Truyện Ngắn & Phóng Sự
Một Thoáng Hương Xuân
1. Thụy khẽ cựa mình, nghiêng người sang một bên. Mắt vẫn nhắm nghiền, anh chưa tỉnh hẳn. Cái lạnh dìu dịu còn sót lại trong những ngày cuối Đông của Cao Nguyên đất đỏ khiến anh chẳng muốn kéo tấm chăn mỏng đang trùm kín đầu xuống. Miệng nhạt thếch, đầu óc lãng đãng bồng bềnh sau một giấc ngủ dài, dưới tác dụng của thuốc mê.
Anh không biết là mình thiếp đi bao lâu, sau khi được làm phẩu thuật. Tất cả ý niệm về thời gian đã ra khỏi tầm kiểm soát của anh. Trong mơ hồ, Thụy vẫn nghe tiếng nói ríu rít như chim hót, tiếng chim ròn rã những sớm mai, lúc đơn vị dừng chân ở một vùng núi đồi yên tịnh -rất hiếm hoi- nào đó, pha lẫn tràng cười tựa pha lê vỡ chập chờn lúc gần, lúc xa.
Sau cái cựa mình của anh, những âm thanh ấy vụt tắt. Cả không gian im lìm, cô đọng, chỉ có tiếng quạt máy đang quay những vòng uể oải trên trần nhà. Anh cảm nhận đưọc mùi ethel trộn với alcon thoang thoảng trong không khí trầm mặc ấy.
Thụy nghĩ đến màu trắng của những bức tường Quân Y Viện và nhớ lại mấy vần lục bát mới đọc được hôm nào:
Bỗng từ khoảng trống mông mênh.
Chợt quay về kiếp bồng bềnh nổi trôi.
Súng gươm bạn cũ đâu rồi?
Ta còn ta với thân tơi tả sầu.
Trắng tay, trắng cả mái đầu.
Nghe hồn dẫy chết giữa màu tóc tang...*
Phải! Anh đang nằm đây, giữa màu trắng toát của Quân Y Viện Pleiku, với một viên đạn AK xuyên vào bắp đùi, mới sáng hôm qua đây thôi. Viên đạn nhỏ nhoi, chỉ lớn bằng ngón tay út, thế mà có thể làm thay đổi mạng số của một con người. Oái oăm thay, nó lại do chính con người tạo ra. Chiến tranh thật tàn nhẫn, và súng đạn thật vô tình… Những âm thanh véo von ấy tiếp tục nổi lên, dường như có sự kềm chế về cường độ, đã dứt anh ra khỏi giòng suy nghĩ miên man:
- Em nghĩ anh ta chưa tỉnh mô! Giọng Huế của một cô gái vang lên nhè nhẹ. Rồi tiếng người thanh niên nói giọng miền Bắc:
- Đúng thế, sớm lắm thì trưa nay anh ấy mới tỉnh dậy. Nhưng chẳng biết đâu chừng, nên em cũng phải giữ ý một chút…
- Con ni lúc mô mà chẳng rứa, anh nói với hắn chi cho mệt.
- Tau mần răng? Giọng cô gái lúc đầu chen vào.
- Mi lúc mô cũng láu ta, láu táu chứ mần răng!
- Mi thì hiền như ma gia hỉ?
- Tôi thật sự lấy làm lạ, tính tình hai cô xung khắc như nước với lửa mà có thể là bạn thân với nhau lâu dài như thế! Bao nhiêu năm rồi nhỉ?
- Hơn mười năm rồi đó anh à! Từ hồi mới vô lớp mẫu giáo lận tề!
- Em với hắn là oan gia đó, anh Chính ơi!
“…À! Thì ra người con trai tên là Chính.”
- Sao ngộ vậy? Chính lên tiếng.
- Anh nghĩ coi, hai đứa có rất nhiều cái không hợp nhau. Thí dụ… Em thích màu vàng, hắn thích màu xanh…
Cô gái có giọng nói nhẹ nhàng khẽ lên tiếng:
- Em thích xem phim tình cảm, hắn thì chỉ thích những loại phim chưởng!
- Em thích toán, hắn lại ưa văn chương …Và còn nhiều thứ khác nhau lắm…
- Anh Chính biết không, Phụng giỏi toán lắm đó. Kỳ mô thầy ra bài tập hắn cũng được mười chín, hai mươi điểm không hà!
- Còn Thanh thì giỏi văn chương lắm đó anh Chính! Lần mô có tập làm văn, bài của hắn cũng được giáo sư đọc cho mọi người nghe. Hắn còn mần thơ với thẩn nữa chứ!
Cô gái có giọng nói sôi nổi nhắc đến hai tiếng thơ thẩn cố ý kéo dài ra, nghe thật buồn cười…
“Ồ! Như thế là trong phòng này ngoài anh thì còn có thêm hai người con gái Huế - rất Huế nữa là đàng khác. Một cô tên Phụng có giọng nói rất sôi nổi, dứt khoát, một cô tên Thanh nói năng từ tốn, và một người thanh niên mà anh đoán có lẽ cũng là thương binh như anh, tên Chính. Như vậy, đây là phòng đôi!”
Ra vào cái Quân y viện này đã vài ba lần nên anh cũng có chút ít hiểu biết về sự sắp xếp ở đây. Và chắc chắn rằng một trong hai người con gái ấy là người yêu của Chính… Sự suy đoán của anh đã được xác nhận không lâu sau đó. Chính lên tiếng:
- Nhưng, ngẫm lại có khi đó lại chính là những yếu tố để hai cô giữ được tình bạn bền vững!
- Anh nói răng lạ rứa! Phụng cất tiếng hỏi liền.
- Này nhé! Hai cô có sở trường khác nhau thì bổ sung cho nhau, nếu có chung thì sẽ trở thành đối thủ rồi, chứ đâu còn là bạn nữa và hai cô chơi với nhau càng lâu thì càng tập được các đức tính tốt.
- Đức tính chi rứa anh? Thanh hỏi nhỏ.
- Các cô biết sống cho người khác, biết chiều bạn mà hy sinh đi sở thích của mình. Thí dụ khi muốn đi xem phim chung với nhau, một trong hai cô phải chấp nhận cái điều mà mình không thích.
Thụy cảm thấy nực cười với lối giải thích vừa có tính hài hước và nghe ra cũng hợp lý của người con trai. Hai cô gái im lặng, dường như để chiêm nghiệm câu nói ấy.
- Rứa mà hắn muốn em làm phụ dâu cho hắn đó anh Chính! Tiếng Thanh mang vẻ diễu cợt.
- Con quỷ ni! Mi bán đứng bạn bè hả!
- Phụng sắp lập gia đình à? Vậy mà anh không biết chi hết. Ồ! Mà chú rể là ai vậy kìa?
- Anh thiệt không biết chú rể là ai hỉ? Phụng hỏi có vẻ hờn trách.
- Trong Chi Đoàn anh không có ai sao? Phụng nói, giọng đã bớt vẻ giận dỗi.
- Có chứ! Nhưng người lớn thì lớn quá, mà người trẻ thì quá trẻ.
- Trời ui! Chứ con Thanh thì lớn với ai mà anh lo!
- Chứ mi lớn lắm hỉ? Thanh cãi lại.
- Tau sắp lập gia đình mà còn chưa lớn răng?
- Mi cứ tưởng lập gia đình là lớn rồi hỉ, mi nghe nì:
Lấy chàng từ thuở mười ba.Đến năm mười tám thiếp đà năm con.
Ra đường thiếp hãy còn son.
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.**
- Ê! Tau hơn mười bảy, gần mười tám rồi nhe…
- Thanh thuộc nhiều thơ văn nhỉ. Nhưng thôi! Hai cô đừng đấu khẩu nữa. Để cho anh bạn giường bên nghỉ ngơi. Chính chuyển đề tài.
- Qua chừ không thấy ai vô thăm anh ni, hả anh Chính? Tiếng Thanh hỏi nhè nhẹ.
- Cha mẹ hay… người yêu? Phụng tò mò hỏi.
- Không phải, hình như toàn là vợ lính không hà.
- Sao anh biết?
- Nghe cách xưng hô anh biết liền! Nếu là người thân thì đâu cần mở miệng ra là một điều Thiếu úy, hai điều Thiếu úy.
Thanh chen vào:
- Chắc ông ni đối xử với cấp dưới tốt lắm, nên khi bị thương mới được họ chăm sóc như rứa, anh Chính hỉ!
- Thanh nhận xét đúng đó. Lúc mấy bà vào thăm, mặc dù lúc anh ấy vẫn còn mê man, nhưng họ tỏ ra chăm sóc, lo lắng như lo cho người thân vậy.
- Chứ không có ai khác à?
- Tôi nghĩ anh ấy là người Saigon nên chẳng có thân nhân ở đây!
- Tội nghiệp quá hỉ? Giọng Thanh có vẻ xót xa.
- Con nhỏ ni nói năng dị òm! Quen biết chi mô mà chăm sóc.
- Chừ chưa quen, nhưng mai kia không chừng lia thia quen chậu…
Nằm nghe người ta nói về mình, đôi khi cũng cảm thấy là lạ, nhưng không muốn để các cô quá xa, Thụy khẽ cựa mình một lần nữa, khiến câu nói nửa chừng của Phụng tắt ngấm...
Cả căn phòng lại chìm trong im lặng. Lát sau, anh nhè nhẹ kéo tấm chăn mỏng xuống khỏi đầu. Mở mắt he hé… Một luồng ánh sáng ban mai rực rỡ lùa vào thị giác, khiến anh phải nhấp nháy khá lâu mới đón nhận được chúng.
Bên phải anh là khung cửa sổ rộng nhìn ra khu vườn hoa của bịnh viện, được chăm sóc tỉ mỉ, và ngăn nắp. Dưới ánh nắng ngày vào xuân, những đóa mai vàng khoe sắc rực rỡ, pha lẫn màu đỏ của thược dược, mòng gà tạo nên một bức tranh tuyệt mỹ về màu sắc và hài hòa về bố cục... Bên trái, cách khoảng hơn hai thước là một giường bệnh khác. Ngay đầu giường anh, là một cái bàn nhỏ, bày la liệt cam, nho, táo. Anh cũng chẳng hiểu, trong lúc còn mê man, ai đã vào đây thăm anh. Cuối phòng là cánh cửa ra vào. Nhìn thằng ra dãy hành lang dài hun út.
Liếc mắt nhìn sang giường bên, anh vờ lắc nhẹ đầu, như mới tỉnh giấc… Nhờ đầu giường đã quay lên cao, nên anh dễ dàng quan sát. Chính, người thanh niên có giọng nói miền Bắc, trạng tuổi anh, ngồi dựa lưng vào tường, cánh tay phải được băng bó kỹ lưỡng, đeo lên cổ bằng một sợi dây trắng. Kế bên là một cô gái, mặc cái áo dài màu Hoàng Yến, có khuôn mặt sáng như trăng rằm, tóc cắt bum bê, nước da hồng hào làm nổi rõ đôi mắt to đen tròn, lộ nét thông minh lanh lợi. Cạnh giường, trên cái ghế dành cho khách, là một cô gái có mái tóc dài, buông xỏa xuống ngang lưng, và che hờ khuôn mặt trái xoan xinh xắn, nhưng mang nét buồn vương vất. Nhất là đôi mắt, đôi mắt trong vắt như nước hồ Thu. Sau khi đã xác nhận được từng người, anh khẽ nhếch môi cười, gục gặc đầu ra dáng chào hỏi…
- Anh tỉnh rồi hả? Người thanh niên mau miệng hỏi. Thấy trong người ra sao? Có cần gọi y tá không?
Thụy lắc đầu, liếm môi… Chính hiểu ý nên nói tiếp:
- Cô nào rót giúp anh ấy ly nước. Mới tỉnh dậy nên môi còn khô lắm…
Phụng, cô gái ngồi một bên Chính, anh đoán như thế, và quả không sai, lên tiếng:
- Thanh! Mi lại giúp anh ấy đi…
Cô gái tên Thanh nguýt khẽ Phụng một cái, nhưng cũng đứng dậy, bước đến bên chiếc bàn nhỏ nơi đầu giường. Dáng người thanh mãnh, thon thả trong chiếc áo dài xanh màu da trời, may thật khéo, bước đi nhẹ nhàng như bước chân của loài sáo nhỏ. Rót lưng cốc nước, cô rất tự nhiên, khẽ luồn tay đỡ đầu anh dậy, kê ly nước vào miệng một cách rất khéo léo. Một mùi thơm thanh khiết từ người cô tỏa ra, nhè nhẹ len vào khứu giác, khiến anh cảm thấy ngầy ngật tâm hồn, nhấp chút nước lọc mà như vừa hớp một ngụm rượu mạnh. Cái cảm giác ấy nó chạy dài khắp châu thân anh, lan tỏa đến từng đường gân, thớ thịt. Chưa bao giờ anh có cái xúc động lạ lùng như thế này, Thụy nói trong hơi thở bất thường:
- Cám ơn cô… Thanh…
Cô gái mỉm cười, quay gót. Một nụ cười vừa e ấp vừa cởi mở, và rất quen thuộc, như anh đã thấy nó tự lúc nào. Khi tiếp xúc gần gủi như thế, anh phát giác ra phía dưới bờ trái của đôi mắt hồ thu ấy có một chấm nút ruồi đen nho nhỏ, mà chỉ khi nhìn kỹ người ta mới thấy được. Anh lên tiếng:
- Tôi là Thiếu Úy Thụy, Tiểu Đoàn 11 Biệt Động Quân. Xin chào ba vị!
- Tôi là Chính, Thiếu Úy Thiết Giáp, người vừa rót nước cho anh là cô Thanh, còn đây là Phụng…
- Vị hôn thê của anh Chính! Thanh chen vào trong lúc Chính còn ngập ngừng.
Một lần nữa Thụy gật đầu ra dấu chào hỏi hai cô gái. Trong lúc đó, trí óc anh làm việc cật lực. Giọng nói và khuôn mặt của người thanh niên này khá quen, nhất là đôi mắt lé kim rất có duyên, dường như anh đã gặp gỡ ở đâu đó… Trườn người lui về phía sau, để ngảng đầu cao hơn chút nữa, anh quan sát kỹ người thanh niên và nói:
- Hình như mình đã gặp nhau ở đâu rồi thì phải?
Chính cũng ngạc nhiên nói:
- Phải! Tôi cũng thấy anh quen lắm.
- Hay mình đã từng đi hành quân chung?
- Không phải, vì tôi làm chuyên môn. Nay thiếu quân số, tôi mới ra tham dự hai cuộc hành quân thì bị thương.
- Anh có thường uống cà phê Dinh Điền, hay đến Phượng Hoàng nhảy nhót gì chăng?
- Cà phê tôi không thích mấy. Còn chuyện vũ trường, thì bây giờ tôi có Phụng Hoàng rồi, nên không đi Phượng Hoàng nữa…
Anh vừa nói vừa liếc mắt nhìn Phụng, khiến cô gái mắc cỡ đỏ mặt:
- Cái anh ni! Nói năng chi dị òm!
- Thì từ hồi làm lễ đính hôn với em, anh đâu có la cà như trước nữa…
- Tôi khóa 7/68 Thủ Đức.
- Mình không cùng khóa… Trước đây anh học ở đâu?
- Luật khoa mới năm đầu thì có lịnh Tổng Động Viên.
- Tôi muốn hỏi thời Trung Học kìa! Ở Sàigòn hay Tỉnh?
- Tôi học Sàigòn và học Trường Tư không hà!
- Trưòng nào? Kiến Thiết, Nguyễn Bá Tòng, Hưng Đạo, Phan Sào Nam?
Chợt cả hai cùng la to và cùng bật cười ha hả:
- Phan Sào Nam, Đệ Tam Bê Bối.
- Mày là Thụy thơ thẩn.
- Mày là Chính X.13.
Tràng cười sảng khái lại vang lên, mặc cho hai cô gái ngồi nhìn một cách ngơ ngác. Quả là sự tái ngộ bất ngờ. Phụng e dè lên tiếng:
- Hai anh là bạn học hỉ?
Chính mau mắn đáp:
- Đúng thế! Bọn anh học chung lớp đệ Tam B4 - Cũng bằng lớp các cô năm nay - Nhưng phá như quỷ nhà chay nên bị gọi trại thành Tam Bê Bối. Mới đó mà đã sáu, bảy năm rồi Thụy nhỉ!
Họ đã đổi cách xưng, hồn nhiên như thời còn cắp sách đến trường.
- Ừ! Mau thật! Sau đó mày học ở đâu?
- Tao về Hưng Đạo, còn mày?
- Tao qua Trường Sơn. Hết năm đệ nhất, vào Văn Khoa chỉ cà lơ phất phơ đến ngày đi lính. Chính sôi nổi.
- Buồn cười thật, tụi mình học ban B mà rồi lên đại học, thằng thì theo luật, thằng theo văn chương.
Phụng lại chen vào:
- Lạ hỉ! Các anh là bạn học chung một lớp mà không nhận ra nhau. - Em ơi! Saigon đâu có giống như ở đây. Từ nhỏ đến lớn các em học chung một trường, thậm chí chung một lớp. Saigon có hằng hà sa số trường. Nhất là bọn học sinh trường tư tụi anh, nay trường này, mai trường khác. Hơn nữa, lại là năm Đệ Tam, các anh chơi nhiều hơn học, cúp cua thường hơn đến lớp mà… Chỉ chơi thật thân với nhau mới nhớ mà thôi. Chính giải thích.
Thụy góp tiếng:
- Hoặc những người nổi bật như Chính đây nè! Hồi ấy hắn rất giỏi toán! Kỳ nào thày cho bài về nhà làm, hắn cũng được điểm cao và lên bảng sửa bài cho cả lớp - Ngoài ra, còn có tài kể chuyện kinh dị nữa, nên mọi người đặt cho biệt danh là X.13
Chính cũng hào hứng kể:
- Còn Thụy thì rất khá về văn chương! Mấy năm trước đó, nó đã có thơ đăng báo cơ đấy.
Bấy giờ mới thấy Thanh chen vào:
- Ngộ hỉ! Răng giống như em với Phụng vậy.
- Ừ! Giống thật! Thụy cũng có những bài thơ được thày giáo đọc cho cả lớp nghe. Lần ấy, hắn làm bài Song Thất lục bát, giống thơ ngụ ngôn
- Được thày đọc lên, có một cô gái bỏ học hai ba tuần lễ giờ Việt Văn. Tao còn nhớ lõm bõm mấy câu:
“Một buổi sáng trong vườn ngoạn cảnh.Nhìn khóm mai, lòng chạnh ý hay.
Buột mồm Mai đẹp lắm thay.
Nhưng mai có biết rằng ngày trôi nhanh…
- Thôi! Chuyện đó làm tao áy náy mãi, mày còn nhắc làm chi!
- Nhưng anh cũng nên nói cho tụi em biết đầu đuôi câu chuyện chứ! Phụng chen vào, giọng có vẻ rất thân mật.
- Ừa! Anh nói nghe thử đi! Thanh cũng đồng tình.
“…Đúng con gái là chúa tò mò…” Thụy nghĩ thầm, rồi tiếp:
- Nếu các cô muốn thì tôi cũng xin kể. Năm Đệ Tam sau, khi nhập học được vài ba tuần, có một cô gái từ trường khác chuyển đến. Cô ta được xếp ngồi ở dẫy bàn ngay cạnh tôi. Tôi chỉ biết tên là Nguyễn Thị Mai, chứ chưa một lần tiếp xúc. Nhà nghèo, lại ở ngoại ô, nên tôi phải đạp xe hàng chục cây số đến trường. Buổi trưa nọ, tình cờ thấy cô đứng đón xe Lam ở ngã ba Bình Thới, tôi dừng lại toan thăm hỏi đôi điều, dè đâu, cô quá tự cao, nghoảnh mặt đi hướng khác, không thèm nói năng chi. Tôi quê quá, tuổi trẻ bồng bột, máu tự ái nổi lên, nhất là khi ấy có thằng Nghĩa đầu bạc đạp xe đi cùng. Nhân khi thầy cho đề tài thể thơ song thất lục bát, tôi bèn viết bài thơ có tựa đề “Nói Với Mai”. Đọc lên, chỉ là một bài thơ ngụ ngôn bình thường, nhưng người trong cuộc thì hiểu. Qua cái mồm thằng Nghĩa, thế là cả lớp biết và cô ấy đã bỏ học giờ Việt Văn đúng ba tuần lễ.
- Anh đọc hết bài cho tụi em nghe đi! Phụng háo hức.
- Tôi xin chiều các cô vậy. Bài thơ như thế này:
“Một buổi sáng, trong vườn ngoạn cảnh.
Nhìn khóm mai lòng chạnh ý hay.
Buột mồm mai đẹp lắm thay.
Nhưng mai có biết rằng ngày trôi nhanh.
Giờ đang độ xuân xanh vừa chớm.
Hãy hưởng đi sương sớm cuộc đời.
Chứ đừng ngạo mạn khinh người.
Tỏa hương, khoe sắc, cợt cười thế nhân.
Năm tháng qua, tuổi xuân đâu nữa?
Bướm ong chê, nhụy rữa hoa phai.
Chỉ còn lại cánh tàn mai!
Vất vào thùng rác, chẳng ai ngó ngàng”…*
..Đó! Đại khái là như thế…
- Bài thơ anh làm như rứa, ở vào trường hợp của em, có lẽ em phải nghỉ lớp học đó luôn, chứ không phải chỉ vài ba tuần lễ mô. Thanh nói trong vẻ đăm chiêu.
- Tôi biết! Lúc ấy đã quá bồng bột nông nỗi, nên sau hai tuần lễ cô ấy vắng mặt, tôi đã phải tìm đến nhà để nhận lỗi… Và tôi cũng muốn quên đi bài thơ đó…
- Văn thơ là người, anh sinh một đứa con tật nguyền, anh đâu có quyền chối bỏ nó. Thanh vẫn chưa bằng lòng.
- Bài thơ đọc cho cả mấy chục người nghe, còn anh đến nhà, nhận lỗi với riêng cô ấy thì đâu có công bằng. Phụng lại láu táu chêm vào.
Thấy cuộc tranh luận có thể sẽ đi đến chỗ gay cấn, Chính vội giàn hòa:
- Thôi bỏ qua chuyện ấy đi! Hơn nữa, Anh thấy Thụy chẳng có lỗi gì cả. Trên đời đầy dẫy chuyện ngụ ngôn, ai cảm thấy giống trường hợp mình thì bắt đền tác giả à?
Hai cô gái còn có vẻ ấm ức, nhưng có lẽ nghe lời Chính nên không nhắc đến chuyện ấy nữa. Thụy cười làm hòa:
- Hai cô là bạn mà giống như chị em…
- Anh nói giống chỗ mô? Phụng chộp liền. Về vóc dáng, về tánh tình hay cái chi khác nữa?
- Đâu có cần phải giống nhau mới là chị em, năm nay các cô đang học ôn Kim Vân Kiều mà, phải không?
- Ý ảnh muốn nói hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân đó.
Thanh góp tiếng:
- Phải! Các cô thấy hai nhân vật ấy có điểm nào giống nhau đâu, này nhé:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.“
“Kiều càng sắc sảo mặn mà.
So bề tài sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn.
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.”** Thụy mỉm cười nói:
- Đó thấy chưa! Hai cô có thua kém chị em nàng Kiều đâu.
Chính cũng vừa cười vừa chen vào:
- Mày chỉ khéo nịnh đầm.
- Tao nói thật đó chứ. Hai cô đều xinh xắn và có những nét y chang thi hào Tố Như diễn tả.
- Anh nói rõ xem nào! Phụng vẫn chưa vừa ý:.
- Cô Phụng có những nét hao hao giống... Thúy... Vân... Da trắng, mắt tròn, môi son, má phấn còn...
- Anh nói em giống Thúy Kiều hỉ? Thanh chen vào.
- Cô thì... Tinh anh phát tiết ra ngoài...***
- Anh ví von như rứa không khéo vận vào người tụi em nớ!
- Dĩ nhiên tôi chỉ nói về nhan sắc thôi chứ về số mệnh… thì nào dám…
Chính lại chuyển đề tài:
- Thụy và Thanh có vẻ hợp nhau đấy, cùng thích và cùng giỏi về văn chương.
- Không chừng anh chẳng phải đi tìm phụ rể ở xa mô.
Phụng vừa cười vừa nói, trong lúc Thanh xí một cái dài sọc. Chính chuyển qua hỏi Thụy:
- Mày ra đây lâu chưa? Có một mình thôi à?
- Hơn hai năm rồi, chẳng một mình thì với ai?
- Em gái hậu phương đâu?
Không hiểu sao, lúc ấy anh lại nói dối về mối tình mà anh đã yêu say đắm vài năm trước.
- Ai thèm chờ đợi thứ lính trấn thủ lưu đồn như tao với mày đây mà hỏi cho mất công. Trước kia cũng có quen một cô, nhưng từ khi tao đổi ra đây thì coi như bặt tin… Đâu có may mắn như mày, có người chăm lo săn sóc… Còn mày thì sao?
- Từ ngày ra trường, tao thuyên chuyển ra đây và quen biết với Phụng, rồi thấy hợp, nên chúng tao đã đi đến quyết định sẽ thành hôn sau khi Phụng thi xong phần một.
- Xin chúc mừng hạnh phúc của mày…
- Không chừng phải nhờ đến mày làm phụ rể đó.
- Sẵn sàng thôi! Tao mơ ước ngày nào đó được làm rể chính chứ không chỉ làm rể phụ đâu.
- Tao sẽ tiếp tay với mày…
Câu nói của Chính bị cắt ngang, vì một đám lính đồ bông ùa vào phòng. Đi đầu là Trung Sĩ nhất Hạnh, trung đội phó trung đội 1, An lùn mang máy truyền tin, Lễ liên lạc viên và Khiết y tá.
- Thiếu úy tỉnh rồi kìa.
- Khỏe không dzậy, ông thày?
Thụy đưa tay ngón tay trỏ lên môi ra dấu cho mọi người nói nhỏ nhẹ lại.
- Cám ơn anh em. Tôi khỏe rồi. Hôm nay không có công tác gì hay sao mà kéo cả vào đây vậy?
- Hôm nay được nghỉ xả hơi chuẩn bị đón tết, nên tụi tui vô thăm Thiếu úy. Hồi nãy ghé đây thấy ông chưa tỉnh, mấy đứa bèn kéo nhau đi thăm Thằng Thái Bắc Kỳ trước.
- Tình trạng Thái ra sao hả, anh Hạnh?
- Dạ, còn mê man, nhưng bác sĩ nói có thể đã qua thời kỳ nguy hiểm rồi. Lưng nó bị hằng chục mảnh đạn, may là không trúng chỗ nghiệt.
- Khi trái đạn nổ Thái đã lấy thân mình để che cho tôi mà. Nó có mệnh hệ nào, chắc tôi ân hận suốt đời. Vì tôi mà nó lãnh nguyên một trái B.40.
Hạnh an ủi:
- Ông đừng nghĩ ngợi như thế, ai ở trong hoàn cảnh ấy, thì cũng phải xử trí như thằng Thái thôi. Thấy cấp chỉ huy trúng đạn ngã xuống mà lặng im đứng nhìn à? Tôi nhớ cách đây hơn một năm, chính ông cũng đã chạy ra cõng Thượng Sĩ Thành về trong mưa đạn đó là thì sao.
Câu nói của Trung Sĩ Nhất Hạnh khiến ánh mắt Thanh bừng lên một niềm vui khó tả.
- Tôi ân hận vì nguyên ủy ban đầu kìa. Nếu tôi nghe lời ông Đại Đội Trưởng đừng xung phong ra thì đâu nên nỗi, và Thái chẳng cần chạy ra cõng tôi, để bị thương nặng như thế.
- Chính nhờ ông ra như vậy, mới phát giác rằng địch quân đã áp sát mình rồi, chúng định thanh toán đại đội mình để làm quà mừng xuân. Ai dè khi ông xung phong, chúng tưởng đã bị lộ ý đồ, nên mở đợt tấn công luôn, trong khi pháo binh của chúng chưa sẵn sàng.
- Dẫu gì thì tôi cũng thọ ơn cứu mạng của Thái. Kết quả ngày hôm qua ra sao? Đơn vị mình có thiệt hại nhiều không?
- Bị thương hết mấy em, sau đó không quân lên vùng và pháo binh yểm trợ rất hữu hiệu, nên đến trưa thì chúng rút. Bấy giờ mới tải thương Thiếu úy cùng các anh em khác, rồi chuẩn bị bãi đáp để bốc đại đội về luôn.
- Bị trái B40 nổ ngay trên đầu may nhờ Thái che chở, nhưng tôi cũng mê man cho đến lúc về tới Quân Y Viện, vừa tỉnh dậy lại bị gây mê để giải phẩu, nên chẳng còn biết gì nữa.
- Cuối năm bị bám sát, tưởng đụng trận nặng, mà chỉ bị thương có vài người là may mắn lắm rồi. Ông đừng nghĩ ngợi vẫn vơ nữa, hãy tịnh dưỡng cho mau lành để trở về với anh em.
- Cám ơn anh!
Lễ bấy giờ mới lên tiếng:
- Tụi nó ganh với mình đó Thiếu úy!
- Ganh làm sao?
- Tại nó thấy mình được về thành phố ăn tết, nên phá rối mình thôi chứ có gì đâu!
Mọi người đều cười xòa, ngay cả Chính và hai cô gái nãy giờ im lặng theo dõi cuộc trao đổi của mấy thày trò Thụy, cũng phải bật cười trước ý tưởng ngộ nghĩnh của chú lính sữa Lễ. Lễ có biệt danh là lính sữa, vì trông cậu ta còn rất trẻ con, nói năng từ từ tốn, da trắng môi hồng, nhỏ nhắn người, trông rất Babilac
- Thôi tụi tui đến thăm Thiếu úy chút, giờ còn ghé vài anh em khác nữa. Nếu mai không có công việc gì bận tụi tôi lại vô.
- Ừ thôi anh em về đi! Cám ơn đã vào thăm tôi. Chuyển lời thăm hỏi của tôi đến tất cả mọi người nhé! À! Anh có biết ai đã mang cam với nho vào cho tôi không vậy?
- Vợ Hạ Sĩ Can với Vợ Trung Sĩ Tốt đó. Chiều hôm qua, khi đơn vị về đến hậu cứ, các bà ấy nghe ông bị thương đã vội vã vào thăm ông ngay.
- Tội nghiệp các bà, công việc nội trợ bề bộn, còn con mọn nữa mà cũng chịu khó vào thăm tôi. Nhắn với mấy bả là tôi xin cám ơn và bảo đừng lặn lội đi như thế nữa.
- Bi chừ không có mấy mụ nớ vô thăm, ông thày cũng không cảm thấy cô đơn nữa mô!
An vừa lém lỉnh nói vừa liếc nhìn hai cô gái, khiến các cô ửng hồng đôi má. Trong khi ấy, Thụy lại rất vô tình lên tiếng:
- Đúng vậy, Thiếu úy Chính nằm giường bên là bạn học của tôi ở Saigon ngày xưa đó.
Mọi người cùng quay sang chào Chính và tuần tự rút lui. Trước khi rời phòng bệnh, An còn cố nói thêm một câu:
- Nhờ các chị chăm sóc giùm ông thày của em nhe!
Hai cô gái lại một lần nữa, đỏ bừng đôi má. Căn phòng trở lại cái không khí yên tịnh ban đầu. Thanh có vẻ ưu tư, ngồi trầm ngâm không nói năng gì thêm, Phụng đùa:
- Răng mi ngồi như ông thần thừ rứa Thanh?
Cô không trả lời bạn, đứng lên nói nhỏ nhẹ:
- Chừ cũng trưa rồi, em xin phép anh Chính đi về, kẻo mẹ trông.
- Chỉ xin phép anh thôi sao? Chính hỏi trong tiếng cười.
Thụy vội lên tiếng:
- Chiều nay cô Thanh có vào thăm … anh … Chính không?
- Anh Chính đã có em thăm rồi. Hắn có vô thăm là thăm người khác tề. Phụng chêm vào.
- Con ni nói năng ốt dột quá đi thôi! Em sẽ trở vô, nếu nhà không có chi bận. Thanh cự nự.
- Sắp tới giờ cơm rồi, Thụy lại chưa đi đứng được, ai sẽ lo cho nó ăn uống đây cơ chứ? Chính than thở.
Chỉ tay vào chai nước biển treo lủng lẳng trên đầu giường Thụy, cô nói:
- Anh ấy chưa ăn chi được mô! Có thể là chiều ni mới cần đến thực phẩm.
Bước tới bên giường Thụy, cô nói khẽ với một nụ cười
DƯƠNG THƯỢNG TRÚC
munau11@hotmail.com
Sinh Tồn chuyển
Một Thoáng Hương Xuân
1. Thụy khẽ cựa mình, nghiêng người sang một bên. Mắt vẫn nhắm nghiền, anh chưa tỉnh hẳn. Cái lạnh dìu dịu còn sót lại trong những ngày cuối Đông của Cao Nguyên đất đỏ khiến anh chẳng muốn kéo tấm chăn mỏng đang trùm kín đầu xuống. Miệng nhạt thếch, đầu óc lãng đãng bồng bềnh sau một giấc ngủ dài, dưới tác dụng của thuốc mê.
Anh không biết là mình thiếp đi bao lâu, sau khi được làm phẩu thuật. Tất cả ý niệm về thời gian đã ra khỏi tầm kiểm soát của anh. Trong mơ hồ, Thụy vẫn nghe tiếng nói ríu rít như chim hót, tiếng chim ròn rã những sớm mai, lúc đơn vị dừng chân ở một vùng núi đồi yên tịnh -rất hiếm hoi- nào đó, pha lẫn tràng cười tựa pha lê vỡ chập chờn lúc gần, lúc xa.
Sau cái cựa mình của anh, những âm thanh ấy vụt tắt. Cả không gian im lìm, cô đọng, chỉ có tiếng quạt máy đang quay những vòng uể oải trên trần nhà. Anh cảm nhận đưọc mùi ethel trộn với alcon thoang thoảng trong không khí trầm mặc ấy.
Thụy nghĩ đến màu trắng của những bức tường Quân Y Viện và nhớ lại mấy vần lục bát mới đọc được hôm nào:
Bỗng từ khoảng trống mông mênh.
Chợt quay về kiếp bồng bềnh nổi trôi.
Súng gươm bạn cũ đâu rồi?
Ta còn ta với thân tơi tả sầu.
Trắng tay, trắng cả mái đầu.
Nghe hồn dẫy chết giữa màu tóc tang...*
Phải! Anh đang nằm đây, giữa màu trắng toát của Quân Y Viện Pleiku, với một viên đạn AK xuyên vào bắp đùi, mới sáng hôm qua đây thôi. Viên đạn nhỏ nhoi, chỉ lớn bằng ngón tay út, thế mà có thể làm thay đổi mạng số của một con người. Oái oăm thay, nó lại do chính con người tạo ra. Chiến tranh thật tàn nhẫn, và súng đạn thật vô tình… Những âm thanh véo von ấy tiếp tục nổi lên, dường như có sự kềm chế về cường độ, đã dứt anh ra khỏi giòng suy nghĩ miên man:
- Em nghĩ anh ta chưa tỉnh mô! Giọng Huế của một cô gái vang lên nhè nhẹ. Rồi tiếng người thanh niên nói giọng miền Bắc:
- Đúng thế, sớm lắm thì trưa nay anh ấy mới tỉnh dậy. Nhưng chẳng biết đâu chừng, nên em cũng phải giữ ý một chút…
- Con ni lúc mô mà chẳng rứa, anh nói với hắn chi cho mệt.
- Tau mần răng? Giọng cô gái lúc đầu chen vào.
- Mi lúc mô cũng láu ta, láu táu chứ mần răng!
- Mi thì hiền như ma gia hỉ?
- Tôi thật sự lấy làm lạ, tính tình hai cô xung khắc như nước với lửa mà có thể là bạn thân với nhau lâu dài như thế! Bao nhiêu năm rồi nhỉ?
- Hơn mười năm rồi đó anh à! Từ hồi mới vô lớp mẫu giáo lận tề!
- Em với hắn là oan gia đó, anh Chính ơi!
“…À! Thì ra người con trai tên là Chính.”
- Sao ngộ vậy? Chính lên tiếng.
- Anh nghĩ coi, hai đứa có rất nhiều cái không hợp nhau. Thí dụ… Em thích màu vàng, hắn thích màu xanh…
Cô gái có giọng nói nhẹ nhàng khẽ lên tiếng:
- Em thích xem phim tình cảm, hắn thì chỉ thích những loại phim chưởng!
- Em thích toán, hắn lại ưa văn chương …Và còn nhiều thứ khác nhau lắm…
- Anh Chính biết không, Phụng giỏi toán lắm đó. Kỳ mô thầy ra bài tập hắn cũng được mười chín, hai mươi điểm không hà!
- Còn Thanh thì giỏi văn chương lắm đó anh Chính! Lần mô có tập làm văn, bài của hắn cũng được giáo sư đọc cho mọi người nghe. Hắn còn mần thơ với thẩn nữa chứ!
Cô gái có giọng nói sôi nổi nhắc đến hai tiếng thơ thẩn cố ý kéo dài ra, nghe thật buồn cười…
“Ồ! Như thế là trong phòng này ngoài anh thì còn có thêm hai người con gái Huế - rất Huế nữa là đàng khác. Một cô tên Phụng có giọng nói rất sôi nổi, dứt khoát, một cô tên Thanh nói năng từ tốn, và một người thanh niên mà anh đoán có lẽ cũng là thương binh như anh, tên Chính. Như vậy, đây là phòng đôi!”
Ra vào cái Quân y viện này đã vài ba lần nên anh cũng có chút ít hiểu biết về sự sắp xếp ở đây. Và chắc chắn rằng một trong hai người con gái ấy là người yêu của Chính… Sự suy đoán của anh đã được xác nhận không lâu sau đó. Chính lên tiếng:
- Nhưng, ngẫm lại có khi đó lại chính là những yếu tố để hai cô giữ được tình bạn bền vững!
- Anh nói răng lạ rứa! Phụng cất tiếng hỏi liền.
- Này nhé! Hai cô có sở trường khác nhau thì bổ sung cho nhau, nếu có chung thì sẽ trở thành đối thủ rồi, chứ đâu còn là bạn nữa và hai cô chơi với nhau càng lâu thì càng tập được các đức tính tốt.
- Đức tính chi rứa anh? Thanh hỏi nhỏ.
- Các cô biết sống cho người khác, biết chiều bạn mà hy sinh đi sở thích của mình. Thí dụ khi muốn đi xem phim chung với nhau, một trong hai cô phải chấp nhận cái điều mà mình không thích.
Thụy cảm thấy nực cười với lối giải thích vừa có tính hài hước và nghe ra cũng hợp lý của người con trai. Hai cô gái im lặng, dường như để chiêm nghiệm câu nói ấy.
- Rứa mà hắn muốn em làm phụ dâu cho hắn đó anh Chính! Tiếng Thanh mang vẻ diễu cợt.
- Con quỷ ni! Mi bán đứng bạn bè hả!
- Phụng sắp lập gia đình à? Vậy mà anh không biết chi hết. Ồ! Mà chú rể là ai vậy kìa?
- Anh thiệt không biết chú rể là ai hỉ? Phụng hỏi có vẻ hờn trách.
- Trong Chi Đoàn anh không có ai sao? Phụng nói, giọng đã bớt vẻ giận dỗi.
- Có chứ! Nhưng người lớn thì lớn quá, mà người trẻ thì quá trẻ.
- Trời ui! Chứ con Thanh thì lớn với ai mà anh lo!
- Chứ mi lớn lắm hỉ? Thanh cãi lại.
- Tau sắp lập gia đình mà còn chưa lớn răng?
- Mi cứ tưởng lập gia đình là lớn rồi hỉ, mi nghe nì:
Lấy chàng từ thuở mười ba.Đến năm mười tám thiếp đà năm con.
Ra đường thiếp hãy còn son.
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.**
- Ê! Tau hơn mười bảy, gần mười tám rồi nhe…
- Thanh thuộc nhiều thơ văn nhỉ. Nhưng thôi! Hai cô đừng đấu khẩu nữa. Để cho anh bạn giường bên nghỉ ngơi. Chính chuyển đề tài.
- Qua chừ không thấy ai vô thăm anh ni, hả anh Chính? Tiếng Thanh hỏi nhè nhẹ.
- Cha mẹ hay… người yêu? Phụng tò mò hỏi.
- Không phải, hình như toàn là vợ lính không hà.
- Sao anh biết?
- Nghe cách xưng hô anh biết liền! Nếu là người thân thì đâu cần mở miệng ra là một điều Thiếu úy, hai điều Thiếu úy.
Thanh chen vào:
- Chắc ông ni đối xử với cấp dưới tốt lắm, nên khi bị thương mới được họ chăm sóc như rứa, anh Chính hỉ!
- Thanh nhận xét đúng đó. Lúc mấy bà vào thăm, mặc dù lúc anh ấy vẫn còn mê man, nhưng họ tỏ ra chăm sóc, lo lắng như lo cho người thân vậy.
- Chứ không có ai khác à?
- Tôi nghĩ anh ấy là người Saigon nên chẳng có thân nhân ở đây!
- Tội nghiệp quá hỉ? Giọng Thanh có vẻ xót xa.
- Con nhỏ ni nói năng dị òm! Quen biết chi mô mà chăm sóc.
- Chừ chưa quen, nhưng mai kia không chừng lia thia quen chậu…
Nằm nghe người ta nói về mình, đôi khi cũng cảm thấy là lạ, nhưng không muốn để các cô quá xa, Thụy khẽ cựa mình một lần nữa, khiến câu nói nửa chừng của Phụng tắt ngấm...
Cả căn phòng lại chìm trong im lặng. Lát sau, anh nhè nhẹ kéo tấm chăn mỏng xuống khỏi đầu. Mở mắt he hé… Một luồng ánh sáng ban mai rực rỡ lùa vào thị giác, khiến anh phải nhấp nháy khá lâu mới đón nhận được chúng.
Bên phải anh là khung cửa sổ rộng nhìn ra khu vườn hoa của bịnh viện, được chăm sóc tỉ mỉ, và ngăn nắp. Dưới ánh nắng ngày vào xuân, những đóa mai vàng khoe sắc rực rỡ, pha lẫn màu đỏ của thược dược, mòng gà tạo nên một bức tranh tuyệt mỹ về màu sắc và hài hòa về bố cục... Bên trái, cách khoảng hơn hai thước là một giường bệnh khác. Ngay đầu giường anh, là một cái bàn nhỏ, bày la liệt cam, nho, táo. Anh cũng chẳng hiểu, trong lúc còn mê man, ai đã vào đây thăm anh. Cuối phòng là cánh cửa ra vào. Nhìn thằng ra dãy hành lang dài hun út.
Liếc mắt nhìn sang giường bên, anh vờ lắc nhẹ đầu, như mới tỉnh giấc… Nhờ đầu giường đã quay lên cao, nên anh dễ dàng quan sát. Chính, người thanh niên có giọng nói miền Bắc, trạng tuổi anh, ngồi dựa lưng vào tường, cánh tay phải được băng bó kỹ lưỡng, đeo lên cổ bằng một sợi dây trắng. Kế bên là một cô gái, mặc cái áo dài màu Hoàng Yến, có khuôn mặt sáng như trăng rằm, tóc cắt bum bê, nước da hồng hào làm nổi rõ đôi mắt to đen tròn, lộ nét thông minh lanh lợi. Cạnh giường, trên cái ghế dành cho khách, là một cô gái có mái tóc dài, buông xỏa xuống ngang lưng, và che hờ khuôn mặt trái xoan xinh xắn, nhưng mang nét buồn vương vất. Nhất là đôi mắt, đôi mắt trong vắt như nước hồ Thu. Sau khi đã xác nhận được từng người, anh khẽ nhếch môi cười, gục gặc đầu ra dáng chào hỏi…
- Anh tỉnh rồi hả? Người thanh niên mau miệng hỏi. Thấy trong người ra sao? Có cần gọi y tá không?
Thụy lắc đầu, liếm môi… Chính hiểu ý nên nói tiếp:
- Cô nào rót giúp anh ấy ly nước. Mới tỉnh dậy nên môi còn khô lắm…
Phụng, cô gái ngồi một bên Chính, anh đoán như thế, và quả không sai, lên tiếng:
- Thanh! Mi lại giúp anh ấy đi…
Cô gái tên Thanh nguýt khẽ Phụng một cái, nhưng cũng đứng dậy, bước đến bên chiếc bàn nhỏ nơi đầu giường. Dáng người thanh mãnh, thon thả trong chiếc áo dài xanh màu da trời, may thật khéo, bước đi nhẹ nhàng như bước chân của loài sáo nhỏ. Rót lưng cốc nước, cô rất tự nhiên, khẽ luồn tay đỡ đầu anh dậy, kê ly nước vào miệng một cách rất khéo léo. Một mùi thơm thanh khiết từ người cô tỏa ra, nhè nhẹ len vào khứu giác, khiến anh cảm thấy ngầy ngật tâm hồn, nhấp chút nước lọc mà như vừa hớp một ngụm rượu mạnh. Cái cảm giác ấy nó chạy dài khắp châu thân anh, lan tỏa đến từng đường gân, thớ thịt. Chưa bao giờ anh có cái xúc động lạ lùng như thế này, Thụy nói trong hơi thở bất thường:
- Cám ơn cô… Thanh…
Cô gái mỉm cười, quay gót. Một nụ cười vừa e ấp vừa cởi mở, và rất quen thuộc, như anh đã thấy nó tự lúc nào. Khi tiếp xúc gần gủi như thế, anh phát giác ra phía dưới bờ trái của đôi mắt hồ thu ấy có một chấm nút ruồi đen nho nhỏ, mà chỉ khi nhìn kỹ người ta mới thấy được. Anh lên tiếng:
- Tôi là Thiếu Úy Thụy, Tiểu Đoàn 11 Biệt Động Quân. Xin chào ba vị!
- Tôi là Chính, Thiếu Úy Thiết Giáp, người vừa rót nước cho anh là cô Thanh, còn đây là Phụng…
- Vị hôn thê của anh Chính! Thanh chen vào trong lúc Chính còn ngập ngừng.
Một lần nữa Thụy gật đầu ra dấu chào hỏi hai cô gái. Trong lúc đó, trí óc anh làm việc cật lực. Giọng nói và khuôn mặt của người thanh niên này khá quen, nhất là đôi mắt lé kim rất có duyên, dường như anh đã gặp gỡ ở đâu đó… Trườn người lui về phía sau, để ngảng đầu cao hơn chút nữa, anh quan sát kỹ người thanh niên và nói:
- Hình như mình đã gặp nhau ở đâu rồi thì phải?
Chính cũng ngạc nhiên nói:
- Phải! Tôi cũng thấy anh quen lắm.
- Hay mình đã từng đi hành quân chung?
- Không phải, vì tôi làm chuyên môn. Nay thiếu quân số, tôi mới ra tham dự hai cuộc hành quân thì bị thương.
- Anh có thường uống cà phê Dinh Điền, hay đến Phượng Hoàng nhảy nhót gì chăng?
- Cà phê tôi không thích mấy. Còn chuyện vũ trường, thì bây giờ tôi có Phụng Hoàng rồi, nên không đi Phượng Hoàng nữa…
Anh vừa nói vừa liếc mắt nhìn Phụng, khiến cô gái mắc cỡ đỏ mặt:
- Cái anh ni! Nói năng chi dị òm!
- Thì từ hồi làm lễ đính hôn với em, anh đâu có la cà như trước nữa…
- Tôi khóa 7/68 Thủ Đức.
- Mình không cùng khóa… Trước đây anh học ở đâu?
- Luật khoa mới năm đầu thì có lịnh Tổng Động Viên.
- Tôi muốn hỏi thời Trung Học kìa! Ở Sàigòn hay Tỉnh?
- Tôi học Sàigòn và học Trường Tư không hà!
- Trưòng nào? Kiến Thiết, Nguyễn Bá Tòng, Hưng Đạo, Phan Sào Nam?
Chợt cả hai cùng la to và cùng bật cười ha hả:
- Phan Sào Nam, Đệ Tam Bê Bối.
- Mày là Thụy thơ thẩn.
- Mày là Chính X.13.
Tràng cười sảng khái lại vang lên, mặc cho hai cô gái ngồi nhìn một cách ngơ ngác. Quả là sự tái ngộ bất ngờ. Phụng e dè lên tiếng:
- Hai anh là bạn học hỉ?
Chính mau mắn đáp:
- Đúng thế! Bọn anh học chung lớp đệ Tam B4 - Cũng bằng lớp các cô năm nay - Nhưng phá như quỷ nhà chay nên bị gọi trại thành Tam Bê Bối. Mới đó mà đã sáu, bảy năm rồi Thụy nhỉ!
Họ đã đổi cách xưng, hồn nhiên như thời còn cắp sách đến trường.
- Ừ! Mau thật! Sau đó mày học ở đâu?
- Tao về Hưng Đạo, còn mày?
- Tao qua Trường Sơn. Hết năm đệ nhất, vào Văn Khoa chỉ cà lơ phất phơ đến ngày đi lính. Chính sôi nổi.
- Buồn cười thật, tụi mình học ban B mà rồi lên đại học, thằng thì theo luật, thằng theo văn chương.
Phụng lại chen vào:
- Lạ hỉ! Các anh là bạn học chung một lớp mà không nhận ra nhau. - Em ơi! Saigon đâu có giống như ở đây. Từ nhỏ đến lớn các em học chung một trường, thậm chí chung một lớp. Saigon có hằng hà sa số trường. Nhất là bọn học sinh trường tư tụi anh, nay trường này, mai trường khác. Hơn nữa, lại là năm Đệ Tam, các anh chơi nhiều hơn học, cúp cua thường hơn đến lớp mà… Chỉ chơi thật thân với nhau mới nhớ mà thôi. Chính giải thích.
Thụy góp tiếng:
- Hoặc những người nổi bật như Chính đây nè! Hồi ấy hắn rất giỏi toán! Kỳ nào thày cho bài về nhà làm, hắn cũng được điểm cao và lên bảng sửa bài cho cả lớp - Ngoài ra, còn có tài kể chuyện kinh dị nữa, nên mọi người đặt cho biệt danh là X.13
Chính cũng hào hứng kể:
- Còn Thụy thì rất khá về văn chương! Mấy năm trước đó, nó đã có thơ đăng báo cơ đấy.
Bấy giờ mới thấy Thanh chen vào:
- Ngộ hỉ! Răng giống như em với Phụng vậy.
- Ừ! Giống thật! Thụy cũng có những bài thơ được thày giáo đọc cho cả lớp nghe. Lần ấy, hắn làm bài Song Thất lục bát, giống thơ ngụ ngôn
- Được thày đọc lên, có một cô gái bỏ học hai ba tuần lễ giờ Việt Văn. Tao còn nhớ lõm bõm mấy câu:
“Một buổi sáng trong vườn ngoạn cảnh.Nhìn khóm mai, lòng chạnh ý hay.
Buột mồm Mai đẹp lắm thay.
Nhưng mai có biết rằng ngày trôi nhanh…
- Thôi! Chuyện đó làm tao áy náy mãi, mày còn nhắc làm chi!
- Nhưng anh cũng nên nói cho tụi em biết đầu đuôi câu chuyện chứ! Phụng chen vào, giọng có vẻ rất thân mật.
- Ừa! Anh nói nghe thử đi! Thanh cũng đồng tình.
“…Đúng con gái là chúa tò mò…” Thụy nghĩ thầm, rồi tiếp:
- Nếu các cô muốn thì tôi cũng xin kể. Năm Đệ Tam sau, khi nhập học được vài ba tuần, có một cô gái từ trường khác chuyển đến. Cô ta được xếp ngồi ở dẫy bàn ngay cạnh tôi. Tôi chỉ biết tên là Nguyễn Thị Mai, chứ chưa một lần tiếp xúc. Nhà nghèo, lại ở ngoại ô, nên tôi phải đạp xe hàng chục cây số đến trường. Buổi trưa nọ, tình cờ thấy cô đứng đón xe Lam ở ngã ba Bình Thới, tôi dừng lại toan thăm hỏi đôi điều, dè đâu, cô quá tự cao, nghoảnh mặt đi hướng khác, không thèm nói năng chi. Tôi quê quá, tuổi trẻ bồng bột, máu tự ái nổi lên, nhất là khi ấy có thằng Nghĩa đầu bạc đạp xe đi cùng. Nhân khi thầy cho đề tài thể thơ song thất lục bát, tôi bèn viết bài thơ có tựa đề “Nói Với Mai”. Đọc lên, chỉ là một bài thơ ngụ ngôn bình thường, nhưng người trong cuộc thì hiểu. Qua cái mồm thằng Nghĩa, thế là cả lớp biết và cô ấy đã bỏ học giờ Việt Văn đúng ba tuần lễ.
- Anh đọc hết bài cho tụi em nghe đi! Phụng háo hức.
- Tôi xin chiều các cô vậy. Bài thơ như thế này:
“Một buổi sáng, trong vườn ngoạn cảnh.
Nhìn khóm mai lòng chạnh ý hay.
Buột mồm mai đẹp lắm thay.
Nhưng mai có biết rằng ngày trôi nhanh.
Giờ đang độ xuân xanh vừa chớm.
Hãy hưởng đi sương sớm cuộc đời.
Chứ đừng ngạo mạn khinh người.
Tỏa hương, khoe sắc, cợt cười thế nhân.
Năm tháng qua, tuổi xuân đâu nữa?
Bướm ong chê, nhụy rữa hoa phai.
Chỉ còn lại cánh tàn mai!
Vất vào thùng rác, chẳng ai ngó ngàng”…*
..Đó! Đại khái là như thế…
- Bài thơ anh làm như rứa, ở vào trường hợp của em, có lẽ em phải nghỉ lớp học đó luôn, chứ không phải chỉ vài ba tuần lễ mô. Thanh nói trong vẻ đăm chiêu.
- Tôi biết! Lúc ấy đã quá bồng bột nông nỗi, nên sau hai tuần lễ cô ấy vắng mặt, tôi đã phải tìm đến nhà để nhận lỗi… Và tôi cũng muốn quên đi bài thơ đó…
- Văn thơ là người, anh sinh một đứa con tật nguyền, anh đâu có quyền chối bỏ nó. Thanh vẫn chưa bằng lòng.
- Bài thơ đọc cho cả mấy chục người nghe, còn anh đến nhà, nhận lỗi với riêng cô ấy thì đâu có công bằng. Phụng lại láu táu chêm vào.
Thấy cuộc tranh luận có thể sẽ đi đến chỗ gay cấn, Chính vội giàn hòa:
- Thôi bỏ qua chuyện ấy đi! Hơn nữa, Anh thấy Thụy chẳng có lỗi gì cả. Trên đời đầy dẫy chuyện ngụ ngôn, ai cảm thấy giống trường hợp mình thì bắt đền tác giả à?
Hai cô gái còn có vẻ ấm ức, nhưng có lẽ nghe lời Chính nên không nhắc đến chuyện ấy nữa. Thụy cười làm hòa:
- Hai cô là bạn mà giống như chị em…
- Anh nói giống chỗ mô? Phụng chộp liền. Về vóc dáng, về tánh tình hay cái chi khác nữa?
- Đâu có cần phải giống nhau mới là chị em, năm nay các cô đang học ôn Kim Vân Kiều mà, phải không?
- Ý ảnh muốn nói hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân đó.
Thanh góp tiếng:
- Phải! Các cô thấy hai nhân vật ấy có điểm nào giống nhau đâu, này nhé:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.“
“Kiều càng sắc sảo mặn mà.
So bề tài sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn.
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.”** Thụy mỉm cười nói:
- Đó thấy chưa! Hai cô có thua kém chị em nàng Kiều đâu.
Chính cũng vừa cười vừa chen vào:
- Mày chỉ khéo nịnh đầm.
- Tao nói thật đó chứ. Hai cô đều xinh xắn và có những nét y chang thi hào Tố Như diễn tả.
- Anh nói rõ xem nào! Phụng vẫn chưa vừa ý:.
- Cô Phụng có những nét hao hao giống... Thúy... Vân... Da trắng, mắt tròn, môi son, má phấn còn...
- Anh nói em giống Thúy Kiều hỉ? Thanh chen vào.
- Cô thì... Tinh anh phát tiết ra ngoài...***
- Anh ví von như rứa không khéo vận vào người tụi em nớ!
- Dĩ nhiên tôi chỉ nói về nhan sắc thôi chứ về số mệnh… thì nào dám…
Chính lại chuyển đề tài:
- Thụy và Thanh có vẻ hợp nhau đấy, cùng thích và cùng giỏi về văn chương.
- Không chừng anh chẳng phải đi tìm phụ rể ở xa mô.
Phụng vừa cười vừa nói, trong lúc Thanh xí một cái dài sọc. Chính chuyển qua hỏi Thụy:
- Mày ra đây lâu chưa? Có một mình thôi à?
- Hơn hai năm rồi, chẳng một mình thì với ai?
- Em gái hậu phương đâu?
Không hiểu sao, lúc ấy anh lại nói dối về mối tình mà anh đã yêu say đắm vài năm trước.
- Ai thèm chờ đợi thứ lính trấn thủ lưu đồn như tao với mày đây mà hỏi cho mất công. Trước kia cũng có quen một cô, nhưng từ khi tao đổi ra đây thì coi như bặt tin… Đâu có may mắn như mày, có người chăm lo săn sóc… Còn mày thì sao?
- Từ ngày ra trường, tao thuyên chuyển ra đây và quen biết với Phụng, rồi thấy hợp, nên chúng tao đã đi đến quyết định sẽ thành hôn sau khi Phụng thi xong phần một.
- Xin chúc mừng hạnh phúc của mày…
- Không chừng phải nhờ đến mày làm phụ rể đó.
- Sẵn sàng thôi! Tao mơ ước ngày nào đó được làm rể chính chứ không chỉ làm rể phụ đâu.
- Tao sẽ tiếp tay với mày…
Câu nói của Chính bị cắt ngang, vì một đám lính đồ bông ùa vào phòng. Đi đầu là Trung Sĩ nhất Hạnh, trung đội phó trung đội 1, An lùn mang máy truyền tin, Lễ liên lạc viên và Khiết y tá.
- Thiếu úy tỉnh rồi kìa.
- Khỏe không dzậy, ông thày?
Thụy đưa tay ngón tay trỏ lên môi ra dấu cho mọi người nói nhỏ nhẹ lại.
- Cám ơn anh em. Tôi khỏe rồi. Hôm nay không có công tác gì hay sao mà kéo cả vào đây vậy?
- Hôm nay được nghỉ xả hơi chuẩn bị đón tết, nên tụi tui vô thăm Thiếu úy. Hồi nãy ghé đây thấy ông chưa tỉnh, mấy đứa bèn kéo nhau đi thăm Thằng Thái Bắc Kỳ trước.
- Tình trạng Thái ra sao hả, anh Hạnh?
- Dạ, còn mê man, nhưng bác sĩ nói có thể đã qua thời kỳ nguy hiểm rồi. Lưng nó bị hằng chục mảnh đạn, may là không trúng chỗ nghiệt.
- Khi trái đạn nổ Thái đã lấy thân mình để che cho tôi mà. Nó có mệnh hệ nào, chắc tôi ân hận suốt đời. Vì tôi mà nó lãnh nguyên một trái B.40.
Hạnh an ủi:
- Ông đừng nghĩ ngợi như thế, ai ở trong hoàn cảnh ấy, thì cũng phải xử trí như thằng Thái thôi. Thấy cấp chỉ huy trúng đạn ngã xuống mà lặng im đứng nhìn à? Tôi nhớ cách đây hơn một năm, chính ông cũng đã chạy ra cõng Thượng Sĩ Thành về trong mưa đạn đó là thì sao.
Câu nói của Trung Sĩ Nhất Hạnh khiến ánh mắt Thanh bừng lên một niềm vui khó tả.
- Tôi ân hận vì nguyên ủy ban đầu kìa. Nếu tôi nghe lời ông Đại Đội Trưởng đừng xung phong ra thì đâu nên nỗi, và Thái chẳng cần chạy ra cõng tôi, để bị thương nặng như thế.
- Chính nhờ ông ra như vậy, mới phát giác rằng địch quân đã áp sát mình rồi, chúng định thanh toán đại đội mình để làm quà mừng xuân. Ai dè khi ông xung phong, chúng tưởng đã bị lộ ý đồ, nên mở đợt tấn công luôn, trong khi pháo binh của chúng chưa sẵn sàng.
- Dẫu gì thì tôi cũng thọ ơn cứu mạng của Thái. Kết quả ngày hôm qua ra sao? Đơn vị mình có thiệt hại nhiều không?
- Bị thương hết mấy em, sau đó không quân lên vùng và pháo binh yểm trợ rất hữu hiệu, nên đến trưa thì chúng rút. Bấy giờ mới tải thương Thiếu úy cùng các anh em khác, rồi chuẩn bị bãi đáp để bốc đại đội về luôn.
- Bị trái B40 nổ ngay trên đầu may nhờ Thái che chở, nhưng tôi cũng mê man cho đến lúc về tới Quân Y Viện, vừa tỉnh dậy lại bị gây mê để giải phẩu, nên chẳng còn biết gì nữa.
- Cuối năm bị bám sát, tưởng đụng trận nặng, mà chỉ bị thương có vài người là may mắn lắm rồi. Ông đừng nghĩ ngợi vẫn vơ nữa, hãy tịnh dưỡng cho mau lành để trở về với anh em.
- Cám ơn anh!
Lễ bấy giờ mới lên tiếng:
- Tụi nó ganh với mình đó Thiếu úy!
- Ganh làm sao?
- Tại nó thấy mình được về thành phố ăn tết, nên phá rối mình thôi chứ có gì đâu!
Mọi người đều cười xòa, ngay cả Chính và hai cô gái nãy giờ im lặng theo dõi cuộc trao đổi của mấy thày trò Thụy, cũng phải bật cười trước ý tưởng ngộ nghĩnh của chú lính sữa Lễ. Lễ có biệt danh là lính sữa, vì trông cậu ta còn rất trẻ con, nói năng từ từ tốn, da trắng môi hồng, nhỏ nhắn người, trông rất Babilac
- Thôi tụi tui đến thăm Thiếu úy chút, giờ còn ghé vài anh em khác nữa. Nếu mai không có công việc gì bận tụi tôi lại vô.
- Ừ thôi anh em về đi! Cám ơn đã vào thăm tôi. Chuyển lời thăm hỏi của tôi đến tất cả mọi người nhé! À! Anh có biết ai đã mang cam với nho vào cho tôi không vậy?
- Vợ Hạ Sĩ Can với Vợ Trung Sĩ Tốt đó. Chiều hôm qua, khi đơn vị về đến hậu cứ, các bà ấy nghe ông bị thương đã vội vã vào thăm ông ngay.
- Tội nghiệp các bà, công việc nội trợ bề bộn, còn con mọn nữa mà cũng chịu khó vào thăm tôi. Nhắn với mấy bả là tôi xin cám ơn và bảo đừng lặn lội đi như thế nữa.
- Bi chừ không có mấy mụ nớ vô thăm, ông thày cũng không cảm thấy cô đơn nữa mô!
An vừa lém lỉnh nói vừa liếc nhìn hai cô gái, khiến các cô ửng hồng đôi má. Trong khi ấy, Thụy lại rất vô tình lên tiếng:
- Đúng vậy, Thiếu úy Chính nằm giường bên là bạn học của tôi ở Saigon ngày xưa đó.
Mọi người cùng quay sang chào Chính và tuần tự rút lui. Trước khi rời phòng bệnh, An còn cố nói thêm một câu:
- Nhờ các chị chăm sóc giùm ông thày của em nhe!
Hai cô gái lại một lần nữa, đỏ bừng đôi má. Căn phòng trở lại cái không khí yên tịnh ban đầu. Thanh có vẻ ưu tư, ngồi trầm ngâm không nói năng gì thêm, Phụng đùa:
- Răng mi ngồi như ông thần thừ rứa Thanh?
Cô không trả lời bạn, đứng lên nói nhỏ nhẹ:
- Chừ cũng trưa rồi, em xin phép anh Chính đi về, kẻo mẹ trông.
- Chỉ xin phép anh thôi sao? Chính hỏi trong tiếng cười.
Thụy vội lên tiếng:
- Chiều nay cô Thanh có vào thăm … anh … Chính không?
- Anh Chính đã có em thăm rồi. Hắn có vô thăm là thăm người khác tề. Phụng chêm vào.
- Con ni nói năng ốt dột quá đi thôi! Em sẽ trở vô, nếu nhà không có chi bận. Thanh cự nự.
- Sắp tới giờ cơm rồi, Thụy lại chưa đi đứng được, ai sẽ lo cho nó ăn uống đây cơ chứ? Chính than thở.
Chỉ tay vào chai nước biển treo lủng lẳng trên đầu giường Thụy, cô nói:
- Anh ấy chưa ăn chi được mô! Có thể là chiều ni mới cần đến thực phẩm.
Bước tới bên giường Thụy, cô nói khẽ với một nụ cười
DƯƠNG THƯỢNG TRÚC
munau11@hotmail.com
Sinh Tồn chuyển