Truyện Ngắn & Phóng Sự

Lũ về

Lũ về với con nước mang theo phù sa giúp ruộng đồng tươi tốt, đôi khi là theo chân người lớn lội sang nhà bà con, hoặc là xắn quần, tìm mạch nước nhỏ và thả chân

Thủy điện xả lũ đột ngột khiến một đoạn đường bê tông hơn 300m bị cuốn phăng, bà con phải đắp lại đường để đi
Thủy điện xả lũ đột ngột khiến một đoạn đường bê tông hơn 300m bị cuốn phăng, bà con phải đắp lại đường để đi

Lũ về với con nước mang theo phù sa giúp ruộng đồng tươi tốt, đôi khi là theo chân người lớn lội sang nhà bà con, hoặc là xắn quần, tìm mạch nước nhỏ và thả chân vào đó, một cảm giác khó tả với con nước nguồn.

Lũ về là vợt chuồn chuồn đậu trên ngọn cây, là miên man con nước với đầy ắp cá rô đồng, cá diếc, cá chép… là mỗi khi bà kể chuyện và gọi vào cho cục xôi nóng hổi… Nhưng đó là lũ xưa, lũ trong ký ức của tuổi thơ xa ngái, còn lũ nay, dễ gì tìm ra kỷ niệm để rồi nhớ, rồi ghim vào một góc trong ký ức tuyệt đẹp. Thế nhưng, lũ nay lại có lắm chuyện để bàn.

Bà ngồi đó và chỉ cho bọn trẻ cách dùng chỉ để xuyên qua những hạt hoa lê ki ma tạo thành những sợi dây chuyền mảnh, màu trắng tinh. Lê ki ma còn gọi là cây trứng gà hay ô ma, một loài cây cho trái chín màu vàng, ăn hơi ngọt, bùi, ngày xưa thường dùng để chống đói, nhưng cũng không hiếm người nằm lăn ra cả ngày vì say trái.

Còn lại gì sau lũ?
Còn lại gì sau lũ?

Hôm nay đã là ngày lũ thứ 3, trời đã ngớt mưa, những bông lê ki ma cuối cùng cũng rụng xuống, bà tiếc nuối nhặt về gói trong một miếng lá chuối. Lát nhỏ về, bà sẽ ngồi xem nó xâu. Giờ này nó đã theo ông lênh đênh trên con nước, thả lưới và rồi để xem, hai ông cháu sẽ mang về cho bà một mớ cá tươi. Cá rô thì chiên giòn, cá diếc thì nấu cháo, những con cá lớn hơn thì bà mang bán cho người ta để lấy tiền, phòng khi giỗ kỵ, phòng những ngày không kiếm được đồng nào và phòng khi đau ốm. Nói nghe to tát vậy thôi, chứ mỗi lần bán, bà cũng chỉ tích cóp được vài đồng.

Nước lũ năm nay không lớn lắm, chỉ vào đến ngõ nhà bà. Mà cũng như mọi năm thôi, lớn hơn chút thì được lội nước quanh sân, tha hồ tụi nhỏ la ré vì thích thú lội nước cả ngày lúc trời hửng, rồi thì giúp ông bà quét dọn chút bùn non, kéo và thả vào gốc mướp, gốc bầu, đến Tết chúng sẽ cho những trái xanh mướt mờ.

Lũ về với ông là bơi ghe sang thăm con cháu, bà con, hoặc ghé lên thắp nén nhang cho ông bà bên nghĩa trang nơi có cây lộc vừng năm cũ. Là những mẻ cá đầy để thấy nụ cười của bà trên môi, và đôi khi là ngắm chiếc ghe mới đan giùm hàng xóm, chiếc thúng, mủng nong nia để bà đi chợ.

Lũ về với bà là mẻ cá ông vừa kéo lưới về kho lá nghệ sau vườn, là nồi cháo cá cho cả nhà ấm bụng, là kì kèo chấm mực vào chân nhỏ kẻo bị nước ăn chân, là loay hoay cùng ông gỡ lưới. Lũ về với bà là một vụ mùa bội thu vào năm tới khi con nước mang phù sa về.

Phương tiện giao thông ngày lũ
Phương tiện giao thông ngày lũ

Còn với nhỏ, lũ thì còn gì thích bằng, được nghỉ học và miên man sông nước, chắc chắn ông sẽ cho nó ngồi sau ghe và hai ông cháu cùng thả lưới bắt cá, không xa, ngay bờ ruộng trước nhà. Lũ về là lội nước, đạp xe, những con nước nhỏ tung tóe từ vành xe làm nó thấy đẹp mơ màng, như chính pháo bông vào mỗi dịp giao thừa. Lũ về là lang thang cùng bạn, là nhờ ông làm cho cái vợt (bằng vành tre, vòng lại cỡ bàn tay), để ngấu nghiến đầy mạng nhện rồi tìm úp những chú chuồn chuồn kim, chuồn chuồn ớt, và đôi khi có cả chuồn chuồn voi. Nhè nhẹ, nhè nhè, úp vợt lên đôi cánh chuồn chuồn, đôi cánh mỏng manh ấy sẽ bị dính vào mạng nhện, và thế là bắt, bỏ vào túi nilong nho nhỏ. Ðể làm gì ư, thì cũng chẳng làm gì, chắc chỉ có thế, ngắm nghía xem nó đẹp thế nào và hôm nay đã là soái ca bắt chuồn chuồn của xóm chưa, để rồi khi trời xế chiều, lại mang thả chúng…

Và rồi khi nghe tiếng chim chèo bẻo kêu hoặc ông bảo gió này nước đang lên, nhỏ sẽ quên mất mấy trò đó và ngồi yên trong nhà. Trong lòng nhỏ giờ này chỉ chờ tiếng kêu của trau trảu, lúc ấy, lệnh giới nghiêm sẽ hết hiệu lực. Nhỏ còn nhớ hoài, khi tiếng chim trau trảu cất lên, nước sẽ rút dần dần, lúc đó, ông sẽ giảng cho nhỏ bài học về thiên nhiên, ông nói rằng hãy tin vào thiên nhiên bởi mọi thứ sinh ra vốn dĩ đều có sứ mệnh của nó.

o O o

Ðông, Xuân, Hạ, Thu rồi lại Ðông, con nước ở bên kia đường và bà tất bật trên gác xép. “Nước sẽ vào nhà, sắp vào nhà” bà vừa dọn đủ thứ đồ và lẩm bẩm. Từ thùng nước dự trữ, từ mấy lon gạo, mấy gói mì tôm và cả áo quần, mùng chiếu… Ðã bảy năm rồi, ngày ông bị nước lũ cuốn trôi. Khi ngọn gió bấc rít bên hiên nhà, bà sẽ kể miết về chuyện đó với bất kỳ ai vào nhà. Hôm đó, khi tiếng trau trảu kêu sau vườn, ông tạm biệt bà và nhỏ để chở giùm người hàng xóm ra đầu làng. Bà vói theo nhờ ông mua cuộn chỉ, ông cười đùa nhỏ rằng, nhớ xâu giùm ông thêm sợi nhé! Ðó là lần cuối bà gặp ông, đến hôm sau, người ta mới tìm thấy ông bên gốc lộc vừng mộ cũ. Lúc ông ra đến sông đầu làng, nước lũ về dữ, cả hai người đều không kịp quay ghe. Bà thẫn thờ, lững thững, mất gần năm trời bà mới hiểu được vì sao ông mất, vì sao trau trảu kêu mà nước đổ về? Bà tìm được câu trả lời khi một người nuôi cá lồng trong xóm bảo là lâm nợ do thủy điện xả lũ không báo trước.

Ðã mấy năm qua, bà không còn tin vào tiếng chim nữa, bà cũng chẳng còn tin vào radio, bởi nếu xả lũ, chẳng mấy khi người ta báo trước. Bà chỉ còn tin vào mình, không cần ai cả, cũng không ai được lên gác xép của bà. Mưa, nước ngấp nghé bên kia đường là bà dọn đồ lên hết, mặc con cháu can ngăn bởi có gì đã có chúng. Nhỏ cũng quen dần, nhỏ đã khóc khi lần đầu bà làm vậy, nhỏ đã buồn với lần thứ hai, và lần thứ ba, nhỏ như hiểu được điều gì đó.

Đi mua mì tôm phòng thủy điện xả đập
Đi mua mì tôm phòng thủy điện xả đập

Giờ này cũng như người khác, nhỏ đang loay hoay ngoài chợ với đủ thứ danh sách hàng mua để dự trữ. Là nước mắm, mì tôm, là hộp sữa cho con nhỏ, là bịch nước mắm, đèn pin, cây nến, là vài viên thuốc đau bụng và đau đầu để phòng lúc nước lớn. Hôm qua giờ mưa lớn lắm, các tỉnh khác người ta xả lũ hết rồi, bao nhiêu người trôi mất mạng, bao nhiêu ngôi nhà bị chìm, hàng tấn đồ đạc, của cải trôi mất, rồi sẽ đến đây thôi, người ta chẳng bao giờ báo trước cho mình biết cả, bởi việc này chắc “nằm ngoài quy trình”.

Nhỏ vừa đi vừa mường tượng về nồi cá kho lá nghệ, về nồi cháo cá diếc, về những vợt chuồn chuồn hay buổi đạp xe… đó chỉ còn là ký ức. Nhỏ phải đi nhanh kẻo người ta dọn hàng trốn nước.

Bên kia đường, người đàn bà đang rao bán hai con gà mái đẻ để lấy tiền ra mua mì tôm về dự trữ. Nhà bà chẳng còn gì, chắc mắm, muối hay một cây đèn dầu, bà sẽ năn nỉ nợ người ta.

Người đàn ông tay quờ quạng những đọt rau lang trong đêm tối, nước sẽ lên, cả 4 thủy điện đang xả đập cùng lúc.

Kéo rớ bên vệ đường khi con nước đi qua
Kéo rớ bên vệ đường khi con nước đi qua

Những đứa trẻ cu rú trong nhà khi cha mẹ cấm chơi lũ bởi nước lũ không còn hiền như trước, mang trong mình bao tàn dư hóa học mà người ta bơm xuống ruộng, và sự lo lắng của một người mẹ bởi bao nhiêu % bảo đảm và ai bảo đảm nó sẽ không bị cuốn trôi vào ống cống thông nước chỉ vì đẩy xe giúp người ta…

Những vạt lưới vẫn được cất lên nhưng chẳng ai mấy mặn mà, cá nằm dưới đó, mồ mả khắp nơi, người ta di dời, bốc trộm, vùi lấp, những vạt nước đen ngòm từ ống thông cống, từ vạt nước rửa rau của người nông dân, sẽ chẳng có nồi cá kho lá nghệ nào mang hương vị xưa nữa.

Cuộc sống vật lộn này có vẻ chẳng bao giờ ngừng, chẳng hiểu lúc nào người ta dùng tay vén màn trời mưa hay kéo lại trời sáng.

Lũ bây giờ có chút gì đó chết chóc và bất lực, khốn nạn và cam chịu… Một mùa lũ muộn như chính sự nhận biết muộn màng của tôi và bao người!

Uyen Ca

( Bào Trẻ )


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Lũ về

Lũ về với con nước mang theo phù sa giúp ruộng đồng tươi tốt, đôi khi là theo chân người lớn lội sang nhà bà con, hoặc là xắn quần, tìm mạch nước nhỏ và thả chân

Thủy điện xả lũ đột ngột khiến một đoạn đường bê tông hơn 300m bị cuốn phăng, bà con phải đắp lại đường để đi
Thủy điện xả lũ đột ngột khiến một đoạn đường bê tông hơn 300m bị cuốn phăng, bà con phải đắp lại đường để đi

Lũ về với con nước mang theo phù sa giúp ruộng đồng tươi tốt, đôi khi là theo chân người lớn lội sang nhà bà con, hoặc là xắn quần, tìm mạch nước nhỏ và thả chân vào đó, một cảm giác khó tả với con nước nguồn.

Lũ về là vợt chuồn chuồn đậu trên ngọn cây, là miên man con nước với đầy ắp cá rô đồng, cá diếc, cá chép… là mỗi khi bà kể chuyện và gọi vào cho cục xôi nóng hổi… Nhưng đó là lũ xưa, lũ trong ký ức của tuổi thơ xa ngái, còn lũ nay, dễ gì tìm ra kỷ niệm để rồi nhớ, rồi ghim vào một góc trong ký ức tuyệt đẹp. Thế nhưng, lũ nay lại có lắm chuyện để bàn.

Bà ngồi đó và chỉ cho bọn trẻ cách dùng chỉ để xuyên qua những hạt hoa lê ki ma tạo thành những sợi dây chuyền mảnh, màu trắng tinh. Lê ki ma còn gọi là cây trứng gà hay ô ma, một loài cây cho trái chín màu vàng, ăn hơi ngọt, bùi, ngày xưa thường dùng để chống đói, nhưng cũng không hiếm người nằm lăn ra cả ngày vì say trái.

Còn lại gì sau lũ?
Còn lại gì sau lũ?

Hôm nay đã là ngày lũ thứ 3, trời đã ngớt mưa, những bông lê ki ma cuối cùng cũng rụng xuống, bà tiếc nuối nhặt về gói trong một miếng lá chuối. Lát nhỏ về, bà sẽ ngồi xem nó xâu. Giờ này nó đã theo ông lênh đênh trên con nước, thả lưới và rồi để xem, hai ông cháu sẽ mang về cho bà một mớ cá tươi. Cá rô thì chiên giòn, cá diếc thì nấu cháo, những con cá lớn hơn thì bà mang bán cho người ta để lấy tiền, phòng khi giỗ kỵ, phòng những ngày không kiếm được đồng nào và phòng khi đau ốm. Nói nghe to tát vậy thôi, chứ mỗi lần bán, bà cũng chỉ tích cóp được vài đồng.

Nước lũ năm nay không lớn lắm, chỉ vào đến ngõ nhà bà. Mà cũng như mọi năm thôi, lớn hơn chút thì được lội nước quanh sân, tha hồ tụi nhỏ la ré vì thích thú lội nước cả ngày lúc trời hửng, rồi thì giúp ông bà quét dọn chút bùn non, kéo và thả vào gốc mướp, gốc bầu, đến Tết chúng sẽ cho những trái xanh mướt mờ.

Lũ về với ông là bơi ghe sang thăm con cháu, bà con, hoặc ghé lên thắp nén nhang cho ông bà bên nghĩa trang nơi có cây lộc vừng năm cũ. Là những mẻ cá đầy để thấy nụ cười của bà trên môi, và đôi khi là ngắm chiếc ghe mới đan giùm hàng xóm, chiếc thúng, mủng nong nia để bà đi chợ.

Lũ về với bà là mẻ cá ông vừa kéo lưới về kho lá nghệ sau vườn, là nồi cháo cá cho cả nhà ấm bụng, là kì kèo chấm mực vào chân nhỏ kẻo bị nước ăn chân, là loay hoay cùng ông gỡ lưới. Lũ về với bà là một vụ mùa bội thu vào năm tới khi con nước mang phù sa về.

Phương tiện giao thông ngày lũ
Phương tiện giao thông ngày lũ

Còn với nhỏ, lũ thì còn gì thích bằng, được nghỉ học và miên man sông nước, chắc chắn ông sẽ cho nó ngồi sau ghe và hai ông cháu cùng thả lưới bắt cá, không xa, ngay bờ ruộng trước nhà. Lũ về là lội nước, đạp xe, những con nước nhỏ tung tóe từ vành xe làm nó thấy đẹp mơ màng, như chính pháo bông vào mỗi dịp giao thừa. Lũ về là lang thang cùng bạn, là nhờ ông làm cho cái vợt (bằng vành tre, vòng lại cỡ bàn tay), để ngấu nghiến đầy mạng nhện rồi tìm úp những chú chuồn chuồn kim, chuồn chuồn ớt, và đôi khi có cả chuồn chuồn voi. Nhè nhẹ, nhè nhè, úp vợt lên đôi cánh chuồn chuồn, đôi cánh mỏng manh ấy sẽ bị dính vào mạng nhện, và thế là bắt, bỏ vào túi nilong nho nhỏ. Ðể làm gì ư, thì cũng chẳng làm gì, chắc chỉ có thế, ngắm nghía xem nó đẹp thế nào và hôm nay đã là soái ca bắt chuồn chuồn của xóm chưa, để rồi khi trời xế chiều, lại mang thả chúng…

Và rồi khi nghe tiếng chim chèo bẻo kêu hoặc ông bảo gió này nước đang lên, nhỏ sẽ quên mất mấy trò đó và ngồi yên trong nhà. Trong lòng nhỏ giờ này chỉ chờ tiếng kêu của trau trảu, lúc ấy, lệnh giới nghiêm sẽ hết hiệu lực. Nhỏ còn nhớ hoài, khi tiếng chim trau trảu cất lên, nước sẽ rút dần dần, lúc đó, ông sẽ giảng cho nhỏ bài học về thiên nhiên, ông nói rằng hãy tin vào thiên nhiên bởi mọi thứ sinh ra vốn dĩ đều có sứ mệnh của nó.

o O o

Ðông, Xuân, Hạ, Thu rồi lại Ðông, con nước ở bên kia đường và bà tất bật trên gác xép. “Nước sẽ vào nhà, sắp vào nhà” bà vừa dọn đủ thứ đồ và lẩm bẩm. Từ thùng nước dự trữ, từ mấy lon gạo, mấy gói mì tôm và cả áo quần, mùng chiếu… Ðã bảy năm rồi, ngày ông bị nước lũ cuốn trôi. Khi ngọn gió bấc rít bên hiên nhà, bà sẽ kể miết về chuyện đó với bất kỳ ai vào nhà. Hôm đó, khi tiếng trau trảu kêu sau vườn, ông tạm biệt bà và nhỏ để chở giùm người hàng xóm ra đầu làng. Bà vói theo nhờ ông mua cuộn chỉ, ông cười đùa nhỏ rằng, nhớ xâu giùm ông thêm sợi nhé! Ðó là lần cuối bà gặp ông, đến hôm sau, người ta mới tìm thấy ông bên gốc lộc vừng mộ cũ. Lúc ông ra đến sông đầu làng, nước lũ về dữ, cả hai người đều không kịp quay ghe. Bà thẫn thờ, lững thững, mất gần năm trời bà mới hiểu được vì sao ông mất, vì sao trau trảu kêu mà nước đổ về? Bà tìm được câu trả lời khi một người nuôi cá lồng trong xóm bảo là lâm nợ do thủy điện xả lũ không báo trước.

Ðã mấy năm qua, bà không còn tin vào tiếng chim nữa, bà cũng chẳng còn tin vào radio, bởi nếu xả lũ, chẳng mấy khi người ta báo trước. Bà chỉ còn tin vào mình, không cần ai cả, cũng không ai được lên gác xép của bà. Mưa, nước ngấp nghé bên kia đường là bà dọn đồ lên hết, mặc con cháu can ngăn bởi có gì đã có chúng. Nhỏ cũng quen dần, nhỏ đã khóc khi lần đầu bà làm vậy, nhỏ đã buồn với lần thứ hai, và lần thứ ba, nhỏ như hiểu được điều gì đó.

Đi mua mì tôm phòng thủy điện xả đập
Đi mua mì tôm phòng thủy điện xả đập

Giờ này cũng như người khác, nhỏ đang loay hoay ngoài chợ với đủ thứ danh sách hàng mua để dự trữ. Là nước mắm, mì tôm, là hộp sữa cho con nhỏ, là bịch nước mắm, đèn pin, cây nến, là vài viên thuốc đau bụng và đau đầu để phòng lúc nước lớn. Hôm qua giờ mưa lớn lắm, các tỉnh khác người ta xả lũ hết rồi, bao nhiêu người trôi mất mạng, bao nhiêu ngôi nhà bị chìm, hàng tấn đồ đạc, của cải trôi mất, rồi sẽ đến đây thôi, người ta chẳng bao giờ báo trước cho mình biết cả, bởi việc này chắc “nằm ngoài quy trình”.

Nhỏ vừa đi vừa mường tượng về nồi cá kho lá nghệ, về nồi cháo cá diếc, về những vợt chuồn chuồn hay buổi đạp xe… đó chỉ còn là ký ức. Nhỏ phải đi nhanh kẻo người ta dọn hàng trốn nước.

Bên kia đường, người đàn bà đang rao bán hai con gà mái đẻ để lấy tiền ra mua mì tôm về dự trữ. Nhà bà chẳng còn gì, chắc mắm, muối hay một cây đèn dầu, bà sẽ năn nỉ nợ người ta.

Người đàn ông tay quờ quạng những đọt rau lang trong đêm tối, nước sẽ lên, cả 4 thủy điện đang xả đập cùng lúc.

Kéo rớ bên vệ đường khi con nước đi qua
Kéo rớ bên vệ đường khi con nước đi qua

Những đứa trẻ cu rú trong nhà khi cha mẹ cấm chơi lũ bởi nước lũ không còn hiền như trước, mang trong mình bao tàn dư hóa học mà người ta bơm xuống ruộng, và sự lo lắng của một người mẹ bởi bao nhiêu % bảo đảm và ai bảo đảm nó sẽ không bị cuốn trôi vào ống cống thông nước chỉ vì đẩy xe giúp người ta…

Những vạt lưới vẫn được cất lên nhưng chẳng ai mấy mặn mà, cá nằm dưới đó, mồ mả khắp nơi, người ta di dời, bốc trộm, vùi lấp, những vạt nước đen ngòm từ ống thông cống, từ vạt nước rửa rau của người nông dân, sẽ chẳng có nồi cá kho lá nghệ nào mang hương vị xưa nữa.

Cuộc sống vật lộn này có vẻ chẳng bao giờ ngừng, chẳng hiểu lúc nào người ta dùng tay vén màn trời mưa hay kéo lại trời sáng.

Lũ bây giờ có chút gì đó chết chóc và bất lực, khốn nạn và cam chịu… Một mùa lũ muộn như chính sự nhận biết muộn màng của tôi và bao người!

Uyen Ca

( Bào Trẻ )


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm