĩ Hoàng quay lại nói với Trung sĩ Sơn,

– Anh theo dõi vài ngày, khi vết thương khỏi hẳn, cho tôi biết.

Trung Sĩ Sơn ghi vào tờ giấy và cuốn sổ tay, rồi cùng Bác sĩ Hoàng ra khỏi phòng bệnh. Hoàng hơi buồn cười vì trùng tên với ông bác sĩ.

Mỗi sáng, đôi khi bác sĩ chỉ cần vài phút là khám xong một người. Sau đó, bệnh nhân được hoàn toàn tự do. Ai muốn đi đâu chỉ cần hỏi Trung Sĩ Sơn. Hoàng ít khi ra phố Pleiku, trừ khi có bạn vào đón, như Trân, bạn cùng khoá ở tiểu đoàn 22 BĐQ. Mỗi lần như vậy, Trân chở chàng ra phố ăn phở, uống cà phê, rồi lại chở về quân y viện. Có nhiều lần Trân chở cả Diễm theo, sau khi ba người ở ngoài phố lâu hơn. Đối với Hoàng, những ngày tháng trong bệnh viện không dài và buồn như những người bị thương nặng. Cũng may, chân của chàng chỉ bị thương tương đối nhẹ, nên có thể đi tới đi lui được. Nếu không, những ngày nằm tại đây là những ngày đau khổ, chẳng dễ dàng gì. Cứ tưởng tượng, mọi việc kể cả những nhu cầu cá nhân, cũng phải nhờ tới bạn cùng nằm gần giường mình giúp. Những cảnh thương tâm không thiếu trong phòng ngoại thương, người bị thương chỗ này, người bị chỗ khác, nhiều người bị thương rất nặng, được chở về bằng trực thăng ngay trong đêm, nằm rên la, đau đớn. Sáng hôm sau họ đã chết, trong khi người nằm bên cạnh chưa kịp biết tên.

Hoàng nhìn đồng hồ, 10 giờ -Sắp qua buổi sáng. Theo thường lệ, Hoàng vắt chiếc khăn tay trên vai bộ quần áo sạch, bên tay lủng lẳng một bình serum, lò cò trên cặp nạng lên phòng tắm. Hoàng thích tắm vào buổi sáng vì phòng chưa có người. Khi xong, Hoàng thay quần áo, mang theo bình nước đầy, trở về phòng, sau khi treo bộ quần áo mới giặt bên hàng rào. Thật ra bệnh nhân không phải tự giặt quần áo, chỉ bỏ vào chiếc xe ngay đầu phòng, tới giờ, có người tới lấy. Hơn nữa, bệnh nhân không được phơi quần áo ngổn ngang trên hàng rào. Với Hoàng, là trường hợp ngoại lệ, vì Trung Sĩ Sơn ngó lơ cho chàng.

Hoàng bước vào phòng, vừa với tay mở chiếc radio, nghe bản tin thời sự, vừa đọc tờ điện ảnh cũ. Nước nấu sôi nấu bằng resistance, đủ pha chút trà và cà phê. Sữa thì ê hề, không giống những ngày hành quân. Nhiều khi chưa kịp tiếp tế, Hoàng và bạn bè đành chuyền một ly cà phê nhỏ, không sữa, thiếu đường, đắng ngắt, cho đỡ thèm.

Ở đây, Hoàng có dư thừa quà do các phái đoàn ủy lạo tặng. Ba lô của chàng chất đầy xà bông, khăn mặt, kem đánh răng, mà Hoàng định bụng khi xuất viện sẽ lấy ra dùng dần. Khi hớp một ngụm cà phê, Hoàng chợt thấy bao thuốc lá có chữ LM mà Diễm mua cho đang nằm trên chiếc bàn sắt nhỏ, cạnh đầu giường. Khi đưa Hoàng, Diễm dặn đi, dặn lại,

– Em biết anh không hút thuốc, nhưng em vẫn mua cho anh. Anh không được mở, cũng không được cho ai. Nhớ nghe.

Quả thật đây là những ngày vàng son của lính tác chiến. Nhưng Hoàng vẫn nhớ đơn vị, bạn bè đang chiến đấu. Thật mâu thuẫn!

Cánh cửa phòng mở, trong tay cầm chiếc giỏ Diễm rạng rỡ, vừa giữ cho chiếc cửa khỏi đóng, vừa đưa người lách vào. Hoàng hơi ngạc nhiên, nhưng cũng lật đật, lò cò tới gần. Chợt ngửi thấy mùi thơm nhẹ nhàng, quen thuộc của nước hoa, Hoàng hỏi,

– Sao hôm nay, thứ Năm, em vào sớm vậy?

– Em vào sớm coi có ai nuôi anh không? Diễm vừa nhìn Hoàng, vừa nói dỡn.

– Làm sao em vào giờ này được? Hoàng hỏi.

Diễm vừa để chiếc giỏ cạnh giường, vừa nói,

– Em đứng ở bến xe lam chờ thì một chiếc xe jeep chạy ngang. Em cười cầu tài. Khi chiếc xe dừng, một thiếu tá mang dấu hiệu Quân Đoàn II ngoái người hỏi em đi đâu. Em khẽ trả lời là vào quân y viện. Ông thiếu tá nói nới rằng cũng tiện đường nên chở cho một đoạn. Em không lưỡng lự, lên xe, vì có chết chóc gì. Khi được hỏi vào thăm ai trong bệnh viện, em đã trả lời rằng “thăm một người anh đang nằm ở khu Ngoại Thương 2.” Ông thiếu tá vui vẻ chọc em rằng đây là bà con xa hay gần? Em hiểu ý nên đã trả lời “bà con gần lắm, chỉ không cùng họ thôi.” Khi chiếc xe tới ngã ba vào quân y viện, ông ta đổi ý chở em luôn tới gần hành lang, rồi đưa em số điện thoại, dặn dò, “Đây là số điện thoại của tôi. Gọi tôi khi nào cần về, tôi cho tài xế chở dùm.”

– Em lanh ghê. Hoàng khen.

Diễm tưởng Hoàng ngạo mình, chống chế,

– Em muốn vào thật sớm chứ bộ. Vừa nhìn chung quanh, Diễm vừa khen. Phòng gọn gàng ghê đi. Bác sĩ thăm chưa anh? Bác sĩ có nói gì không?

Hoàng biết ý Diễm, lúc nào cũng sợ Hoàng phải xuất viện, về lại đơn vị, và xa nàng. Hoàng thấy thương Diễm. Tình yêu của cô gái mới lớn, ở tuổi học trò, lúc nào vẫn mơ mộng, lúc nào cũng sợ mất mát.

Hoàng và Diễm mới quen nhau được mấy tháng. Theo Diễm kể, Hoàng là người đầu tiên, còn với Hoàng, trước đây, cũng có bạn ở Dalat, và cả ở Saigon, nhưng cũng chỉ quen, không hơn tình bạn, chẳng sâu đậm. Thành thử, tuy mới quen Diễm nhưng mối tình mau chóng trở nên tha thiết, có lẽ vì Hoàng đã thay đổi, đã người lớn hơn.

Nhiều người quen nhau tại trường học, tại phố, tại quán cà phê, nhưng Diễm và Hoàng lại quen nhau tại ngay bệnh viện này. Mặc dù trước khi bị thương, Hoàng đã theo Diễm không biết bao nhiêu lần, nhưng lần nào cũng vậy, Diễm lừa Hoàng bằng cách vào tiệm này, tiệm kia, rồi mất hút trên đường Hoàng Diệu. Diễm nhìn Hoàng,

– Anh suy nghĩ gì mà tư lự vậy?

– Có gì đâu, anh chợt nghĩ tới ngày mới quen em, thấy vui vui. Hoàng cười.

– Thấy vui vui, sao mặt lại ngây ra như vậy? Em không tin anh chút nào?

Diễm đưa tờ báo điện ảnh, một tờ báo hàng ngày, vừa hỏi Hoàng.

– Anh chưa ăn gì hết phải không?

Cầm chiếc bánh Diễm đưa, Hoàng khen,

– Ở đây cũng có bánh này hả em? Diễm cười,

– Nói cho anh biết, Dalat của anh có cái gì, Pleiku có cái đó.

– Em biết có thứ nào Pleiku có mà Dalat không có không?

Diễm chưa kịp hiểu câu nói, và đoán không ra thì Hoàng trả lời dùm,

– Pleiku có Diễm, Dalat làm gì có.

– Anh chỉ được vậy là hay. Diễm cười, đẩy Hoàng xuống chiếc nệm.

Ngồi trên giường với Hoàng. Diễm kể về chuyện học hành, bạn bè. Diễm tỉ tê,

– Từ ngày quen anh tới giờ, thời gian trôi qua thật mau. Em mong từng ngày, cho mau tới chủ nhật. Tuần này, em nghỉ tới 3 ngày, nên vào hôm nay, mai ở nhà, rồi mốt mới vào thăm anh lại.

Diễm vừa nói, vừa cầm bàn tay Hoàng. Nàng nhìn chiếc nhẫn Dalat đeo trên tay Hoàng, rút ra ngắm nghía, đọc mấy chữ trên chiếc nhẫn, rồi nói như không cần ý kiến Hoàng

– Em mược chiếc nhẫn nghe. Tuy nó hơi rộng chút xíu, nhưng em có cách làm nhỏ.

Hết chiếc nhẫn, nhìn thấy ngón tay của Hoàng được cắt tiả gọn gàng, nàng nói,

– Nhiều lần,vào thăm các chú lính bị thương, nhìn bàn tay họ với móng tay quá dài, em thật tội nghiệp. Em lúc nào cũng mang theo cái cắt móng tay, gặp mấy chú, có móng tay dài, mà bị bó bột, em cắt dùm hết. Họ cảm động, em cũng thấy mũi lòng.

Khi nghe Diễm nói chuyện, Hoàng nghĩ nàng đúng là một cô gái đặc biệt. Chưa rời khỏi ghế nhà trường, thay vì ở nhà, hay tụ tập với bạn bè vào những ngày nghỉ, Diễm đã cùng một nhóm bạn vào quân y viện, thăm các thương bệnh binh. Sẵn có khiếu ca hát, Diễm thường hát trong những phòng bệnh với ban nhạc rất ít người. Chỉ 2 hay 3 chiếc đàn, một bộ trống nhỏ là Diễm và nhóm bạn có thể tổ chức ngay một buổi văn nghệ. Mới hai tuần trước, ngay tại ngoại thương này, Diễm và bạn bè đã hát những bài nhạc ca ngợi lính.

Chiều hôm đó, ở phòng lớn bên cạnh có hơn hai chục chiếc giường, Diễm đứng bên cạnh Hoàng đang ngồi trên xe lăn, không dấu diếm tặng một bài hát cho cho riêng chàng. Một tay cầm micro, một tay đặt nhẹ trên vai chàng, Diễm đã ngọt ngào hát,

“ Nếu em không là người yêu của lính,
ai sẽ nhớ anh chủ nhật trời trong?
Ai sẽ viết tên anh trăm ngàn lần?
Và những lúc anh về,
ai kể chuyện đời lính, em nghe?…”.

Có lẽ, vì tính tình dịu dàng, nhiều tình cảm nên Diễm đã chọn việc ủy lạo thương bệnh binh. Diễm hay nhắc, nếu nàng không vào ủy lạo thì “làm sao anh gặp được em?“ Hoàng sửa lại là “làm sao em gặp được anh?“ thì mới đúng. Diễm nguýt trả lời, ”Anh quí ghê đi. Em mà xa anh, chắc nhiều người xếp hàng lắm đấy.“

Hoàng gật gù, Diễm nói đúng. Nàng có dáng dấp đẹp, khuôn mặt có duyên, hát hay, nói chuyện thông minh. Mẫu người như vậy… Hoàng quen cũng là may lắm, chưa kể là Diễm chịu khó vào thăm hàng tuần như thế này. Hoàng nhắc,

– Sao em không ngồi lên giường nói chuyện cho đỡ mỏi chân.

Diễm, bỏ đôi giầy, bước lên giường, vừa dựa vào người Hoàng, vừa nói,

– Cấm anh không được bắt em nằm. Lần nào cũng vậy, ra khỏi phòng anh, quần áo nhăn nhúm, bắt gớm.

Hoàng khẽ tát nhẹ vào má Diễm,

– Tại em chứ, ngồi chút là gác chân trên chiếc chân bó bột của anh, ngồi một chút xíu là than thở, “Tụi mình nằm nói chuyện đỡ mệt hơn, anh à.”

– Ừ, nói vậy thôi. Ngồi miết cũng mỏi vai, mỏi cổ. Anh cũng vậy chứ đâu phải em. Diễm cười.

Diễm vói tay vào chiếc giỏ, lấy trái quit, bóc vỏ, rồi nhón từng múi đưa cho Hoàng. Căn phòng bệnh tự nhiên trở nên ấm cúng. Trong khoảnh khắc quân y viện trở thành căn nhà nhỏ. Diễm và Hoàng quên chiếc phòng lớn bên cạnh, quên chiến tranh, quên tất cả. Hạnh phúc là lúc này vì mai đây, khi ra đơn vị, chắc gì đã gặp lại nhau.

Hai người đang vui vẻ nói chuyện thì cửa phòng bật mở. Diễm vội ngồi ngay ngắn, rồi chợt trố mắt ngồi yên. Còn Hoàng, tim muốn đứng, không nói được nên lời. Lan mở cửa phòng như thường lệ, vì tưởng phòng không có ai khác nên chẳng thèm gõ cửa. Lan cũng khựng lại, ngỡ ngàng, khuôn mặt thoáng vẻ thoảng thốt. Nếu bình thường như mọi lần, Hoàng đã nhẩy xuống đất, lò cò tới gần Lan rồi. Lần này thì chết cứng, tuy nhiên chàng cũng gượng cười, giả lả nói,

– Lan mới về hả?

– Em mới về. Chương trình đổi, về sớm hai ngày, cũng vì vậy mà gặp nhiều chuyện vui vui trong tiểu đoàn. Lan cố trấn tỉnh.

Hoàng hiểu, chẳng có chuyện gì khác, thay vì nói chuyện buồn, Lan nói trớ thành vui vui. Còn Diễm vẫn ngồi im, không nói. Chàng đành phải giới thiệu, làm như không có chuyện gì,

– Hai cô biết nhau, hay gặp mặt lần nào chưa?

– Hình như em có gặp chị này, ở đâu rồi, nhưng tự nhiên quên lửng, nhưng quen lắm. Lan nói trước.

– Em gặp chị tại Phượng Hoàng và mấy lần trình diễn tại các đơn vị, phải không? Có phải chị tên Lan, ca sĩ chính của tiểu đoàn 20 CTCT không? Diễm nói.

Lan không trả lời, Hoàng lợi dụng cơ hội nói tiếp,

– Vậy là hai người hơi quen nhau rồi. Vừa nói, chàng vừa nắm tay Diễm. Cô bé giật tay lại, nhăn mặt. Hoàng biết Diễm cố tỏ vẻ bất bình, nhưng chàng làm như không nhận ra, nói,

– Đây là Diễm, còn đây là Lan.

Cả hai không ai nói thêm gì. Im lặng một chút, như cả tiếng đồng hồ. Hoàng chưa biết cách nào để giảng hòa hai bên. Nhưng nghĩ mãi không ra vì chẳng bên nào chịu nhường bên nào. Hoàng gắng gượng hỏi,

– Lan mang gì trong giỏ vậy, bỏ ra đây cùng ăn cho vui. Hai cô vẫn im lặng. Hoàng biết mình, nói bao nhiêu thì đổ dầu vào lửa bấy nhiêu. Lan già dặn hơn,

– Em mang cho anh chút quà. Tiện thể tính nói với anh, em phải theo tiểu đoàn trình diễn xa.

