Truyện Ngắn & Phóng Sự
MỘT THOÁNG CUỘC ĐỜI - Anh Phương Trần Văn Ngà
MỘT THOÁNG CUỘC ĐỜI:
TỪ NHÀ QUÊ ĐẾN NHÀ GIÁO VÀO NHÀ BINH BỊ VÀO NHÀ TÙ CẢI TẠO ĐẾN NHÀ QUÀN MỸ ĐƯA LINH HỒN VỀ BẾN GIÁC
TẠP GHI Anh Phương Trần Văn Ngà
Nhân Lễ Tạ Ơn năm 2020, xin tạ ơn tổ tiên ông bà cha mẹ của quê nghèo Bà Bài - Châu Đốc sản sinh ra tôi, tạ ơn đời nhà giáo an vui hạnh phúc chấp cánh cho tôi đến đời nhà binh 13 năm quân ngũ hào hùng. Tạ ơn Trời Phật cho tôi sống còn ở nhà tù khắc nghiệt cộng sản gần 10 năm. Tạ ơn gia đình vợ con cùng đồng lao cộng khổ và lời tạ ơn cuối cùng xin tạ ơn nước Mỹ cưu mang, người dân Huê Kỳ sẽ cho tạm trú tại nhà quàn tiển đưa tôi về Bến Giác.
Để tránh dịch bịnh COVID 19 lây lan, tôi ngồi độc ẩm lẻ loi một mình với món ăn ngon đưa cay gà tây truyền thống của dịp lễ này tại xứ Huê Kỳ do con cháu tôi mang đến. Tôi vừa ăn gà tây vừa nhăm nhi chút rượu cognac dù vào trưa mà trời lại lạnh của tiết thu đang chuyển mình sang mùa đông giá buốt. Những bắp thịt săn chắc của tôi - một huấn luyện viên thể dục thể thao năm xưa, nay chạy đâu mất tiêu chỉ còn trơ lại xương và da nhăn nheo mà lại lấy bụng ở đời, phệ ra mới ngầu dễ sợ!.
Thân xác biến đổi làm cho giới cao niên thêm dễ bị lạnh bị cảm cúm vì thời tiết đổi thay, thay đổi xoành xoạch của thung lũng Sacramento. Sự lo lắng của mọi người, nhất là giới gần đất xa trời, già bấm không lủng như tôi thuộc U90 trong mùa đông cảm cúm. Nay lại được tăng cường nàng mắc dịch Cô Vi 19 tiếp sức với mùa cúm định kỳ tạo thành hai mũi giáp công tấn kích tới tấp vào giới già cả hom hem đang chờ Chúa Phật từ từ gọi về, lại lo sợ được gọi đột biến khẩn cấp vĩnh biệt thế gian về cõi trên, cũng nao nao tất dạ, buồn ơi là buồn!
Món ngon gà tây tuyệt vời và rượu martell ngọt lịm, cùng lúc tâm trí tôi đang hoạt động suy nghiệm mông lung, bỗng những chuyện xưa gợi nhắc lại quá khứ vui tươi hạnh phúc thời nhà giáo mô phạm chuyển qua nhà binh hào hùng và đi đến nhà tù cộng sản nghiệt ngã làm cho ngụm rượu mạnh trong miệng trở nên nhạt nhẽo không còn nồng ấm nữa. Cuốn phim dĩ vãng một thoáng cuộc đời hiện ra, từ dân tới lính tới tù lại chầm chậm quay lại...
Trước năm 1957, tôi là giáo viên và huấn luyện viên thể dục thể thao trường Nam tiểu học tỉnh lỵ Châu Đốc. sau lên Sài Gòn học tiếp và dạy trung học. Năm1962, tôi đang dạy trường Trung học Phước Kiến từ niên học 1959 - 1960 (266 Đại lộ Khổng Tử - Chợ Lớn) chuyên dạy luyện thi trung học đệ nhất cấp, đa số học sinh gốc Hoa đã có bằng Tú Tài Hoa, trên dưới 20 tuổi, nhỏ hơn tuổi thầy vài tuổi, tối đa 5 tuổi. Lúc bấy giờ, thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, có lệnh những công ty, tiệm buôn, trên bảng hiệu, giấy tờ, sổ sách kế toán, thương mại phải có chữ Việt là chánh, cạnh bên hay ở dưới chữ Việt có thêm chữ Hoa, chữ Anh chữ Pháp...mới hợp pháp, đúng luật vừa ban hành trước đó, khoảng năm 1959 -1958.
Các công ty, xí nghiệp, tiệm buôn của người Hoa, từ thời thuộc địa Pháp cho đến thời điểm có luật bắt buộc đòi hỏi trên bảng hiệu, giấy tờ buôn bán phải có chữ Việt như là thay chữ Pháp mà còn được xếp hạng cao hơn chữ của chủ nhân có hay chưa có quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, giới Hoa kiều phải biết thích nghi với luật lệ mới của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa đang dành chủ quyền trên thương trường ít nhứt trên giấy tờ. Bảng hiệu của các xí nghiệp, công ty người nước ngoài, sinh sống, làm ăn buôn bán trên đất nước Việt Nam có chủ quyền thể hiện qua chữ Việt. Lúc bấy giờ, giới thương mại người Hoa cho con em họ rầm rộ học chữ Việt mà trước đó họ xem thường, các trường học của giới Hoa kiều từ tiểu học đến trung học đều xem ngôn ngữ Hoa là chánh, chữ Việt, chữ Pháp hay chữ Anh là sinh ngữ mà sinh ngữ Việt lại đứng hàng thứ ba sau sinh ngữ Pháp, Anh.
Khi có luật mới ban hành, giới thương mại Hoa Kiều phải tuân hành, nếu không, sẽ bị phạt từ nhẹ đến nặng hay bị đóng cửa...Các trường học người Hoa đang dạy ngày hai buổi sử dụng chính là chữ Hoa tiếng Hoa. Nay họ đổi lại chương trình học, tiếng Hoa được dạy vào buổi chiểu, còn chương trình dạy bằng ngôn ngữ Việt vào trọn buổi sáng nhằm ứng phó với các đoàn thanh tra giáo dục của Tổng Nha Thanh Tra - Bộ Giáo Dục, thường đến các trường vào buổi sáng kiểm soát sự chấp hành dạy học theo đúng chương trình Việt Ngữ?. Đa số trường học của người Việt thời bấy giờ, mỗi ngày chỉ dạy một buổi. Theo lý thuyết, chương trình học bằng ngôn ngữ Việt của trường Tàu, phải đúng với chương trình học chung của các trường học trên toàn quốc. Trong chương trình dạy bằng tiếng Việt, có môn học ngoại ngữ Anh văn mà chương trình dạy bằng tiếng Hoa cũng có môn học này, gần cả chục giờ/tuần. Trường học của người Hoa vừa nhạy bén vừa linh động xếp môn tiếng Anh vào chương trình dạy bằng tiếng Việt buổi sáng, giáo chức giảng dạy tiếng Anh sử dụng tiếng Hoa mà nếu có gặp thanh tra thì họ cũng có lý do giải thích suôn sẻ.
Từ thời điểm đó, tất cả trường học từ tiểu học đến trung học của Hoa kiều đều có chương trình dạy bằng tiếng Việt, y chang với chương trình dạy tiếng Việt của các trường học Việt Nam. Vì vậy, ở Sài Gòn - Chợ Lớn, ba "bang" lớn của giới Hoa kiều: Phước Kiến có trường trung tiểu học Phước Kiến (sau đổi thành Phước Đức - nay là trường Trần Bội Cơ) - Quảng Đông có trường Tuệ Thành - Triều Châu có trường Nghĩa An (cả ba trường lớn này như là trường công của giới người Hoa). Ngoài ra còn có nhiều trường học khác không nằm trong sự điều hành, yễm trợ, chăm lo của các bang (như là trường tư) cũng đồng loạt có kèm dạy thêm chương trình Việt ngữ (thường che mắt giới giáo dục đi thanh tra). Còn các trường học do mỗi bang tài trợ phải tuân hành đúng luật pháp. Giới Hoa kiều ba bang lớn; Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, ngoài xây dựng trường học họ còn có bịnh viện lớn của mỗi bang, có "chùa Tàu còn gọi là chùa Ông hoặc chùa Bà) và các câu lạc bộ thể thao, nhất là môn bóng rổ.
Tôi được một ông trong Hội Đồng Quản Trị Bang Phước Kiến có một đứa cháu học chữ Việt với tôi, nói với ông chú giới thiệu tôi vào dạy trung học Phước Kiến. Không những tôi được ông Hiệu Trưởng An Cư nhận ngay mà còn cử tôi làm chủ nhiệm lớp đệ tứ vừa mới thành lập. Về tổ chức tại học đường, người Hoa đi trước Việt Nam vì chúng ta bị Tây đô hộ cả trăm năm, học theo chương trình Pháp, sau này, chủ nhiệm lớp cũng không có tiền trợ cấp hàng tháng. Trường Tàu, tùy theo lớp, giáo viên chủ nhiệm đều có phụ cấp hàng tháng, ngoài tiền lương, mỗi tháng gần 5 ngàn, cộng với trợ cấp chủ nhiệm lớp đệ tứ bảy trăm. Mỗi lục cá nguyệt dạy chừng bốn tháng rưởi mà lãnh lương luôn cả năm 12 tháng và đến Tết Nguyên Đán lãnh thêm lương tháng 13. Khi tôi được bổ nhiệm thêm chức Giám học các môn dạy Việt ngữ, chỉ riêng tiền trợ cấp chủ nhiệm lớp gần bằng lương lính (9 trăm/tháng) cộng với tiền trợ cấp Giám học khoảng một ngàn. Nếu so sánh với bạn tôi, tốt nghiệp Phó Đốc Sự - Quốc Gia Hành Chánh chưa tới 4 ngàn/tháng. Chúng ta thấy rằng, người Hoa họ đặt nặng vấn đề giáo dục mà còn "tôn sư trọng đạo" đúng nghĩa "quân sư phụ" của cửa Khổng sân Trình.
Phần đầu bài này bằng cách "lung khởi" dài dòng nhằm giải thích những gì tôi biết về văn hóa giáo dục của giới Hoa kiều ở Việt Nam mà tôi xuất thân là nhà giáo dạy nhiều trường Việt từ tiểu học đến trung học nên tổng hợp sự hiểu biết của mình về nền giáo dục của hai thể chế giáo dục khác nhau cùng với nhiều sự tương đồng cần bổ sung cho nhau.
Tưởng đâu, tôi dạy trường Phước Kiến lâu dài, để cho việc dạy, làm chủ nhiệm lớp và kiêm nhiệm Giám học đặc trách các môn dạy tiếng Việt ở trung học thêm thuận lợi nên tôi ghi danh học thêm chữ Hoa tiếng Tàu phổ thông - quan thoại.
Tôi cũng thường đại diện cho trường trình bày, giải thích với các đoàn thanh tra giáo dục đến trường Phước Kiến kiểm soát. Các đoàn thanh tra rất ngạc nhiên vì lớp đệ tứ, mà trường còn dạy học sinh một hai tháng đầu tập đọc, tập viết chữ Việt vì các môn học toán lý hóa, anh văn học sinh đã học qua hết rồi chỉ chuyển đổi từ chữ Tàu sang Việt ngữ, không cần học thêm. Có nhiều học sinh không nói được tiếng Việt hay nói không rành hay phát âm sai, ngọng nghịu rất đáng quan tâm nâng đở. Tôi còn gợi ý em trưởng lớp, bắt buộc các em học với tôi, chương trình văn thơ Việt Nam, phải nói tiếng Việt dù có khó khăn, nghĩa là giờ tôi dạy, em nào nói tiếng Hoa bị phạt đóng tiền cho quỹ của lớp do học sinh trưởng lớp giữ. Bên ban Hoa văn dạy văn học cũng bắt chước làm y chang, nghĩa là học sinh nói chuyện với nhau trong lớp phải dùng tiếng Quan Thọai (tiếng Bắc Kinh) mà người ở Hoa lục và Đài Loan đều nói và dạy học thứ tiếng này. Còn người Hoa, di dân khắp thế giới họ quen nói theo tiếng điạ phương của họ - người Quảng Đông chỉ biết nói tiếng Quảng Đông - Phước Kiến chỉ nói được tiếng Phước Kiến , Triều Châu là một huyện của tỉnh Quảng Đông mà cũng có tiếng nói riêng, họ cũng không chịu học nói tiếng Quảng Đông hay quan thoại. Người Hoa có óc kỳ thị, địa phương quá nặng, nói khác tiếng là "không chơi". May mắn của người Hoa, dù các tỉnh có tiếng nói khác nhau mà chữ viết lại hoàn toàn giống nhau, dù hai người Hoa của hai tỉnh không thể nói chuyện hiểu nhau được thì họ còn có bút đàm. Sau cuộc "làm loạn" nổi dậy của cộng sản Tàu, năm 1949 chiếm được toàn Hoa lục, nhà cầm quyền cộng sản cưỡng bách người dân phải nói tiếng phổ thông (còn gọi là tiếng quan thoại, Bắc Kinh) là tiếng nói chung của người Hoa. Còn sót lại Hồng Kông vẫn còn nói tiếng Quảng Đông trong học đường mà nay nhà cầm quyền Bắc Kinh bắt buộc các trường học ở Hồng Kông phải dùng tiếng phổ thông giảng dạy, còn tiếng Quảng Đông chi dùng giao tiếp trên thương trường hay ngoài xã hội là một ngôn ngữ phụ như tiếng Anh.
Vì, tôi dạy trường Tàu mà còn làm chức sắc nữa nên cần phải biết chữ Tàu tiếng Tàu (tiếng phổ thông) mới dễ sinh hoạt tiếp xúc với nhà trường và giáo giới, học sinh... Tôi ghi danh theo học chữ Hoa tiếng Tàu - chương trình bốn năm - tại Trung Tâm Ngoại Ngữ, trong khuôn viên Đại học Sư Phạm Sài Gòn vào các buổi tối. Học được hai năm, đọc được báo Tàu (lỏm bỏm) và nói tiếng phổ thông đủ từ "tán tỉnh các a muối"... được lệnh gọi nhập ngũ nên chuyện học chữ Hoa dang dở và dự định cưới vợ Tàu kể như trớt quớt.
Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ Khóa 13 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức vào đúng ngày 15 tháng 3 năm 1962 mà chiều hôm đó, tôi đọc báo, có tin Khóa 13 Thủ Đức đã làm lễ khai giảng buổi sáng. Nhiều bạn bè tôi cũng sanh năm 1935, sau tôi nhiều tháng, mà đã nhận được giấy gọi nhập ngũ khóa 13 từ tháng 2.1962, tôi tưởng thoát khóa này và sẽ nhập ngũ khóa 14, sau ba bốn tháng nữa.
(H: Phù hiệu Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức)
Thật sự, tôi quá bất ngờ, chưa chuẩn bị tinh thần hay thu xếp chuyện gia đình để nhập ngũ. Khi nhận được giấy gọi nhập ngũ, lúc này trường Phước Kiến đã đổi Hiệu trưởng mới, giáo sư tiến sĩ Tăng Kim Đông đang dạy Đại học Luật khoa (Tiến sĩ Tăng Kim Đông có nguồn gốc lai Phước Kiến, sanh trưởng ở Long Xuyên). Nghe nói tiền lương Hiệu Trưởng của tiến sĩ Tăng Kim Đông cao gắp ba lần tiền lương của ông Hiệu trưởng trước - ông An Cư, gốc người Quảng Đông có bằng Cử nhân Việt Hán. Trên cả nước ở miền Nam Việt Nam, không có một trường trung học đệ nhứt cấp nào mà dám mời giáo sư tiến sĩ làm Hiệu trưởng vì phải trả tiền lương rất cao. Cấp trung học đệ nhất cấp có bằng Tù tài 2 là đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm Hiệu trưởng. Đàng này, bang Phước Kiến có nhiều đại gia bảo trợ nên họ muốn nổi trội hơn tất cả các trường tư thục khác, nhứt là trường học của giới Hoa kiều. Và cũng có thể các ông trong Hội Đồng Quản Trị Bang Phước Kiến không thích một người Tàu gốc Quảng Đông làm Hiệu trưởng mà thay người gốc Phước Kiến làm Hiệu trưởng, trả tiền lương rất cao mới mời được ông Tiến sĩ về làm Hiệu trưởng, chỉ là chuyện nhỏ... Tôi nghĩ, giới đại gia bang Phước Kiến hàng năm họ tài trợ cho trường học, bịnh viện, câu lạc bộ thể thao kể cả "chùa Tàu" hàng bao nhiêu triệu, sá gì trả tiền lương cao để giữ chân ông Hiệu trưởng có bằng Tiến sĩ mà có gốc gác người Hoa Phước Kiến nữa. Sau này, tiến sĩ Tăng Kim Đông có thời làm Khoa Trưởng Đại học Luật Khoa Cần Thơ và giữ chức Tổng Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục thời luật sư Nguyễn Văn Lộc làm Thủ Tướng. Bà vợ tiến sĩ Đông thay chồng làm Hiệu Trường trường Phước Kiến từ ngày ông tham chánh cho đến ngày 30.4.1975. Gia đình ông Tăng Kim Đông định cư ở Pháp, bà Đông đã qua đời khá lâu.
Ngày 16.3 tôi trình giấy gọi nhập ngũ, trường Phước Kiến cho tôi lãnh lương nguyên một tháng, hình như có tặng cho tôi thêm mấy ngàn nữa và cuối tuần đó, ông Hiệu trưởng Tăng Kim Đông có mời tôi dự tiệc tiển đưa của trường Phước Kiến khoản đải tại nhà hàng sang trọng Ngọc Lan Đình, có trên dưới 200 giáo chức trung tiểu học và nhân viên của trường tham dự.
Một dung rủi, tình cờ ngẫu nhiên ngồ ngộ, từ nhà giáo đến nhà binh và đến nhà tù cộng sản cũng đều có tiệc thết đải tôi do một nhà hàng mà tôi thường đến ăn trong hàng chục nhà Tàu nổi tiếng khác của giới người Hoa. Đó là nhà hàng Ngọc Lan Đình, cả hai lần tiển đưa tôi vào đời lính và vào đời tù, tôi đều được nhà hàng này khỏan đải.
Tôi nhớ rõ, trong tiệc tiển đưa tôi lên đường tòng quân "cổ lai chinh chiến kỷ nhơn hồi", tôi có phát biểu, đọc bài thơ tứ tuyệt chữ Hán:
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường, quân mạc vấn (tiếu)
Cổ lai chinh chiến kỷ nhơn hồi.
Có một người bạn dạy tiếng Hoa lên dịch liền bằng tiếng quan thoại, cả phòng tiệc như lắng đọng trong vài phút, chia xẻ, thông cảm với tôi vì cuộc đời là vô thường và đời lính lại càng khó lường. Tôi rất cảm động nghẹn ngào khi phát biểu lời chia tay cám ơn các đồng nghiệp và nhà trường Phước Kiến đối xử đẹp với tôi, vì tôi có suy nghĩ người lính ra trận chiến đấu ít có ai trở về còn lành lặn nguyên vẹn. Trường hợp tôi sống đến ngày hôm nay sau gần 60 năm từ ngày tôi vào Quân Đội 1962, trải qua mười năm ở nhà tù nhỏ và tám năm nhà tù lớn mà vẫn còn nguyên vẹn, đó là ân đức của tổ tiên ở ấp Bà Bài và cha mẹ tôi để lại.
Trong mười ba năm trong quân ngũ, tôi trình diện nhập ngũ trể, khóa 13 đã khai giảng trước một tuần, chúng tôi từ Trung Tâm Nhập Ngũ số 3 ở Quán Tre (Hốc Môn) chuyển về Liên trường Võ Khoa Thủ Đức được bổ sung vào đại đội 8 do Trung úy Long làm Đại Đội Trưởng. Tôi vừa gia nhập đại đội 8 có bạn cũ giới thiệu, đại đội mình có tiến sĩ Trần Quang Thuận (một nhân vật lịch sử của Phật Giáo - từng tham chánh thời Nội Các Chiến Tranh với chức Bộ Trưởng Bộ Xã Hội), một tu sĩ Phật Giáo vừa hoàn tục, tốt nghiệp đại học Mỹ, về nước gặp lệnh nhập ngũ khóa 13 Thủ Đức.
Chúng tôi, Khóa 13 Thủ Đức, thi hành lệnh Tổng Động Viên đầu tiên thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, dù luật động viên bắt đầu áp dụng trước đó mấy tháng với Khóa 12, nhưng không trọn vẹn cả khóa. Khóa 12 Thủ Đức có đến ba thành phần nhập ngũ, những người tình nguyện dự thi tuyển, những thanh niên tình nguyện có bằng văn hóa đủ điều kiện theo học và những người ở lớp tuổi cao có bằng cấp văn hóa đúng tiêu chuẩn động viên được gọi vào Khóa 12 từ cuối năm 1961. Vì vậy, khóa 12 Thủ Đức có nhiều sĩ quan tốt nghiệp rất trẻ và nhiều sĩ quan cao tuổi như giáo sư Nguyện Ngọc Linh (sanh 1930), Thủ Khoa khóa 12.
Ở đại đội 8 chừng mươi ngày, tôi được chuyển sang đại đội 12 mới thành lập do Trung úy Nguyễn Văn Khán, nguyên công chức hỏa xa, đã giải ngũ, nay được gọi tái ngũ vào Quân Đội, giữ chức Đại đội trưởng với ba Chuẩn Uý tốt nghiệp Khóa 11: Chuẩn úy Vân, Trung đội trưởng 45, Chuẩn úy Dũng, Trung đội trưởng 46 và Chuẩn úy Hải Trung đội trưởng 47, tôi được xếp vào Trung đội 47. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu (tên căn cước Nguyễn Văn Thu sanh năm 1934 - mặc áo pull màu rượu chát) cũng thuộc trung đội 47, cùng ở chung một phòng nhỏ với tôi, kê đủ 8 giường đôi (2 tầng) 16 sinh viên sĩ quan, anh Thu nằm giường dưới, tôi nằm giường trên (hiện anh Thu bị điếc nặng, sống với vợ con tại Việt Nam). Ba người bạn nữa cùng ở phòng nhỏ mà tôi rất thân, bây giờ chúng tôi vẫn còn liên lạc, anh Hà Quang Thuân, Kỷ sư Météo tốt nghiệp ở Pháp có vợ đầm về nước phục vụ lại gặp lệnh tổng động viên, hiện gia đình anh Thuân ở Pháp. Anh Nguyễn Văn Thùy, lúc nhập ngũ có bằng cử nhân Sinh vật học, sau có bằng tiến sĩ ở Mỹ, từng làm Tổng Thư Ký Viện Đại Học Cần Thơ mới thành lập thời Giáo sư Phạm Hoàng Hộ làm Viện Trưởng và anh Nguyễn Vặn Thạnh, giáo sư, hiện ở Atlanta, Georgia. Riêng điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu vượt biên (hay diện HO?) sang Mỹ ở miền Nam, nhập được quốc Mỹ, anh lại về nước ở luôn bên đó. Khi tôi về Việt Nam có ghé thăm và tiếp tế cho bạn đồng môn, anh bị điếc nặng vì cai tù cộng sản đánh tàn bạo bằng cách dùng hai tay đập mạnh vào hai lỗ tai anh cùng một lúc nhiều lần, tai bị thủng màn nhĩ và điếc từ trại tù cộng sản đầu tiên. Từ Bắc chuyển về trại tù B (K2) của trại tù Hàm Tân Z30 D, tôi gặp lại bạn ta Nguyễn Thanh Thu ở trong một đội rau xanh mà tôi cũng ở đội rau xanh khác, cùng ở chung một lán nên chúng tôi có dịp trò chuyện hỏi thăm nhau. Tôi biết anh Nguyễn Thanh Thu bị Việt cộng hành hạ, thường bị nhốt conex vì cái tội là tác giả tượng Thương Tiếc "linh thiêng" tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, cũng như trại tù ra lệnh anh nắn tượng "bác". Ngoài cái mặt, các phần khác đều giống trong các mẫu hình trại tù đưa cho anh. Tôi chưa có dịp hỏi anh chuyện đó có không, nghĩa là cái mặt của "già hồ", anh Thu lại nhớ gương mặt Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nên anh nắn y chang chỉ khác là có thêm râu. Có ăng ten báo cáo hay cán bộ trại phát hiện điều này hay chụp mũ thêm tội cho anh Thu nên chúng có cớ hành hạ bỏ đói, đánh đập dã man anh thành người điếc nặng, anh không chết trong nhà tù cộng sản là chuyện may mắn hiếm có.
Trong 13 năm quân ngũ, những cấp chỉ huy, những bạn bè cùng khóa hay cùng đơn vị với tôi, đa số trên 80 tuổi nếu còn sống. Một số lớn đã ra đi vì tuổi già, bịnh tật hay chết trong các nhà tù cộng sản nghiệt ngã.
Nhân Lễ Tạ Ơn năm nay - 2020, tôi soát lại trí nhớ coi xem ai còn ai mất theo thời gian và đơn vị từ ngày đầu đến ngày cuối đời quân ngũ.
Đầu năm 1963, từ Bộ Tư Lệnh Sư Đòan 21 ở Bạc Liêu, tôi được bổ nhiệm và cùng với 12 sĩ quan mới ra trường Đà Lạt - Thủ Đức - Nha Trang về Trung Đoàn 33 Bộ Binh đang trú đóng tại Thị xã Long Xuyên. Ở Long Xuyên vài ngày, cả Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 33 được lệnh về trú đóng tại Thị xã Châu Đốc và tôi được ăn cái Tết Nguyên Đán đầu tiên ở đơn vị tác chiến tại quê nhà Châu Đốc năm 1963. Đúng với câu người xưa thường nói: "Tái ông mất ngựa", không ai biết trước họa hay phúc, tôi bị bong gân vì đánh vũ cầu với học trò trường Phước Kiến về quê Bạc Liêu ăn Tết. Cả bàn chân sưng phù, đi phải chống gậy, không mang giày được, Thiếu tá Trung đoàn trưởng cho 13 sĩ quan biết, mỗi tiểu đoàn có bốn sĩ quan, riêng Chuẩn úy bị sưng chân ở lại Bộ Chỉ Huy Trung đoàn sẽ có lệnh bổ nhiệm sau. (H:Phù hiệu Sư Đoàn 21 BB)
Thế là tôi được ăn Tết tiếp tại nhà với gia đình sau giờ làm việc, dù tôi chưa có chức, việc gì để làm.
Sau 1 tháng 11 năm 1963, Thiếu Tá thâm niên Nguyễn Văn Thanh Trung Đoàn Trưởng được vinh thăng Trung tá có Đại úy Trung Đoàn Phó Lê Thọ Trung thời gian trước 1.1.1963 (cuối cùng là Đại Tá - hiện ở Virginia). Kế tiếp Đại úy Nguyễn Văn Phùng làm Trung đoàn phó. Năm 1964, Trung Tá Nguyễn Văn Thanh được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Vĩnh Bình có xin Đại Úy Phùng theo về Vĩnh Bình. Thay thế Trung tá Thanh là Trung tá Nguyễn Ngọc Điệp, lúc bấy giờ tôi đươc thuyên chuyển về Quân Đoàn IV - vị Tư lệnh mới của sư đoàn 21 là Đại tá Đặng Văn Quang. Khi tôi về trình diện Sư Đoàn 21 Bộ Binh do Đại tá Bùi Hữu Nhơn Tư Lệnh (Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn, định cư gần San Jose), Trung tá Cao Hảo Hớn, Tư lệnh phó.
Tôi thử kiểm điểm lại ai còn ai mất từ sau ngày Quốc Hận 30.4.1975 đến nay, hai vị Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB, Trung Tướng Cao Hảo Hớn - Trung Tướng Đặng Văn Quang cũng như hai Trung đoàn trưởng 33 là Đại tá Nguyễn Ngọc Điệp và Trung Tá Nguyễn Văn Thanh đều đã qua đời. Riêng Trung tá Nguyễn Văn Thanh với cấp bậc trung tá từ 1963 đến 1975, 12 năm và từ trần ở Cần Thơ cách nay vài năm ở tuổi thọ 97. (H: Phù hiệu Quân Đoàn IV)
Về Cần Thơ, Phòng V (Chiến Tranh Tâm Lý - CTCT) của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng IV Chiến Thuật, chỉ định tôi giữ chức vụ Trưởng Ban Phát Thanh Tiếng Nói Vùng IV Chiến Thuật của đài phát thanh Ba Xuyên, sau đài này di dời về Cần Thơ. Tôi còn kiêm thêm chức vụ Trưởng Ban Thông Tin Báo Chí thuộc Khối Chiến Tranh Chánh Trị Quân Đoàn IV (có trong bảng cấp số), kiêm chức tổng thư ký tòa soạn bán nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây do Khối CTCT biên soạn. May mắn, tôi thường làm việc nhận chỉ thị trực tiếp với các vị Tư Lệnh Quân Đoàn và tháp tùng vị Tư Lệnh thị sát các mặt trận hay dự lễ khao quân... Trải qua bảy vị Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng IV Chiến Thuật kiêm Đại Biểu Chánh Phủ Miền Tây: Trung Tướng Nguyễn Hữu Có - Trung Tướng Dương Văn Đức - Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu - Trung Tướng Đặng Văn Quang - Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh - Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng và Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh. Tôi được thuyên chuyển về trung ương - Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị năm 1970 lúc Thiếu Tướng Thanh chưa bị ngộ nạn trực thăng trên chiến trường Kampuchia.
Cả sáu vị tướng lãnh, sáu vì sao đã tắt lịm ở cuối chân trời quạnh hiu, ngoại trừ Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng còn sanh tiền. Hai ông tướng chết tại Việt Nam là Trung Tướng Dương Văn Đức và Trung Tướng Nguyễn Hữu Có. Còn các vị Đại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn IV có ba vị đã qua đời: Đại tá (Chuẩn Tướng) Nguyễn Hữu Hạnh - Đại tá (Thiếu Tướng) Trần Bá Di - Đại tá Phạm Đăng Tấn.
(H: Phù hiệu Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị)
Khối Chiến Tranh Chánh Trị có Trung Tá Lê Văn Hóa Trưởng Khối CTCT Quân Đoàn IV hai lần, chết trong trại tù Tân Lập Vĩnh Phú và Đại tá Hồ Hồng Nam được thả ra chết tại nhà sau vài tháng. Tại miền Nam Cali, Đại Tá Đỗ Văn Sáu Tham Phó Chiến Tranh Chánh Trị Quân Đoàn IV (sau năm 1970), Trung Tá Hồ Văn Phàng giữ chức vụ này năm 1964 cũng đã qua đời. Còn Ban Thông Tin Báo Chí và Phát Thanh do tôi làm Trưởng Ban: nhà thơ Tô Thùy Yên (Thiếu tá Đinh Thành Tiên) - Đại úy Trần Huynh Điệp - Đại úy Âu Minh Trị - phóng viên chiến trường Thượng sĩ I Mai Hòa...Khi về phục vụ ở Khối Thông Tin & Giao Tê Dân Sự - Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị, cũng có nhiều người bạn ra đi như: Trung tá Tô Công Biên (ở San Diego) - Thiếu tá Mạch Vạn Quốc (ở Việt Nam) - Đại úy Phan Ngọc Ân (chết ở San Jose) - Đại úy Trần Ngọc Khiêm (mất tích khi vượt biên) và còn vài Đại úy nữa, chết ở Việt Nam và ở Mỹ, tôi quên tên. Khi tôi về phục vụ tại Biệt Khu Thủ Đô: Tư Lệnh BKTĐ Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang (qua đời ở Bakersfield - CA) - Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (Minh đờn - ở San Diego) đã từ giả vũ khí cùng với vị Tư Lệnh Phó Chuẩn Tướng Lý Bá Hỷ (ở Pháp). Khối Chiến Tranh Chánh Trị Biệt Khu Thủ Đô, Trung tá Trưởng Khối Hoàng Thọ (mất ở San Diego) - Thiếu Tá Nguyễn Đình Ngạc (trưởng Phòng Chính Huấn - mất ở Orange County).
Danh sách cấp chỉ huy và chiến hữu cùng thời cùng đơn vị với tôi cũng khá dài, đã ra đi về bên kia thế giới, còn lại đa số thuộc "binh chủng U90" cũng ngáp ngáp rồi chờ ngày thuyên chuyển về Vùng V Chiến Thuật. Nhân dịp mùa Lễ Tạ Ơn của xứ Huê Kỳ 2020, tôi kính mời qúy vị hãy cùng về dương thế dự tiệc Tạ Ơn cùng với anh em chiến hữu còn nặng nợ trần gian chưa trả xong. (H: Phù hiệu Biệt Khu Thủ Đô)
Từ nơi trình diện vào "tù cải tạo" - trường Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký (VC đổi lại tên Lê Hồng Phong), sau Tết Đoan Ngọ Mồng 5 tháng 5 một ngày - khoảng 15.6.1975 chuyển đến nhà tù "Thành ông Năm" Hốc Môn (doanh trại của Liên Đoàn V Công Binh Kiến Tạo). Năm 1976, tôi bị chuyển đến trại tù Suối Máu Biên Hòa, tưởng đâu tôi đã bỏ xác tại đây vì bịnh kiết lỵ, đi không nổi phải bò trong lán nhà giam, trước khi tôi được chuyển trại ra Bắc ở vùng Sơn La thâm sơn cùng khổ. Từ trại tù này chuyển sang trại tù khác là một cực hình bị kiểm soát gắt gao từ thuốc uống đến các thứ cần thiết cuộc sống cũng bị moi móc, hạch xách. Chưa hết, đến trại tù mới cũng bị kiểm soát thêm một lần nữa cũng y chang như lần từ trại cũ sang trại tù mới. Ở trại tù Sơn La do Bộ Đội quản lý, chúng tôi được xếp là loại tù hàng binh trong chiến tranh có quy chế đối xử như quy chế tù binh, nghĩa là người lính bên thắng cuộc quản lý người lính thua cuộc, còn có chút tình cảm đối xử với nhau bằng tình lính.
Đến đầu năm 1978, sau Tết Nguyên Đán ở trại tù binh Sơn La - trại 6, chúng tôi được chuyển qua trại giam tù hình sự do công an quản nhiệm, với tất cả sự kềm kẹp khó khăn, hành hạ, đày đọa cùng cực như tù nhân hình sự có bản án, mà chúng tôi lại là thành phần tù không có bản án. Công an còn xếp loại chúng tôi loại tù ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân, chúng giam cầm đày đọa cùng cá mè một lứa với tù hình sự mà công an đang giam giữ. Đầu tiên, chúng tôi được chuyển từ trại tù bộ đội ở Sơn La đến trại trung chuyển công an Hồng Ca thuộc tỉnh Yên Bái. Ở đây, chừng trên dưới bốn tháng, chúng tôi được chuyển đến Liên trại Tân Lập thuộc tỉnh Vĩnh Phú, được xếp là cái nôi trồng sắn của tù ở vùng bình nguyên này. Các trại tù phải có "nghĩa vụ" lao động tạo ra vật chất của cải tự nuôi sống mình và còn đóng góp cho nhà nước... cho nên chúng tôi về liên trại Tân Lập phải học nằm lòng khẩu hiệu : "làm ngày không đủ - tranh thủ làm đêm và làm thêm ngày nghỉ". Liên trại Tân Lập, lúc cao điểm có đến 5 ngàn tù nhân nhốt toàn phe thua cuộc từ lính đến cấp chức hành chánh, tôn giáo, đảng phái của miền Nam. Ban đầu mới về trại này năm 1978, còn có tù hình sự giam chung, sau tù hình sự chuyển đi trại khác, liên trại này dành cho "chúng ông" ngã ngựa.
Trải qua nhiều trại tù, chưa có trại tù nào hắc ám đối xử nghiệt ngã với tù nhân thua cuộc như liên trại Tân Lập Vĩnh Phú, đặc biệt là K1. Ban ngày lao động 8 tiếng trồng sắn là chánh, ban đêm bị ngồi đồng thêm 2 tiếng gọi là học tập, "tẩy não" thì đúng hơn, hết giờ nín thở qua sông, chúng tôi lăn đùng ra ngủ như chết, sáng lại tiếp tục khổ nhục như những ngày trước. Về đây gần 3 năm, tôi cân sụt mất 23 ký lô, từ 65 ký trước khi đi tù, nay còn 42 ký, đi phải chống gậy, tưởng đâu, đầu tôi quay về núi tại trại K1. Liên trại Tân Lập, khi tôi mới về có 7 trại - 7 K, nay còn 5 K mà K nào tôi cũng cũng có dừng chân tạm trú nhìn trời hiu quạnh, xuống xề ca 6 câu vọng cổ, bắt chước "Vua Vọng Cổ" Út Trà Ôn xuống xề ngọt xớt: nhìn trời hiu quanh, rừng đêm sương giá lạnh, chốn quê nhà chạnh nỗi niềm thương... ơ ơ ơ! - Chờ chết.
Ngày 16.6.1976, tôi bị lưu đày đến Sơn La, sau về Hồng Ca Yên Bái, cộng chung trên dưới hai năm. Về liên trại Tân Lập, đầu tiên ở trại K2 rồi sang K1 ở lâu nhứt, sau bị chuyển qua trại K4 qua K3 và sau cùng về K5, tập trung tù để chuyển về trại tù vùng Hàm Tân Rừng Lá Z 30D, năm 1982.
Về đến trại Z30D, kể như chúng tôi đang đi cuối đường hầm, thấy có ánh sáng le lói cho ngày ra khỏi trại tù. Ở trại này, cai tù biết chúng tôi sắp được thả hết nên chúng đối xử còn có lòng nhân, không phải như trên đất Bắc chúng xem tù như là con thú dữ chúng đày đọa cho chết mà lại không chết, đó là phép mầu của Thượng Đế xót thương cho những người yêu nước bị ngã ngựa.
Đầu năm 1985, được thả khỏi trại tù Z30D về nhà tù lớn ở Sài Gòn, bị quản chế thêm 5 năm nữa, gia đình tôi sinh sống bằng cách bán quần áo ở chợ trời gần chợ An Đông và sau đó được bán chánh thức trong chợ An Đông mới xây dựng khang trang to rộng có thang cuốn, tân tiến nhứt Việt Nam thời bấy giờ.
Sau tám năm sống ở Sài Gòn lần thứ ba, chúng tôi gồm bốn người, hai vợ chồng cùng hai con còn độc thân được sang Mỹ diện HO. Đây là cuộc đổi đời lớn nhứt của tôi, sống vui khỏe cho đến hiện nay, 86 tuổi, trải qua biết bao cực nhọc trong 5 năm đầu mới tới Mỹ với nhiều công việc lao động chân tay thức khuya dậy sớm. Sau đó, tôi trụ lại với công việc xưa trước khi bị đi tù cộng sản năm 1975, nghề làm báo và viết báo cho tới bây giờ. Ở Mỹ được gần 10 năm, chúng tôi bảo lãnh hai con lớn và cháu nội ngoại cộng chung 8 đứa đã sum họp trùng phùng với gia đình chúng tôi, tất cả đều ở quanh quẩn tại thung lũng tình thương Sacramento - California. Các con cháu đang và sẽ có tương lai sáng lạn hơn cha mẹ ông bà chúng là di dân tỵ nạn tiên phong làm gạch nối cho thế hệ hậu duệ tiến lên.
Trong 13 năm quân ngũ, tôi đã phục vụ tại bốn đơn vị: Sư Đoàn 21 BB - Quân Đoàn IV - Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị và Biệt Khu Thủ Đô.
Sau ngày mất nước 30.4.1975, tôi đã trải qua hơn mười trại tù cộng sản từ Nam ra Bắc rồi chuyển về Nam được thả ra đầu năm 1985 và ở thêm trong nhà tù lớn tại Sài Gòn thêm tám năm nữa. Các trại tù: Thành Ông Năm - Suối Máu Biên Hòa - Mường Cơi Son La - Hồng Ca Yên Bái - Năm K Liên trại Tân Lập Vĩnh Phú - Z30D, Rừng Lá Hàm Tân.
Đến ngày 7.4.1993, chúng tôi gồm có bốn người: hai vợ chồng và con dưới 21 tuổi còn độc thân được sang Mỹ diện H.O. 16.
Hai ông bà già giết giặc, thuộc binh chủng U90 từ hai người nay thành một gia đình 19 người. Chúng tôi đã dọn sẵn sân chơi trên vùng đồi thoai thoải của thung lũng tình thương Sacramento làm nơi hò hẹn cho tương lai về "Bến Mơ" - Bến Giác của MỘT THOÁNG CUỘC ĐỜI trần thế. Amen - A Di Đà Phật!!!
Tạp ghi
Anh Phương Trần Văn Ngà (Sacramento, mùa Lễ Tạ Ơn 2020)MỘT THOÁNG CUỘC ĐỜI - Anh Phương Trần Văn Ngà
MỘT THOÁNG CUỘC ĐỜI:
TỪ NHÀ QUÊ ĐẾN NHÀ GIÁO VÀO NHÀ BINH BỊ VÀO NHÀ TÙ CẢI TẠO ĐẾN NHÀ QUÀN MỸ ĐƯA LINH HỒN VỀ BẾN GIÁC
TẠP GHI Anh Phương Trần Văn Ngà
Nhân Lễ Tạ Ơn năm 2020, xin tạ ơn tổ tiên ông bà cha mẹ của quê nghèo Bà Bài - Châu Đốc sản sinh ra tôi, tạ ơn đời nhà giáo an vui hạnh phúc chấp cánh cho tôi đến đời nhà binh 13 năm quân ngũ hào hùng. Tạ ơn Trời Phật cho tôi sống còn ở nhà tù khắc nghiệt cộng sản gần 10 năm. Tạ ơn gia đình vợ con cùng đồng lao cộng khổ và lời tạ ơn cuối cùng xin tạ ơn nước Mỹ cưu mang, người dân Huê Kỳ sẽ cho tạm trú tại nhà quàn tiển đưa tôi về Bến Giác.
Để tránh dịch bịnh COVID 19 lây lan, tôi ngồi độc ẩm lẻ loi một mình với món ăn ngon đưa cay gà tây truyền thống của dịp lễ này tại xứ Huê Kỳ do con cháu tôi mang đến. Tôi vừa ăn gà tây vừa nhăm nhi chút rượu cognac dù vào trưa mà trời lại lạnh của tiết thu đang chuyển mình sang mùa đông giá buốt. Những bắp thịt săn chắc của tôi - một huấn luyện viên thể dục thể thao năm xưa, nay chạy đâu mất tiêu chỉ còn trơ lại xương và da nhăn nheo mà lại lấy bụng ở đời, phệ ra mới ngầu dễ sợ!.
Thân xác biến đổi làm cho giới cao niên thêm dễ bị lạnh bị cảm cúm vì thời tiết đổi thay, thay đổi xoành xoạch của thung lũng Sacramento. Sự lo lắng của mọi người, nhất là giới gần đất xa trời, già bấm không lủng như tôi thuộc U90 trong mùa đông cảm cúm. Nay lại được tăng cường nàng mắc dịch Cô Vi 19 tiếp sức với mùa cúm định kỳ tạo thành hai mũi giáp công tấn kích tới tấp vào giới già cả hom hem đang chờ Chúa Phật từ từ gọi về, lại lo sợ được gọi đột biến khẩn cấp vĩnh biệt thế gian về cõi trên, cũng nao nao tất dạ, buồn ơi là buồn!
Món ngon gà tây tuyệt vời và rượu martell ngọt lịm, cùng lúc tâm trí tôi đang hoạt động suy nghiệm mông lung, bỗng những chuyện xưa gợi nhắc lại quá khứ vui tươi hạnh phúc thời nhà giáo mô phạm chuyển qua nhà binh hào hùng và đi đến nhà tù cộng sản nghiệt ngã làm cho ngụm rượu mạnh trong miệng trở nên nhạt nhẽo không còn nồng ấm nữa. Cuốn phim dĩ vãng một thoáng cuộc đời hiện ra, từ dân tới lính tới tù lại chầm chậm quay lại...
Trước năm 1957, tôi là giáo viên và huấn luyện viên thể dục thể thao trường Nam tiểu học tỉnh lỵ Châu Đốc. sau lên Sài Gòn học tiếp và dạy trung học. Năm1962, tôi đang dạy trường Trung học Phước Kiến từ niên học 1959 - 1960 (266 Đại lộ Khổng Tử - Chợ Lớn) chuyên dạy luyện thi trung học đệ nhất cấp, đa số học sinh gốc Hoa đã có bằng Tú Tài Hoa, trên dưới 20 tuổi, nhỏ hơn tuổi thầy vài tuổi, tối đa 5 tuổi. Lúc bấy giờ, thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, có lệnh những công ty, tiệm buôn, trên bảng hiệu, giấy tờ, sổ sách kế toán, thương mại phải có chữ Việt là chánh, cạnh bên hay ở dưới chữ Việt có thêm chữ Hoa, chữ Anh chữ Pháp...mới hợp pháp, đúng luật vừa ban hành trước đó, khoảng năm 1959 -1958.
Các công ty, xí nghiệp, tiệm buôn của người Hoa, từ thời thuộc địa Pháp cho đến thời điểm có luật bắt buộc đòi hỏi trên bảng hiệu, giấy tờ buôn bán phải có chữ Việt như là thay chữ Pháp mà còn được xếp hạng cao hơn chữ của chủ nhân có hay chưa có quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, giới Hoa kiều phải biết thích nghi với luật lệ mới của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa đang dành chủ quyền trên thương trường ít nhứt trên giấy tờ. Bảng hiệu của các xí nghiệp, công ty người nước ngoài, sinh sống, làm ăn buôn bán trên đất nước Việt Nam có chủ quyền thể hiện qua chữ Việt. Lúc bấy giờ, giới thương mại người Hoa cho con em họ rầm rộ học chữ Việt mà trước đó họ xem thường, các trường học của giới Hoa kiều từ tiểu học đến trung học đều xem ngôn ngữ Hoa là chánh, chữ Việt, chữ Pháp hay chữ Anh là sinh ngữ mà sinh ngữ Việt lại đứng hàng thứ ba sau sinh ngữ Pháp, Anh.
Khi có luật mới ban hành, giới thương mại Hoa Kiều phải tuân hành, nếu không, sẽ bị phạt từ nhẹ đến nặng hay bị đóng cửa...Các trường học người Hoa đang dạy ngày hai buổi sử dụng chính là chữ Hoa tiếng Hoa. Nay họ đổi lại chương trình học, tiếng Hoa được dạy vào buổi chiểu, còn chương trình dạy bằng ngôn ngữ Việt vào trọn buổi sáng nhằm ứng phó với các đoàn thanh tra giáo dục của Tổng Nha Thanh Tra - Bộ Giáo Dục, thường đến các trường vào buổi sáng kiểm soát sự chấp hành dạy học theo đúng chương trình Việt Ngữ?. Đa số trường học của người Việt thời bấy giờ, mỗi ngày chỉ dạy một buổi. Theo lý thuyết, chương trình học bằng ngôn ngữ Việt của trường Tàu, phải đúng với chương trình học chung của các trường học trên toàn quốc. Trong chương trình dạy bằng tiếng Việt, có môn học ngoại ngữ Anh văn mà chương trình dạy bằng tiếng Hoa cũng có môn học này, gần cả chục giờ/tuần. Trường học của người Hoa vừa nhạy bén vừa linh động xếp môn tiếng Anh vào chương trình dạy bằng tiếng Việt buổi sáng, giáo chức giảng dạy tiếng Anh sử dụng tiếng Hoa mà nếu có gặp thanh tra thì họ cũng có lý do giải thích suôn sẻ.
Từ thời điểm đó, tất cả trường học từ tiểu học đến trung học của Hoa kiều đều có chương trình dạy bằng tiếng Việt, y chang với chương trình dạy tiếng Việt của các trường học Việt Nam. Vì vậy, ở Sài Gòn - Chợ Lớn, ba "bang" lớn của giới Hoa kiều: Phước Kiến có trường trung tiểu học Phước Kiến (sau đổi thành Phước Đức - nay là trường Trần Bội Cơ) - Quảng Đông có trường Tuệ Thành - Triều Châu có trường Nghĩa An (cả ba trường lớn này như là trường công của giới người Hoa). Ngoài ra còn có nhiều trường học khác không nằm trong sự điều hành, yễm trợ, chăm lo của các bang (như là trường tư) cũng đồng loạt có kèm dạy thêm chương trình Việt ngữ (thường che mắt giới giáo dục đi thanh tra). Còn các trường học do mỗi bang tài trợ phải tuân hành đúng luật pháp. Giới Hoa kiều ba bang lớn; Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, ngoài xây dựng trường học họ còn có bịnh viện lớn của mỗi bang, có "chùa Tàu còn gọi là chùa Ông hoặc chùa Bà) và các câu lạc bộ thể thao, nhất là môn bóng rổ.
Tôi được một ông trong Hội Đồng Quản Trị Bang Phước Kiến có một đứa cháu học chữ Việt với tôi, nói với ông chú giới thiệu tôi vào dạy trung học Phước Kiến. Không những tôi được ông Hiệu Trưởng An Cư nhận ngay mà còn cử tôi làm chủ nhiệm lớp đệ tứ vừa mới thành lập. Về tổ chức tại học đường, người Hoa đi trước Việt Nam vì chúng ta bị Tây đô hộ cả trăm năm, học theo chương trình Pháp, sau này, chủ nhiệm lớp cũng không có tiền trợ cấp hàng tháng. Trường Tàu, tùy theo lớp, giáo viên chủ nhiệm đều có phụ cấp hàng tháng, ngoài tiền lương, mỗi tháng gần 5 ngàn, cộng với trợ cấp chủ nhiệm lớp đệ tứ bảy trăm. Mỗi lục cá nguyệt dạy chừng bốn tháng rưởi mà lãnh lương luôn cả năm 12 tháng và đến Tết Nguyên Đán lãnh thêm lương tháng 13. Khi tôi được bổ nhiệm thêm chức Giám học các môn dạy Việt ngữ, chỉ riêng tiền trợ cấp chủ nhiệm lớp gần bằng lương lính (9 trăm/tháng) cộng với tiền trợ cấp Giám học khoảng một ngàn. Nếu so sánh với bạn tôi, tốt nghiệp Phó Đốc Sự - Quốc Gia Hành Chánh chưa tới 4 ngàn/tháng. Chúng ta thấy rằng, người Hoa họ đặt nặng vấn đề giáo dục mà còn "tôn sư trọng đạo" đúng nghĩa "quân sư phụ" của cửa Khổng sân Trình.
Phần đầu bài này bằng cách "lung khởi" dài dòng nhằm giải thích những gì tôi biết về văn hóa giáo dục của giới Hoa kiều ở Việt Nam mà tôi xuất thân là nhà giáo dạy nhiều trường Việt từ tiểu học đến trung học nên tổng hợp sự hiểu biết của mình về nền giáo dục của hai thể chế giáo dục khác nhau cùng với nhiều sự tương đồng cần bổ sung cho nhau.
Tưởng đâu, tôi dạy trường Phước Kiến lâu dài, để cho việc dạy, làm chủ nhiệm lớp và kiêm nhiệm Giám học đặc trách các môn dạy tiếng Việt ở trung học thêm thuận lợi nên tôi ghi danh học thêm chữ Hoa tiếng Tàu phổ thông - quan thoại.
Tôi cũng thường đại diện cho trường trình bày, giải thích với các đoàn thanh tra giáo dục đến trường Phước Kiến kiểm soát. Các đoàn thanh tra rất ngạc nhiên vì lớp đệ tứ, mà trường còn dạy học sinh một hai tháng đầu tập đọc, tập viết chữ Việt vì các môn học toán lý hóa, anh văn học sinh đã học qua hết rồi chỉ chuyển đổi từ chữ Tàu sang Việt ngữ, không cần học thêm. Có nhiều học sinh không nói được tiếng Việt hay nói không rành hay phát âm sai, ngọng nghịu rất đáng quan tâm nâng đở. Tôi còn gợi ý em trưởng lớp, bắt buộc các em học với tôi, chương trình văn thơ Việt Nam, phải nói tiếng Việt dù có khó khăn, nghĩa là giờ tôi dạy, em nào nói tiếng Hoa bị phạt đóng tiền cho quỹ của lớp do học sinh trưởng lớp giữ. Bên ban Hoa văn dạy văn học cũng bắt chước làm y chang, nghĩa là học sinh nói chuyện với nhau trong lớp phải dùng tiếng Quan Thọai (tiếng Bắc Kinh) mà người ở Hoa lục và Đài Loan đều nói và dạy học thứ tiếng này. Còn người Hoa, di dân khắp thế giới họ quen nói theo tiếng điạ phương của họ - người Quảng Đông chỉ biết nói tiếng Quảng Đông - Phước Kiến chỉ nói được tiếng Phước Kiến , Triều Châu là một huyện của tỉnh Quảng Đông mà cũng có tiếng nói riêng, họ cũng không chịu học nói tiếng Quảng Đông hay quan thoại. Người Hoa có óc kỳ thị, địa phương quá nặng, nói khác tiếng là "không chơi". May mắn của người Hoa, dù các tỉnh có tiếng nói khác nhau mà chữ viết lại hoàn toàn giống nhau, dù hai người Hoa của hai tỉnh không thể nói chuyện hiểu nhau được thì họ còn có bút đàm. Sau cuộc "làm loạn" nổi dậy của cộng sản Tàu, năm 1949 chiếm được toàn Hoa lục, nhà cầm quyền cộng sản cưỡng bách người dân phải nói tiếng phổ thông (còn gọi là tiếng quan thoại, Bắc Kinh) là tiếng nói chung của người Hoa. Còn sót lại Hồng Kông vẫn còn nói tiếng Quảng Đông trong học đường mà nay nhà cầm quyền Bắc Kinh bắt buộc các trường học ở Hồng Kông phải dùng tiếng phổ thông giảng dạy, còn tiếng Quảng Đông chi dùng giao tiếp trên thương trường hay ngoài xã hội là một ngôn ngữ phụ như tiếng Anh.
Vì, tôi dạy trường Tàu mà còn làm chức sắc nữa nên cần phải biết chữ Tàu tiếng Tàu (tiếng phổ thông) mới dễ sinh hoạt tiếp xúc với nhà trường và giáo giới, học sinh... Tôi ghi danh theo học chữ Hoa tiếng Tàu - chương trình bốn năm - tại Trung Tâm Ngoại Ngữ, trong khuôn viên Đại học Sư Phạm Sài Gòn vào các buổi tối. Học được hai năm, đọc được báo Tàu (lỏm bỏm) và nói tiếng phổ thông đủ từ "tán tỉnh các a muối"... được lệnh gọi nhập ngũ nên chuyện học chữ Hoa dang dở và dự định cưới vợ Tàu kể như trớt quớt.
Tôi nhận được lệnh gọi nhập ngũ Khóa 13 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức vào đúng ngày 15 tháng 3 năm 1962 mà chiều hôm đó, tôi đọc báo, có tin Khóa 13 Thủ Đức đã làm lễ khai giảng buổi sáng. Nhiều bạn bè tôi cũng sanh năm 1935, sau tôi nhiều tháng, mà đã nhận được giấy gọi nhập ngũ khóa 13 từ tháng 2.1962, tôi tưởng thoát khóa này và sẽ nhập ngũ khóa 14, sau ba bốn tháng nữa.
(H: Phù hiệu Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức)
Thật sự, tôi quá bất ngờ, chưa chuẩn bị tinh thần hay thu xếp chuyện gia đình để nhập ngũ. Khi nhận được giấy gọi nhập ngũ, lúc này trường Phước Kiến đã đổi Hiệu trưởng mới, giáo sư tiến sĩ Tăng Kim Đông đang dạy Đại học Luật khoa (Tiến sĩ Tăng Kim Đông có nguồn gốc lai Phước Kiến, sanh trưởng ở Long Xuyên). Nghe nói tiền lương Hiệu Trưởng của tiến sĩ Tăng Kim Đông cao gắp ba lần tiền lương của ông Hiệu trưởng trước - ông An Cư, gốc người Quảng Đông có bằng Cử nhân Việt Hán. Trên cả nước ở miền Nam Việt Nam, không có một trường trung học đệ nhứt cấp nào mà dám mời giáo sư tiến sĩ làm Hiệu trưởng vì phải trả tiền lương rất cao. Cấp trung học đệ nhất cấp có bằng Tù tài 2 là đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm Hiệu trưởng. Đàng này, bang Phước Kiến có nhiều đại gia bảo trợ nên họ muốn nổi trội hơn tất cả các trường tư thục khác, nhứt là trường học của giới Hoa kiều. Và cũng có thể các ông trong Hội Đồng Quản Trị Bang Phước Kiến không thích một người Tàu gốc Quảng Đông làm Hiệu trưởng mà thay người gốc Phước Kiến làm Hiệu trưởng, trả tiền lương rất cao mới mời được ông Tiến sĩ về làm Hiệu trưởng, chỉ là chuyện nhỏ... Tôi nghĩ, giới đại gia bang Phước Kiến hàng năm họ tài trợ cho trường học, bịnh viện, câu lạc bộ thể thao kể cả "chùa Tàu" hàng bao nhiêu triệu, sá gì trả tiền lương cao để giữ chân ông Hiệu trưởng có bằng Tiến sĩ mà có gốc gác người Hoa Phước Kiến nữa. Sau này, tiến sĩ Tăng Kim Đông có thời làm Khoa Trưởng Đại học Luật Khoa Cần Thơ và giữ chức Tổng Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục thời luật sư Nguyễn Văn Lộc làm Thủ Tướng. Bà vợ tiến sĩ Đông thay chồng làm Hiệu Trường trường Phước Kiến từ ngày ông tham chánh cho đến ngày 30.4.1975. Gia đình ông Tăng Kim Đông định cư ở Pháp, bà Đông đã qua đời khá lâu.
Ngày 16.3 tôi trình giấy gọi nhập ngũ, trường Phước Kiến cho tôi lãnh lương nguyên một tháng, hình như có tặng cho tôi thêm mấy ngàn nữa và cuối tuần đó, ông Hiệu trưởng Tăng Kim Đông có mời tôi dự tiệc tiển đưa của trường Phước Kiến khoản đải tại nhà hàng sang trọng Ngọc Lan Đình, có trên dưới 200 giáo chức trung tiểu học và nhân viên của trường tham dự.
Một dung rủi, tình cờ ngẫu nhiên ngồ ngộ, từ nhà giáo đến nhà binh và đến nhà tù cộng sản cũng đều có tiệc thết đải tôi do một nhà hàng mà tôi thường đến ăn trong hàng chục nhà Tàu nổi tiếng khác của giới người Hoa. Đó là nhà hàng Ngọc Lan Đình, cả hai lần tiển đưa tôi vào đời lính và vào đời tù, tôi đều được nhà hàng này khỏan đải.
Tôi nhớ rõ, trong tiệc tiển đưa tôi lên đường tòng quân "cổ lai chinh chiến kỷ nhơn hồi", tôi có phát biểu, đọc bài thơ tứ tuyệt chữ Hán:
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường, quân mạc vấn (tiếu)
Cổ lai chinh chiến kỷ nhơn hồi.
Có một người bạn dạy tiếng Hoa lên dịch liền bằng tiếng quan thoại, cả phòng tiệc như lắng đọng trong vài phút, chia xẻ, thông cảm với tôi vì cuộc đời là vô thường và đời lính lại càng khó lường. Tôi rất cảm động nghẹn ngào khi phát biểu lời chia tay cám ơn các đồng nghiệp và nhà trường Phước Kiến đối xử đẹp với tôi, vì tôi có suy nghĩ người lính ra trận chiến đấu ít có ai trở về còn lành lặn nguyên vẹn. Trường hợp tôi sống đến ngày hôm nay sau gần 60 năm từ ngày tôi vào Quân Đội 1962, trải qua mười năm ở nhà tù nhỏ và tám năm nhà tù lớn mà vẫn còn nguyên vẹn, đó là ân đức của tổ tiên ở ấp Bà Bài và cha mẹ tôi để lại.
Trong mười ba năm trong quân ngũ, tôi trình diện nhập ngũ trể, khóa 13 đã khai giảng trước một tuần, chúng tôi từ Trung Tâm Nhập Ngũ số 3 ở Quán Tre (Hốc Môn) chuyển về Liên trường Võ Khoa Thủ Đức được bổ sung vào đại đội 8 do Trung úy Long làm Đại Đội Trưởng. Tôi vừa gia nhập đại đội 8 có bạn cũ giới thiệu, đại đội mình có tiến sĩ Trần Quang Thuận (một nhân vật lịch sử của Phật Giáo - từng tham chánh thời Nội Các Chiến Tranh với chức Bộ Trưởng Bộ Xã Hội), một tu sĩ Phật Giáo vừa hoàn tục, tốt nghiệp đại học Mỹ, về nước gặp lệnh nhập ngũ khóa 13 Thủ Đức.
Chúng tôi, Khóa 13 Thủ Đức, thi hành lệnh Tổng Động Viên đầu tiên thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, dù luật động viên bắt đầu áp dụng trước đó mấy tháng với Khóa 12, nhưng không trọn vẹn cả khóa. Khóa 12 Thủ Đức có đến ba thành phần nhập ngũ, những người tình nguyện dự thi tuyển, những thanh niên tình nguyện có bằng văn hóa đủ điều kiện theo học và những người ở lớp tuổi cao có bằng cấp văn hóa đúng tiêu chuẩn động viên được gọi vào Khóa 12 từ cuối năm 1961. Vì vậy, khóa 12 Thủ Đức có nhiều sĩ quan tốt nghiệp rất trẻ và nhiều sĩ quan cao tuổi như giáo sư Nguyện Ngọc Linh (sanh 1930), Thủ Khoa khóa 12.
Ở đại đội 8 chừng mươi ngày, tôi được chuyển sang đại đội 12 mới thành lập do Trung úy Nguyễn Văn Khán, nguyên công chức hỏa xa, đã giải ngũ, nay được gọi tái ngũ vào Quân Đội, giữ chức Đại đội trưởng với ba Chuẩn Uý tốt nghiệp Khóa 11: Chuẩn úy Vân, Trung đội trưởng 45, Chuẩn úy Dũng, Trung đội trưởng 46 và Chuẩn úy Hải Trung đội trưởng 47, tôi được xếp vào Trung đội 47. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu (tên căn cước Nguyễn Văn Thu sanh năm 1934 - mặc áo pull màu rượu chát) cũng thuộc trung đội 47, cùng ở chung một phòng nhỏ với tôi, kê đủ 8 giường đôi (2 tầng) 16 sinh viên sĩ quan, anh Thu nằm giường dưới, tôi nằm giường trên (hiện anh Thu bị điếc nặng, sống với vợ con tại Việt Nam). Ba người bạn nữa cùng ở phòng nhỏ mà tôi rất thân, bây giờ chúng tôi vẫn còn liên lạc, anh Hà Quang Thuân, Kỷ sư Météo tốt nghiệp ở Pháp có vợ đầm về nước phục vụ lại gặp lệnh tổng động viên, hiện gia đình anh Thuân ở Pháp. Anh Nguyễn Văn Thùy, lúc nhập ngũ có bằng cử nhân Sinh vật học, sau có bằng tiến sĩ ở Mỹ, từng làm Tổng Thư Ký Viện Đại Học Cần Thơ mới thành lập thời Giáo sư Phạm Hoàng Hộ làm Viện Trưởng và anh Nguyễn Vặn Thạnh, giáo sư, hiện ở Atlanta, Georgia. Riêng điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu vượt biên (hay diện HO?) sang Mỹ ở miền Nam, nhập được quốc Mỹ, anh lại về nước ở luôn bên đó. Khi tôi về Việt Nam có ghé thăm và tiếp tế cho bạn đồng môn, anh bị điếc nặng vì cai tù cộng sản đánh tàn bạo bằng cách dùng hai tay đập mạnh vào hai lỗ tai anh cùng một lúc nhiều lần, tai bị thủng màn nhĩ và điếc từ trại tù cộng sản đầu tiên. Từ Bắc chuyển về trại tù B (K2) của trại tù Hàm Tân Z30 D, tôi gặp lại bạn ta Nguyễn Thanh Thu ở trong một đội rau xanh mà tôi cũng ở đội rau xanh khác, cùng ở chung một lán nên chúng tôi có dịp trò chuyện hỏi thăm nhau. Tôi biết anh Nguyễn Thanh Thu bị Việt cộng hành hạ, thường bị nhốt conex vì cái tội là tác giả tượng Thương Tiếc "linh thiêng" tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, cũng như trại tù ra lệnh anh nắn tượng "bác". Ngoài cái mặt, các phần khác đều giống trong các mẫu hình trại tù đưa cho anh. Tôi chưa có dịp hỏi anh chuyện đó có không, nghĩa là cái mặt của "già hồ", anh Thu lại nhớ gương mặt Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nên anh nắn y chang chỉ khác là có thêm râu. Có ăng ten báo cáo hay cán bộ trại phát hiện điều này hay chụp mũ thêm tội cho anh Thu nên chúng có cớ hành hạ bỏ đói, đánh đập dã man anh thành người điếc nặng, anh không chết trong nhà tù cộng sản là chuyện may mắn hiếm có.
Trong 13 năm quân ngũ, những cấp chỉ huy, những bạn bè cùng khóa hay cùng đơn vị với tôi, đa số trên 80 tuổi nếu còn sống. Một số lớn đã ra đi vì tuổi già, bịnh tật hay chết trong các nhà tù cộng sản nghiệt ngã.
Nhân Lễ Tạ Ơn năm nay - 2020, tôi soát lại trí nhớ coi xem ai còn ai mất theo thời gian và đơn vị từ ngày đầu đến ngày cuối đời quân ngũ.
Đầu năm 1963, từ Bộ Tư Lệnh Sư Đòan 21 ở Bạc Liêu, tôi được bổ nhiệm và cùng với 12 sĩ quan mới ra trường Đà Lạt - Thủ Đức - Nha Trang về Trung Đoàn 33 Bộ Binh đang trú đóng tại Thị xã Long Xuyên. Ở Long Xuyên vài ngày, cả Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 33 được lệnh về trú đóng tại Thị xã Châu Đốc và tôi được ăn cái Tết Nguyên Đán đầu tiên ở đơn vị tác chiến tại quê nhà Châu Đốc năm 1963. Đúng với câu người xưa thường nói: "Tái ông mất ngựa", không ai biết trước họa hay phúc, tôi bị bong gân vì đánh vũ cầu với học trò trường Phước Kiến về quê Bạc Liêu ăn Tết. Cả bàn chân sưng phù, đi phải chống gậy, không mang giày được, Thiếu tá Trung đoàn trưởng cho 13 sĩ quan biết, mỗi tiểu đoàn có bốn sĩ quan, riêng Chuẩn úy bị sưng chân ở lại Bộ Chỉ Huy Trung đoàn sẽ có lệnh bổ nhiệm sau. (H:Phù hiệu Sư Đoàn 21 BB)
Thế là tôi được ăn Tết tiếp tại nhà với gia đình sau giờ làm việc, dù tôi chưa có chức, việc gì để làm.
Sau 1 tháng 11 năm 1963, Thiếu Tá thâm niên Nguyễn Văn Thanh Trung Đoàn Trưởng được vinh thăng Trung tá có Đại úy Trung Đoàn Phó Lê Thọ Trung thời gian trước 1.1.1963 (cuối cùng là Đại Tá - hiện ở Virginia). Kế tiếp Đại úy Nguyễn Văn Phùng làm Trung đoàn phó. Năm 1964, Trung Tá Nguyễn Văn Thanh được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Vĩnh Bình có xin Đại Úy Phùng theo về Vĩnh Bình. Thay thế Trung tá Thanh là Trung tá Nguyễn Ngọc Điệp, lúc bấy giờ tôi đươc thuyên chuyển về Quân Đoàn IV - vị Tư lệnh mới của sư đoàn 21 là Đại tá Đặng Văn Quang. Khi tôi về trình diện Sư Đoàn 21 Bộ Binh do Đại tá Bùi Hữu Nhơn Tư Lệnh (Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn, định cư gần San Jose), Trung tá Cao Hảo Hớn, Tư lệnh phó.
Tôi thử kiểm điểm lại ai còn ai mất từ sau ngày Quốc Hận 30.4.1975 đến nay, hai vị Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB, Trung Tướng Cao Hảo Hớn - Trung Tướng Đặng Văn Quang cũng như hai Trung đoàn trưởng 33 là Đại tá Nguyễn Ngọc Điệp và Trung Tá Nguyễn Văn Thanh đều đã qua đời. Riêng Trung tá Nguyễn Văn Thanh với cấp bậc trung tá từ 1963 đến 1975, 12 năm và từ trần ở Cần Thơ cách nay vài năm ở tuổi thọ 97. (H: Phù hiệu Quân Đoàn IV)
Về Cần Thơ, Phòng V (Chiến Tranh Tâm Lý - CTCT) của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng IV Chiến Thuật, chỉ định tôi giữ chức vụ Trưởng Ban Phát Thanh Tiếng Nói Vùng IV Chiến Thuật của đài phát thanh Ba Xuyên, sau đài này di dời về Cần Thơ. Tôi còn kiêm thêm chức vụ Trưởng Ban Thông Tin Báo Chí thuộc Khối Chiến Tranh Chánh Trị Quân Đoàn IV (có trong bảng cấp số), kiêm chức tổng thư ký tòa soạn bán nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây do Khối CTCT biên soạn. May mắn, tôi thường làm việc nhận chỉ thị trực tiếp với các vị Tư Lệnh Quân Đoàn và tháp tùng vị Tư Lệnh thị sát các mặt trận hay dự lễ khao quân... Trải qua bảy vị Tư Lệnh Quân Đoàn IV & Vùng IV Chiến Thuật kiêm Đại Biểu Chánh Phủ Miền Tây: Trung Tướng Nguyễn Hữu Có - Trung Tướng Dương Văn Đức - Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu - Trung Tướng Đặng Văn Quang - Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh - Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng và Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh. Tôi được thuyên chuyển về trung ương - Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị năm 1970 lúc Thiếu Tướng Thanh chưa bị ngộ nạn trực thăng trên chiến trường Kampuchia.
Cả sáu vị tướng lãnh, sáu vì sao đã tắt lịm ở cuối chân trời quạnh hiu, ngoại trừ Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng còn sanh tiền. Hai ông tướng chết tại Việt Nam là Trung Tướng Dương Văn Đức và Trung Tướng Nguyễn Hữu Có. Còn các vị Đại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn IV có ba vị đã qua đời: Đại tá (Chuẩn Tướng) Nguyễn Hữu Hạnh - Đại tá (Thiếu Tướng) Trần Bá Di - Đại tá Phạm Đăng Tấn.
(H: Phù hiệu Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị)
Khối Chiến Tranh Chánh Trị có Trung Tá Lê Văn Hóa Trưởng Khối CTCT Quân Đoàn IV hai lần, chết trong trại tù Tân Lập Vĩnh Phú và Đại tá Hồ Hồng Nam được thả ra chết tại nhà sau vài tháng. Tại miền Nam Cali, Đại Tá Đỗ Văn Sáu Tham Phó Chiến Tranh Chánh Trị Quân Đoàn IV (sau năm 1970), Trung Tá Hồ Văn Phàng giữ chức vụ này năm 1964 cũng đã qua đời. Còn Ban Thông Tin Báo Chí và Phát Thanh do tôi làm Trưởng Ban: nhà thơ Tô Thùy Yên (Thiếu tá Đinh Thành Tiên) - Đại úy Trần Huynh Điệp - Đại úy Âu Minh Trị - phóng viên chiến trường Thượng sĩ I Mai Hòa...Khi về phục vụ ở Khối Thông Tin & Giao Tê Dân Sự - Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị, cũng có nhiều người bạn ra đi như: Trung tá Tô Công Biên (ở San Diego) - Thiếu tá Mạch Vạn Quốc (ở Việt Nam) - Đại úy Phan Ngọc Ân (chết ở San Jose) - Đại úy Trần Ngọc Khiêm (mất tích khi vượt biên) và còn vài Đại úy nữa, chết ở Việt Nam và ở Mỹ, tôi quên tên. Khi tôi về phục vụ tại Biệt Khu Thủ Đô: Tư Lệnh BKTĐ Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang (qua đời ở Bakersfield - CA) - Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (Minh đờn - ở San Diego) đã từ giả vũ khí cùng với vị Tư Lệnh Phó Chuẩn Tướng Lý Bá Hỷ (ở Pháp). Khối Chiến Tranh Chánh Trị Biệt Khu Thủ Đô, Trung tá Trưởng Khối Hoàng Thọ (mất ở San Diego) - Thiếu Tá Nguyễn Đình Ngạc (trưởng Phòng Chính Huấn - mất ở Orange County).
Danh sách cấp chỉ huy và chiến hữu cùng thời cùng đơn vị với tôi cũng khá dài, đã ra đi về bên kia thế giới, còn lại đa số thuộc "binh chủng U90" cũng ngáp ngáp rồi chờ ngày thuyên chuyển về Vùng V Chiến Thuật. Nhân dịp mùa Lễ Tạ Ơn của xứ Huê Kỳ 2020, tôi kính mời qúy vị hãy cùng về dương thế dự tiệc Tạ Ơn cùng với anh em chiến hữu còn nặng nợ trần gian chưa trả xong. (H: Phù hiệu Biệt Khu Thủ Đô)
Từ nơi trình diện vào "tù cải tạo" - trường Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký (VC đổi lại tên Lê Hồng Phong), sau Tết Đoan Ngọ Mồng 5 tháng 5 một ngày - khoảng 15.6.1975 chuyển đến nhà tù "Thành ông Năm" Hốc Môn (doanh trại của Liên Đoàn V Công Binh Kiến Tạo). Năm 1976, tôi bị chuyển đến trại tù Suối Máu Biên Hòa, tưởng đâu tôi đã bỏ xác tại đây vì bịnh kiết lỵ, đi không nổi phải bò trong lán nhà giam, trước khi tôi được chuyển trại ra Bắc ở vùng Sơn La thâm sơn cùng khổ. Từ trại tù này chuyển sang trại tù khác là một cực hình bị kiểm soát gắt gao từ thuốc uống đến các thứ cần thiết cuộc sống cũng bị moi móc, hạch xách. Chưa hết, đến trại tù mới cũng bị kiểm soát thêm một lần nữa cũng y chang như lần từ trại cũ sang trại tù mới. Ở trại tù Sơn La do Bộ Đội quản lý, chúng tôi được xếp là loại tù hàng binh trong chiến tranh có quy chế đối xử như quy chế tù binh, nghĩa là người lính bên thắng cuộc quản lý người lính thua cuộc, còn có chút tình cảm đối xử với nhau bằng tình lính.
Đến đầu năm 1978, sau Tết Nguyên Đán ở trại tù binh Sơn La - trại 6, chúng tôi được chuyển qua trại giam tù hình sự do công an quản nhiệm, với tất cả sự kềm kẹp khó khăn, hành hạ, đày đọa cùng cực như tù nhân hình sự có bản án, mà chúng tôi lại là thành phần tù không có bản án. Công an còn xếp loại chúng tôi loại tù ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân, chúng giam cầm đày đọa cùng cá mè một lứa với tù hình sự mà công an đang giam giữ. Đầu tiên, chúng tôi được chuyển từ trại tù bộ đội ở Sơn La đến trại trung chuyển công an Hồng Ca thuộc tỉnh Yên Bái. Ở đây, chừng trên dưới bốn tháng, chúng tôi được chuyển đến Liên trại Tân Lập thuộc tỉnh Vĩnh Phú, được xếp là cái nôi trồng sắn của tù ở vùng bình nguyên này. Các trại tù phải có "nghĩa vụ" lao động tạo ra vật chất của cải tự nuôi sống mình và còn đóng góp cho nhà nước... cho nên chúng tôi về liên trại Tân Lập phải học nằm lòng khẩu hiệu : "làm ngày không đủ - tranh thủ làm đêm và làm thêm ngày nghỉ". Liên trại Tân Lập, lúc cao điểm có đến 5 ngàn tù nhân nhốt toàn phe thua cuộc từ lính đến cấp chức hành chánh, tôn giáo, đảng phái của miền Nam. Ban đầu mới về trại này năm 1978, còn có tù hình sự giam chung, sau tù hình sự chuyển đi trại khác, liên trại này dành cho "chúng ông" ngã ngựa.
Trải qua nhiều trại tù, chưa có trại tù nào hắc ám đối xử nghiệt ngã với tù nhân thua cuộc như liên trại Tân Lập Vĩnh Phú, đặc biệt là K1. Ban ngày lao động 8 tiếng trồng sắn là chánh, ban đêm bị ngồi đồng thêm 2 tiếng gọi là học tập, "tẩy não" thì đúng hơn, hết giờ nín thở qua sông, chúng tôi lăn đùng ra ngủ như chết, sáng lại tiếp tục khổ nhục như những ngày trước. Về đây gần 3 năm, tôi cân sụt mất 23 ký lô, từ 65 ký trước khi đi tù, nay còn 42 ký, đi phải chống gậy, tưởng đâu, đầu tôi quay về núi tại trại K1. Liên trại Tân Lập, khi tôi mới về có 7 trại - 7 K, nay còn 5 K mà K nào tôi cũng cũng có dừng chân tạm trú nhìn trời hiu quạnh, xuống xề ca 6 câu vọng cổ, bắt chước "Vua Vọng Cổ" Út Trà Ôn xuống xề ngọt xớt: nhìn trời hiu quanh, rừng đêm sương giá lạnh, chốn quê nhà chạnh nỗi niềm thương... ơ ơ ơ! - Chờ chết.
Ngày 16.6.1976, tôi bị lưu đày đến Sơn La, sau về Hồng Ca Yên Bái, cộng chung trên dưới hai năm. Về liên trại Tân Lập, đầu tiên ở trại K2 rồi sang K1 ở lâu nhứt, sau bị chuyển qua trại K4 qua K3 và sau cùng về K5, tập trung tù để chuyển về trại tù vùng Hàm Tân Rừng Lá Z 30D, năm 1982.
Về đến trại Z30D, kể như chúng tôi đang đi cuối đường hầm, thấy có ánh sáng le lói cho ngày ra khỏi trại tù. Ở trại này, cai tù biết chúng tôi sắp được thả hết nên chúng đối xử còn có lòng nhân, không phải như trên đất Bắc chúng xem tù như là con thú dữ chúng đày đọa cho chết mà lại không chết, đó là phép mầu của Thượng Đế xót thương cho những người yêu nước bị ngã ngựa.
Đầu năm 1985, được thả khỏi trại tù Z30D về nhà tù lớn ở Sài Gòn, bị quản chế thêm 5 năm nữa, gia đình tôi sinh sống bằng cách bán quần áo ở chợ trời gần chợ An Đông và sau đó được bán chánh thức trong chợ An Đông mới xây dựng khang trang to rộng có thang cuốn, tân tiến nhứt Việt Nam thời bấy giờ.
Sau tám năm sống ở Sài Gòn lần thứ ba, chúng tôi gồm bốn người, hai vợ chồng cùng hai con còn độc thân được sang Mỹ diện HO. Đây là cuộc đổi đời lớn nhứt của tôi, sống vui khỏe cho đến hiện nay, 86 tuổi, trải qua biết bao cực nhọc trong 5 năm đầu mới tới Mỹ với nhiều công việc lao động chân tay thức khuya dậy sớm. Sau đó, tôi trụ lại với công việc xưa trước khi bị đi tù cộng sản năm 1975, nghề làm báo và viết báo cho tới bây giờ. Ở Mỹ được gần 10 năm, chúng tôi bảo lãnh hai con lớn và cháu nội ngoại cộng chung 8 đứa đã sum họp trùng phùng với gia đình chúng tôi, tất cả đều ở quanh quẩn tại thung lũng tình thương Sacramento - California. Các con cháu đang và sẽ có tương lai sáng lạn hơn cha mẹ ông bà chúng là di dân tỵ nạn tiên phong làm gạch nối cho thế hệ hậu duệ tiến lên.
Trong 13 năm quân ngũ, tôi đã phục vụ tại bốn đơn vị: Sư Đoàn 21 BB - Quân Đoàn IV - Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị và Biệt Khu Thủ Đô.
Sau ngày mất nước 30.4.1975, tôi đã trải qua hơn mười trại tù cộng sản từ Nam ra Bắc rồi chuyển về Nam được thả ra đầu năm 1985 và ở thêm trong nhà tù lớn tại Sài Gòn thêm tám năm nữa. Các trại tù: Thành Ông Năm - Suối Máu Biên Hòa - Mường Cơi Son La - Hồng Ca Yên Bái - Năm K Liên trại Tân Lập Vĩnh Phú - Z30D, Rừng Lá Hàm Tân.
Đến ngày 7.4.1993, chúng tôi gồm có bốn người: hai vợ chồng và con dưới 21 tuổi còn độc thân được sang Mỹ diện H.O. 16.
Hai ông bà già giết giặc, thuộc binh chủng U90 từ hai người nay thành một gia đình 19 người. Chúng tôi đã dọn sẵn sân chơi trên vùng đồi thoai thoải của thung lũng tình thương Sacramento làm nơi hò hẹn cho tương lai về "Bến Mơ" - Bến Giác của MỘT THOÁNG CUỘC ĐỜI trần thế. Amen - A Di Đà Phật!!!
Tạp ghi
Anh Phương Trần Văn Ngà (Sacramento, mùa Lễ Tạ Ơn 2020)