Tham Khảo
Liên minh chiến lược Nga-Trung sẽ không lâu bền
Hôm qua, 19/09/2016, Hải Quân Nga và Trung Quốc đã hoàn tất cuộc tập trận đầu tiên trên Biển Đông ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, trong vùng biển hoàn toàn thuộc về Trung Quốc,
Cảnh tập trận Nga - Trung ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 19/09/2016. |
REUTERS/Stringer
Hôm qua, 19/09/2016, Hải Quân Nga và Trung Quốc đã hoàn tất cuộc tập
trận đầu tiên trên Biển Đông ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, trong vùng biển
hoàn toàn thuộc về Trung Quốc, cách xa khu vực đang tranh chấp với các
láng giềng. Truyền thông Trung Quốc trong những ngày qua đã nhất loạt
tung hô quan hệ mới gắn bó hai nước, nhưng nhiều nhà phân tích đã cho
rằng sự xích lại gần nhau giữa Mátxcơva và Bắc Kinh chỉ mang tính chất
giai đoạn và không thể lâu bền do lòng nghi kỵ truyền thống giữa hai
bên.
Phải nói là Trung Quốc đã không tiếc công sức tuyên truyền cho cuộc tập
trận Nga-Trung trên Biển Đông, với những bài phóng sự liên tục nêu bật
cảnh tàu chiến và binh sĩ hai nước sát cánh bên nhau thực hiện những bài
tập đi từ phòng không, chống tàu ngầm, cho đến đổ bộ chiếm đảo. Báo chi
Trung Quốc đã có cả một mục riêng để kể lể chi tiết những gì diễn ra
từng ngày của cuộc tập trận.
Bắc Kinh cũng không tiếc lời ca ngợi cuộc tập trận, xem đấy là một dấu
mốc quan trọng trong quan hệ với Mátxcơva, góp phần củng cố thêm quan hệ
quân sự đang càng lúc càng chặt chẽ giữa hai nước, và như nhận định của
tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm 18/09, là tín hiệu về sức mạnh của hai nước
gởi ra thế giới.
Mặt khác, sau khi bị Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye giáng cho một vố
đau về yêu sách chủ quyền quá đáng của mình trên Biển Đông, Trung Quốc
đã tranh thủ cuộc tập trận Nga-Trung trên Biển Đông để đẩy mạnh tuyên
truyền về sự « ủng hộ » của quốc tế, và đặc biệt là của cường quốc Nga,
đối với lập trường phủ nhận phán quyết quốc tế của Bắc Kinh.
Đối với Trung Quốc, rõ ràng là họ đã thành công trong việc lôi kéo Nga
vào một liên minh chiến lược, để tung ra một tín hiệu mạnh tới Hoa Kỳ và
các nước khác trong đó có Việt Nam, đặc biệt trên vấn đề Biển Đông.
Cũng Hoàn Cầu Thời Báo, trong một bài trên trang ý kiến đã đắc thắng
nhận định như sau : « Việt Nam sẽ nhận thấy rằng các nỗ lực trước đây
của họ để ngăn không cho Nga ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp Biển
Đông đã kết thúc trong thất bại. Trong những năm gần đây, Hà Nội đã cố
sức lôi kéo Mátxcơva bằng cách đầu tư đáng kể vào việc nhập khẩu vũ khí
do Nga chế tạo và kêu gọi đồng khai thác dầu khí ở Biển Hoa Nam (tức là
Biển Đông), thậm chí còn mời Nga trở lại vịnh chiến lược quan trọng Cam
Ranh. Tuy nhiên, cuộc tập trận Hải Quân Nga-Trung ở Biển Đông đã cho
toàn thế giới thấy là Nga đứng về phía Trung Quốc, và khiến cho Việt Nam
bực bội không ít ».
Những lời tô vẽ về quan hệ chiến lược chặt chẽ giữa Nga và Trung Quốc
tuy nhiên đã không thuyết phục được giới phân tích quốc tế.
Quả đúng là trong thời gian gần đây, Nga đã xích lại gần Trung Quốc hơn
do một số tương đồng về mặt chiến lược, chẳng hạn như để kháng lại sức
ép của Mỹ trên hồ sơ Ukraina, và về phương diện kinh tế, để giảm thiểu
tác hại từ cấm vận Phương Tây. Tại Biển Đông, Nga cũng muốn đóng một vai
trò nhất định.
Vấn đề đặt ra là trong quan hệ với Trung Quốc, Nga lại ở trong thế yếu,
một thực trạng khó có thể chấp nhận đối với một nước từng là một cường
quốc nhất nhì trên thế giới.
Mặt khác, Nga cũng có những quyền lợi khác ở trong khu vực Biển Đông,
đặc biệt là ở Việt Nam, cho nên khó có thể trong một sớm một chiều mà
chuyển sang bám đuôi Trung Quốc. Việc Nga cử một hạm đội cỡ nhỏ đến Biển
Đông tập trận đã chứng tỏ là Mátxcơva không toàn tâm toàn ý với Bắc
Kinh.
Gần đây, có tin cho biết là trong khi đàm phán về địa điểm tập trận,
phía Nga đã cực lực bác bỏ khả năng thao diễn tại những vùng có tranh
chấp, rõ ràng là để khỏi gây rắc rối với Việt Nam hay Philippines chẳng
hạn.
Đối với chuyên gia Ashley Townshend tại Trung Tâm Nghiên Cứu Hoa Kỳ
thuộc Đại học Sydney, sự gắn bó về lợi ích Nga-Trung hiện nay chỉ mang
tính chất ngoại giao, chứ không phải là thực chất.
Trọng Nghĩa
(RFI)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Liên minh chiến lược Nga-Trung sẽ không lâu bền
Hôm qua, 19/09/2016, Hải Quân Nga và Trung Quốc đã hoàn tất cuộc tập trận đầu tiên trên Biển Đông ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, trong vùng biển hoàn toàn thuộc về Trung Quốc,
Cảnh tập trận Nga - Trung ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 19/09/2016. |
REUTERS/Stringer
Hôm qua, 19/09/2016, Hải Quân Nga và Trung Quốc đã hoàn tất cuộc tập
trận đầu tiên trên Biển Đông ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, trong vùng biển
hoàn toàn thuộc về Trung Quốc, cách xa khu vực đang tranh chấp với các
láng giềng. Truyền thông Trung Quốc trong những ngày qua đã nhất loạt
tung hô quan hệ mới gắn bó hai nước, nhưng nhiều nhà phân tích đã cho
rằng sự xích lại gần nhau giữa Mátxcơva và Bắc Kinh chỉ mang tính chất
giai đoạn và không thể lâu bền do lòng nghi kỵ truyền thống giữa hai
bên.
Phải nói là Trung Quốc đã không tiếc công sức tuyên truyền cho cuộc tập
trận Nga-Trung trên Biển Đông, với những bài phóng sự liên tục nêu bật
cảnh tàu chiến và binh sĩ hai nước sát cánh bên nhau thực hiện những bài
tập đi từ phòng không, chống tàu ngầm, cho đến đổ bộ chiếm đảo. Báo chi
Trung Quốc đã có cả một mục riêng để kể lể chi tiết những gì diễn ra
từng ngày của cuộc tập trận.
Bắc Kinh cũng không tiếc lời ca ngợi cuộc tập trận, xem đấy là một dấu
mốc quan trọng trong quan hệ với Mátxcơva, góp phần củng cố thêm quan hệ
quân sự đang càng lúc càng chặt chẽ giữa hai nước, và như nhận định của
tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm 18/09, là tín hiệu về sức mạnh của hai nước
gởi ra thế giới.
Mặt khác, sau khi bị Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye giáng cho một vố
đau về yêu sách chủ quyền quá đáng của mình trên Biển Đông, Trung Quốc
đã tranh thủ cuộc tập trận Nga-Trung trên Biển Đông để đẩy mạnh tuyên
truyền về sự « ủng hộ » của quốc tế, và đặc biệt là của cường quốc Nga,
đối với lập trường phủ nhận phán quyết quốc tế của Bắc Kinh.
Đối với Trung Quốc, rõ ràng là họ đã thành công trong việc lôi kéo Nga
vào một liên minh chiến lược, để tung ra một tín hiệu mạnh tới Hoa Kỳ và
các nước khác trong đó có Việt Nam, đặc biệt trên vấn đề Biển Đông.
Cũng Hoàn Cầu Thời Báo, trong một bài trên trang ý kiến đã đắc thắng
nhận định như sau : « Việt Nam sẽ nhận thấy rằng các nỗ lực trước đây
của họ để ngăn không cho Nga ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp Biển
Đông đã kết thúc trong thất bại. Trong những năm gần đây, Hà Nội đã cố
sức lôi kéo Mátxcơva bằng cách đầu tư đáng kể vào việc nhập khẩu vũ khí
do Nga chế tạo và kêu gọi đồng khai thác dầu khí ở Biển Hoa Nam (tức là
Biển Đông), thậm chí còn mời Nga trở lại vịnh chiến lược quan trọng Cam
Ranh. Tuy nhiên, cuộc tập trận Hải Quân Nga-Trung ở Biển Đông đã cho
toàn thế giới thấy là Nga đứng về phía Trung Quốc, và khiến cho Việt Nam
bực bội không ít ».
Những lời tô vẽ về quan hệ chiến lược chặt chẽ giữa Nga và Trung Quốc
tuy nhiên đã không thuyết phục được giới phân tích quốc tế.
Quả đúng là trong thời gian gần đây, Nga đã xích lại gần Trung Quốc hơn
do một số tương đồng về mặt chiến lược, chẳng hạn như để kháng lại sức
ép của Mỹ trên hồ sơ Ukraina, và về phương diện kinh tế, để giảm thiểu
tác hại từ cấm vận Phương Tây. Tại Biển Đông, Nga cũng muốn đóng một vai
trò nhất định.
Vấn đề đặt ra là trong quan hệ với Trung Quốc, Nga lại ở trong thế yếu,
một thực trạng khó có thể chấp nhận đối với một nước từng là một cường
quốc nhất nhì trên thế giới.
Mặt khác, Nga cũng có những quyền lợi khác ở trong khu vực Biển Đông,
đặc biệt là ở Việt Nam, cho nên khó có thể trong một sớm một chiều mà
chuyển sang bám đuôi Trung Quốc. Việc Nga cử một hạm đội cỡ nhỏ đến Biển
Đông tập trận đã chứng tỏ là Mátxcơva không toàn tâm toàn ý với Bắc
Kinh.
Gần đây, có tin cho biết là trong khi đàm phán về địa điểm tập trận,
phía Nga đã cực lực bác bỏ khả năng thao diễn tại những vùng có tranh
chấp, rõ ràng là để khỏi gây rắc rối với Việt Nam hay Philippines chẳng
hạn.
Đối với chuyên gia Ashley Townshend tại Trung Tâm Nghiên Cứu Hoa Kỳ
thuộc Đại học Sydney, sự gắn bó về lợi ích Nga-Trung hiện nay chỉ mang
tính chất ngoại giao, chứ không phải là thực chất.
Trọng Nghĩa
(RFI)