Cà Kê Dê Ngỗng
Mao Trạch Đông và nạn sùng bái cá nhân tột đỉnh
Nhật báo Le Monde hôm nay 27/07/2016 dành hai trang lớn cho chủ đề « Mao, đối tượng của nạn sùng bái cá nhân tột đỉnh ». Bên cạnh tấm ảnh một cuộc mít-tinh tại Bắc Kinh
Cũng như Thái Sùng Quốc, trẻ em Trung Quốc thời đó từ lúc nhỏ đã phải ca ngợi « người cha dân tộc ». Các em thường phải đồng thanh hô : « Cha mẹ là quan trọng, nhưng Mao chủ tịch còn quan trọng hơn ». Trong cuốn sách của nhiều tác giả kể về những năm tháng Hồng vệ binh mang tên « Ký ức về cơn bão » xuất
bản tại Hồng Kông, đạo diễn Trần Khải Ca (Chen Kaige) kể về nạn sùng
bái cá nhân, đặc biệt trong các trường tiểu và trung học.
Linh mục bị sát hại dã man trong thánh đường : IS tấn công trái tim nước Pháp
Một cha xứ bị cắt cổ dã man trong khi đang hành lễ, các giáo dân bị
bắt làm con tin – cách đây vài tháng, những thông tin bi thảm loại này
đến từ Mossoul hay Bagdad, gợi lòng thương cảm của người Pháp. Nhưng
cảnh tượng khủng khiếp này hôm qua lại xảy ra tại một thành phố nhỏ bé
vùng Normandie. Mười hai ngày sau vụ thảm sát ở Nice, IS lại tiếp tục
biến thế giới thành chiến trường đẫm máu.
Tờ báo nhận xét, giáo đường không chỉ là nơi tập hợp giáo dân, mà còn là hình ảnh quen thuộc trong phong cảnh nước Pháp. Tất cả các thành phố, làng mạc đều có một ngôi nhà thờ, và người dân Pháp rất gắn bó với biểu tượng này. Như vậy IS không chỉ đánh vào Giáo hội, mà một lần nữa nước Pháp đã bị tấn công.
Đại hội đảng Dân chủ Mỹ : Michelle Obama và dàn sao Hollywood
Les Echos nói thêm, đương kim đệ nhất phu nhân còn giải thích, bà bỏ phiếu cho một phụ huynh gương mẫu, « người sẽ định ra cuộc sống của con cái chúng ta trong vòng bốn hay tám năm tới ».
Lý lẽ này đã tác động không chỉ trong số cử tọa là các đại biểu Dân chủ
tập hợp ở Wells Fargo Center, mà còn đến nhiều cử tri Mỹ.
Tờ báo cũng cho biết, tuy ông Donald Trump hứa hẹn Đại hội đảng Cộng
hòa sẽ rất sinh động với sự góp mặt của nhiều khuôn mặt nổi tiếng, nhưng
rốt cuộc chỉ có vài diễn viên phim truyền hình nhiều tập và truyền hình
thực tế. Ngược lại, Đại hội đảng Dân chủ tập hợp nhiều ngôi sao sáng
chói của Hollywood : nữ diễn viên Eva Longoria, Meryl Streep…hay nữ ca
sĩ Lady Gaga, Beyoncé Knowles…Nhưng đặc biệt, trong danh sách nhà tài
trợ có các đại minh tinh : Leonardo Di Caprio, Steven Spielberg, Ben
Affleck, Richard Gere, George Clooney…
Tượng Mao Trạch Đông tại Vũ Hán. Ảnh tư liệu ngày 06/03/2013. |
Nhật báo Le Monde hôm nay 27/07/2016 dành hai trang lớn cho chủ đề « Mao, đối tượng của nạn sùng bái cá nhân tột đỉnh ».
Bên cạnh tấm ảnh một cuộc mít-tinh tại Bắc Kinh trong thời kỳ Cách mạng
văn hóa, với một rừng chân dung Mao Trạch Đông là ảnh những cuốn Sách
Đỏ được in ra vào năm 1968.
Những cuộc tập hợp đại quy mô
trên quảng trường Thiên An Môn, những lời ca ngợi…Sự phong thánh quá mức
của đám đông dành cho con người đã khai sinh ra nước Trung Hoa cộng
sản, theo tờ báo, còn là sự trộn lẫn giữa lo sợ và mê hoặc.
Chỉ có « tình yêu Mao chủ tịch »
Le Monde nhắc đến trường hợp của ông Thái Sùng Quốc (Cai Chungguo),
một cựu sinh viên phong trào Thiên An Môn nay sống lưu vong tại Hồng
Kông ; đã từ lâu không có khả năng nói tiếng « yêu ». Thời Cách
mạng văn hóa, ông còn là một thiếu niên, cũng có tình cảm với những
thiếu nữ cùng trang lứa. Nhưng sinh ra trong một gia đình « quan lại đỏ », từ « ái » dường như cấm kỵ, vì theo bộ máy tuyên truyền của đảng, chỉ có Mao chủ tịch mới là đối tượng duy nhất phải yêu mến thực sự.
Bộ sưu tập Sách Đỏ Mao Trạch Đông. |
Năm 1965, ông đi xem vở nhạc kịch cách mạng « Đông phương hồng ».
Khi màn nhung kéo lên, hàng trăm cô gái trẻ mặc váy xanh, cầm những
bông hoa màu tím nhạt, làm thành một biển cả hướng về hậu cảnh, nơi chân
dung của Mao từ từ trỗi dậy. Cuối buổi diễn kéo dài ba tiếng đồng hồ,
tiếng vỗ tay như sấm dậy nổi lên trong nhà hát trên 10.000 khán giả. Một
người khác nhớ lại : « Từ khi còn nhỏ, chúng tôi đã hát : Thiên địa vĩ đại, nhưng Mao chủ tịch còn vĩ đại hơn ».
Tuy thống lĩnh sân khấu, nhưng thực tế trong hậu trường Mao đang bị
lép vế sau thất bại thảm hại của cuộc Đại nhảy vọt : nạn đói làm cho hơn
30 triệu người chết, có cả những trường hợp phải ăn thịt người. Chủ
tịch nước Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi) và cánh tay mặt là Đặng Tiểu Bình
(Deng Xiaoping) nắm thực quyền, nhưng bộ máy tuyên truyền vẫn tiếp tục
sử dụng hình ảnh của « vị thánh sống » Mao Trạch Đông.
Thậm chí « thượng đế » Mao còn có cả Kinh Thánh, đó là cuốn
Sách Đỏ. Thống chế Lâm Bưu (Lin Biao), tổng tham mưu trưởng và là người
được Mao chỉ định kế vị, đã ra lệnh phân phối trong quân đội từ năm
1964, sau đó đến Hồng vệ binh và tất cả mọi người dân đều phải học thuộc
lòng những câu của Mao trong cuốn sách này.
Và đã có Kinh Thánh thì cũng có những « thánh tích ». Chẳng
hạn quả xoài Mao chủ tịch tặng cho công nhân một nhà máy dệt ở Bắc Kinh
mùa hè 1968. Những con người may mắn ấy đã tổ chức hẳn một buổi lễ để
đón tiếp : đọc những câu trong Sách Đỏ, bọc sáp quả xoài đặt lên bàn
thờ. Nhưng chẳng may quả xoài quý giá ấy bị úng thối, thế là phải làm
một quả xoài giả và cũng thờ cúng tương tự.
Năm 1966, Mao lập dinh cơ mùa hè tại Vũ Hán, thành phố nằm bên bờ
sông Dương Tử. Ngày 16/7, ông xuống tắm sông, lúc đó đã ở tuổi 72, để
cho nhân dân biết ông vẫn còn dư sức cống hiến. Bác sĩ của ông giải
thích : « Mao chẳng bơi gì cả mà chỉ thả trôi theo giòng nước, cái
bụng to tròn nổi lên trên mặt nước như một quả bóng. Tôi biết rằng vụ
tắm sông này là một thách thức với Trung ương Đảng, đây là dấu hiệu cuộc
chiến đã khởi động ».
Nhà sử học Frank Dikötter cho biết không ít thanh niên tham gia các
cuộc mít-tinh đại quy mô ủng hộ Mao chỉ vì sợ hãi. Một nữ sinh viên Đức
viết thư cho Mao nói rằng các cuộc tập hợp này khiến cô nhớ đến
Nuremberg và Đức quốc xã, kết quả là cô gái phải vào tù. Tất cả những
tội « khi quân » đối với Mao chủ tịch đều bị trừng phạt nặng nề. Một người từng sống qua thời Cách mạng văn hóa kể lại : «
Có tình cảm tôn sùng Mao Trạch Đông thật, nhưng cũng có sự sợ hãi nữa.
Lỡ có sai sót gì với chân dung Mao thì có thể bị lên án bất kỳ lúc nào,
không khí sợ hãi lan tỏa khắp nơi ».
Và hiện nay « hoàng đế đỏ » sau khi qua đời năm 1976 được
ướp xác, vẫn ngự trị ngay tại trung tâm Bắc Kinh, nơi hàng triệu Hồng vệ
binh từng ngợi ca Mao chủ tịch.
Cũng liên quan đến Trung Quốc, thông tín viên Le Monde tại Thượng Hải trong bài « Bắc Kinh kiểm duyệt báo mạng độc lập » đã báo động, các trang web lớn ở nước này đã nhận được lệnh không đưa các thông tin thời sự không theo chỉ đạo.
Những trang mạng lớn như Sina, Sohu hay Netease và các trang thông
tin khác bị buộc phải giải tán bộ phận thời sự. Kể từ hôm thứ Hai 25/7,
một số chuyên trang thời sự đã bị xóa, chỉ còn lại những thông báo cho
biết « trang này không tồn tại ». Và ngay từ đầu tháng Bảy, báo chí bị cấm sử dụng thông tin từ mạng xã hội.
Cho đến nay, những trang web thông tin vẫn hoạt động trong một vùng
xám. Về mặt chính thức, họ không được tự sản xuất nội dung, trừ mục thể
thao và giải trí, các phóng viên không được cấp thẻ nhà báo ; chỉ được
đăng lại tin của Tân Hoa Xã và những tờ báo chính thống khác. Nhưng để
thu hút 720 triệu cư dân mạng, các trang web lập hẳn những ê-kíp làm
phóng sự, đôi khi về những chủ đề nhạy cảm.
Chẳng hạn trang Phượng Hoàng hồi tháng Năm đã viết về một vụ bạo hành
của công an khiến một sinh viên trẻ bị chết tại Bắc Kinh. Sau khi đăng
thư ngỏ của các bạn học nạn nhân, hai biên tập viên bị công an thẩm vấn
và lá thư nhanh chóng bị rút xuống. Trước đó vào tháng Tư, trang Netease
đăng bài điều tra về Trương Việt (Zhang Yue), một quan chức Hà Bắc tham
nhũng, cũng đã bị xóa.
Một giáo sư về ngành báo chí không muốn nói tên nhận định : « Có lẽ chính quyền sợ hãi cái mà họ gọi là ‘tin đồn’, vào lúc chỉ còn một năm nữa là đến Đại hội Đảng ».
Từ khi Tập Cận Bình lên ngôi năm 2012, truyền thông và mạng xã hội đã
bị kiểm soát vô cùng gắt gao, đây là thay đổi lớn nhất so với thời Đặng
Tiểu Bình.
Nhà thờ Saint-Etienne-du-Rouvray |
Sự kiện cha xứ ở Saint-Etienne-du-Rouvray thuộc vùng Normandie bị hai
kẻ nói tiếng Ả Rập sát hại man rợ ngay trong nhà thờ đang lúc dâng
thánh lễ hôm qua 26/07/2016 chiếm trang nhất của tất cả các báo Pháp ra
ngày hôm nay.
Le Figaro đăng ảnh nạn nhân, cha Jacques Hamel trên nền đen với hàng tựa lớn màu trắng « Bị những kẻ dã man sát hại ». Cũng với tấm hình cha xứ Hamel trên trang nhất, nhật báo công giáo La Croix chạy tựa « Đối mặt với cái ác ». Cũng trên nền đen với dòng tựa « Tử đạo »,
chiếm trọn trang nhất của Le Parisien là ảnh vị cha xứ 86 tuổi, ngôi
nhà thờ, những người dân mang hoa và nến đến tưởng niệm. Nhật báo kinh
tế Les Echos gọi đây là « Hành động man rợ mới nhất của tổ chức Nhà nước Hồi giáo », còn tờ báo cánh tả Libération kêu gọi : « Không nên nhường bước một chút nào ».
Bài xã luận của Le Figaro mang hàng tựa dựa theo một tác phẩm nổi tiếng của Dostoievski « Tội ác và trừng phạt », ở đây tờ báo gọi là « Cầu nguyện và trừng phạt ».
Linh mục Jacques Hamel |
Ngay trong ngày khai mạc Đại hội Thanh niên Công giáo Thế giới, với
hàng triệu tín đồ tập hợp tại Ba Lan, trái tim Giáo hội Công giáo đã bị
tấn công, cụ thể là vào một linh mục đã phục vụ Thiên Chúa cho đến hơi
thở cuối cùng.
Tờ báo nhận xét, giáo đường không chỉ là nơi tập hợp giáo dân, mà còn là hình ảnh quen thuộc trong phong cảnh nước Pháp. Tất cả các thành phố, làng mạc đều có một ngôi nhà thờ, và người dân Pháp rất gắn bó với biểu tượng này. Như vậy IS không chỉ đánh vào Giáo hội, mà một lần nữa nước Pháp đã bị tấn công.
Trước hành động man rợ trên, người Công giáo trước hết đáp trả bằng
biện pháp tinh thần. Tại tất cả những thánh đường cho đến tận Cracovie,
họ cầu nguyện bằng lời của Chúa Giêsu khi bị đóng đinh trên thập giá : « Lạy Cha, xin Cha hãy tha tội cho chúng, vì chúng không biết việc mình làm ». Họ cố gắng xứng đáng với những thông điệp tình thương, vốn làm nên đức tin của người Kitô hữu.
Nhưng theo tờ báo cánh hữu, sự kềm chế đáng cảm phục của họ không
ngăn trở việc chờ đợi chính quyền một sự giáng trả đích đáng. Chính phủ
cần phải có biện pháp cụ thể, gọi thẳng tên cái ác, kết án ; đồng thời
thích ứng bộ máy quân đội, cảnh sát và tư pháp để bảo đảm an ninh cho
các công dân, cho dù có tin vào Thượng Đế hay không.
Quang cảnh Đại hội đảng Dân chủ tại Philadelphia, 26/07/2016. |
Nhìn sang Hoa Kỳ, nhiều báo Pháp chú ý đến Đại hội đảng Dân chủ tại Philadelphia tối thứ Hai. Le Figaro cho biết « Bernie Sanders và Michelle Obama đã cứu bà Hillary Clinton ». Còn Les Echos chú ý một khía cạnh khác, đó là « Một cuộc trình diễn của những ngôi sao đã che mờ dàn diễn viên phim truyền hình hạng B của Donald Trump ở Cleveland ».
Bà Michelle Obama trong bộ váy dạ hội nổi bật đã gây xúc động khi
nhắc lại con đường dẫn đến việc hủy bỏ chế độ nô lệ, niềm tự hào của bà
khi được thấy hai con gái chơi đùa trên thảm cỏ Nhà Trắng – dinh thự do
những người nô lệ da đen xây dựng nên. Bà cũng bày tỏ lòng biết ơn đối
với bà Hillary Clinton, đã « giúp các con gái của bà được sống trong một thế giới mà một người phụ nữ có thể được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ ».
Sự ủng hộ của bà Michelle Obama rất cần thiết cho ứng viên Hillary Clinton. |
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Mao Trạch Đông và nạn sùng bái cá nhân tột đỉnh
Nhật báo Le Monde hôm nay 27/07/2016 dành hai trang lớn cho chủ đề « Mao, đối tượng của nạn sùng bái cá nhân tột đỉnh ». Bên cạnh tấm ảnh một cuộc mít-tinh tại Bắc Kinh
Tượng Mao Trạch Đông tại Vũ Hán. Ảnh tư liệu ngày 06/03/2013. |
Nhật báo Le Monde hôm nay 27/07/2016 dành hai trang lớn cho chủ đề « Mao, đối tượng của nạn sùng bái cá nhân tột đỉnh ».
Bên cạnh tấm ảnh một cuộc mít-tinh tại Bắc Kinh trong thời kỳ Cách mạng
văn hóa, với một rừng chân dung Mao Trạch Đông là ảnh những cuốn Sách
Đỏ được in ra vào năm 1968.
Những cuộc tập hợp đại quy mô
trên quảng trường Thiên An Môn, những lời ca ngợi…Sự phong thánh quá mức
của đám đông dành cho con người đã khai sinh ra nước Trung Hoa cộng
sản, theo tờ báo, còn là sự trộn lẫn giữa lo sợ và mê hoặc.
Chỉ có « tình yêu Mao chủ tịch »
Le Monde nhắc đến trường hợp của ông Thái Sùng Quốc (Cai Chungguo),
một cựu sinh viên phong trào Thiên An Môn nay sống lưu vong tại Hồng
Kông ; đã từ lâu không có khả năng nói tiếng « yêu ». Thời Cách
mạng văn hóa, ông còn là một thiếu niên, cũng có tình cảm với những
thiếu nữ cùng trang lứa. Nhưng sinh ra trong một gia đình « quan lại đỏ », từ « ái » dường như cấm kỵ, vì theo bộ máy tuyên truyền của đảng, chỉ có Mao chủ tịch mới là đối tượng duy nhất phải yêu mến thực sự.
Bộ sưu tập Sách Đỏ Mao Trạch Đông. |
Năm 1965, ông đi xem vở nhạc kịch cách mạng « Đông phương hồng ».
Khi màn nhung kéo lên, hàng trăm cô gái trẻ mặc váy xanh, cầm những
bông hoa màu tím nhạt, làm thành một biển cả hướng về hậu cảnh, nơi chân
dung của Mao từ từ trỗi dậy. Cuối buổi diễn kéo dài ba tiếng đồng hồ,
tiếng vỗ tay như sấm dậy nổi lên trong nhà hát trên 10.000 khán giả. Một
người khác nhớ lại : « Từ khi còn nhỏ, chúng tôi đã hát : Thiên địa vĩ đại, nhưng Mao chủ tịch còn vĩ đại hơn ».
Tuy thống lĩnh sân khấu, nhưng thực tế trong hậu trường Mao đang bị
lép vế sau thất bại thảm hại của cuộc Đại nhảy vọt : nạn đói làm cho hơn
30 triệu người chết, có cả những trường hợp phải ăn thịt người. Chủ
tịch nước Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi) và cánh tay mặt là Đặng Tiểu Bình
(Deng Xiaoping) nắm thực quyền, nhưng bộ máy tuyên truyền vẫn tiếp tục
sử dụng hình ảnh của « vị thánh sống » Mao Trạch Đông.
Thậm chí « thượng đế » Mao còn có cả Kinh Thánh, đó là cuốn
Sách Đỏ. Thống chế Lâm Bưu (Lin Biao), tổng tham mưu trưởng và là người
được Mao chỉ định kế vị, đã ra lệnh phân phối trong quân đội từ năm
1964, sau đó đến Hồng vệ binh và tất cả mọi người dân đều phải học thuộc
lòng những câu của Mao trong cuốn sách này.
Và đã có Kinh Thánh thì cũng có những « thánh tích ». Chẳng
hạn quả xoài Mao chủ tịch tặng cho công nhân một nhà máy dệt ở Bắc Kinh
mùa hè 1968. Những con người may mắn ấy đã tổ chức hẳn một buổi lễ để
đón tiếp : đọc những câu trong Sách Đỏ, bọc sáp quả xoài đặt lên bàn
thờ. Nhưng chẳng may quả xoài quý giá ấy bị úng thối, thế là phải làm
một quả xoài giả và cũng thờ cúng tương tự.
Năm 1966, Mao lập dinh cơ mùa hè tại Vũ Hán, thành phố nằm bên bờ
sông Dương Tử. Ngày 16/7, ông xuống tắm sông, lúc đó đã ở tuổi 72, để
cho nhân dân biết ông vẫn còn dư sức cống hiến. Bác sĩ của ông giải
thích : « Mao chẳng bơi gì cả mà chỉ thả trôi theo giòng nước, cái
bụng to tròn nổi lên trên mặt nước như một quả bóng. Tôi biết rằng vụ
tắm sông này là một thách thức với Trung ương Đảng, đây là dấu hiệu cuộc
chiến đã khởi động ».
Nhà sử học Frank Dikötter cho biết không ít thanh niên tham gia các
cuộc mít-tinh đại quy mô ủng hộ Mao chỉ vì sợ hãi. Một nữ sinh viên Đức
viết thư cho Mao nói rằng các cuộc tập hợp này khiến cô nhớ đến
Nuremberg và Đức quốc xã, kết quả là cô gái phải vào tù. Tất cả những
tội « khi quân » đối với Mao chủ tịch đều bị trừng phạt nặng nề. Một người từng sống qua thời Cách mạng văn hóa kể lại : «
Có tình cảm tôn sùng Mao Trạch Đông thật, nhưng cũng có sự sợ hãi nữa.
Lỡ có sai sót gì với chân dung Mao thì có thể bị lên án bất kỳ lúc nào,
không khí sợ hãi lan tỏa khắp nơi ».
Và hiện nay « hoàng đế đỏ » sau khi qua đời năm 1976 được
ướp xác, vẫn ngự trị ngay tại trung tâm Bắc Kinh, nơi hàng triệu Hồng vệ
binh từng ngợi ca Mao chủ tịch.
Cũng liên quan đến Trung Quốc, thông tín viên Le Monde tại Thượng Hải trong bài « Bắc Kinh kiểm duyệt báo mạng độc lập » đã báo động, các trang web lớn ở nước này đã nhận được lệnh không đưa các thông tin thời sự không theo chỉ đạo.
Những trang mạng lớn như Sina, Sohu hay Netease và các trang thông
tin khác bị buộc phải giải tán bộ phận thời sự. Kể từ hôm thứ Hai 25/7,
một số chuyên trang thời sự đã bị xóa, chỉ còn lại những thông báo cho
biết « trang này không tồn tại ». Và ngay từ đầu tháng Bảy, báo chí bị cấm sử dụng thông tin từ mạng xã hội.
Cho đến nay, những trang web thông tin vẫn hoạt động trong một vùng
xám. Về mặt chính thức, họ không được tự sản xuất nội dung, trừ mục thể
thao và giải trí, các phóng viên không được cấp thẻ nhà báo ; chỉ được
đăng lại tin của Tân Hoa Xã và những tờ báo chính thống khác. Nhưng để
thu hút 720 triệu cư dân mạng, các trang web lập hẳn những ê-kíp làm
phóng sự, đôi khi về những chủ đề nhạy cảm.
Chẳng hạn trang Phượng Hoàng hồi tháng Năm đã viết về một vụ bạo hành
của công an khiến một sinh viên trẻ bị chết tại Bắc Kinh. Sau khi đăng
thư ngỏ của các bạn học nạn nhân, hai biên tập viên bị công an thẩm vấn
và lá thư nhanh chóng bị rút xuống. Trước đó vào tháng Tư, trang Netease
đăng bài điều tra về Trương Việt (Zhang Yue), một quan chức Hà Bắc tham
nhũng, cũng đã bị xóa.
Một giáo sư về ngành báo chí không muốn nói tên nhận định : « Có lẽ chính quyền sợ hãi cái mà họ gọi là ‘tin đồn’, vào lúc chỉ còn một năm nữa là đến Đại hội Đảng ».
Từ khi Tập Cận Bình lên ngôi năm 2012, truyền thông và mạng xã hội đã
bị kiểm soát vô cùng gắt gao, đây là thay đổi lớn nhất so với thời Đặng
Tiểu Bình.
Nhà thờ Saint-Etienne-du-Rouvray |
Sự kiện cha xứ ở Saint-Etienne-du-Rouvray thuộc vùng Normandie bị hai
kẻ nói tiếng Ả Rập sát hại man rợ ngay trong nhà thờ đang lúc dâng
thánh lễ hôm qua 26/07/2016 chiếm trang nhất của tất cả các báo Pháp ra
ngày hôm nay.
Le Figaro đăng ảnh nạn nhân, cha Jacques Hamel trên nền đen với hàng tựa lớn màu trắng « Bị những kẻ dã man sát hại ». Cũng với tấm hình cha xứ Hamel trên trang nhất, nhật báo công giáo La Croix chạy tựa « Đối mặt với cái ác ». Cũng trên nền đen với dòng tựa « Tử đạo »,
chiếm trọn trang nhất của Le Parisien là ảnh vị cha xứ 86 tuổi, ngôi
nhà thờ, những người dân mang hoa và nến đến tưởng niệm. Nhật báo kinh
tế Les Echos gọi đây là « Hành động man rợ mới nhất của tổ chức Nhà nước Hồi giáo », còn tờ báo cánh tả Libération kêu gọi : « Không nên nhường bước một chút nào ».
Bài xã luận của Le Figaro mang hàng tựa dựa theo một tác phẩm nổi tiếng của Dostoievski « Tội ác và trừng phạt », ở đây tờ báo gọi là « Cầu nguyện và trừng phạt ».
Linh mục Jacques Hamel |
Ngay trong ngày khai mạc Đại hội Thanh niên Công giáo Thế giới, với
hàng triệu tín đồ tập hợp tại Ba Lan, trái tim Giáo hội Công giáo đã bị
tấn công, cụ thể là vào một linh mục đã phục vụ Thiên Chúa cho đến hơi
thở cuối cùng.
Tờ báo nhận xét, giáo đường không chỉ là nơi tập hợp giáo dân, mà còn là hình ảnh quen thuộc trong phong cảnh nước Pháp. Tất cả các thành phố, làng mạc đều có một ngôi nhà thờ, và người dân Pháp rất gắn bó với biểu tượng này. Như vậy IS không chỉ đánh vào Giáo hội, mà một lần nữa nước Pháp đã bị tấn công.
Trước hành động man rợ trên, người Công giáo trước hết đáp trả bằng
biện pháp tinh thần. Tại tất cả những thánh đường cho đến tận Cracovie,
họ cầu nguyện bằng lời của Chúa Giêsu khi bị đóng đinh trên thập giá : « Lạy Cha, xin Cha hãy tha tội cho chúng, vì chúng không biết việc mình làm ». Họ cố gắng xứng đáng với những thông điệp tình thương, vốn làm nên đức tin của người Kitô hữu.
Nhưng theo tờ báo cánh hữu, sự kềm chế đáng cảm phục của họ không
ngăn trở việc chờ đợi chính quyền một sự giáng trả đích đáng. Chính phủ
cần phải có biện pháp cụ thể, gọi thẳng tên cái ác, kết án ; đồng thời
thích ứng bộ máy quân đội, cảnh sát và tư pháp để bảo đảm an ninh cho
các công dân, cho dù có tin vào Thượng Đế hay không.
Quang cảnh Đại hội đảng Dân chủ tại Philadelphia, 26/07/2016. |
Nhìn sang Hoa Kỳ, nhiều báo Pháp chú ý đến Đại hội đảng Dân chủ tại Philadelphia tối thứ Hai. Le Figaro cho biết « Bernie Sanders và Michelle Obama đã cứu bà Hillary Clinton ». Còn Les Echos chú ý một khía cạnh khác, đó là « Một cuộc trình diễn của những ngôi sao đã che mờ dàn diễn viên phim truyền hình hạng B của Donald Trump ở Cleveland ».
Bà Michelle Obama trong bộ váy dạ hội nổi bật đã gây xúc động khi
nhắc lại con đường dẫn đến việc hủy bỏ chế độ nô lệ, niềm tự hào của bà
khi được thấy hai con gái chơi đùa trên thảm cỏ Nhà Trắng – dinh thự do
những người nô lệ da đen xây dựng nên. Bà cũng bày tỏ lòng biết ơn đối
với bà Hillary Clinton, đã « giúp các con gái của bà được sống trong một thế giới mà một người phụ nữ có thể được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ ».
Sự ủng hộ của bà Michelle Obama rất cần thiết cho ứng viên Hillary Clinton. |