Văn Học & Nghệ Thuật

Lật giở hồ sơ vụ “Bác sĩ Zhivago”

56 năm trước, vào mùa thu năm 1958 đã bùng nổ một sự kiện gây chấn động quanh việc xuất bản cuốn tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” và việc người ta trao tặng Giải thưởng Nobel văn học cho tác giả của nó – nhà thơ, nhà văn Boris Pasternak.

Alexey Bogomolov, http://www.kp.ru/daily/26144.3/3033281/

Tô Hoàng dịch

 

56 năm trước, vào mùa thu năm 1958 đã bùng nổ một sự kiện gây chấn động quanh việc xuất bản cuốn tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” và việc người ta trao tặng Giải thưởng Nobel văn học cho tác giả của nó – nhà thơ, nhà văn Boris Pasternak.

Có cảm tưởng như ở bất cứ nước nào, ai được trao bất cứ Giải Nobel nào cũng đều là niềm tự hào của xứ sở đó. Điều này chỉ có một ngoại biệt – nếu việc đó xảy ra ở Liên Bang Xô Viết! Và người được trao tặng không ai khác mà chính là Pasternak! Những người tạo nên hiện tượng quái dị đó trong lịch sử là các Ủy viên trong Chủ tịch đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, đứng đầu bởi Khrushchev; các nhà văn Xô Viết; Chủ tịch Cơ quan phản gián Xô Viết Shelepin, Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Cộng sản Liên Xô Sevenfold; Tổng chưởng lý Rudenko; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô Shepilov; các cán bộ đảng và chính quyền Xô viết ở các địa phương; thậm chỉ cả “những người Xô viết bình thường”.

Sự việc bắt đầu như sau… Vào đầu mùa xuân năm 1956, được cổ xúy bởi những nghị quyết của Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô lên án tệ sùng bái cá nhân Stalin và những giải pháp đầu tiên do Khrushchev vạch ra nhằm làm giảm bớt sự cứng ngắc trong công việc kiểm duyệt văn học, Pasternak đã gửi bản thảo tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” cho hai tạp chí văn học khá có uy tín lúc bấy giờ là “Thế giới mới” và “Ngọn cờ”, mong được công bố. Ngay ở thời điểm đó một số nhà văn bạn bè của Pasternak đã can gián ông không nên cho ra mắt tiểu thuyết, bởi nó phản ánh quá táo bạo và “không hợp thời” về cuộc Cách mạng Tháng Mười và một số phương diện khác của nước Nga thời Xô Viết. Nhưng rồi cả tạp chí “Thế giới mới” lẫn tạp chí “Ngọn cờ” cùng Nhà xuất bản Quốc gia (nơi cũng đã hứa sẽ in tiểu thuyết này) đều xếp “Bác sĩ Zhivago” vào tủ.

Cuối tháng 5 cũng năm đó, Pasternak nhờ Sege D’Angelo – phóng viên Đài phát thanh Italia – cũng là một đảng viên cộng sản, chuyển bản thảo “Bác sĩ Zhivago” cho Giangiacomo Feltrinelli, một ông chủ xuất bản cũng là một đảng viên cộng sản. Sau hai tuần, ông chủ xuất bản này báo cho Pasternak biết tiểu thuyết sẽ được ra mắt bạn đọc.

Cơ quan điệp vụ KGB Liên Xô cũng không thiếp ngủ: ngày 24 tháng 8, KGB báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tin cuốn tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” đã lọt qua biên giới. Sau một tuần, vào ngày 31 tháng 8 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô Shepilov đệ trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô bức thư với nội dung như sau: “Tôi mới được biết, nhà văn Pasternak phạm quy định đã gửi cuốn “Bác sĩ Zhivago” của mình cho Nhà xuất bản của ông Feltrinelli. Nhà văn tự ý cho phép nhà xuất bản nêu trên in cuốn tiểu thuyết của mình; đồng thời đồng ý để cuốn sách này được tái xuất bản ở Pháp và Anh. Tôi đề nghị Ban Đối ngoại trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thông qua các bạn bè, đồng chí ở các đảng cộng sản anh em nên có biện pháp ngăn cản cuốn sách chống đối Xô Viết này được in ấn ở nước ngoài”.

“Bác sĩ Zhivago” cuốn sách nhục mạ thâm độc Liên Xô

Kể từ thời điểm đó, Pasternak chịu một áp lực rất lớn, buộc ông phải đòi nhà xuất bản Italia trả lại bản thảo về Liên Xô. Vào khoảng tháng 10 năm 1956, Brezhnev và Shepilov nhận được báo cáo của Ban Đối ngoại Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô cho biết những người đứng đầu Đảng Cộng sản Italy loan tin: “Vấn đề liên quan đến bản thảo của Pasternak đã được giải quyết, và thời gian gần đây bản thảo đó sẽ được trở về Liên Xô”. Nhưng ông chủ xuất bản Italy hiểu rõ rằng nếu tiểu thuyết này trả về Liên Xô “con gà đẻ trứng vàng” này sẽ bị giết chết; vì thế ông ta chùng chình không chịu trả bản thảo. Vào tháng 8 năm 1957, tại Liên Xô người ta hứa sẽ xuất bản “Bác sĩ Zhivago” chỉ sau một tháng nữa, với điều kiện Pasternak phải gửi cho ông chủ xuất bản bức điện đòi trả lại bản thảo. Bức điện như thế do chính Pasternak viết đã được gửi sang Italy. Nhưng ông chủ xuất bản Italy không rút ra một kết luận gì, chỉ trả lời “các bạn Xô viết” rằng “đang chờ tác giả chỉnh sửa” đồng thời cũng không tin vào lời hứa tiểu thuyết sẽ được xuất bản tại Liên Xô vào tháng 9 năm 1957.

Như chúng ta đã rõ, quả là cuối cùng thì tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” cũng được công bố tại Liên Xô, nhưng phải mất gần 30 năm sau kể từ ngày những chuyện ầm ĩ quanh cuốn sách xảy ra. Ông chủ xuất bản Giangiacomo Feltrinelli với lương tâm trong sáng của mình đã cho cuốn sách ra mắt bạn đọc vào ngày 23 tháng 11 năm 1957. Và thế là “Bác sĩ Zhivago” bắt đầu cuộc viễn du của mình khắp thế giới; được dịch đi dịch lại bằng những ngôn ngữ phổ biến nhất và được công bố ở hàng chục nước. Không hề có sự can thiệp nào của những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Italia, cũng không hề có áp lực nào đối với tác giả.

Cơn nộ khí chỉ bùng lên vào mùa thu năm 1958 khi Pasternak có tên trong danh sách xét duyệt để trao giải Nobel Văn chương với “Bác sĩ Zhivago”. Thông qua các kênh ngoại giao, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô dồn tất cả sức lực cản trở việc trao giải Nobel cho tác giả “Bác sĩ Zhivago” và đề bạt lên một tên tuổi khác là Mikhail Solokhov, nhưng không thành công. Hội đồng xét giải Nobel kiên quyết khước từ các yêu cầu của giới lãnh đạo Xô Viết. Nhưng dẫu sao, tại Liên Xô, sự lãnh đạo ấy vẫn đầy quyền năng nhất: người ta quyết định phải “trừng phạt” một nhà văn bướng bỉnh; hạ thấp cả về phương tiện tinh thần lẫn vật chất Pasternak. Và bằng cách ấy giới lãnh đạo Xô Viết muốn dằn mặt các nhà văn – công dân khác rằng, nếu họ có ý đồ xuất bản tác phẩm của họ ở nước ngoài mà không được phép của cơ quan kiểm duyệt Xô Viết – đó là một điều cực kỳ nguy hiểm.

“Tôi không cần đọc Pasternak, nhưng tôi vẫn lên án ông ta!

Việc phê phán Pasternak diễn ra đủ hình đủ vẻ, nhưng nguyên cớ chủ yếu của nó chính là việc nhà văn, nhà thơ này được trao giải Nobel văn chương. Hai hôm trước sự kiện này (diễn ra vào ngày 21 tháng 10 năm 1958) cơ quan văn hóa, thông tin, tuyên truyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã khởi thảo một văn bản mang tựa đề “Về những biện pháp cần thực thi nếu việc trao giải Nobel cho B. Pasternak trở thành hiện thực”. Trong tài liệu này, lần đầu tiên đã vạch ra những quyết sách cụ thể để tác động tới dư luận xã hội và bản thân nhà văn như: cho công bố thư của tập thể ban biên tập tạp chí “Thế giới mới” phê phán tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago”, công bố thư của nhiều nhóm nhà văn Xô Viết vạch ra “những sai lầm” trong tiểu thuyết này. Thậm chí người ta còn bàn tới cả biện pháp “gợi ý” Pasternak tự nguyện xin từ chối không nhận giải thưởng.

Борис Леонидович решил, что в своей книге он может выразить особый взгляд на историю родной страны. Не тут-то было...

Dĩ nhiên việc trao giải thưởng vẫn diễn ra. Mikhail Suslov, khi đó là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, liền nghĩ ra một thủ đoạn khác: Ông ta đề nghị Chủ tịch đoàn Ban Chấp hành Trung ương kết luận “cuốn sách là hành động thù địch đối với nhân dân và đất nước Xô Viết”. Đồng thời Suslov nhờ nhà văn Konstantin Fedin giải thích cho Pasternak “những điều kiện xã hội khiến việc nhận giải thưởng này là bất lợi” và khuyên nhà văn nên “cự tuyệt giải thưởng này”. Ngoài việc cho đăng trên báo “Văn học” và tạp chí “Thế giới mới ” bức thư của Ban Biên tập tạp chí này phê phán cuốn sách, người ta còn cho in như một thứ phóng sự nhiều kỳ trên báo “Sự thật” cơ quan phát ngôn chính thức của Đảng Cộng sản Liên Xô những ý kiến cáo buộc tác giả và “Bác sĩ Zhivago”. Và cũng ngay trong thời gian đó ý kiến của Suslov đã được biến thành Nghị quyết của Chủ tịch đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô “Về tiểu thuyết có tính chất vu khống của Pasternak”. Trên các trang báo và tạp chí ngay lập tức ngập tràn những bài báo phê phán nhà văn, lên án cuốn sách. Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Liên Xô Vladimir Sevenfold, trong một cuộc Hội nghị của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên tại Cung Thể thao Luzinsky đã gọi thẳng Pasternak là đồ con lợn, là kẻ lưu vong hiện còn ở trong nước và đề nghị đuổi nhà văn ra nước ngoài.

Nhiều năm sau này, nhiều nhà nghiên cứu văn học rất tốn công sức và thời gian để tìm hiểu xem ai là người đầu tiên phát ra câu nói nay đã trở thành nụ cười mỉm của thiên hạ: “Tôi không cần đọc Pasternak, nhưng tôi vẫn lên án ông ta!”. Một câu nói đúng từng chữ như thế quả là không có. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chứng cứ đầu tiên người ta đã tìm thấy trong biên bản cuộc họp các nhà văn Moskva vào ngày 31 tháng 10 năm 1958, có ghi lại lời của Anatoly Safronov, nguyên là Bí thư Hội Nhà văn Liên Xô, như sau: “Hồi đó tôi chưa đọc cuốn sách đó và bây giờ tôi cũng chưa đọc”. Một số nhà nghiên cứu khác coi bác thợ lái máy xúc Fedor Vasiltsov là người “mở đột phá khẩu” khi bác thợ này gửi đăng trên báo “Văn học” số ra ngày 1 tháng 11 năm 1958 bài viết của mình có tựa đề “Con ếch trong đầm lầy”, trong bài viết ấy có câu: “Báo chí đang đề cập tới một tay Pasternak nào đó. Cứ cho là có một nhà văn tên như thế đi. Cho đến nay tôi chưa hề biết gì về tên tuổi này, cũng chưa bao giờ đọc sách của hắn… Nhưng gã ấy không phải là nhà văn mà là một thằng Bạch vệ… Tôi không đọc Pasternak!”. 

Có một tài liệu khác trong đó mấy chữ “Tôi không đọc Pasternak” được nhắc đến qua lời phát biểu anh thợ tiện Sutsatov ở một nhà máy đồng hồ trong tài liệu “Thông tin về việc khai trừ Pasternak ra khỏi Hội Nhà văn Liên Xô” gửi tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên Xô Ekaterina Furtsevoy đề ngày 30 tháng 10 năm 1958. Anh thợ Sutsatov nói như sau: “Chúng ta chưa từng đọc sách của Pasternak. Nhưng các Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn đã đọc cuốn tiểu thuyết này và đã xử lý xứng đáng khi khai trừ Pasternak ra khỏi Hội Nhà văn – khai trừ một tên phản bội quyền lợi của nhân dân. Pasternak không có chỗ đứng trong hàng ngũ của chúng ta!”.

Ban Chấp hành Trung ương, KGB và những khoản tiền của nhà văn

Một trong những điều thiệt thòi không nhỏ của Pasternak là việc không cho phép ông nhận những khoản nhuận bút trả cho nhiều công trình dịch thuật của ông sang tiếng Nga. Ngày 11 tháng Giêng năm 1959, Pasternak đã gửi thư tới Hội bảo vệ bản quyền Liên Xô kêu rằng người ta đã không trả cho ông 21 ngàn rúp nhuận bút của công trình dịch thơ các nhà thơ Gruzia và của công trình dịch tuyển tập kịch của nhà viết kịch Ba Lan Juliusz Slovak sang tiếng Nga.

Riêng với tiểu thuyết “Bác sĩ Zivago”, Pasternak đã ủy quyền cho các bạn văn của mình ở nước ngoài như Hemingway, Remarque, Laxness, Mauriac và những nhà văn, nghệ sĩ tiếng tăm khác nhận phần nhuận bút của ông ở nước ngoài; còn ông sẽ nhận khoản nhuận bút khi “Bác sĩ Zhivago” được xuất bản tại Liên Xô (?!). Quyết định của ông như chọc gai vào mắt các giới đảng và chính quyền Xô Viết. Bằng quyết định ấy, nhà thơ nhà văn bị thất sủng dường như dành được quyền độc lập về tài chính, nhưng đồng thời cũng là người viết kiếm được đồng nhuận bút khó khăn, nhọc nhằn xưa nay chưa từng có.

Vậy khoản nhuận bút xuất bản cuốn “Bác sĩ Zhivago” ở nước ngoài áng chừng bao nhiêu? Đại sứ quán Liên Xô tại Thụy Điển thông qua báo “Dagens Nyheter” được biết: tính đến ngày 31 tháng 11 năm 1958, một tài khoản được mở dành gom tiền nhuận bút việc xuất bản tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” đã thu tới 900 ngàn USD (ở Mỹ là 364 ngàn USD, ở Anh là 70 ngàn USD, gần 440 ngàn USD là ở các nước khác…). Cần nhắc bạn đọc nhớ cho rằng giá trị 1 USD thuở đó lớn gấp 10 lần hiện nay.

Đại sứ quán Liên Xô tại Thụy Điển gợi ý để B. Pasternak chuyển số tiền nhuận bút đó cho Hội đồng Hòa bình Toàn thế giới. Bộ phận văn hóa của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tỏ vẻ cứng rắn hơn, khi bác bỏ ý kiến của Sứ quán Liên Xô tại Thụy Điển. Còn mọi chuyện tiếp theo được giao cho Cơ quan mật vụ Liên Xô KGB.

Bắt đầu một loạt những biện pháp trừng phạt nhà thơ và những người thân thuộc của ông. Ngày 16 tháng 2 năm 1959, một tài liệu của KGB Liên Xô, phía dưới ký tên Chủ tịch Cơ quan mật vụ này là Aleksandr Shelepin về việc “Vạch trần những mối quan hệ giữa B. Pasternak với các công dân Liên Xô và nước ngoài”. Hai ngày sau, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô có ngay một tài liệu khác: “Tài liệu của Ủy ban an ninh quốc gia trực thuộc Nhà nước Xô Viết lưu giữ những hồ sơ liên quan tới Pasternak”. Cả hai tài liệu này được giấu kín một thời gian dài trong ngăn đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô với dòng chữ “Hoàn toàn mật”. Người ta chỉ khám phá ra chúng vào những năm 1990. Trong tập tài liệu thứ hai tìm thấy bức thư của Pasternak gửi cho người bạn, người quen nào đó mang tên Mak Gregor”, vào tháng Giêng năm 1959, ông bộc bạch: “Sợi dây thừng vô hình ngày càng thít chặt quanh cổ tôi, nhằm buộc tôi phải quỳ gối. Nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Tôi bước qua ngưỡng cửa Năm Mới với nỗi tức giận và tinh thần sẵn sàng quyên sinh”.

Điều lo ngại nhất của Cơ quan mật vụ KGB là tin loan truyền Pasternak có thể rời khỏi Liên xô và khi đó sẽ trở thành con người ngoài vòng pháp luật Xô Viết. Thêm vào đó, theo ý kiến cũng của Cơ quan mật vụ KGB, sự “nổi điên” của nhà văn có thể khiến ông sử dụng tất cả những phương tiện có trong tay mình để thành lập một cái quỹ đánh phá Xô Viết. Xin nhắc lại, một triệu USD vào những năm tháng đó là một khoản tiền rất lớn. Chưa kể rằng nhuận bút của “Bác sĩ Zhivago” vẫn liên tục được nạp vào tài khoản của nhà văn. Điều đáng nói là, đến thời điểm này những gì KGB gom tích được chưa đủ điều kiện để bắt giam nhà văn hoặc đưa ông ra trước vành móng ngựa. Cho tới lúc này, Pasternak vẫn hoàn toàn tỉnh táo và thận trọng trong những lời phát biểu của mình..

Dịch giả gửi Văn Việt.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lật giở hồ sơ vụ “Bác sĩ Zhivago”

56 năm trước, vào mùa thu năm 1958 đã bùng nổ một sự kiện gây chấn động quanh việc xuất bản cuốn tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” và việc người ta trao tặng Giải thưởng Nobel văn học cho tác giả của nó – nhà thơ, nhà văn Boris Pasternak.

Alexey Bogomolov, http://www.kp.ru/daily/26144.3/3033281/

Tô Hoàng dịch

 

56 năm trước, vào mùa thu năm 1958 đã bùng nổ một sự kiện gây chấn động quanh việc xuất bản cuốn tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” và việc người ta trao tặng Giải thưởng Nobel văn học cho tác giả của nó – nhà thơ, nhà văn Boris Pasternak.

Có cảm tưởng như ở bất cứ nước nào, ai được trao bất cứ Giải Nobel nào cũng đều là niềm tự hào của xứ sở đó. Điều này chỉ có một ngoại biệt – nếu việc đó xảy ra ở Liên Bang Xô Viết! Và người được trao tặng không ai khác mà chính là Pasternak! Những người tạo nên hiện tượng quái dị đó trong lịch sử là các Ủy viên trong Chủ tịch đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, đứng đầu bởi Khrushchev; các nhà văn Xô Viết; Chủ tịch Cơ quan phản gián Xô Viết Shelepin, Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Cộng sản Liên Xô Sevenfold; Tổng chưởng lý Rudenko; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô Shepilov; các cán bộ đảng và chính quyền Xô viết ở các địa phương; thậm chỉ cả “những người Xô viết bình thường”.

Sự việc bắt đầu như sau… Vào đầu mùa xuân năm 1956, được cổ xúy bởi những nghị quyết của Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô lên án tệ sùng bái cá nhân Stalin và những giải pháp đầu tiên do Khrushchev vạch ra nhằm làm giảm bớt sự cứng ngắc trong công việc kiểm duyệt văn học, Pasternak đã gửi bản thảo tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” cho hai tạp chí văn học khá có uy tín lúc bấy giờ là “Thế giới mới” và “Ngọn cờ”, mong được công bố. Ngay ở thời điểm đó một số nhà văn bạn bè của Pasternak đã can gián ông không nên cho ra mắt tiểu thuyết, bởi nó phản ánh quá táo bạo và “không hợp thời” về cuộc Cách mạng Tháng Mười và một số phương diện khác của nước Nga thời Xô Viết. Nhưng rồi cả tạp chí “Thế giới mới” lẫn tạp chí “Ngọn cờ” cùng Nhà xuất bản Quốc gia (nơi cũng đã hứa sẽ in tiểu thuyết này) đều xếp “Bác sĩ Zhivago” vào tủ.

Cuối tháng 5 cũng năm đó, Pasternak nhờ Sege D’Angelo – phóng viên Đài phát thanh Italia – cũng là một đảng viên cộng sản, chuyển bản thảo “Bác sĩ Zhivago” cho Giangiacomo Feltrinelli, một ông chủ xuất bản cũng là một đảng viên cộng sản. Sau hai tuần, ông chủ xuất bản này báo cho Pasternak biết tiểu thuyết sẽ được ra mắt bạn đọc.

Cơ quan điệp vụ KGB Liên Xô cũng không thiếp ngủ: ngày 24 tháng 8, KGB báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tin cuốn tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” đã lọt qua biên giới. Sau một tuần, vào ngày 31 tháng 8 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô Shepilov đệ trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô bức thư với nội dung như sau: “Tôi mới được biết, nhà văn Pasternak phạm quy định đã gửi cuốn “Bác sĩ Zhivago” của mình cho Nhà xuất bản của ông Feltrinelli. Nhà văn tự ý cho phép nhà xuất bản nêu trên in cuốn tiểu thuyết của mình; đồng thời đồng ý để cuốn sách này được tái xuất bản ở Pháp và Anh. Tôi đề nghị Ban Đối ngoại trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thông qua các bạn bè, đồng chí ở các đảng cộng sản anh em nên có biện pháp ngăn cản cuốn sách chống đối Xô Viết này được in ấn ở nước ngoài”.

“Bác sĩ Zhivago” cuốn sách nhục mạ thâm độc Liên Xô

Kể từ thời điểm đó, Pasternak chịu một áp lực rất lớn, buộc ông phải đòi nhà xuất bản Italia trả lại bản thảo về Liên Xô. Vào khoảng tháng 10 năm 1956, Brezhnev và Shepilov nhận được báo cáo của Ban Đối ngoại Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô cho biết những người đứng đầu Đảng Cộng sản Italy loan tin: “Vấn đề liên quan đến bản thảo của Pasternak đã được giải quyết, và thời gian gần đây bản thảo đó sẽ được trở về Liên Xô”. Nhưng ông chủ xuất bản Italy hiểu rõ rằng nếu tiểu thuyết này trả về Liên Xô “con gà đẻ trứng vàng” này sẽ bị giết chết; vì thế ông ta chùng chình không chịu trả bản thảo. Vào tháng 8 năm 1957, tại Liên Xô người ta hứa sẽ xuất bản “Bác sĩ Zhivago” chỉ sau một tháng nữa, với điều kiện Pasternak phải gửi cho ông chủ xuất bản bức điện đòi trả lại bản thảo. Bức điện như thế do chính Pasternak viết đã được gửi sang Italy. Nhưng ông chủ xuất bản Italy không rút ra một kết luận gì, chỉ trả lời “các bạn Xô viết” rằng “đang chờ tác giả chỉnh sửa” đồng thời cũng không tin vào lời hứa tiểu thuyết sẽ được xuất bản tại Liên Xô vào tháng 9 năm 1957.

Như chúng ta đã rõ, quả là cuối cùng thì tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” cũng được công bố tại Liên Xô, nhưng phải mất gần 30 năm sau kể từ ngày những chuyện ầm ĩ quanh cuốn sách xảy ra. Ông chủ xuất bản Giangiacomo Feltrinelli với lương tâm trong sáng của mình đã cho cuốn sách ra mắt bạn đọc vào ngày 23 tháng 11 năm 1957. Và thế là “Bác sĩ Zhivago” bắt đầu cuộc viễn du của mình khắp thế giới; được dịch đi dịch lại bằng những ngôn ngữ phổ biến nhất và được công bố ở hàng chục nước. Không hề có sự can thiệp nào của những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Italia, cũng không hề có áp lực nào đối với tác giả.

Cơn nộ khí chỉ bùng lên vào mùa thu năm 1958 khi Pasternak có tên trong danh sách xét duyệt để trao giải Nobel Văn chương với “Bác sĩ Zhivago”. Thông qua các kênh ngoại giao, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô dồn tất cả sức lực cản trở việc trao giải Nobel cho tác giả “Bác sĩ Zhivago” và đề bạt lên một tên tuổi khác là Mikhail Solokhov, nhưng không thành công. Hội đồng xét giải Nobel kiên quyết khước từ các yêu cầu của giới lãnh đạo Xô Viết. Nhưng dẫu sao, tại Liên Xô, sự lãnh đạo ấy vẫn đầy quyền năng nhất: người ta quyết định phải “trừng phạt” một nhà văn bướng bỉnh; hạ thấp cả về phương tiện tinh thần lẫn vật chất Pasternak. Và bằng cách ấy giới lãnh đạo Xô Viết muốn dằn mặt các nhà văn – công dân khác rằng, nếu họ có ý đồ xuất bản tác phẩm của họ ở nước ngoài mà không được phép của cơ quan kiểm duyệt Xô Viết – đó là một điều cực kỳ nguy hiểm.

“Tôi không cần đọc Pasternak, nhưng tôi vẫn lên án ông ta!

Việc phê phán Pasternak diễn ra đủ hình đủ vẻ, nhưng nguyên cớ chủ yếu của nó chính là việc nhà văn, nhà thơ này được trao giải Nobel văn chương. Hai hôm trước sự kiện này (diễn ra vào ngày 21 tháng 10 năm 1958) cơ quan văn hóa, thông tin, tuyên truyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã khởi thảo một văn bản mang tựa đề “Về những biện pháp cần thực thi nếu việc trao giải Nobel cho B. Pasternak trở thành hiện thực”. Trong tài liệu này, lần đầu tiên đã vạch ra những quyết sách cụ thể để tác động tới dư luận xã hội và bản thân nhà văn như: cho công bố thư của tập thể ban biên tập tạp chí “Thế giới mới” phê phán tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago”, công bố thư của nhiều nhóm nhà văn Xô Viết vạch ra “những sai lầm” trong tiểu thuyết này. Thậm chí người ta còn bàn tới cả biện pháp “gợi ý” Pasternak tự nguyện xin từ chối không nhận giải thưởng.

Борис Леонидович решил, что в своей книге он может выразить особый взгляд на историю родной страны. Не тут-то было...