Hoàng hỏi để trấn tĩnh và nghĩ cách đối phó,

– Lâu lắm hay sao? Vắng em, Phượng Hoàng vắng khách đấy.

– Làm gì có chuyện đó, thiếu gì người. Họ tới Phượng Hoàng để nhẩy. Mà nhẩy thì thiếu gì người đẹp. Em thấy nhiều cô nữ sinh nhẩy hay lắm. Lan cố tình nói cho Diễm nghe.

Từ nãy giờ Diễm không nói gì nhiều, chỉ ngồi im lặng. Lan lấy mấy món quà trong giỏ ra, làm bộ,

– Mấy thứ này là thứ anh thích. Nhưng thôi mở sau nghe. Lan cố tình chọc tức Diễm.

Diễm chắc hơi bực mình. Khi Lan vừa ngó lơ, Diễm nhéo Hoàng một cái thật đau, nhưng Hoàng đành im lặng chịu. Trong bụng, Hoàng chỉ mong cả hai cô đòi về, hay một cô về cũng được, rồi Hoàng kiếm cách năn nỉ sau, chứ hai người, cứ nhìn mỗi người một hướng, thật khó chịu. Đối với Hoàng mới hơn 10 phút mà như lâu cả giờ. Cuối cùng Lan nói,

– Em phải về, chiều nay em bận lắm.

Hoàng hơi mừng trong bụng, nhưng không lộ vẻ ra ngoài, ngồi im lặng. Thường khi Lan hay Diễm đòi về, thể nào Hoàng cũng năn nỉ, “Em ở lại, về gì sớm vậy.” Lần này Hoàng nghẹn lời. Lan không nhìn Diễm, khẽ nói với Hoàng,

– Anh Hoàng, xin phép chị gì đây, ra ngoài em nói một chút, một chút thôi.

– Thôi để em ra ngoài, hai anh chị nói chuyện trong này ấm cúng hơn. Diễm vội nói.

Diễm còn cố nhấn mạnh chữ “anh chị, ấm cúng”. Hoàng hiểu ý, nghĩ thầm, “Gớm đúng là Bắc Kỳ”. Diễm nói xong, ngồi dậy, xỏ chân vào đôi dầy, mở cửa phòng ra ngoài. Khi chỉ còn hai người, Hoàng nhìn Lan im lặng. Lan vào đề ngay,

– Anh quen cô Diễm hồi nào vậy?

– Mới quen, khi Diễm theo phái đoàn học sinh vào ủy lạo. Hoàng nói thật,

– Anh lanh ghê. Tưởng anh quen lâu lắm rồi chứ, hai người tình tứ ghê. Lan gằn giọng.

Hoàng vẫn ngồi yên. Lan khẽ thở dài, cuối cùng, nói với Hoàng giọng lạc hẳn,

– Có lẽ mình gặp nhau lần này là lần cuối, em không thể chịu được. Thôi, anh đã chọn, em không phiền anh nữa đâu.

– Anh đâu chọn gì đâu. Hoàng nói theo.

– Thế nào mới là chọn? Hai người ngồi trên chiếc giường từ sáng tới giờ, anh còn nói có với không. Lan hỏi lại.

Nói xong, Lan cầm chiếc giỏ, lịch sự,

– Mấy gói kẹo ngon dành riêng cho anh, em phải về. Chúc anh luôn vui và mau khỏe.

– Em có thăm anh nữa không? Hoàng hơi buồn.

Lan lắc đầu, bước ra khỏi cửa. Hoàng không biết phải nói gì, ngồi thừ trên giường, đầu nặng trĩu. Mấy phút sau, Diễm bước vào, nhìn Hoàng,

– Em tưởng anh khóc chứ. Sao hai người nói gì, mau vậy? Em nghĩ trong bụng, phải chờ ít nhất cả giờ mới được vào chứ.

– Cười thôi. Bây giờ còn một mình, em muốn làm gì, nói gì anh cũng chịu hết. Hoàng giả lả.

