Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
MỘT BUỔI CHIỀU - Việt Nhân
(HNPĐ) Ông cụ Fugitive để lại lời nhắn trong máy, là có đi bác sĩ về ghé ông chiều nay, chả là bà chị có món cháo gà muốn mỗ tôi cùng ăn, hai ông bà cụ già ngày nào cũng cứ âm thầm bên nhau, cái tẻ nhạt cứ thế ngày lại ngày. Hôm nay có thêm thằng em kết nghĩa cả hai ông bà đều vui, cái yên ắng mọi ngày như bị xua tan, ông vui vì có người cho ông nói chuyện bên quê nhà, còn bà vui vì có khách cho bà cái dịp trổ tài làm bếp. Ghé nhà cũng đúng giờ chiều cho bữa ăn, bà chị từ lúc gặp mặt, cứ trách suốt rằng tôi không ghé -Chú mày gầy quá, cứ ghé đây có món ngon chị để dành cho, biết rằng người ốm mồm miệng nhạt thếch thiết gì đến cái ăn, nhưng phải cố ăn chú mày ạ, ăn để mà chống lấy cơn bệnh.
Câu nói không khác mấy câu nói của cô em chủ báo -Lo cho anh lắm, ráng ăn uống tẩm bổ để đánh lại những món thuốc đổ vào người anh. Nghe bà chị, cô em nói vẫn khoái cái tai hơn nghe cánh đàn ông mình, không phải bạn bè phái nam đối với nhau thiếu cái tình, mà bởi quen ăn nói với nhau cộc lốc. Kiếm được lời dịu ngọt nơi đám đực rựa với nhau thì quả là khó, ông trời sinh thế, đàn ông khéo nói quá đâm ra mồm mép không còn là đàn ông, anh Chủ biên vẫn hỏi mỗi câu –Thế nào sức khỏe lúc này ra sao? Ngắn gọn thế thôi nhưng nghe được đủ cái hằng quan tâm đến nhau, vả ngay bản thân mỗ tôi cũng ngại nói tới chuyện bệnh tật, nó đến không có chi phải xấu hổ vì nó, nhưng vốn không quen kẻ khác ái ngại cho mình, nên thường tìm cách đánh trống lảng.
Phải công nhận ông trời không đóng cửa một ai, nếu tay này có lấy, thì tay kia sẽ cho cái khác, ông cụ Fugitive mất đi cha mẹ, quê hương vì lũ quỉ đỏ, phải đem thân phiêu bạt thì mơi xứ người, gần bốn mươi năm qua trời cho ông một người bạn đời quá tốt, chính ông cũng đã tâm sự, ở tuổi ông sẽ sống ra sao nếu không có bà. Hai hôm qua trời quận Cam chuyển lạnh, đem vài hạt mưa về trong đêm, sáng ra nhìn cây chanh sau vườn những búp lá non xanh như ngọc, thương chồng bà hái lấy được một đĩa con cho món gà trộn gỏi. Món ăn mà ông đã từng nói nó nhắc ông về một quê hương xa tít bên kia bờ đại dương, rồi vì thế hôm nay từ nhà bà đã đi bộ non hai dặm đường, để mua lấy con gà tươi nơi cửa hàng người Việt mình.
Tôi cũng được hưởng phần! Có là dân cơm hàng cháo chợ, mới thấy được cái quí cái ngon của bữa ăn nhà nấu. Nhìn mỗ tôi vừa ăn vừa khen rằng ngon mà bà nguýt ông –Còn cái ông này không bao giờ mở mồm nói được câu khen, lắm lúc sợ mặn nhạt mà hỏi cũng không ừ hử được lấy một lời. Sao thế ông anh, sao không khen cho bà chị một tiếng –Chú mày là khách, còn tao ở với bà ấy bao nhiêu năm rồi, có phải là khách đâu, vợ chồng già như chiếc chăn cũ, vẫn đắp cùng vì bao năm vốn quen hơi... Xoay sang vợ ông cười –Vậy chớ thiếu thì nhớ... thôi đem trà ra ngoài sân cho hai anh em chúng tôi nói chuyện, còn bà muốn tôi khen thì đây tôi chẳng tiếc, xin khen bà có cái giỏi còm len tôi ngay trước mặt khách.
Bà chị đem ấm trà đến cho chúng tôi cũng nơi cái bàn con góc tường ngoài nhà, rót trà ra tách ông cụ nói –Mấy hôm rồi, mở máy ra tao phát ách vì chuyên tướng vẹm Võ Nguyên Giáp, gớm nhờ cái chết này, cho thấy bọn vẹm chúng chả ra làm sao cả, đúng là lũ mặt dạn mày dầy. Khi Giáp sống chúng chơi người hùng của Hồ sát sàn sạt, ngay cả Hồ lúc sống chúng cũng có coi ra chi, nay Giáp chết rồi, thoạt đầu chúng gạt phắt không muốn làm quốc tang, đến khi đám trí thức xã nghĩa tung hê Giáp lên tít tận mây xanh. Nào là nhà thiên tài quân sự, nhà văn hóa, nhà khoa học... rồi làm như không có Giáp lúc đó, thì cái nước Việt Nam chó nó tha mất tên, thế là cái nhà nước xã nghĩa lại muốn có phần. Lại một lần nữa chúng không bỏ qua dịp ăn mày xác chết!
Đọc qua những bài báo ca ngợi hết lời, cho thấy nhà nước muốn có phần thịt chia, như biến Giáp thành một biểu tượng đầy hào quang của chế độ xã nghĩa hôm nay của chúng, thật thô bỉ cho bọn cá tra nhặt cái vỏ chanh Giáp hít hà khen thơm. -Trò nhổ rồi lại liếm, chuyện chúng vẫn thường làm là thế... cụ để tâm chuyện chúng làm gì? –Với tao lắm lúc thấy mình lẩn thẩn, cứ nghĩ phải chi đất nước mình đừng có những Hồ, những Giáp thì hay quá, đúng là nói chuyện trong mơ, nhưng chú mày ạ, chắc chắn vận nước sẽ khá nếu được như tao nghĩ. Phải chi trời đừng sinh ra Hồ, nếu lỡ đã có Hồ thì phải chi lúc 1946 Mỹ đưa tay ra cho Hồ vịn, khi Mao còn mãi bận đánh nhau cùng Tưởng, nhưng vận nước đến hồi đen tối mà chuyện không xảy ra như thế.
Còn tay Giáp, phải chi có được cái nhân tính của một người bình thường, không theo lệnh Tầu mà sát quân như lùa thú vào lò thịt, Giáp sẽ không được Hồ cho mang hàm là đại tướng, nhưng chắc một điều, nước ta được Pháp trả độc lập cũng như nhiều nước khác. Rồi không có cả cải cách ruộng đất, Thầy U tao không bị chúng giết, nhưng những cái phải chi đó không theo mình nghĩ, mà bao dân lành bị giết, bao thanh niên ưu tú của đất nước phải chết vì chiến tranh, gần ba triệu người đâu là ít. Và hôm nay đất nước trong tay bọn cộng sản đã tụt hậu so với mọi người, cái nghèo đói của người dân, cái đàn đúm kéo nhau đi tha phương cầu thực, một dân tộc vẫn tự hào hơn bốn ngàn năm văn hiến, nay đã phải cúi đầu đi xứ người làm đĩ, lao nô!
Loang loáng ngoài kia sắc tím của một buổi chiều – Ông cụ Fugitive không nói được nữa, ông đang cố nén cảm xúc lòng mình, long lanh những giọt sương đọng quanh khóe mắt ông, màu mắt cũng đang nhuốm lấy màu tím trời chiều. Một cánh chim đơn độc vừa lướt qua, quanh đây không có khói sóng mà sao thấy thương ông lạ, thương ông cái nặng lòng vì quê nhà! Xin phép mượn mấy câu thơ “Tràng Giang” của Huy Cận để ngừng câu chuyện hôm nay:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Việt Nhân (HNPĐ
MỘT BUỔI CHIỀU - Việt Nhân
(HNPĐ) Ông cụ Fugitive để lại lời nhắn trong máy, là có đi bác sĩ về ghé ông chiều nay, chả là bà chị có món cháo gà muốn mỗ tôi cùng ăn, hai ông bà cụ già ngày nào cũng cứ âm thầm bên nhau, cái tẻ nhạt cứ thế ngày lại ngày. Hôm nay có thêm thằng em kết nghĩa cả hai ông bà đều vui, cái yên ắng mọi ngày như bị xua tan, ông vui vì có người cho ông nói chuyện bên quê nhà, còn bà vui vì có khách cho bà cái dịp trổ tài làm bếp. Ghé nhà cũng đúng giờ chiều cho bữa ăn, bà chị từ lúc gặp mặt, cứ trách suốt rằng tôi không ghé -Chú mày gầy quá, cứ ghé đây có món ngon chị để dành cho, biết rằng người ốm mồm miệng nhạt thếch thiết gì đến cái ăn, nhưng phải cố ăn chú mày ạ, ăn để mà chống lấy cơn bệnh.
Câu nói không khác mấy câu nói của cô em chủ báo -Lo cho anh lắm, ráng ăn uống tẩm bổ để đánh lại những món thuốc đổ vào người anh. Nghe bà chị, cô em nói vẫn khoái cái tai hơn nghe cánh đàn ông mình, không phải bạn bè phái nam đối với nhau thiếu cái tình, mà bởi quen ăn nói với nhau cộc lốc. Kiếm được lời dịu ngọt nơi đám đực rựa với nhau thì quả là khó, ông trời sinh thế, đàn ông khéo nói quá đâm ra mồm mép không còn là đàn ông, anh Chủ biên vẫn hỏi mỗi câu –Thế nào sức khỏe lúc này ra sao? Ngắn gọn thế thôi nhưng nghe được đủ cái hằng quan tâm đến nhau, vả ngay bản thân mỗ tôi cũng ngại nói tới chuyện bệnh tật, nó đến không có chi phải xấu hổ vì nó, nhưng vốn không quen kẻ khác ái ngại cho mình, nên thường tìm cách đánh trống lảng.
Phải công nhận ông trời không đóng cửa một ai, nếu tay này có lấy, thì tay kia sẽ cho cái khác, ông cụ Fugitive mất đi cha mẹ, quê hương vì lũ quỉ đỏ, phải đem thân phiêu bạt thì mơi xứ người, gần bốn mươi năm qua trời cho ông một người bạn đời quá tốt, chính ông cũng đã tâm sự, ở tuổi ông sẽ sống ra sao nếu không có bà. Hai hôm qua trời quận Cam chuyển lạnh, đem vài hạt mưa về trong đêm, sáng ra nhìn cây chanh sau vườn những búp lá non xanh như ngọc, thương chồng bà hái lấy được một đĩa con cho món gà trộn gỏi. Món ăn mà ông đã từng nói nó nhắc ông về một quê hương xa tít bên kia bờ đại dương, rồi vì thế hôm nay từ nhà bà đã đi bộ non hai dặm đường, để mua lấy con gà tươi nơi cửa hàng người Việt mình.
Tôi cũng được hưởng phần! Có là dân cơm hàng cháo chợ, mới thấy được cái quí cái ngon của bữa ăn nhà nấu. Nhìn mỗ tôi vừa ăn vừa khen rằng ngon mà bà nguýt ông –Còn cái ông này không bao giờ mở mồm nói được câu khen, lắm lúc sợ mặn nhạt mà hỏi cũng không ừ hử được lấy một lời. Sao thế ông anh, sao không khen cho bà chị một tiếng –Chú mày là khách, còn tao ở với bà ấy bao nhiêu năm rồi, có phải là khách đâu, vợ chồng già như chiếc chăn cũ, vẫn đắp cùng vì bao năm vốn quen hơi... Xoay sang vợ ông cười –Vậy chớ thiếu thì nhớ... thôi đem trà ra ngoài sân cho hai anh em chúng tôi nói chuyện, còn bà muốn tôi khen thì đây tôi chẳng tiếc, xin khen bà có cái giỏi còm len tôi ngay trước mặt khách.
Bà chị đem ấm trà đến cho chúng tôi cũng nơi cái bàn con góc tường ngoài nhà, rót trà ra tách ông cụ nói –Mấy hôm rồi, mở máy ra tao phát ách vì chuyên tướng vẹm Võ Nguyên Giáp, gớm nhờ cái chết này, cho thấy bọn vẹm chúng chả ra làm sao cả, đúng là lũ mặt dạn mày dầy. Khi Giáp sống chúng chơi người hùng của Hồ sát sàn sạt, ngay cả Hồ lúc sống chúng cũng có coi ra chi, nay Giáp chết rồi, thoạt đầu chúng gạt phắt không muốn làm quốc tang, đến khi đám trí thức xã nghĩa tung hê Giáp lên tít tận mây xanh. Nào là nhà thiên tài quân sự, nhà văn hóa, nhà khoa học... rồi làm như không có Giáp lúc đó, thì cái nước Việt Nam chó nó tha mất tên, thế là cái nhà nước xã nghĩa lại muốn có phần. Lại một lần nữa chúng không bỏ qua dịp ăn mày xác chết!
Đọc qua những bài báo ca ngợi hết lời, cho thấy nhà nước muốn có phần thịt chia, như biến Giáp thành một biểu tượng đầy hào quang của chế độ xã nghĩa hôm nay của chúng, thật thô bỉ cho bọn cá tra nhặt cái vỏ chanh Giáp hít hà khen thơm. -Trò nhổ rồi lại liếm, chuyện chúng vẫn thường làm là thế... cụ để tâm chuyện chúng làm gì? –Với tao lắm lúc thấy mình lẩn thẩn, cứ nghĩ phải chi đất nước mình đừng có những Hồ, những Giáp thì hay quá, đúng là nói chuyện trong mơ, nhưng chú mày ạ, chắc chắn vận nước sẽ khá nếu được như tao nghĩ. Phải chi trời đừng sinh ra Hồ, nếu lỡ đã có Hồ thì phải chi lúc 1946 Mỹ đưa tay ra cho Hồ vịn, khi Mao còn mãi bận đánh nhau cùng Tưởng, nhưng vận nước đến hồi đen tối mà chuyện không xảy ra như thế.
Còn tay Giáp, phải chi có được cái nhân tính của một người bình thường, không theo lệnh Tầu mà sát quân như lùa thú vào lò thịt, Giáp sẽ không được Hồ cho mang hàm là đại tướng, nhưng chắc một điều, nước ta được Pháp trả độc lập cũng như nhiều nước khác. Rồi không có cả cải cách ruộng đất, Thầy U tao không bị chúng giết, nhưng những cái phải chi đó không theo mình nghĩ, mà bao dân lành bị giết, bao thanh niên ưu tú của đất nước phải chết vì chiến tranh, gần ba triệu người đâu là ít. Và hôm nay đất nước trong tay bọn cộng sản đã tụt hậu so với mọi người, cái nghèo đói của người dân, cái đàn đúm kéo nhau đi tha phương cầu thực, một dân tộc vẫn tự hào hơn bốn ngàn năm văn hiến, nay đã phải cúi đầu đi xứ người làm đĩ, lao nô!
Loang loáng ngoài kia sắc tím của một buổi chiều – Ông cụ Fugitive không nói được nữa, ông đang cố nén cảm xúc lòng mình, long lanh những giọt sương đọng quanh khóe mắt ông, màu mắt cũng đang nhuốm lấy màu tím trời chiều. Một cánh chim đơn độc vừa lướt qua, quanh đây không có khói sóng mà sao thấy thương ông lạ, thương ông cái nặng lòng vì quê nhà! Xin phép mượn mấy câu thơ “Tràng Giang” của Huy Cận để ngừng câu chuyện hôm nay:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Việt Nhân (HNPĐ