Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Lữ đoàn 2 Nhảy Dù, từ mặt trận Hạ Lào đến Bắc Kontum
Hạ tuần tháng 3/1971, bộ tư lệnh lực lượng Cộng quân tại Cao nguyên đã điều động 2 trung đoàn chủ lực cùng 3 tiểu đoàn yểm trợ áp lực quanh căn cứ hỏa lực 6 ở Tây Bắc Kontum, một căn cứ trọng yếu có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực pháo binh cho các đơn vị VNCH hoạt động trong vùng này. Để chận đứng kế hoạch của CQ muốn đánh chiếm căn cứ này, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã điều động nhiều đơn vị Bộ binh và Biệt động quân mở các cuộc tấn công để giải tỏa áp lực địch. Tuy nhiên do địa thế hiểm trở và địch đã lập được các cụm kháng cự kiên cố ở ngoại vi của căn cứ, các đơn vị bộ chiến của Quân đoàn 2 đã bị tổn thất nhiều trong nỗ lực tấn công địch. Quân đoàn không còn lực lượng trừ bị cuối cùng, Tư lệnh Quân đoàn 2 lúc bấy giờ là trung tướng Ngô Du đã xin Bộ Tổng tham mưu tăng cường 1 lữ đoàn thuộc lực lượng tổng trừ bị. Đại tướng Cao Văn Viên đã ủy nhiệm cho Trung tướng Dư Quốc Đống-tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù chọn một lữ đoàn tăng viện cho Quân đoàn
Vào thời gian này, Sư đoàn Nhảy Dù vừa hoàn thành nhiệm vụ trong cuộc hành quân Hạ Lào, một số đơn vị và bộ Tư lệnh Sư đoàn đóng quân ở Đông Hà. Trong buổi họp hành quân với các đơn vị trưởng, tướng Đống quyết định cử lữ đoàn 2 Nhảy Dù điều động các đơn vị: tiểu đoàn 5,6,11, tiểu đoàn 2 Pháo binh, đại đội 2 Công binh, đại đội 2 Trinh Sát khẩn cấp chuẩn bị để lên Cao nguyên. Theo kế hoạch, sáng ngày 4 tháng 4/1971, toàn bộ Lữ đoàn 2 Nhảy Dù được lệnh chuẩn bị không vận lên Kontum. Đại tá Trần Quốc Lịch-lữ đoàn trưởng, Trung tá cố vấn Hoa Kỳ, Thiếu tá Bùi Đức Lạc-tiểu đoàn trưởng 2 Pháo binh Nhảy Dù và các toán tiền trạm đi chuyến phi cơ dầu tiên. Theo lời kể của cựu trung tá Bùi Đức Lạc (lúc bấy giờ thiếu tá), diễn tiến về cuộc hành quân này được ghi nhận như sau:
Lữ đoàn 2 Nhảy Dù, mặt trận Bắc KonTum Hè 1971
Một đơn vị Nhảy Dù VNCH trong 1 cuộc hành quân
* Từ cuộc họp tại bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đến căn cứ Tân Cảnh:
Đến Pleiku, vừa bước xuống máy bay, Đại tá Lịch, Trung tá cố vấn lữ đoàn Peter Kama, Thiếu tá Lạc lên 2 xe Jeep của Quân đoàn 2 đón sẵn, vào bộ tư lệnh Quân đoàn 2. Tại phòng hội hành quân, các cấp chỉ huy trọng yếu của lữ đoàn 2 Nhảy Dù được thuyết trình sơ lược về tình hình: Cộng quân gồm 2 trung đoàn chủ lực được tăng cường 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn súng nặng, 1 tiểu đoàn phòng không. Với lực lượng này, Cộng quân sẽ sử dụng 2 tiểu đoàn tấn công căn cứ hỏa lực 6 với chiến thuật pháo binh + đặc công, hoặc tiền pháo hậu xung, 4 tiểu đoàn còn lại và tiểu đoàn súng nặng chận đánh các đơn vị đến giải tỏa căn cứ hỏa lực 6. Tuy Cộng quân chưa dứt điểm căn cứ hỏa lực này nhưng địch quân đã gây thiệt hại đáng kể cho quân trú phòng và các đơn vị đến giải tỏa. Hiện quân đoàn không còn quân để tiếp ứng nên đã xin tăng cường lực lượng tổng trừ bị.
Theo sự phối trí của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, Lữ đoàn 2 Nhảy Dù đặt thuộc quyền chỉ huy của Bộ tư lệnh Hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh, đặt tại Tân Cảnh. Rời phòng họp, Đại tá Lịch và các quân nhân theo ông được trực thăng của Hoa Kỳ chở đến Tân Cảnh vào khoảng 1 trưa cùng ngày. Tại phòng hành quân của bộ Tư lệnh Sư đoàn 22BB, trước sự hiện diện của Thiếu tướng Lê Ngọc Triển-tư lệnh Sư đoàn 22 BB, các sĩ quan cao cấp của lữ đoàn 2 Nhảy Dù được Đại tá Lê Đức Đạt-tư lệnh phó Sư đoàn, trình bày chi tiết về tình hình địch. (Đầu tháng 3/1972, Đại tá Đạt là tư lệnh Sư đoàn 22, tự sát tại Tân Cảnh ngày 24/4/1972). Đại tá Đạt cho biết: tại vùng hành quân, địch đã sử dụng 20 súng phòng không, chung quanh căn cứ hỏa lực 6 địch đào hầm ếch để chống Không quân và Pháo binh VNCH hỏa tập, các hầm này còn là công sự kháng cự của Cộng quân khi lực lượng VNCH để giải tỏa. Chính với sự bố phòng này mà những ngày trước, các đơn vị bộ chiến đến giải tỏa đều bị thiệt hại nặng do hỏa lực của địch, nhất là súng cối và súng 75 ly. Quanh căn cứ này, địch bố trí 7 cụm súng sối và các loại súng nặng.
Lữ đoàn 2 Nhảy Dù, mặt trận Bắc KonTum Hè 1971
tư lệnh phó Sư đoàn 22 BB trình bày, Thiếu tá Lạc ghi rõ từng vị trí đặt súng của địch: súng phòng không, súng cối, khu vực hầm hàm ếch, những nơi các đơn vị bạn bị chận đánh, cấp số và đơn vị CQ. Sau phần thuyết trình của Đại tá Đạt, Đại tá Lịch nêu một số câu hỏi với Thiếu tướng Lê Ngọc Triển-tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh:
Thưa Thiếu tướng, địch thật sự có hàm ếch hay không" Có 20 cây phòng không hay không" Nếu 5 đơn vị cấp lữ đoàn đã đánh mà không được, vậy thiếu tướng muốn chúng tôi đánh như thế nào"
Thiếu tướng Triển trả lời:
- Địch chắc chắn có hầm ếch, khi bị phi pháo, địch rút vào trong, vừa dứt phi pháo, địch ra ngoài chiến đấu. Về phòng không, địch thật sự có 20 cây phòng không, ngay tại tiền đồn căn cứ 6, nay đã bị chiếm, địch cũng đã có 10 cây rồi. Về cách đánh, lữ đoàn 2 toàn quyền quyết định về kế hoạch hành quân của mình.
Về phần vụ yểm trợ hỏa lực, Thiếu tá Lạc, tiểu đoàn trưởng Pháo binh, cũng đã nêu một số câu hỏi:
- Địch quân có pháo binh hay không, nếu chỉ có súng cối thì loại nào " Khả năng pháo của địch?
- Ngoài ra trong tầm pháo yểm trợ từ căn cứ 6 hỏa lưc, chúng tôi thấy có 4 pháo đội 105 ly, 1 pháo đội 155 ly của đơn vị bạn, vậy chúng tôi có thể sử dụng các pháo đội này được không ?
- Các pháo đội của ta đã bị pháo hay đặc công của địch đánh phá chưa "
Thiếu tá Lạc đã được trả lời như sau:
- Địch không có pháo binh, có 2 loại súng cối 61 và 82 ly. Khả năng pháo của địch có thể bắn từ 7 vị trí đến từ 1 mục tiêu. Chúng ta đã có 1 tiểu đoàn đã bị 100 đạn súng cối trong một cuộc tấn công bằng cối của địch.
- Các pháo đội trong tầm, Nhảy Dù có thể sử dụng được, chưa có pháo đội nào bị địch đánh bằng đặc công hoặc bằng súng cối.
* Kế hoạch đổ quân của lữ đoàn 2 Nhảy Dù:
Buổi họp chấm dứt, Đại tá Lịch, và Thiếu tá Lạc, vừa dùng cơm trưa bằng lương khô của cố Vấn Mỹ đem lại, vừa bàn thảo kế hoạch hành quân.
Đại tá Lịch nói: Có hai kế hoạch chúng ta có thể thực hiện được, một là chúng ta đánh ban đêm, hai là chúng ta sử dụng trực thăng vận. Nếu trực thăng vận, cái khó khăn là chọn bãi đáp. Thiếu tá Lạc trình bày nhận định của mình: Nếu dựa trên bản đồ, khả dĩ chúng ta chỉ có hai bãi đáp có thể sử dụng được, bãi thứ nhất là đỉnh 1250, tức là tiền đồn của căn cứ hỏa lực 6, nhưng tại đây, hiện giờ địch đã đặt 10 cây phòng không, thứ hai là tại căn cứ hỏa lực 6 với cao độ 1100. Nếu chọn bãi đáp ở căn cứ này thì có nhiều bất lợi vì địch đã điều chỉnh để sẵn sàng bắn súng cối vào căn cứ, cũng như phòng không của địch cũng đã chuẩn bị. Tôi thấy điểm thứ nhất có nhiều thuận lợi hơn, chỉ cần phối hợp hỏa lực cho đúng là thành công. Bây giờ chúng ta nên không thám trước đã, sau hãy quyết định.
Cuối cùng, vị lữ đoàn trưởng lữ đoàn 2 Nhảy Dù đồng ý với đề nghị của tiểu đoàn trưởng Pháo binh. Bay trên vùng trời căn cứ hỏa lực 6 bằng CNC của Không lực Hoa Kỳ, Đại tá Lịch và Thiếu tá Lạc "được" phòng không của CQ dàn chào. Khi hai xạ thủ xạ kích vào các vị trí phòng không của địch, trên hệ thống inter, họ cho thiếu tá Lạc biết họ đã bay chung quanh đây nhiều lần nên biết rõ vị trí phòng không của địch. Vị tiểu đoàn trưởng Pháo binh Nhảy Dù thắc mắc là tại sao Pháo binh và Không quân lại không diệt được các cụm phòng không của đối phương. Thiếu tá Lạc nhìn rõ hai cây phòng không của CQ đang hoạt động gần tiền đồn cũ. Ông ghi chú và nhận diện trên địa thế. Ông dự tính ngày mai các pháo đội của ông vào vùng, chắc chắn sẽ tiêu diệt chúng. Cũng qua hệ thống inter, Đại tá Lịch đã cho Thiếu tá Lạc những chỉ thị cần thiết để sử dụng hỏa lực cho đúng.
Sau vòng bay không thám, hai sĩ quan chỉ huy nói trên trở lại Tân Cảnh, bước xuống máy may, mãi suy nghĩ về kế hoạch đánh, thiếu tá Lạc đi nhanh, nên Đại tá Lịch gọi giật lại và nói:
- Này mấy thằng phòng không nhởn nhơ quá, ngày mai anh phải "thịt" tụi nó như anh đã làm ở Campuchia nghe chưa" Tại sao pháo binh không dập tụi nó" Anh thấy sao"
-Thưa Đại tá, cái đó không khó, pháo binh có thể làm được, mỗi cây phòng không cao giá lắm là sử dụng 100 đạn thì phải tiêu diệt được. Nhất là có 155 ly dùng tác xạ tiêu hủy còn dễ dàng hơn nữa. Chiều mai là phải hỏi thăm chúng.
Kỳ sau: Pháo binh Nhảy Dù tại mặt trận KonTum
Tác giả bài viết: Đặng Quang
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Lữ đoàn 2 Nhảy Dù, từ mặt trận Hạ Lào đến Bắc Kontum
Hạ tuần tháng 3/1971, bộ tư lệnh lực lượng Cộng quân tại Cao nguyên đã điều động 2 trung đoàn chủ lực cùng 3 tiểu đoàn yểm trợ áp lực quanh căn cứ hỏa lực 6 ở Tây Bắc Kontum, một căn cứ trọng yếu có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực pháo binh cho các đơn vị VNCH hoạt động trong vùng này. Để chận đứng kế hoạch của CQ muốn đánh chiếm căn cứ này, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã điều động nhiều đơn vị Bộ binh và Biệt động quân mở các cuộc tấn công để giải tỏa áp lực địch. Tuy nhiên do địa thế hiểm trở và địch đã lập được các cụm kháng cự kiên cố ở ngoại vi của căn cứ, các đơn vị bộ chiến của Quân đoàn 2 đã bị tổn thất nhiều trong nỗ lực tấn công địch. Quân đoàn không còn lực lượng trừ bị cuối cùng, Tư lệnh Quân đoàn 2 lúc bấy giờ là trung tướng Ngô Du đã xin Bộ Tổng tham mưu tăng cường 1 lữ đoàn thuộc lực lượng tổng trừ bị. Đại tướng Cao Văn Viên đã ủy nhiệm cho Trung tướng Dư Quốc Đống-tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù chọn một lữ đoàn tăng viện cho Quân đoàn
Vào thời gian này, Sư đoàn Nhảy Dù vừa hoàn thành nhiệm vụ trong cuộc hành quân Hạ Lào, một số đơn vị và bộ Tư lệnh Sư đoàn đóng quân ở Đông Hà. Trong buổi họp hành quân với các đơn vị trưởng, tướng Đống quyết định cử lữ đoàn 2 Nhảy Dù điều động các đơn vị: tiểu đoàn 5,6,11, tiểu đoàn 2 Pháo binh, đại đội 2 Công binh, đại đội 2 Trinh Sát khẩn cấp chuẩn bị để lên Cao nguyên. Theo kế hoạch, sáng ngày 4 tháng 4/1971, toàn bộ Lữ đoàn 2 Nhảy Dù được lệnh chuẩn bị không vận lên Kontum. Đại tá Trần Quốc Lịch-lữ đoàn trưởng, Trung tá cố vấn Hoa Kỳ, Thiếu tá Bùi Đức Lạc-tiểu đoàn trưởng 2 Pháo binh Nhảy Dù và các toán tiền trạm đi chuyến phi cơ dầu tiên. Theo lời kể của cựu trung tá Bùi Đức Lạc (lúc bấy giờ thiếu tá), diễn tiến về cuộc hành quân này được ghi nhận như sau:
Lữ đoàn 2 Nhảy Dù, mặt trận Bắc KonTum Hè 1971
Một đơn vị Nhảy Dù VNCH trong 1 cuộc hành quân
* Từ cuộc họp tại bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đến căn cứ Tân Cảnh:
Đến Pleiku, vừa bước xuống máy bay, Đại tá Lịch, Trung tá cố vấn lữ đoàn Peter Kama, Thiếu tá Lạc lên 2 xe Jeep của Quân đoàn 2 đón sẵn, vào bộ tư lệnh Quân đoàn 2. Tại phòng hội hành quân, các cấp chỉ huy trọng yếu của lữ đoàn 2 Nhảy Dù được thuyết trình sơ lược về tình hình: Cộng quân gồm 2 trung đoàn chủ lực được tăng cường 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn súng nặng, 1 tiểu đoàn phòng không. Với lực lượng này, Cộng quân sẽ sử dụng 2 tiểu đoàn tấn công căn cứ hỏa lực 6 với chiến thuật pháo binh + đặc công, hoặc tiền pháo hậu xung, 4 tiểu đoàn còn lại và tiểu đoàn súng nặng chận đánh các đơn vị đến giải tỏa căn cứ hỏa lực 6. Tuy Cộng quân chưa dứt điểm căn cứ hỏa lực này nhưng địch quân đã gây thiệt hại đáng kể cho quân trú phòng và các đơn vị đến giải tỏa. Hiện quân đoàn không còn quân để tiếp ứng nên đã xin tăng cường lực lượng tổng trừ bị.
Theo sự phối trí của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, Lữ đoàn 2 Nhảy Dù đặt thuộc quyền chỉ huy của Bộ tư lệnh Hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh, đặt tại Tân Cảnh. Rời phòng họp, Đại tá Lịch và các quân nhân theo ông được trực thăng của Hoa Kỳ chở đến Tân Cảnh vào khoảng 1 trưa cùng ngày. Tại phòng hành quân của bộ Tư lệnh Sư đoàn 22BB, trước sự hiện diện của Thiếu tướng Lê Ngọc Triển-tư lệnh Sư đoàn 22 BB, các sĩ quan cao cấp của lữ đoàn 2 Nhảy Dù được Đại tá Lê Đức Đạt-tư lệnh phó Sư đoàn, trình bày chi tiết về tình hình địch. (Đầu tháng 3/1972, Đại tá Đạt là tư lệnh Sư đoàn 22, tự sát tại Tân Cảnh ngày 24/4/1972). Đại tá Đạt cho biết: tại vùng hành quân, địch đã sử dụng 20 súng phòng không, chung quanh căn cứ hỏa lực 6 địch đào hầm ếch để chống Không quân và Pháo binh VNCH hỏa tập, các hầm này còn là công sự kháng cự của Cộng quân khi lực lượng VNCH để giải tỏa. Chính với sự bố phòng này mà những ngày trước, các đơn vị bộ chiến đến giải tỏa đều bị thiệt hại nặng do hỏa lực của địch, nhất là súng cối và súng 75 ly. Quanh căn cứ này, địch bố trí 7 cụm súng sối và các loại súng nặng.
Lữ đoàn 2 Nhảy Dù, mặt trận Bắc KonTum Hè 1971
tư lệnh phó Sư đoàn 22 BB trình bày, Thiếu tá Lạc ghi rõ từng vị trí đặt súng của địch: súng phòng không, súng cối, khu vực hầm hàm ếch, những nơi các đơn vị bạn bị chận đánh, cấp số và đơn vị CQ. Sau phần thuyết trình của Đại tá Đạt, Đại tá Lịch nêu một số câu hỏi với Thiếu tướng Lê Ngọc Triển-tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh:
Thưa Thiếu tướng, địch thật sự có hàm ếch hay không" Có 20 cây phòng không hay không" Nếu 5 đơn vị cấp lữ đoàn đã đánh mà không được, vậy thiếu tướng muốn chúng tôi đánh như thế nào"
Thiếu tướng Triển trả lời:
- Địch chắc chắn có hầm ếch, khi bị phi pháo, địch rút vào trong, vừa dứt phi pháo, địch ra ngoài chiến đấu. Về phòng không, địch thật sự có 20 cây phòng không, ngay tại tiền đồn căn cứ 6, nay đã bị chiếm, địch cũng đã có 10 cây rồi. Về cách đánh, lữ đoàn 2 toàn quyền quyết định về kế hoạch hành quân của mình.
Về phần vụ yểm trợ hỏa lực, Thiếu tá Lạc, tiểu đoàn trưởng Pháo binh, cũng đã nêu một số câu hỏi:
- Địch quân có pháo binh hay không, nếu chỉ có súng cối thì loại nào " Khả năng pháo của địch?
- Ngoài ra trong tầm pháo yểm trợ từ căn cứ 6 hỏa lưc, chúng tôi thấy có 4 pháo đội 105 ly, 1 pháo đội 155 ly của đơn vị bạn, vậy chúng tôi có thể sử dụng các pháo đội này được không ?
- Các pháo đội của ta đã bị pháo hay đặc công của địch đánh phá chưa "
Thiếu tá Lạc đã được trả lời như sau:
- Địch không có pháo binh, có 2 loại súng cối 61 và 82 ly. Khả năng pháo của địch có thể bắn từ 7 vị trí đến từ 1 mục tiêu. Chúng ta đã có 1 tiểu đoàn đã bị 100 đạn súng cối trong một cuộc tấn công bằng cối của địch.
- Các pháo đội trong tầm, Nhảy Dù có thể sử dụng được, chưa có pháo đội nào bị địch đánh bằng đặc công hoặc bằng súng cối.
* Kế hoạch đổ quân của lữ đoàn 2 Nhảy Dù:
Buổi họp chấm dứt, Đại tá Lịch, và Thiếu tá Lạc, vừa dùng cơm trưa bằng lương khô của cố Vấn Mỹ đem lại, vừa bàn thảo kế hoạch hành quân.
Đại tá Lịch nói: Có hai kế hoạch chúng ta có thể thực hiện được, một là chúng ta đánh ban đêm, hai là chúng ta sử dụng trực thăng vận. Nếu trực thăng vận, cái khó khăn là chọn bãi đáp. Thiếu tá Lạc trình bày nhận định của mình: Nếu dựa trên bản đồ, khả dĩ chúng ta chỉ có hai bãi đáp có thể sử dụng được, bãi thứ nhất là đỉnh 1250, tức là tiền đồn của căn cứ hỏa lực 6, nhưng tại đây, hiện giờ địch đã đặt 10 cây phòng không, thứ hai là tại căn cứ hỏa lực 6 với cao độ 1100. Nếu chọn bãi đáp ở căn cứ này thì có nhiều bất lợi vì địch đã điều chỉnh để sẵn sàng bắn súng cối vào căn cứ, cũng như phòng không của địch cũng đã chuẩn bị. Tôi thấy điểm thứ nhất có nhiều thuận lợi hơn, chỉ cần phối hợp hỏa lực cho đúng là thành công. Bây giờ chúng ta nên không thám trước đã, sau hãy quyết định.
Cuối cùng, vị lữ đoàn trưởng lữ đoàn 2 Nhảy Dù đồng ý với đề nghị của tiểu đoàn trưởng Pháo binh. Bay trên vùng trời căn cứ hỏa lực 6 bằng CNC của Không lực Hoa Kỳ, Đại tá Lịch và Thiếu tá Lạc "được" phòng không của CQ dàn chào. Khi hai xạ thủ xạ kích vào các vị trí phòng không của địch, trên hệ thống inter, họ cho thiếu tá Lạc biết họ đã bay chung quanh đây nhiều lần nên biết rõ vị trí phòng không của địch. Vị tiểu đoàn trưởng Pháo binh Nhảy Dù thắc mắc là tại sao Pháo binh và Không quân lại không diệt được các cụm phòng không của đối phương. Thiếu tá Lạc nhìn rõ hai cây phòng không của CQ đang hoạt động gần tiền đồn cũ. Ông ghi chú và nhận diện trên địa thế. Ông dự tính ngày mai các pháo đội của ông vào vùng, chắc chắn sẽ tiêu diệt chúng. Cũng qua hệ thống inter, Đại tá Lịch đã cho Thiếu tá Lạc những chỉ thị cần thiết để sử dụng hỏa lực cho đúng.
Sau vòng bay không thám, hai sĩ quan chỉ huy nói trên trở lại Tân Cảnh, bước xuống máy may, mãi suy nghĩ về kế hoạch đánh, thiếu tá Lạc đi nhanh, nên Đại tá Lịch gọi giật lại và nói:
- Này mấy thằng phòng không nhởn nhơ quá, ngày mai anh phải "thịt" tụi nó như anh đã làm ở Campuchia nghe chưa" Tại sao pháo binh không dập tụi nó" Anh thấy sao"
-Thưa Đại tá, cái đó không khó, pháo binh có thể làm được, mỗi cây phòng không cao giá lắm là sử dụng 100 đạn thì phải tiêu diệt được. Nhất là có 155 ly dùng tác xạ tiêu hủy còn dễ dàng hơn nữa. Chiều mai là phải hỏi thăm chúng.
Kỳ sau: Pháo binh Nhảy Dù tại mặt trận KonTum
Tác giả bài viết: Đặng Quang