Nhân Vật

MỘT NGHỆ THUẬT DỰNG TRUYỆN CỦA THANH TÂM TUYỀN

Dọc đường kể chuyện một người đàn ông quê mùa, rụt rè, đi thăm người em làm việc trong một đồn điền cao su.


Thanh Tâm Tuyền nổi tiếng vì đã cách tân thơ ở miền Nam ; ngoài ra ông còn sáng tác kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, v.v… Về truyện ngắn, ông là tác giả của hai tập truyện : Khuôn Mặt (1964) và Dọc đường (1966). Tập Dọc đường gồm các truyện : Tư, Người gác cổng, Trên mây, Dọc đường, Chim cú, Mỗi người, Sắc trời. Truyện Dọc đườngđược xem là truyện ngắn xuất sắc nhất, tiêu biểu cho nghệ thuật dựng truyện của Thanh Tâm Tuyền.

Dọc đường kể chuyện một người đàn ông quê mùa, rụt rè, đi thăm người em làm việc trong một đồn điền cao su. Xe đò ngừng lại ở một dãy phố gần rừng cao su, người lơ xe giục người đàn ông xuống xe để xe đò chạy tiếp. Nhưng khi bước xuống khỏi xe, người đàn ông nhận thấy đây không phải là nơi ông ta định đến và muốn trở lên xe. Nhưng người lơ xe ngăn cản không cho ông ta trở lên, vì cái vẻ quờ quạng, ngập ngừng của ông ta có thể làm chậm trễ chuyến xe. Vậy là xe chạy tiếp, bỏ lại người đàn ông đứng ngơ ngác trên hè phố. Người đàn ông ôm khư khư vào người một cái bọc giấy và bắt đầu đi dọc con phố có vài cửa tiệm, vài ngôi nhà, một khoảng đất trống. Người đàn ông dừng lại trước một cửa tiệm sửa xe đạp, hỏi người thợ sửa xe có còn chuyến xe đò nào nữa không. Người này trả lời vắn tắt có lẽ không còn xe nữa. Người đàn ông tiếp tục đi, đến trước một ngôi nhà cửa đóng có cái lu nước trước nhà, người đàn ông dừng chân uống nước và rửa mặt, rồi lại tiếp tục đi và ghé vào một quán nước. Người đàn ông khơi chuyện với người đàn bà chủ quán, kể lể chuyện của mình. Vì biết người đàn ông đang mong có một chuyến xe đò, người đàn bà lắng tai nghe ngóng và báo có chiếc xe be sắp đi qua, người đàn ông vội vã chạy ra đường, có đến hai chiếc xe be đang chậm chạp chạy trên đường, người đàn ông ra dấu xin đi quá giang, nhưng hai người tài xế chỉ vẫy tay chào và hai chiếc xe be vẫn chạy. Người đàn ông trở vào quán, xin ngủ lại đêm. Người đàn bà chủ quán quyết liệt từ chối và dọa sẽ kêu lính đến. Lý do sự từ chối là người đàn ông là kẻ lạ mặt, bà ta sợ lỡ đêm hôm người đó có thể giết bà ta, hoặc sợ nhà chức trách đến xét nhà. Và bà ta xua đưổi người đàn ông. Người này đi trở lên con phố và một lần nữa dừng lại trước tiệm sửa xe đạp. Người thợ đã ngưng làm việc, đã tắm rửa, thay quần áo và đang khẩy đàn ghi ta. Người đàn ông không còn hỏi thăm về các chuyến xe, chỉ nhờ người thợ chỉ dùm một nơi để ngủ tạm qua đêm. Người thợ lúc đầu cười vẻ chế nhạo, sau anh ta đâm ra cáu kỉnh. Người đàn ông lại dừng trước căn nhà cửa đóng có lu nước, và nhẹ nhàng gõ cửa. Trong nhà có tiếng niệm Phật, tiếng mõ, tiếng chuông. Sau mấy lần gõ cửa, có tiếng một bà cụ già từ trong vọng ra, bà cụ hỏi : Ai đó ? và nhìn qua lỗ cửa. Người đàn ông một lần nữa kể chuyện đi thăm người em, nhưng bị lỡ đường, van nài bà cụ cho ngủ lại một đêm. Bà cụ có vẻ nhân đạo hơn bà chủ quán và người thợ sửa xe, bà cụ tin người đàn ông nói thật. Nhưng đến lượt bà cụ van nài người đàn ông hãy thương bà cụ và người cháu và hãy để họ yên. Rồi có tiếng người con gái, cháu bà cụ, cô ta bảo không tin câu chuyện của người đàn ông và hăm dọa sẽ kêu lính. Cô ta quả quyết : không chứa người lạ trong nhà. Đêm đã xuống, có tiếng súng nổ vang trời như một dấu hiệu, tức thì mọi cánh cửa đều vội vàng đóng lại. Người đàn ông dáo dác ngó ra đường.

Trong truyện của Thanh Tâm Tuyền, không gian, thời gian và nhân vật là ba yếu tố được triển khai để làm tăng nỗi sợ hãi đến tột đỉnh của nhân vật.

Không gian

Lessing, nhà văn kiêm nhà phê bình Đức ở thế kỷ 18, quan niệm rằng văn chương và âm nhạc là những môn nghệ thuật gắn liền với thời gian, còn hội họa và điêu khắc là những môn nghệ thuật gắn liền với không gian, vì ngôn ngữ của văn chương trải dài theo thời gian, trong khi các tác phẩm của nghệ thuật tạo hình thì được ngắm nhìn cùng một lúc trong không gian.

Thế nhưng, qua văn chương không gian tuy không được nhận thấy bằng thị giác, nhưng được nhận thức bằng trí tưởng tượng. Trước tiên không gian được nhà văn tưởng tượng và mang dấu ấn chủ quan của nhà văn, rồi không gian đó được người đọc nhận thức qua trí tưởng tượng của mình. Văn chương lại nói về con người, cho nên không gian là một chiều kích mở ra với tha nhân, văn chương tạo nên một không gian có tính xã hội, trong đó con người sống với nhau, sinh hoạt, xây dựng, phá hủy, thương yêu, thù ghét, vui buồn, v. v… rồi chết.

Trong truyện Dọc đường, Thanh Tâm Tuyền vẽ lên một không gian rất rõ ràng, tỉ mỉ như một nhà đo vẽ địa hình, để làm nổi bật tâm lý của nhân vật. Chuyện xảy ra trên một con phố nhỏ, đầu này con phố là quán nước giáp con đường đất và rừng cao su, đầu kia con phố là đồn Dân vệ. Người đọc theo gót người đàn ông đi từ đồn Dân vệ về phía quán nước, để lần lượt thấy những căn nhà hay khoảng đất dọc con phố : cái quán hớt tóc bỏ không, tiệm chạp phô của người Tàu, một căn nhà ở đóng cửa có dán những bích chương, khẩu hiệu, một tiệm trữ Âu dược, một nền nhà đổ, một khoảng đất làm chỗ họp chợ, nhà việc có mái thủng, một nhà bị sập mái trước, tiệm thuốc Bắc có cô gái Tàu lai, tiệm bán sách vở và tạp hóa, một lớp học, tiệm sửa xe đạp, tiệm chạp phô của người di cư, thêm một căn nhà rồi một căn nhà đóng cửa có cái lu nước ở phía trước, cuối cùng đến quán nước.

Lối miêu tả tỉ mỉ con phố như thế, tuy là trong một truyện ngắn, nhưng làm liên tưởng đến nghệ thuật miêu tả của Alain Robbe-Grillet, thủ lĩnh của nhóm Tiểu Thuyết Mới ở Pháp. Với Alain Robbe–Grillet và các tác giả thuộc nhóm Tiểu Thuyết Mới, sự miêu tả thường khi rất dài, rất tỉ mỉ. Tiểu thuyết truyền thống của Pháp, thời Balzac, Zola, Flaubert, đi vào bề sâu của xã hội, của tâm lý, còn Robbe–Grillet thì xây dựng tiểu thuyết trên bề mặt, nhìn thế giới với đôi mắt của một con người đang đi trong thành phố, không có chân trời nào khác hơn là chính cái cảnh trước mắt. Vậy lối miêu tả của Thanh Tâm Tuyền trong truyện này không khỏi làm liên tưởng đến Alain Robbe–Grillet.

Không gian mang những dấu hiệu của chiến tranh với chiếc trực thăng bay nhiều vòng rồi đậu trên khoảng đất trống, vài tiếng đại bác nổ ầm ở xa, những trái hỏa pháo được bắn lên trời. Trong im lặng của không gian, tiếng ve sầu và tiếng côn trùng làm tăng nỗi bơ vơ của người đàn ông, và rồi tiếng đại bác nổ trong đêm gây hoảng sợ cho kẻ lạc đường.

Không gian thu hẹp vào một con phố có tác dụng gây cảm giác ngột ngạt, biểu tượng cho lòng dạ con người hẹp hòi, ích kỷ.

Nhân vật

Trong một không gian được dàn dựng như thế, ống kính của tác giả quay chậm ở quán nước để người đọc thấy rõ những nhân vật nơi đó : người đàn ông chủ quán, hai người đàn ông khác, người đàn bà chủ quán, hai người lính Dân vệ, với cách ăn mặc, đi đứng, nói năng của họ. Quán nước là khởi điểm của truyện. Nơi đây đã có những dấu hiệu bất an : người đàn ông chủ quán chuẩn bị rời quán để đi ngủ đêm ở Biên Hòa, tránh cái nạn bị bắt đi khiêng xác chết ban đêm, để rồi ban ngày bị nhà chức trách hạch hỏi. Một người đàn ông khác trong quán, khi nghe tiếng trực thăng, thì cho rằng đây là một điều chẳng lành. Người đàn ông chủ quán mặc áo lá, quần xà lỏn, một chân co lên mặt ghế… và nói với vợ : Tao là đàn ông mày nghe chưa ?… Đ. m. thứ đồ đàn bà ngu ! Cách ăn nói thô tục, lại thêm giọng nói tàn nhẫn của người này báo hiệu sự tàn nhẫn của những nhân vật ở dọc con phố đối với kẻ lạc đường.

Sau khi cảnh trong quán được dàn dựng, thì nhân vật chính mới xuất hiện ngoài đường, ở trang 6, truyện dài gần 14 trang. Hắn vận bộ bà ba đen, chân đi săng đan, tóc cắt ngắn, mặt mũi gồ ghề xanh xao, tay ôm một cái gói. Từ khi xuất hiện, người đàn ông xa lạ, đi lạc đường đã ở trong tình trạng của kẻ bị xua đuổi : từ trên xe, người lơ xe thúc hối : Xuống lẹ lên cha nội. Rồi đến người đàn bà chủ quán, người thợ sửa xe đạp, bà cụ tụng kinh, niệm Phật, tất cả đều xua đuổi người đàn ông.

Người đàn ông đi lẩn thẩn từ đầu phố này đến đầu phố kia, rồi đi ngưọc trở lại. Không gian càng thu hẹp càng làm nổi bật mối tương phản giữa người và người. Có hai hạng nhân vật : nhân vật câm và nhân vật điếc. Nhân vật câm là những nhân vật dửng dưng, xa vời dưới mắt người đàn ông lạc đường, như cô gái Tàu lai trong tiệm thuốc Bắc đang ngồi đọc báo, người đàn bà di cư trong tiệm chạp phô đưa mắt nhìn trân trân kẻ lạ mặt, và hai người tài xế xe be chỉ đưa tay vẫy chào, không ngừng lại. Bên cạnh những nhân vật câm có những nhân vật điếc. Điếc là làm ngơ trước sự van xin của người lạc đường. Người điếc đầu tiên là người lơ xe, anh ta không cho người khách trở lên xe đi tiếp và không cần biết đến lời kêu xin của người này. Kế đến là bốn cuộc đối thoại giữa người đàn ông lạc đường với những người ở dọc con phố. Đối thoại 1 với người thợ sửa xe đạp. Đáp lại câu hỏi của người lạ mặt, người thợ lạnh nhạt trả lời vắn tắt, rồi tiếp tục làm việc. Đối thoại 2 với người đàn bà chủ quán mà người chồng vừa bỏ đi Biên Hòa. Người đàn bà này nói nhiều hơn người thợ, sự trao đổi lúc đầu bình thường, người đàn bà tò mò muốn biết về người đàn ông lạ mặt ; nhưng khi người này xin ngủ nhờ một đêm thì bà ta từ chối quyết liệt : Chú ở đâu tới tôi không biết. Chú xin ngủ đậu không được. Đi đâu thây kệ chú chớ. Mắc mớ gì tới tôi. Đối thoại 3 : một lần nữa người đàn ông lạc đường tìm cách khơi chuyện với người thợ, người này có vẻ chế riễu rồi phát cáu : Cha này rỡn hoài ta. Tôi đâu quen biết anh. Đối thoại 4 : người đàn ông lạc đường nói chuyện với một bà cụ già đang tụng kinh, qua một cánh cửa đóng kín. Bà cụ hiền lành, đạo đức, tin rằng người đàn ông nói thật. Nhưng trước sự van nài thống thiết của kẻ lỡ đường, bà cụ cũng tỏ thái độ van xin : Trong nhà chỉ có mấy bà cháu không có đàn ông. Lỡ ra tội nghiệp chú ơi… Tựu trung bà cụ cũng từ chối như những người trước, nhưng sự từ chối của bà cụ ẩn dưới hình thức của những lời van lơn, đạo đức. Cuối cùng giọng nói không chút xót thương, đầy hăm dọa của người cháu gái bà cụ đưa người đọc trở về một thực tế tàn nhẫn. Tóm lại, nhân vật điếc là nhân vật có đối thoại, nhưng không lắng nghe người đối diện với mình ; sự xua đuổi người lạ mặt khi thì hung hăng, đầy hăm dọa, khi thì dịu dàng, van lơn, nhưng tựu trung cũng cùng một lý do : mọi người muốn khư khư giữ lấy nếp sống yên ổn của mình, muốn được yên thân và dửng dưng với sự khốn khổ của một kẻ lạc đường ; tất cả đều do tính ích kỷ và hèn của con người.

Qua sự tiếp xúc của các nhân vật điếc với người đàn ông có những biểu tượng của sự xua đuổi. Biểu tượng thứ nhất là nụ cười của người thợ lần đầu tiên thấy người lạ mặt : Anh này (người thợ) chợt ngửng lên loe miệng cười với người đàn ông, nhưng nụ cười tắt ngay tức thời. Biểu tượng thứ hai là cánh cửa đóng kín của nhà bà cụ, cánh cửa đóng có tính xua đuổi, hất hủi, gây ngăn cách giữa người và người, cánh cửa khép kín lòng người. Sau cùng xe cộ là biểu tượng của sự bỏ rơi : sau khi người đàn ông bước xuống xe thì Chiếc xe rồ ga vọt thẳng vào phía rừng cao su. Sau đó : Hai chiếc xe be kềng càng rần rần từ trong rừng cao su, xe chạy chậm… và xe vẫn chạy. Lại một hành động từ khước, bỏ rơi.

Các nhân vật còn có thể vừa điếc vừa vô hình như bà cụ và người cháu ẩn sau cánh cửa đóng kín.

Thời gian

Thời gian trong truyện là một thời gian có tuyến tính, không có sự đi lùi về quá khứ rồi trở lại hiện tại chẳng hạn. Thời gian chỉ đơn giản đi theo mặt trời sắp lặn. Cũng như không gian và nhân vật, thời gian làm tăng nỗi lo sợ của kẻ lạc đường. Trong khi người đàn ông loay hoay tìm chỗ ẩn trú ban đêm thì thời gian từ buổi chiều dần dần đi vào đêm tối. Vào đầu truyện : Buổi chiều vàng rực ở phía đồn Dân vệ… Trong lúc người đàn ông lạ mặt nói chuyện với người đàn bà chủ quán thì Trời bắt đầu tím trên nền bóng núi xa, và người đàn bà thắp cây đèn dầu. Sau khi nói chuyện lần thứ hai với người thợ sửa xe : Người đàn ông quay mặt về phía rừng cao su trong ấy bóng tối đã dầy. Ngoài rừng trời chạng vạng nhá nhem. Cuối cùng khi người đàn ông đứng trước căn nhà có tiếng niệm Phật thì : Trời cứ tối dần.

Đêm đến, tức thời gian đầy đe dọa, gieo kinh hãi cho người lạc đường đang chơi vơi, vẫy vùng trong một không gian lạnh lùng, câm điếc.

Trong truyện Dọc đường, tác giả Thanh Tâm Tuyền đã chọn cho không gian và thời gian những chiều kích hẹp, ngắn : không gian của một con phố, thời gian của một buổi chiều, và những nhân vật điển hình để tạo nên và làm tăng thêm cơn khủng hoảng tâm lý của nhân vật. Nhân vật là một người rụt rè, ôm vào người một cái gói bọc giấy như một cái gì thân thiết, khi xuống xe, anh ta đứng lại bên đường ngơ ngác, rồi lủi thủi đi trong một con phố hoàn toàn xa lạ, gặp những người xa lạ muốn xua đuổi mình. Nhân vật bị hất ra khỏi thế giới con người và phải một mình đương đầu với sự sợ hãi ở một nơi xa lạ, trong đêm tối, không một mái nhà. Vì các nhân vật không có tên cho nên truyện Dọc đường có tính phổ thông, liên quan đến mọi người. Bất cứ ai cũng có thể ở trong tình trạng của người đàn ông lỡ đường. Một cách vô thức, người đọc động lòng trắc ẩn. Tác giả làm nảy sinh nơi người đọc cái bản năng tự đồng hóa với kẻ gặp rủi ro. Thanh Tâm Tuyền cho người đọc thưởng thức một nghệ thuật dựng truyện rất điêu luyện.

BẾP LỬA CỦA THANH TÂM TUYỀN, MỘT TÁC PHẨM CỦA TUỔI ĐÔI MƯƠI

Có một thời báo chí Pháp đã rầm rộ biểu dương hiện tượng Sagan. Cô gái Françoise Quoirez – về sau lấy bút danh Françoise Sagan – trong kỳ nghỉ hè năm 1953, sau khi thi đỗ tú tài, đã viết một mạch trong sáu tuần lễ truyệnBonjour tristesse. Cuốn sách được xuất bản năm 1954, chẳng mấy chốc tên tuổi của Françoise Sagan lẫy lừng. Cốt truyện gây sốc cho các nhà đạo đức, nhưng cuốn sách là một thành công bất ngờ, đã đưa tác giả lên đài vinh quang.
Ở ta cũng vào thời đó, cách nhau hai năm, tức vào năm 1956, cũng có một hiện tượng, tuy không ồn ào như bên trời Tây, nhưng nó đã đưa vào văn học sử Việt Nam một tên tuổi lớn, tôi muốn nói đến hiện tượng Thanh Tâm Tuyền. Không gọi hiện tượng sao được khi một chàng trai vừa mới lớn đã góp mặt với đời bằng một tập thơ độc đáo và một truyện dài. Quả thật Thanh Tâm Tuyền với tập thơ Tôi không còn cô độc ra năm 1956, năm ông hai mươi tuổi, đã gây một biến cố trong nền thi ca Việt Nam, và cuốn truyện Bếp Lửa xuất bản năm 1957 không để người đọc dửng dưng.
Tôi mong sẽ có dịp bàn về thơ Thanh Tâm Tuyền. Giờ đây chỉ xin đọc truyện Bếp Lửa. Cũng như Françoise Sagan viếtBonjour tristesse một mạch trong sáu tuần lễ, Thanh Tâm Tuyền cho biết, trong Lời Tựa năm 1973, nhân dịp cuốn sách được in lần thứ tư, rằng ông viết Bếp Lửa một hơi khoảng hai ba tháng. Tác giả viết truyện này ở tuổi đôi mươi, khi chưa có kinh nghiệm sống, nhưng đã bày tỏ một cách chân thật tâm trạng của một thế hệ trẻ trước vận mệnh của đất nước, và đã phác họa một nghệ thuật viết tinh tế. Ngày nay đọc lại Bếp Lửa để thấy truyện vừa đánh dấu một thời lịch sử đen tối vừa tiết lộ một tài năng đầy hứa hẹn.

Hà Nội trong tình trạng chờ đợi
Truyện Bếp lửa gồm 7 chương. Hà Nội, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Hải Phòng là những không gian của truyện. Nhân vật Tâm, tức người kể truyện, đang sống ở Hà Nội, trước ngày đất nước chia đôi. Tâm có một cô em họ xa tên Thanh mà Tâm đem lòng yêu mến, cô gái này sống trong một hoàn cảnh khó khăn, ngoài việc thêu may cô còn đi hát ở đài phát thanh để nuôi đứa em gái tên Minh đi học. Tâm mồ côi mẹ, sống với người bố dượng : ông Chính. Hình ảnh người mẹ quá cố thắt chặt tình thân giữa ông Chính và Tâm. Đây đó vẫn còn tiếng súng, chiến tranh chưa chấm dứt ; thành phố Hà Nội sống trong tình trạng mập mờ, như đang chờ đợi những thay đổi lớn. Con người cảm thấy khắc khoải, lo âu. Riêng Tâm, cũng như các bạn của anh, tâm hồn đầy trăn trở, tự đặt nhiều câu hỏi mà không có lời đáp. Tâm và một người bạn là Đại đọc sách nhiều, tìm hiểu thuyết Mác xít. Đại bị đảng Cộng sản lôi cuốn, nên anh có ý định ra ngoài, tức đi theo cộng sản. Tâm không đồng ý với Đại. Để thay đổi không khí, Tâm xin một chỗ dạy học trong một trường Công giáo ở Bắc Ninh. Tại trường này, Tâm quen một tu sĩ trẻ tên Nhiên, bạn mới của Tâm. Nhiên tỏ ra ân cần, cởi mở đối với Tâm, và giữa đôi bạn đã có sự bàn luận về Thượng Đế, nhưng chẳng đi đến đâu. Tâm gặp lại Long, một người bạn của thời đi học. Long vẫn ở lại Đáp Cầu, một thị trấn bị chiến tranh tàn phá. Đáp Cầu nhắc cho Tâm nhiều kỷ niệm của tuồi thơ, nơi đây mẹ đi buôn xa, Tâm sống với bà ngoại. Tâm dự đám cưới của Long ; gặp lại Hạnh, cô bạn thuở nhỏ, nay đã góa chồng, cảnh sống khó khăn. Chẳng bao lâu Hạnh và Tâm gần gũi nhau ; đã nhiều lần hai người cùng về Hà Nội, ngủ chung ở khách sạn. Chiến tranh và những căng thẳng tinh thần khiến Hạnh lao mình vào đam mê của tình yêu. Ngoài những chuyến về Hà Nội riêng với Hạnh, cũng có những lúc Tâm đến thăm chị em Thanh, Tâm vui vì Không khí gia đình ấm cúng suốt bữa cơm. Tâm thường đến ngủ nhà Bảo, một người bạn thân. Bảo cùng vợ buôn bán lặt vặt để sống cho qua ngày. Tâm và Bảo được tin Ngọc đã tìm được một giải pháp là lên đường đi xa. Phần Đại dọn đến ở nhà ông Chính và dan díu với Thịnh, con gái của ông. Tâm khinh Đại và cho rằng Đại là một người hèn. Tâm giúp Thanh sắp đặt đám cưới của em Minh với Chu. Sau khi đứa em đi lấy chồng, Thanh thấy không còn lý do gì để đi hát nữa, cô quyết định ngưng hát. Trở lại Đáp Cầu, Tâm được biết Hạnh đã ra ngoài và có lẽ đã bị giữ lại. Tâm nghĩ sẽ không còn bao giờ gặp lại Hạnh nữa. Ngọc viết thư cho Tâm thúc dục Tâm đi Hải Phòng để đôi bạn sống với nhau ít ngày, trước khi Ngọc lên đường. Tâm xin phép cha Tân, linh mục phụ trách nhà trường, nghỉ hai tuần. Nhưng một cách bất ngờ cha Tân cho Tâm nghỉ luôn mà không nêu lý do. Về đến Hà Nội, Tâm được biết ông Chính vừa mới mất, Tâm khóc nhiều khi trông thấy mặt ông. Đại vắng mặt trong tang lễ. Tâm nhận thấy Thịnh có thai mà Đại lại bỏ đi. Thịnh cho biết Đại đã ra ngoài, cô muốn trả nhà lại cho Tâm và định đi làm vú em nơi xa. Tâm khuyên Thịnh bán hết đồ đạt trong nhà để làm vốn. Tâm về nhà Bảo, tin cho bạn biết ngày hôm sau sẽ đi Hải Phòng. Nhưng Tâm vẫn sống trong tâm trạng lạc lõng. Trước giờ xe chạy Tâm lại có ý định bỏ chuyến đi. Tôi không biết xuống Ngọc xong tôi sẽ làm gì hoặc đi đâu. Đến Hải Phòng Tâm được biết Ngọc đã xuống tàu đi đã hai ngày rồi.
Ngọc và Đại đã ra đi, ông Chính chết, Tâm rơi vào tâm trạng tuyệt vọng, nghĩ đến việc tự tử, nhưng nhận thấy tự tử không giải quyết được gì.
Vào cuối truyện, Tâm đang ở miền Nam, nhận được thư của Thanh từ miền Bắc và được nghe tiếng hát của Thanh trên đài, Thanh vẫn hát bản nhạc Trờ về mái nhà xưa như năm nào. Tâm cảm thấy yêu quê hương đã rời bỏ và yêu Thanh vô cùng. Làm sao đừng mơ một bếp lửa ấm áp trong mái nhà xưa, một hình ảnh biểu tượng cho quê hương đã mất.

Lý tưởng nào cho tuổi trẻ trong một đất nước ngả nghiêng ?
Trong Lời Tựa viết năm 1965, khi cuốn Bếp Lửa được tái bản, Thanh Tâm Tuyền nói lúc viết cuốn sách, ông chưa phải là nhà văn. Thế nhưng ông đã nói lên được những trăn trở, buồn phiền của một tuổi trẻ mà do sự tình cờ của lịch sử đưa đẩy, đã bị bắt buộc phải lựa chọn cho mình một hướng đi, và sự lựa chọn đó có tính quyết định cho cả một đời.
Họ là sáu người thanh niên : Tâm, Đại, Long, Nhiên, Bảo và Ngọc, sống vào thời điểm gay cấn của năm 1954 ; con sông Bến Hải sắp sửa lãnh nhận một vai trò lịch sử quá nặng nề. Trong số các bạn của Tâm, Long là người không hề thắc mắc cho tương lai, không hề tự đặt những câu hỏi rắc rối. Long chấp nhận sống ở Đáp Cầu, nơi chốn của tuổi thơ. Long lấy vợ, sắp có con, làm hương sư cho đám học trò nghèo. Long có một cuộc đời khiêm tốn, không tham vọng. Nhiên, người bạn mới của Tâm, thì chọn lựa cho đời mình con đường thiêng liêng do Thiên Chúa dìu dắt. Nhiên có đức tin và ơn gọi nên rất bình an trong tâm hồn. Còn lại Tâm, Đại, Bảo và Ngọc. Có ít nhiều trao đổi, bàn luận, giữa các người bạn này.
Đại và Tâm có những hiểu biết về đảng Cộng sản, nhưng Tâm chưa thấy gì rõ ràng, vẫn sống trong tâm trạng mù mờ, chơi vơi. Khi Đại báo tin có ý định ra ngoài, thì Tâm nói :
– Nhưng cậu hẳn biết tôi không đồng ý với cậu. Nhưng tôi không thể phản đối cũng như khuyên cậu điều gì cả. Ở lại đây ư ? Để làm gì mới được ? Bằng chứng là tôi cũng không giải quyết nổi cho tôi. Còn đi ? Nhưng cũng để làm gì mới được ?
– Hẳn phải có việc để mà làm. Tất cả những người ở bên kia, người ta không biết người ta đang làm gì hay sao ?
– Tôi biết như thế : cậu sẽ đi. Cái chua xót là tất cả chúng ta đều thành thật, thành thật đến cái độ có thể chết. Tôi cũng mong cậu làm được điều gì ở đây.
Đại nói :
– Tôi không thể tưởng tượng được cậu có thể tìm thấy lòng tin ở một chỗ vô lý đến như thế. Tin rằng mình làm được cái gì ở đây, tôi nhất định không thể được, đừng vì cá nhân mình.
– Cậu vẫn nghĩ rằng chỉ vì cá nhân thôi ư ? Có lẽ tôi hiểu cậu hơn cậu hiểu tôi.
Vấn đề Thanh đi hát ở đài phát thanh cũng là một đề tài để Đại và Tâm cãi nhau, việc cãi nhau chóng trượt qua lĩnh vực chính trị. Đại tuy đọc sách nhiều nhưng đầu óc vẫn đầy thành kiến, Đại nói với Tâm rằng Thanh đi hát gây nhiều tai tiếng, rằng Thanh không đứng đắn. Nhưng Tâm biết rõ tâm hồn trong trắng, cao thượng của Thanh, Tâm tức giận :
– … Làm thế nào ở giữa một xã hội hư hỏng như thế này, bị tước đoạt hết khí giới, bị ném vào vũng bùn ? Cậu thử nghĩ nếu tôi và cậu cũng là con gái, chúng ta sẽ làm gì ?…. Cậu sẽ bảo tôi bỏ ra ngoài ấy. Bỏ ra ngoài cũng là một lối đánh đĩ, đánh đĩ tinh thần mình.
Ngọc thì muốn rời xa cái đất nước nhục nhã này. Ngọc tuyên bố : Thế nào tao cũng bỏ đất này đi, tao can đảm thú thực như thế, chết ở chỗ khác yên thân hơn. Còn hơn chúng mày lòng tin đã mất mà không dám thú thực, mà vẫn cố gắng giả tin.
Tâm viết cho Ngọc : … Đi đâu cũng vẫn chỉ là mày – đau khổ và nhục nhã. Mà nào riêng có đất nước này hổ nhục thôi đâu, mọi nơi mắt mày cũng chỉ nhìn thấy như đây. Không trốn được đâu, trừ khi mày trốn được lòng mày.
Phần Bảo thì than thở về cuộc sống tầm thường, nhàm chán của mình. Bảo tự hỏi : … có phải mình đang kiên nhẫn chịu đựng hay mình đang chết đi ? Hay đã chết rồi ? Nếu thật chết rồi thì cái hành động nổi loạn vô ý thức của nó(Ngọc) có nghĩa hơn cái cuộc đời bên cái hàng tạp hóa và vợ con này của tôi.
Đối với Bảo một cuộc sống vô nghĩa là một hình thức chết.
Vậy sáu người bạn, sáu chọn lựa khác nhau. Tâm trăn trở, phân vân đã lâu, rồi cuối cùng cũng đã lựa chọn. Thanh Tâm Tuyền gọi tuổi trẻ của thời đó, tức tuổi trẻ của ông, là tuổi trẻ bị tước đoạt, bị tước đoạt quê hương, bị tước đoạt tự do.

Viết về im lặng
Bếp Lửa là một truyện không dài, với nhiều nhân vật, nhiều trao đổi, có hai đám cưới, một đám tang, tưởng như trong thế giới truyện có nhiều tiếng nói ồn ào, có đám đông ầm ĩ. Nhưng không. Đặc điểm của Bếp Lửa là im lặng. Thế giới truyện là một thế giới có nhiều im lặng.
Cách miêu tả đôi khi rất vắn tắt, chẳng hạn : Bữa cơm ăn với vợ chồng Long trong một gian buồng hẹp ấm. Mâm bằng gỗ. Chi tiết hiếm hoi là một hình thức của im lặng.
Hoặc cách miêu tả một cảnh tượng hoang tàn, không thích hợp với hoàn cảnh của một ngày vui, như cảnh rước dâu sau đây : Đám cưới đi trên đường chính của thị trấn Đáp Cầu, một bên đường cỏ hoang và núi…, một bên là nhà cửa đổ nát ít dấu hiệu của sự sống, ngoài những đứa trẻ nghèo nàn chạy theo trông. Người ta rẽ vào một đống gạch vụn cao, vòng ra sau lưng một bức tường chưa đổ hết, và bước vào gian nhà tối… Một cảnh tượng như thế đưa đến cảm giác vắng vẻ, im lặng.
Trong không gian vắng lặng, Tâm thường lắng tai nghe những tiếng động. Khi đến Bắc Ninh, anh được ông già gác trường và cha Tân tiếp đón : Khi chúng tôi hết nói chuyện, tôi nghe tiếng sột soạt của bộ áo nhà tu bên cạnh và tiếng chân không đều của ông già gác. Hoặc khi Tâm nhận thấy Nhiên ít đến thăm vì đôi bạn không đồng quan điểm : … tôi nằm nghe tiếng động ngoài hành lang và lòng mình. Có sự qua lại giữa không gian bên ngoài và nội tâm.
Vì luôn sống với nỗi cô đơn, với khắc khoải, dằn vặt, Tâm thường thu mình vào nội giới. Anh đâm ra ít nói với mọi người. Chẳng hạn khi Tâm đến thăm Thanh, nhằm lúc Thanh bị bệnh, phải nằm nghỉ. Sau khi hỏi thăm sức khỏe của Thanh tôi ngồi im và không biết nói chuyện gì. Sau đó hai nhân vật trao đổi với nhau vài câu ngắn. Rồi : Chúng tôi cùng im lặng, tôi thì nhìn khói thuốc.
Hoặc khi dự đám cưới của Minh, Tâm kéo Chu, chú rể, ra ngoài. Chu trước kia là bạn thân của Tâm. Tâm nói :
– Tôi cần nói chuyện với anh một lát.
Nhưng khi ra ngoài, gió hơi lạnh, nhìn sang hồ nước im lặng và thấp thoáng phản chiếu ánh đèn, tôi không biết tôi muốn nói gì với Chu.
Còn giữa Tâm và Thịnh, sau đám tang ông Chính : Chúng tôi im lặng. Ở giữa chúng tôi không còn gì ngoài người đã chết.
Trong không khí của tình hình nghiêm trọng gây nhiều lo âu, con người trở nên trầm lặng, ít nói. Trên chuyến xe đi về Bắc Ninh : Không ai nói với nhau lời nào (…). Không ai nói một lời nào. Mọi người đều lạ nhau.
Những mẩu đối thoại trở nên rất ngắn, rơi vào im lặng, như có sự hiểu ngầm. Khi Tâm đến thăm Đại:
Đại cầm ở tay cuốn Crime et châtiment. Tôi hỏi :
– Cậu đến trường luôn không ? 
– Không. 
– Làm gì ở nhà ? 
– Đọc sách và suy nghĩ. 
– Suy nghĩ về phép giết người chăng ? tôi nói đùa. 
Đại không đáp. Chúng tôi đứng nhìn xuống khu xóm lao động phía dưới. Đại bỗng nói :
– Nó đến trường tìm mình dữ lắm. 
– Cậu quyết định thế nào ? 
Đại trầm ngâm một phút :
– Chưa. 
Đại là sinh viên khoa học…. Hắn bị gọi động viên và đang trốn.
– Nghĩ gì về Dostoïevski ? Tôi hỏi. 
– Bệnh. 
Ngay cả khi bàn đến một vấn đề quan trọng, đối thoại giữa hai nhân vật vẫn vắn tắt, đầy hiểu ngầm ; như khi Tâm nói chuyện với cha Tân, giám đốc trường : Tôi nằm rất lâu trong bóng tối. Hình như tôi sốt. Cho đến khi cha Tân vào phòng. Ông nói :
– Thầy không bật đèn ? 
(…)
– Hình như thầy không được khỏe ? 
Tôi vẽ một nụ cười :
– Bị sốt xoàng thôi, cám ơn cha. 
Một lát cha Tân vẫn chưa nói thêm. Tôi bỗng nói :
– Tôi muốn xin phép cha nghỉ độ nửa tháng. 
– Thầy có thể nghỉ dài hạn cũng được. 
– Vâng thế cũng được. 
Thế là Tâm mất việc, mà không biết lý do.
Đặc biệt nhất là cuộc đối thoại giữa ông Chính và Tâm. Hai người thương nhau, nhưng hiếm khi nói chuyện với nhau. Cả ông Chính và Tâm cùng làm việc tại một trường học, họ không tỏ ra gần gũi nhau, đến nỗi ở trường ít ai biết hai người có liên hệ gia đình với nhau. Một lần, trên đường Hàng Trống họ đi ngược chiều nhau, nhưng họ làm như không thấy nhau. Phải chăng bẩm tính của người đàn ông là ít bộc lộ về tình cảm ? Lại nữa giữa ông Chính và Tâm có hình ảnh ngưòi mẹ khuất bóng mà họ tôn thờ, lời nói giữa hai người có thể khơi lại niềm đau chăng ? Nhưng một sự việc xảy ra buộc họ ngồi lại với nhau : Tâm muốn rời Hà Nội để về dạy học ở Bắc Ninh, điều này làm ông Chính băn khoăn, ông không biết Tâm có buồn gì về ông không. Đối thoại giữa đôi bên có nhiều im lặng, lời nói được cân nhắc, biểu lộ giây phút nghiêm trọng. Tác giả đã khéo léo dùng một hiện tượng của thiên nhiên là mưa chẳng những để khỏa lấp những im lặng, mà còn để biểu hiện sự xúc động của Tâm khi mãnh liệt, khi lắng xuống. Trong đoạn văn sau đây mưa được nhắc đến bảy lần, mỗi lần mưa đều đổi dạng, làm như mưa biến đổi theo tâm trạng của Tâm :
Ông Chính đứng lên khép cửa và cửa sổ. Bóng ông in lên vách. Ông dừng một phút nhìn qua cửa sổ ra ngoài và hỏi tôi – mưa lúc ấy đổ mạnh khiến tiếng ông thấp thoáng…
– Anh Tâm. Tôi muốn anh thành thật trả lời câu hỏi này của tôi.  Vài giây cách quãng, mưa to hơn.  Giữa chúng ta có xảy ra một chuyện gì không đẹp không ? Anh cứ nói thẳng với tôi. 
Tôi muốn đứng dậy, nhưng không rời chỗ. Tôi nghe trong tiếng mưa vẫn còn vang tiếng của ông Chính khắp gian phòng.
– Thưa thầy không bao giờ tôi nghĩ lại có thể có câu hỏi ấy giữa thầy và tôi.  Tôi bị xúc động mạnh.
Ông Chính đã quay người lại. Mắt ông chớp nhanh, ông nói :
– Tôi muốn giữa chúng ta có được sự thẳng thắn.  Ông nuốt nước bọt.  Dù thế nào chúng ta cũng đã sống với nhau hơn mười lăm năm, lúc có mẹ cũng như lúc không… 
– Thầy đừng nên có ý nghĩ ấy (…) bao giờ tôi vẫn là con thầy như khi còn mẹ… 
Mưa dịu hơn lúc trước. Ông Chính ngồi xuống.
Chúng tôi đi nằm vào lúc mười một giờ. Tôi thao thức không sao ngủ được. Mưa dầm và lạnh. Ông Chính chong đèn đọc sách. Tôi biết ông cũng không ngủ được. Tôi thương ông vô cùng…
Gần ba giờ sáng. Mưa rơi sâu vào giấc mơ.
Lúc đầu những cử chỉ của ông Chính như khép cửa lại, ngừng một phút, nhìn ra ngoài, là những cử chỉ chậm rãi chuẩn bị cho cuộc trao đổi tế nhị giữa đôi bên. Nhưng mưa đổ mạnh át tiếng ông Chính, hay vô thức của Tâm sợ nghe những điều ông Chính sắp nói chăng ? Rồi mưa càng to hơn để biểu hiện sự xúc động mãnh liệt của Tâm khi Tâm trả lời ông Chính. Và khi sự hiểu lầm của ông Chính đã tan biến và cả đôi bên đã tỏ tình thương đối với nhau thì mưa dịu lại, rồi trở nên mưa dầm. Đối thoại chấm dứt, nhưng cơn xúc động vẫn theo Tâm vào giấc ngủ, vì Mưa rơi sâu vào giấc mơ.
Một yếu tố khác của thiên nhiên là núi cũng được ghép với tâm trạng của Tâm : Chuyến xe đã đến gặp núi. Núi tím lớn làm nhỏ cả thế giới hiện có của chúng tôi. Gặp núi, động từ gặp nói lên sự bất ngờ đối diện với núi ; và cảnh hùng vĩ của núi làm cho đời sống nội tâm với những suy tư, cảm xúc trở nên bé nhỏ, mất hết tính quan trọng.
Mưa rơi sâu vào giấc mơ, Chuyến xe gặp núi… cách cảm nghĩ như thế là dấu hiệu của nguồn thơ Thanh Tâm Tuyền.

Cũng trong Lời Tựa năm 1965, Thanh Tâm Tuyền viết : Cuốn sách mỏng manh, non nớt và chưa thành hình dáng này của một người mới lớn lên. Đúng là tác giả vừa mới lớn lên, nhưng cuốn sách không non nớt, phải xem Bếp Lửalà một tác phẩm. Nó mang dấu ấn của cái thời mà những người trai trẻ của miền Bắc ở trong hoàn cảnh phải chọn lựa, phải rứt áo ra đi, một nỗi đau ăn sâu vào tâm hồn của họ. Bên cạnh Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền còn có Đêm giã từ Hà Nội của Mai Thảo, Trương Chi của Vũ Khắc Khoan, cùng nói về thời kỳ chọn lựa đó.
Ngoài khía cạnh lịch sử, Bếp Lửa còn có khía cạnh nghệ thuật. Viết về tiếng động, về sự ồn ào, náo nhiệt để diễn tả một cốt truyện là lẽ thường, nhưng viết về im lặng không dễ, vì nghệ thuật này tùy thuộc đời sống nội tâm của tác giả. Joë Bousquet, một nhà văn Pháp, đã viết : Pour traduire le silence, il faut vivre au-delà de son propre silence, entendre et retenir toutes les voix qui se taisent en nous. Để nói lên sự im lặng thì phải sống vượt xa sự im lặng của chính mình, phải lắng nghe và nhớ tất cả những tiếng nói im bặt trong chúng ta. Qua những im lặng trong truyện, ngòi bút của Thanh Tâm Tuyền đã tạo nên một không khí lo âu trước một tương lai vô định, làm cho đối thoại giữa con người với nhau hàm nhiều hiểu ngầm, phức tạp, khó khăn ; và vẻ đẹp của thiên nhiên được dùng để im lặng bớt nặng nề. Bếp Lửa mở đầu cho những truyện ngắn, truyện dài đến sau, sẽ làm rõ nét hơn tài năng của Thanh Tâm Tuyền.

Blog Liễu Trương

VVB chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

MỘT NGHỆ THUẬT DỰNG TRUYỆN CỦA THANH TÂM TUYỀN

Dọc đường kể chuyện một người đàn ông quê mùa, rụt rè, đi thăm người em làm việc trong một đồn điền cao su.


Thanh Tâm Tuyền nổi tiếng vì đã cách tân thơ ở miền Nam ; ngoài ra ông còn sáng tác kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, v.v… Về truyện ngắn, ông là tác giả của hai tập truyện : Khuôn Mặt (1964) và Dọc đường (1966). Tập Dọc đường gồm các truyện : Tư, Người gác cổng, Trên mây, Dọc đường, Chim cú, Mỗi người, Sắc trời. Truyện Dọc đườngđược xem là truyện ngắn xuất sắc nhất, tiêu biểu cho nghệ thuật dựng truyện của Thanh Tâm Tuyền.

Dọc đường kể chuyện một người đàn ông quê mùa, rụt rè, đi thăm người em làm việc trong một đồn điền cao su. Xe đò ngừng lại ở một dãy phố gần rừng cao su, người lơ xe giục người đàn ông xuống xe để xe đò chạy tiếp. Nhưng khi bước xuống khỏi xe, người đàn ông nhận thấy đây không phải là nơi ông ta định đến và muốn trở lên xe. Nhưng người lơ xe ngăn cản không cho ông ta trở lên, vì cái vẻ quờ quạng, ngập ngừng của ông ta có thể làm chậm trễ chuyến xe. Vậy là xe chạy tiếp, bỏ lại người đàn ông đứng ngơ ngác trên hè phố. Người đàn ông ôm khư khư vào người một cái bọc giấy và bắt đầu đi dọc con phố có vài cửa tiệm, vài ngôi nhà, một khoảng đất trống. Người đàn ông dừng lại trước một cửa tiệm sửa xe đạp, hỏi người thợ sửa xe có còn chuyến xe đò nào nữa không. Người này trả lời vắn tắt có lẽ không còn xe nữa. Người đàn ông tiếp tục đi, đến trước một ngôi nhà cửa đóng có cái lu nước trước nhà, người đàn ông dừng chân uống nước và rửa mặt, rồi lại tiếp tục đi và ghé vào một quán nước. Người đàn ông khơi chuyện với người đàn bà chủ quán, kể lể chuyện của mình. Vì biết người đàn ông đang mong có một chuyến xe đò, người đàn bà lắng tai nghe ngóng và báo có chiếc xe be sắp đi qua, người đàn ông vội vã chạy ra đường, có đến hai chiếc xe be đang chậm chạp chạy trên đường, người đàn ông ra dấu xin đi quá giang, nhưng hai người tài xế chỉ vẫy tay chào và hai chiếc xe be vẫn chạy. Người đàn ông trở vào quán, xin ngủ lại đêm. Người đàn bà chủ quán quyết liệt từ chối và dọa sẽ kêu lính đến. Lý do sự từ chối là người đàn ông là kẻ lạ mặt, bà ta sợ lỡ đêm hôm người đó có thể giết bà ta, hoặc sợ nhà chức trách đến xét nhà. Và bà ta xua đưổi người đàn ông. Người này đi trở lên con phố và một lần nữa dừng lại trước tiệm sửa xe đạp. Người thợ đã ngưng làm việc, đã tắm rửa, thay quần áo và đang khẩy đàn ghi ta. Người đàn ông không còn hỏi thăm về các chuyến xe, chỉ nhờ người thợ chỉ dùm một nơi để ngủ tạm qua đêm. Người thợ lúc đầu cười vẻ chế nhạo, sau anh ta đâm ra cáu kỉnh. Người đàn ông lại dừng trước căn nhà cửa đóng có lu nước, và nhẹ nhàng gõ cửa. Trong nhà có tiếng niệm Phật, tiếng mõ, tiếng chuông. Sau mấy lần gõ cửa, có tiếng một bà cụ già từ trong vọng ra, bà cụ hỏi : Ai đó ? và nhìn qua lỗ cửa. Người đàn ông một lần nữa kể chuyện đi thăm người em, nhưng bị lỡ đường, van nài bà cụ cho ngủ lại một đêm. Bà cụ có vẻ nhân đạo hơn bà chủ quán và người thợ sửa xe, bà cụ tin người đàn ông nói thật. Nhưng đến lượt bà cụ van nài người đàn ông hãy thương bà cụ và người cháu và hãy để họ yên. Rồi có tiếng người con gái, cháu bà cụ, cô ta bảo không tin câu chuyện của người đàn ông và hăm dọa sẽ kêu lính. Cô ta quả quyết : không chứa người lạ trong nhà. Đêm đã xuống, có tiếng súng nổ vang trời như một dấu hiệu, tức thì mọi cánh cửa đều vội vàng đóng lại. Người đàn ông dáo dác ngó ra đường.

Trong truyện của Thanh Tâm Tuyền, không gian, thời gian và nhân vật là ba yếu tố được triển khai để làm tăng nỗi sợ hãi đến tột đỉnh của nhân vật.

Không gian

Lessing, nhà văn kiêm nhà phê bình Đức ở thế kỷ 18, quan niệm rằng văn chương và âm nhạc là những môn nghệ thuật gắn liền với thời gian, còn hội họa và điêu khắc là những môn nghệ thuật gắn liền với không gian, vì ngôn ngữ của văn chương trải dài theo thời gian, trong khi các tác phẩm của nghệ thuật tạo hình thì được ngắm nhìn cùng một lúc trong không gian.

Thế nhưng, qua văn chương không gian tuy không được nhận thấy bằng thị giác, nhưng được nhận thức bằng trí tưởng tượng. Trước tiên không gian được nhà văn tưởng tượng và mang dấu ấn chủ quan của nhà văn, rồi không gian đó được người đọc nhận thức qua trí tưởng tượng của mình. Văn chương lại nói về con người, cho nên không gian là một chiều kích mở ra với tha nhân, văn chương tạo nên một không gian có tính xã hội, trong đó con người sống với nhau, sinh hoạt, xây dựng, phá hủy, thương yêu, thù ghét, vui buồn, v. v… rồi chết.

Trong truyện Dọc đường, Thanh Tâm Tuyền vẽ lên một không gian rất rõ ràng, tỉ mỉ như một nhà đo vẽ địa hình, để làm nổi bật tâm lý của nhân vật. Chuyện xảy ra trên một con phố nhỏ, đầu này con phố là quán nước giáp con đường đất và rừng cao su, đầu kia con phố là đồn Dân vệ. Người đọc theo gót người đàn ông đi từ đồn Dân vệ về phía quán nước, để lần lượt thấy những căn nhà hay khoảng đất dọc con phố : cái quán hớt tóc bỏ không, tiệm chạp phô của người Tàu, một căn nhà ở đóng cửa có dán những bích chương, khẩu hiệu, một tiệm trữ Âu dược, một nền nhà đổ, một khoảng đất làm chỗ họp chợ, nhà việc có mái thủng, một nhà bị sập mái trước, tiệm thuốc Bắc có cô gái Tàu lai, tiệm bán sách vở và tạp hóa, một lớp học, tiệm sửa xe đạp, tiệm chạp phô của người di cư, thêm một căn nhà rồi một căn nhà đóng cửa có cái lu nước ở phía trước, cuối cùng đến quán nước.

Lối miêu tả tỉ mỉ con phố như thế, tuy là trong một truyện ngắn, nhưng làm liên tưởng đến nghệ thuật miêu tả của Alain Robbe-Grillet, thủ lĩnh của nhóm Tiểu Thuyết Mới ở Pháp. Với Alain Robbe–Grillet và các tác giả thuộc nhóm Tiểu Thuyết Mới, sự miêu tả thường khi rất dài, rất tỉ mỉ. Tiểu thuyết truyền thống của Pháp, thời Balzac, Zola, Flaubert, đi vào bề sâu của xã hội, của tâm lý, còn Robbe–Grillet thì xây dựng tiểu thuyết trên bề mặt, nhìn thế giới với đôi mắt của một con người đang đi trong thành phố, không có chân trời nào khác hơn là chính cái cảnh trước mắt. Vậy lối miêu tả của Thanh Tâm Tuyền trong truyện này không khỏi làm liên tưởng đến Alain Robbe–Grillet.

Không gian mang những dấu hiệu của chiến tranh với chiếc trực thăng bay nhiều vòng rồi đậu trên khoảng đất trống, vài tiếng đại bác nổ ầm ở xa, những trái hỏa pháo được bắn lên trời. Trong im lặng của không gian, tiếng ve sầu và tiếng côn trùng làm tăng nỗi bơ vơ của người đàn ông, và rồi tiếng đại bác nổ trong đêm gây hoảng sợ cho kẻ lạc đường.

Không gian thu hẹp vào một con phố có tác dụng gây cảm giác ngột ngạt, biểu tượng cho lòng dạ con người hẹp hòi, ích kỷ.

Nhân vật

Trong một không gian được dàn dựng như thế, ống kính của tác giả quay chậm ở quán nước để người đọc thấy rõ những nhân vật nơi đó : người đàn ông chủ quán, hai người đàn ông khác, người đàn bà chủ quán, hai người lính Dân vệ, với cách ăn mặc, đi đứng, nói năng của họ. Quán nước là khởi điểm của truyện. Nơi đây đã có những dấu hiệu bất an : người đàn ông chủ quán chuẩn bị rời quán để đi ngủ đêm ở Biên Hòa, tránh cái nạn bị bắt đi khiêng xác chết ban đêm, để rồi ban ngày bị nhà chức trách hạch hỏi. Một người đàn ông khác trong quán, khi nghe tiếng trực thăng, thì cho rằng đây là một điều chẳng lành. Người đàn ông chủ quán mặc áo lá, quần xà lỏn, một chân co lên mặt ghế… và nói với vợ : Tao là đàn ông mày nghe chưa ?… Đ. m. thứ đồ đàn bà ngu ! Cách ăn nói thô tục, lại thêm giọng nói tàn nhẫn của người này báo hiệu sự tàn nhẫn của những nhân vật ở dọc con phố đối với kẻ lạc đường.

Sau khi cảnh trong quán được dàn dựng, thì nhân vật chính mới xuất hiện ngoài đường, ở trang 6, truyện dài gần 14 trang. Hắn vận bộ bà ba đen, chân đi săng đan, tóc cắt ngắn, mặt mũi gồ ghề xanh xao, tay ôm một cái gói. Từ khi xuất hiện, người đàn ông xa lạ, đi lạc đường đã ở trong tình trạng của kẻ bị xua đuổi : từ trên xe, người lơ xe thúc hối : Xuống lẹ lên cha nội. Rồi đến người đàn bà chủ quán, người thợ sửa xe đạp, bà cụ tụng kinh, niệm Phật, tất cả đều xua đuổi người đàn ông.

Người đàn ông đi lẩn thẩn từ đầu phố này đến đầu phố kia, rồi đi ngưọc trở lại. Không gian càng thu hẹp càng làm nổi bật mối tương phản giữa người và người. Có hai hạng nhân vật : nhân vật câm và nhân vật điếc. Nhân vật câm là những nhân vật dửng dưng, xa vời dưới mắt người đàn ông lạc đường, như cô gái Tàu lai trong tiệm thuốc Bắc đang ngồi đọc báo, người đàn bà di cư trong tiệm chạp phô đưa mắt nhìn trân trân kẻ lạ mặt, và hai người tài xế xe be chỉ đưa tay vẫy chào, không ngừng lại. Bên cạnh những nhân vật câm có những nhân vật điếc. Điếc là làm ngơ trước sự van xin của người lạc đường. Người điếc đầu tiên là người lơ xe, anh ta không cho người khách trở lên xe đi tiếp và không cần biết đến lời kêu xin của người này. Kế đến là bốn cuộc đối thoại giữa người đàn ông lạc đường với những người ở dọc con phố. Đối thoại 1 với người thợ sửa xe đạp. Đáp lại câu hỏi của người lạ mặt, người thợ lạnh nhạt trả lời vắn tắt, rồi tiếp tục làm việc. Đối thoại 2 với người đàn bà chủ quán mà người chồng vừa bỏ đi Biên Hòa. Người đàn bà này nói nhiều hơn người thợ, sự trao đổi lúc đầu bình thường, người đàn bà tò mò muốn biết về người đàn ông lạ mặt ; nhưng khi người này xin ngủ nhờ một đêm thì bà ta từ chối quyết liệt : Chú ở đâu tới tôi không biết. Chú xin ngủ đậu không được. Đi đâu thây kệ chú chớ. Mắc mớ gì tới tôi. Đối thoại 3 : một lần nữa người đàn ông lạc đường tìm cách khơi chuyện với người thợ, người này có vẻ chế riễu rồi phát cáu : Cha này rỡn hoài ta. Tôi đâu quen biết anh. Đối thoại 4 : người đàn ông lạc đường nói chuyện với một bà cụ già đang tụng kinh, qua một cánh cửa đóng kín. Bà cụ hiền lành, đạo đức, tin rằng người đàn ông nói thật. Nhưng trước sự van nài thống thiết của kẻ lỡ đường, bà cụ cũng tỏ thái độ van xin : Trong nhà chỉ có mấy bà cháu không có đàn ông. Lỡ ra tội nghiệp chú ơi… Tựu trung bà cụ cũng từ chối như những người trước, nhưng sự từ chối của bà cụ ẩn dưới hình thức của những lời van lơn, đạo đức. Cuối cùng giọng nói không chút xót thương, đầy hăm dọa của người cháu gái bà cụ đưa người đọc trở về một thực tế tàn nhẫn. Tóm lại, nhân vật điếc là nhân vật có đối thoại, nhưng không lắng nghe người đối diện với mình ; sự xua đuổi người lạ mặt khi thì hung hăng, đầy hăm dọa, khi thì dịu dàng, van lơn, nhưng tựu trung cũng cùng một lý do : mọi người muốn khư khư giữ lấy nếp sống yên ổn của mình, muốn được yên thân và dửng dưng với sự khốn khổ của một kẻ lạc đường ; tất cả đều do tính ích kỷ và hèn của con người.

Qua sự tiếp xúc của các nhân vật điếc với người đàn ông có những biểu tượng của sự xua đuổi. Biểu tượng thứ nhất là nụ cười của người thợ lần đầu tiên thấy người lạ mặt : Anh này (người thợ) chợt ngửng lên loe miệng cười với người đàn ông, nhưng nụ cười tắt ngay tức thời. Biểu tượng thứ hai là cánh cửa đóng kín của nhà bà cụ, cánh cửa đóng có tính xua đuổi, hất hủi, gây ngăn cách giữa người và người, cánh cửa khép kín lòng người. Sau cùng xe cộ là biểu tượng của sự bỏ rơi : sau khi người đàn ông bước xuống xe thì Chiếc xe rồ ga vọt thẳng vào phía rừng cao su. Sau đó : Hai chiếc xe be kềng càng rần rần từ trong rừng cao su, xe chạy chậm… và xe vẫn chạy. Lại một hành động từ khước, bỏ rơi.

Các nhân vật còn có thể vừa điếc vừa vô hình như bà cụ và người cháu ẩn sau cánh cửa đóng kín.

Thời gian

Thời gian trong truyện là một thời gian có tuyến tính, không có sự đi lùi về quá khứ rồi trở lại hiện tại chẳng hạn. Thời gian chỉ đơn giản đi theo mặt trời sắp lặn. Cũng như không gian và nhân vật, thời gian làm tăng nỗi lo sợ của kẻ lạc đường. Trong khi người đàn ông loay hoay tìm chỗ ẩn trú ban đêm thì thời gian từ buổi chiều dần dần đi vào đêm tối. Vào đầu truyện : Buổi chiều vàng rực ở phía đồn Dân vệ… Trong lúc người đàn ông lạ mặt nói chuyện với người đàn bà chủ quán thì Trời bắt đầu tím trên nền bóng núi xa, và người đàn bà thắp cây đèn dầu. Sau khi nói chuyện lần thứ hai với người thợ sửa xe : Người đàn ông quay mặt về phía rừng cao su trong ấy bóng tối đã dầy. Ngoài rừng trời chạng vạng nhá nhem. Cuối cùng khi người đàn ông đứng trước căn nhà có tiếng niệm Phật thì : Trời cứ tối dần.

Đêm đến, tức thời gian đầy đe dọa, gieo kinh hãi cho người lạc đường đang chơi vơi, vẫy vùng trong một không gian lạnh lùng, câm điếc.

Trong truyện Dọc đường, tác giả Thanh Tâm Tuyền đã chọn cho không gian và thời gian những chiều kích hẹp, ngắn : không gian của một con phố, thời gian của một buổi chiều, và những nhân vật điển hình để tạo nên và làm tăng thêm cơn khủng hoảng tâm lý của nhân vật. Nhân vật là một người rụt rè, ôm vào người một cái gói bọc giấy như một cái gì thân thiết, khi xuống xe, anh ta đứng lại bên đường ngơ ngác, rồi lủi thủi đi trong một con phố hoàn toàn xa lạ, gặp những người xa lạ muốn xua đuổi mình. Nhân vật bị hất ra khỏi thế giới con người và phải một mình đương đầu với sự sợ hãi ở một nơi xa lạ, trong đêm tối, không một mái nhà. Vì các nhân vật không có tên cho nên truyện Dọc đường có tính phổ thông, liên quan đến mọi người. Bất cứ ai cũng có thể ở trong tình trạng của người đàn ông lỡ đường. Một cách vô thức, người đọc động lòng trắc ẩn. Tác giả làm nảy sinh nơi người đọc cái bản năng tự đồng hóa với kẻ gặp rủi ro. Thanh Tâm Tuyền cho người đọc thưởng thức một nghệ thuật dựng truyện rất điêu luyện.

BẾP LỬA CỦA THANH TÂM TUYỀN, MỘT TÁC PHẨM CỦA TUỔI ĐÔI MƯƠI

Có một thời báo chí Pháp đã rầm rộ biểu dương hiện tượng Sagan. Cô gái Françoise Quoirez – về sau lấy bút danh Françoise Sagan – trong kỳ nghỉ hè năm 1953, sau khi thi đỗ tú tài, đã viết một mạch trong sáu tuần lễ truyệnBonjour tristesse. Cuốn sách được xuất bản năm 1954, chẳng mấy chốc tên tuổi của Françoise Sagan lẫy lừng. Cốt truyện gây sốc cho các nhà đạo đức, nhưng cuốn sách là một thành công bất ngờ, đã đưa tác giả lên đài vinh quang.
Ở ta cũng vào thời đó, cách nhau hai năm, tức vào năm 1956, cũng có một hiện tượng, tuy không ồn ào như bên trời Tây, nhưng nó đã đưa vào văn học sử Việt Nam một tên tuổi lớn, tôi muốn nói đến hiện tượng Thanh Tâm Tuyền. Không gọi hiện tượng sao được khi một chàng trai vừa mới lớn đã góp mặt với đời bằng một tập thơ độc đáo và một truyện dài. Quả thật Thanh Tâm Tuyền với tập thơ Tôi không còn cô độc ra năm 1956, năm ông hai mươi tuổi, đã gây một biến cố trong nền thi ca Việt Nam, và cuốn truyện Bếp Lửa xuất bản năm 1957 không để người đọc dửng dưng.
Tôi mong sẽ có dịp bàn về thơ Thanh Tâm Tuyền. Giờ đây chỉ xin đọc truyện Bếp Lửa. Cũng như Françoise Sagan viếtBonjour tristesse một mạch trong sáu tuần lễ, Thanh Tâm Tuyền cho biết, trong Lời Tựa năm 1973, nhân dịp cuốn sách được in lần thứ tư, rằng ông viết Bếp Lửa một hơi khoảng hai ba tháng. Tác giả viết truyện này ở tuổi đôi mươi, khi chưa có kinh nghiệm sống, nhưng đã bày tỏ một cách chân thật tâm trạng của một thế hệ trẻ trước vận mệnh của đất nước, và đã phác họa một nghệ thuật viết tinh tế. Ngày nay đọc lại Bếp Lửa để thấy truyện vừa đánh dấu một thời lịch sử đen tối vừa tiết lộ một tài năng đầy hứa hẹn.

Hà Nội trong tình trạng chờ đợi
Truyện Bếp lửa gồm 7 chương. Hà Nội, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Hải Phòng là những không gian của truyện. Nhân vật Tâm, tức người kể truyện, đang sống ở Hà Nội, trước ngày đất nước chia đôi. Tâm có một cô em họ xa tên Thanh mà Tâm đem lòng yêu mến, cô gái này sống trong một hoàn cảnh khó khăn, ngoài việc thêu may cô còn đi hát ở đài phát thanh để nuôi đứa em gái tên Minh đi học. Tâm mồ côi mẹ, sống với người bố dượng : ông Chính. Hình ảnh người mẹ quá cố thắt chặt tình thân giữa ông Chính và Tâm. Đây đó vẫn còn tiếng súng, chiến tranh chưa chấm dứt ; thành phố Hà Nội sống trong tình trạng mập mờ, như đang chờ đợi những thay đổi lớn. Con người cảm thấy khắc khoải, lo âu. Riêng Tâm, cũng như các bạn của anh, tâm hồn đầy trăn trở, tự đặt nhiều câu hỏi mà không có lời đáp. Tâm và một người bạn là Đại đọc sách nhiều, tìm hiểu thuyết Mác xít. Đại bị đảng Cộng sản lôi cuốn, nên anh có ý định ra ngoài, tức đi theo cộng sản. Tâm không đồng ý với Đại. Để thay đổi không khí, Tâm xin một chỗ dạy học trong một trường Công giáo ở Bắc Ninh. Tại trường này, Tâm quen một tu sĩ trẻ tên Nhiên, bạn mới của Tâm. Nhiên tỏ ra ân cần, cởi mở đối với Tâm, và giữa đôi bạn đã có sự bàn luận về Thượng Đế, nhưng chẳng đi đến đâu. Tâm gặp lại Long, một người bạn của thời đi học. Long vẫn ở lại Đáp Cầu, một thị trấn bị chiến tranh tàn phá. Đáp Cầu nhắc cho Tâm nhiều kỷ niệm của tuồi thơ, nơi đây mẹ đi buôn xa, Tâm sống với bà ngoại. Tâm dự đám cưới của Long ; gặp lại Hạnh, cô bạn thuở nhỏ, nay đã góa chồng, cảnh sống khó khăn. Chẳng bao lâu Hạnh và Tâm gần gũi nhau ; đã nhiều lần hai người cùng về Hà Nội, ngủ chung ở khách sạn. Chiến tranh và những căng thẳng tinh thần khiến Hạnh lao mình vào đam mê của tình yêu. Ngoài những chuyến về Hà Nội riêng với Hạnh, cũng có những lúc Tâm đến thăm chị em Thanh, Tâm vui vì Không khí gia đình ấm cúng suốt bữa cơm. Tâm thường đến ngủ nhà Bảo, một người bạn thân. Bảo cùng vợ buôn bán lặt vặt để sống cho qua ngày. Tâm và Bảo được tin Ngọc đã tìm được một giải pháp là lên đường đi xa. Phần Đại dọn đến ở nhà ông Chính và dan díu với Thịnh, con gái của ông. Tâm khinh Đại và cho rằng Đại là một người hèn. Tâm giúp Thanh sắp đặt đám cưới của em Minh với Chu. Sau khi đứa em đi lấy chồng, Thanh thấy không còn lý do gì để đi hát nữa, cô quyết định ngưng hát. Trở lại Đáp Cầu, Tâm được biết Hạnh đã ra ngoài và có lẽ đã bị giữ lại. Tâm nghĩ sẽ không còn bao giờ gặp lại Hạnh nữa. Ngọc viết thư cho Tâm thúc dục Tâm đi Hải Phòng để đôi bạn sống với nhau ít ngày, trước khi Ngọc lên đường. Tâm xin phép cha Tân, linh mục phụ trách nhà trường, nghỉ hai tuần. Nhưng một cách bất ngờ cha Tân cho Tâm nghỉ luôn mà không nêu lý do. Về đến Hà Nội, Tâm được biết ông Chính vừa mới mất, Tâm khóc nhiều khi trông thấy mặt ông. Đại vắng mặt trong tang lễ. Tâm nhận thấy Thịnh có thai mà Đại lại bỏ đi. Thịnh cho biết Đại đã ra ngoài, cô muốn trả nhà lại cho Tâm và định đi làm vú em nơi xa. Tâm khuyên Thịnh bán hết đồ đạt trong nhà để làm vốn. Tâm về nhà Bảo, tin cho bạn biết ngày hôm sau sẽ đi Hải Phòng. Nhưng Tâm vẫn sống trong tâm trạng lạc lõng. Trước giờ xe chạy Tâm lại có ý định bỏ chuyến đi. Tôi không biết xuống Ngọc xong tôi sẽ làm gì hoặc đi đâu. Đến Hải Phòng Tâm được biết Ngọc đã xuống tàu đi đã hai ngày rồi.
Ngọc và Đại đã ra đi, ông Chính chết, Tâm rơi vào tâm trạng tuyệt vọng, nghĩ đến việc tự tử, nhưng nhận thấy tự tử không giải quyết được gì.
Vào cuối truyện, Tâm đang ở miền Nam, nhận được thư của Thanh từ miền Bắc và được nghe tiếng hát của Thanh trên đài, Thanh vẫn hát bản nhạc Trờ về mái nhà xưa như năm nào. Tâm cảm thấy yêu quê hương đã rời bỏ và yêu Thanh vô cùng. Làm sao đừng mơ một bếp lửa ấm áp trong mái nhà xưa, một hình ảnh biểu tượng cho quê hương đã mất.

Lý tưởng nào cho tuổi trẻ trong một đất nước ngả nghiêng ?
Trong Lời Tựa viết năm 1965, khi cuốn Bếp Lửa được tái bản, Thanh Tâm Tuyền nói lúc viết cuốn sách, ông chưa phải là nhà văn. Thế nhưng ông đã nói lên được những trăn trở, buồn phiền của một tuổi trẻ mà do sự tình cờ của lịch sử đưa đẩy, đã bị bắt buộc phải lựa chọn cho mình một hướng đi, và sự lựa chọn đó có tính quyết định cho cả một đời.
Họ là sáu người thanh niên : Tâm, Đại, Long, Nhiên, Bảo và Ngọc, sống vào thời điểm gay cấn của năm 1954 ; con sông Bến Hải sắp sửa lãnh nhận một vai trò lịch sử quá nặng nề. Trong số các bạn của Tâm, Long là người không hề thắc mắc cho tương lai, không hề tự đặt những câu hỏi rắc rối. Long chấp nhận sống ở Đáp Cầu, nơi chốn của tuổi thơ. Long lấy vợ, sắp có con, làm hương sư cho đám học trò nghèo. Long có một cuộc đời khiêm tốn, không tham vọng. Nhiên, người bạn mới của Tâm, thì chọn lựa cho đời mình con đường thiêng liêng do Thiên Chúa dìu dắt. Nhiên có đức tin và ơn gọi nên rất bình an trong tâm hồn. Còn lại Tâm, Đại, Bảo và Ngọc. Có ít nhiều trao đổi, bàn luận, giữa các người bạn này.
Đại và Tâm có những hiểu biết về đảng Cộng sản, nhưng Tâm chưa thấy gì rõ ràng, vẫn sống trong tâm trạng mù mờ, chơi vơi. Khi Đại báo tin có ý định ra ngoài, thì Tâm nói :
– Nhưng cậu hẳn biết tôi không đồng ý với cậu. Nhưng tôi không thể phản đối cũng như khuyên cậu điều gì cả. Ở lại đây ư ? Để làm gì mới được ? Bằng chứng là tôi cũng không giải quyết nổi cho tôi. Còn đi ? Nhưng cũng để làm gì mới được ?
– Hẳn phải có việc để mà làm. Tất cả những người ở bên kia, người ta không biết người ta đang làm gì hay sao ?
– Tôi biết như thế : cậu sẽ đi. Cái chua xót là tất cả chúng ta đều thành thật, thành thật đến cái độ có thể chết. Tôi cũng mong cậu làm được điều gì ở đây.
Đại nói :
– Tôi không thể tưởng tượng được cậu có thể tìm thấy lòng tin ở một chỗ vô lý đến như thế. Tin rằng mình làm được cái gì ở đây, tôi nhất định không thể được, đừng vì cá nhân mình.
– Cậu vẫn nghĩ rằng chỉ vì cá nhân thôi ư ? Có lẽ tôi hiểu cậu hơn cậu hiểu tôi.
Vấn đề Thanh đi hát ở đài phát thanh cũng là một đề tài để Đại và Tâm cãi nhau, việc cãi nhau chóng trượt qua lĩnh vực chính trị. Đại tuy đọc sách nhiều nhưng đầu óc vẫn đầy thành kiến, Đại nói với Tâm rằng Thanh đi hát gây nhiều tai tiếng, rằng Thanh không đứng đắn. Nhưng Tâm biết rõ tâm hồn trong trắng, cao thượng của Thanh, Tâm tức giận :
– … Làm thế nào ở giữa một xã hội hư hỏng như thế này, bị tước đoạt hết khí giới, bị ném vào vũng bùn ? Cậu thử nghĩ nếu tôi và cậu cũng là con gái, chúng ta sẽ làm gì ?…. Cậu sẽ bảo tôi bỏ ra ngoài ấy. Bỏ ra ngoài cũng là một lối đánh đĩ, đánh đĩ tinh thần mình.
Ngọc thì muốn rời xa cái đất nước nhục nhã này. Ngọc tuyên bố : Thế nào tao cũng bỏ đất này đi, tao can đảm thú thực như thế, chết ở chỗ khác yên thân hơn. Còn hơn chúng mày lòng tin đã mất mà không dám thú thực, mà vẫn cố gắng giả tin.
Tâm viết cho Ngọc : … Đi đâu cũng vẫn chỉ là mày – đau khổ và nhục nhã. Mà nào riêng có đất nước này hổ nhục thôi đâu, mọi nơi mắt mày cũng chỉ nhìn thấy như đây. Không trốn được đâu, trừ khi mày trốn được lòng mày.
Phần Bảo thì than thở về cuộc sống tầm thường, nhàm chán của mình. Bảo tự hỏi : … có phải mình đang kiên nhẫn chịu đựng hay mình đang chết đi ? Hay đã chết rồi ? Nếu thật chết rồi thì cái hành động nổi loạn vô ý thức của nó(Ngọc) có nghĩa hơn cái cuộc đời bên cái hàng tạp hóa và vợ con này của tôi.
Đối với Bảo một cuộc sống vô nghĩa là một hình thức chết.
Vậy sáu người bạn, sáu chọn lựa khác nhau. Tâm trăn trở, phân vân đã lâu, rồi cuối cùng cũng đã lựa chọn. Thanh Tâm Tuyền gọi tuổi trẻ của thời đó, tức tuổi trẻ của ông, là tuổi trẻ bị tước đoạt, bị tước đoạt quê hương, bị tước đoạt tự do.

Viết về im lặng
Bếp Lửa là một truyện không dài, với nhiều nhân vật, nhiều trao đổi, có hai đám cưới, một đám tang, tưởng như trong thế giới truyện có nhiều tiếng nói ồn ào, có đám đông ầm ĩ. Nhưng không. Đặc điểm của Bếp Lửa là im lặng. Thế giới truyện là một thế giới có nhiều im lặng.
Cách miêu tả đôi khi rất vắn tắt, chẳng hạn : Bữa cơm ăn với vợ chồng Long trong một gian buồng hẹp ấm. Mâm bằng gỗ. Chi tiết hiếm hoi là một hình thức của im lặng.
Hoặc cách miêu tả một cảnh tượng hoang tàn, không thích hợp với hoàn cảnh của một ngày vui, như cảnh rước dâu sau đây : Đám cưới đi trên đường chính của thị trấn Đáp Cầu, một bên đường cỏ hoang và núi…, một bên là nhà cửa đổ nát ít dấu hiệu của sự sống, ngoài những đứa trẻ nghèo nàn chạy theo trông. Người ta rẽ vào một đống gạch vụn cao, vòng ra sau lưng một bức tường chưa đổ hết, và bước vào gian nhà tối… Một cảnh tượng như thế đưa đến cảm giác vắng vẻ, im lặng.
Trong không gian vắng lặng, Tâm thường lắng tai nghe những tiếng động. Khi đến Bắc Ninh, anh được ông già gác trường và cha Tân tiếp đón : Khi chúng tôi hết nói chuyện, tôi nghe tiếng sột soạt của bộ áo nhà tu bên cạnh và tiếng chân không đều của ông già gác. Hoặc khi Tâm nhận thấy Nhiên ít đến thăm vì đôi bạn không đồng quan điểm : … tôi nằm nghe tiếng động ngoài hành lang và lòng mình. Có sự qua lại giữa không gian bên ngoài và nội tâm.
Vì luôn sống với nỗi cô đơn, với khắc khoải, dằn vặt, Tâm thường thu mình vào nội giới. Anh đâm ra ít nói với mọi người. Chẳng hạn khi Tâm đến thăm Thanh, nhằm lúc Thanh bị bệnh, phải nằm nghỉ. Sau khi hỏi thăm sức khỏe của Thanh tôi ngồi im và không biết nói chuyện gì. Sau đó hai nhân vật trao đổi với nhau vài câu ngắn. Rồi : Chúng tôi cùng im lặng, tôi thì nhìn khói thuốc.
Hoặc khi dự đám cưới của Minh, Tâm kéo Chu, chú rể, ra ngoài. Chu trước kia là bạn thân của Tâm. Tâm nói :
– Tôi cần nói chuyện với anh một lát.
Nhưng khi ra ngoài, gió hơi lạnh, nhìn sang hồ nước im lặng và thấp thoáng phản chiếu ánh đèn, tôi không biết tôi muốn nói gì với Chu.
Còn giữa Tâm và Thịnh, sau đám tang ông Chính : Chúng tôi im lặng. Ở giữa chúng tôi không còn gì ngoài người đã chết.
Trong không khí của tình hình nghiêm trọng gây nhiều lo âu, con người trở nên trầm lặng, ít nói. Trên chuyến xe đi về Bắc Ninh : Không ai nói với nhau lời nào (…). Không ai nói một lời nào. Mọi người đều lạ nhau.
Những mẩu đối thoại trở nên rất ngắn, rơi vào im lặng, như có sự hiểu ngầm. Khi Tâm đến thăm Đại:
Đại cầm ở tay cuốn Crime et châtiment. Tôi hỏi :
– Cậu đến trường luôn không ? 
– Không. 
– Làm gì ở nhà ? 
– Đọc sách và suy nghĩ. 
– Suy nghĩ về phép giết người chăng ? tôi nói đùa. 
Đại không đáp. Chúng tôi đứng nhìn xuống khu xóm lao động phía dưới. Đại bỗng nói :
– Nó đến trường tìm mình dữ lắm. 
– Cậu quyết định thế nào ? 
Đại trầm ngâm một phút :
– Chưa. 
Đại là sinh viên khoa học…. Hắn bị gọi động viên và đang trốn.
– Nghĩ gì về Dostoïevski ? Tôi hỏi. 
– Bệnh. 
Ngay cả khi bàn đến một vấn đề quan trọng, đối thoại giữa hai nhân vật vẫn vắn tắt, đầy hiểu ngầm ; như khi Tâm nói chuyện với cha Tân, giám đốc trường : Tôi nằm rất lâu trong bóng tối. Hình như tôi sốt. Cho đến khi cha Tân vào phòng. Ông nói :
– Thầy không bật đèn ? 
(…)
– Hình như thầy không được khỏe ? 
Tôi vẽ một nụ cười :
– Bị sốt xoàng thôi, cám ơn cha. 
Một lát cha Tân vẫn chưa nói thêm. Tôi bỗng nói :
– Tôi muốn xin phép cha nghỉ độ nửa tháng. 
– Thầy có thể nghỉ dài hạn cũng được. 
– Vâng thế cũng được. 
Thế là Tâm mất việc, mà không biết lý do.
Đặc biệt nhất là cuộc đối thoại giữa ông Chính và Tâm. Hai người thương nhau, nhưng hiếm khi nói chuyện với nhau. Cả ông Chính và Tâm cùng làm việc tại một trường học, họ không tỏ ra gần gũi nhau, đến nỗi ở trường ít ai biết hai người có liên hệ gia đình với nhau. Một lần, trên đường Hàng Trống họ đi ngược chiều nhau, nhưng họ làm như không thấy nhau. Phải chăng bẩm tính của người đàn ông là ít bộc lộ về tình cảm ? Lại nữa giữa ông Chính và Tâm có hình ảnh ngưòi mẹ khuất bóng mà họ tôn thờ, lời nói giữa hai người có thể khơi lại niềm đau chăng ? Nhưng một sự việc xảy ra buộc họ ngồi lại với nhau : Tâm muốn rời Hà Nội để về dạy học ở Bắc Ninh, điều này làm ông Chính băn khoăn, ông không biết Tâm có buồn gì về ông không. Đối thoại giữa đôi bên có nhiều im lặng, lời nói được cân nhắc, biểu lộ giây phút nghiêm trọng. Tác giả đã khéo léo dùng một hiện tượng của thiên nhiên là mưa chẳng những để khỏa lấp những im lặng, mà còn để biểu hiện sự xúc động của Tâm khi mãnh liệt, khi lắng xuống. Trong đoạn văn sau đây mưa được nhắc đến bảy lần, mỗi lần mưa đều đổi dạng, làm như mưa biến đổi theo tâm trạng của Tâm :
Ông Chính đứng lên khép cửa và cửa sổ. Bóng ông in lên vách. Ông dừng một phút nhìn qua cửa sổ ra ngoài và hỏi tôi – mưa lúc ấy đổ mạnh khiến tiếng ông thấp thoáng…
– Anh Tâm. Tôi muốn anh thành thật trả lời câu hỏi này của tôi.  Vài giây cách quãng, mưa to hơn.  Giữa chúng ta có xảy ra một chuyện gì không đẹp không ? Anh cứ nói thẳng với tôi. 
Tôi muốn đứng dậy, nhưng không rời chỗ. Tôi nghe trong tiếng mưa vẫn còn vang tiếng của ông Chính khắp gian phòng.
– Thưa thầy không bao giờ tôi nghĩ lại có thể có câu hỏi ấy giữa thầy và tôi.  Tôi bị xúc động mạnh.
Ông Chính đã quay người lại. Mắt ông chớp nhanh, ông nói :
– Tôi muốn giữa chúng ta có được sự thẳng thắn.  Ông nuốt nước bọt.  Dù thế nào chúng ta cũng đã sống với nhau hơn mười lăm năm, lúc có mẹ cũng như lúc không… 
– Thầy đừng nên có ý nghĩ ấy (…) bao giờ tôi vẫn là con thầy như khi còn mẹ… 
Mưa dịu hơn lúc trước. Ông Chính ngồi xuống.
Chúng tôi đi nằm vào lúc mười một giờ. Tôi thao thức không sao ngủ được. Mưa dầm và lạnh. Ông Chính chong đèn đọc sách. Tôi biết ông cũng không ngủ được. Tôi thương ông vô cùng…
Gần ba giờ sáng. Mưa rơi sâu vào giấc mơ.
Lúc đầu những cử chỉ của ông Chính như khép cửa lại, ngừng một phút, nhìn ra ngoài, là những cử chỉ chậm rãi chuẩn bị cho cuộc trao đổi tế nhị giữa đôi bên. Nhưng mưa đổ mạnh át tiếng ông Chính, hay vô thức của Tâm sợ nghe những điều ông Chính sắp nói chăng ? Rồi mưa càng to hơn để biểu hiện sự xúc động mãnh liệt của Tâm khi Tâm trả lời ông Chính. Và khi sự hiểu lầm của ông Chính đã tan biến và cả đôi bên đã tỏ tình thương đối với nhau thì mưa dịu lại, rồi trở nên mưa dầm. Đối thoại chấm dứt, nhưng cơn xúc động vẫn theo Tâm vào giấc ngủ, vì Mưa rơi sâu vào giấc mơ.
Một yếu tố khác của thiên nhiên là núi cũng được ghép với tâm trạng của Tâm : Chuyến xe đã đến gặp núi. Núi tím lớn làm nhỏ cả thế giới hiện có của chúng tôi. Gặp núi, động từ gặp nói lên sự bất ngờ đối diện với núi ; và cảnh hùng vĩ của núi làm cho đời sống nội tâm với những suy tư, cảm xúc trở nên bé nhỏ, mất hết tính quan trọng.
Mưa rơi sâu vào giấc mơ, Chuyến xe gặp núi… cách cảm nghĩ như thế là dấu hiệu của nguồn thơ Thanh Tâm Tuyền.

Cũng trong Lời Tựa năm 1965, Thanh Tâm Tuyền viết : Cuốn sách mỏng manh, non nớt và chưa thành hình dáng này của một người mới lớn lên. Đúng là tác giả vừa mới lớn lên, nhưng cuốn sách không non nớt, phải xem Bếp Lửalà một tác phẩm. Nó mang dấu ấn của cái thời mà những người trai trẻ của miền Bắc ở trong hoàn cảnh phải chọn lựa, phải rứt áo ra đi, một nỗi đau ăn sâu vào tâm hồn của họ. Bên cạnh Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền còn có Đêm giã từ Hà Nội của Mai Thảo, Trương Chi của Vũ Khắc Khoan, cùng nói về thời kỳ chọn lựa đó.
Ngoài khía cạnh lịch sử, Bếp Lửa còn có khía cạnh nghệ thuật. Viết về tiếng động, về sự ồn ào, náo nhiệt để diễn tả một cốt truyện là lẽ thường, nhưng viết về im lặng không dễ, vì nghệ thuật này tùy thuộc đời sống nội tâm của tác giả. Joë Bousquet, một nhà văn Pháp, đã viết : Pour traduire le silence, il faut vivre au-delà de son propre silence, entendre et retenir toutes les voix qui se taisent en nous. Để nói lên sự im lặng thì phải sống vượt xa sự im lặng của chính mình, phải lắng nghe và nhớ tất cả những tiếng nói im bặt trong chúng ta. Qua những im lặng trong truyện, ngòi bút của Thanh Tâm Tuyền đã tạo nên một không khí lo âu trước một tương lai vô định, làm cho đối thoại giữa con người với nhau hàm nhiều hiểu ngầm, phức tạp, khó khăn ; và vẻ đẹp của thiên nhiên được dùng để im lặng bớt nặng nề. Bếp Lửa mở đầu cho những truyện ngắn, truyện dài đến sau, sẽ làm rõ nét hơn tài năng của Thanh Tâm Tuyền.

Blog Liễu Trương

VVB chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm