Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
MÀU HOA ĐÀO - Việt Nhân
(HNPĐ) Tháng Ba đầy tin dữ, Huế, Đà Nẵng với những cuộc triệt thoái lui binh, cao nguyên cũng không khác, Ban Mê Thuột, Pleiku mất vào tay giặc. Lá thư em viết là ngày Tết, anh nhận được vào một ngày cuối tháng Ba, trong đó chỉ đầy những lời trách móc cùng lo lắng, chuyện chúng mình như bao chuyện quanh ta lúc bấy giờ đất nước loạn ly… Lá thư đó là lá thư cuối, và mùa xuân em nói đó cũng là mùa xuân cuối chuyện chúng mình, trong cô đơn em viết:
…Xa nguồn con suối khô giòng nước
Vắng gió đồi thông không tiếng reo…
Từ lúc đất nước đi vào khúc quanh đen tối, thì cũng ngần ấy năm anh mất tin em… Từ cuối tháng ba đó, thành phố sương mù của hai đứa trong cơn hấp hối, Đà Lạt đã phải có những chuyến bay thả hàng tiếp tế, và trong thời khắc mọi vật hỗn loạn và đổ vỡ, em đến tìm anh nơi đơn vị. Đôi mắt to đen đầy hốt hoảng, và cô gái ngổ ngáo mọi thường, đã ràn rụa nước mắt lúc chia tay… có phải biết đấy là lần cuối mà em khóc?
Bước chân giặc tràn vào thành phố, tan tác chia ly mỗi người mỗi ngả, trong đoàn di tản cuối cùng theo lối đèo Sông Pha, em có gặp được gia đình không nào biết, và từ đó chúng mình mất tin nhau, bốn mươi năm hơn… Một nửa đời người vắng nhau, lẽ nào em chịu đựng được với năm tháng dài ngần ấy, một lần xuân về không được thư mà em đã trách, thì dù không muốn nghĩ đến anh cũng phải nhận ra sự thật, là kể từ sau buổi chia tay đó em đã không còn.
Quê nhà ngày cũ đã xa, em ngày cũ cũng không còn, và từ ngày xuân cuối đó chiến tranh là cái mọi người dần quên, thì trong anh bắt đầu cho một nỗi nhớ! Nhớ cô gái vẫn thường ngâm cho anh nghe những bài thơ, nhớ mãi đôi mắt to đen nghịch ngợm, và nhớ ngón tay em đặt lên môi… im lặng để cho em nói thơ Hàn Mạc Tử:
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu (HMT)
Cũng lần tháng ba cuối đó em khoe, đã trồng thêm nhiều gốc đào trên vạt đất cạnh bờ suối, nơi hai đứa vẫn thường ngồi nghe gió mang sang tiếng thông reo từ bên kia hồ. Và nghe em vẽ một ngày mai thật đẹp: Ngày im tiếng súng, em lại có anh… đánh chiếc xe ngựa cũ em sẽ đi đón anh về, ta lại cùng nhau trên những con dốc xưa mình rong chơi, kể nhau chuyện những ngày xa cách, và để được nghe lại tiếng nhau cười…
Ước mơ của những cô gái đang yêu đều đẹp, với anh thì của em là đẹp nhất, Đà Lạt thời chúng mình, thành phố với những chiếc xe ngựa, sáng mang hoa xuống chợ xong chiếc xe là của hai đứa, và trong những ngày vui chúng mình, con ngựa mệt nhoài vì những con dốc dài, những thung lũng xa, tiếng lọc cọc vó ngựa, tiếng bánh xe lăn đều trên mặt đường làm cho cô gái đang yêu như say với ước mơ.
Và em mơ một ngày, anh sẽ đánh chiếc xe không còn là để rong chơi, mà là cùng em lo cuộc sống cho hai đứa… Trại hoa chúng mình có hoa ngày mùa, có đào ngày tết, từ con dốc bên kia đồi Tùng Nguyên, anh sẽ thay em mang hoa xuống chợ… Sau cuộc chiến người lính cũ với chiếc xe ngựa đầy hoa, thay cho cô gái hàng hoa ngày nào nay đã là vợ anh.
Mất em rồi, nhớ đến điều em ước mơ mà nghẹn, đã có lúc anh muốn đưa nó lên khung vải thành tranh, một chiếc xe đầy hoa, người đánh xe với chiếc áo treilli bạc màu xuôi con dốc. Nhưng mãi vẫn không sao cầm lấy cọ… Vẽ cho ai đây, đâu phải cho anh, ý tranh là của em cũng là người muốn có thì đã không còn, thật tội cho cả hai, chúng mình cái duyên gặp gỡ thì có, nhưng cái nợ để gắn bó thì không!
Nay lưu lạc sống nhờ xứ người, nơi
vùng đất thiếu những cơn mưa, nhưng lại thừa cái nắng gió,
cũng có những cửa hàng hoa, cũng những kiosque như khu Hòa Bình
trước chợ, nhưng vì lòng người còn vướng mãi với quê nhà, mà thấy hoa và cảnh ở
đây không sao so được với Đà Lạt trong ký ức, cũng là núi đồi nhưng thiếu cái ngàn
xanh cây cỏ, nên nhớ lắm Đà Lạt, xứ ngàn hoa khoe sắc của thiên nhiên.
Nhớ cao nguyên Lâm Viên với những cơn mưa rừng, nhớ những triền dốc nhìn xuống đồi thông, những hàng cây trở màu thẩm lúc hoàng hôn, lúc đợi thành phố lên đèn. Nhớ lắm Đà Lạt, nhớ cô gái với mái tóc demi-garçon, nhớ nụ cười làm ấm lòng anh, một kẻ đầu ghềnh cuối bãi… Hết rồi những ngày tháng có nhau, mất tất cả rồi, những gì đã mất làm anh tiếc xót đến ngẩn ngơ, giờ tìm đâu để có nhau, để lại được cùng nhau trên phố vắng lúc Đà Lạt đi dần vào đêm.
Xa nguồn con suối khô giòng nước, vắng gió đồi thông không tiếng reo… Câu nói như lời em trối cho chuyện chúng mình, câu nói đó giờ đây là để phần anh, chuyện kẻ còn nhớ mãi người đã mất, xứ người trông về quê cũ mà nhớ, những chuyện xa rồi một thời nơi quê hương mình lúc hai đứa tóc còn xanh. Em cô gái lớn lên giữa núi đồi, với muôn hoa, cùng tiếng ngàn thông reo, em gặp người lính để rồi thương, và kỷ niệm ban đầu của hai đứa cũng một ngày tháng ba, tháng đó Đà Lạt đẹp vô cùng với những con đường hai hàng cây phượng tím.
Từ mùa xuân cuối, khi tiếng súng đã ngưng, chiến tranh thôi không còn, nhưng cái tan tác sinh ly lại bắt đầu, tất cả bị đọa đày trong cái ác của kẻ thắng, so thương tâm của tử biệt thì cái sinh ly lại đau đớn gấp nhiều lần hơn. Trong đắng cay phải chịu của kẻ thua, đã có lúc anh thấy em không còn lại là cái hay, để em không phải sống trong cái xéo xắt của phường vô lại… Anh nói thế không là điều lạ, những bạn anh đã nằm xuống, vẫn là những đứa may mắn, không phải sống như anh đã từng, trong những trại lao cải.
Ai lên xứ hoa đào của Hoàng Nguyên, không một ai hát hay bằng Hà Thanh, con chim họa mi đất cố đô. Đà Lạt xứ của muôn hoa, nhưng người ta gọi đó là xứ Hoa Đào, những ai đã một lần đặt chân đến Đà Lạt, nghe tiếng hát Hà Thanh lại bồi hồi ngỡ mình đang đi giữa thành phố sương rơi, riêng anh ngày càng thường hơn bằng lối mòn này để nhớ về chốn cũ:
…Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe
chiều rơi
Nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân
mây êm trôi
Thông reo bên suối vắng, lời dìu dặt như
tiếng tơ
Xuân đi trong mắt biếc lòng dạt dào nên ý
thơ
Nghe tâm tư mơ ước mộng đào nguyên đẹp như
chuyện ngày xưa
Nay
những gì của chúng mình đã không còn nữa, thành phố đẹp như chốn đào nguyên cũng
theo em, chết dần từ mùa xuân cuối đó, cái ác của loài quỷ đỏ đã diệt con người,
và cái tham, cái dốt của chúng cũng đã giết chết Đà Lạt. Cái xác nay không phải
là Đà Lạt của ngày nào, đồi Cù nơi chúng mình từng cười vui bên nhau, nay chốn
đó hàng rào bao quanh là tài sản riêng của các đại gia tư bản đỏ, rừng thông thưa
đi vì tàn phá, màu xanh thiên nhiên của núi đồi không còn, thay vào bằng những
xây dựng ngô nghê mà chủ nhân cũng là bọn dốt nát đang cầm quyền.
Đà Lạt sương mờ buổi sáng, Đà Lạt lạnh
về đêm, những cái đó chỉ còn trong ký ức kẻ ly hương hay người già còn ở lại,
hôm nay Đà Lạt vắng những chiếc áo len của các cô gái, thiếu những chiếc áo
khoác của các chàng trai. Còn đâu cái thú đêm lạnh cùng nhau xuống khu Hòa Bình
tìm món ăn nóng sau lúc đi chơi khuya! Thiên nhiên bị tàn phá mà khí hậu Đà Lạt
đã đổi thay, không còn được như những gì Hoàng Nguyên viết trong câu hát: Nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân
mây êm trôi… giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai.
Từ mùa xuân cuối ấy anh mất em để mang mãi nỗi đau, thì Đà Lạt cũng mất dần những gì là nét đặc trưng của nó, Đà Lạt không những chiếc xe ngựa vào thành phố kể cả đón đưa du khách, và hình ảnh những chiếc xe chở đầy hoa, rau quả xuôi con dốc xuống chợ đã không còn. Mất tiếng vó ngựa lọc cọc trên đường mà thành phố mộng mơ đã mất đi chất thơ, cái đã mất không chỉ là nuối tiếc của những ai quá nhiều gắn bó, mà còn làm cho du khách thấy nó mất đi cái đẹp vốn có, mà nay đã bị phá bỏ bởi những kẻ hẹp hòi ngu dốt.
Em còn nhớ nhà ga Đà Lạt,
em còn nhớ các đầu máy
hơi nước cổ từng ngạo nghễ vượt núi, xuyên qua màn sương sớm, băng qua những
đồi thông ngút ngàn, với nhớ những sáng từ Tháp Chàm nó đưa chúng mình về Dà
Lạt. Những chiếc đầu máy đó, nay chúng đang đưa du khách rong ruổi vuợt dãy
Alpes bên kia trời Âu, chúng cũng leo đèo nhưng không là Krong Pha mà là đèo
Furka (Thụy Sĩ), những chiếc đầu máy ngày nào chúng mình chụp hình bên nhau, phận
nó cũng là phận anh, phải rời xa chốn cũ.
Qua cuộc bể dâu người tan tác, vật
còn mất, mà nhớ em trách ngày xuân cuối đó anh không về, để
mình em trên lối đi ven suối đầy xác hoa, nơi đã có lần nhìn xác hoa anh buột
miệng với câu thơ Nguyễn Bính, chỉ là vô tình thôi, nhưng em trách sao nói chi những
lời thơ ấy… Có phải nó như báo trước cái chia ly, những cánh hoa màu máu ấy, những
tim tình tan vỡ:
Hoa đào từng cánh rơi
như tưới
Xuống mặt sân rêu những
giọt buồn
Như những tim tình tan
vỡ ấy
Nhện già giăng mắc sợi
tơ đơn (NB)
Anh
vẫn gọi mùa xuân mình mất nhau là mùa Xuân cuối, ngày mất Đà Lạt anh gọi đó là
tháng Ba ngày cuối, cũng như tháng Tư đen nó làm mốc cho đoạn đường còn lại một
mình anh đi trong lẻ loi… Ngày tháng đó là niềm đau chung, riêng anh sau những
mất mát là tù đày, rồi lại mang phận trôi dạt, những buồn phiền nối tiếp kéo
anh trượt dài theo một con dốc.
Xứ lạ ngày tết nơi anh sống, những người Việt tha hương cũng gầy lấy chợ hoa để mang đến cho nhau hơi ấm ngày xuân xa quê, ở đây cũng có đào ngày tết, nhìn hoa mà lòng bâng khuâng theo câu hát của Hà Thanh… để rồi thèm được lại làm người lữ khách của ngày nào, nơi phương trời cũ chúng mình lần đầu gặp nhau:
Ôi! màu hoa đào, màu hoa đào chiều xuân nào.
Ôi! màu hoa đào như môi hồng người mình yêu,
Ôi! màu hoa đào đã bao lần vì màu hoa
Mà lữ khách lắng hồn thơ dừng chân lãng du…
VIỆT NHÂN (HNPĐ)
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
MÀU HOA ĐÀO - Việt Nhân
(HNPĐ) Tháng Ba đầy tin dữ, Huế, Đà Nẵng với những cuộc triệt thoái lui binh, cao nguyên cũng không khác, Ban Mê Thuột, Pleiku mất vào tay giặc. Lá thư em viết là ngày Tết, anh nhận được vào một ngày cuối tháng Ba, trong đó chỉ đầy những lời trách móc cùng lo lắng, chuyện chúng mình như bao chuyện quanh ta lúc bấy giờ đất nước loạn ly… Lá thư đó là lá thư cuối, và mùa xuân em nói đó cũng là mùa xuân cuối chuyện chúng mình, trong cô đơn em viết:
…Xa nguồn con suối khô giòng nước
Vắng gió đồi thông không tiếng reo…
Từ lúc đất nước đi vào khúc quanh đen tối, thì cũng ngần ấy năm anh mất tin em… Từ cuối tháng ba đó, thành phố sương mù của hai đứa trong cơn hấp hối, Đà Lạt đã phải có những chuyến bay thả hàng tiếp tế, và trong thời khắc mọi vật hỗn loạn và đổ vỡ, em đến tìm anh nơi đơn vị. Đôi mắt to đen đầy hốt hoảng, và cô gái ngổ ngáo mọi thường, đã ràn rụa nước mắt lúc chia tay… có phải biết đấy là lần cuối mà em khóc?
Bước chân giặc tràn vào thành phố, tan tác chia ly mỗi người mỗi ngả, trong đoàn di tản cuối cùng theo lối đèo Sông Pha, em có gặp được gia đình không nào biết, và từ đó chúng mình mất tin nhau, bốn mươi năm hơn… Một nửa đời người vắng nhau, lẽ nào em chịu đựng được với năm tháng dài ngần ấy, một lần xuân về không được thư mà em đã trách, thì dù không muốn nghĩ đến anh cũng phải nhận ra sự thật, là kể từ sau buổi chia tay đó em đã không còn.
Quê nhà ngày cũ đã xa, em ngày cũ cũng không còn, và từ ngày xuân cuối đó chiến tranh là cái mọi người dần quên, thì trong anh bắt đầu cho một nỗi nhớ! Nhớ cô gái vẫn thường ngâm cho anh nghe những bài thơ, nhớ mãi đôi mắt to đen nghịch ngợm, và nhớ ngón tay em đặt lên môi… im lặng để cho em nói thơ Hàn Mạc Tử:
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu (HMT)
Cũng lần tháng ba cuối đó em khoe, đã trồng thêm nhiều gốc đào trên vạt đất cạnh bờ suối, nơi hai đứa vẫn thường ngồi nghe gió mang sang tiếng thông reo từ bên kia hồ. Và nghe em vẽ một ngày mai thật đẹp: Ngày im tiếng súng, em lại có anh… đánh chiếc xe ngựa cũ em sẽ đi đón anh về, ta lại cùng nhau trên những con dốc xưa mình rong chơi, kể nhau chuyện những ngày xa cách, và để được nghe lại tiếng nhau cười…
Ước mơ của những cô gái đang yêu đều đẹp, với anh thì của em là đẹp nhất, Đà Lạt thời chúng mình, thành phố với những chiếc xe ngựa, sáng mang hoa xuống chợ xong chiếc xe là của hai đứa, và trong những ngày vui chúng mình, con ngựa mệt nhoài vì những con dốc dài, những thung lũng xa, tiếng lọc cọc vó ngựa, tiếng bánh xe lăn đều trên mặt đường làm cho cô gái đang yêu như say với ước mơ.
Và em mơ một ngày, anh sẽ đánh chiếc xe không còn là để rong chơi, mà là cùng em lo cuộc sống cho hai đứa… Trại hoa chúng mình có hoa ngày mùa, có đào ngày tết, từ con dốc bên kia đồi Tùng Nguyên, anh sẽ thay em mang hoa xuống chợ… Sau cuộc chiến người lính cũ với chiếc xe ngựa đầy hoa, thay cho cô gái hàng hoa ngày nào nay đã là vợ anh.
Mất em rồi, nhớ đến điều em ước mơ mà nghẹn, đã có lúc anh muốn đưa nó lên khung vải thành tranh, một chiếc xe đầy hoa, người đánh xe với chiếc áo treilli bạc màu xuôi con dốc. Nhưng mãi vẫn không sao cầm lấy cọ… Vẽ cho ai đây, đâu phải cho anh, ý tranh là của em cũng là người muốn có thì đã không còn, thật tội cho cả hai, chúng mình cái duyên gặp gỡ thì có, nhưng cái nợ để gắn bó thì không!
Nay lưu lạc sống nhờ xứ người, nơi
vùng đất thiếu những cơn mưa, nhưng lại thừa cái nắng gió,
cũng có những cửa hàng hoa, cũng những kiosque như khu Hòa Bình
trước chợ, nhưng vì lòng người còn vướng mãi với quê nhà, mà thấy hoa và cảnh ở
đây không sao so được với Đà Lạt trong ký ức, cũng là núi đồi nhưng thiếu cái ngàn
xanh cây cỏ, nên nhớ lắm Đà Lạt, xứ ngàn hoa khoe sắc của thiên nhiên.
Nhớ cao nguyên Lâm Viên với những cơn mưa rừng, nhớ những triền dốc nhìn xuống đồi thông, những hàng cây trở màu thẩm lúc hoàng hôn, lúc đợi thành phố lên đèn. Nhớ lắm Đà Lạt, nhớ cô gái với mái tóc demi-garçon, nhớ nụ cười làm ấm lòng anh, một kẻ đầu ghềnh cuối bãi… Hết rồi những ngày tháng có nhau, mất tất cả rồi, những gì đã mất làm anh tiếc xót đến ngẩn ngơ, giờ tìm đâu để có nhau, để lại được cùng nhau trên phố vắng lúc Đà Lạt đi dần vào đêm.
Xa nguồn con suối khô giòng nước, vắng gió đồi thông không tiếng reo… Câu nói như lời em trối cho chuyện chúng mình, câu nói đó giờ đây là để phần anh, chuyện kẻ còn nhớ mãi người đã mất, xứ người trông về quê cũ mà nhớ, những chuyện xa rồi một thời nơi quê hương mình lúc hai đứa tóc còn xanh. Em cô gái lớn lên giữa núi đồi, với muôn hoa, cùng tiếng ngàn thông reo, em gặp người lính để rồi thương, và kỷ niệm ban đầu của hai đứa cũng một ngày tháng ba, tháng đó Đà Lạt đẹp vô cùng với những con đường hai hàng cây phượng tím.
Từ mùa xuân cuối, khi tiếng súng đã ngưng, chiến tranh thôi không còn, nhưng cái tan tác sinh ly lại bắt đầu, tất cả bị đọa đày trong cái ác của kẻ thắng, so thương tâm của tử biệt thì cái sinh ly lại đau đớn gấp nhiều lần hơn. Trong đắng cay phải chịu của kẻ thua, đã có lúc anh thấy em không còn lại là cái hay, để em không phải sống trong cái xéo xắt của phường vô lại… Anh nói thế không là điều lạ, những bạn anh đã nằm xuống, vẫn là những đứa may mắn, không phải sống như anh đã từng, trong những trại lao cải.
Ai lên xứ hoa đào của Hoàng Nguyên, không một ai hát hay bằng Hà Thanh, con chim họa mi đất cố đô. Đà Lạt xứ của muôn hoa, nhưng người ta gọi đó là xứ Hoa Đào, những ai đã một lần đặt chân đến Đà Lạt, nghe tiếng hát Hà Thanh lại bồi hồi ngỡ mình đang đi giữa thành phố sương rơi, riêng anh ngày càng thường hơn bằng lối mòn này để nhớ về chốn cũ:
…Ai lên xứ hoa đào dừng chân bên hồ nghe
chiều rơi
Nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân
mây êm trôi
Thông reo bên suối vắng, lời dìu dặt như
tiếng tơ
Xuân đi trong mắt biếc lòng dạt dào nên ý
thơ
Nghe tâm tư mơ ước mộng đào nguyên đẹp như
chuyện ngày xưa
Nay
những gì của chúng mình đã không còn nữa, thành phố đẹp như chốn đào nguyên cũng
theo em, chết dần từ mùa xuân cuối đó, cái ác của loài quỷ đỏ đã diệt con người,
và cái tham, cái dốt của chúng cũng đã giết chết Đà Lạt. Cái xác nay không phải
là Đà Lạt của ngày nào, đồi Cù nơi chúng mình từng cười vui bên nhau, nay chốn
đó hàng rào bao quanh là tài sản riêng của các đại gia tư bản đỏ, rừng thông thưa
đi vì tàn phá, màu xanh thiên nhiên của núi đồi không còn, thay vào bằng những
xây dựng ngô nghê mà chủ nhân cũng là bọn dốt nát đang cầm quyền.
Đà Lạt sương mờ buổi sáng, Đà Lạt lạnh
về đêm, những cái đó chỉ còn trong ký ức kẻ ly hương hay người già còn ở lại,
hôm nay Đà Lạt vắng những chiếc áo len của các cô gái, thiếu những chiếc áo
khoác của các chàng trai. Còn đâu cái thú đêm lạnh cùng nhau xuống khu Hòa Bình
tìm món ăn nóng sau lúc đi chơi khuya! Thiên nhiên bị tàn phá mà khí hậu Đà Lạt
đã đổi thay, không còn được như những gì Hoàng Nguyên viết trong câu hát: Nghe hơi giá len vào hồn người chiều xuân
mây êm trôi… giờ này nhìn sương khói mà thầm mơ màu hoa trên má ai.
Từ mùa xuân cuối ấy anh mất em để mang mãi nỗi đau, thì Đà Lạt cũng mất dần những gì là nét đặc trưng của nó, Đà Lạt không những chiếc xe ngựa vào thành phố kể cả đón đưa du khách, và hình ảnh những chiếc xe chở đầy hoa, rau quả xuôi con dốc xuống chợ đã không còn. Mất tiếng vó ngựa lọc cọc trên đường mà thành phố mộng mơ đã mất đi chất thơ, cái đã mất không chỉ là nuối tiếc của những ai quá nhiều gắn bó, mà còn làm cho du khách thấy nó mất đi cái đẹp vốn có, mà nay đã bị phá bỏ bởi những kẻ hẹp hòi ngu dốt.
Em còn nhớ nhà ga Đà Lạt,
em còn nhớ các đầu máy
hơi nước cổ từng ngạo nghễ vượt núi, xuyên qua màn sương sớm, băng qua những
đồi thông ngút ngàn, với nhớ những sáng từ Tháp Chàm nó đưa chúng mình về Dà
Lạt. Những chiếc đầu máy đó, nay chúng đang đưa du khách rong ruổi vuợt dãy
Alpes bên kia trời Âu, chúng cũng leo đèo nhưng không là Krong Pha mà là đèo
Furka (Thụy Sĩ), những chiếc đầu máy ngày nào chúng mình chụp hình bên nhau, phận
nó cũng là phận anh, phải rời xa chốn cũ.
Qua cuộc bể dâu người tan tác, vật
còn mất, mà nhớ em trách ngày xuân cuối đó anh không về, để
mình em trên lối đi ven suối đầy xác hoa, nơi đã có lần nhìn xác hoa anh buột
miệng với câu thơ Nguyễn Bính, chỉ là vô tình thôi, nhưng em trách sao nói chi những
lời thơ ấy… Có phải nó như báo trước cái chia ly, những cánh hoa màu máu ấy, những
tim tình tan vỡ:
Hoa đào từng cánh rơi
như tưới
Xuống mặt sân rêu những
giọt buồn
Như những tim tình tan
vỡ ấy
Nhện già giăng mắc sợi
tơ đơn (NB)
Anh
vẫn gọi mùa xuân mình mất nhau là mùa Xuân cuối, ngày mất Đà Lạt anh gọi đó là
tháng Ba ngày cuối, cũng như tháng Tư đen nó làm mốc cho đoạn đường còn lại một
mình anh đi trong lẻ loi… Ngày tháng đó là niềm đau chung, riêng anh sau những
mất mát là tù đày, rồi lại mang phận trôi dạt, những buồn phiền nối tiếp kéo
anh trượt dài theo một con dốc.
Xứ lạ ngày tết nơi anh sống, những người Việt tha hương cũng gầy lấy chợ hoa để mang đến cho nhau hơi ấm ngày xuân xa quê, ở đây cũng có đào ngày tết, nhìn hoa mà lòng bâng khuâng theo câu hát của Hà Thanh… để rồi thèm được lại làm người lữ khách của ngày nào, nơi phương trời cũ chúng mình lần đầu gặp nhau:
Ôi! màu hoa đào, màu hoa đào chiều xuân nào.
Ôi! màu hoa đào như môi hồng người mình yêu,
Ôi! màu hoa đào đã bao lần vì màu hoa
Mà lữ khách lắng hồn thơ dừng chân lãng du…
VIỆT NHÂN (HNPĐ)