Kinh Đời
Little Saigon: Đi mua mít 'rẻ lạnh lùng!'
Cho đến khi quay lại California lần thứ 3, chúng tôi mới được tản bộ dọc con phố Bolsa nổi tiếng của Little Saigon, thưởng lãm vùng đất được mệnh danh là “cái nôi của người Việt hải ngoại.”
Nếu không kể đến đường phố sạch đẹp, xe cộ lưu thông theo trật tự và lá cờ vàng ba sọc bay cao ngang với quốc kỳ Mỹ, thì người ta khó mà nhận ra đây là xứ Mỹ. Bởi vì có Catinat, có Làng Văn, có bánh cuốn Tây Hồ, có quán Ngự Bình...
Người Việt Nam đã mang tất cả, từ phong tục tập quán, từng cái tên địa danh thân thuộc cho đến các loại trái cây đặc trưng hương đồng gió nội để đặt lên vùng đất này.
Đặc biệt hơn và thú vị hơn là phải nói đến cách thức buôn bán những loại trái cây là 'Bao ăn - Không ngon không lấy tiền.' Có lẽ đây chính là phương cách kinh doanh độc đáo của người Việt để tồn tại nơi xứ người.
Khách hàng đang lựa mít trong siêu thi ABC (Kalynh Ngô /Người Việt) |
Những ai đã và đang sống ở Mỹ đều biết một cách thức buôn bán “rất Mỹ,” đó là hàng mua rồi hoàn toàn có thể hoàn trả trong 30 ngày nếu còn giữ lại được hoá đơn (receipt). Không biết có phải đây là do 'ta' đã học ở 'người' hay là 'ta' đã nhạy bén mang cái cách “không ngon không lấy tiền”, hay còn gọi theo cái cách rất Việt Nam là “trái cây bao ăn”để vận dụng cho công cuộc mưu sinh của mình.
Cách buôn bán này dễ dàng tìm thấy ở những cửa hàng trái cây dọc theo con phố Bolsa sầm uất.
Điều
đáng nói ở đây, là giá các loại trái cây được bán ở những cửa hàng này
không hề rẻ khi so với giá bán trong các siêu thị lớn khác. Nhưng, họ
vẫn tồn tại.
Ghé vào siêu thị ABC toạ lạc giữa Bolsa và Magnolia. Một tấm poster quảng cáo được dán ngay cổng ra vào với lời quảng cáo rất hấp dẫn “ Rẻ lạnh lùng! Mít 59 cent/lb. No Limit!”
Cứ rẻ là đã thích rồi. Nơi đây rẻ đến “lạnh lùng.” Nhưng đã “lạnh lùng” thì làm sao mua?
Khu vực để những trái mít “rẻ lạnh lùng” chiếm vị trí ngay gần giữa lối đi. Mùi mít thoang thoảng khắp không gian gần đó. Rất nhiều vị khách đang lựa mít bằng đủ “tư thế” như xem cuống mít, săm soi vỏ, ngửi mít.
Vừa giúp một bác lớn tuổi đặt trái mít vào xe đẩy, chúng tôi vừa hỏi dò cách lựa được một trái mít ngon. Không ngần ngại, bác hào hứng: “con phải ngửi xem chỗ cuống mít trước, sau đó xung quanh thân. Nếu có mùi thơm lừng thì đó là trái mít ngon, ăn liền. Nếu trái mít to, đẹp nhưng không thơm thì để cả tuần lễ cũng không ăn được. Bác kinh nghiệm lắm, rất nhiều người nhờ bác mua. Giá đang rẻ, bác mua 2 trái rồi. Bây giờ mua thêm.”
Chưa kịp cám ơn với người chỉ cho kinh nghiệm mua mít, thì một chị khách bên cạnh nói ngay vào: “ Tui cũng mua một trái vì ngửi thấy nó thơm phức, gai nở đều hết. Nhưng về nhà xẻ ra thì vừa lạt, vừa trắng. Cho nên mua nguyên trái như vậy tuy rẻ, nhưng hên xui. Mình không trả lại được.”
“Vậy làm sao để mua một phần nhỏ vậy chị? Trái mít to quá. Em thích ăn cũng không dám mua thì sẽ ăn không hết.”
Chị
nói: “Tui hay ra mấy shop bán trái cây bên ngoài kia để mua. Giá tuy
mắc hơn nhưng bao ngon, vừa được ăn thử tại chỗ, vừa mua đủ ăn thôi.
Trái cây để lâu ăn không ngon. Tiền nào của đó thôi.”
Có lẽ đối với chị, giá 59cent hấp dẫn kia là đúng nghĩa “lạnh lùng.”
Quảng cáo dán trước cửa siêu thị ABC (Kalynh Ngô/Người Việt) |
* Mít 'bao ngon'
Không khó để tìm thấy
shop “trái cây bao ngon” mang tên Bà Tư gần kề bên. Đúng là những trái
mít đã được xẻ ra một nửa, hoặt ¼ , bọc giấy kính cẩn thận, với giá
2.99cent/lb. Nhắm đến một nửa trái mít vàng ươm và hỏi mình có thể thử
trước không. Người bán cười vui vẻ xẻ một múi nhỏ cho dùng thử. Múi mít
dày cơm, thơm và ngọt. Khi gợi ý chỉ muốn mua một phần nhỏ, điều này dễ
dàng được đáp ứng.
Tản bộ sang một tiệm khác bên cạnh, tiệm Thái Sơn, cách thức trưng bày cũng không khác tiệm Bà Tư. Cũng có nửa trái khóm, nửa trái dưa được xẻ ra và bọc lại. Và đương nhiên, giá cao hơn giá bên trong siêu thị.
Mang điều này nói với một người bạn sống ở quận Cam lâu năm, chúng tôi được cho biết, sở dĩ giá trái cây nhiệt đới trong siêu thị Việt rẻ là do chủ những siêu thị đó mua lại từ siêu thị Mỹ. Trái cây bán trong siêu thị Mỹ có thời hạn. Khi gần đến thời hạn mà số lượng còn nhiều thì họ bán lại cho những siêu thị Việt với giá rẻ để mau chóng tiêu thụ hàng tồn. Vì họ hiểu rằng, người Việt, tìm đến trái cây Việt, tại siêu thị Việt. Do đó, việc mua trái cây với phẩm chất “hên xui” là điều không tránh khỏi.
Có người mua thì mới có người bán. Phẩm chất luôn đi đầu, đó là quy luật đơn giản của kinh doanh. Những người Việt xa xứ nắm rõ quy luật này hơn ai hết. Là người Việt, họ hiểu tâm lý “thử mới biết” của “người mình”. Và đó, phải chăng là lý do họ tồn tại được trong thị trường cạnh tranh giá cả trên xứ Mỹ.
Chúng tôi dành hết thời gian còn lại của buổi chiều để đi qua hết những gian hàng người Việt trên đường Bolsa. Có người từng nói “Cali đi dễ khó về.” Thì ra “khó” là đây.
Có ai nghĩ rắng trái sầu riêng “Ba trồng thì dễ sợ” thuở nhỏ vẫn có thể tìm thấy trên đất nước này, to hơn, ngon hơn, đậm đà hơn. Cả trái dưa hấu của chàng An Tiêm trồng được trong truyền thuyết bây giờ cũng hiện diện ở trời Tây. Cũng to hơn, đỏ hơn, ngọt hơn. Và còn rất nhiều nữa.
Chúng tôi có cảm giác như mình đang đi qua ba miền Nam, Trung, Bắc. Đang tận mắt nhìn thấy những tinh hoa ẩm thực của người Việt trên xứ này. Rồi chạnh nghĩ, đến bao giờ tất cả nam, phụ, lão, ấu nơi xa kia được an lòng tận hưởng những tinh hoa của chính quê hương mình. Dù đơn giản đó chỉ là một múi mít “bao ăn” hoặc “rẻ lạnh lùng.”
Người Việt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Little Saigon: Đi mua mít 'rẻ lạnh lùng!'
Cho đến khi quay lại California lần thứ 3, chúng tôi mới được tản bộ dọc con phố Bolsa nổi tiếng của Little Saigon, thưởng lãm vùng đất được mệnh danh là “cái nôi của người Việt hải ngoại.”
Nếu không kể đến đường phố sạch đẹp, xe cộ lưu thông theo trật tự và lá cờ vàng ba sọc bay cao ngang với quốc kỳ Mỹ, thì người ta khó mà nhận ra đây là xứ Mỹ. Bởi vì có Catinat, có Làng Văn, có bánh cuốn Tây Hồ, có quán Ngự Bình...
Người Việt Nam đã mang tất cả, từ phong tục tập quán, từng cái tên địa danh thân thuộc cho đến các loại trái cây đặc trưng hương đồng gió nội để đặt lên vùng đất này.
Đặc biệt hơn và thú vị hơn là phải nói đến cách thức buôn bán những loại trái cây là 'Bao ăn - Không ngon không lấy tiền.' Có lẽ đây chính là phương cách kinh doanh độc đáo của người Việt để tồn tại nơi xứ người.
Khách hàng đang lựa mít trong siêu thi ABC (Kalynh Ngô /Người Việt) |
Những ai đã và đang sống ở Mỹ đều biết một cách thức buôn bán “rất Mỹ,” đó là hàng mua rồi hoàn toàn có thể hoàn trả trong 30 ngày nếu còn giữ lại được hoá đơn (receipt). Không biết có phải đây là do 'ta' đã học ở 'người' hay là 'ta' đã nhạy bén mang cái cách “không ngon không lấy tiền”, hay còn gọi theo cái cách rất Việt Nam là “trái cây bao ăn”để vận dụng cho công cuộc mưu sinh của mình.
Cách buôn bán này dễ dàng tìm thấy ở những cửa hàng trái cây dọc theo con phố Bolsa sầm uất.
Điều
đáng nói ở đây, là giá các loại trái cây được bán ở những cửa hàng này
không hề rẻ khi so với giá bán trong các siêu thị lớn khác. Nhưng, họ
vẫn tồn tại.
Ghé vào siêu thị ABC toạ lạc giữa Bolsa và Magnolia. Một tấm poster quảng cáo được dán ngay cổng ra vào với lời quảng cáo rất hấp dẫn “ Rẻ lạnh lùng! Mít 59 cent/lb. No Limit!”
Cứ rẻ là đã thích rồi. Nơi đây rẻ đến “lạnh lùng.” Nhưng đã “lạnh lùng” thì làm sao mua?
Khu vực để những trái mít “rẻ lạnh lùng” chiếm vị trí ngay gần giữa lối đi. Mùi mít thoang thoảng khắp không gian gần đó. Rất nhiều vị khách đang lựa mít bằng đủ “tư thế” như xem cuống mít, săm soi vỏ, ngửi mít.
Vừa giúp một bác lớn tuổi đặt trái mít vào xe đẩy, chúng tôi vừa hỏi dò cách lựa được một trái mít ngon. Không ngần ngại, bác hào hứng: “con phải ngửi xem chỗ cuống mít trước, sau đó xung quanh thân. Nếu có mùi thơm lừng thì đó là trái mít ngon, ăn liền. Nếu trái mít to, đẹp nhưng không thơm thì để cả tuần lễ cũng không ăn được. Bác kinh nghiệm lắm, rất nhiều người nhờ bác mua. Giá đang rẻ, bác mua 2 trái rồi. Bây giờ mua thêm.”
Chưa kịp cám ơn với người chỉ cho kinh nghiệm mua mít, thì một chị khách bên cạnh nói ngay vào: “ Tui cũng mua một trái vì ngửi thấy nó thơm phức, gai nở đều hết. Nhưng về nhà xẻ ra thì vừa lạt, vừa trắng. Cho nên mua nguyên trái như vậy tuy rẻ, nhưng hên xui. Mình không trả lại được.”
“Vậy làm sao để mua một phần nhỏ vậy chị? Trái mít to quá. Em thích ăn cũng không dám mua thì sẽ ăn không hết.”
Chị
nói: “Tui hay ra mấy shop bán trái cây bên ngoài kia để mua. Giá tuy
mắc hơn nhưng bao ngon, vừa được ăn thử tại chỗ, vừa mua đủ ăn thôi.
Trái cây để lâu ăn không ngon. Tiền nào của đó thôi.”
Có lẽ đối với chị, giá 59cent hấp dẫn kia là đúng nghĩa “lạnh lùng.”
Quảng cáo dán trước cửa siêu thị ABC (Kalynh Ngô/Người Việt) |
* Mít 'bao ngon'
Không khó để tìm thấy
shop “trái cây bao ngon” mang tên Bà Tư gần kề bên. Đúng là những trái
mít đã được xẻ ra một nửa, hoặt ¼ , bọc giấy kính cẩn thận, với giá
2.99cent/lb. Nhắm đến một nửa trái mít vàng ươm và hỏi mình có thể thử
trước không. Người bán cười vui vẻ xẻ một múi nhỏ cho dùng thử. Múi mít
dày cơm, thơm và ngọt. Khi gợi ý chỉ muốn mua một phần nhỏ, điều này dễ
dàng được đáp ứng.
Tản bộ sang một tiệm khác bên cạnh, tiệm Thái Sơn, cách thức trưng bày cũng không khác tiệm Bà Tư. Cũng có nửa trái khóm, nửa trái dưa được xẻ ra và bọc lại. Và đương nhiên, giá cao hơn giá bên trong siêu thị.
Mang điều này nói với một người bạn sống ở quận Cam lâu năm, chúng tôi được cho biết, sở dĩ giá trái cây nhiệt đới trong siêu thị Việt rẻ là do chủ những siêu thị đó mua lại từ siêu thị Mỹ. Trái cây bán trong siêu thị Mỹ có thời hạn. Khi gần đến thời hạn mà số lượng còn nhiều thì họ bán lại cho những siêu thị Việt với giá rẻ để mau chóng tiêu thụ hàng tồn. Vì họ hiểu rằng, người Việt, tìm đến trái cây Việt, tại siêu thị Việt. Do đó, việc mua trái cây với phẩm chất “hên xui” là điều không tránh khỏi.
Có người mua thì mới có người bán. Phẩm chất luôn đi đầu, đó là quy luật đơn giản của kinh doanh. Những người Việt xa xứ nắm rõ quy luật này hơn ai hết. Là người Việt, họ hiểu tâm lý “thử mới biết” của “người mình”. Và đó, phải chăng là lý do họ tồn tại được trong thị trường cạnh tranh giá cả trên xứ Mỹ.
Chúng tôi dành hết thời gian còn lại của buổi chiều để đi qua hết những gian hàng người Việt trên đường Bolsa. Có người từng nói “Cali đi dễ khó về.” Thì ra “khó” là đây.
Có ai nghĩ rắng trái sầu riêng “Ba trồng thì dễ sợ” thuở nhỏ vẫn có thể tìm thấy trên đất nước này, to hơn, ngon hơn, đậm đà hơn. Cả trái dưa hấu của chàng An Tiêm trồng được trong truyền thuyết bây giờ cũng hiện diện ở trời Tây. Cũng to hơn, đỏ hơn, ngọt hơn. Và còn rất nhiều nữa.
Chúng tôi có cảm giác như mình đang đi qua ba miền Nam, Trung, Bắc. Đang tận mắt nhìn thấy những tinh hoa ẩm thực của người Việt trên xứ này. Rồi chạnh nghĩ, đến bao giờ tất cả nam, phụ, lão, ấu nơi xa kia được an lòng tận hưởng những tinh hoa của chính quê hương mình. Dù đơn giản đó chỉ là một múi mít “bao ăn” hoặc “rẻ lạnh lùng.”
Người Việt