Văn Học & Nghệ Thuật
Một Thời Đang Qua Nhật Tiến
Ở ngoài đời, tôi chưa bao giờ gặp Nhật Tiến. Điều này, nếu đối vớí cá nhân tôi có thể được xem là một sự thiệt thòi thì trái lạ
Lời giới thiệu của Nguyễn Ngọc Bích
(trong ấn bản in năm 1985)
Ở ngoài đời, tôi chưa bao giờ gặp Nhật Tiến. Điều này, nếu đối vớí cá nhân tôi có thể được xem là một sự thiệt thòi thì trái lại, đối vớí tác phẩm có khi lại là một điều hay: tôi không có cách nào khác hơn là đến với anh qua tác phẩm.
Tuy chưa được gặp anh song Nhật Tiến trong Văn Học Việt Nam thì không phải là một ai xa lạ. Sau khi bước vào văn đàn với truyện dài Những người áo trắng (1959) và nhất là Những vì sao lạc (1960) nói về những trẻ “bụi đời” có cả mười mấy, hai chục năm trước khi có từ ngữ sau này, anh đã, ở tuổi 25, đạt tới được một vinh dự không nhỏ là được Giải thưởng Văn chương Toàn quốc cho hai năm 1961-1962 vì truyện Thềm Hoang do nhà xuất bản Đời Nay của Nhất Linh in ra năm 1961. Là người yêu văn học, từ đó không ai là không để ý đến những tác phẩm đầu tay gần như năm nào Nhật Tiến cũng có mặt để đóng góp vào văn học miền Nam tự do.
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG VĂN HỌC CỦA NHẬT TIẾN
Người ta để ý đến anh không phải vì anh viết nhằm vào cái sôi nổi, như Chu Tử với những Loạn, Ghen, Yêu của ít năm sau đó hay Hoàng Đông Phương (tức Nguyễn Thị Hoàng) của Vòng tay học trò hoặc Lệ Hằng của những năm 70. Người ta cũng lại không để ý đến anh vì anh đi tìm cái mới như Thanh Tâm Tuyền hay thử nghiệm nhiều như Bùi Giang, Phạm Thiên Thư trong thơ. Người ta tìm đọc Nhật Tiến vì anh rất “cổ điển”, cổ điển không thua gì những bậc đàn anh (và cả đàn chị) như Nhất Linh và Nguyễn Thị Vinh, những người đầu tiên đã nhìn ra văn tài của anh và khuyến khích anh trên con đường sự nghiệp.
Ở anh nổi bật lên những đức tính như một lòng thương xót bao la dành chơ những kẻ xấu số trong xã hội, một con mắt thật tinh đời nhưng không ác ý, một trái tim ôn hòa nhưng không phải không biết phẫn nộ, một con ngườỉ thuần túy dành cho giáo dục (kể cả giáo dục có bề ngoài hình thức như ở trong học đường lẫn giáo dục tưởng như không có hình thức như báo chí, tiểu thuyết, truyền thanh, truyền hình ).
Người ta, do đó, tìm ở Nhật Tiến một cái gì chân thật, một lương tâm xã hội đôi khi có thể xem là hơi lý tưởng quá nhưng lúc nào cũng đầy một lòng trìu mến đối vớỉ tuổi thơ (như trong Chim Hót Trong Lồng, Chuyện Bé Phượng, hay Tay Ngọc), đối với những người dân lành bị kẹt vào trong một cuộc chiến thảm khốc mà họ không có đủ trí tuệ hay hiểu biết để tách bạch, phân tích các vấn đề (điển hình như những truyện dài Giấc Ngủ Chập Chờn hay Quê Nhà Yêu Dấu, viết vào trong những giờ phút khốc liệt ngay theo sau trận Mậu Thân). Ở trong một khung cảnh chiến tranh mà nhiều khi ta cảm thấy như bị bẫy, không trách có người cảm thầy mình điên lên được, không trách có người điên thực sự như trong truyện ngắn “Tặng Phẩm Của Dòng Sông”, một trong những truyện ngắn hay nhất của anh và được lựa chọn vào trong tuyển tập "Những truyện ngắn hay nhất của quê hương" do nhà xuất bản Sống in ra ở Saigon năm 1973.
Ở Nhật Tiến có nhiều con người xa lạ, tưởng không bao giờ có thể gặp nhau trong một người. Từ ngày trưởng thành, là một sinh viên di cư vào Nam, anh trong căn bản là một nhà giáo. Ra đời, anh đi dạy tư ở Mỹ Tho, nơi đây anh gặp Truơng Cam Vĩnh. Đời sống tỉnh lẻ, anh không biết làm gì hơn là ngồi viết văn – trước hết là cho mình, chưa dám nói là cho ai khác vội. Rồi một cơ may (qua sự giới thiệu của anh Trương Cam Vĩnh) anh đã đến với Nhất Linh, và từ đó anh trở thành một tác giả có sách xuất bản. Hỏi anh có làm gì về văn chương trong khung cảnh học đường không? “Thưa không, tôi dạy Toán, Lý, Hóa....”
Cho đến tận những năm cuối cùng trước khi miền Nam sụp đổ, anh vẫn làm nghề ‘‘gõ đầu trẻ” và trong đám “trẻ” này đôi khi cũng có cả những ông bà trung niên được anh luyện thi mà nhiều người không hề bao giờ biết là anh viết văn. “Tôi không bao giờ nói về văn chương ở trong lớp cả”, anh tuyên bố.
Anh dạy từ khi mới vào đời, anh dạy từ trong thời gian dài làm báo, viết văn, anh dạy tư thêm trong lúc bị động viện, ở trong quân đội, anh dạy cả sau khi Cộng sản vào thành. Nói tóm lại, ở trong anh từ trước đến sau là một nhà giáo. Nhưng là vì anh dạy tư suốt đời nên khi Cộng sản vào, anh cũng không phải đi học tập gì nhiều. Anh chỉ phải theo có một đợt học tập ngắn ngày dành cho diện các văn nghệ sĩ (lần đó anh đi có cả Thái Thanh, Phạm Đình Chương, Lệ Hằng, Nguyên Thị Hoàng v...v... bị gọi đi cùng). Và cũng vì người ta, cả xã hội chung quanh anh nhìn anh là một “ông thầy” dậy trẻ nên không ai nỡ tâm khai anh đã từng có ở trong quân đội, ngành Chiến tranh Tâm lý. (Có ai ở trong hoàn cảnh này mới rõ được lòng yêu mến, tình bao bọc của đồng bào là quý đến chừng nào !)
Mãi đến năm 78 anh mới thôi dạy học vì dạy trong một xã hội Cộng sản, dạy học dầu là Toán, Lý, Hóa....mà không được dạy theo ý mình, phải theo giáo án, phải theo chỉ thị, phải theo yêu cầu chính trị của Nhà nước và Đảng thì quả là hơn một cực hình. Anh chị Nhật Tiến quay ra mở quán cà phê. Ta hãy nghe Mai Thảo nói về anh trong giai đoạn này:
“Một buổi chiều Saigon, ít ngày sau khi 30 tháng tư 1975, ngồi sau chiếc xe gắn máy của Duyên Anh, cũng tác giả Ngựa Chứng Trong Sân Trường dạo quanh một vòng trên những phố phường tan hoang của thành phố vừa đổi chủ, tôi bổng nhìn thấy Nguyễn Thụy Long trên một khúc vì hè ở khu đại học Duy Tân. Long ngồi sau một cái quán lộ thiên mọc lên như nấm ở Saigon lúc đó. Tác giả Loan Mắt Nhung đang nhậu, mặt mày đỏ sậm, kính trắng dầy cộm. Và cạnh đó, là một quán hàng khác, với Nhật Tiến, Nhật Tiến không nhậu, không nhậu bao giờ, đang lụi hụi với một chậu nước và một chồng bát đũa nhớp cạnh một gốc cây.
Cái cảnh tượng đập vào mắt tôi lúc đó, về hai cái quán liền sát, cũng ở trước một vi tường thấp chạy dài, là cái cảnh tượng của một đối nghịch hoàn toàn. Mang chung sự thất thế của văn nghệ gác bút ra đường bán quán trước hoàn cảnh mới, cái quán của Nguyễn Thụy Long với những xị đế ngổn ngang trên mặt bàn và mấy người khách hàng trẻ tuổi cũng ngất ngưởng như Long, hiện rõ vẻ bụi đời anh chị. Cái quán của Nhật Tiến khác hẳn. Nó lành mạnh hơn và cũng gia đình hơn gấp bội, với những đĩa rau muống chẻ nhỏ đặt ngay ngắn, bên cạnh là một chảo mỡ sôi bắn khói bốc xanh um, chị Nhật Tiến má hồng củi lửa chiên những cái bánh tôm vàng ngậy và đứa cháu lớn, nơ cài mái tóc, váy xếp chững chạc đang phụ một tay với ông bố nhà văn.
Nhìn Long một bên, Tiến một bên, cũng đã lăn cả ra với sương nắng thời thế với gió bụi hè đường, cũng đã trở thành hai ông chủ quán tài tử bất đắc dĩ mà quán bạn là quán bạn, quán tôi là quán tôi, bạn anh chị bụi đời, tôi gia đình nghiêm chỉnh, tôi đã nhìn thấy một lần nữa, và lần đó là lần cuối cùng, điều tôi yêu thích và tự hào nhất cho văn nghệ miền Nam 20 năm, là cái trạng thái đa diện và đa dạng không bao giờ đồng dáng và đồng tính. Đó là cái thế giới văn nghệ của mỗi người một trời mình, mỗi kẻ một biển mình. Đó là vùng đất đai văn nghệ của mỗi người một non sông, mỗi người một sông núi. Cái không đồng dáng, không đồng phục nơi mỗi người trước bàn viết cũng như trong đời sống ấy, lại là điều văn nghệ miền Bắc đổ khuôn và con số thù ghét nhất. Và bởi vì thù ghét nhất nên muốn triệt hủy nhất. Đó cũng chính là nguyên nhân của đại nạn đã tới với mọi ngành văn học nghệ thuật muôn nghìn hình vẻ của ta. Và đương nhiên là đại nạn ấy cũng đã đến với Nguyễn Thụy Long và Nhật Tiến.
Nhớ hôm đó, tôi và Duyên Anh đã ngưng xe lại. Đã vào ngồi xuống mấy cái ghế đẩu thấp. Đã lên tiếng ca ngợi cái tinh thần quả cảm của gia đình Nhật Tiến, hàng ngày từ thật xa cổng xe lửa số sáu xuống, vui vẻ nhập được tức khắc vào nếp sinh hoạt mới ở quanh mình. Nhớ lời hôm đó, chúng tôi đã ăn ủng hộ Thềm Hoang Quán mỗi người một đĩa bánh tôm, rất ngon, và tôi đã hỏi đùa Nhật Tiến:
- Rửa bát thạo ngay. Giỏi nhỉ?
Và Nhật Tiến đã cười nụ cười bình thường, chừng mực, nụ cười hơi già trước tuổi một chút của một nhà giáo. Nhật Tiến bao giờ cũng trước hết xác nhận mình là một nhà giáo:
- Giỏi quỷ gì. Việc làm thì phải làm. Để cho ai đây.
(Trích Văn số 6, tháng 12,1982)
TỪ VĂN CHƯƠNG ĐẾN HÀNH ĐỘNG
“Giỏi quỷ gì. Việc làm thì phải làm. Để cho ai đây”. Đúng là Nhật Tiến, một trăm phần trăm. Nếu anh đã không để cho việc viết văn của anh ảnh hưởng đến việc dạy học của anh trước kia thì giờ này, anh cũng lại không để cho sự thất thế của anh ảnh hưởng chút gì đến việc làm của anh – một việc làm hoàn toàn lương thiện.
Cuộc chiến trong những năm đầu 70 ngày càng vượt xa sự hiểu biết của người dân thường, ngày càng đi quá khả năng chịu đựng của ngay cả những người ý thức nhất. Nhưng trong khủng hoảng tinh thần, trong “bế tắc” đó (chữ của anh), Nhật Tiến vẫn không bỏ cuộc. Anh quay ra làm báo thiêú nhi, một việc làm mà anh đã có ít nhiều kinh nghiệm trước đó khi làm tổng thư ký tờ Đông Phương của Nguyễn Thị Vinh. Tờ báo Thiếu Nhi do nhà sách Khai Trí bảo trợ đã trở thành mối bận tâm chính của anh trong những năm từ 1971 đến khi mất miền Nam. Trong thời gian này, anh đã chuyển hướng sáng tác, đi từ truyện viết về thiếu nhi (như Chim Hót Trong Lồng, Tay Ngọc, một số truyện trong Ánh Sáng Công Viên) hay thanh thiếu niên (Những Vì Sao Lạc, v…v...) sang thành truyện viết cho và của thiếu nhi. Đây là những chuyện như Lá Chúc Thư (truyện dài, in năm 1969, trong tủ sách Vàng), Đường Lên Núi Thiên Mã, hay cả Thưở Mơ Làm Văn Sĩ (tuy viết dưới hình thức hồi ký).
Đều đặn, đều đặn anh sáng tác để thành một văn nghiệp khá đồ sộ: Trước 75, như vậy là anh đã có gần như mỗi năm một tác phẩm, mà nói chung, tác phẩm nào cũng viết một cách cẩn trọng. Giá như anh có ngưng ở đó thì chúng ta cũng đã có một văn nghiệp gồm 11 truyện dài, 4 tập truyện ngắn, 1 truyện thiếu nhi, 1 tập viết dưới hình thức hồi ký, 1 tập viết dưới hình thức nhật ký, và một tiểu thuyết kịch (Người Kéo Màn in ra năm 1962 do nhà xuất bản Huyền Trân), tức 19 tác phẩm tất cả trong một đời sáng tác là 17 năm (1959 đến 1975). Đó là chưa kể những viết lách lặt vặt bên cạnh nữa, những đóng góp trên mặt báo, những bài diễn thuyết, những khẳng định lập trường, những bài giảng dạy về chiến tranh tâm lý v...v... Tóm lại, đây không thể coi là một văn nghiệp mà ta có thể khinh thường được ở một người mà tháng 4,1975 chưa đầy 39 tuổi.
Nhưng điều làm cho ngườì ta để ý đến Nhật Tiến sau này, trong những năm gần đây lại không nhất thiết là sự nghiệp văn chương của anh. Vì trong gần 5 năm ở với Cộng sản, dĩ nhiên là anh phải “gác bút” rồi trừ khi là anh bằng lòng đi làm tay sai cho chúng – một điều chúng ta không thể nghĩ được về Nhật Tiến. Nhưng chỉ cần anh đặt chân lên đất Thái sau khi vượt biên bằng đường thủy là ta đã thấy ngòi bút của anh phục hoạt liền.
Những truyện ngắn của anh sáng tác ở trong trại sau này được tập hợp lại trong tập Tiếng Kèn (do nhà xuất bản Văn Học in năm 1982 ở Cali) vẽ lên một bức tranh vô cùng sống động về cuộc đổi đời lớn nhất của người dân Việt Nam (chứ không riêng gì của người dân miền Nam) có lẽ từ hơn một trăm năm nay. Thời Tây sang, với tất cả những cái va chạm, xung đột văn hóa giở khóc giở cười của nó, cũng không thể so sánh được với cái ngô nghê, cái ồ ạt và cái dã man của mấy chú mán ở rừng về như bộ đôi và cán bộ miền Bắc vào xâm chiếm miền Nam.
