Nhân Vật
Linh mục Chân Tín qua đời
Chúng tôi vừa nhận được tin linh mục Stephano Chân Tín đã qua đời vào chiều hôm nay tại nhà thờ Kỳ Đồng thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
Linh mục Stephano Chân Tín được bổ nhiệm làm Giám Ðốc Nguyệt San Ðức Mẹ vào năm 1963. Năm 1969 Linh mục Chân Tín đứng ra thành lập tạp chí Đối Diện, một tờ báo có khuynh hướng chính trị chống lại chính phủ thời bấy giờ và kêu gọi tẩy chay tham nhũng cũng như tranh đấu cho những bất công xã hội. Ông là một Linh mục rất nổi tiếng vì có lập trường chính trị của người được coi là thuộc thành phần thứ ba không theo cũng như không ủng hộ phe nào trong thời kỳ trước năm 1975.
Linh mục làm chủ nhiệm Tạp chí Đối Diện trong vòng 9 năm và sau đó tờ báo đóng cửa. Sau năm 1975 Linh mục Chân Tín bị tù 3 năm vì chống lại chính quyền Cộng sản Việt Nam.
Linh Mục Chân Tín cũng như ông Nguyễn Ngọc Lan, một linh mục đã xuất tu từng bị rất nhiều chống đối từ cả hai phía, Cộng sản cũng như Quốc gia, vì đã dấn thân trong hai thời kỳ để tranh đấu cho nhân phẩm và quyền con người.
Linh mục Chân Tín: “Việt Nam là nhà tù lớn”
Tình hình nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo vẫn là những đề tài gây nhiều tranh cãi tại Việt Nam và trên thế giới. Trong những ngày qua, Đài Á Châu Tự do gửi đến quí thính giả nhữngý kiến và nhận định của nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Trong phần sau, Gia Minh hỏi chyện Linh mục Chân Tín về các vấn đề này. Ông là một người từng đứng lên đấu tranh từ trong chế độ Sài Gòn và nay vẫn tiếp tục con đường tranh đấu vì tự do dân chủ đích thực tại Việt Nam.
Mở đầu câu chuyện ông cho biết đôi nét về cuộc gặp gỡ với dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith tại Sài Gòn hồi đầu tháng qua: “Hôm Chủ Nhật mồng ba, tôi, ông Khuê, anh Nam Hải và bác sĩ Nguyễn Đan Quế có gặp ông Chris Smith tại khách sạn Caravelle và nói cho ông về thái độ ‘du côn, du kê’ của Hà Nội.”
Gia Minh: Qua cuộc tiếp xúc đó Linh mục có nhận định gì về tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo tại Việt Nam sắp tới?
Linh mục Chân Tín: Tôi vẫn nói với họ là căn bản vẫn luôn chống dân chủ và nhân quyền. Bên ngoài thì rình rang để tuyên truyền cho chế độ mà vào WTO, nhưng bên trong vẫn chèn ép. Ví dụ việc Hồng Y Sepe phong chức cho 57 linh mục thì điều đó năm nào cũng có phong chức.
Điều quan trọng là họ hạn chế đào tạo từ ban đầu, rồi họ bắt phải làm việc với công an, phải báo cáo, phải chọn lựa. Họ muốn bóp chết giáo hội trong trứng; không có gì mới, họ chỉ gạt thôi.
Quá khác. Chế độ cũ lúc đó đấu tranh với Cộng sản, và cộng sản xúi giục sinh viên đấu tranh; lúc đó tôi đấu tranh vì những sinh viên bị bắt bỏ tù, tra tấn. Nay thì không đuợc biểu tình. Như trường hợp ông Hoàng Minh Chính. Việt Nam là nhà tù lớn.
Gia Minh: Vậy bên trong giáo hội có trình bày cho những người từ bên ngoài không?
Linh mục Chân Tín: Trước đây tôi có gửi một thư cho trước quốc hội Hoa Kỳ trước khi ông Phan Văn Khải đến Mỹ.
Gia Minh: Còn phái đoàn Vatican thế nào?
Linh mục Chân Tín: Tôi không gặp vì hôm đó tôi bận đi gặp ông Chris Smith.
Gia Minh: Linh mục so sánh việc đấu tranh giữa chế độ trước và hiện nay?
Linh mục Chân Tín: Quá khác. Chế độ cũ lúc đó đấu tranh với Cộng sản, và cộng sản xúi giục sinh viên đấu tranh; lúc đó tôi đấu tranh vì những sinh viên bị bắt bỏ tù, tra tấn. Nay thì không đuợc biểu tình. Như trường hợp ông Hoàng Minh Chính.
Việt Nam là nhà tù lớn. Tôi nói với ông Chris Smith hiến pháp của Việt Nam là hiến pháp của người cộng sản. Vì khi quốc hội lập hiến chỉ toàn người cộng sản; chỉ có hai ba triệu người cộng sản, còn người dân thì cả 80 triệu thì chưa có tiếng nói trong hiến pháp đó.
Gia Minh: Tuy nhiên nay vẫn có những hạt giống dân chủ như linh mục, ông Nguyễn Thanh Giang?
Linh mục Chân Tín: Họ không bắt Chân Tín vì không có lợi cho họ; thế nhưng không có báo tự do, những quyền căn bản của con người lại phải xin cho: cái của chúng tôi có lại sao phải xin; nhà nước không có gì để cho cả.
Gia Minh: Xin cám ơn Linh mục Chân Tín.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Linh mục Chân Tín qua đời
Chúng tôi vừa nhận được tin linh mục Stephano Chân Tín đã qua đời vào chiều hôm nay tại nhà thờ Kỳ Đồng thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn.
Linh mục Stephano Chân Tín được bổ nhiệm làm Giám Ðốc Nguyệt San Ðức Mẹ vào năm 1963. Năm 1969 Linh mục Chân Tín đứng ra thành lập tạp chí Đối Diện, một tờ báo có khuynh hướng chính trị chống lại chính phủ thời bấy giờ và kêu gọi tẩy chay tham nhũng cũng như tranh đấu cho những bất công xã hội. Ông là một Linh mục rất nổi tiếng vì có lập trường chính trị của người được coi là thuộc thành phần thứ ba không theo cũng như không ủng hộ phe nào trong thời kỳ trước năm 1975.
Linh mục làm chủ nhiệm Tạp chí Đối Diện trong vòng 9 năm và sau đó tờ báo đóng cửa. Sau năm 1975 Linh mục Chân Tín bị tù 3 năm vì chống lại chính quyền Cộng sản Việt Nam.
Linh Mục Chân Tín cũng như ông Nguyễn Ngọc Lan, một linh mục đã xuất tu từng bị rất nhiều chống đối từ cả hai phía, Cộng sản cũng như Quốc gia, vì đã dấn thân trong hai thời kỳ để tranh đấu cho nhân phẩm và quyền con người.
Linh mục Chân Tín: “Việt Nam là nhà tù lớn”
Tình hình nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo vẫn là những đề tài gây nhiều tranh cãi tại Việt Nam và trên thế giới. Trong những ngày qua, Đài Á Châu Tự do gửi đến quí thính giả nhữngý kiến và nhận định của nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Trong phần sau, Gia Minh hỏi chyện Linh mục Chân Tín về các vấn đề này. Ông là một người từng đứng lên đấu tranh từ trong chế độ Sài Gòn và nay vẫn tiếp tục con đường tranh đấu vì tự do dân chủ đích thực tại Việt Nam.
Mở đầu câu chuyện ông cho biết đôi nét về cuộc gặp gỡ với dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith tại Sài Gòn hồi đầu tháng qua: “Hôm Chủ Nhật mồng ba, tôi, ông Khuê, anh Nam Hải và bác sĩ Nguyễn Đan Quế có gặp ông Chris Smith tại khách sạn Caravelle và nói cho ông về thái độ ‘du côn, du kê’ của Hà Nội.”
Gia Minh: Qua cuộc tiếp xúc đó Linh mục có nhận định gì về tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo tại Việt Nam sắp tới?
Linh mục Chân Tín: Tôi vẫn nói với họ là căn bản vẫn luôn chống dân chủ và nhân quyền. Bên ngoài thì rình rang để tuyên truyền cho chế độ mà vào WTO, nhưng bên trong vẫn chèn ép. Ví dụ việc Hồng Y Sepe phong chức cho 57 linh mục thì điều đó năm nào cũng có phong chức.
Điều quan trọng là họ hạn chế đào tạo từ ban đầu, rồi họ bắt phải làm việc với công an, phải báo cáo, phải chọn lựa. Họ muốn bóp chết giáo hội trong trứng; không có gì mới, họ chỉ gạt thôi.
Quá khác. Chế độ cũ lúc đó đấu tranh với Cộng sản, và cộng sản xúi giục sinh viên đấu tranh; lúc đó tôi đấu tranh vì những sinh viên bị bắt bỏ tù, tra tấn. Nay thì không đuợc biểu tình. Như trường hợp ông Hoàng Minh Chính. Việt Nam là nhà tù lớn.
Gia Minh: Vậy bên trong giáo hội có trình bày cho những người từ bên ngoài không?
Linh mục Chân Tín: Trước đây tôi có gửi một thư cho trước quốc hội Hoa Kỳ trước khi ông Phan Văn Khải đến Mỹ.
Gia Minh: Còn phái đoàn Vatican thế nào?
Linh mục Chân Tín: Tôi không gặp vì hôm đó tôi bận đi gặp ông Chris Smith.
Gia Minh: Linh mục so sánh việc đấu tranh giữa chế độ trước và hiện nay?
Linh mục Chân Tín: Quá khác. Chế độ cũ lúc đó đấu tranh với Cộng sản, và cộng sản xúi giục sinh viên đấu tranh; lúc đó tôi đấu tranh vì những sinh viên bị bắt bỏ tù, tra tấn. Nay thì không đuợc biểu tình. Như trường hợp ông Hoàng Minh Chính.
Việt Nam là nhà tù lớn. Tôi nói với ông Chris Smith hiến pháp của Việt Nam là hiến pháp của người cộng sản. Vì khi quốc hội lập hiến chỉ toàn người cộng sản; chỉ có hai ba triệu người cộng sản, còn người dân thì cả 80 triệu thì chưa có tiếng nói trong hiến pháp đó.
Gia Minh: Tuy nhiên nay vẫn có những hạt giống dân chủ như linh mục, ông Nguyễn Thanh Giang?
Linh mục Chân Tín: Họ không bắt Chân Tín vì không có lợi cho họ; thế nhưng không có báo tự do, những quyền căn bản của con người lại phải xin cho: cái của chúng tôi có lại sao phải xin; nhà nước không có gì để cho cả.
Gia Minh: Xin cám ơn Linh mục Chân Tín.