Tham Khảo
Mối quan hệ khó lường Trump-Putin: Nga đừng mơ "ăn mừng" nhờ Tổng thống đắc cử Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng bị cả Nhà Trắng lẫn đảng Dân chủ cáo buộc "tác động" cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ để giúp tỷ phú Donald Trump thắng cử.
Tổng thống Nga được cho là rất hoan nghênh chiến thắng của Trump khi ông nhanh chóng bày tỏ quan điểm thân thiện với Tổng thống đắc cử Mỹ, cũng như thiện chí dành cho chính quyền mới tại Washington.
Đó là những dấu hiệu cho thấy quan hệ Nga-Mỹ sẽ nồng ấm hơn trong thời Tổng thống Trump và Moscow có thể kỳ vọng vào việc phá vỡ thế cô lập hiện nay của Mỹ và đồng minh, qua đó Putin có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nước Nga từ sự thay đổi chính quyền tại nước Mỹ.
Dù vậy, ngay cả khi thắng lợi của Trump thực sự là "chiến thắng của Putin", như báo chí phương Tây tuyên bố, thì nước Nga chưa hẳn có lợi.
Nga có gì để đổi trao với Mỹ của Trump?
Quan hệ Nga-Mỹ khởi phát xung đột từ cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 và leo thang căng thẳng trong chiến cuộc Syria.
Hiện quan hệ Nga-Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cách nay hơn 1/4 thế kỷ, và đang có nguy cơ làm tái hiện một cuộc "Chiến tranh Lạnh mới".
Tâm điểm xung đột là lệnh cấm vận mà Mỹ và đồng minh áp đặt lên Nga từ sau vụ sáp nhập Crimea. Cấm vận của Mỹ khiến Nga gánh hậu quả rất nặng nề, đó là kinh tế Nga suy thoái, đời sống người dân khó khăn.
Dỡ bỏ cấm vận của Mỹ đối với Nga được xem là mấu chốt của vấn đề và là chìa khóa khai thông bế tắc giữa hai nước. Đây chắc chắn cũng là điều Putin kỳ vọng từ cuộc chuyển giao quyền lực ở Mỹ.
Quan hệ Nga-Mỹ nhiều khả năng sẽ thân thiện hơn vì cho đến nay, Trump và Putin đều "nghĩ tốt về nhau". Putin thì bị cho là can thiệp vào hệ thống bầu cử Mỹ để giúp Trump thắng cử, còn Trump thì xem Putin là người "tâm đầu ý hợp".
Nhưng sự thân thiện từ cá nhân 2 nhà lãnh đạo chưa hẳn mang lại lợi ích cho nước Nga, thậm chí cấm vận của Mỹ chống nước Nga sẽ không dễ dàng dỡ bỏ trong tương lai gần, sau khi Trump nhậm chức ngày 20/1/2017.
Nguyên nhân xuất phát từ nền tảng quan hệ Nga-Mỹ và quan điểm của của chính quyền mới. Có thể thấy rằng, dù hữu hảo hay xung đột thì quan hệ song phương luôn dựa trên sức mạnh. Đây là lý do hai bên bất hòa nhiều hơn thân thiện.
Trump và Putin đều là những nhà lãnh đạo có cái đầu nóng, khiến quan hệ Nga – Mỹ không dễ dịu êm. (Ảnh minh họa: The Daily Beast)
Quan điểm của chính quyền Trump được nhận diện sẽ phát huy các mối quan hệ quốc tế dựa trên lợi ích có được giữa Mỹ và các đối tác, mà cụ thể là lợi ích kinh tế. Đây chính là bất lợi cho Moscow trong việc cải thiện quan hệ với Washington.
Bởi ngay cả trước cấm vận thì lợi ích trao đổi trong quan hệ Nga-Mỹ cũng chiếm tỷ trọng không lớn, đến nay sau hơn 2 năm bị áp cấm vận, lợi ích Nga có thể trao đổi với Mỹ càng bị thu hẹp. Với Trump thì lợi ích ngắn hạn là quan trọng, nên Moscow bị "thất thế" với Washington.
Nga sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi, thậm chí thiệt hại khi không đủ "vốn liếng" thỏa thuận với Mỹ.
Nói cách khác, để xóa cấm vận thì Nga phải đánh đổi thêm các lợi ích chiến lược. Điều đó chẳng khác gì "chờ được vạ thì má đã sưng".
Trump và Putin có thể tạo xung đột mới giữa Nga và Mỹ
Trump và Putin đều được xem là những lãnh đạo theo chủ nghĩa quốc gia. Dù Trump bị xem là "dân tộc chủ nghĩa hơn" hơn, cả hai đều có tham vọng lớn và quyết đoán trong thực thi quyền lực. Vì vậy, thời kỳ Trump-Putin khó được kỳ vọng mang lại sự hòa hợp.
Xung đột lợi ích giữa Moscow và Washington có thể gia tăng dưới thời chính quyền Trump. Các phát biểu ngoại giao không chứng minh Putin hay Trump sẽ nhượng bộ nhau để tiến tới một nhận thức chung.
Một chương mới trong quan hệ Moscow-Washington sẽ còn nhiều sóng gió, cho dù việc Trump thắng cử được ông Sergei Glazyev, cố vấn của Tổng thống Putin, bình luận là "sự ngăn chặn kịp thời Thế chiến III".
Trump từng bị báo giới Mỹ gọi là "con rối" của Putin, song đó chỉ là những đánh giá hoàn toàn mang tính "tham khảo", khi truyền thông cũng bị cuốn vào cuộc đua tranh phức tạp giữa tỉ phú New York với đối thủ Hillary Clinton, mà rõ ràng cựu Ngoại trưởng nhận được nhiều "ưu ái" hơn.
Trump có thể tạo ra một sự đổi mới trong quan hệ với Nga. Với Trump, sức mạnh Mỹ phải tạo ra lợi ích Mỹ, giá trị Mỹ. Tổng thống đắc cử nhiều khả năng sẽ tận dụng sức mạnh nhiều hơn cả người tiền nhiệm Obama.
Trong viễn cảnh đó, khi Moscow và Washington xung đột lợi ích thì Bắc Kinh sẽ là bên thứ ba hưởng lợi nhiều nhất.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có lợi ích để đổi trao với Trump, thậm chí có thể trao lợi ích cho Putin để "giúp" Nga đàm phán với Mỹ, còn mình thì chờ hái quả ngọt từ cả Mỹ và Nga.
Sau chiến thắng của Donald Trump, CNN ngày 9/11 đã đặt câu hỏi: Phải chăng nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ tiếp theo là chiến thắng lớn nhất cho nước Nga?
Thực tế sẽ trả lời câu hỏi của hãng tin Mỹ, song với những gì có thể nhận diện thì Trump thắng cử là Putin thắng lợi nhưng nước Nga thì chưa hẳn có lợi.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày đã điện đàm với nhau lần đầu tiên hôm 14/11. Hai ông nhất trí "thu xếp cho một cuộc gặp trực tiếp".
Ông
Trump và ông Putin cùng chỉ ra "tình trạng hết sức không tốt của quan
hệ Nga - Mỹ hiện nay" và "tuyên bố cần phải có một nỗ lực chung tích cực
để bình thường hóa trở lại điều đó".
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov phát biểu tại Mosow rằng Nga sẵn sàng làm việc khẩn trương để cải thiện quan hệ với chính quyền mới của ông Trump.
Ryabkov nói rằng với chính quyền Mỹ hiện tại của Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama, hai nước khó có thể khôi phục đối thoại đầy đủ trong lĩnh vực hợp tác quân sự.
theo Trí Thức Trẻ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Mối quan hệ khó lường Trump-Putin: Nga đừng mơ "ăn mừng" nhờ Tổng thống đắc cử Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng bị cả Nhà Trắng lẫn đảng Dân chủ cáo buộc "tác động" cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ để giúp tỷ phú Donald Trump thắng cử.
Tổng thống Nga được cho là rất hoan nghênh chiến thắng của Trump khi ông nhanh chóng bày tỏ quan điểm thân thiện với Tổng thống đắc cử Mỹ, cũng như thiện chí dành cho chính quyền mới tại Washington.
Đó là những dấu hiệu cho thấy quan hệ Nga-Mỹ sẽ nồng ấm hơn trong thời Tổng thống Trump và Moscow có thể kỳ vọng vào việc phá vỡ thế cô lập hiện nay của Mỹ và đồng minh, qua đó Putin có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nước Nga từ sự thay đổi chính quyền tại nước Mỹ.
Dù vậy, ngay cả khi thắng lợi của Trump thực sự là "chiến thắng của Putin", như báo chí phương Tây tuyên bố, thì nước Nga chưa hẳn có lợi.
Nga có gì để đổi trao với Mỹ của Trump?
Quan hệ Nga-Mỹ khởi phát xung đột từ cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 và leo thang căng thẳng trong chiến cuộc Syria.
Hiện quan hệ Nga-Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cách nay hơn 1/4 thế kỷ, và đang có nguy cơ làm tái hiện một cuộc "Chiến tranh Lạnh mới".
Tâm điểm xung đột là lệnh cấm vận mà Mỹ và đồng minh áp đặt lên Nga từ sau vụ sáp nhập Crimea. Cấm vận của Mỹ khiến Nga gánh hậu quả rất nặng nề, đó là kinh tế Nga suy thoái, đời sống người dân khó khăn.
Dỡ bỏ cấm vận của Mỹ đối với Nga được xem là mấu chốt của vấn đề và là chìa khóa khai thông bế tắc giữa hai nước. Đây chắc chắn cũng là điều Putin kỳ vọng từ cuộc chuyển giao quyền lực ở Mỹ.
Quan hệ Nga-Mỹ nhiều khả năng sẽ thân thiện hơn vì cho đến nay, Trump và Putin đều "nghĩ tốt về nhau". Putin thì bị cho là can thiệp vào hệ thống bầu cử Mỹ để giúp Trump thắng cử, còn Trump thì xem Putin là người "tâm đầu ý hợp".
Nhưng sự thân thiện từ cá nhân 2 nhà lãnh đạo chưa hẳn mang lại lợi ích cho nước Nga, thậm chí cấm vận của Mỹ chống nước Nga sẽ không dễ dàng dỡ bỏ trong tương lai gần, sau khi Trump nhậm chức ngày 20/1/2017.
Nguyên nhân xuất phát từ nền tảng quan hệ Nga-Mỹ và quan điểm của của chính quyền mới. Có thể thấy rằng, dù hữu hảo hay xung đột thì quan hệ song phương luôn dựa trên sức mạnh. Đây là lý do hai bên bất hòa nhiều hơn thân thiện.
Trump và Putin đều là những nhà lãnh đạo có cái đầu nóng, khiến quan hệ Nga – Mỹ không dễ dịu êm. (Ảnh minh họa: The Daily Beast)
Quan điểm của chính quyền Trump được nhận diện sẽ phát huy các mối quan hệ quốc tế dựa trên lợi ích có được giữa Mỹ và các đối tác, mà cụ thể là lợi ích kinh tế. Đây chính là bất lợi cho Moscow trong việc cải thiện quan hệ với Washington.
Bởi ngay cả trước cấm vận thì lợi ích trao đổi trong quan hệ Nga-Mỹ cũng chiếm tỷ trọng không lớn, đến nay sau hơn 2 năm bị áp cấm vận, lợi ích Nga có thể trao đổi với Mỹ càng bị thu hẹp. Với Trump thì lợi ích ngắn hạn là quan trọng, nên Moscow bị "thất thế" với Washington.
Nga sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi, thậm chí thiệt hại khi không đủ "vốn liếng" thỏa thuận với Mỹ.
Nói cách khác, để xóa cấm vận thì Nga phải đánh đổi thêm các lợi ích chiến lược. Điều đó chẳng khác gì "chờ được vạ thì má đã sưng".
Trump và Putin có thể tạo xung đột mới giữa Nga và Mỹ
Trump và Putin đều được xem là những lãnh đạo theo chủ nghĩa quốc gia. Dù Trump bị xem là "dân tộc chủ nghĩa hơn" hơn, cả hai đều có tham vọng lớn và quyết đoán trong thực thi quyền lực. Vì vậy, thời kỳ Trump-Putin khó được kỳ vọng mang lại sự hòa hợp.
Xung đột lợi ích giữa Moscow và Washington có thể gia tăng dưới thời chính quyền Trump. Các phát biểu ngoại giao không chứng minh Putin hay Trump sẽ nhượng bộ nhau để tiến tới một nhận thức chung.
Một chương mới trong quan hệ Moscow-Washington sẽ còn nhiều sóng gió, cho dù việc Trump thắng cử được ông Sergei Glazyev, cố vấn của Tổng thống Putin, bình luận là "sự ngăn chặn kịp thời Thế chiến III".
Trump từng bị báo giới Mỹ gọi là "con rối" của Putin, song đó chỉ là những đánh giá hoàn toàn mang tính "tham khảo", khi truyền thông cũng bị cuốn vào cuộc đua tranh phức tạp giữa tỉ phú New York với đối thủ Hillary Clinton, mà rõ ràng cựu Ngoại trưởng nhận được nhiều "ưu ái" hơn.
Trump có thể tạo ra một sự đổi mới trong quan hệ với Nga. Với Trump, sức mạnh Mỹ phải tạo ra lợi ích Mỹ, giá trị Mỹ. Tổng thống đắc cử nhiều khả năng sẽ tận dụng sức mạnh nhiều hơn cả người tiền nhiệm Obama.
Trong viễn cảnh đó, khi Moscow và Washington xung đột lợi ích thì Bắc Kinh sẽ là bên thứ ba hưởng lợi nhiều nhất.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có lợi ích để đổi trao với Trump, thậm chí có thể trao lợi ích cho Putin để "giúp" Nga đàm phán với Mỹ, còn mình thì chờ hái quả ngọt từ cả Mỹ và Nga.
Sau chiến thắng của Donald Trump, CNN ngày 9/11 đã đặt câu hỏi: Phải chăng nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ tiếp theo là chiến thắng lớn nhất cho nước Nga?
Thực tế sẽ trả lời câu hỏi của hãng tin Mỹ, song với những gì có thể nhận diện thì Trump thắng cử là Putin thắng lợi nhưng nước Nga thì chưa hẳn có lợi.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày đã điện đàm với nhau lần đầu tiên hôm 14/11. Hai ông nhất trí "thu xếp cho một cuộc gặp trực tiếp".
Ông
Trump và ông Putin cùng chỉ ra "tình trạng hết sức không tốt của quan
hệ Nga - Mỹ hiện nay" và "tuyên bố cần phải có một nỗ lực chung tích cực
để bình thường hóa trở lại điều đó".
Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov phát biểu tại Mosow rằng Nga sẵn sàng làm việc khẩn trương để cải thiện quan hệ với chính quyền mới của ông Trump.
Ryabkov nói rằng với chính quyền Mỹ hiện tại của Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama, hai nước khó có thể khôi phục đối thoại đầy đủ trong lĩnh vực hợp tác quân sự.
theo Trí Thức Trẻ