Tham Khảo
Làn sóng dân chủ khi nào đến Việt Nam?
Bắt đầu với những sự kiện tưởng chừng rất nhỏ: Phá bỏ một công viên ở Ankara để xây trung tâm thương mại tại Thổ Nhĩ Kỳ hay việc tăng giá vé xe buýt và dịch vụ
Bắt đầu với những sự kiện tưởng chừng rất nhỏ: Phá bỏ một công viên ở Ankara để xây trung tâm thương mại tại Thổ Nhĩ Kỳ hay việc tăng giá vé xe buýt và dịch vụ giao thông công cộng ở Braxin… và sau đó là một làn sóng biểu tình phản đối chính phủ đã nhanh chóng nổ ra thu hút hàng triệu người tham gia. Các cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Braxin đã phải xuống thang, chấp nhận các yêu sách của người dân, dù rằng lúc đầu chính quyền tỏ ra cứng rắn.
Nên nhớ rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Braxin là hai cường quốc đang lên. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia thành viên NATO và là ứng cử viên sáng giá trong đợt kết nạp tới đây vào đại gia đình EU. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là quốc gia mẫu mực của thế giới Hồi giáo về chuẩn mực của dân chủ và nhà nước thế quyền. Braxin là một thành viên của Khối BRICS, tức là các quốc gia có nền kinh tế lớn mới nổi (gồm Nga, Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Điều gì đã xảy ra? Ông Nguyễn Gia Kiểng nhận định rằng sự kiện trên cũng như những gì đã và đang diễn ra tại các nước dân chủ phát triển chứng tỏ các dân tộc trên thế giới không còn hài lòng với các chế độ dân chủ tạm đủ và nửa vời nữa mà người dân đang đòihỏi một nềndân chủ chân chính và trọn vẹn(xem thêm bài: Tương quan lực lượng đã thay đổi).
Điều này có nghĩa là làn sóng dân chủ lần thứ tư vẫn đang trào dâng mạnh mẽ trên khắp thế giới. Cũng theo ông thì thế giới đã và đang tiếp tục thay đổi rất lớn sau cuộc khủng hoảng toàn cầu đã kéo dài 6 năm và vẫn chưa biết khi nào kết thúc. Mục tiêu chính của các quốc gia phát triển trong thời gian tới là cân bằng ngân sách và cán cân thương mại vì vậy những quốc gia có nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như Việt Nam hay Trung Quốc sẽ điêu đứng. Chính quyền Trung Quốc đang muốn cân đối lại nền kinh tế của mình theo hướng đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và giảm bớt đầu tư vì số nợ khổng lồ của khu vực kinh tế tư nhân đã vượt 200% GDP.
Đứng trước những thách thức sống còn như vậy, Việt Nam hơn ai hết, cần có một chính quyền mạnh mẽ, trong sạch, thông minh và tài giỏi để tổ chức lại xã hội và đương đầu với các khó khăn. Tuy nhiên chính quyền Việt Nam được biết đến và nhìn nhận là không chỉ tham nhũng và bất tài mà còn là hiện thân của sự già nua, mệt mỏi và bất lực. Vì độc tài và toàn trị nên đảng cộng sản Việt Nam không có chế tài để thanh lọc những thành phần yếu kém, là những tế bào ung thư trong cơ thể để hoàn thiện và có được sức sống cần thiết của một tổ chức chính trị, chưa nói đến một chính đảng cầm quyền và lãnh đạo đất nước trong cơn bão tố.
Các Hội nghị trung ương lần thứ 4, 5, 6, 7 của đảng vừa qua chỉ có một mục đích duy nhất là “chỉnh đốn đảng” nhưng rồi cũng đã thất bại. Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của đảng cũng chỉ còn là một hư cấu vì đã mất hết quyền quyết định (ông Nguyễn bá Thanh và ông Vương Đình Huệ đã không được bầu vào bộ chính trị dù được ông Nguyễn Phú Trọng tiến cử). Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các vấn đề quan trọng của đất nước như trong các lĩnh vực đất đai, bất động sản, tiền tệ, ngân hàng, pháp luật, quyền con người, thất nghiệp, phá sản doanh nghiệp, v.v. đã không hề được chính quyền quan tâm hay đưa ra cách giải quyết. Họ bất lực hoàn toàn. Ông Nguyễn Tấn Dũng là người đang nắm thế thượng phong và có thực quyền nhất nhưng đồng thời cũng là người bị thù ghét nhất, không chỉ trong dân chúng mà ngay cả trong nội bộ đảng. Trong đợt lấy phiếu tín nhiệm của các đại biểu quốc hội vừa qua thì chỉ số “tín nhiệm thấp” cũng có nghĩa là “không tín nhiệm” của ông Nguyễn Tấn Dũng gần như là cao nhất trong giới lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản. Một chính quyền bất lực, tham nhũng cộng thêm sự chia rẽ như vậy sẽ dẫn đất nước đi về đâu, chắc ai cũng có thể hình dung được?
Cũng theo ông Nguyễn Gia Kiểng thì phong trào dân chủ tại Việt Nam đang có sự thay đổi lớn. Những trí thức tiến bộ xuất thân từ bộ máy đảng và nhà nước cộng sản chỉ còn đóng vai trò hỗ trợ cho phong trào dân chủ, họ không còn là “diễn viên” chính nữa, vì họ đang dần thoái lui vào hậu trường sau những cố gắng thiếu dũng cảm, thiếu ý chí và thiếu cả quyết tâm. Một lực lượng mới đang thay thế họ đó là: Giới trẻ. Thành phần này sẽ là lực lượng chủ chốt và quyết định cho phong trào dân chủ Việt Nam. Giới trẻ ngày nay không còn ân oán gì với chế độ nên họ đòi hỏi dân chủ và tự do một cách sòng phẳng và dứt khoát. Giới trẻ có quyết tâm, kiến thức và lý luận rất sắc bén nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của internet. Họ thích hợp và thích nghi với tư tưởng tự do và lối sống Âu-Mỹ dễ dàng và nhanh chóng hơn là tư tưởng Khổng Giáo. Chuyện “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” đã đi vào dĩ vãng. Việc áp đặt và nhồi sọ những điều sai trái hay vô lý của thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ không còn đất sống và hoàn toàn vô ích. Tuổi trẻ sẵn sàng chấp nhận trả giá để sống đúng với những ước mơ và hoài bão của mình. Có lẽ chúng ta đều bất ngờ khi một thanh niên tuổi đời còn rất trẻ là Đinh Nguyên Kha, bạn của cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã dõng dạc tuyên bố trước Tòa rằng “tôi chống đảng cộng sản chứ không chống tổ quốc Việt Nam”.
Trong thời đại thông tin, truyền thông và tri thức thì không gian ảo trên internet mới là quyết định. Nơi đó mọi người đều có quyền nói lên những suy nghĩ và đòi hỏi của mình, đó mới là không gian quyết định và chi phối các hành động của con người trong xã hội thật. Ai làm chủ được không gian ảo người đó sẽ làm chủ được không gian thật, không sớm thì muộn. Đây là một chân lý mà ông Nguyễn Gia Kiểng đã sớm nhận ra. Điều đó cũng có nghĩa là chế độ cộng sản Việt Nam, khi đã thất bại hoàn toàn trên không gian ảo thì sớm muộn gì cũng thất bại trên không gian thực.
Khi nào thì điều đó sẽ xảy ra? Phong trào dân chủ Việt Nam chỉ còn thiếu mỗi một điều kiện duy nhất mà thiếu nó là không thể được: Quyết tâm xây dựng một tổ chức chính trị có tầm vóc và hùng mạnh để đem lại lòng tin, động viên và lãnh đạo một quần chúng đã chín muồi cho một sự thay đổi bắt buộc phải đến. Không có một tổ chức chính trị đứng đắn với một tư tưởng lành mạnh và một dự án chính trị nghiêm túc thì phong trào dân chủ Việt nam sẽ vẫn dậm chân tại chỗ. Thời gian đã làm xong công việc của nó: các tổ chức chính trị hữu danh vô thực và các hoạt động nhân sĩ đã dần biến mất. Tuy nhiên chúng ta, tất cả những người Việt Nam yêu nước phải dứt khoát với nhau trên một vấn đề quan trọng là: Phong trào dân chủ Việt Nam cần có một tổ chức hùng mạnh và việc cùng nhau xây dựng tổ chức đó phải được xem như là một ưu tiên hàng đầu và quan trọng nhất. Đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh giữa các tổ chức chính trị và vì thế phải có tổ chức. Các cá nhân dù tài giỏi đến đâu mà không có tổ chức thì cũng không thể làm được gì cho đời. Mỗi người Việt Nam yêu nước hãy hy sinh bớt một chút cái tôi của mình, dành thời gian học hỏi về “văn hóa tổ chức” và kiến thức về tổ chức chính trị, rồi từ đó có được niềm tin để quyết tâm đứng vào đội ngũ của những tổ chức chính trị lương thiện và yêu nước.