Diễm, bước nhẹ, ngồi cạnh giường, làm bộ đẩy Hoàng. Hoàng cũng lật đật ngồi hẳn vào trong, nắm tay Diễm. Khi thấy Diễm không rút tay, Hoàng biết đó là triệu chứng tốt. Diễm muốn cho qua chuyện, nhưng vẫn quay lại hỏi,

– Anh quen cô Lan hồi nào?

– Khi mới tới Pleiku được vài ngày.

– Cô Lan biết anh ở đâu mà tới làm quen? Diễm vẫn tiếp tục tra khảo.

Hoàng mỉm cười, kể từ đầu đến đuôi. Diễm nghe, nhiều khi cũng cười,

– Anh đi nhẩy với cô ấy nhiều chưa?

– Cũng mấy lần. Lan ca ở Phượng Hoàng hằng đêm, nên mỗi khi ca xong anh và Lan nhẩy vài bản.

– Anh khỏi phải khai thêm. Em biết cô Lan lâu rồi, nhưng cô ta không biết em thôi.

– Em khát nước không? Hoàng biết chuyện đã êm, khẽ hỏi.

– Anh nịnh hay lắm, nhưng em chưa tin anh đâu. Bây giờ, anh phải nói thật, bao giờ cô Lan của anh vào thăm lại, để em trả? Diễm nguýt.

– Lan không nói. Hoàng thành thật.

– Anh không hỏi hay năn nỉ ư? Hoàng muốn thử, khẽ hôn vào má Diễm. Nàng ngồi im lặng, nhưng không hưởng ứng như mọi lần. Lan ấm ức,

– Lúc nãy, em muốn bỏ về cho hai người tự do. Em mà về chắc không bao giờ thăm anh nữa.

– Vì vậy em ngồi chờ địch thủ về phải không?Hoàng chọc.

– Ừ, chờ người ta bỏ mình lượm chứ tội gì. Diễm đấm nhẹ vào Hoàng.

Khi Hoàng kéo người Diễm vào mình, nàng ngã theo.

– Anh sợ Lan không bỏ, lấy ai mà lượm.

– Lan không bỏ, anh phải bỏ, chỉ đơn giản vậy thôi. Nói cho anh rõ ràng, hoặc em hoặc cô Lan thôi đấy. Vừa nói Lan vừa kéo tai Hoàng. Nghe rõ chưa, thiếu úy? Một lần thôi nhé. Diễm ngồi ngay lại.

Hoàng cố cười. Diễm lại nằm trên ngực Hoàng,

– Vậy mà hay, biết thêm một bí mật của anh. Em không biết anh còn bao nhiêu cô Lan nữa? Anh hay thật, mới tới Pleiku có mấy tháng mà quen đủ người. Anh đi lạc làm sao mà hai người thắm thiết dữ?

– Có thắm thiết gì đâu, em chỉ tưởng tượng. Hoàng nhỏ nhẹ.

Diễm ghé sát vào mặt Hoàng,

– Thế nào anh mới chịu là thắm thiết. Chẳng lẽ… Diễm lưỡng lự, muốn nói gì, nhưng lại im bặt. Thôi không nói nữa.

Mấy tháng sau, khi viết thương ở chân khỏi, Hoàng được tháo bột. Một đêm, hai người ghé Phượng Hoàng. Bất ngờ thấy Lan đang hát, Hoàng cố tình đưa Diễm tới, chờ Lan nhìn xuống khẽ lấy tay chào. Hình như Lan vẫn giận, làm bộ không thấy, tiếp tục hát. Sau đó Lan nhẩy với một sĩ quan khác. Diễm biết Hoàng chào Lan, nhưng cứ im lặng, không phản ứng, nhưng khi về tới chỗ ngồi, Diễm nhắc nhở,

– Anh quên lời hứa tại quân y viện rồi ư? Chỉ một lần thôi đấy.

https://dongsongcu.wordpress.com/

Đồi Bắc – 20VBQGVN/LĐ6BĐQ

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm