Trước cuộc bầu cử, các cuộc thăm dò cho thấy cánh hữu của Mỹ sẽ giành chiến thắng trong cả hai viện của Quốc hội. Các cử tri đã quá chán ngán Tổng thống Barack Obama của đảng Dân chủ về những sai lầm của mình.
Tham Khảo
Lê Diễn Đức - Tổng thống Obama và kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ
Trước cuộc bầu cử, các cuộc thăm dò cho thấy cánh hữu của Mỹ sẽ giành chiến thắng trong cả hai viện của Quốc hội. Các cử tri đã quá chán ngán Tổng thống Barack Obama của đảng Dân chủ về những sai lầm của mình.
Trước cuộc bầu cử, các cuộc thăm dò cho thấy cánh hữu của Mỹ sẽ giành chiến thắng trong cả hai viện của Quốc hội. Các cử tri đã quá chán ngán Tổng thống Barack Obama của đảng Dân chủ về những sai lầm của mình.
Trước cuộc bầu cử, các cuộc thăm dò cho thấy cánh hữu của Mỹ sẽ giành chiến thắng trong cả hai viện của Quốc hội. Các cử tri đã quá chán ngán Tổng thống Barack Obama của đảng Dân chủ về những sai lầm của mình.
Trong ngày 4 tháng 1 những cử tri thất vọng về Obama xếp hàng đợi ở phía
trước khu vực bỏ phiếu. Còn các cử tri khác, những người đã mất kiên
nhẫn với Obama, họ muốn cho ông nhận ra điều này tại các thùng phiếu.
Trước cuộc bầu cử, đảng Dân chủ có 53 ghế tại Thượng viện, đảng Cộng hòa
45 ghế, 2 ghế độc lập (bỏ phiếu chung với đảng Dân chủ).
Các
chính sách của chính quyền Obama trong 6 năm qua trong các cuộc điều
tra chỉ được xấp xỉ 42% dân chúng Mỹ ủng hộ, mặc dù tỷ lệ này được ước
tính theo Reuters chỉ trên 39% và Fox News 38%.
Đến sáng sớm ngày 5 tháng 11, kết quả của cuộc bầu cử cho thấy đảng Cộng
hòa đã giành được quyền kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ. Đảng Cộng hoà
giành chiến thắng tại Thượng viện ít nhất 52 trong số 100 ghế.
Đảng Cộng hòa giành chiến thắng cuộc đua giành ghế Thượng viện tại các
bang Arkansas, West Virginia, South Dakota, Montana, Colorado, North
Carolina và Iowa, tức trong 7 tiểu bang mà đảng Dân chủ đang giữ. Nhiều
khả năng lợi thế này thậm chí còn mở rộng.
Cứ hai năm một lần, trong ngày 4 tháng 11, người Mỹ bầu chọn 1/3 trong
số 100 thành viên Thượng viện và toàn bộ 435 thành viên Hạ viện. Các nhà
bình luận đã không nghi ngờ gì rằng đảng Cộng hòa sẽ tăng cường vị thế
của mình tại Hạ viện, nơi họ đang có đa số. Cuộc chiến chủ lực tập trung
vào việc giành quyền kiểm soát Thượng viện, nơi đảng Dân chủ đang có
lợi thế.
Giành đựoc quyền kiểm soát của Thượng viện, nơi đảng Dân chủ chiếm đa số
trong 8 năm, có nghĩa là trong hai năm cuối của nhiệm kỳ, Tổng thống
Barack Obama sẽ phải làm việc với một Quốc hội hoàn toàn do đảng Cộng
Hoà chi phối.
Đảng Cộng hòa cũng giành chiến thắng ở Kentucky, nơi có Thượng nghị sĩ
Mitch McConnell, lãnh đạo thiểu số đảng Cộng hòa. Sau cuộc chiến khốc
liệt với sự đóng góp cho chiến dịch 55 triệu USD, McConnell đã đánh bại
ứng cử viên Dân chủ, thượng nghị sĩ Alison Lundergan Grimes. Như đã được
công bố trước cuộc bầu cử, có thể McConnell sẽ lãnh đạo đa số mới tại
Thượng viện.
"Những đòi hỏi của các bạn sẽ được lắng nghe ở Washington. Quá lâu để
nghe chính phủ đỗ lỗi cho người khác khi chính sách của họ không thành
công. Hôm nay KentucKy nói rằng, chúng ta có thể làm việc tốt hơn" -
McConnell phát biểu cám ơn cử tri.
Lợi thế của đảng Cộng hòa cũng có thể có tác động lớn hơn cho ghế thượng
nghị sĩ của tiểu bang Louisiana, nơi sẽ có vòng hai của cuộc bầu cử,
diễn ra vào ngày 6 tháng 12. Cả thượng nghị sĩ đảng Dân chủ muốn tái đắc
cử, cũng như ứng cử viên đảng Cộng hòa, đều không giành được hơn 50% và
như vậy, theo luật của bang sẽ phải bầu lại.
Tổng thống Obama đã mời tới White House trong ngày thứ Sáu những nhà
lãnh đạo của cả hai đảng trong Quốc hội. Các nhà bình luận đồng ý rằng
trước chiến thắng của đảng Cộng hòa, Barack Obama thậm chí gặp khó khăn
hơn trong việc thực hiện chương trình của mình. Cho đến nay đảng Cộng
hòa ngăn chặn phần lớn các sáng kiến của ông, bao gồm cả cải cách nhập
cư, thuế, nâng mức lương tối thiểu, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng,
hoặc thắt chặt quyền sử dụng vũ khí. Chiến thắng tại Thượng viện cũng
làm cho đảng Cộng hoà dễ dàng hơn ngăn chặn việc đề cử các thẩm phán
hoặc các thành viên của chính phủ.
Cuộc bầu cử giữa kỳ có truyền thống hầu như luôn gây thiệt hại cho đảng
của tổng thống cầm quyền, nhưng cuộc đua này vô cùng khó khăn cho đảng
Dân chủ bởi vì sự mất tín nhiệm của Barack Obama. Chỉ có bốn trong số
mười người Mỹ đánh giá tốt công việc của ông, một kết quả tồi tệ nhất kể
từ khi bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống của Obama. Các số liệu kinh tế tốt
hơn đã không giúp gì cho đảng Dân chủ; đa số cử tri cho rằng họ không
cảm thấy cuộc sống tốt hơn vì tiền lương không tăng.
Thiệt hại cho đảng Dân chủ cũng còn do số cử tri đi bầu thấp thường xảy
ra trong cuộc bầu cử rơi vào giữa nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ. Các cuộc
thăm dò cho thấy người Mỹ ít quan tâm đến các cuộc bầu cử, nhưng đảng
Cộng hòa đã động viên được cử tri của họ đến hòm phiếu.
"Các cử tri đi bầu rất quan trọng. Số cử tri đi bầu ít đã giúp cho
đảng Cộng hòa, bởi vì trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ các cử tri nghèo
và sắc dân thiểu số, tức các cử tri đảng Dân chủ, thường ít đi bầu" -
Giáo sư Allan Lichtman, nhà khoa học chính trị, cho biết
Theo ông, chiến dịch vận động bầu cử lần này cực kỳ nhàm chán và "truyền
cảm hứng cho ít nhất trong nhiều thập kỷ", mặc dù chí phí đạt kỷ lục
cho một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, 4 tỷ USD. Cả hai bên tập trung vào
tấn công đối thủ. Đảng Cộng hòa chủ yếu chỉ trích Obama; đặt câu hỏi về
vai trò lãnh đạo của ông trong khả năng giải quyết các vấn đề như mối đe
dọa của nhà nước Hồi giáo hay virus Ebola. Đáp lại, đảng Dân chủ, tách
mình ra khỏi tổng thống. Obama là hầu như không công khai tham gia vào
chiến dịch, trừ những lần gây quỹ cho các ứng cử viên của đảng và sự
tham gia của ông trong một số cuộc mít tinh.
Barack Obama từ lâu đã không còn là thần tượng của văn hóa pop nữa, đơn
giản ông là Tổng thống thứ 44 của một quốc gia đang trải qua một trong
những khoảnh khắc khó khăn nhất của lịch sử hậu chiến.
Chỉ số ủng hộ đối với Tổng thống quan năm tháng liên tục trượt dốc. Giải
Nobel Hoà Bình năm 2009 của ông đã chẳng mang lại hào quang.
Quẳng vào nền kinh tế gói kích hoạt 787 tỷ USD phần nào giúp giảm thiểu
những tác động của cuộc khủng hoảng, nhưng nước Mỹ vẫn ì ạch với thất
nghiệp xấp xỉ 7% cùng với một món nợ công cộng khổng lồ.
Nhiệm kỳ của Tổng thống Obama có thể xem như thời đại của bước ngoặt bi
kịch. Thành tích về lập pháp của ông khá khiêm tốn so với những ý định
được tuyên bố. Ông đã tự do hóa các quy chế về nghiên cứu tế bào gốc, đã
ký đạo luật về bình đẳng thu nhập giữa đàn ông và phụ nữ. Ông khó nhọc
xây dựng thỏa hiệp tại Quốc hội về cải cách hệ thống bảo hiểm y tế, một
trong những điểm trụ cột của chiến dịch tranh cử.
Chính sách đối ngoại mềm mỏng và nửa vời của Barack Obama trong vấn đề
Trung Đông, an ninh châu Âu và châu Á- Thái Binh Dương, đã khiến cho
Putin và Bắc Kinh hung hăng, cao ngạo hơn. Vấn đề nhân quyền và dân chủ
tại các nước độc tài không phải là chủ đề được ưu tiên.
Rất có thể ông sẽ phải thay đổi khi tương quan lực luợng ở Hạ Viện cùng Thượng viện đã thay đổi trong cuộc bầu cử này.
© Lê Diễn Đức
(Blog RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Lê Diễn Đức - Tổng thống Obama và kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ
Trước cuộc bầu cử, các cuộc thăm dò cho thấy cánh hữu của Mỹ sẽ giành chiến thắng trong cả hai viện của Quốc hội. Các cử tri đã quá chán ngán Tổng thống Barack Obama của đảng Dân chủ về những sai lầm của mình.
Trước cuộc bầu cử, các cuộc thăm dò cho thấy cánh hữu của Mỹ sẽ giành chiến thắng trong cả hai viện của Quốc hội. Các cử tri đã quá chán ngán Tổng thống Barack Obama của đảng Dân chủ về những sai lầm của mình.
Trong ngày 4 tháng 1 những cử tri thất vọng về Obama xếp hàng đợi ở phía
trước khu vực bỏ phiếu. Còn các cử tri khác, những người đã mất kiên
nhẫn với Obama, họ muốn cho ông nhận ra điều này tại các thùng phiếu.
Trước cuộc bầu cử, đảng Dân chủ có 53 ghế tại Thượng viện, đảng Cộng hòa
45 ghế, 2 ghế độc lập (bỏ phiếu chung với đảng Dân chủ).
Các
chính sách của chính quyền Obama trong 6 năm qua trong các cuộc điều
tra chỉ được xấp xỉ 42% dân chúng Mỹ ủng hộ, mặc dù tỷ lệ này được ước
tính theo Reuters chỉ trên 39% và Fox News 38%.
Đến sáng sớm ngày 5 tháng 11, kết quả của cuộc bầu cử cho thấy đảng Cộng
hòa đã giành được quyền kiểm soát Thượng viện Hoa Kỳ. Đảng Cộng hoà
giành chiến thắng tại Thượng viện ít nhất 52 trong số 100 ghế.
Đảng Cộng hòa giành chiến thắng cuộc đua giành ghế Thượng viện tại các
bang Arkansas, West Virginia, South Dakota, Montana, Colorado, North
Carolina và Iowa, tức trong 7 tiểu bang mà đảng Dân chủ đang giữ. Nhiều
khả năng lợi thế này thậm chí còn mở rộng.
Cứ hai năm một lần, trong ngày 4 tháng 11, người Mỹ bầu chọn 1/3 trong
số 100 thành viên Thượng viện và toàn bộ 435 thành viên Hạ viện. Các nhà
bình luận đã không nghi ngờ gì rằng đảng Cộng hòa sẽ tăng cường vị thế
của mình tại Hạ viện, nơi họ đang có đa số. Cuộc chiến chủ lực tập trung
vào việc giành quyền kiểm soát Thượng viện, nơi đảng Dân chủ đang có
lợi thế.
Giành đựoc quyền kiểm soát của Thượng viện, nơi đảng Dân chủ chiếm đa số
trong 8 năm, có nghĩa là trong hai năm cuối của nhiệm kỳ, Tổng thống
Barack Obama sẽ phải làm việc với một Quốc hội hoàn toàn do đảng Cộng
Hoà chi phối.
Đảng Cộng hòa cũng giành chiến thắng ở Kentucky, nơi có Thượng nghị sĩ
Mitch McConnell, lãnh đạo thiểu số đảng Cộng hòa. Sau cuộc chiến khốc
liệt với sự đóng góp cho chiến dịch 55 triệu USD, McConnell đã đánh bại
ứng cử viên Dân chủ, thượng nghị sĩ Alison Lundergan Grimes. Như đã được
công bố trước cuộc bầu cử, có thể McConnell sẽ lãnh đạo đa số mới tại
Thượng viện.
"Những đòi hỏi của các bạn sẽ được lắng nghe ở Washington. Quá lâu để
nghe chính phủ đỗ lỗi cho người khác khi chính sách của họ không thành
công. Hôm nay KentucKy nói rằng, chúng ta có thể làm việc tốt hơn" -
McConnell phát biểu cám ơn cử tri.
Lợi thế của đảng Cộng hòa cũng có thể có tác động lớn hơn cho ghế thượng
nghị sĩ của tiểu bang Louisiana, nơi sẽ có vòng hai của cuộc bầu cử,
diễn ra vào ngày 6 tháng 12. Cả thượng nghị sĩ đảng Dân chủ muốn tái đắc
cử, cũng như ứng cử viên đảng Cộng hòa, đều không giành được hơn 50% và
như vậy, theo luật của bang sẽ phải bầu lại.
Tổng thống Obama đã mời tới White House trong ngày thứ Sáu những nhà
lãnh đạo của cả hai đảng trong Quốc hội. Các nhà bình luận đồng ý rằng
trước chiến thắng của đảng Cộng hòa, Barack Obama thậm chí gặp khó khăn
hơn trong việc thực hiện chương trình của mình. Cho đến nay đảng Cộng
hòa ngăn chặn phần lớn các sáng kiến của ông, bao gồm cả cải cách nhập
cư, thuế, nâng mức lương tối thiểu, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng,
hoặc thắt chặt quyền sử dụng vũ khí. Chiến thắng tại Thượng viện cũng
làm cho đảng Cộng hoà dễ dàng hơn ngăn chặn việc đề cử các thẩm phán
hoặc các thành viên của chính phủ.
Cuộc bầu cử giữa kỳ có truyền thống hầu như luôn gây thiệt hại cho đảng
của tổng thống cầm quyền, nhưng cuộc đua này vô cùng khó khăn cho đảng
Dân chủ bởi vì sự mất tín nhiệm của Barack Obama. Chỉ có bốn trong số
mười người Mỹ đánh giá tốt công việc của ông, một kết quả tồi tệ nhất kể
từ khi bắt đầu nhiệm kỳ Tổng thống của Obama. Các số liệu kinh tế tốt
hơn đã không giúp gì cho đảng Dân chủ; đa số cử tri cho rằng họ không
cảm thấy cuộc sống tốt hơn vì tiền lương không tăng.
Thiệt hại cho đảng Dân chủ cũng còn do số cử tri đi bầu thấp thường xảy
ra trong cuộc bầu cử rơi vào giữa nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ. Các cuộc
thăm dò cho thấy người Mỹ ít quan tâm đến các cuộc bầu cử, nhưng đảng
Cộng hòa đã động viên được cử tri của họ đến hòm phiếu.
"Các cử tri đi bầu rất quan trọng. Số cử tri đi bầu ít đã giúp cho
đảng Cộng hòa, bởi vì trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ các cử tri nghèo
và sắc dân thiểu số, tức các cử tri đảng Dân chủ, thường ít đi bầu" -
Giáo sư Allan Lichtman, nhà khoa học chính trị, cho biết
Theo ông, chiến dịch vận động bầu cử lần này cực kỳ nhàm chán và "truyền
cảm hứng cho ít nhất trong nhiều thập kỷ", mặc dù chí phí đạt kỷ lục
cho một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, 4 tỷ USD. Cả hai bên tập trung vào
tấn công đối thủ. Đảng Cộng hòa chủ yếu chỉ trích Obama; đặt câu hỏi về
vai trò lãnh đạo của ông trong khả năng giải quyết các vấn đề như mối đe
dọa của nhà nước Hồi giáo hay virus Ebola. Đáp lại, đảng Dân chủ, tách
mình ra khỏi tổng thống. Obama là hầu như không công khai tham gia vào
chiến dịch, trừ những lần gây quỹ cho các ứng cử viên của đảng và sự
tham gia của ông trong một số cuộc mít tinh.
Barack Obama từ lâu đã không còn là thần tượng của văn hóa pop nữa, đơn
giản ông là Tổng thống thứ 44 của một quốc gia đang trải qua một trong
những khoảnh khắc khó khăn nhất của lịch sử hậu chiến.
Chỉ số ủng hộ đối với Tổng thống quan năm tháng liên tục trượt dốc. Giải
Nobel Hoà Bình năm 2009 của ông đã chẳng mang lại hào quang.
Quẳng vào nền kinh tế gói kích hoạt 787 tỷ USD phần nào giúp giảm thiểu
những tác động của cuộc khủng hoảng, nhưng nước Mỹ vẫn ì ạch với thất
nghiệp xấp xỉ 7% cùng với một món nợ công cộng khổng lồ.
Nhiệm kỳ của Tổng thống Obama có thể xem như thời đại của bước ngoặt bi
kịch. Thành tích về lập pháp của ông khá khiêm tốn so với những ý định
được tuyên bố. Ông đã tự do hóa các quy chế về nghiên cứu tế bào gốc, đã
ký đạo luật về bình đẳng thu nhập giữa đàn ông và phụ nữ. Ông khó nhọc
xây dựng thỏa hiệp tại Quốc hội về cải cách hệ thống bảo hiểm y tế, một
trong những điểm trụ cột của chiến dịch tranh cử.
Chính sách đối ngoại mềm mỏng và nửa vời của Barack Obama trong vấn đề
Trung Đông, an ninh châu Âu và châu Á- Thái Binh Dương, đã khiến cho
Putin và Bắc Kinh hung hăng, cao ngạo hơn. Vấn đề nhân quyền và dân chủ
tại các nước độc tài không phải là chủ đề được ưu tiên.
Rất có thể ông sẽ phải thay đổi khi tương quan lực luợng ở Hạ Viện cùng Thượng viện đã thay đổi trong cuộc bầu cử này.
© Lê Diễn Đức
(Blog RFA)