Qua chuyến thăm Trung Quốc của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đảng cộng sản Việt Nam, một lần nữa khẳng định quyết tâm của họ là ngã hẳn vào quĩ đạo của Trung Quốc. Ưu tư duy nhất của họ là duy trì quyền lực bằng mọi giá, họ không còn quan tâm đến vận mệnh của dân tộc. Tuy nhiên, đây là một lựa chọn sai lầm và dại dột. Trung Quốc đang và sẽ gặp nhiều rủi ro lớn. Một sự đỗ vỡ như Liên Xô trước đây có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những cuộc nổi dậy và bạo động tại Tân Cương vừa qua báo hiệu cho những bất ổn và đỗ vỡ lớn của Trung Quốc. Đến lúc đó Trung Quốc không còn đủ sức để lo cho mình, đảng cộng sản Việt Nam sẽ bơ vơ và không còn chốn nương tựa. Phong trào dân chủ Việt Nam hoàn toàn có lý do để lạc quan, tin tưởng vào tương lai nếu biết đoàn kết lại với nhau, biết đặt niềm tin vào sứ mệnh là phụng sự nhân dân mình, đồng bào mình.
Chúng ta sẽ chung tay mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước và dân tộc, đồng thời khép lại trang sử đau buồn suốt bấy năm qua. Niềm hy vọng của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đặt trọn vẹn vào các bạn trẻ. Hãy bắt tay nhau và cùng đồng hành với nhau trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc cho tương lai của chính mỗi người và cho cả dân tộc.
Việt Hoàng
(Thông Luận)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Làn sóng dân chủ khi nào đến Việt Nam?
Bắt đầu với những sự kiện tưởng chừng rất nhỏ: Phá bỏ một công viên ở Ankara để xây trung tâm thương mại tại Thổ Nhĩ Kỳ hay việc tăng giá vé xe buýt và dịch vụ
Bắt đầu với những sự kiện tưởng chừng rất nhỏ: Phá bỏ một công viên ở Ankara để xây trung tâm thương mại tại Thổ Nhĩ Kỳ hay việc tăng giá vé xe buýt và dịch vụ giao thông công cộng ở Braxin… và sau đó là một làn sóng biểu tình phản đối chính phủ đã nhanh chóng nổ ra thu hút hàng triệu người tham gia. Các cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Braxin đã phải xuống thang, chấp nhận các yêu sách của người dân, dù rằng lúc đầu chính quyền tỏ ra cứng rắn.
Nên nhớ rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Braxin là hai cường quốc đang lên. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia thành viên NATO và là ứng cử viên sáng giá trong đợt kết nạp tới đây vào đại gia đình EU. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là quốc gia mẫu mực của thế giới Hồi giáo về chuẩn mực của dân chủ và nhà nước thế quyền. Braxin là một thành viên của Khối BRICS, tức là các quốc gia có nền kinh tế lớn mới nổi (gồm Nga, Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Điều gì đã xảy ra? Ông Nguyễn Gia Kiểng nhận định rằng sự kiện trên cũng như những gì đã và đang diễn ra tại các nước dân chủ phát triển chứng tỏ các dân tộc trên thế giới không còn hài lòng với các chế độ dân chủ tạm đủ và nửa vời nữa mà người dân đang đòihỏi một nềndân chủ chân chính và trọn vẹn(xem thêm bài: Tương quan lực lượng đã thay đổi).
Điều này có nghĩa là làn sóng dân chủ lần thứ tư vẫn đang trào dâng mạnh mẽ trên khắp thế giới. Cũng theo ông thì thế giới đã và đang tiếp tục thay đổi rất lớn sau cuộc khủng hoảng toàn cầu đã kéo dài 6 năm và vẫn chưa biết khi nào kết thúc. Mục tiêu chính của các quốc gia phát triển trong thời gian tới là cân bằng ngân sách và cán cân thương mại vì vậy những quốc gia có nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như Việt Nam hay Trung Quốc sẽ điêu đứng. Chính quyền Trung Quốc đang muốn cân đối lại nền kinh tế của mình theo hướng đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và giảm bớt đầu tư vì số nợ khổng lồ của khu vực kinh tế tư nhân đã vượt 200% GDP.
Đứng trước những thách thức sống còn như vậy, Việt Nam hơn ai hết, cần có một chính quyền mạnh mẽ, trong sạch, thông minh và tài giỏi để tổ chức lại xã hội và đương đầu với các khó khăn. Tuy nhiên chính quyền Việt Nam được biết đến và nhìn nhận là không chỉ tham nhũng và bất tài mà còn là hiện thân của sự già nua, mệt mỏi và bất lực. Vì độc tài và toàn trị nên đảng cộng sản Việt Nam không có chế tài để thanh lọc những thành phần yếu kém, là những tế bào ung thư trong cơ thể để hoàn thiện và có được sức sống cần thiết của một tổ chức chính trị, chưa nói đến một chính đảng cầm quyền và lãnh đạo đất nước trong cơn bão tố.
Các Hội nghị trung ương lần thứ 4, 5, 6, 7 của đảng vừa qua chỉ có một mục đích duy nhất là “chỉnh đốn đảng” nhưng rồi cũng đã thất bại. Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của đảng cũng chỉ còn là một hư cấu vì đã mất hết quyền quyết định (ông Nguyễn bá Thanh và ông Vương Đình Huệ đã không được bầu vào bộ chính trị dù được ông Nguyễn Phú Trọng tiến cử). Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các vấn đề quan trọng của đất nước như trong các lĩnh vực đất đai, bất động sản, tiền tệ, ngân hàng, pháp luật, quyền con người, thất nghiệp, phá sản doanh nghiệp, v.v. đã không hề được chính quyền quan tâm hay đưa ra cách giải quyết. Họ bất lực hoàn toàn. Ông Nguyễn Tấn Dũng là người đang nắm thế thượng phong và có thực quyền nhất nhưng đồng thời cũng là người bị thù ghét nhất, không chỉ trong dân chúng mà ngay cả trong nội bộ đảng. Trong đợt lấy phiếu tín nhiệm của các đại biểu quốc hội vừa qua thì chỉ số “tín nhiệm thấp” cũng có nghĩa là “không tín nhiệm” của ông Nguyễn Tấn Dũng gần như là cao nhất trong giới lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản. Một chính quyền bất lực, tham nhũng cộng thêm sự chia rẽ như vậy sẽ dẫn đất nước đi về đâu, chắc ai cũng có thể hình dung được?
Cũng theo ông Nguyễn Gia Kiểng thì phong trào dân chủ tại Việt Nam đang có sự thay đổi lớn. Những trí thức tiến bộ xuất thân từ bộ máy đảng và nhà nước cộng sản chỉ còn đóng vai trò hỗ trợ cho phong trào dân chủ, họ không còn là “diễn viên” chính nữa, vì họ đang dần thoái lui vào hậu trường sau những cố gắng thiếu dũng cảm, thiếu ý chí và thiếu cả quyết tâm. Một lực lượng mới đang thay thế họ đó là: Giới trẻ. Thành phần này sẽ là lực lượng chủ chốt và quyết định cho phong trào dân chủ Việt Nam. Giới trẻ ngày nay không còn ân oán gì với chế độ nên họ đòi hỏi dân chủ và tự do một cách sòng phẳng và dứt khoát. Giới trẻ có quyết tâm, kiến thức và lý luận rất sắc bén nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của internet. Họ thích hợp và thích nghi với tư tưởng tự do và lối sống Âu-Mỹ dễ dàng và nhanh chóng hơn là tư tưởng Khổng Giáo. Chuyện “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” đã đi vào dĩ vãng. Việc áp đặt và nhồi sọ những điều sai trái hay vô lý của thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ không còn đất sống và hoàn toàn vô ích. Tuổi trẻ sẵn sàng chấp nhận trả giá để sống đúng với những ước mơ và hoài bão của mình. Có lẽ chúng ta đều bất ngờ khi một thanh niên tuổi đời còn rất trẻ là Đinh Nguyên Kha, bạn của cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã dõng dạc tuyên bố trước Tòa rằng “tôi chống đảng cộng sản chứ không chống tổ quốc Việt Nam”.
Trong thời đại thông tin, truyền thông và tri thức thì không gian ảo trên internet mới là quyết định. Nơi đó mọi người đều có quyền nói lên những suy nghĩ và đòi hỏi của mình, đó mới là không gian quyết định và chi phối các hành động của con người trong xã hội thật. Ai làm chủ được không gian ảo người đó sẽ làm chủ được không gian thật, không sớm thì muộn. Đây là một chân lý mà ông Nguyễn Gia Kiểng đã sớm nhận ra. Điều đó cũng có nghĩa là chế độ cộng sản Việt Nam, khi đã thất bại hoàn toàn trên không gian ảo thì sớm muộn gì cũng thất bại trên không gian thực.
Khi nào thì điều đó sẽ xảy ra? Phong trào dân chủ Việt Nam chỉ còn thiếu mỗi một điều kiện duy nhất mà thiếu nó là không thể được: Quyết tâm xây dựng một tổ chức chính trị có tầm vóc và hùng mạnh để đem lại lòng tin, động viên và lãnh đạo một quần chúng đã chín muồi cho một sự thay đổi bắt buộc phải đến. Không có một tổ chức chính trị đứng đắn với một tư tưởng lành mạnh và một dự án chính trị nghiêm túc thì phong trào dân chủ Việt nam sẽ vẫn dậm chân tại chỗ. Thời gian đã làm xong công việc của nó: các tổ chức chính trị hữu danh vô thực và các hoạt động nhân sĩ đã dần biến mất. Tuy nhiên chúng ta, tất cả những người Việt Nam yêu nước phải dứt khoát với nhau trên một vấn đề quan trọng là: Phong trào dân chủ Việt Nam cần có một tổ chức hùng mạnh và việc cùng nhau xây dựng tổ chức đó phải được xem như là một ưu tiên hàng đầu và quan trọng nhất. Đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh giữa các tổ chức chính trị và vì thế phải có tổ chức. Các cá nhân dù tài giỏi đến đâu mà không có tổ chức thì cũng không thể làm được gì cho đời. Mỗi người Việt Nam yêu nước hãy hy sinh bớt một chút cái tôi của mình, dành thời gian học hỏi về “văn hóa tổ chức” và kiến thức về tổ chức chính trị, rồi từ đó có được niềm tin để quyết tâm đứng vào đội ngũ của những tổ chức chính trị lương thiện và yêu nước.
Qua chuyến thăm Trung Quốc của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đảng cộng sản Việt Nam, một lần nữa khẳng định quyết tâm của họ là ngã hẳn vào quĩ đạo của Trung Quốc. Ưu tư duy nhất của họ là duy trì quyền lực bằng mọi giá, họ không còn quan tâm đến vận mệnh của dân tộc. Tuy nhiên, đây là một lựa chọn sai lầm và dại dột. Trung Quốc đang và sẽ gặp nhiều rủi ro lớn. Một sự đỗ vỡ như Liên Xô trước đây có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những cuộc nổi dậy và bạo động tại Tân Cương vừa qua báo hiệu cho những bất ổn và đỗ vỡ lớn của Trung Quốc. Đến lúc đó Trung Quốc không còn đủ sức để lo cho mình, đảng cộng sản Việt Nam sẽ bơ vơ và không còn chốn nương tựa. Phong trào dân chủ Việt Nam hoàn toàn có lý do để lạc quan, tin tưởng vào tương lai nếu biết đoàn kết lại với nhau, biết đặt niềm tin vào sứ mệnh là phụng sự nhân dân mình, đồng bào mình.
Chúng ta sẽ chung tay mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước và dân tộc, đồng thời khép lại trang sử đau buồn suốt bấy năm qua. Niềm hy vọng của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đặt trọn vẹn vào các bạn trẻ. Hãy bắt tay nhau và cùng đồng hành với nhau trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc cho tương lai của chính mỗi người và cho cả dân tộc.
Việt Hoàng
(Thông Luận)