Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
MỘT ĐÊM QUA GA DIÊU TRÌ (2) _ Việt Nhân
MỘT ĐÊM QUA GA DIÊU TRÌ (2) _ Việt Nhân
(HNPĐ) Trong đêm, câu chuyện trao đổi giửa ông già và bà bán xôi, theo gió đưa tới chổ tôi nghe rõ mồn một - Như để cho vơi bớt nỗi lòng đang mang nặng, ông nói như tâm sự là gần sáu năm xa cách, nay gặp lại con trong cơn bạo bịnh, ông biết con khó lòng qua khỏi, nên còn có bao nhiêu tiền ông dồn hết để lưu ký cho đứa con đang cảnh tội tù. Tình cha thương con, khiến ông quên mất còn thằng cháu nội, nó mới sáu tuổi đầu, đâu có thể chịu đựng được như ông, mà phải lây lất lần hồi tìm đường về Phan Thiết như một người lớn. Đã ba ngày rồi hai ông cháu mới lần về được tới Qui Nhơn, chỉ tội cho thằng nhỏ nó đói đã hai ngày qua, không cả nước uống, nó đói nó không đi được nữa, ông phải cõng nó.
-Ông còn quần áo gì bán không…
-Đâu còn gì, thấy con nó rách rưới quá, tôi có bộ đồ mang theo đi đường đành để lại cho con, thằng cháu nội thấy thế cũng bắt chước, để lại bộ đồ của nó cho cha nhìn mà đở nhớ con.
Nghe chuyện hai ông cháu, một già một trẻ trên bước đường nhọc nhằn đói khát, đứa trẻ đi để biết mặt cha một lần rồi thôi, còn người cha thì ráng đi thăm con vì biết rồi có còn được gặp lại, chuyên đời sao có cảnh quá xót sa, chắc chẳng có ai tìm hiểu vì đâu nên nỗi?. Trong toa xe, tôi nghe rõ từng câu, tôi thấm từng lời, và thấy được cái bao la tình thương của người cha. Một người bạn nào đó đang ở trại Ái tử Bình Điền ơi, bạn có biết được những gì tôi đang suy nghĩ về bạn không?. Với tôi bạn là người vô cùng hạnh phúc cho dù bạn có không qua khỏi được cơn bạo bịnh mà phải ra đi chăng nữa, thì bạn cũng nên vui lên đi, vì bạn đã có được một người cha thương bạn với cả một tấm lòng thiết tha. Bạn biết không có những anh em chúng ta, xác vùi tận vùng xa xôi mạn bắc, những Hoàng Liên Sơn, Lào Cai, Yên Bái, hay những Phú Sơn, Ba Sao, Cừa, mà lúc họ ra đi đã bao năm dài từ ngày bị mắc lừa cộng sản đến khi nhắm mắt không một lần được gặp lại người thân.
Bỗng nhà ga ồn hẵn lên, ngay toa có tôi, một tên cán bộ đá đánh binh vào cánh cửa toa, chõ miệng vào ra lệnh… Tất cả chuẩn bị chuyển xe….Tại sao phải chuyển xe... tất cả anh em nháo nhào lên bàn tán thắc mắc về cái lệnh chuyển xe bất ngờ này. Riêng tôi mắt vẫn không rời hai ông cháu dưới sân ga, trong toa anh em nói chuyện ồn quá, tôi không còn nghe được những gì từ dưới sân ga, nhưng tôi đã thấy người ông, tụt chiếc quần dài ông đang mặc đưa cho người bán đồ cũ. Tôi đã được nghe, và tôi hiểu xã hội miền nam chúng tôi hôm nay, đã không còn là của tôi ngày nào, Cộng sản đã vùi đời sống người dân, xuống tận cùng đất đen, loanh quanh chung qui cũng chỉ nghĩ đến cách giải quyết trước mắt cái đói cái rách của tấm thân đang đói lạnh. Họ chuyền cho nhau những gì sót lại mà mình còn, để lại vòng quanh với nhau trong cách giải quyết cái khốn khó không bao giờ dứt, kẻ đói như hai ông cháu trên sân ga Diêu Trì đêm nay, người ông chịu lạnh để đứa cháu có chút gì lót dạ, và cái quần cũ của ông rồi đây, nó lại về tay một ai đó, cần nó để che lấy tấm thân rét lạnh xác xơ của mình, bằng cách nhịn đi cái ăn.
Tên cán bộ lúc nãy ra lệnh cho anh em chúng tôi chuẩn bị chuyển xe, nay hắn trở lại lách cách mở khóa cửa toa. Đứng chận ngay cửa hắn nói, khi nghe lệnh hắn tất cả anh em tù từng đôi một rời toa, đi dọc theo thềm nhà ga sẽ có một đoàn xe tải chờ sẵn chúng tôi ở phía trước. Như vậy theo như lời hắn nói, bước xuống toa tầu di dọc theo thềm nhà ga, tôi và Hậu sẽ đi ngang chổ hai ông cháu, một ý tưởng chợt đến trong trí tôi. Tôi nghĩ đến chiếc quần lính cũ, đó là quà của Mẹ tôi gửi cho, tôi quí nó lắm chỉ mặc khi đi ngủ cho ấm, trong những lúc đông về trên đất Bắc. Nhìn xuống sân ga hai ông cháu vẫn ngồi nép bên ngách cửa nhà ga, đứa cháu nay lại ngủ yên trong lòng ông nó, còn người ông dáng ngồi thêm co ro trong cái lạnh cuối đông.
Từng đôi, từng đôi tù một bước xuống thang toa tàu, không còn một nét háo hức nào nhìn thấy nơi anh em, tất cả đi trong chậm chạp, điều cũng dễ hiểu thôi, ai cũng biết chuyến xuôi nam lần này điểm đến là Hàm Tân Long khánh. Ai cũng vui vì điểm đến đó, ngay bản thân tôi cũng ước ao được về đó cho gần nhà, để Mẹ tôi hai con tôi sẽ có điều kiện đến thăm, nay chuyện đổi xe từ xe hỏa sang xe tải cho thấy một cái gì đó không như mong muốn. Điểm đến không còn như anh em nghĩ là Hàm Tân, mà là một trại nào khác chưa được biết, riêng tôi chuyện đó chưa kịp làm tôi buồn, vì trong tôi lúc này trí óc còn mãi mong làm sao thực hiện được một việc đang thôi thúc trong lòng tôi.
Chuyện đời nó đến với ta, như từ một duyên định khiến xui, trong xe tôi nghe được chuyện hai ông cháu, và giờ đây tôi muốn được nhìn rõ mặt ông, và muốn chia sẻ một ít cái khốn khó cùng ông, người cha của một tù Ngụy trại Bình Điền. Khi tôi và anh Hậu bước xuống thang toa tầu, tay trái tôi còng dính với tay phải của Hậu, hai chúng tôi đi sóng đôi bước trên thềm ga, Hậu đi phía ngoài, còn tôi phía trong, anh Hậu che lấy tôi khi đi ngang qua chổ hai ông cháu ngồi. Mọi chuyên diễn ra thoạt đầu là cái ngạc nhiên của ông, còn tôi chỉ nói được mổi một câu “Ông bận vào đi kẻo lạnh”, nghe tới đó tôi thấy nét xúc động mạnh hiện rõ qua cái nhìn của ông, ông nhìn vào mắt tôi rồi ông nhìn xuống cái còng đôi nơi tay tôi và anh Hậu. Tôi không muốn bọn cán bộ chúng thấy việc tôi làm, chúng có thể làm khó dễ cho ông, tôi xoay người bước đi, vả lúc đó đưa được cho ông xong cái ông cần, thì cái xúc động pha lẫn cái vui, làm tôi bước nhanh hơn.
Ga Diêu Trì cũng như các nhà ga khác miền Nam trước đây, ánh sáng đèn đóm cùng cái nhộn nhịp bán buôn chắc không cần phải nói, trong chúng ta ai không in sâu trong ký ức mình mối lần có dịp ghé qua. Tôi cũng thế đã đôi lần xuống tầu tại nhà ga này, những lần đó trước khi lên xe về nhà bạn, tôi nấn ná mua ít kẹo bánh làm quà cho gia đình bạn, khi xưa ở nhà ga này người ta bán đủ thứ quà đặc sản cho khách vãng lai. Chúng ta có thể mua từ cái nem tré, cái kẹo mè xững Huế, đến mạch nha hay cái kẹo gương Quảng Ngãi, nhưng nay dưới ánh đèn độc nhất tù mù hắt ra từ phòng bán vé, cho thấy người ta thay đổi miền Nam sao cho giống các nhà ga miền Bắc. Hay nói rõ hơn nó được đánh bẹp xuống, cào cho bằng, cho giống những nhà ga trong thiên đường cộng sản phía bên kia vỹ tuyến 17, cũng đèn trứng vịt vàng vọt, cũng những người buôn bán rong khốn cùng.
Trời đã bắt đầu sáng khi đoàn xe tải chở chúng tôi quẹo phải ở ngã ba Phú Tài theo con lộ 19 hướng về phia đèo Mang Giang, anh Hậu khẽ thở dài than cho đời tù lưu lạc của những anh em chúng tôi, lại một lần nữa bất đắc dĩ, biết thêm một trại tù mới mà mình không muốn đến. Chợt nhớ đến hai ông cháu trên sân ga Diêu Trì hồi đêm, tôi nói cùng anh, thôi đừng buồn nữa trại nào cũng là nhà tù, ngay cả xã hội ngoài kia nào khác chi nhà tù lớn, trong trại mình vướng cái còng cùng hàng rào kẽm gai, còn người dân họ có khá hơn gì mình, ho cũng vướng những chia ly tan tác cùng đói lạnh.
MỘT ĐÊM QUA GA DIÊU TRÌ (2) _ Việt Nhân
MỘT ĐÊM QUA GA DIÊU TRÌ (2) _ Việt Nhân
(HNPĐ) Trong đêm, câu chuyện trao đổi giửa ông già và bà bán xôi, theo gió đưa tới chổ tôi nghe rõ mồn một - Như để cho vơi bớt nỗi lòng đang mang nặng, ông nói như tâm sự là gần sáu năm xa cách, nay gặp lại con trong cơn bạo bịnh, ông biết con khó lòng qua khỏi, nên còn có bao nhiêu tiền ông dồn hết để lưu ký cho đứa con đang cảnh tội tù. Tình cha thương con, khiến ông quên mất còn thằng cháu nội, nó mới sáu tuổi đầu, đâu có thể chịu đựng được như ông, mà phải lây lất lần hồi tìm đường về Phan Thiết như một người lớn. Đã ba ngày rồi hai ông cháu mới lần về được tới Qui Nhơn, chỉ tội cho thằng nhỏ nó đói đã hai ngày qua, không cả nước uống, nó đói nó không đi được nữa, ông phải cõng nó.
-Ông còn quần áo gì bán không…
-Đâu còn gì, thấy con nó rách rưới quá, tôi có bộ đồ mang theo đi đường đành để lại cho con, thằng cháu nội thấy thế cũng bắt chước, để lại bộ đồ của nó cho cha nhìn mà đở nhớ con.
Nghe chuyện hai ông cháu, một già một trẻ trên bước đường nhọc nhằn đói khát, đứa trẻ đi để biết mặt cha một lần rồi thôi, còn người cha thì ráng đi thăm con vì biết rồi có còn được gặp lại, chuyên đời sao có cảnh quá xót sa, chắc chẳng có ai tìm hiểu vì đâu nên nỗi?. Trong toa xe, tôi nghe rõ từng câu, tôi thấm từng lời, và thấy được cái bao la tình thương của người cha. Một người bạn nào đó đang ở trại Ái tử Bình Điền ơi, bạn có biết được những gì tôi đang suy nghĩ về bạn không?. Với tôi bạn là người vô cùng hạnh phúc cho dù bạn có không qua khỏi được cơn bạo bịnh mà phải ra đi chăng nữa, thì bạn cũng nên vui lên đi, vì bạn đã có được một người cha thương bạn với cả một tấm lòng thiết tha. Bạn biết không có những anh em chúng ta, xác vùi tận vùng xa xôi mạn bắc, những Hoàng Liên Sơn, Lào Cai, Yên Bái, hay những Phú Sơn, Ba Sao, Cừa, mà lúc họ ra đi đã bao năm dài từ ngày bị mắc lừa cộng sản đến khi nhắm mắt không một lần được gặp lại người thân.
Bỗng nhà ga ồn hẵn lên, ngay toa có tôi, một tên cán bộ đá đánh binh vào cánh cửa toa, chõ miệng vào ra lệnh… Tất cả chuẩn bị chuyển xe….Tại sao phải chuyển xe... tất cả anh em nháo nhào lên bàn tán thắc mắc về cái lệnh chuyển xe bất ngờ này. Riêng tôi mắt vẫn không rời hai ông cháu dưới sân ga, trong toa anh em nói chuyện ồn quá, tôi không còn nghe được những gì từ dưới sân ga, nhưng tôi đã thấy người ông, tụt chiếc quần dài ông đang mặc đưa cho người bán đồ cũ. Tôi đã được nghe, và tôi hiểu xã hội miền nam chúng tôi hôm nay, đã không còn là của tôi ngày nào, Cộng sản đã vùi đời sống người dân, xuống tận cùng đất đen, loanh quanh chung qui cũng chỉ nghĩ đến cách giải quyết trước mắt cái đói cái rách của tấm thân đang đói lạnh. Họ chuyền cho nhau những gì sót lại mà mình còn, để lại vòng quanh với nhau trong cách giải quyết cái khốn khó không bao giờ dứt, kẻ đói như hai ông cháu trên sân ga Diêu Trì đêm nay, người ông chịu lạnh để đứa cháu có chút gì lót dạ, và cái quần cũ của ông rồi đây, nó lại về tay một ai đó, cần nó để che lấy tấm thân rét lạnh xác xơ của mình, bằng cách nhịn đi cái ăn.
Tên cán bộ lúc nãy ra lệnh cho anh em chúng tôi chuẩn bị chuyển xe, nay hắn trở lại lách cách mở khóa cửa toa. Đứng chận ngay cửa hắn nói, khi nghe lệnh hắn tất cả anh em tù từng đôi một rời toa, đi dọc theo thềm nhà ga sẽ có một đoàn xe tải chờ sẵn chúng tôi ở phía trước. Như vậy theo như lời hắn nói, bước xuống toa tầu di dọc theo thềm nhà ga, tôi và Hậu sẽ đi ngang chổ hai ông cháu, một ý tưởng chợt đến trong trí tôi. Tôi nghĩ đến chiếc quần lính cũ, đó là quà của Mẹ tôi gửi cho, tôi quí nó lắm chỉ mặc khi đi ngủ cho ấm, trong những lúc đông về trên đất Bắc. Nhìn xuống sân ga hai ông cháu vẫn ngồi nép bên ngách cửa nhà ga, đứa cháu nay lại ngủ yên trong lòng ông nó, còn người ông dáng ngồi thêm co ro trong cái lạnh cuối đông.
Từng đôi, từng đôi tù một bước xuống thang toa tàu, không còn một nét háo hức nào nhìn thấy nơi anh em, tất cả đi trong chậm chạp, điều cũng dễ hiểu thôi, ai cũng biết chuyến xuôi nam lần này điểm đến là Hàm Tân Long khánh. Ai cũng vui vì điểm đến đó, ngay bản thân tôi cũng ước ao được về đó cho gần nhà, để Mẹ tôi hai con tôi sẽ có điều kiện đến thăm, nay chuyện đổi xe từ xe hỏa sang xe tải cho thấy một cái gì đó không như mong muốn. Điểm đến không còn như anh em nghĩ là Hàm Tân, mà là một trại nào khác chưa được biết, riêng tôi chuyện đó chưa kịp làm tôi buồn, vì trong tôi lúc này trí óc còn mãi mong làm sao thực hiện được một việc đang thôi thúc trong lòng tôi.
Chuyện đời nó đến với ta, như từ một duyên định khiến xui, trong xe tôi nghe được chuyện hai ông cháu, và giờ đây tôi muốn được nhìn rõ mặt ông, và muốn chia sẻ một ít cái khốn khó cùng ông, người cha của một tù Ngụy trại Bình Điền. Khi tôi và anh Hậu bước xuống thang toa tầu, tay trái tôi còng dính với tay phải của Hậu, hai chúng tôi đi sóng đôi bước trên thềm ga, Hậu đi phía ngoài, còn tôi phía trong, anh Hậu che lấy tôi khi đi ngang qua chổ hai ông cháu ngồi. Mọi chuyên diễn ra thoạt đầu là cái ngạc nhiên của ông, còn tôi chỉ nói được mổi một câu “Ông bận vào đi kẻo lạnh”, nghe tới đó tôi thấy nét xúc động mạnh hiện rõ qua cái nhìn của ông, ông nhìn vào mắt tôi rồi ông nhìn xuống cái còng đôi nơi tay tôi và anh Hậu. Tôi không muốn bọn cán bộ chúng thấy việc tôi làm, chúng có thể làm khó dễ cho ông, tôi xoay người bước đi, vả lúc đó đưa được cho ông xong cái ông cần, thì cái xúc động pha lẫn cái vui, làm tôi bước nhanh hơn.
Ga Diêu Trì cũng như các nhà ga khác miền Nam trước đây, ánh sáng đèn đóm cùng cái nhộn nhịp bán buôn chắc không cần phải nói, trong chúng ta ai không in sâu trong ký ức mình mối lần có dịp ghé qua. Tôi cũng thế đã đôi lần xuống tầu tại nhà ga này, những lần đó trước khi lên xe về nhà bạn, tôi nấn ná mua ít kẹo bánh làm quà cho gia đình bạn, khi xưa ở nhà ga này người ta bán đủ thứ quà đặc sản cho khách vãng lai. Chúng ta có thể mua từ cái nem tré, cái kẹo mè xững Huế, đến mạch nha hay cái kẹo gương Quảng Ngãi, nhưng nay dưới ánh đèn độc nhất tù mù hắt ra từ phòng bán vé, cho thấy người ta thay đổi miền Nam sao cho giống các nhà ga miền Bắc. Hay nói rõ hơn nó được đánh bẹp xuống, cào cho bằng, cho giống những nhà ga trong thiên đường cộng sản phía bên kia vỹ tuyến 17, cũng đèn trứng vịt vàng vọt, cũng những người buôn bán rong khốn cùng.
Trời đã bắt đầu sáng khi đoàn xe tải chở chúng tôi quẹo phải ở ngã ba Phú Tài theo con lộ 19 hướng về phia đèo Mang Giang, anh Hậu khẽ thở dài than cho đời tù lưu lạc của những anh em chúng tôi, lại một lần nữa bất đắc dĩ, biết thêm một trại tù mới mà mình không muốn đến. Chợt nhớ đến hai ông cháu trên sân ga Diêu Trì hồi đêm, tôi nói cùng anh, thôi đừng buồn nữa trại nào cũng là nhà tù, ngay cả xã hội ngoài kia nào khác chi nhà tù lớn, trong trại mình vướng cái còng cùng hàng rào kẽm gai, còn người dân họ có khá hơn gì mình, ho cũng vướng những chia ly tan tác cùng đói lạnh.