Kinh Đời
Liệu TT Obama có theo đuổi được chính sách Xoay trục qua châu Á?
Tổng thống Barack Obama đang có mặt tại châu Á trong tuần để hội đàm với
các nhà lãnh đạo ở Trung Cộng (TC), Myanmar và Australia. Chuyến đi
châu Á của tổng thống là chuyến đi đầu tiên kể từ khi đảng Cộng Hòa nắm
quyền kiểm soát Quốc hội – một thất bại chính trị mà ông Robert Manning
thuộc Hội đồng Đại Tây Dương cho là có thể gây phương hại đến ảnh hưởng
của ông Obama ở châu Á trong hai năm cuối cùng tại chức. Ông Manning
nhận xét:
“Chúng ta đã thấy TC ở Biển Đông và biển Hoa Nam trở nên hung hăng hơn
trong vài năm qua, và nếu họ nhận thấy ông Obama ở vị trí của một con
vịt què, thì họ có thể quyết định làm lơ trước những lời phản đối của
Hoa Kỳ.”
Trong năm nay, TC đang theo một đường lối quyết liệt hơn ở Biển Đông,
nơi Việt Nam nói tuần duyên TC đã đâm vào một trong những tàu tuần của
họ. Các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm đạt được một bộ quy tắc ứng xử trong vùng
biển có tranh chấp đã không thu hút được hậu thuẫn của TC, theo nhận
xét của chuyên gia phân tích Michael Auslin thuộc Viện Kinh doanh Mỹ:
Trong khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói Washington sẽ không từ bỏ một bộ quy tắc ứng xử hoặc việc cải thiện hợp tác với Bắc Kinh: “Bang giao giữa TC và Hoa Kỳ có hệ quả lớn nhất trong thế giới ngày nay. Dứt khoát là như thế, và nó sẽ có tác dụng nhiều hơn trong việc định hình thế kỷ thứ 21. Đó có nghĩa là chúng ta phải điều chỉnh mối bang giao này cho đúng.”
Tổng thống Obama lên nhậm chức và thúc đẩy cái ông gọi là “Xoay trục qua châu Á” về các nguồn lực quân sự, thương mại và ngoại giao qua vùng này. Nhưng hứa hẹn đó chưa hề được thực hiện, theo chuyên gia phân tích của Viện Cato, ông Justin Logan, và có phần chắc sẽ không tốt đẹp hơn khi tổng thống phải đối mặt với các khối đa số đối lập tại Quốc Hội:
“Tôi nghi rằng ông ấy sẽ muốn có một trọng điểm mang tính chiến lược hơn và muốn hoàn thành chính sách gọi là “Xoay trục” ấy. Nhưng chính ông cũng đang phải hứng chịu áp lực của giới truyền thông, của chu kỳ tin tức, các áp lực lập pháp.”
Vào một thời điểm khi Bắc Kinh đang bành trướng ảnh hưởng ở châu Á Thái Bình Dương, ông Logan cho rằng Washington đã tiêu hao vì cuộc chiến với các phần tử khủng bố ở Iraq và Syria: “Và tôi cho rằng đó là nơi mà chính sách Xoay trục thực sự tan rã bởi vì mọi người đang phải làm việc 16 giờ một ngày để tìm cách tính toán xem chúng ta muốn ai là bên thắng trong cuộc nội chiến ở Syria thay vì suy nghĩ kỹ về các vấn đề biển Đông và biển Hoa Nam.”
Nếu tổng thống muốn hồi sinh chính sách “Xoay trục” qua châu Á, ông Auslin cho rằng chính quyền phải có một đường lối mạnh mẽ hơn: “Nếu họ không muốn di sản của họ là một mục tiêu cao xa của chính sách Xoay trục mà không bao giờ vượt quá được giai đoạn lý luận và chắc chắn không thay đổi được cán cân lực lượng theo một hướng tích cực mà họ muốn, cộng với việc đi tới một mối quan hệ Mỹ-Trung còn tệ hại hơn vào năm 2017 khi họ rời chức, thì đây là lúc phải thay đổi chiến thuật.”
Ông Auslin nói ông Obama có thể chứng minh cho cả các đồng minh Á châu và đảng Cộng hòa ở Quốc Hội sự nghiêm túc của chính sách Xoay trục qua việc ủng hộ sự điều giải của Liên Hiệp Quốc theo luật quốc tế trong vùng biển có tranh chấp – thay vì một bộ quy tắc ứng xử không có tính cưỡng hành.
thegioimoionline.com
TVQ chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Liệu TT Obama có theo đuổi được chính sách Xoay trục qua châu Á?
Tổng thống Barack Obama đang có mặt tại châu Á trong tuần để hội đàm với
các nhà lãnh đạo ở Trung Cộng (TC), Myanmar và Australia. Chuyến đi
châu Á của tổng thống là chuyến đi đầu tiên kể từ khi đảng Cộng Hòa nắm
quyền kiểm soát Quốc hội – một thất bại chính trị mà ông Robert Manning
thuộc Hội đồng Đại Tây Dương cho là có thể gây phương hại đến ảnh hưởng
của ông Obama ở châu Á trong hai năm cuối cùng tại chức. Ông Manning
nhận xét:
“Chúng ta đã thấy TC ở Biển Đông và biển Hoa Nam trở nên hung hăng hơn
trong vài năm qua, và nếu họ nhận thấy ông Obama ở vị trí của một con
vịt què, thì họ có thể quyết định làm lơ trước những lời phản đối của
Hoa Kỳ.”
Trong năm nay, TC đang theo một đường lối quyết liệt hơn ở Biển Đông,
nơi Việt Nam nói tuần duyên TC đã đâm vào một trong những tàu tuần của
họ. Các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm đạt được một bộ quy tắc ứng xử trong vùng
biển có tranh chấp đã không thu hút được hậu thuẫn của TC, theo nhận
xét của chuyên gia phân tích Michael Auslin thuộc Viện Kinh doanh Mỹ:
Trong khi đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói Washington sẽ không từ bỏ một bộ quy tắc ứng xử hoặc việc cải thiện hợp tác với Bắc Kinh: “Bang giao giữa TC và Hoa Kỳ có hệ quả lớn nhất trong thế giới ngày nay. Dứt khoát là như thế, và nó sẽ có tác dụng nhiều hơn trong việc định hình thế kỷ thứ 21. Đó có nghĩa là chúng ta phải điều chỉnh mối bang giao này cho đúng.”
Tổng thống Obama lên nhậm chức và thúc đẩy cái ông gọi là “Xoay trục qua châu Á” về các nguồn lực quân sự, thương mại và ngoại giao qua vùng này. Nhưng hứa hẹn đó chưa hề được thực hiện, theo chuyên gia phân tích của Viện Cato, ông Justin Logan, và có phần chắc sẽ không tốt đẹp hơn khi tổng thống phải đối mặt với các khối đa số đối lập tại Quốc Hội:
“Tôi nghi rằng ông ấy sẽ muốn có một trọng điểm mang tính chiến lược hơn và muốn hoàn thành chính sách gọi là “Xoay trục” ấy. Nhưng chính ông cũng đang phải hứng chịu áp lực của giới truyền thông, của chu kỳ tin tức, các áp lực lập pháp.”
Vào một thời điểm khi Bắc Kinh đang bành trướng ảnh hưởng ở châu Á Thái Bình Dương, ông Logan cho rằng Washington đã tiêu hao vì cuộc chiến với các phần tử khủng bố ở Iraq và Syria: “Và tôi cho rằng đó là nơi mà chính sách Xoay trục thực sự tan rã bởi vì mọi người đang phải làm việc 16 giờ một ngày để tìm cách tính toán xem chúng ta muốn ai là bên thắng trong cuộc nội chiến ở Syria thay vì suy nghĩ kỹ về các vấn đề biển Đông và biển Hoa Nam.”
Nếu tổng thống muốn hồi sinh chính sách “Xoay trục” qua châu Á, ông Auslin cho rằng chính quyền phải có một đường lối mạnh mẽ hơn: “Nếu họ không muốn di sản của họ là một mục tiêu cao xa của chính sách Xoay trục mà không bao giờ vượt quá được giai đoạn lý luận và chắc chắn không thay đổi được cán cân lực lượng theo một hướng tích cực mà họ muốn, cộng với việc đi tới một mối quan hệ Mỹ-Trung còn tệ hại hơn vào năm 2017 khi họ rời chức, thì đây là lúc phải thay đổi chiến thuật.”
Ông Auslin nói ông Obama có thể chứng minh cho cả các đồng minh Á châu và đảng Cộng hòa ở Quốc Hội sự nghiêm túc của chính sách Xoay trục qua việc ủng hộ sự điều giải của Liên Hiệp Quốc theo luật quốc tế trong vùng biển có tranh chấp – thay vì một bộ quy tắc ứng xử không có tính cưỡng hành.
thegioimoionline.com
TVQ chuyển