Di Sản Hồ Chí Minh
Manh Kim "Tại sao tôi bị giết?"
Hồ Chí Minh chỉ ngâm "Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua", đâu cần có mặt tại miền Nam mà đồng bào vẫn chết như dạ.
Đã định bụng không viết thêm gì về sự kiện Mậu Thân thì hôm nay đọc được bức thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường gửi ông Nguyễn Quang Lập cậy đăng. Việc ông Tường có mặt ở Huế hay không thật ra không quan trọng. Ông có mặt hay không thì chiến dịch thảm sát vẫn xảy ra theo đúng kế hoạch sắp sẵn từ trước. Ông có mặt hay không thì danh sách nạn nhân cần được “tiêu diệt” cũng đã nằm trong túi áo đám sát thủ được phân công đi giết người. Ông có mặt hay không thì đống xương trắng của hàng trăm nạn nhân ở Khe Đá Mài vẫn trơ những hốc mắt kinh ngạc bàng hoàng như thể họ muốn hỏi, vào ngày đó; và muốn được trả lời, sau 50 năm, rằng “Tại sao tôi bị giết?”.
Việc không có mặt ở “hiện trường”, có thể được xem như là yếu tố “ngoại phạm” và là bằng chứng “vô tội”, thật ra là vô nghĩa. “Gây án” với lịch sử, dính dáng trực tiếp hay gián tiếp với lịch sử, không thuộc sự phán xét của một quan tòa. Nó thuộc sự đánh giá của dân tộc và sự phán xét của tòa án lương tâm. Tôi cảm nhận được sự dằn vặt của các ông trước những chỉ trích và cáo buộc dính dáng cuộc thảm sát. Tuy nhiên, 50 năm qua, ông Tường (và em trai của ông), cũng như ông Nguyễn Đắc Xuân, đã làm gì để sự thật được đưa ra ánh sáng? Các ông có biết ai là kẻ trực tiếp ra lệnh chiến dịch thảm sát, nếu có, tại sao không “tố giác”; nếu không, tại sao không kêu gọi một cuộc điều tra thủ phạm chóp bu thật sự, thay vì khổ sở thanh minh cho cá nhân mình? Nếu các ông không có tội thì ai là kẻ có tội và tại sao các ông “chịu tội” thay? Với tư cách những người hoạch định và tham gia chiến dịch, các ông biết những gì? Các ông đã kể lại những gì và còn che giấu những gì? Chưa lần nào, trong bất kỳ bài viết nào khi “hồi tưởng” sự kiện Mậu Thân, các ông giải thích vì sao có những hố chôn tập thể mà nạn nhân đều bị trói ngoặt bằng dây kẽm gai...
Tôi không lên án sự chọn lựa chỗ đứng lịch sử của các ông trong thời điểm đó. Thái độ và sự chọn lựa cách thức để nhìn lại mình của các ông hàng chục năm qua mới là điều cần quan tâm. Tôi không chỉ trích sự chọn lựa quá khứ. Tôi chỉ thắc mắc sự chọn lựa hiện tại và cách nhìn hiện tại khi nhắc lại quá khứ. Hàng chục năm qua, các ông vẫn chỉ gỡ tội cho cá nhân mình chứ không phải giải oan cho hàng ngàn nạn nhân, tiếp tục nhất mực rằng những “mất mát” đó là “ngoài ý muốn” và Mậu Thân vẫn là một “chiến thắng lịch sử” – như lời lặp đi lặp lại của Nguyễn Đắc Xuân. Thái độ hậu chiến và nhãn quan về tội ác chiến tranh của những người như Nguyễn Đắc Xuân đã khiến những kẻ hậu sinh như tôi xin được mạn phép thưa rằng, cho tôi gạt qua sự kính trọng cần có đối với người cao niên để thay bằng một cảm giác đối ngược.
Cách đây vài ngày, tôi nhắn một chị quen (người rất nổi tiếng; có người cha thuộc “bên kia chiến tuyến” chết trận trong chiến dịch Mậu Thân): “Thành thật xin lỗi chị với loạt bài về sự kiện Mậu Thân. Em tình cờ biết bác có tham gia chiến dịch. Thú thật với chị là em rất không muốn nhắc lại những câu chuyện đau lòng chiến tranh nhưng nhà cầm quyền chẳng bao giờ để yên. Họ liên tục khoét sâu mối hận thù chia cắt… Em tiếp xúc nhiều sĩ quan VNCH. Họ không như người ta nghĩ. Họ không muốn nhìn lại cuộc chiến. Khi nhắc đến chính sách chia rẽ suốt từ 75 đến giờ, họ khóc chị ạ. Điều này làm em rất phẫn nộ… Em viết chỉ vì quá bất mãn với sự hoan lạc vô tâm của họ. Em viết để mong họ chấm dứt vĩnh viễn điều này. Em xin lỗi làm chị đau lòng. Em xin lỗi tất cả những người đã ngã xuống vì cuộc chiến khốn nạn này”.
Tôi không ngăn được xúc cảm khi viết cũng như khi đọc những dòng trả lời: “Nhìn lại cuộc chiến ấy, phía nào cũng đau. Nhưng, nhà đương quyền phải làm gương cho mọi người, cùng mọi người tìm mọi cách để nỗi đau giảm đi theo năm tháng thay vì mỗi lúc lại rỉ máu... Gạch đá trên facebook cũng làm trái tim đau như khi ai đó nổi lại lửa hận thù trên TV, sân khấu dịp này em ạ. Có nhiều cách để nhớ mà, phải không em”.
Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến khốn nạn. Mậu Thân là chiến trường khốn nạn nhất trong cuộc chiến Việt Nam. “Hậu Mậu Thân” không chỉ là những xác người. Hậu Mậu Thân còn có những linh hồn chưa bao giờ được rửa. Hậu Mậu Thân còn có những người chưa bao giờ thật sự muốn rửa linh hồn mình.
…
1- Người dân Huế hoảng sợ chen nhau tại một khu tập trung (3-2-1968; Bettman/CORBIS)
2- Một phụ nữ ẵm đứa con nhỏ bị thương (11-2-1968; Bettman/CORBIS)
3- Bức ảnh nổi tiếng của Horst Faas (AP) chụp một phụ nữ gần một hố chôn phát hiện vào tháng 4-1969 phía Đông thành Huế. Cha, chồng và anh trai của bà đều bị bắt đi mất tích
4- Thành Nội tan nát sau những ngày giao tranh - AP
5- Hài cốt được lấy lên từ Khe Đá Mài - Patrick J. Honey Collection
6- Mãi đến năm 1971, một số hài cốt vẫn còn được phát hiện - Douglas Pike Collection
2- Một phụ nữ ẵm đứa con nhỏ bị thương (11-2-1968; Bettman/CORBIS)
3- Bức ảnh nổi tiếng của Horst Faas (AP) chụp một phụ nữ gần một hố chôn phát hiện vào tháng 4-1969 phía Đông thành Huế. Cha, chồng và anh trai của bà đều bị bắt đi mất tích
4- Thành Nội tan nát sau những ngày giao tranh - AP
5- Hài cốt được lấy lên từ Khe Đá Mài - Patrick J. Honey Collection
6- Mãi đến năm 1971, một số hài cốt vẫn còn được phát hiện - Douglas Pike Collection
...
(Xin các anh chị không dùng từ ngữ quá nặng nề khi có ý kiến)
Người dân Huế hoảng sợ chen nhau tại một khu tập trung (3-2-1968; Bettman/CORBIS)
Một phụ nữ ẵm đứa con nhỏ bị thương (11-2-1968; Bettman/CORBIS)
Bức ảnh nổi tiếng của Horst Faas (AP) chụp một phụ nữ gần một hố chôn phát hiện vào tháng 4-1969 phía Đông thành Huế. Cha, chồng và anh trai của bà đều bị bắt đi mất tích
Thành Nội tan nát sau những ngày giao tranh - AP
Hài cốt được lấy lên từ Khe Đá Mài - Patrick J. Honey Collection
Mãi đến năm 1971, một số hài cốt vẫn còn được phát hiện - Douglas Pike Collection
Kim Hoang chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Manh Kim "Tại sao tôi bị giết?"
Hồ Chí Minh chỉ ngâm "Xuân này hơn hẳn mấy Xuân qua", đâu cần có mặt tại miền Nam mà đồng bào vẫn chết như dạ.
Đã định bụng không viết thêm gì về sự kiện Mậu Thân thì hôm nay đọc được bức thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường gửi ông Nguyễn Quang Lập cậy đăng. Việc ông Tường có mặt ở Huế hay không thật ra không quan trọng. Ông có mặt hay không thì chiến dịch thảm sát vẫn xảy ra theo đúng kế hoạch sắp sẵn từ trước. Ông có mặt hay không thì danh sách nạn nhân cần được “tiêu diệt” cũng đã nằm trong túi áo đám sát thủ được phân công đi giết người. Ông có mặt hay không thì đống xương trắng của hàng trăm nạn nhân ở Khe Đá Mài vẫn trơ những hốc mắt kinh ngạc bàng hoàng như thể họ muốn hỏi, vào ngày đó; và muốn được trả lời, sau 50 năm, rằng “Tại sao tôi bị giết?”.
Việc không có mặt ở “hiện trường”, có thể được xem như là yếu tố “ngoại phạm” và là bằng chứng “vô tội”, thật ra là vô nghĩa. “Gây án” với lịch sử, dính dáng trực tiếp hay gián tiếp với lịch sử, không thuộc sự phán xét của một quan tòa. Nó thuộc sự đánh giá của dân tộc và sự phán xét của tòa án lương tâm. Tôi cảm nhận được sự dằn vặt của các ông trước những chỉ trích và cáo buộc dính dáng cuộc thảm sát. Tuy nhiên, 50 năm qua, ông Tường (và em trai của ông), cũng như ông Nguyễn Đắc Xuân, đã làm gì để sự thật được đưa ra ánh sáng? Các ông có biết ai là kẻ trực tiếp ra lệnh chiến dịch thảm sát, nếu có, tại sao không “tố giác”; nếu không, tại sao không kêu gọi một cuộc điều tra thủ phạm chóp bu thật sự, thay vì khổ sở thanh minh cho cá nhân mình? Nếu các ông không có tội thì ai là kẻ có tội và tại sao các ông “chịu tội” thay? Với tư cách những người hoạch định và tham gia chiến dịch, các ông biết những gì? Các ông đã kể lại những gì và còn che giấu những gì? Chưa lần nào, trong bất kỳ bài viết nào khi “hồi tưởng” sự kiện Mậu Thân, các ông giải thích vì sao có những hố chôn tập thể mà nạn nhân đều bị trói ngoặt bằng dây kẽm gai...
Tôi không lên án sự chọn lựa chỗ đứng lịch sử của các ông trong thời điểm đó. Thái độ và sự chọn lựa cách thức để nhìn lại mình của các ông hàng chục năm qua mới là điều cần quan tâm. Tôi không chỉ trích sự chọn lựa quá khứ. Tôi chỉ thắc mắc sự chọn lựa hiện tại và cách nhìn hiện tại khi nhắc lại quá khứ. Hàng chục năm qua, các ông vẫn chỉ gỡ tội cho cá nhân mình chứ không phải giải oan cho hàng ngàn nạn nhân, tiếp tục nhất mực rằng những “mất mát” đó là “ngoài ý muốn” và Mậu Thân vẫn là một “chiến thắng lịch sử” – như lời lặp đi lặp lại của Nguyễn Đắc Xuân. Thái độ hậu chiến và nhãn quan về tội ác chiến tranh của những người như Nguyễn Đắc Xuân đã khiến những kẻ hậu sinh như tôi xin được mạn phép thưa rằng, cho tôi gạt qua sự kính trọng cần có đối với người cao niên để thay bằng một cảm giác đối ngược.
Cách đây vài ngày, tôi nhắn một chị quen (người rất nổi tiếng; có người cha thuộc “bên kia chiến tuyến” chết trận trong chiến dịch Mậu Thân): “Thành thật xin lỗi chị với loạt bài về sự kiện Mậu Thân. Em tình cờ biết bác có tham gia chiến dịch. Thú thật với chị là em rất không muốn nhắc lại những câu chuyện đau lòng chiến tranh nhưng nhà cầm quyền chẳng bao giờ để yên. Họ liên tục khoét sâu mối hận thù chia cắt… Em tiếp xúc nhiều sĩ quan VNCH. Họ không như người ta nghĩ. Họ không muốn nhìn lại cuộc chiến. Khi nhắc đến chính sách chia rẽ suốt từ 75 đến giờ, họ khóc chị ạ. Điều này làm em rất phẫn nộ… Em viết chỉ vì quá bất mãn với sự hoan lạc vô tâm của họ. Em viết để mong họ chấm dứt vĩnh viễn điều này. Em xin lỗi làm chị đau lòng. Em xin lỗi tất cả những người đã ngã xuống vì cuộc chiến khốn nạn này”.
Tôi không ngăn được xúc cảm khi viết cũng như khi đọc những dòng trả lời: “Nhìn lại cuộc chiến ấy, phía nào cũng đau. Nhưng, nhà đương quyền phải làm gương cho mọi người, cùng mọi người tìm mọi cách để nỗi đau giảm đi theo năm tháng thay vì mỗi lúc lại rỉ máu... Gạch đá trên facebook cũng làm trái tim đau như khi ai đó nổi lại lửa hận thù trên TV, sân khấu dịp này em ạ. Có nhiều cách để nhớ mà, phải không em”.
Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến khốn nạn. Mậu Thân là chiến trường khốn nạn nhất trong cuộc chiến Việt Nam. “Hậu Mậu Thân” không chỉ là những xác người. Hậu Mậu Thân còn có những linh hồn chưa bao giờ được rửa. Hậu Mậu Thân còn có những người chưa bao giờ thật sự muốn rửa linh hồn mình.
…
1- Người dân Huế hoảng sợ chen nhau tại một khu tập trung (3-2-1968; Bettman/CORBIS)
2- Một phụ nữ ẵm đứa con nhỏ bị thương (11-2-1968; Bettman/CORBIS)
3- Bức ảnh nổi tiếng của Horst Faas (AP) chụp một phụ nữ gần một hố chôn phát hiện vào tháng 4-1969 phía Đông thành Huế. Cha, chồng và anh trai của bà đều bị bắt đi mất tích
4- Thành Nội tan nát sau những ngày giao tranh - AP
5- Hài cốt được lấy lên từ Khe Đá Mài - Patrick J. Honey Collection
6- Mãi đến năm 1971, một số hài cốt vẫn còn được phát hiện - Douglas Pike Collection
2- Một phụ nữ ẵm đứa con nhỏ bị thương (11-2-1968; Bettman/CORBIS)
3- Bức ảnh nổi tiếng của Horst Faas (AP) chụp một phụ nữ gần một hố chôn phát hiện vào tháng 4-1969 phía Đông thành Huế. Cha, chồng và anh trai của bà đều bị bắt đi mất tích
4- Thành Nội tan nát sau những ngày giao tranh - AP
5- Hài cốt được lấy lên từ Khe Đá Mài - Patrick J. Honey Collection
6- Mãi đến năm 1971, một số hài cốt vẫn còn được phát hiện - Douglas Pike Collection
...
(Xin các anh chị không dùng từ ngữ quá nặng nề khi có ý kiến)
Người dân Huế hoảng sợ chen nhau tại một khu tập trung (3-2-1968; Bettman/CORBIS)
Một phụ nữ ẵm đứa con nhỏ bị thương (11-2-1968; Bettman/CORBIS)
Bức ảnh nổi tiếng của Horst Faas (AP) chụp một phụ nữ gần một hố chôn phát hiện vào tháng 4-1969 phía Đông thành Huế. Cha, chồng và anh trai của bà đều bị bắt đi mất tích
Thành Nội tan nát sau những ngày giao tranh - AP
Hài cốt được lấy lên từ Khe Đá Mài - Patrick J. Honey Collection
Mãi đến năm 1971, một số hài cốt vẫn còn được phát hiện - Douglas Pike Collection
Kim Hoang chuyen