Cà Kê Dê Ngỗng
Một Nửa Du Học Sinh Trung Quốc Ưu Tú tại Mỹ Không Muốn Hồi Hương
Chảy máu chất xám tiếp tục là vấn đề của nhiều nước đang phát triển trong vài thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ. Theo một báo cáo của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, có hơn một triệu sinh viên Trung Quốc học tập ở nước ngoài từ năm 1978 đến 2006, và 70% đã không trở về quê hương sau khi tốt nghiệp.
Trong nỗ lực thu hút nhân tài quay về, chính quyền Trung Quốc đưa ra nhiều giải pháp khác nhau, như Chương trình Ngàn Nhân Tài cho các nhà khoa học hàng đầu, trọng đãi cho những người quay về quê hương. Bất chấp các giải pháp được đưa ra cùng với nền kinh tế bùng nổ gần đây, mà đã thu hút thêm người tài từ nước ngoài, nhưng nhiều người Trung Quốc vẫn không sẵn sàng từ bỏ công việc ở các nước phát triển để trở về Trung Quốc.
Nghiên cứu mới đây đã xem xét mục đích quay về của du học sinh Trung Quốc, tìm hiểu về các yếu tố thúc đẩy và lôi kéo họ ở lại hoặc ra đi.
Chúng tôi khảo sát và phỏng vấn 90 sinh viên đang học ở 3 trường đại học danh tiếng ở Bờ Đông nước Mỹ. Kết quả cho thấy chưa đến một nửa số người trả lời “có thể” hoặc “rất có thể” quay về Trung Quốc sau khi tốt nghiệp.
Phần lớn đều muốn có ít nhất vài năm kinh nghiệm làm việc ở Mỹ trước khi xem xét có nên quay về Trung Quốc. Nhưng sau khi có được công việc phù hợp, họ thường ở lại lâu hơn hoặc định cư , xây dựng gia đình và sự nghiệp ở Mỹ.
Kết quả nghiên cứu này còn cho thấy yếu tố học thuật và kinh tế tác động lớn đến mục đích quay về hơn là các yếu tố chính trị và văn hóa xã hội. Phát hiện này cũng tương đồng với các nghiên cứu khác.
Môi trường công việc và “quan hệ”
Một trong những mối lo ngại phổ biến nhất của các học giả Trung Quốc ở hải ngoại là “khoảng cách lớn giữa môi trường học thuật ở Trung Quốc so với nước ngoài”. Điều này cho thấy cần tạo ra môi trường nghiên cứu và học thuật tốt mới giúp thu hút các nhân tài hàng đầu quay về Trung Quốc. Phát biểu của một học giả có lẽ cho thấy bản chất rõ nhất của ý kiến này: “Điều then chốt để thu hút nhân sự hải ngoại xuất sắc trở về Trung Quốc không nằm ở chỗ cung cấp thù lao hào phóng mà cần tạo ra môi trường học thuật bổ ích”.
Một lo ngại lớn khác khiến họ không hồi hương là cấu trúc “dựa vào quan hệ” (Guanxi) trong môi trường làm việc ở Trung Quốc. Điều này có nghĩa thành công của một người phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội hơn là thành tích của họ.
Nhiều người muốn quay về nhưng rất lo ngại về quy định không rõ ràng ở Trung Quốc và môi trường làm việc chủ yếu dựa vào quan hệ, hơn là kết quả công việc. Để xua tan lo ngại này, cần có nỗ lực đồng bộ để tạo ra môi trường có lợi cho sáng tạo và phát triển chuyên nghiệp hơn là tính chính trị. Thiết lập một hệ thống quy định minh bạch và tạo ra cảm giác an toàn và môi trường công bằng hơn có tầm quan trọng lớn để thuyết phục các Hoa kiều có năng lực cao trở về quê hương.
Nhưng yếu tố chi phối nhất để sinh viên quyết định quay về là cơ hội việc làm ở Trung Quốc. Nghiên cứu gần đây cho thấy các sinh viên từ các nền kinh tế tăng trưởng nhanh có xu hướng quay về quê hương hơn là các sinh viên từ các nền kinh tế đang phát triển.
Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh trong hai thập kỷ qua đã tạo nhiều cơ hội việc làm và phát triển chuyên môn, và thu hút nhiều người quay về. Vì nhiều người hồi hương với kỹ năng quản lý và kinh nghiệm quốc tế nên họ thường tìm được công việc quản lý khi trở về Trung Quốc.
Dù vậy, chúng tôi thấy mục đích quay về khác nhau giữa các nhóm khác nhau. Các sinh viên học về kinh doanh có thể quay về Trung Quốc dễ hơn. Các sinh viên này tin rằng có nhiều cơ hội kinh doanh và công việc ở Trung Quốc hơn là ở Mỹ. Họ cũng cảm thấy bằng cấp của các trường danh tiếng và kinh nghiệm nước ngoài của họ sẽ mở ra nhiều cánh cửa khi hồi hương. Các tập đoàn quốc tế cũng tìm kiếm các sinh viên này khi họ mở rộng ở Trung Quốc hoặc Châu Á.
Ngược lại, các sinh viên học khoa học xã hội, như giáo dục hoặc nhân văn, và khoa học vật lý, như vật lý hoặc hóa sinh, cho thấy ít mong muốn quay về nước. Với sinh viên khoa học xã hội, thu nhập thấp ở Trung Quốc là yếu tố chính ngăn cản họ quay về. Trong khi đó với sinh viên khoa học vật lý, đó là môi trường nghiên cứu không tương xứng, môi trường làm việc dựa vào quan hệ và nạn tham nhũng trong giới học thuật.
Giáo dục và ô nhiễm
Kết quả của chúng tôi cũng nhấn mạnh mối lo ngại chính của những người hồi hương là giáo dục cho trẻ em. Theo khảo sát của chúng tôi và dữ liệu phỏng vấn, giáo dục trẻ em và tương lai của chúng có tầm quan trọng rất lớn với các sinh viên đã lập gia đình, đặc biệt với những người đã có con.
Một số nói, một nguyên nhân chính họ muốn ở lại Mỹ là vì tương lai bọn trẻ hơn là tương lai của họ. Một thách thức lớn cho con cái của họ là làm sao thích nghi được với hệ thống giáo dục Trung Quốc. Nhiều người sợ rằng con cái họ có thể rất khó khăn để thích nghi với hệ thống giáo dục cạnh tranh gay gắt ở Trung Quốc.
Tất nhiên, một số sẽ lựa chọn trường quốc tế. Nhưng lựa chọn gửi con cái họ đến trường quốc tế có thể rất tốn kém và không đủ trang trải với người hồi hương. Nếu muốn thu hút nhiều nhân tài quay về, Trung Quốc cần có hỗ trợ tài chính hoặc học thuật cho con cái của những người hồi hương.
Một trong những phát hiện đáng ngạc nhiên nhất của chúng tôi là nhiều người tham gia nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên như yếu tố then chốt để họ quay về. Nhiều người tham gia bày tỏ lo ngại lớn về sự suy thoái môi trường trong những thập kỷ gần đây, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và chất lượng cuộc sống giảm xuống nói chung.
Phát triển kinh tế dẫn đến suy thoái môi trường khắp nước Trung Quốc. Mặc dầu chính phủ có một số nỗ lực để nâng cao tiêu chuẩn môi trường nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Điều này sẽ rất quan trọng để Trung Quốc trở thành nơi lý tưởng cho những nhân tài của họ quay về.
Alan C.K. Cheung là Phó Giáo sư của Khoa Quản trị và Chính sách Giáo dục của Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông. Bài viết này đã đăng trên trang theconversation.com.
Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.
http://vietdaikynguyen.com/v3/9268-mot-nua-du-hoc-sinh-trung-quoc-uu-tu-tai-my-khong-muon-hoi-huong/Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Một Nửa Du Học Sinh Trung Quốc Ưu Tú tại Mỹ Không Muốn Hồi Hương
Chảy máu chất xám tiếp tục là vấn đề của nhiều nước đang phát triển trong vài thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ. Theo một báo cáo của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, có hơn một triệu sinh viên Trung Quốc học tập ở nước ngoài từ năm 1978 đến 2006, và 70% đã không trở về quê hương sau khi tốt nghiệp.
Trong nỗ lực thu hút nhân tài quay về, chính quyền Trung Quốc đưa ra nhiều giải pháp khác nhau, như Chương trình Ngàn Nhân Tài cho các nhà khoa học hàng đầu, trọng đãi cho những người quay về quê hương. Bất chấp các giải pháp được đưa ra cùng với nền kinh tế bùng nổ gần đây, mà đã thu hút thêm người tài từ nước ngoài, nhưng nhiều người Trung Quốc vẫn không sẵn sàng từ bỏ công việc ở các nước phát triển để trở về Trung Quốc.
Nghiên cứu mới đây đã xem xét mục đích quay về của du học sinh Trung Quốc, tìm hiểu về các yếu tố thúc đẩy và lôi kéo họ ở lại hoặc ra đi.
Chúng tôi khảo sát và phỏng vấn 90 sinh viên đang học ở 3 trường đại học danh tiếng ở Bờ Đông nước Mỹ. Kết quả cho thấy chưa đến một nửa số người trả lời “có thể” hoặc “rất có thể” quay về Trung Quốc sau khi tốt nghiệp.
Phần lớn đều muốn có ít nhất vài năm kinh nghiệm làm việc ở Mỹ trước khi xem xét có nên quay về Trung Quốc. Nhưng sau khi có được công việc phù hợp, họ thường ở lại lâu hơn hoặc định cư , xây dựng gia đình và sự nghiệp ở Mỹ.
Kết quả nghiên cứu này còn cho thấy yếu tố học thuật và kinh tế tác động lớn đến mục đích quay về hơn là các yếu tố chính trị và văn hóa xã hội. Phát hiện này cũng tương đồng với các nghiên cứu khác.
Môi trường công việc và “quan hệ”
Một trong những mối lo ngại phổ biến nhất của các học giả Trung Quốc ở hải ngoại là “khoảng cách lớn giữa môi trường học thuật ở Trung Quốc so với nước ngoài”. Điều này cho thấy cần tạo ra môi trường nghiên cứu và học thuật tốt mới giúp thu hút các nhân tài hàng đầu quay về Trung Quốc. Phát biểu của một học giả có lẽ cho thấy bản chất rõ nhất của ý kiến này: “Điều then chốt để thu hút nhân sự hải ngoại xuất sắc trở về Trung Quốc không nằm ở chỗ cung cấp thù lao hào phóng mà cần tạo ra môi trường học thuật bổ ích”.
Một lo ngại lớn khác khiến họ không hồi hương là cấu trúc “dựa vào quan hệ” (Guanxi) trong môi trường làm việc ở Trung Quốc. Điều này có nghĩa thành công của một người phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội hơn là thành tích của họ.
Nhiều người muốn quay về nhưng rất lo ngại về quy định không rõ ràng ở Trung Quốc và môi trường làm việc chủ yếu dựa vào quan hệ, hơn là kết quả công việc. Để xua tan lo ngại này, cần có nỗ lực đồng bộ để tạo ra môi trường có lợi cho sáng tạo và phát triển chuyên nghiệp hơn là tính chính trị. Thiết lập một hệ thống quy định minh bạch và tạo ra cảm giác an toàn và môi trường công bằng hơn có tầm quan trọng lớn để thuyết phục các Hoa kiều có năng lực cao trở về quê hương.
Nhưng yếu tố chi phối nhất để sinh viên quyết định quay về là cơ hội việc làm ở Trung Quốc. Nghiên cứu gần đây cho thấy các sinh viên từ các nền kinh tế tăng trưởng nhanh có xu hướng quay về quê hương hơn là các sinh viên từ các nền kinh tế đang phát triển.
Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh trong hai thập kỷ qua đã tạo nhiều cơ hội việc làm và phát triển chuyên môn, và thu hút nhiều người quay về. Vì nhiều người hồi hương với kỹ năng quản lý và kinh nghiệm quốc tế nên họ thường tìm được công việc quản lý khi trở về Trung Quốc.
Dù vậy, chúng tôi thấy mục đích quay về khác nhau giữa các nhóm khác nhau. Các sinh viên học về kinh doanh có thể quay về Trung Quốc dễ hơn. Các sinh viên này tin rằng có nhiều cơ hội kinh doanh và công việc ở Trung Quốc hơn là ở Mỹ. Họ cũng cảm thấy bằng cấp của các trường danh tiếng và kinh nghiệm nước ngoài của họ sẽ mở ra nhiều cánh cửa khi hồi hương. Các tập đoàn quốc tế cũng tìm kiếm các sinh viên này khi họ mở rộng ở Trung Quốc hoặc Châu Á.
Ngược lại, các sinh viên học khoa học xã hội, như giáo dục hoặc nhân văn, và khoa học vật lý, như vật lý hoặc hóa sinh, cho thấy ít mong muốn quay về nước. Với sinh viên khoa học xã hội, thu nhập thấp ở Trung Quốc là yếu tố chính ngăn cản họ quay về. Trong khi đó với sinh viên khoa học vật lý, đó là môi trường nghiên cứu không tương xứng, môi trường làm việc dựa vào quan hệ và nạn tham nhũng trong giới học thuật.
Giáo dục và ô nhiễm
Kết quả của chúng tôi cũng nhấn mạnh mối lo ngại chính của những người hồi hương là giáo dục cho trẻ em. Theo khảo sát của chúng tôi và dữ liệu phỏng vấn, giáo dục trẻ em và tương lai của chúng có tầm quan trọng rất lớn với các sinh viên đã lập gia đình, đặc biệt với những người đã có con.
Một số nói, một nguyên nhân chính họ muốn ở lại Mỹ là vì tương lai bọn trẻ hơn là tương lai của họ. Một thách thức lớn cho con cái của họ là làm sao thích nghi được với hệ thống giáo dục Trung Quốc. Nhiều người sợ rằng con cái họ có thể rất khó khăn để thích nghi với hệ thống giáo dục cạnh tranh gay gắt ở Trung Quốc.
Tất nhiên, một số sẽ lựa chọn trường quốc tế. Nhưng lựa chọn gửi con cái họ đến trường quốc tế có thể rất tốn kém và không đủ trang trải với người hồi hương. Nếu muốn thu hút nhiều nhân tài quay về, Trung Quốc cần có hỗ trợ tài chính hoặc học thuật cho con cái của những người hồi hương.
Một trong những phát hiện đáng ngạc nhiên nhất của chúng tôi là nhiều người tham gia nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên như yếu tố then chốt để họ quay về. Nhiều người tham gia bày tỏ lo ngại lớn về sự suy thoái môi trường trong những thập kỷ gần đây, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và chất lượng cuộc sống giảm xuống nói chung.
Phát triển kinh tế dẫn đến suy thoái môi trường khắp nước Trung Quốc. Mặc dầu chính phủ có một số nỗ lực để nâng cao tiêu chuẩn môi trường nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Điều này sẽ rất quan trọng để Trung Quốc trở thành nơi lý tưởng cho những nhân tài của họ quay về.
Alan C.K. Cheung là Phó Giáo sư của Khoa Quản trị và Chính sách Giáo dục của Đại học Trung Quốc ở Hồng Kông. Bài viết này đã đăng trên trang theconversation.com.
Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.
http://vietdaikynguyen.com/v3/9268-mot-nua-du-hoc-sinh-trung-quoc-uu-tu-tai-my-khong-muon-hoi-huong/