Dĩ nhiên việc trao giải thưởng vẫn diễn ra. Mikhail Suslov, khi đó là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, liền nghĩ ra một thủ đoạn khác: Ông ta đề nghị Chủ tịch đoàn Ban Chấp hành Trung ương kết luận “cuốn sách là hành động thù địch đối với nhân dân và đất nước Xô Viết”. Đồng thời Suslov nhờ nhà văn Konstantin Fedin giải thích cho Pasternak “những điều kiện xã hội khiến việc nhận giải thưởng này là bất lợi” và khuyên nhà văn nên “cự tuyệt giải thưởng này”. Ngoài việc cho đăng trên báo “Văn học” và tạp chí “Thế giới mới ” bức thư của Ban Biên tập tạp chí này phê phán cuốn sách, người ta còn cho in như một thứ phóng sự nhiều kỳ trên báo “Sự thật” cơ quan phát ngôn chính thức của Đảng Cộng sản Liên Xô những ý kiến cáo buộc tác giả và “Bác sĩ Zhivago”. Và cũng ngay trong thời gian đó ý kiến của Suslov đã được biến thành Nghị quyết của Chủ tịch đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô “Về tiểu thuyết có tính chất vu khống của Pasternak”. Trên các trang báo và tạp chí ngay lập tức ngập tràn những bài báo phê phán nhà văn, lên án cuốn sách. Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Liên Xô Vladimir Sevenfold, trong một cuộc Hội nghị của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên tại Cung Thể thao Luzinsky đã gọi thẳng Pasternak là đồ con lợn, là kẻ lưu vong hiện còn ở trong nước và đề nghị đuổi nhà văn ra nước ngoài.

Nhiều năm sau này, nhiều nhà nghiên cứu văn học rất tốn công sức và thời gian để tìm hiểu xem ai là người đầu tiên phát ra câu nói nay đã trở thành nụ cười mỉm của thiên hạ: “Tôi không cần đọc Pasternak, nhưng tôi vẫn lên án ông ta!”. Một câu nói đúng từng chữ như thế quả là không có. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chứng cứ đầu tiên người ta đã tìm thấy trong biên bản cuộc họp các nhà văn Moskva vào ngày 31 tháng 10 năm 1958, có ghi lại lời của Anatoly Safronov, nguyên là Bí thư Hội Nhà văn Liên Xô, như sau: “Hồi đó tôi chưa đọc cuốn sách đó và bây giờ tôi cũng chưa đọc”. Một số nhà nghiên cứu khác coi bác thợ lái máy xúc Fedor Vasiltsov là người “mở đột phá khẩu” khi bác thợ này gửi đăng trên báo “Văn học” số ra ngày 1 tháng 11 năm 1958 bài viết của mình có tựa đề “Con ếch trong đầm lầy”, trong bài viết ấy có câu: “Báo chí đang đề cập tới một tay Pasternak nào đó. Cứ cho là có một nhà văn tên như thế đi. Cho đến nay tôi chưa hề biết gì về tên tuổi này, cũng chưa bao giờ đọc sách của hắn… Nhưng gã ấy không phải là nhà văn mà là một thằng Bạch vệ… Tôi không đọc Pasternak!”. 

Có một tài liệu khác trong đó mấy chữ “Tôi không đọc Pasternak” được nhắc đến qua lời phát biểu anh thợ tiện Sutsatov ở một nhà máy đồng hồ trong tài liệu “Thông tin về việc khai trừ Pasternak ra khỏi Hội Nhà văn Liên Xô” gửi tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên Xô Ekaterina Furtsevoy đề ngày 30 tháng 10 năm 1958. Anh thợ Sutsatov nói như sau: “Chúng ta chưa từng đọc sách của Pasternak. Nhưng các Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn đã đọc cuốn tiểu thuyết này và đã xử lý xứng đáng khi khai trừ Pasternak ra khỏi Hội Nhà văn – khai trừ một tên phản bội quyền lợi của nhân dân. Pasternak không có chỗ đứng trong hàng ngũ của chúng ta!”.

Ban Chấp hành Trung ương, KGB và những khoản tiền của nhà văn

Một trong những điều thiệt thòi không nhỏ của Pasternak là việc không cho phép ông nhận những khoản nhuận bút trả cho nhiều công trình dịch thuật của ông sang tiếng Nga. Ngày 11 tháng Giêng năm 1959, Pasternak đã gửi thư tới Hội bảo vệ bản quyền Liên Xô kêu rằng người ta đã không trả cho ông 21 ngàn rúp nhuận bút của công trình dịch thơ các nhà thơ Gruzia và của công trình dịch tuyển tập kịch của nhà viết kịch Ba Lan Juliusz Slovak sang tiếng Nga.

Riêng với tiểu thuyết “Bác sĩ Zivago”, Pasternak đã ủy quyền cho các bạn văn của mình ở nước ngoài như Hemingway, Remarque, Laxness, Mauriac và những nhà văn, nghệ sĩ tiếng tăm khác nhận phần nhuận bút của ông ở nước ngoài; còn ông sẽ nhận khoản nhuận bút khi “Bác sĩ Zhivago” được xuất bản tại Liên Xô (?!). Quyết định của ông như chọc gai vào mắt các giới đảng và chính quyền Xô Viết. Bằng quyết định ấy, nhà thơ nhà văn bị thất sủng dường như dành được quyền độc lập về tài chính, nhưng đồng thời cũng là người viết kiếm được đồng nhuận bút khó khăn, nhọc nhằn xưa nay chưa từng có.

Vậy khoản nhuận bút xuất bản cuốn “Bác sĩ Zhivago” ở nước ngoài áng chừng bao nhiêu? Đại sứ quán Liên Xô tại Thụy Điển thông qua báo “Dagens Nyheter” được biết: tính đến ngày 31 tháng 11 năm 1958, một tài khoản được mở dành gom tiền nhuận bút việc xuất bản tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago” đã thu tới 900 ngàn USD (ở Mỹ là 364 ngàn USD, ở Anh là 70 ngàn USD, gần 440 ngàn USD là ở các nước khác…). Cần nhắc bạn đọc nhớ cho rằng giá trị 1 USD thuở đó lớn gấp 10 lần hiện nay.

Đại sứ quán Liên Xô tại Thụy Điển gợi ý để B. Pasternak chuyển số tiền nhuận bút đó cho Hội đồng Hòa bình Toàn thế giới. Bộ phận văn hóa của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tỏ vẻ cứng rắn hơn, khi bác bỏ ý kiến của Sứ quán Liên Xô tại Thụy Điển. Còn mọi chuyện tiếp theo được giao cho Cơ quan mật vụ Liên Xô KGB.

Bắt đầu một loạt những biện pháp trừng phạt nhà thơ và những người thân thuộc của ông. Ngày 16 tháng 2 năm 1959, một tài liệu của KGB Liên Xô, phía dưới ký tên Chủ tịch Cơ quan mật vụ này là Aleksandr Shelepin về việc “Vạch trần những mối quan hệ giữa B. Pasternak với các công dân Liên Xô và nước ngoài”. Hai ngày sau, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô có ngay một tài liệu khác: “Tài liệu của Ủy ban an ninh quốc gia trực thuộc Nhà nước Xô Viết lưu giữ những hồ sơ liên quan tới Pasternak”. Cả hai tài liệu này được giấu kín một thời gian dài trong ngăn đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô với dòng chữ “Hoàn toàn mật”. Người ta chỉ khám phá ra chúng vào những năm 1990. Trong tập tài liệu thứ hai tìm thấy bức thư của Pasternak gửi cho người bạn, người quen nào đó mang tên Mak Gregor”, vào tháng Giêng năm 1959, ông bộc bạch: “Sợi dây thừng vô hình ngày càng thít chặt quanh cổ tôi, nhằm buộc tôi phải quỳ gối. Nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Tôi bước qua ngưỡng cửa Năm Mới với nỗi tức giận và tinh thần sẵn sàng quyên sinh”.

Điều lo ngại nhất của Cơ quan mật vụ KGB là tin loan truyền Pasternak có thể rời khỏi Liên xô và khi đó sẽ trở thành con người ngoài vòng pháp luật Xô Viết. Thêm vào đó, theo ý kiến cũng của Cơ quan mật vụ KGB, sự “nổi điên” của nhà văn có thể khiến ông sử dụng tất cả những phương tiện có trong tay mình để thành lập một cái quỹ đánh phá Xô Viết. Xin nhắc lại, một triệu USD vào những năm tháng đó là một khoản tiền rất lớn. Chưa kể rằng nhuận bút của “Bác sĩ Zhivago” vẫn liên tục được nạp vào tài khoản của nhà văn. Điều đáng nói là, đến thời điểm này những gì KGB gom tích được chưa đủ điều kiện để bắt giam nhà văn hoặc đưa ông ra trước vành móng ngựa. Cho tới lúc này, Pasternak vẫn hoàn toàn tỉnh táo và thận trọng trong những lời phát biểu của mình..

Dịch giả gửi Văn Việt.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm