Mỗi Ngày Một Chuyện
MỘT NGÀY JULY 4 - CAO MỴ NHÂN
MỘT NGÀY JULY 4 - CAO MỴ NHÂN
Hai
thanh niên đã quá tuổi học trò, nam 28, nữ 24, năm ấy 1992, con bà bạn thân của tôi, thay phiên cầm tay lái chiếc xe dài 3 hàng ghế, chở tổng cộng 7
người, xem ra nhân vật nào cũng có tính cách lỡ thời ...
Nhưng
năm đó, 1992, khi 3 mẹ con tôi tới Mỹ, và 2 ông bà bạn tôi với 2 thanh niên nam
nữ nêu trên, con ông bà bạn tôi, tôi cảm thấy thời gian như đang đứng lại, tất
cả còn rất trẻ trung, phơi phới tiến lên ...
Trước
hết là tôi khâm phục cặp con trai gái của ông bà đang kể, tụi nó dám di chuyển
cả đám 7 người chúng tôi đi từ nhà ở Lawndale, lên tận San Francisco, chỉ để đi
chơi cho biết 3 ngày, trong đó có ngày lễ July 4 của Hoa Kỳ.
Bây
giờ tôi nghĩ có lẽ chẳng có cơ hội nào đi lại một lần thứ 2 y như thế nữa, vì
tất cả đều thay đổi.
Nói
là đi San Francisco, nhưng bao gồm cả mấy nơi cần biết trên đường trường gió
bụi giang hồ vặt, vì chuyến đi không dài ngày, và nhất là không định trước một
chương trình, như các cuộc
hành trình lớn nhỏ trên đường đời tôi đã đi qua, tới thời gian " The Four
of July 1992" tôi học lỏm được thủa ban sơ nơi hợp chủng quốc USA.
Điều
thú vị nhất của một người ...chủ gia đình, mới từ đất nước VN nghèo nàn lạc hậu
sau 30-4-1975, tới 4-7-1992, là tôi không còn đêm lo âu, ngày khốn khổ, đối mặt
với trăm điều cơ cực bên quê hương nghiệt ngã mới rời xa.
Chuyến
xe rong ruổi trên xa lộ gọi là freeway 5, tôi thấy 2 bên đường ...đơn điệu,
nhưng rất sạch sẽ và hoang phí đất đai, tôi thầm nghĩ: Nếu đưa cả cái Saigon
bấy giờ qua đây, dọc bang Cali, e vẫn còn rộng rinh.
Nơi
dừng lại đầu tiên là chiếc xe chạy thẳng vô sân nhà lớn của một trang trại
Fresno. Trên hành lang đã có mấy người đứng đợi.
Khi
bước ra khỏi xe, tôi mới nhận ra bà phụ tá tôi ở Phòng xã hội Bộ Tư Lệnh
QĐI/QKI trước khi đổi đời 30-4-1975, bây giờ ông bà là chủ một trang trại rộng
50 mẫu tây đất rừng, nhưng đã biến thành một dinh cơ kinh tế đáng nể.
Những
người hiện diện dẫn tôi đi loanh quanh mấy nơi nuôi gà công nghiệp, chỉ xa xa
một chút là đàn bò sữa ...
Như
vậy gia đình bà phụ tá tôi bây giờ Mỹ trên cả lớp người Mỹ, nhất là khi tôi
"dón dén" hỏi thăm trang trại ấy có ai là lính cũ, giờ làm công nhân
cho ông bà không.
Thì
cả 2 ông bà lắc đầu một lượt, cười một cách kẻ cả:
"Không,
công nhân là người Ấn Độ và México", ông bà chủ trang trại, còn trả lời
đoan chắc: "VN nhác lắm, yếu lắm, phải Mễ mới xốc vác được. Làm ít lâu cho...vui thôi, Hollywood mấy lần muốn
mua lại, làm phim trường..."
Quý
vị đã hơn một lần thấy tôi bày tỏ là tôi rất bảo thủ, nên nghe ông bà phụ tá
tôi sắm vai giám đốc trang trại to lớn trước mặt, chắc chắn sẽ ngó tôi thương
hại lắm, vì sẽ nghĩ rằng tôi ngao ngán sự đời...
Dù
sao đi nữa, chúng ta cũng phải cám ơn Thượng Đế đã cho chúng ta thấy ngài thể
hiện sự công bằng, chứ làm sao cất được cái gánh nặng thủa CS Bắc Việt xâm
chiếm miền nam, 2 vị hạ sĩ quan, một là trợ tá xã hội, một là quyền sĩ quan thủ
quỹ một liên đoàn chiến đấu, với cả chục đứa con sanh liên tục năm một, có nhắm
mắt ước đũa thần quyền phép, cũng không thoát khỏi cơ hàn.
Thế
nhưng Thượng Đế đã cho nhị vị ấy thấy được mặt trời lúc nào cũng sáng khắp thế
gian.
Ăn
một bữa cơm khách ở trang trại mà thịt gà nhiều hơn gạo, chạnh nhớ những ngày
trong tù cải tạo, và cả thành phần khốn khổ đang sống ở Saigon bấp bênh, trong
đó có 2 gia đình 2 đứa con gái của tôi bị kẹt lại, bởi chúng lỡ có chồng con,
nên Mỹ phỏng vấn cho rớt cái một, ngó mẹ là tôi và 2 em trai ra máy bay thật
não nề .
Chuyện
vãn nào cũng chẳng còn hứng thú, chiếc xe tiếp tục lên đường trực chỉ San
Francisco như nêu trên, tôi bâng khuâng nghĩ trên đời chỉ có 2 vấn đề rõ nét
nhất trong mọi sự xa cách giữa người với người, là: Tình cảm và Tiền bạc.
Trong
cuốn " Con người cô độc " của Lỗ Tấn, nhà văn này bảo rằng: "
Nếu 2 đứa trẻ chơi quấn quýt bên nhau, sau này lớn lên, nếu không tiếp tục quấn
quýt nữa, chúng sẽ tự làm xa cách nhau thôi ..."
Dân
tộc VN lại có câu : " Xa mặt cách lòng ".
Tới
San Francisco thì trời ngả hoàng hôn, đi trên mấy con đường mà người người đổ
tràn ra thành phố, thấy một chút quen thuộc, như Saigon được nâng cấp.
Những
nghệ sĩ hát rong với chỉ một cây đàn ghi ta, bên cạnh đó, là những người hành
khất, cầu" Golden Gate Bridge" rực rỡ, tráng lệ một cách sang trọng,
đến không thể tìm ra được lỗi lầm gì của Hoa Kỳ, nhất là khi hàng loạt pháo
bông tung lên khắp bầu trời ...
Bước
lưu vong được mơn trớn vuốt ve, tôi tạm quên khu trang trại của bà phụ tá ở
Fresno...hưởng không khí Tự Do thực sự ở cái nơi tuyệt cùng của những buông
thả, kể cả những giọt nước mắt chảy ra bất ngờ mà tôi không kềm hãm nổi...
Đêm
ấy JULY 4 đầu tiên ở
Mỹ, năm 1992 đó, tôi vẫn trong cảm giác không hay chưa có cảnh đoàn tụ, vẫn còn
nhiều xa cách ...tứ tung ...
Đêm
Hoa Kỳ đúng nghĩa Hợp Chủng các sắc dân trên thế giới. Người ta có thể vẫn ăn
cơm Tàu, nghe du ca Hispanic,
ngó
xiếc Ấn Độ man dã với chiếc sào dài giữ một con rắn đang uốn lượn trên đó, và
người hành khất chất chứa ưu tư trong đôi mắt mở to như là vô cảm, mới mâu
thuẫn chứ.
Đêm
về San Jose nằm trên chiếc ghế salon của một cô nhân viên cũ ngoài cây số 17
Huế đi tản tới thung lũng hoa vàng đơn thân, bị tình phụ, mất hết cả chì lẫn
chài từ tinh thần đến thể chất, hay là từ tình cảm đến tiền bạc...
Tôi
nghe rõ ràng từng chữ, từng câu, lòng khô như cát nóng, thèm một giọt nước mắt
quá, cô bé chưa kết thúc câu chuyện, tôi đã mơ màng ngủ, vì tiêu phí sức khỏe
vào trọn ngày đi chuyển...
Ngày
mai sẽ được tiếp tục phiêu du ở đoạn đường 17miles
Monterey
Ca, hứa hẹn tâm hồn sẽ bay bổng và êm đềm nỗi buồn xa xứ hơn, nhưng không còn
thuộc lịch trình đi chơi lễ Độc Lập Hoa Kỳ lần đầu tiên nữa .
Tờ
lịch ghi ngày tháng JULY 4 năm nay 2017, đã hoàn toàn dành cho bài thơ mới
viết, có dòng chữ mà mình hay đùa anh mở đầu bằng tiếng " Happy", như
mới chúc anh và gia đình
"
Happy JULY 4 " .
Xin
hẹn ngày mai kể tiếp chuyện hôm nay.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
MỘT NGÀY JULY 4 - CAO MỴ NHÂN
MỘT NGÀY JULY 4 - CAO MỴ NHÂN
Hai
thanh niên đã quá tuổi học trò, nam 28, nữ 24, năm ấy 1992, con bà bạn thân của tôi, thay phiên cầm tay lái chiếc xe dài 3 hàng ghế, chở tổng cộng 7
người, xem ra nhân vật nào cũng có tính cách lỡ thời ...
Nhưng
năm đó, 1992, khi 3 mẹ con tôi tới Mỹ, và 2 ông bà bạn tôi với 2 thanh niên nam
nữ nêu trên, con ông bà bạn tôi, tôi cảm thấy thời gian như đang đứng lại, tất
cả còn rất trẻ trung, phơi phới tiến lên ...
Trước
hết là tôi khâm phục cặp con trai gái của ông bà đang kể, tụi nó dám di chuyển
cả đám 7 người chúng tôi đi từ nhà ở Lawndale, lên tận San Francisco, chỉ để đi
chơi cho biết 3 ngày, trong đó có ngày lễ July 4 của Hoa Kỳ.
Bây
giờ tôi nghĩ có lẽ chẳng có cơ hội nào đi lại một lần thứ 2 y như thế nữa, vì
tất cả đều thay đổi.
Nói
là đi San Francisco, nhưng bao gồm cả mấy nơi cần biết trên đường trường gió
bụi giang hồ vặt, vì chuyến đi không dài ngày, và nhất là không định trước một
chương trình, như các cuộc
hành trình lớn nhỏ trên đường đời tôi đã đi qua, tới thời gian " The Four
of July 1992" tôi học lỏm được thủa ban sơ nơi hợp chủng quốc USA.
Điều
thú vị nhất của một người ...chủ gia đình, mới từ đất nước VN nghèo nàn lạc hậu
sau 30-4-1975, tới 4-7-1992, là tôi không còn đêm lo âu, ngày khốn khổ, đối mặt
với trăm điều cơ cực bên quê hương nghiệt ngã mới rời xa.
Chuyến
xe rong ruổi trên xa lộ gọi là freeway 5, tôi thấy 2 bên đường ...đơn điệu,
nhưng rất sạch sẽ và hoang phí đất đai, tôi thầm nghĩ: Nếu đưa cả cái Saigon
bấy giờ qua đây, dọc bang Cali, e vẫn còn rộng rinh.
Nơi
dừng lại đầu tiên là chiếc xe chạy thẳng vô sân nhà lớn của một trang trại
Fresno. Trên hành lang đã có mấy người đứng đợi.
Khi
bước ra khỏi xe, tôi mới nhận ra bà phụ tá tôi ở Phòng xã hội Bộ Tư Lệnh
QĐI/QKI trước khi đổi đời 30-4-1975, bây giờ ông bà là chủ một trang trại rộng
50 mẫu tây đất rừng, nhưng đã biến thành một dinh cơ kinh tế đáng nể.
Những
người hiện diện dẫn tôi đi loanh quanh mấy nơi nuôi gà công nghiệp, chỉ xa xa
một chút là đàn bò sữa ...
Như
vậy gia đình bà phụ tá tôi bây giờ Mỹ trên cả lớp người Mỹ, nhất là khi tôi
"dón dén" hỏi thăm trang trại ấy có ai là lính cũ, giờ làm công nhân
cho ông bà không.
Thì
cả 2 ông bà lắc đầu một lượt, cười một cách kẻ cả:
"Không,
công nhân là người Ấn Độ và México", ông bà chủ trang trại, còn trả lời
đoan chắc: "VN nhác lắm, yếu lắm, phải Mễ mới xốc vác được. Làm ít lâu cho...vui thôi, Hollywood mấy lần muốn
mua lại, làm phim trường..."
Quý
vị đã hơn một lần thấy tôi bày tỏ là tôi rất bảo thủ, nên nghe ông bà phụ tá
tôi sắm vai giám đốc trang trại to lớn trước mặt, chắc chắn sẽ ngó tôi thương
hại lắm, vì sẽ nghĩ rằng tôi ngao ngán sự đời...
Dù
sao đi nữa, chúng ta cũng phải cám ơn Thượng Đế đã cho chúng ta thấy ngài thể
hiện sự công bằng, chứ làm sao cất được cái gánh nặng thủa CS Bắc Việt xâm
chiếm miền nam, 2 vị hạ sĩ quan, một là trợ tá xã hội, một là quyền sĩ quan thủ
quỹ một liên đoàn chiến đấu, với cả chục đứa con sanh liên tục năm một, có nhắm
mắt ước đũa thần quyền phép, cũng không thoát khỏi cơ hàn.
Thế
nhưng Thượng Đế đã cho nhị vị ấy thấy được mặt trời lúc nào cũng sáng khắp thế
gian.
Ăn
một bữa cơm khách ở trang trại mà thịt gà nhiều hơn gạo, chạnh nhớ những ngày
trong tù cải tạo, và cả thành phần khốn khổ đang sống ở Saigon bấp bênh, trong
đó có 2 gia đình 2 đứa con gái của tôi bị kẹt lại, bởi chúng lỡ có chồng con,
nên Mỹ phỏng vấn cho rớt cái một, ngó mẹ là tôi và 2 em trai ra máy bay thật
não nề .
Chuyện
vãn nào cũng chẳng còn hứng thú, chiếc xe tiếp tục lên đường trực chỉ San
Francisco như nêu trên, tôi bâng khuâng nghĩ trên đời chỉ có 2 vấn đề rõ nét
nhất trong mọi sự xa cách giữa người với người, là: Tình cảm và Tiền bạc.
Trong
cuốn " Con người cô độc " của Lỗ Tấn, nhà văn này bảo rằng: "
Nếu 2 đứa trẻ chơi quấn quýt bên nhau, sau này lớn lên, nếu không tiếp tục quấn
quýt nữa, chúng sẽ tự làm xa cách nhau thôi ..."
Dân
tộc VN lại có câu : " Xa mặt cách lòng ".
Tới
San Francisco thì trời ngả hoàng hôn, đi trên mấy con đường mà người người đổ
tràn ra thành phố, thấy một chút quen thuộc, như Saigon được nâng cấp.
Những
nghệ sĩ hát rong với chỉ một cây đàn ghi ta, bên cạnh đó, là những người hành
khất, cầu" Golden Gate Bridge" rực rỡ, tráng lệ một cách sang trọng,
đến không thể tìm ra được lỗi lầm gì của Hoa Kỳ, nhất là khi hàng loạt pháo
bông tung lên khắp bầu trời ...
Bước
lưu vong được mơn trớn vuốt ve, tôi tạm quên khu trang trại của bà phụ tá ở
Fresno...hưởng không khí Tự Do thực sự ở cái nơi tuyệt cùng của những buông
thả, kể cả những giọt nước mắt chảy ra bất ngờ mà tôi không kềm hãm nổi...
Đêm
ấy JULY 4 đầu tiên ở
Mỹ, năm 1992 đó, tôi vẫn trong cảm giác không hay chưa có cảnh đoàn tụ, vẫn còn
nhiều xa cách ...tứ tung ...
Đêm
Hoa Kỳ đúng nghĩa Hợp Chủng các sắc dân trên thế giới. Người ta có thể vẫn ăn
cơm Tàu, nghe du ca Hispanic,
ngó
xiếc Ấn Độ man dã với chiếc sào dài giữ một con rắn đang uốn lượn trên đó, và
người hành khất chất chứa ưu tư trong đôi mắt mở to như là vô cảm, mới mâu
thuẫn chứ.
Đêm
về San Jose nằm trên chiếc ghế salon của một cô nhân viên cũ ngoài cây số 17
Huế đi tản tới thung lũng hoa vàng đơn thân, bị tình phụ, mất hết cả chì lẫn
chài từ tinh thần đến thể chất, hay là từ tình cảm đến tiền bạc...
Tôi
nghe rõ ràng từng chữ, từng câu, lòng khô như cát nóng, thèm một giọt nước mắt
quá, cô bé chưa kết thúc câu chuyện, tôi đã mơ màng ngủ, vì tiêu phí sức khỏe
vào trọn ngày đi chuyển...
Ngày
mai sẽ được tiếp tục phiêu du ở đoạn đường 17miles
Monterey
Ca, hứa hẹn tâm hồn sẽ bay bổng và êm đềm nỗi buồn xa xứ hơn, nhưng không còn
thuộc lịch trình đi chơi lễ Độc Lập Hoa Kỳ lần đầu tiên nữa .
Tờ
lịch ghi ngày tháng JULY 4 năm nay 2017, đã hoàn toàn dành cho bài thơ mới
viết, có dòng chữ mà mình hay đùa anh mở đầu bằng tiếng " Happy", như
mới chúc anh và gia đình
"
Happy JULY 4 " .
Xin
hẹn ngày mai kể tiếp chuyện hôm nay.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)