Song Nhật Tiến không để cho cái hận thù đó làm mờ đi cái đau thương trước mắt là nạn hải tặc hoành hành trong vịnh Thái Lan trong những ngày tháng anh ở trại. Với sự tiếp tay can đảm của hai nhà văn Dương Phục và Vũ Thanh Thúy, Nhật Tiến đã lên tiếng tố cáo nạn hải tặc ngay trên đất Thái, làm thành một cuộc vận động toàn thế giới (do sự tiếp sức của các báo chí Việt ngữ và cộng đồng người Việt ở hải ngoại) mà quốc tế phải để ý tới, mà Liên Hiệp Quốc phải họp hội nghị để giải quyết, buộc ngay cả chính quyền Thái phải lùng bắt một số hải tặc và đem chúng ra trước vành móng ngựa.
Tháng 9-80, sang đến Mỹ, Nhật Tiến vẫn không bỏ cuộc. Nhờ sự hiện diện của anh và của hai anh chị Dương Phục - Vũ Thanh Thủy ở miền Nam Cali, giờ này có thể đứng ra làm chứng nhân hay nhân chứng sống, phong trào chống hải tặc lên cao độ với Ủy ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (do giáo sư Nguyễn Hữu Xương cầm đầu) vận động khắp nơi trong báo chí, trên quốc hội, với lập pháp và hành pháp Mỹ, với Liên Hiệp Quốc. Những bài tố cáo của ba nhân chứng được gom lại thành một tập tài liệu mang tên "Hải tặc trong vịnh Thái Lan" do Ủy Ban Báo Nguy in ra năm 1981. Ngay sau đó, James Banerian đã dịch toàn tập sang tiếng Anh mang tựa đề là "Pirates on the Gulf of Siam".
Việc làm này của Nhật Tiến, Dương Phục và Vũ Thanh Thủy được đến cả Coleman McCarthy trên tờ Washington Post công nhận là một công việc đầy ý nghĩa. Một số các bài xã luận đăng trên mặt các báo chí Hoa Kỳ và quốc tế cũng đã dựa phần nào vào những tiết lộ như ở trong Pirates on the Gulf of Siam.
KINH NGHIỆM Ở MỸ
Sang đến Hoa Kỳ, Nhật Tiến chấp nhận ngay cái thực tế của xứ này: Nhà văn Việt Nam không có (hay ít nhất cũng chưa có) chân đứng trong cái xã hội này. Anh vì thế nên cũng chấp nhận ngay cuộc chơi mới, lăn lộn từ tiểu bang này sang tiểu bang khác, nhận đủ mọi thứ việc thượng vàng hạ cám, gì cũng làm tuốt, làm đêm làm ngày mệt nghỉ, và rồi đi học để kiếm một cái chuyên môn mà xứ này dùng được. Thế mà rồi anh vẫn viết, viết hăng say hơn bao giờ hết. Truyện của anh đăng đủ trên các mặt báo Việt ngữ ở hải ngoại, từ Ngày Nay ở Kansas City đến Đất Mới, Seattle, Washington, từ Khai Phóng và Nội San Cựu Giáo Chức ở Cali đến Chuông Saigon ở Úc Châu, từ Lửa Việt ở Canada đến Độc Lập ở Tây Đức và Quê Mẹ ở Pháp.
Mặc dầu phần lớn làm “chùa” anh vẫn không hề lấy đó làm buồn. Anh hăng say trong mọi việc, lại còn lấy đó làm như một niềm vui, một thú giải khuây cho những năm tháng âu sấu, buồn bã. Tập truyện Một Thời Đang Qua hiện trong tay bạn đọc chính là một ghi chép trung thực của nhưng ngày tháng ấy, đặc biệt ở phần I. Sự đổi đời trong cuộc sống của người Việt hải ngoại, nhất là trong những năm đầu làm quen vớí xứ người, nó ghê quá, nó làm cho ta đôi khỉ tưởng như đến mất nhân bản tính tới độ ta chỉ còn có mộng tưởng là xem được là thật thôi (“Người Làm Ca Đêm”).
Trong “Một Ngày Của Nhiều Người” gần như không còn ai là của riêng mình nữa. Một người sáng dậy, vừa chồm ra khỏi giường đã thấy mình trở thành một bộ phận của guồng máy xã hội; không hơn không kém một con ốc mà vì máy đã bắt đầu chạy nên mình phải theo. Thôi thì đủ thứ tính toán, “rất may là chỉ phải “đề xe” có hai lần nhưng ngần ấy việc cũng đã tiêu đi mất của anh thời gian một phút rồi. Nếu chậm thêm 4 phút nữa thôi anh sẽ bị kẹt xe ở lối vào xa lộ…(trang 10). Thế mà trong óc lúc nào cũng còn lởn vởn những cái “bill” hàng tháng, “tiền điện thoại, tiền gas, tiền nước, tiền Tivi, tiền dàn âm thanh và những gói quà 2 pounds gửi cho gia đình ở Sài Gòn...” để rổi “đầu anh như bị xiết lại. Anh muốn ngộp thở về những ý nghĩ ấy trong đầu diễn ra rất nhanh như một dòng điện từ xẹt qua óc” (trang 11).
Rồi câu chuyện đi sang những tình huống của một số người khác, những tình huống không còn phân biệt được đây là câu chuyện của nhiều người khác nhau: Hải, Toản, Bình, Sảnh, Dũng.....Tại sao? Tại vì trong cái guồng máy khổng lồ đó, ta đã gần như mất hết cá tính.
Chẳng thế mà trong “Những Mẩu Dây Leo” con người đã gần như điên, không còn biết mình điên hay người điên nữa! Ai lại ngày nào Vũ (nhân vật chính làm nhân viên an ninh trong một tòa lầu) cũng leo lên 3 tầng lầu “một ngày tám tiếng, mỗi tuần năm ngày... như con sên leo lên vách tường đá rổi bi tụt xuống. Tụt rồi lại leo lên nữa” (trang 43) để làm một công việc duy nhất là “thọc 25 cái chìa khóa ở 25 nơi khác nhau vào cái hộp đen, xoay một vòng để nó in hàng ám số lên cuộn bằng giấy nằm bên trong” (trang 38). Riết rồi một hôm anh ngây người ra làm những công việc mà người ta có thể ngỡ là đã có tính cách bất bình thường, để rồi ông giám đốc phải gọi anh lên khiển trách. Anh về nhà, nằm mơ thấy một giấc mơ hãi hùng là anh đã bị sa thải vì bệnh “Mental Health” (“rối loạn thần kinh”). Anh thất nghiệp, không còn tiền gởi về cho gia đình, ngay cả đến một gói quà 2 pounds. Sau đó, những chuỗi tư tưởng lớp lang bình thường vẫn “xuôi dòng” nay trở nên “lộn phèo” và “tình trạng này trước còn xảy ra thưa thớt, dần dà Vũ phát hiện được ra rằng nó đến với mình có vẻ thường xuyên hơn.” Chàng tự nhủ: “Mình phải chống trả lại chúng nó chứ. Phải chống bằng bất cứ giá nào để chứng minh với tất cẩ mọi người rằng tôi là một kẻ bình thường chứ.” (trang 46)
Song “bình thường” gì mà đến quên cả cái nheo nhóc của vợ con ở quê nhà.(quên cả những đoạn thư con gái út viết cho anh từ Sài gòn: “Hôm qua mẹ nhận được gói quà bố gửi. Hôm nay mẹ bỏ tiền mua xương phở cho cả nhà được gặm. Ngon quá bố. Lâu rồi con không được ăn thịt.”) để dám chạy thẳng lên văn phòng lão “manager” chỉ vào mặt hắn và mắng :
“Tôi ghét sự nói láo của những kẻ làm việc dưới quyền của ông. Tôi ghét luôn cả những loại cây giả tạo mà ông cho trưng bầy ở mọi chỗ trong cơ quan này. Chúng nó chẳng có gì xứng đáng để khiến cho tôi phải đứng thừ người, chiêm ngưỡng so với những cây cỏ tươi tốt, đẹp đẽ ở trên quê hương của tôi. Vậy thì, những kẻ nào tố cáo tôi như vậy, chính nó mới là đứa có bệnh “mental health” đó thưa ông!” (trang 46).
Tả người mất trí đến như thế phải kể là hết cỡ. Nhưng hiện thực chiến tranh, những thảm họa của sự đổi đời trên quê huơng và trên quê người đã được Nhật Tiến mô tả một cách linh động, lôi cuốn đến độ khi buông sách ra ta đã phải thở phào mà thấy là mình may mắn đã không phải là người trong truyện.
Bên cạnh những truyện như vậy, ta cũng lại có một Nhật Tiến nhẹ nhàng hơn như trong truyện “Những Mảnh Trăng Thu”, môt câu truyện khá cảm động. Tác giả tả cuộc sống của những đứa trẻ kiểu “bụi đời” ở trong trại tỵ nạn, tuy nghèo khổ nhưng vẫn còn có nhau, một tình huống khá tương phản với những trẻ em Việt Nam ở ngoại quốc, đầy đủ hơn nhưng tiếng nói thì đã chọ chọe, văn hóa thì đã xa vời với quê hương đất tổ: “Trăng thu năm đó chỉ còn hắt hiu trong trí nhớ của các em bé còn vất vưởng ở đâu đó trong các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á.” (trang 7)
Sự va chạm văn hóa còn được Nhật Tiến đem ra làm đề tài trong mấy truyện khác như ‘‘Mùa Xuân Của Nàng” và nhất là “Bông Hồng Nào Cho Mẹ”. Đây không phải là những đề tài chỉ có một mình Nhật Tiến nhìn ra, song phần anh bao giờ cũng có cái đậm đà, thâm trầm của riêng anh – một thứ trầm buồn mà nhiều người trong chúng ta cũng chia xẻ đứng trước những vấn đề đó. Thành ra, với Nhật Tiến, ta lại có thêm được một cách nhìn, một tiếng nói Việt Nam bên cạnh những Võ Phiến trong tiểu luận (Thư gửi bạn, Lại thư gửi bạn), những Trần Phong Vũ (xem truyện Hạt Cát trong tuyển tập Quê hương còn đó), Trần Diệu Hằng (Vũ điệu của loài công), Lê Thị Huệ (trong Bụi hồng), Nguyễn Ngọc Ngạn (trong Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Ngạn) trong tiều thuyết như một thể bao trùm cả truyện ngắn, những Cao Tần, Nguyễn Bá Trạc, Trần Mộng Tú trong thơ để bàn đến một loại đề tài tưởng như bất tận.
PHẦN “QUÊ NHÀ”
Sang phần 2 (phần “Quê Nhà” đối với “Quê Người” của phần 1) thì ta thấy tiếp nối một số truyện mang cái hơi còn sung sức của tập Tiếng Kèn. Thật vậy, sự thành công của tập Tiếng Kèn được tiếp nối (đây bằng nhưng truyện có kịch tính cao độ như truyện” “Người Tù Cuối Năm” “Chặng Đường Cuối” và nhất là “Những Vết Chân Trâu.” Qua tất cả những thảm kịch đổi đời ở quê nhà từ ngày Cộng sản đến như một tai họa (chữ của Nguyễn Chí Thiện), Nhật Tiến như muốn nói với chúng ta là cứu cánh vẫn chỉ có thể là con người. Chính con người trong một tên thủ trưởng công an tưởng như khát máu đã giúp hắn nhìn ra ân nhân của hắn để nói:
“Ông Định, hơn ba mươi năm rồi, bây giờ tôi mới có dịp nói lên lời cám ơn ông.” (trang 78).
Cũng lại chính con người, một con người rất bình thường khi nó đã tước bỏ được hết những huyền thoại nhảm nhí về nó, đã làm cho tên đại úy trong “Chặng Đường Cuối”, xem như bị hủ hóa. Thì ra cả một huyền thoại về cách mạng đẹp đẽ có thể bi sụp đổ như một cái nhà bằng giấy đứng trước một xã hội thực tế, lột trần như một xã hội kẻ cắp, con buôn ở một vài đô thị miền Nam. Thì ra cái “đạo đức cách mạng” của “con người mới xã hội chủ nghĩa” xem ra cũng mỏng thôi!
Còn như truyện “Những Vết Chân Trâu” một chuyên phải nghĩ đã xảy ra ở một hợp tác xã miền Bắc, cũng như truyện “Một Chuyến Đi”, mô tả tất cả cái trần ai của việc xin giấy đi một chuyến tàu ra Bắc, đều nói lên cả cái bế tắc của xã hội Việt Nam ở trong tay Cộng Sản. Xin xong giấy tờ, Quý, vai chính trong “Một Chuyến Đi đã chợt mỉm cười tự mãn.” Để rồi Nhật Tiến phải hạ môt câu: “Có lẽ ở trên đời này chỉ có Quý là kẻ duy nhất đã có thể cười được khi nhận được tin mẹ mình đang thực sự hấp hối!” (trang 91).
Đó cuộc sống nó đã đảo điên tới mức đó thì không cần phải tác giả dùng lời trực tiếp lên án chế độ nữa, những truyện của Nhất Tiến có sức thuyết phục hơn chính vì chúng chỉ tìm cách tả sự thật: sự lên án chế độ đã trở thành một kết luận đương nhiên của cuộc sống.
Hai truyện “Tay Ngà” và “Chân Dung Người Nữ Diễn Viên” nói về sự sa sút của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ Cộng sản. Ở đây, Nhật Tiến chỉ làm một việc là tiếp nối, mang cái nhìn sâu sắc của mình vào hoàn cảnh người đàn bà, một việc Nguyễn Du trước kia đã đặc biệt lưu ý, một việc Phạm Duy gần đây cũng làm trong nhạc của ông. Huyền thoại “Tay Ngà” của Lữ về chị Thu đã bị sụp đổ sau 30 năm khi chị đưa tay ra, “hai bàn tay sần sùi nhăn nhúm và mang một vẻ chai cứng, khô queo” và giải thích: “Chế độ mới cần đề cao tinh thần lao động trong mọi tầng lớp quần chúng, kể cả những nghệ sĩ chơi đàn. Tôi không bị cấm đánh đàn nhưng tôi cũng bị bắt buộc phải cầm thêm cái cuốc. Cơn tàn phá đối với một bàn tay chỉ trong vòng một tháng là thấy rõ ....”(trang 66).
Trong “Chân Dung Người Nữ Diễn Viên”, tuy là hoàn cảnh của người phụ nữ, song cứu cánh vẫn lại là con người. Ngày nay, chị Hồng hết được xem là minh tinh và chỉ sống bằng nghề cầy ruộng bên cạnh một anh chồng thương phế binh, song chị đã thoải mái biết bao khi bỏ được tất cả sự giả dối bao trùm đời chị khi chị còn phục vụ chế độ trong ngành kịch nghệ.
Trường tồn trong tất cả cuộc sống bi đát ở quê hương, nơi đó mỗi cuộc sống là một thảm kịch, chỉ có bà mẹ Việt Nam, bà mẹ muôn thưở mà ta thấy trong truyện “Cái Túi Bùa”.
Xem thế đủ thấy cả cái phong phú của Nhật Tiến trong Một Thời Đang Qua.
CON ĐƯỜNG ĐÃ VẠCH
Trả lời một cuộc phỏng vấn mới đây thực hiện trên tạp chí Xác Định về cách nào anh phân biệt gỉữa con người của hành động và con người nhà văn trong anh, Nhật Tiến cho biết là theo anh, viết văn là một thứ thiên chức. Nhưng một thứ thiên chức đòi hỏi nhiều bền bỉ. Tuy anh không nói ra song ta phải hiểu là nếu không kiên trì thì thiên chức này cũng có thể mai một, cùn mòn. Do đó, nên giữa hành động và viết, anh không quên hành động (mà khi hành động anh còn hăng say hơn ai hết) nhưng đặc biệt, anh không bao giờ quên viết – chỉ trừ những trường hợp bất khả kháng như những năm anh bị kẹt ở lại với Cộng sản.
Ra được đất tự do, ngay khi hãy còn một mình ở trại (chị Nhật Tiến, tức nhà văn Đỗ Phương Khanh, và các cháu đi sau nhưng ngay từ lúc còn ở nhà đã nói với anh là “anh ra làm được gì cứ làm, cần phải nói cái gì cứ nói” đừng bận tâm về những hậu quả có thể xảy ra cho chị ở nhà) anh đã bắt ngay trở lại cái nghiệp viết văn của anh để tiếp nối cái thiên chức kia.
Ở trong nhiều điều kiện vật chất có thể nói là vô cùng bất thuận lợi và bất ổn định, anh vẫn tiếp tục “ra quân”. Cứ xem những ngày tháng ghi tại các truyện trong "Tiếng Kèn", ta sẽ thấy rõ: tháng 12,1979 (“Buổi Sáng Của Bé”), tháng 1, 1980 (“Tiếng Kèn”, “Nồi Cháo Thịt”) ở trạỉ Songkhla Thái Lan, tháng 12-80 ở Portland, Oregon (“Điểm Hẹn”, “Một Thoáng Xuân Về” và “Ước Vọng Của Bà Năm”), tháng 8,1981 (“Trận Đánh Cuối Cùng Của Một Kẻ Sĩ”) và tháng 12, 1981 (“Chuyến Tàu Cuối Năm”) ở Santa Ana, California. Ta có cảm tưởng anh đang di chuyển mà cái bút, tập giấy vẫn không rời tay anh, và anh viết liên miên, viết bất chấp những điều kiện hay ngoại cảnh chung quanh.
Làm việc như vậy, chắc chắn Nhật Tìến đã phải có một niềm tin sắt đá. Bốn năm ở lại với Cộng sản, trong trường hợp Nhật Tiến, đã không phải là bốn năm sống thừa. Tuy không sáng tác, bốn năm đã thành bốn năm tích lũy ở trong nhà văn nơi anh. Nhờ đó, ngày nay ta có ở Nhật Tiến một tác giả dồi dào chất liệu cộng thêm với một ý thức chính trị thật sắc bén. Hai tập Tiếng Kèn và Một Thời Đang Qua hay không phải vì tính cách chống Cộng của chúng vì thiếu gì tác phẩm chống Cộng mà chẳng hay tí nào – nhưng là vì tính cách chân thật của chúng trong đó cái chất sống sờ sờ ra đó.
Tác giả đã chứng kiến, mắt được thấy, tai được nghe, hay chính mình đã sống nhưng kinh nghiệm đó, lại thêm được một nghệ thuật già dặn nên tập truyện tự nhiên đã trở thành một bản án chế độ Cộng sản mà khó có bút nào vượt qua được.
Có thể nói, nếu Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh là một bản án đanh thép nhất đối với chế độ lao tù “học tập, cải tạo” của Cộng sản thì Tiếng Kèn và Một Thời Đang Qua là một bản án đanh thép không kém mô tả chế độ bên ngoài lao tù ở quê nhà.
Lời giới thiệu của Nguyễn Ngọc Bích
(trong ấn bản in năm 1985)
Ở ngoài đời, tôi chưa bao giờ gặp Nhật Tiến. Điều này, nếu đối vớí cá nhân tôi có thể được xem là một sự thiệt thòi thì trái lại, đối vớí tác phẩm có khi lại là một điều hay: tôi không có cách nào khác hơn là đến với anh qua tác phẩm.
Tuy chưa được gặp anh song Nhật Tiến trong Văn Học Việt Nam thì không phải là một ai xa lạ. Sau khi bước vào văn đàn với truyện dài Những người áo trắng (1959) và nhất là Những vì sao lạc (1960) nói về những trẻ “bụi đời” có cả mười mấy, hai chục năm trước khi có từ ngữ sau này, anh đã, ở tuổi 25, đạt tới được một vinh dự không nhỏ là được Giải thưởng Văn chương Toàn quốc cho hai năm 1961-1962 vì truyện Thềm Hoang do nhà xuất bản Đời Nay của Nhất Linh in ra năm 1961. Là người yêu văn học, từ đó không ai là không để ý đến những tác phẩm đầu tay gần như năm nào Nhật Tiến cũng có mặt để đóng góp vào văn học miền Nam tự do.
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG VĂN HỌC CỦA NHẬT TIẾN
Người ta để ý đến anh không phải vì anh viết nhằm vào cái sôi nổi, như Chu Tử với những Loạn, Ghen, Yêu của ít năm sau đó hay Hoàng Đông Phương (tức Nguyễn Thị Hoàng) của Vòng tay học trò hoặc Lệ Hằng của những năm 70. Người ta cũng lại không để ý đến anh vì anh đi tìm cái mới như Thanh Tâm Tuyền hay thử nghiệm nhiều như Bùi Giang, Phạm Thiên Thư trong thơ. Người ta tìm đọc Nhật Tiến vì anh rất “cổ điển”, cổ điển không thua gì những bậc đàn anh (và cả đàn chị) như Nhất Linh và Nguyễn Thị Vinh, những người đầu tiên đã nhìn ra văn tài của anh và khuyến khích anh trên con đường sự nghiệp.
Ở anh nổi bật lên những đức tính như một lòng thương xót bao la dành chơ những kẻ xấu số trong xã hội, một con mắt thật tinh đời nhưng không ác ý, một trái tim ôn hòa nhưng không phải không biết phẫn nộ, một con ngườỉ thuần túy dành cho giáo dục (kể cả giáo dục có bề ngoài hình thức như ở trong học đường lẫn giáo dục tưởng như không có hình thức như báo chí, tiểu thuyết, truyền thanh, truyền hình ).
Người ta, do đó, tìm ở Nhật Tiến một cái gì chân thật, một lương tâm xã hội đôi khi có thể xem là hơi lý tưởng quá nhưng lúc nào cũng đầy một lòng trìu mến đối vớỉ tuổi thơ (như trong Chim Hót Trong Lồng, Chuyện Bé Phượng, hay Tay Ngọc), đối với những người dân lành bị kẹt vào trong một cuộc chiến thảm khốc mà họ không có đủ trí tuệ hay hiểu biết để tách bạch, phân tích các vấn đề (điển hình như những truyện dài Giấc Ngủ Chập Chờn hay Quê Nhà Yêu Dấu, viết vào trong những giờ phút khốc liệt ngay theo sau trận Mậu Thân). Ở trong một khung cảnh chiến tranh mà nhiều khi ta cảm thấy như bị bẫy, không trách có người cảm thầy mình điên lên được, không trách có người điên thực sự như trong truyện ngắn “Tặng Phẩm Của Dòng Sông”, một trong những truyện ngắn hay nhất của anh và được lựa chọn vào trong tuyển tập "Những truyện ngắn hay nhất của quê hương" do nhà xuất bản Sống in ra ở Saigon năm 1973.
Ở Nhật Tiến có nhiều con người xa lạ, tưởng không bao giờ có thể gặp nhau trong một người. Từ ngày trưởng thành, là một sinh viên di cư vào Nam, anh trong căn bản là một nhà giáo. Ra đời, anh đi dạy tư ở Mỹ Tho, nơi đây anh gặp Truơng Cam Vĩnh. Đời sống tỉnh lẻ, anh không biết làm gì hơn là ngồi viết văn – trước hết là cho mình, chưa dám nói là cho ai khác vội. Rồi một cơ may (qua sự giới thiệu của anh Trương Cam Vĩnh) anh đã đến với Nhất Linh, và từ đó anh trở thành một tác giả có sách xuất bản. Hỏi anh có làm gì về văn chương trong khung cảnh học đường không? “Thưa không, tôi dạy Toán, Lý, Hóa....”
Cho đến tận những năm cuối cùng trước khi miền Nam sụp đổ, anh vẫn làm nghề ‘‘gõ đầu trẻ” và trong đám “trẻ” này đôi khi cũng có cả những ông bà trung niên được anh luyện thi mà nhiều người không hề bao giờ biết là anh viết văn. “Tôi không bao giờ nói về văn chương ở trong lớp cả”, anh tuyên bố.
Anh dạy từ khi mới vào đời, anh dạy từ trong thời gian dài làm báo, viết văn, anh dạy tư thêm trong lúc bị động viện, ở trong quân đội, anh dạy cả sau khi Cộng sản vào thành. Nói tóm lại, ở trong anh từ trước đến sau là một nhà giáo. Nhưng là vì anh dạy tư suốt đời nên khi Cộng sản vào, anh cũng không phải đi học tập gì nhiều. Anh chỉ phải theo có một đợt học tập ngắn ngày dành cho diện các văn nghệ sĩ (lần đó anh đi có cả Thái Thanh, Phạm Đình Chương, Lệ Hằng, Nguyên Thị Hoàng v...v... bị gọi đi cùng). Và cũng vì người ta, cả xã hội chung quanh anh nhìn anh là một “ông thầy” dậy trẻ nên không ai nỡ tâm khai anh đã từng có ở trong quân đội, ngành Chiến tranh Tâm lý. (Có ai ở trong hoàn cảnh này mới rõ được lòng yêu mến, tình bao bọc của đồng bào là quý đến chừng nào !)
Mãi đến năm 78 anh mới thôi dạy học vì dạy trong một xã hội Cộng sản, dạy học dầu là Toán, Lý, Hóa....mà không được dạy theo ý mình, phải theo giáo án, phải theo chỉ thị, phải theo yêu cầu chính trị của Nhà nước và Đảng thì quả là hơn một cực hình. Anh chị Nhật Tiến quay ra mở quán cà phê. Ta hãy nghe Mai Thảo nói về anh trong giai đoạn này:
“Một buổi chiều Saigon, ít ngày sau khi 30 tháng tư 1975, ngồi sau chiếc xe gắn máy của Duyên Anh, cũng tác giả Ngựa Chứng Trong Sân Trường dạo quanh một vòng trên những phố phường tan hoang của thành phố vừa đổi chủ, tôi bổng nhìn thấy Nguyễn Thụy Long trên một khúc vì hè ở khu đại học Duy Tân. Long ngồi sau một cái quán lộ thiên mọc lên như nấm ở Saigon lúc đó. Tác giả Loan Mắt Nhung đang nhậu, mặt mày đỏ sậm, kính trắng dầy cộm. Và cạnh đó, là một quán hàng khác, với Nhật Tiến, Nhật Tiến không nhậu, không nhậu bao giờ, đang lụi hụi với một chậu nước và một chồng bát đũa nhớp cạnh một gốc cây.
Cái cảnh tượng đập vào mắt tôi lúc đó, về hai cái quán liền sát, cũng ở trước một vi tường thấp chạy dài, là cái cảnh tượng của một đối nghịch hoàn toàn. Mang chung sự thất thế của văn nghệ gác bút ra đường bán quán trước hoàn cảnh mới, cái quán của Nguyễn Thụy Long với những xị đế ngổn ngang trên mặt bàn và mấy người khách hàng trẻ tuổi cũng ngất ngưởng như Long, hiện rõ vẻ bụi đời anh chị. Cái quán của Nhật Tiến khác hẳn. Nó lành mạnh hơn và cũng gia đình hơn gấp bội, với những đĩa rau muống chẻ nhỏ đặt ngay ngắn, bên cạnh là một chảo mỡ sôi bắn khói bốc xanh um, chị Nhật Tiến má hồng củi lửa chiên những cái bánh tôm vàng ngậy và đứa cháu lớn, nơ cài mái tóc, váy xếp chững chạc đang phụ một tay với ông bố nhà văn.
Nhìn Long một bên, Tiến một bên, cũng đã lăn cả ra với sương nắng thời thế với gió bụi hè đường, cũng đã trở thành hai ông chủ quán tài tử bất đắc dĩ mà quán bạn là quán bạn, quán tôi là quán tôi, bạn anh chị bụi đời, tôi gia đình nghiêm chỉnh, tôi đã nhìn thấy một lần nữa, và lần đó là lần cuối cùng, điều tôi yêu thích và tự hào nhất cho văn nghệ miền Nam 20 năm, là cái trạng thái đa diện và đa dạng không bao giờ đồng dáng và đồng tính. Đó là cái thế giới văn nghệ của mỗi người một trời mình, mỗi kẻ một biển mình. Đó là vùng đất đai văn nghệ của mỗi người một non sông, mỗi người một sông núi. Cái không đồng dáng, không đồng phục nơi mỗi người trước bàn viết cũng như trong đời sống ấy, lại là điều văn nghệ miền Bắc đổ khuôn và con số thù ghét nhất. Và bởi vì thù ghét nhất nên muốn triệt hủy nhất. Đó cũng chính là nguyên nhân của đại nạn đã tới với mọi ngành văn học nghệ thuật muôn nghìn hình vẻ của ta. Và đương nhiên là đại nạn ấy cũng đã đến với Nguyễn Thụy Long và Nhật Tiến.
Nhớ hôm đó, tôi và Duyên Anh đã ngưng xe lại. Đã vào ngồi xuống mấy cái ghế đẩu thấp. Đã lên tiếng ca ngợi cái tinh thần quả cảm của gia đình Nhật Tiến, hàng ngày từ thật xa cổng xe lửa số sáu xuống, vui vẻ nhập được tức khắc vào nếp sinh hoạt mới ở quanh mình. Nhớ lời hôm đó, chúng tôi đã ăn ủng hộ Thềm Hoang Quán mỗi người một đĩa bánh tôm, rất ngon, và tôi đã hỏi đùa Nhật Tiến:
- Rửa bát thạo ngay. Giỏi nhỉ?
Và Nhật Tiến đã cười nụ cười bình thường, chừng mực, nụ cười hơi già trước tuổi một chút của một nhà giáo. Nhật Tiến bao giờ cũng trước hết xác nhận mình là một nhà giáo:
- Giỏi quỷ gì. Việc làm thì phải làm. Để cho ai đây.
(Trích Văn số 6, tháng 12,1982)
TỪ VĂN CHƯƠNG ĐẾN HÀNH ĐỘNG
“Giỏi quỷ gì. Việc làm thì phải làm. Để cho ai đây”. Đúng là Nhật Tiến, một trăm phần trăm. Nếu anh đã không để cho việc viết văn của anh ảnh hưởng đến việc dạy học của anh trước kia thì giờ này, anh cũng lại không để cho sự thất thế của anh ảnh hưởng chút gì đến việc làm của anh – một việc làm hoàn toàn lương thiện.
Cuộc chiến trong những năm đầu 70 ngày càng vượt xa sự hiểu biết của người dân thường, ngày càng đi quá khả năng chịu đựng của ngay cả những người ý thức nhất. Nhưng trong khủng hoảng tinh thần, trong “bế tắc” đó (chữ của anh), Nhật Tiến vẫn không bỏ cuộc. Anh quay ra làm báo thiêú nhi, một việc làm mà anh đã có ít nhiều kinh nghiệm trước đó khi làm tổng thư ký tờ Đông Phương của Nguyễn Thị Vinh. Tờ báo Thiếu Nhi do nhà sách Khai Trí bảo trợ đã trở thành mối bận tâm chính của anh trong những năm từ 1971 đến khi mất miền Nam. Trong thời gian này, anh đã chuyển hướng sáng tác, đi từ truyện viết về thiếu nhi (như Chim Hót Trong Lồng, Tay Ngọc, một số truyện trong Ánh Sáng Công Viên) hay thanh thiếu niên (Những Vì Sao Lạc, v…v...) sang thành truyện viết cho và của thiếu nhi. Đây là những chuyện như Lá Chúc Thư (truyện dài, in năm 1969, trong tủ sách Vàng), Đường Lên Núi Thiên Mã, hay cả Thưở Mơ Làm Văn Sĩ (tuy viết dưới hình thức hồi ký).
Đều đặn, đều đặn anh sáng tác để thành một văn nghiệp khá đồ sộ: Trước 75, như vậy là anh đã có gần như mỗi năm một tác phẩm, mà nói chung, tác phẩm nào cũng viết một cách cẩn trọng. Giá như anh có ngưng ở đó thì chúng ta cũng đã có một văn nghiệp gồm 11 truyện dài, 4 tập truyện ngắn, 1 truyện thiếu nhi, 1 tập viết dưới hình thức hồi ký, 1 tập viết dưới hình thức nhật ký, và một tiểu thuyết kịch (Người Kéo Màn in ra năm 1962 do nhà xuất bản Huyền Trân), tức 19 tác phẩm tất cả trong một đời sáng tác là 17 năm (1959 đến 1975). Đó là chưa kể những viết lách lặt vặt bên cạnh nữa, những đóng góp trên mặt báo, những bài diễn thuyết, những khẳng định lập trường, những bài giảng dạy về chiến tranh tâm lý v...v... Tóm lại, đây không thể coi là một văn nghiệp mà ta có thể khinh thường được ở một người mà tháng 4,1975 chưa đầy 39 tuổi.
Nhưng điều làm cho ngườì ta để ý đến Nhật Tiến sau này, trong những năm gần đây lại không nhất thiết là sự nghiệp văn chương của anh. Vì trong gần 5 năm ở với Cộng sản, dĩ nhiên là anh phải “gác bút” rồi trừ khi là anh bằng lòng đi làm tay sai cho chúng – một điều chúng ta không thể nghĩ được về Nhật Tiến. Nhưng chỉ cần anh đặt chân lên đất Thái sau khi vượt biên bằng đường thủy là ta đã thấy ngòi bút của anh phục hoạt liền.
Những truyện ngắn của anh sáng tác ở trong trại sau này được tập hợp lại trong tập Tiếng Kèn (do nhà xuất bản Văn Học in năm 1982 ở Cali) vẽ lên một bức tranh vô cùng sống động về cuộc đổi đời lớn nhất của người dân Việt Nam (chứ không riêng gì của người dân miền Nam) có lẽ từ hơn một trăm năm nay. Thời Tây sang, với tất cả những cái va chạm, xung đột văn hóa giở khóc giở cười của nó, cũng không thể so sánh được với cái ngô nghê, cái ồ ạt và cái dã man của mấy chú mán ở rừng về như bộ đôi và cán bộ miền Bắc vào xâm chiếm miền Nam.
Song Nhật Tiến không để cho cái hận thù đó làm mờ đi cái đau thương trước mắt là nạn hải tặc hoành hành trong vịnh Thái Lan trong những ngày tháng anh ở trại. Với sự tiếp tay can đảm của hai nhà văn Dương Phục và Vũ Thanh Thúy, Nhật Tiến đã lên tiếng tố cáo nạn hải tặc ngay trên đất Thái, làm thành một cuộc vận động toàn thế giới (do sự tiếp sức của các báo chí Việt ngữ và cộng đồng người Việt ở hải ngoại) mà quốc tế phải để ý tới, mà Liên Hiệp Quốc phải họp hội nghị để giải quyết, buộc ngay cả chính quyền Thái phải lùng bắt một số hải tặc và đem chúng ra trước vành móng ngựa.
Tháng 9-80, sang đến Mỹ, Nhật Tiến vẫn không bỏ cuộc. Nhờ sự hiện diện của anh và của hai anh chị Dương Phục - Vũ Thanh Thủy ở miền Nam Cali, giờ này có thể đứng ra làm chứng nhân hay nhân chứng sống, phong trào chống hải tặc lên cao độ với Ủy ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (do giáo sư Nguyễn Hữu Xương cầm đầu) vận động khắp nơi trong báo chí, trên quốc hội, với lập pháp và hành pháp Mỹ, với Liên Hiệp Quốc. Những bài tố cáo của ba nhân chứng được gom lại thành một tập tài liệu mang tên "Hải tặc trong vịnh Thái Lan" do Ủy Ban Báo Nguy in ra năm 1981. Ngay sau đó, James Banerian đã dịch toàn tập sang tiếng Anh mang tựa đề là "Pirates on the Gulf of Siam".
Việc làm này của Nhật Tiến, Dương Phục và Vũ Thanh Thủy được đến cả Coleman McCarthy trên tờ Washington Post công nhận là một công việc đầy ý nghĩa. Một số các bài xã luận đăng trên mặt các báo chí Hoa Kỳ và quốc tế cũng đã dựa phần nào vào những tiết lộ như ở trong Pirates on the Gulf of Siam.
KINH NGHIỆM Ở MỸ
Sang đến Hoa Kỳ, Nhật Tiến chấp nhận ngay cái thực tế của xứ này: Nhà văn Việt Nam không có (hay ít nhất cũng chưa có) chân đứng trong cái xã hội này. Anh vì thế nên cũng chấp nhận ngay cuộc chơi mới, lăn lộn từ tiểu bang này sang tiểu bang khác, nhận đủ mọi thứ việc thượng vàng hạ cám, gì cũng làm tuốt, làm đêm làm ngày mệt nghỉ, và rồi đi học để kiếm một cái chuyên môn mà xứ này dùng được. Thế mà rồi anh vẫn viết, viết hăng say hơn bao giờ hết. Truyện của anh đăng đủ trên các mặt báo Việt ngữ ở hải ngoại, từ Ngày Nay ở Kansas City đến Đất Mới, Seattle, Washington, từ Khai Phóng và Nội San Cựu Giáo Chức ở Cali đến Chuông Saigon ở Úc Châu, từ Lửa Việt ở Canada đến Độc Lập ở Tây Đức và Quê Mẹ ở Pháp.
Mặc dầu phần lớn làm “chùa” anh vẫn không hề lấy đó làm buồn. Anh hăng say trong mọi việc, lại còn lấy đó làm như một niềm vui, một thú giải khuây cho những năm tháng âu sấu, buồn bã. Tập truyện Một Thời Đang Qua hiện trong tay bạn đọc chính là một ghi chép trung thực của nhưng ngày tháng ấy, đặc biệt ở phần I. Sự đổi đời trong cuộc sống của người Việt hải ngoại, nhất là trong những năm đầu làm quen vớí xứ người, nó ghê quá, nó làm cho ta đôi khỉ tưởng như đến mất nhân bản tính tới độ ta chỉ còn có mộng tưởng là xem được là thật thôi (“Người Làm Ca Đêm”).
Trong “Một Ngày Của Nhiều Người” gần như không còn ai là của riêng mình nữa. Một người sáng dậy, vừa chồm ra khỏi giường đã thấy mình trở thành một bộ phận của guồng máy xã hội; không hơn không kém một con ốc mà vì máy đã bắt đầu chạy nên mình phải theo. Thôi thì đủ thứ tính toán, “rất may là chỉ phải “đề xe” có hai lần nhưng ngần ấy việc cũng đã tiêu đi mất của anh thời gian một phút rồi. Nếu chậm thêm 4 phút nữa thôi anh sẽ bị kẹt xe ở lối vào xa lộ…(trang 10). Thế mà trong óc lúc nào cũng còn lởn vởn những cái “bill” hàng tháng, “tiền điện thoại, tiền gas, tiền nước, tiền Tivi, tiền dàn âm thanh và những gói quà 2 pounds gửi cho gia đình ở Sài Gòn...” để rổi “đầu anh như bị xiết lại. Anh muốn ngộp thở về những ý nghĩ ấy trong đầu diễn ra rất nhanh như một dòng điện từ xẹt qua óc” (trang 11).
Rồi câu chuyện đi sang những tình huống của một số người khác, những tình huống không còn phân biệt được đây là câu chuyện của nhiều người khác nhau: Hải, Toản, Bình, Sảnh, Dũng.....Tại sao? Tại vì trong cái guồng máy khổng lồ đó, ta đã gần như mất hết cá tính.
Chẳng thế mà trong “Những Mẩu Dây Leo” con người đã gần như điên, không còn biết mình điên hay người điên nữa! Ai lại ngày nào Vũ (nhân vật chính làm nhân viên an ninh trong một tòa lầu) cũng leo lên 3 tầng lầu “một ngày tám tiếng, mỗi tuần năm ngày... như con sên leo lên vách tường đá rổi bi tụt xuống. Tụt rồi lại leo lên nữa” (trang 43) để làm một công việc duy nhất là “thọc 25 cái chìa khóa ở 25 nơi khác nhau vào cái hộp đen, xoay một vòng để nó in hàng ám số lên cuộn bằng giấy nằm bên trong” (trang 38). Riết rồi một hôm anh ngây người ra làm những công việc mà người ta có thể ngỡ là đã có tính cách bất bình thường, để rồi ông giám đốc phải gọi anh lên khiển trách. Anh về nhà, nằm mơ thấy một giấc mơ hãi hùng là anh đã bị sa thải vì bệnh “Mental Health” (“rối loạn thần kinh”). Anh thất nghiệp, không còn tiền gởi về cho gia đình, ngay cả đến một gói quà 2 pounds. Sau đó, những chuỗi tư tưởng lớp lang bình thường vẫn “xuôi dòng” nay trở nên “lộn phèo” và “tình trạng này trước còn xảy ra thưa thớt, dần dà Vũ phát hiện được ra rằng nó đến với mình có vẻ thường xuyên hơn.” Chàng tự nhủ: “Mình phải chống trả lại chúng nó chứ. Phải chống bằng bất cứ giá nào để chứng minh với tất cẩ mọi người rằng tôi là một kẻ bình thường chứ.” (trang 46)
Song “bình thường” gì mà đến quên cả cái nheo nhóc của vợ con ở quê nhà.(quên cả những đoạn thư con gái út viết cho anh từ Sài gòn: “Hôm qua mẹ nhận được gói quà bố gửi. Hôm nay mẹ bỏ tiền mua xương phở cho cả nhà được gặm. Ngon quá bố. Lâu rồi con không được ăn thịt.”) để dám chạy thẳng lên văn phòng lão “manager” chỉ vào mặt hắn và mắng :
“Tôi ghét sự nói láo của những kẻ làm việc dưới quyền của ông. Tôi ghét luôn cả những loại cây giả tạo mà ông cho trưng bầy ở mọi chỗ trong cơ quan này. Chúng nó chẳng có gì xứng đáng để khiến cho tôi phải đứng thừ người, chiêm ngưỡng so với những cây cỏ tươi tốt, đẹp đẽ ở trên quê hương của tôi. Vậy thì, những kẻ nào tố cáo tôi như vậy, chính nó mới là đứa có bệnh “mental health” đó thưa ông!” (trang 46).
Tả người mất trí đến như thế phải kể là hết cỡ. Nhưng hiện thực chiến tranh, những thảm họa của sự đổi đời trên quê huơng và trên quê người đã được Nhật Tiến mô tả một cách linh động, lôi cuốn đến độ khi buông sách ra ta đã phải thở phào mà thấy là mình may mắn đã không phải là người trong truyện.
Bên cạnh những truyện như vậy, ta cũng lại có một Nhật Tiến nhẹ nhàng hơn như trong truyện “Những Mảnh Trăng Thu”, môt câu truyện khá cảm động. Tác giả tả cuộc sống của những đứa trẻ kiểu “bụi đời” ở trong trại tỵ nạn, tuy nghèo khổ nhưng vẫn còn có nhau, một tình huống khá tương phản với những trẻ em Việt Nam ở ngoại quốc, đầy đủ hơn nhưng tiếng nói thì đã chọ chọe, văn hóa thì đã xa vời với quê hương đất tổ: “Trăng thu năm đó chỉ còn hắt hiu trong trí nhớ của các em bé còn vất vưởng ở đâu đó trong các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á.” (trang 7)
Sự va chạm văn hóa còn được Nhật Tiến đem ra làm đề tài trong mấy truyện khác như ‘‘Mùa Xuân Của Nàng” và nhất là “Bông Hồng Nào Cho Mẹ”. Đây không phải là những đề tài chỉ có một mình Nhật Tiến nhìn ra, song phần anh bao giờ cũng có cái đậm đà, thâm trầm của riêng anh – một thứ trầm buồn mà nhiều người trong chúng ta cũng chia xẻ đứng trước những vấn đề đó. Thành ra, với Nhật Tiến, ta lại có thêm được một cách nhìn, một tiếng nói Việt Nam bên cạnh những Võ Phiến trong tiểu luận (Thư gửi bạn, Lại thư gửi bạn), những Trần Phong Vũ (xem truyện Hạt Cát trong tuyển tập Quê hương còn đó), Trần Diệu Hằng (Vũ điệu của loài công), Lê Thị Huệ (trong Bụi hồng), Nguyễn Ngọc Ngạn (trong Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Ngạn) trong tiều thuyết như một thể bao trùm cả truyện ngắn, những Cao Tần, Nguyễn Bá Trạc, Trần Mộng Tú trong thơ để bàn đến một loại đề tài tưởng như bất tận.
PHẦN “QUÊ NHÀ”
Sang phần 2 (phần “Quê Nhà” đối với “Quê Người” của phần 1) thì ta thấy tiếp nối một số truyện mang cái hơi còn sung sức của tập Tiếng Kèn. Thật vậy, sự thành công của tập Tiếng Kèn được tiếp nối (đây bằng nhưng truyện có kịch tính cao độ như truyện” “Người Tù Cuối Năm” “Chặng Đường Cuối” và nhất là “Những Vết Chân Trâu.” Qua tất cả những thảm kịch đổi đời ở quê nhà từ ngày Cộng sản đến như một tai họa (chữ của Nguyễn Chí Thiện), Nhật Tiến như muốn nói với chúng ta là cứu cánh vẫn chỉ có thể là con người. Chính con người trong một tên thủ trưởng công an tưởng như khát máu đã giúp hắn nhìn ra ân nhân của hắn để nói:
“Ông Định, hơn ba mươi năm rồi, bây giờ tôi mới có dịp nói lên lời cám ơn ông.” (trang 78).
Cũng lại chính con người, một con người rất bình thường khi nó đã tước bỏ được hết những huyền thoại nhảm nhí về nó, đã làm cho tên đại úy trong “Chặng Đường Cuối”, xem như bị hủ hóa. Thì ra cả một huyền thoại về cách mạng đẹp đẽ có thể bi sụp đổ như một cái nhà bằng giấy đứng trước một xã hội thực tế, lột trần như một xã hội kẻ cắp, con buôn ở một vài đô thị miền Nam. Thì ra cái “đạo đức cách mạng” của “con người mới xã hội chủ nghĩa” xem ra cũng mỏng thôi!
Còn như truyện “Những Vết Chân Trâu” một chuyên phải nghĩ đã xảy ra ở một hợp tác xã miền Bắc, cũng như truyện “Một Chuyến Đi”, mô tả tất cả cái trần ai của việc xin giấy đi một chuyến tàu ra Bắc, đều nói lên cả cái bế tắc của xã hội Việt Nam ở trong tay Cộng Sản. Xin xong giấy tờ, Quý, vai chính trong “Một Chuyến Đi đã chợt mỉm cười tự mãn.” Để rồi Nhật Tiến phải hạ môt câu: “Có lẽ ở trên đời này chỉ có Quý là kẻ duy nhất đã có thể cười được khi nhận được tin mẹ mình đang thực sự hấp hối!” (trang 91).
Đó cuộc sống nó đã đảo điên tới mức đó thì không cần phải tác giả dùng lời trực tiếp lên án chế độ nữa, những truyện của Nhất Tiến có sức thuyết phục hơn chính vì chúng chỉ tìm cách tả sự thật: sự lên án chế độ đã trở thành một kết luận đương nhiên của cuộc sống.
Hai truyện “Tay Ngà” và “Chân Dung Người Nữ Diễn Viên” nói về sự sa sút của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ Cộng sản. Ở đây, Nhật Tiến chỉ làm một việc là tiếp nối, mang cái nhìn sâu sắc của mình vào hoàn cảnh người đàn bà, một việc Nguyễn Du trước kia đã đặc biệt lưu ý, một việc Phạm Duy gần đây cũng làm trong nhạc của ông. Huyền thoại “Tay Ngà” của Lữ về chị Thu đã bị sụp đổ sau 30 năm khi chị đưa tay ra, “hai bàn tay sần sùi nhăn nhúm và mang một vẻ chai cứng, khô queo” và giải thích: “Chế độ mới cần đề cao tinh thần lao động trong mọi tầng lớp quần chúng, kể cả những nghệ sĩ chơi đàn. Tôi không bị cấm đánh đàn nhưng tôi cũng bị bắt buộc phải cầm thêm cái cuốc. Cơn tàn phá đối với một bàn tay chỉ trong vòng một tháng là thấy rõ ....”(trang 66).
Trong “Chân Dung Người Nữ Diễn Viên”, tuy là hoàn cảnh của người phụ nữ, song cứu cánh vẫn lại là con người. Ngày nay, chị Hồng hết được xem là minh tinh và chỉ sống bằng nghề cầy ruộng bên cạnh một anh chồng thương phế binh, song chị đã thoải mái biết bao khi bỏ được tất cả sự giả dối bao trùm đời chị khi chị còn phục vụ chế độ trong ngành kịch nghệ.
Trường tồn trong tất cả cuộc sống bi đát ở quê hương, nơi đó mỗi cuộc sống là một thảm kịch, chỉ có bà mẹ Việt Nam, bà mẹ muôn thưở mà ta thấy trong truyện “Cái Túi Bùa”.
Xem thế đủ thấy cả cái phong phú của Nhật Tiến trong Một Thời Đang Qua.
CON ĐƯỜNG ĐÃ VẠCH
Trả lời một cuộc phỏng vấn mới đây thực hiện trên tạp chí Xác Định về cách nào anh phân biệt gỉữa con người của hành động và con người nhà văn trong anh, Nhật Tiến cho biết là theo anh, viết văn là một thứ thiên chức. Nhưng một thứ thiên chức đòi hỏi nhiều bền bỉ. Tuy anh không nói ra song ta phải hiểu là nếu không kiên trì thì thiên chức này cũng có thể mai một, cùn mòn. Do đó, nên giữa hành động và viết, anh không quên hành động (mà khi hành động anh còn hăng say hơn ai hết) nhưng đặc biệt, anh không bao giờ quên viết – chỉ trừ những trường hợp bất khả kháng như những năm anh bị kẹt ở lại với Cộng sản.
Ra được đất tự do, ngay khi hãy còn một mình ở trại (chị Nhật Tiến, tức nhà văn Đỗ Phương Khanh, và các cháu đi sau nhưng ngay từ lúc còn ở nhà đã nói với anh là “anh ra làm được gì cứ làm, cần phải nói cái gì cứ nói” đừng bận tâm về những hậu quả có thể xảy ra cho chị ở nhà) anh đã bắt ngay trở lại cái nghiệp viết văn của anh để tiếp nối cái thiên chức kia.
Ở trong nhiều điều kiện vật chất có thể nói là vô cùng bất thuận lợi và bất ổn định, anh vẫn tiếp tục “ra quân”. Cứ xem những ngày tháng ghi tại các truyện trong "Tiếng Kèn", ta sẽ thấy rõ: tháng 12,1979 (“Buổi Sáng Của Bé”), tháng 1, 1980 (“Tiếng Kèn”, “Nồi Cháo Thịt”) ở trạỉ Songkhla Thái Lan, tháng 12-80 ở Portland, Oregon (“Điểm Hẹn”, “Một Thoáng Xuân Về” và “Ước Vọng Của Bà Năm”), tháng 8,1981 (“Trận Đánh Cuối Cùng Của Một Kẻ Sĩ”) và tháng 12, 1981 (“Chuyến Tàu Cuối Năm”) ở Santa Ana, California. Ta có cảm tưởng anh đang di chuyển mà cái bút, tập giấy vẫn không rời tay anh, và anh viết liên miên, viết bất chấp những điều kiện hay ngoại cảnh chung quanh.
Làm việc như vậy, chắc chắn Nhật Tìến đã phải có một niềm tin sắt đá. Bốn năm ở lại với Cộng sản, trong trường hợp Nhật Tiến, đã không phải là bốn năm sống thừa. Tuy không sáng tác, bốn năm đã thành bốn năm tích lũy ở trong nhà văn nơi anh. Nhờ đó, ngày nay ta có ở Nhật Tiến một tác giả dồi dào chất liệu cộng thêm với một ý thức chính trị thật sắc bén. Hai tập Tiếng Kèn và Một Thời Đang Qua hay không phải vì tính cách chống Cộng của chúng vì thiếu gì tác phẩm chống Cộng mà chẳng hay tí nào – nhưng là vì tính cách chân thật của chúng trong đó cái chất sống sờ sờ ra đó.
Tác giả đã chứng kiến, mắt được thấy, tai được nghe, hay chính mình đã sống nhưng kinh nghiệm đó, lại thêm được một nghệ thuật già dặn nên tập truyện tự nhiên đã trở thành một bản án chế độ Cộng sản mà khó có bút nào vượt qua được.
Có thể nói, nếu Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh là một bản án đanh thép nhất đối với chế độ lao tù “học tập, cải tạo” của Cộng sản thì Tiếng Kèn và Một Thời Đang Qua là một bản án đanh thép không kém mô tả chế độ bên ngoài lao tù ở quê nhà.
Nguyễn Ngọc Bích
Springfield, mồng 6 tháng 9,1985
Springfield, mồng 6 tháng 9,1985
Bàn ra tán vào (2)
garynguyen14@yahoo.com
Tien su chung may ...ao thung vai lan nhau
----------------------------------------------------------------------------------
ngoc
Vũ chỉ vào mặt tên manager mà nói"....tả người điên như thế mới là tả chứ"
Hahaaaa...Vừa thôi bố ơi.Đọc dốt như tôi mà không thấy hay ở chỗ nào thì người đọc giỏi làm sao thấy hay được đây hả bố?
Có ca tụng nhau thì cũng vừa phải thôi,thô bỉ đến thế thì..."thế mới là thô bỉ chứ".Hết nói.
----------------------------------------------------------------------------------
Một Thời Đang Qua Nhật Tiến
Ở ngoài đời, tôi chưa bao giờ gặp Nhật Tiến. Điều này, nếu đối vớí cá nhân tôi có thể được xem là một sự thiệt thòi thì trái lạ
Lời giới thiệu của Nguyễn Ngọc Bích
(trong ấn bản in năm 1985)
Ở ngoài đời, tôi chưa bao giờ gặp Nhật Tiến. Điều này, nếu đối vớí cá nhân tôi có thể được xem là một sự thiệt thòi thì trái lại, đối vớí tác phẩm có khi lại là một điều hay: tôi không có cách nào khác hơn là đến với anh qua tác phẩm.
Tuy chưa được gặp anh song Nhật Tiến trong Văn Học Việt Nam thì không phải là một ai xa lạ. Sau khi bước vào văn đàn với truyện dài Những người áo trắng (1959) và nhất là Những vì sao lạc (1960) nói về những trẻ “bụi đời” có cả mười mấy, hai chục năm trước khi có từ ngữ sau này, anh đã, ở tuổi 25, đạt tới được một vinh dự không nhỏ là được Giải thưởng Văn chương Toàn quốc cho hai năm 1961-1962 vì truyện Thềm Hoang do nhà xuất bản Đời Nay của Nhất Linh in ra năm 1961. Là người yêu văn học, từ đó không ai là không để ý đến những tác phẩm đầu tay gần như năm nào Nhật Tiến cũng có mặt để đóng góp vào văn học miền Nam tự do.
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG VĂN HỌC CỦA NHẬT TIẾN
Người ta để ý đến anh không phải vì anh viết nhằm vào cái sôi nổi, như Chu Tử với những Loạn, Ghen, Yêu của ít năm sau đó hay Hoàng Đông Phương (tức Nguyễn Thị Hoàng) của Vòng tay học trò hoặc Lệ Hằng của những năm 70. Người ta cũng lại không để ý đến anh vì anh đi tìm cái mới như Thanh Tâm Tuyền hay thử nghiệm nhiều như Bùi Giang, Phạm Thiên Thư trong thơ. Người ta tìm đọc Nhật Tiến vì anh rất “cổ điển”, cổ điển không thua gì những bậc đàn anh (và cả đàn chị) như Nhất Linh và Nguyễn Thị Vinh, những người đầu tiên đã nhìn ra văn tài của anh và khuyến khích anh trên con đường sự nghiệp.
Ở anh nổi bật lên những đức tính như một lòng thương xót bao la dành chơ những kẻ xấu số trong xã hội, một con mắt thật tinh đời nhưng không ác ý, một trái tim ôn hòa nhưng không phải không biết phẫn nộ, một con ngườỉ thuần túy dành cho giáo dục (kể cả giáo dục có bề ngoài hình thức như ở trong học đường lẫn giáo dục tưởng như không có hình thức như báo chí, tiểu thuyết, truyền thanh, truyền hình ).
Người ta, do đó, tìm ở Nhật Tiến một cái gì chân thật, một lương tâm xã hội đôi khi có thể xem là hơi lý tưởng quá nhưng lúc nào cũng đầy một lòng trìu mến đối vớỉ tuổi thơ (như trong Chim Hót Trong Lồng, Chuyện Bé Phượng, hay Tay Ngọc), đối với những người dân lành bị kẹt vào trong một cuộc chiến thảm khốc mà họ không có đủ trí tuệ hay hiểu biết để tách bạch, phân tích các vấn đề (điển hình như những truyện dài Giấc Ngủ Chập Chờn hay Quê Nhà Yêu Dấu, viết vào trong những giờ phút khốc liệt ngay theo sau trận Mậu Thân). Ở trong một khung cảnh chiến tranh mà nhiều khi ta cảm thấy như bị bẫy, không trách có người cảm thầy mình điên lên được, không trách có người điên thực sự như trong truyện ngắn “Tặng Phẩm Của Dòng Sông”, một trong những truyện ngắn hay nhất của anh và được lựa chọn vào trong tuyển tập "Những truyện ngắn hay nhất của quê hương" do nhà xuất bản Sống in ra ở Saigon năm 1973.
Ở Nhật Tiến có nhiều con người xa lạ, tưởng không bao giờ có thể gặp nhau trong một người. Từ ngày trưởng thành, là một sinh viên di cư vào Nam, anh trong căn bản là một nhà giáo. Ra đời, anh đi dạy tư ở Mỹ Tho, nơi đây anh gặp Truơng Cam Vĩnh. Đời sống tỉnh lẻ, anh không biết làm gì hơn là ngồi viết văn – trước hết là cho mình, chưa dám nói là cho ai khác vội. Rồi một cơ may (qua sự giới thiệu của anh Trương Cam Vĩnh) anh đã đến với Nhất Linh, và từ đó anh trở thành một tác giả có sách xuất bản. Hỏi anh có làm gì về văn chương trong khung cảnh học đường không? “Thưa không, tôi dạy Toán, Lý, Hóa....”
Cho đến tận những năm cuối cùng trước khi miền Nam sụp đổ, anh vẫn làm nghề ‘‘gõ đầu trẻ” và trong đám “trẻ” này đôi khi cũng có cả những ông bà trung niên được anh luyện thi mà nhiều người không hề bao giờ biết là anh viết văn. “Tôi không bao giờ nói về văn chương ở trong lớp cả”, anh tuyên bố.
Anh dạy từ khi mới vào đời, anh dạy từ trong thời gian dài làm báo, viết văn, anh dạy tư thêm trong lúc bị động viện, ở trong quân đội, anh dạy cả sau khi Cộng sản vào thành. Nói tóm lại, ở trong anh từ trước đến sau là một nhà giáo. Nhưng là vì anh dạy tư suốt đời nên khi Cộng sản vào, anh cũng không phải đi học tập gì nhiều. Anh chỉ phải theo có một đợt học tập ngắn ngày dành cho diện các văn nghệ sĩ (lần đó anh đi có cả Thái Thanh, Phạm Đình Chương, Lệ Hằng, Nguyên Thị Hoàng v...v... bị gọi đi cùng). Và cũng vì người ta, cả xã hội chung quanh anh nhìn anh là một “ông thầy” dậy trẻ nên không ai nỡ tâm khai anh đã từng có ở trong quân đội, ngành Chiến tranh Tâm lý. (Có ai ở trong hoàn cảnh này mới rõ được lòng yêu mến, tình bao bọc của đồng bào là quý đến chừng nào !)
Mãi đến năm 78 anh mới thôi dạy học vì dạy trong một xã hội Cộng sản, dạy học dầu là Toán, Lý, Hóa....mà không được dạy theo ý mình, phải theo giáo án, phải theo chỉ thị, phải theo yêu cầu chính trị của Nhà nước và Đảng thì quả là hơn một cực hình. Anh chị Nhật Tiến quay ra mở quán cà phê. Ta hãy nghe Mai Thảo nói về anh trong giai đoạn này:
“Một buổi chiều Saigon, ít ngày sau khi 30 tháng tư 1975, ngồi sau chiếc xe gắn máy của Duyên Anh, cũng tác giả Ngựa Chứng Trong Sân Trường dạo quanh một vòng trên những phố phường tan hoang của thành phố vừa đổi chủ, tôi bổng nhìn thấy Nguyễn Thụy Long trên một khúc vì hè ở khu đại học Duy Tân. Long ngồi sau một cái quán lộ thiên mọc lên như nấm ở Saigon lúc đó. Tác giả Loan Mắt Nhung đang nhậu, mặt mày đỏ sậm, kính trắng dầy cộm. Và cạnh đó, là một quán hàng khác, với Nhật Tiến, Nhật Tiến không nhậu, không nhậu bao giờ, đang lụi hụi với một chậu nước và một chồng bát đũa nhớp cạnh một gốc cây.
Cái cảnh tượng đập vào mắt tôi lúc đó, về hai cái quán liền sát, cũng ở trước một vi tường thấp chạy dài, là cái cảnh tượng của một đối nghịch hoàn toàn. Mang chung sự thất thế của văn nghệ gác bút ra đường bán quán trước hoàn cảnh mới, cái quán của Nguyễn Thụy Long với những xị đế ngổn ngang trên mặt bàn và mấy người khách hàng trẻ tuổi cũng ngất ngưởng như Long, hiện rõ vẻ bụi đời anh chị. Cái quán của Nhật Tiến khác hẳn. Nó lành mạnh hơn và cũng gia đình hơn gấp bội, với những đĩa rau muống chẻ nhỏ đặt ngay ngắn, bên cạnh là một chảo mỡ sôi bắn khói bốc xanh um, chị Nhật Tiến má hồng củi lửa chiên những cái bánh tôm vàng ngậy và đứa cháu lớn, nơ cài mái tóc, váy xếp chững chạc đang phụ một tay với ông bố nhà văn.
Nhìn Long một bên, Tiến một bên, cũng đã lăn cả ra với sương nắng thời thế với gió bụi hè đường, cũng đã trở thành hai ông chủ quán tài tử bất đắc dĩ mà quán bạn là quán bạn, quán tôi là quán tôi, bạn anh chị bụi đời, tôi gia đình nghiêm chỉnh, tôi đã nhìn thấy một lần nữa, và lần đó là lần cuối cùng, điều tôi yêu thích và tự hào nhất cho văn nghệ miền Nam 20 năm, là cái trạng thái đa diện và đa dạng không bao giờ đồng dáng và đồng tính. Đó là cái thế giới văn nghệ của mỗi người một trời mình, mỗi kẻ một biển mình. Đó là vùng đất đai văn nghệ của mỗi người một non sông, mỗi người một sông núi. Cái không đồng dáng, không đồng phục nơi mỗi người trước bàn viết cũng như trong đời sống ấy, lại là điều văn nghệ miền Bắc đổ khuôn và con số thù ghét nhất. Và bởi vì thù ghét nhất nên muốn triệt hủy nhất. Đó cũng chính là nguyên nhân của đại nạn đã tới với mọi ngành văn học nghệ thuật muôn nghìn hình vẻ của ta. Và đương nhiên là đại nạn ấy cũng đã đến với Nguyễn Thụy Long và Nhật Tiến.
Nhớ hôm đó, tôi và Duyên Anh đã ngưng xe lại. Đã vào ngồi xuống mấy cái ghế đẩu thấp. Đã lên tiếng ca ngợi cái tinh thần quả cảm của gia đình Nhật Tiến, hàng ngày từ thật xa cổng xe lửa số sáu xuống, vui vẻ nhập được tức khắc vào nếp sinh hoạt mới ở quanh mình. Nhớ lời hôm đó, chúng tôi đã ăn ủng hộ Thềm Hoang Quán mỗi người một đĩa bánh tôm, rất ngon, và tôi đã hỏi đùa Nhật Tiến:
- Rửa bát thạo ngay. Giỏi nhỉ?
Và Nhật Tiến đã cười nụ cười bình thường, chừng mực, nụ cười hơi già trước tuổi một chút của một nhà giáo. Nhật Tiến bao giờ cũng trước hết xác nhận mình là một nhà giáo:
- Giỏi quỷ gì. Việc làm thì phải làm. Để cho ai đây.
(Trích Văn số 6, tháng 12,1982)
TỪ VĂN CHƯƠNG ĐẾN HÀNH ĐỘNG
“Giỏi quỷ gì. Việc làm thì phải làm. Để cho ai đây”. Đúng là Nhật Tiến, một trăm phần trăm. Nếu anh đã không để cho việc viết văn của anh ảnh hưởng đến việc dạy học của anh trước kia thì giờ này, anh cũng lại không để cho sự thất thế của anh ảnh hưởng chút gì đến việc làm của anh – một việc làm hoàn toàn lương thiện.
Cuộc chiến trong những năm đầu 70 ngày càng vượt xa sự hiểu biết của người dân thường, ngày càng đi quá khả năng chịu đựng của ngay cả những người ý thức nhất. Nhưng trong khủng hoảng tinh thần, trong “bế tắc” đó (chữ của anh), Nhật Tiến vẫn không bỏ cuộc. Anh quay ra làm báo thiêú nhi, một việc làm mà anh đã có ít nhiều kinh nghiệm trước đó khi làm tổng thư ký tờ Đông Phương của Nguyễn Thị Vinh. Tờ báo Thiếu Nhi do nhà sách Khai Trí bảo trợ đã trở thành mối bận tâm chính của anh trong những năm từ 1971 đến khi mất miền Nam. Trong thời gian này, anh đã chuyển hướng sáng tác, đi từ truyện viết về thiếu nhi (như Chim Hót Trong Lồng, Tay Ngọc, một số truyện trong Ánh Sáng Công Viên) hay thanh thiếu niên (Những Vì Sao Lạc, v…v...) sang thành truyện viết cho và của thiếu nhi. Đây là những chuyện như Lá Chúc Thư (truyện dài, in năm 1969, trong tủ sách Vàng), Đường Lên Núi Thiên Mã, hay cả Thưở Mơ Làm Văn Sĩ (tuy viết dưới hình thức hồi ký).
Đều đặn, đều đặn anh sáng tác để thành một văn nghiệp khá đồ sộ: Trước 75, như vậy là anh đã có gần như mỗi năm một tác phẩm, mà nói chung, tác phẩm nào cũng viết một cách cẩn trọng. Giá như anh có ngưng ở đó thì chúng ta cũng đã có một văn nghiệp gồm 11 truyện dài, 4 tập truyện ngắn, 1 truyện thiếu nhi, 1 tập viết dưới hình thức hồi ký, 1 tập viết dưới hình thức nhật ký, và một tiểu thuyết kịch (Người Kéo Màn in ra năm 1962 do nhà xuất bản Huyền Trân), tức 19 tác phẩm tất cả trong một đời sáng tác là 17 năm (1959 đến 1975). Đó là chưa kể những viết lách lặt vặt bên cạnh nữa, những đóng góp trên mặt báo, những bài diễn thuyết, những khẳng định lập trường, những bài giảng dạy về chiến tranh tâm lý v...v... Tóm lại, đây không thể coi là một văn nghiệp mà ta có thể khinh thường được ở một người mà tháng 4,1975 chưa đầy 39 tuổi.
Nhưng điều làm cho ngườì ta để ý đến Nhật Tiến sau này, trong những năm gần đây lại không nhất thiết là sự nghiệp văn chương của anh. Vì trong gần 5 năm ở với Cộng sản, dĩ nhiên là anh phải “gác bút” rồi trừ khi là anh bằng lòng đi làm tay sai cho chúng – một điều chúng ta không thể nghĩ được về Nhật Tiến. Nhưng chỉ cần anh đặt chân lên đất Thái sau khi vượt biên bằng đường thủy là ta đã thấy ngòi bút của anh phục hoạt liền.
Những truyện ngắn của anh sáng tác ở trong trại sau này được tập hợp lại trong tập Tiếng Kèn (do nhà xuất bản Văn Học in năm 1982 ở Cali) vẽ lên một bức tranh vô cùng sống động về cuộc đổi đời lớn nhất của người dân Việt Nam (chứ không riêng gì của người dân miền Nam) có lẽ từ hơn một trăm năm nay. Thời Tây sang, với tất cả những cái va chạm, xung đột văn hóa giở khóc giở cười của nó, cũng không thể so sánh được với cái ngô nghê, cái ồ ạt và cái dã man của mấy chú mán ở rừng về như bộ đôi và cán bộ miền Bắc vào xâm chiếm miền Nam.
Song Nhật Tiến không để cho cái hận thù đó làm mờ đi cái đau thương trước mắt là nạn hải tặc hoành hành trong vịnh Thái Lan trong những ngày tháng anh ở trại. Với sự tiếp tay can đảm của hai nhà văn Dương Phục và Vũ Thanh Thúy, Nhật Tiến đã lên tiếng tố cáo nạn hải tặc ngay trên đất Thái, làm thành một cuộc vận động toàn thế giới (do sự tiếp sức của các báo chí Việt ngữ và cộng đồng người Việt ở hải ngoại) mà quốc tế phải để ý tới, mà Liên Hiệp Quốc phải họp hội nghị để giải quyết, buộc ngay cả chính quyền Thái phải lùng bắt một số hải tặc và đem chúng ra trước vành móng ngựa.
Tháng 9-80, sang đến Mỹ, Nhật Tiến vẫn không bỏ cuộc. Nhờ sự hiện diện của anh và của hai anh chị Dương Phục - Vũ Thanh Thủy ở miền Nam Cali, giờ này có thể đứng ra làm chứng nhân hay nhân chứng sống, phong trào chống hải tặc lên cao độ với Ủy ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (do giáo sư Nguyễn Hữu Xương cầm đầu) vận động khắp nơi trong báo chí, trên quốc hội, với lập pháp và hành pháp Mỹ, với Liên Hiệp Quốc. Những bài tố cáo của ba nhân chứng được gom lại thành một tập tài liệu mang tên "Hải tặc trong vịnh Thái Lan" do Ủy Ban Báo Nguy in ra năm 1981. Ngay sau đó, James Banerian đã dịch toàn tập sang tiếng Anh mang tựa đề là "Pirates on the Gulf of Siam".
Việc làm này của Nhật Tiến, Dương Phục và Vũ Thanh Thủy được đến cả Coleman McCarthy trên tờ Washington Post công nhận là một công việc đầy ý nghĩa. Một số các bài xã luận đăng trên mặt các báo chí Hoa Kỳ và quốc tế cũng đã dựa phần nào vào những tiết lộ như ở trong Pirates on the Gulf of Siam.
KINH NGHIỆM Ở MỸ
Sang đến Hoa Kỳ, Nhật Tiến chấp nhận ngay cái thực tế của xứ này: Nhà văn Việt Nam không có (hay ít nhất cũng chưa có) chân đứng trong cái xã hội này. Anh vì thế nên cũng chấp nhận ngay cuộc chơi mới, lăn lộn từ tiểu bang này sang tiểu bang khác, nhận đủ mọi thứ việc thượng vàng hạ cám, gì cũng làm tuốt, làm đêm làm ngày mệt nghỉ, và rồi đi học để kiếm một cái chuyên môn mà xứ này dùng được. Thế mà rồi anh vẫn viết, viết hăng say hơn bao giờ hết. Truyện của anh đăng đủ trên các mặt báo Việt ngữ ở hải ngoại, từ Ngày Nay ở Kansas City đến Đất Mới, Seattle, Washington, từ Khai Phóng và Nội San Cựu Giáo Chức ở Cali đến Chuông Saigon ở Úc Châu, từ Lửa Việt ở Canada đến Độc Lập ở Tây Đức và Quê Mẹ ở Pháp.
Mặc dầu phần lớn làm “chùa” anh vẫn không hề lấy đó làm buồn. Anh hăng say trong mọi việc, lại còn lấy đó làm như một niềm vui, một thú giải khuây cho những năm tháng âu sấu, buồn bã. Tập truyện Một Thời Đang Qua hiện trong tay bạn đọc chính là một ghi chép trung thực của nhưng ngày tháng ấy, đặc biệt ở phần I. Sự đổi đời trong cuộc sống của người Việt hải ngoại, nhất là trong những năm đầu làm quen vớí xứ người, nó ghê quá, nó làm cho ta đôi khỉ tưởng như đến mất nhân bản tính tới độ ta chỉ còn có mộng tưởng là xem được là thật thôi (“Người Làm Ca Đêm”).
Trong “Một Ngày Của Nhiều Người” gần như không còn ai là của riêng mình nữa. Một người sáng dậy, vừa chồm ra khỏi giường đã thấy mình trở thành một bộ phận của guồng máy xã hội; không hơn không kém một con ốc mà vì máy đã bắt đầu chạy nên mình phải theo. Thôi thì đủ thứ tính toán, “rất may là chỉ phải “đề xe” có hai lần nhưng ngần ấy việc cũng đã tiêu đi mất của anh thời gian một phút rồi. Nếu chậm thêm 4 phút nữa thôi anh sẽ bị kẹt xe ở lối vào xa lộ…(trang 10). Thế mà trong óc lúc nào cũng còn lởn vởn những cái “bill” hàng tháng, “tiền điện thoại, tiền gas, tiền nước, tiền Tivi, tiền dàn âm thanh và những gói quà 2 pounds gửi cho gia đình ở Sài Gòn...” để rổi “đầu anh như bị xiết lại. Anh muốn ngộp thở về những ý nghĩ ấy trong đầu diễn ra rất nhanh như một dòng điện từ xẹt qua óc” (trang 11).
Rồi câu chuyện đi sang những tình huống của một số người khác, những tình huống không còn phân biệt được đây là câu chuyện của nhiều người khác nhau: Hải, Toản, Bình, Sảnh, Dũng.....Tại sao? Tại vì trong cái guồng máy khổng lồ đó, ta đã gần như mất hết cá tính.
Chẳng thế mà trong “Những Mẩu Dây Leo” con người đã gần như điên, không còn biết mình điên hay người điên nữa! Ai lại ngày nào Vũ (nhân vật chính làm nhân viên an ninh trong một tòa lầu) cũng leo lên 3 tầng lầu “một ngày tám tiếng, mỗi tuần năm ngày... như con sên leo lên vách tường đá rổi bi tụt xuống. Tụt rồi lại leo lên nữa” (trang 43) để làm một công việc duy nhất là “thọc 25 cái chìa khóa ở 25 nơi khác nhau vào cái hộp đen, xoay một vòng để nó in hàng ám số lên cuộn bằng giấy nằm bên trong” (trang 38). Riết rồi một hôm anh ngây người ra làm những công việc mà người ta có thể ngỡ là đã có tính cách bất bình thường, để rồi ông giám đốc phải gọi anh lên khiển trách. Anh về nhà, nằm mơ thấy một giấc mơ hãi hùng là anh đã bị sa thải vì bệnh “Mental Health” (“rối loạn thần kinh”). Anh thất nghiệp, không còn tiền gởi về cho gia đình, ngay cả đến một gói quà 2 pounds. Sau đó, những chuỗi tư tưởng lớp lang bình thường vẫn “xuôi dòng” nay trở nên “lộn phèo” và “tình trạng này trước còn xảy ra thưa thớt, dần dà Vũ phát hiện được ra rằng nó đến với mình có vẻ thường xuyên hơn.” Chàng tự nhủ: “Mình phải chống trả lại chúng nó chứ. Phải chống bằng bất cứ giá nào để chứng minh với tất cẩ mọi người rằng tôi là một kẻ bình thường chứ.” (trang 46)
Song “bình thường” gì mà đến quên cả cái nheo nhóc của vợ con ở quê nhà.(quên cả những đoạn thư con gái út viết cho anh từ Sài gòn: “Hôm qua mẹ nhận được gói quà bố gửi. Hôm nay mẹ bỏ tiền mua xương phở cho cả nhà được gặm. Ngon quá bố. Lâu rồi con không được ăn thịt.”) để dám chạy thẳng lên văn phòng lão “manager” chỉ vào mặt hắn và mắng :
“Tôi ghét sự nói láo của những kẻ làm việc dưới quyền của ông. Tôi ghét luôn cả những loại cây giả tạo mà ông cho trưng bầy ở mọi chỗ trong cơ quan này. Chúng nó chẳng có gì xứng đáng để khiến cho tôi phải đứng thừ người, chiêm ngưỡng so với những cây cỏ tươi tốt, đẹp đẽ ở trên quê hương của tôi. Vậy thì, những kẻ nào tố cáo tôi như vậy, chính nó mới là đứa có bệnh “mental health” đó thưa ông!” (trang 46).
Tả người mất trí đến như thế phải kể là hết cỡ. Nhưng hiện thực chiến tranh, những thảm họa của sự đổi đời trên quê huơng và trên quê người đã được Nhật Tiến mô tả một cách linh động, lôi cuốn đến độ khi buông sách ra ta đã phải thở phào mà thấy là mình may mắn đã không phải là người trong truyện.
Bên cạnh những truyện như vậy, ta cũng lại có một Nhật Tiến nhẹ nhàng hơn như trong truyện “Những Mảnh Trăng Thu”, môt câu truyện khá cảm động. Tác giả tả cuộc sống của những đứa trẻ kiểu “bụi đời” ở trong trại tỵ nạn, tuy nghèo khổ nhưng vẫn còn có nhau, một tình huống khá tương phản với những trẻ em Việt Nam ở ngoại quốc, đầy đủ hơn nhưng tiếng nói thì đã chọ chọe, văn hóa thì đã xa vời với quê hương đất tổ: “Trăng thu năm đó chỉ còn hắt hiu trong trí nhớ của các em bé còn vất vưởng ở đâu đó trong các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á.” (trang 7)
Sự va chạm văn hóa còn được Nhật Tiến đem ra làm đề tài trong mấy truyện khác như ‘‘Mùa Xuân Của Nàng” và nhất là “Bông Hồng Nào Cho Mẹ”. Đây không phải là những đề tài chỉ có một mình Nhật Tiến nhìn ra, song phần anh bao giờ cũng có cái đậm đà, thâm trầm của riêng anh – một thứ trầm buồn mà nhiều người trong chúng ta cũng chia xẻ đứng trước những vấn đề đó. Thành ra, với Nhật Tiến, ta lại có thêm được một cách nhìn, một tiếng nói Việt Nam bên cạnh những Võ Phiến trong tiểu luận (Thư gửi bạn, Lại thư gửi bạn), những Trần Phong Vũ (xem truyện Hạt Cát trong tuyển tập Quê hương còn đó), Trần Diệu Hằng (Vũ điệu của loài công), Lê Thị Huệ (trong Bụi hồng), Nguyễn Ngọc Ngạn (trong Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Ngạn) trong tiều thuyết như một thể bao trùm cả truyện ngắn, những Cao Tần, Nguyễn Bá Trạc, Trần Mộng Tú trong thơ để bàn đến một loại đề tài tưởng như bất tận.
PHẦN “QUÊ NHÀ”
Sang phần 2 (phần “Quê Nhà” đối với “Quê Người” của phần 1) thì ta thấy tiếp nối một số truyện mang cái hơi còn sung sức của tập Tiếng Kèn. Thật vậy, sự thành công của tập Tiếng Kèn được tiếp nối (đây bằng nhưng truyện có kịch tính cao độ như truyện” “Người Tù Cuối Năm” “Chặng Đường Cuối” và nhất là “Những Vết Chân Trâu.” Qua tất cả những thảm kịch đổi đời ở quê nhà từ ngày Cộng sản đến như một tai họa (chữ của Nguyễn Chí Thiện), Nhật Tiến như muốn nói với chúng ta là cứu cánh vẫn chỉ có thể là con người. Chính con người trong một tên thủ trưởng công an tưởng như khát máu đã giúp hắn nhìn ra ân nhân của hắn để nói:
“Ông Định, hơn ba mươi năm rồi, bây giờ tôi mới có dịp nói lên lời cám ơn ông.” (trang 78).
Cũng lại chính con người, một con người rất bình thường khi nó đã tước bỏ được hết những huyền thoại nhảm nhí về nó, đã làm cho tên đại úy trong “Chặng Đường Cuối”, xem như bị hủ hóa. Thì ra cả một huyền thoại về cách mạng đẹp đẽ có thể bi sụp đổ như một cái nhà bằng giấy đứng trước một xã hội thực tế, lột trần như một xã hội kẻ cắp, con buôn ở một vài đô thị miền Nam. Thì ra cái “đạo đức cách mạng” của “con người mới xã hội chủ nghĩa” xem ra cũng mỏng thôi!
Còn như truyện “Những Vết Chân Trâu” một chuyên phải nghĩ đã xảy ra ở một hợp tác xã miền Bắc, cũng như truyện “Một Chuyến Đi”, mô tả tất cả cái trần ai của việc xin giấy đi một chuyến tàu ra Bắc, đều nói lên cả cái bế tắc của xã hội Việt Nam ở trong tay Cộng Sản. Xin xong giấy tờ, Quý, vai chính trong “Một Chuyến Đi đã chợt mỉm cười tự mãn.” Để rồi Nhật Tiến phải hạ môt câu: “Có lẽ ở trên đời này chỉ có Quý là kẻ duy nhất đã có thể cười được khi nhận được tin mẹ mình đang thực sự hấp hối!” (trang 91).
Đó cuộc sống nó đã đảo điên tới mức đó thì không cần phải tác giả dùng lời trực tiếp lên án chế độ nữa, những truyện của Nhất Tiến có sức thuyết phục hơn chính vì chúng chỉ tìm cách tả sự thật: sự lên án chế độ đã trở thành một kết luận đương nhiên của cuộc sống.
Hai truyện “Tay Ngà” và “Chân Dung Người Nữ Diễn Viên” nói về sự sa sút của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ Cộng sản. Ở đây, Nhật Tiến chỉ làm một việc là tiếp nối, mang cái nhìn sâu sắc của mình vào hoàn cảnh người đàn bà, một việc Nguyễn Du trước kia đã đặc biệt lưu ý, một việc Phạm Duy gần đây cũng làm trong nhạc của ông. Huyền thoại “Tay Ngà” của Lữ về chị Thu đã bị sụp đổ sau 30 năm khi chị đưa tay ra, “hai bàn tay sần sùi nhăn nhúm và mang một vẻ chai cứng, khô queo” và giải thích: “Chế độ mới cần đề cao tinh thần lao động trong mọi tầng lớp quần chúng, kể cả những nghệ sĩ chơi đàn. Tôi không bị cấm đánh đàn nhưng tôi cũng bị bắt buộc phải cầm thêm cái cuốc. Cơn tàn phá đối với một bàn tay chỉ trong vòng một tháng là thấy rõ ....”(trang 66).
Trong “Chân Dung Người Nữ Diễn Viên”, tuy là hoàn cảnh của người phụ nữ, song cứu cánh vẫn lại là con người. Ngày nay, chị Hồng hết được xem là minh tinh và chỉ sống bằng nghề cầy ruộng bên cạnh một anh chồng thương phế binh, song chị đã thoải mái biết bao khi bỏ được tất cả sự giả dối bao trùm đời chị khi chị còn phục vụ chế độ trong ngành kịch nghệ.
Trường tồn trong tất cả cuộc sống bi đát ở quê hương, nơi đó mỗi cuộc sống là một thảm kịch, chỉ có bà mẹ Việt Nam, bà mẹ muôn thưở mà ta thấy trong truyện “Cái Túi Bùa”.
Xem thế đủ thấy cả cái phong phú của Nhật Tiến trong Một Thời Đang Qua.
CON ĐƯỜNG ĐÃ VẠCH
Trả lời một cuộc phỏng vấn mới đây thực hiện trên tạp chí Xác Định về cách nào anh phân biệt gỉữa con người của hành động và con người nhà văn trong anh, Nhật Tiến cho biết là theo anh, viết văn là một thứ thiên chức. Nhưng một thứ thiên chức đòi hỏi nhiều bền bỉ. Tuy anh không nói ra song ta phải hiểu là nếu không kiên trì thì thiên chức này cũng có thể mai một, cùn mòn. Do đó, nên giữa hành động và viết, anh không quên hành động (mà khi hành động anh còn hăng say hơn ai hết) nhưng đặc biệt, anh không bao giờ quên viết – chỉ trừ những trường hợp bất khả kháng như những năm anh bị kẹt ở lại với Cộng sản.
Ra được đất tự do, ngay khi hãy còn một mình ở trại (chị Nhật Tiến, tức nhà văn Đỗ Phương Khanh, và các cháu đi sau nhưng ngay từ lúc còn ở nhà đã nói với anh là “anh ra làm được gì cứ làm, cần phải nói cái gì cứ nói” đừng bận tâm về những hậu quả có thể xảy ra cho chị ở nhà) anh đã bắt ngay trở lại cái nghiệp viết văn của anh để tiếp nối cái thiên chức kia.
Ở trong nhiều điều kiện vật chất có thể nói là vô cùng bất thuận lợi và bất ổn định, anh vẫn tiếp tục “ra quân”. Cứ xem những ngày tháng ghi tại các truyện trong "Tiếng Kèn", ta sẽ thấy rõ: tháng 12,1979 (“Buổi Sáng Của Bé”), tháng 1, 1980 (“Tiếng Kèn”, “Nồi Cháo Thịt”) ở trạỉ Songkhla Thái Lan, tháng 12-80 ở Portland, Oregon (“Điểm Hẹn”, “Một Thoáng Xuân Về” và “Ước Vọng Của Bà Năm”), tháng 8,1981 (“Trận Đánh Cuối Cùng Của Một Kẻ Sĩ”) và tháng 12, 1981 (“Chuyến Tàu Cuối Năm”) ở Santa Ana, California. Ta có cảm tưởng anh đang di chuyển mà cái bút, tập giấy vẫn không rời tay anh, và anh viết liên miên, viết bất chấp những điều kiện hay ngoại cảnh chung quanh.
Làm việc như vậy, chắc chắn Nhật Tìến đã phải có một niềm tin sắt đá. Bốn năm ở lại với Cộng sản, trong trường hợp Nhật Tiến, đã không phải là bốn năm sống thừa. Tuy không sáng tác, bốn năm đã thành bốn năm tích lũy ở trong nhà văn nơi anh. Nhờ đó, ngày nay ta có ở Nhật Tiến một tác giả dồi dào chất liệu cộng thêm với một ý thức chính trị thật sắc bén. Hai tập Tiếng Kèn và Một Thời Đang Qua hay không phải vì tính cách chống Cộng của chúng vì thiếu gì tác phẩm chống Cộng mà chẳng hay tí nào – nhưng là vì tính cách chân thật của chúng trong đó cái chất sống sờ sờ ra đó.
Tác giả đã chứng kiến, mắt được thấy, tai được nghe, hay chính mình đã sống nhưng kinh nghiệm đó, lại thêm được một nghệ thuật già dặn nên tập truyện tự nhiên đã trở thành một bản án chế độ Cộng sản mà khó có bút nào vượt qua được.
Có thể nói, nếu Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh là một bản án đanh thép nhất đối với chế độ lao tù “học tập, cải tạo” của Cộng sản thì Tiếng Kèn và Một Thời Đang Qua là một bản án đanh thép không kém mô tả chế độ bên ngoài lao tù ở quê nhà.
(trong ấn bản in năm 1985)
Ở ngoài đời, tôi chưa bao giờ gặp Nhật Tiến. Điều này, nếu đối vớí cá nhân tôi có thể được xem là một sự thiệt thòi thì trái lại, đối vớí tác phẩm có khi lại là một điều hay: tôi không có cách nào khác hơn là đến với anh qua tác phẩm.
Tuy chưa được gặp anh song Nhật Tiến trong Văn Học Việt Nam thì không phải là một ai xa lạ. Sau khi bước vào văn đàn với truyện dài Những người áo trắng (1959) và nhất là Những vì sao lạc (1960) nói về những trẻ “bụi đời” có cả mười mấy, hai chục năm trước khi có từ ngữ sau này, anh đã, ở tuổi 25, đạt tới được một vinh dự không nhỏ là được Giải thưởng Văn chương Toàn quốc cho hai năm 1961-1962 vì truyện Thềm Hoang do nhà xuất bản Đời Nay của Nhất Linh in ra năm 1961. Là người yêu văn học, từ đó không ai là không để ý đến những tác phẩm đầu tay gần như năm nào Nhật Tiến cũng có mặt để đóng góp vào văn học miền Nam tự do.
NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG VĂN HỌC CỦA NHẬT TIẾN
Người ta để ý đến anh không phải vì anh viết nhằm vào cái sôi nổi, như Chu Tử với những Loạn, Ghen, Yêu của ít năm sau đó hay Hoàng Đông Phương (tức Nguyễn Thị Hoàng) của Vòng tay học trò hoặc Lệ Hằng của những năm 70. Người ta cũng lại không để ý đến anh vì anh đi tìm cái mới như Thanh Tâm Tuyền hay thử nghiệm nhiều như Bùi Giang, Phạm Thiên Thư trong thơ. Người ta tìm đọc Nhật Tiến vì anh rất “cổ điển”, cổ điển không thua gì những bậc đàn anh (và cả đàn chị) như Nhất Linh và Nguyễn Thị Vinh, những người đầu tiên đã nhìn ra văn tài của anh và khuyến khích anh trên con đường sự nghiệp.
Ở anh nổi bật lên những đức tính như một lòng thương xót bao la dành chơ những kẻ xấu số trong xã hội, một con mắt thật tinh đời nhưng không ác ý, một trái tim ôn hòa nhưng không phải không biết phẫn nộ, một con ngườỉ thuần túy dành cho giáo dục (kể cả giáo dục có bề ngoài hình thức như ở trong học đường lẫn giáo dục tưởng như không có hình thức như báo chí, tiểu thuyết, truyền thanh, truyền hình ).
Người ta, do đó, tìm ở Nhật Tiến một cái gì chân thật, một lương tâm xã hội đôi khi có thể xem là hơi lý tưởng quá nhưng lúc nào cũng đầy một lòng trìu mến đối vớỉ tuổi thơ (như trong Chim Hót Trong Lồng, Chuyện Bé Phượng, hay Tay Ngọc), đối với những người dân lành bị kẹt vào trong một cuộc chiến thảm khốc mà họ không có đủ trí tuệ hay hiểu biết để tách bạch, phân tích các vấn đề (điển hình như những truyện dài Giấc Ngủ Chập Chờn hay Quê Nhà Yêu Dấu, viết vào trong những giờ phút khốc liệt ngay theo sau trận Mậu Thân). Ở trong một khung cảnh chiến tranh mà nhiều khi ta cảm thấy như bị bẫy, không trách có người cảm thầy mình điên lên được, không trách có người điên thực sự như trong truyện ngắn “Tặng Phẩm Của Dòng Sông”, một trong những truyện ngắn hay nhất của anh và được lựa chọn vào trong tuyển tập "Những truyện ngắn hay nhất của quê hương" do nhà xuất bản Sống in ra ở Saigon năm 1973.
Ở Nhật Tiến có nhiều con người xa lạ, tưởng không bao giờ có thể gặp nhau trong một người. Từ ngày trưởng thành, là một sinh viên di cư vào Nam, anh trong căn bản là một nhà giáo. Ra đời, anh đi dạy tư ở Mỹ Tho, nơi đây anh gặp Truơng Cam Vĩnh. Đời sống tỉnh lẻ, anh không biết làm gì hơn là ngồi viết văn – trước hết là cho mình, chưa dám nói là cho ai khác vội. Rồi một cơ may (qua sự giới thiệu của anh Trương Cam Vĩnh) anh đã đến với Nhất Linh, và từ đó anh trở thành một tác giả có sách xuất bản. Hỏi anh có làm gì về văn chương trong khung cảnh học đường không? “Thưa không, tôi dạy Toán, Lý, Hóa....”
Cho đến tận những năm cuối cùng trước khi miền Nam sụp đổ, anh vẫn làm nghề ‘‘gõ đầu trẻ” và trong đám “trẻ” này đôi khi cũng có cả những ông bà trung niên được anh luyện thi mà nhiều người không hề bao giờ biết là anh viết văn. “Tôi không bao giờ nói về văn chương ở trong lớp cả”, anh tuyên bố.
Anh dạy từ khi mới vào đời, anh dạy từ trong thời gian dài làm báo, viết văn, anh dạy tư thêm trong lúc bị động viện, ở trong quân đội, anh dạy cả sau khi Cộng sản vào thành. Nói tóm lại, ở trong anh từ trước đến sau là một nhà giáo. Nhưng là vì anh dạy tư suốt đời nên khi Cộng sản vào, anh cũng không phải đi học tập gì nhiều. Anh chỉ phải theo có một đợt học tập ngắn ngày dành cho diện các văn nghệ sĩ (lần đó anh đi có cả Thái Thanh, Phạm Đình Chương, Lệ Hằng, Nguyên Thị Hoàng v...v... bị gọi đi cùng). Và cũng vì người ta, cả xã hội chung quanh anh nhìn anh là một “ông thầy” dậy trẻ nên không ai nỡ tâm khai anh đã từng có ở trong quân đội, ngành Chiến tranh Tâm lý. (Có ai ở trong hoàn cảnh này mới rõ được lòng yêu mến, tình bao bọc của đồng bào là quý đến chừng nào !)
Mãi đến năm 78 anh mới thôi dạy học vì dạy trong một xã hội Cộng sản, dạy học dầu là Toán, Lý, Hóa....mà không được dạy theo ý mình, phải theo giáo án, phải theo chỉ thị, phải theo yêu cầu chính trị của Nhà nước và Đảng thì quả là hơn một cực hình. Anh chị Nhật Tiến quay ra mở quán cà phê. Ta hãy nghe Mai Thảo nói về anh trong giai đoạn này:
“Một buổi chiều Saigon, ít ngày sau khi 30 tháng tư 1975, ngồi sau chiếc xe gắn máy của Duyên Anh, cũng tác giả Ngựa Chứng Trong Sân Trường dạo quanh một vòng trên những phố phường tan hoang của thành phố vừa đổi chủ, tôi bổng nhìn thấy Nguyễn Thụy Long trên một khúc vì hè ở khu đại học Duy Tân. Long ngồi sau một cái quán lộ thiên mọc lên như nấm ở Saigon lúc đó. Tác giả Loan Mắt Nhung đang nhậu, mặt mày đỏ sậm, kính trắng dầy cộm. Và cạnh đó, là một quán hàng khác, với Nhật Tiến, Nhật Tiến không nhậu, không nhậu bao giờ, đang lụi hụi với một chậu nước và một chồng bát đũa nhớp cạnh một gốc cây.
Cái cảnh tượng đập vào mắt tôi lúc đó, về hai cái quán liền sát, cũng ở trước một vi tường thấp chạy dài, là cái cảnh tượng của một đối nghịch hoàn toàn. Mang chung sự thất thế của văn nghệ gác bút ra đường bán quán trước hoàn cảnh mới, cái quán của Nguyễn Thụy Long với những xị đế ngổn ngang trên mặt bàn và mấy người khách hàng trẻ tuổi cũng ngất ngưởng như Long, hiện rõ vẻ bụi đời anh chị. Cái quán của Nhật Tiến khác hẳn. Nó lành mạnh hơn và cũng gia đình hơn gấp bội, với những đĩa rau muống chẻ nhỏ đặt ngay ngắn, bên cạnh là một chảo mỡ sôi bắn khói bốc xanh um, chị Nhật Tiến má hồng củi lửa chiên những cái bánh tôm vàng ngậy và đứa cháu lớn, nơ cài mái tóc, váy xếp chững chạc đang phụ một tay với ông bố nhà văn.
Nhìn Long một bên, Tiến một bên, cũng đã lăn cả ra với sương nắng thời thế với gió bụi hè đường, cũng đã trở thành hai ông chủ quán tài tử bất đắc dĩ mà quán bạn là quán bạn, quán tôi là quán tôi, bạn anh chị bụi đời, tôi gia đình nghiêm chỉnh, tôi đã nhìn thấy một lần nữa, và lần đó là lần cuối cùng, điều tôi yêu thích và tự hào nhất cho văn nghệ miền Nam 20 năm, là cái trạng thái đa diện và đa dạng không bao giờ đồng dáng và đồng tính. Đó là cái thế giới văn nghệ của mỗi người một trời mình, mỗi kẻ một biển mình. Đó là vùng đất đai văn nghệ của mỗi người một non sông, mỗi người một sông núi. Cái không đồng dáng, không đồng phục nơi mỗi người trước bàn viết cũng như trong đời sống ấy, lại là điều văn nghệ miền Bắc đổ khuôn và con số thù ghét nhất. Và bởi vì thù ghét nhất nên muốn triệt hủy nhất. Đó cũng chính là nguyên nhân của đại nạn đã tới với mọi ngành văn học nghệ thuật muôn nghìn hình vẻ của ta. Và đương nhiên là đại nạn ấy cũng đã đến với Nguyễn Thụy Long và Nhật Tiến.
Nhớ hôm đó, tôi và Duyên Anh đã ngưng xe lại. Đã vào ngồi xuống mấy cái ghế đẩu thấp. Đã lên tiếng ca ngợi cái tinh thần quả cảm của gia đình Nhật Tiến, hàng ngày từ thật xa cổng xe lửa số sáu xuống, vui vẻ nhập được tức khắc vào nếp sinh hoạt mới ở quanh mình. Nhớ lời hôm đó, chúng tôi đã ăn ủng hộ Thềm Hoang Quán mỗi người một đĩa bánh tôm, rất ngon, và tôi đã hỏi đùa Nhật Tiến:
- Rửa bát thạo ngay. Giỏi nhỉ?
Và Nhật Tiến đã cười nụ cười bình thường, chừng mực, nụ cười hơi già trước tuổi một chút của một nhà giáo. Nhật Tiến bao giờ cũng trước hết xác nhận mình là một nhà giáo:
- Giỏi quỷ gì. Việc làm thì phải làm. Để cho ai đây.
(Trích Văn số 6, tháng 12,1982)
TỪ VĂN CHƯƠNG ĐẾN HÀNH ĐỘNG
“Giỏi quỷ gì. Việc làm thì phải làm. Để cho ai đây”. Đúng là Nhật Tiến, một trăm phần trăm. Nếu anh đã không để cho việc viết văn của anh ảnh hưởng đến việc dạy học của anh trước kia thì giờ này, anh cũng lại không để cho sự thất thế của anh ảnh hưởng chút gì đến việc làm của anh – một việc làm hoàn toàn lương thiện.
Cuộc chiến trong những năm đầu 70 ngày càng vượt xa sự hiểu biết của người dân thường, ngày càng đi quá khả năng chịu đựng của ngay cả những người ý thức nhất. Nhưng trong khủng hoảng tinh thần, trong “bế tắc” đó (chữ của anh), Nhật Tiến vẫn không bỏ cuộc. Anh quay ra làm báo thiêú nhi, một việc làm mà anh đã có ít nhiều kinh nghiệm trước đó khi làm tổng thư ký tờ Đông Phương của Nguyễn Thị Vinh. Tờ báo Thiếu Nhi do nhà sách Khai Trí bảo trợ đã trở thành mối bận tâm chính của anh trong những năm từ 1971 đến khi mất miền Nam. Trong thời gian này, anh đã chuyển hướng sáng tác, đi từ truyện viết về thiếu nhi (như Chim Hót Trong Lồng, Tay Ngọc, một số truyện trong Ánh Sáng Công Viên) hay thanh thiếu niên (Những Vì Sao Lạc, v…v...) sang thành truyện viết cho và của thiếu nhi. Đây là những chuyện như Lá Chúc Thư (truyện dài, in năm 1969, trong tủ sách Vàng), Đường Lên Núi Thiên Mã, hay cả Thưở Mơ Làm Văn Sĩ (tuy viết dưới hình thức hồi ký).
Đều đặn, đều đặn anh sáng tác để thành một văn nghiệp khá đồ sộ: Trước 75, như vậy là anh đã có gần như mỗi năm một tác phẩm, mà nói chung, tác phẩm nào cũng viết một cách cẩn trọng. Giá như anh có ngưng ở đó thì chúng ta cũng đã có một văn nghiệp gồm 11 truyện dài, 4 tập truyện ngắn, 1 truyện thiếu nhi, 1 tập viết dưới hình thức hồi ký, 1 tập viết dưới hình thức nhật ký, và một tiểu thuyết kịch (Người Kéo Màn in ra năm 1962 do nhà xuất bản Huyền Trân), tức 19 tác phẩm tất cả trong một đời sáng tác là 17 năm (1959 đến 1975). Đó là chưa kể những viết lách lặt vặt bên cạnh nữa, những đóng góp trên mặt báo, những bài diễn thuyết, những khẳng định lập trường, những bài giảng dạy về chiến tranh tâm lý v...v... Tóm lại, đây không thể coi là một văn nghiệp mà ta có thể khinh thường được ở một người mà tháng 4,1975 chưa đầy 39 tuổi.
Nhưng điều làm cho ngườì ta để ý đến Nhật Tiến sau này, trong những năm gần đây lại không nhất thiết là sự nghiệp văn chương của anh. Vì trong gần 5 năm ở với Cộng sản, dĩ nhiên là anh phải “gác bút” rồi trừ khi là anh bằng lòng đi làm tay sai cho chúng – một điều chúng ta không thể nghĩ được về Nhật Tiến. Nhưng chỉ cần anh đặt chân lên đất Thái sau khi vượt biên bằng đường thủy là ta đã thấy ngòi bút của anh phục hoạt liền.
Những truyện ngắn của anh sáng tác ở trong trại sau này được tập hợp lại trong tập Tiếng Kèn (do nhà xuất bản Văn Học in năm 1982 ở Cali) vẽ lên một bức tranh vô cùng sống động về cuộc đổi đời lớn nhất của người dân Việt Nam (chứ không riêng gì của người dân miền Nam) có lẽ từ hơn một trăm năm nay. Thời Tây sang, với tất cả những cái va chạm, xung đột văn hóa giở khóc giở cười của nó, cũng không thể so sánh được với cái ngô nghê, cái ồ ạt và cái dã man của mấy chú mán ở rừng về như bộ đôi và cán bộ miền Bắc vào xâm chiếm miền Nam.
Song Nhật Tiến không để cho cái hận thù đó làm mờ đi cái đau thương trước mắt là nạn hải tặc hoành hành trong vịnh Thái Lan trong những ngày tháng anh ở trại. Với sự tiếp tay can đảm của hai nhà văn Dương Phục và Vũ Thanh Thúy, Nhật Tiến đã lên tiếng tố cáo nạn hải tặc ngay trên đất Thái, làm thành một cuộc vận động toàn thế giới (do sự tiếp sức của các báo chí Việt ngữ và cộng đồng người Việt ở hải ngoại) mà quốc tế phải để ý tới, mà Liên Hiệp Quốc phải họp hội nghị để giải quyết, buộc ngay cả chính quyền Thái phải lùng bắt một số hải tặc và đem chúng ra trước vành móng ngựa.
Tháng 9-80, sang đến Mỹ, Nhật Tiến vẫn không bỏ cuộc. Nhờ sự hiện diện của anh và của hai anh chị Dương Phục - Vũ Thanh Thủy ở miền Nam Cali, giờ này có thể đứng ra làm chứng nhân hay nhân chứng sống, phong trào chống hải tặc lên cao độ với Ủy ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển (do giáo sư Nguyễn Hữu Xương cầm đầu) vận động khắp nơi trong báo chí, trên quốc hội, với lập pháp và hành pháp Mỹ, với Liên Hiệp Quốc. Những bài tố cáo của ba nhân chứng được gom lại thành một tập tài liệu mang tên "Hải tặc trong vịnh Thái Lan" do Ủy Ban Báo Nguy in ra năm 1981. Ngay sau đó, James Banerian đã dịch toàn tập sang tiếng Anh mang tựa đề là "Pirates on the Gulf of Siam".
Việc làm này của Nhật Tiến, Dương Phục và Vũ Thanh Thủy được đến cả Coleman McCarthy trên tờ Washington Post công nhận là một công việc đầy ý nghĩa. Một số các bài xã luận đăng trên mặt các báo chí Hoa Kỳ và quốc tế cũng đã dựa phần nào vào những tiết lộ như ở trong Pirates on the Gulf of Siam.
KINH NGHIỆM Ở MỸ
Sang đến Hoa Kỳ, Nhật Tiến chấp nhận ngay cái thực tế của xứ này: Nhà văn Việt Nam không có (hay ít nhất cũng chưa có) chân đứng trong cái xã hội này. Anh vì thế nên cũng chấp nhận ngay cuộc chơi mới, lăn lộn từ tiểu bang này sang tiểu bang khác, nhận đủ mọi thứ việc thượng vàng hạ cám, gì cũng làm tuốt, làm đêm làm ngày mệt nghỉ, và rồi đi học để kiếm một cái chuyên môn mà xứ này dùng được. Thế mà rồi anh vẫn viết, viết hăng say hơn bao giờ hết. Truyện của anh đăng đủ trên các mặt báo Việt ngữ ở hải ngoại, từ Ngày Nay ở Kansas City đến Đất Mới, Seattle, Washington, từ Khai Phóng và Nội San Cựu Giáo Chức ở Cali đến Chuông Saigon ở Úc Châu, từ Lửa Việt ở Canada đến Độc Lập ở Tây Đức và Quê Mẹ ở Pháp.
Mặc dầu phần lớn làm “chùa” anh vẫn không hề lấy đó làm buồn. Anh hăng say trong mọi việc, lại còn lấy đó làm như một niềm vui, một thú giải khuây cho những năm tháng âu sấu, buồn bã. Tập truyện Một Thời Đang Qua hiện trong tay bạn đọc chính là một ghi chép trung thực của nhưng ngày tháng ấy, đặc biệt ở phần I. Sự đổi đời trong cuộc sống của người Việt hải ngoại, nhất là trong những năm đầu làm quen vớí xứ người, nó ghê quá, nó làm cho ta đôi khỉ tưởng như đến mất nhân bản tính tới độ ta chỉ còn có mộng tưởng là xem được là thật thôi (“Người Làm Ca Đêm”).
Trong “Một Ngày Của Nhiều Người” gần như không còn ai là của riêng mình nữa. Một người sáng dậy, vừa chồm ra khỏi giường đã thấy mình trở thành một bộ phận của guồng máy xã hội; không hơn không kém một con ốc mà vì máy đã bắt đầu chạy nên mình phải theo. Thôi thì đủ thứ tính toán, “rất may là chỉ phải “đề xe” có hai lần nhưng ngần ấy việc cũng đã tiêu đi mất của anh thời gian một phút rồi. Nếu chậm thêm 4 phút nữa thôi anh sẽ bị kẹt xe ở lối vào xa lộ…(trang 10). Thế mà trong óc lúc nào cũng còn lởn vởn những cái “bill” hàng tháng, “tiền điện thoại, tiền gas, tiền nước, tiền Tivi, tiền dàn âm thanh và những gói quà 2 pounds gửi cho gia đình ở Sài Gòn...” để rổi “đầu anh như bị xiết lại. Anh muốn ngộp thở về những ý nghĩ ấy trong đầu diễn ra rất nhanh như một dòng điện từ xẹt qua óc” (trang 11).
Rồi câu chuyện đi sang những tình huống của một số người khác, những tình huống không còn phân biệt được đây là câu chuyện của nhiều người khác nhau: Hải, Toản, Bình, Sảnh, Dũng.....Tại sao? Tại vì trong cái guồng máy khổng lồ đó, ta đã gần như mất hết cá tính.
Chẳng thế mà trong “Những Mẩu Dây Leo” con người đã gần như điên, không còn biết mình điên hay người điên nữa! Ai lại ngày nào Vũ (nhân vật chính làm nhân viên an ninh trong một tòa lầu) cũng leo lên 3 tầng lầu “một ngày tám tiếng, mỗi tuần năm ngày... như con sên leo lên vách tường đá rổi bi tụt xuống. Tụt rồi lại leo lên nữa” (trang 43) để làm một công việc duy nhất là “thọc 25 cái chìa khóa ở 25 nơi khác nhau vào cái hộp đen, xoay một vòng để nó in hàng ám số lên cuộn bằng giấy nằm bên trong” (trang 38). Riết rồi một hôm anh ngây người ra làm những công việc mà người ta có thể ngỡ là đã có tính cách bất bình thường, để rồi ông giám đốc phải gọi anh lên khiển trách. Anh về nhà, nằm mơ thấy một giấc mơ hãi hùng là anh đã bị sa thải vì bệnh “Mental Health” (“rối loạn thần kinh”). Anh thất nghiệp, không còn tiền gởi về cho gia đình, ngay cả đến một gói quà 2 pounds. Sau đó, những chuỗi tư tưởng lớp lang bình thường vẫn “xuôi dòng” nay trở nên “lộn phèo” và “tình trạng này trước còn xảy ra thưa thớt, dần dà Vũ phát hiện được ra rằng nó đến với mình có vẻ thường xuyên hơn.” Chàng tự nhủ: “Mình phải chống trả lại chúng nó chứ. Phải chống bằng bất cứ giá nào để chứng minh với tất cẩ mọi người rằng tôi là một kẻ bình thường chứ.” (trang 46)
Song “bình thường” gì mà đến quên cả cái nheo nhóc của vợ con ở quê nhà.(quên cả những đoạn thư con gái út viết cho anh từ Sài gòn: “Hôm qua mẹ nhận được gói quà bố gửi. Hôm nay mẹ bỏ tiền mua xương phở cho cả nhà được gặm. Ngon quá bố. Lâu rồi con không được ăn thịt.”) để dám chạy thẳng lên văn phòng lão “manager” chỉ vào mặt hắn và mắng :
“Tôi ghét sự nói láo của những kẻ làm việc dưới quyền của ông. Tôi ghét luôn cả những loại cây giả tạo mà ông cho trưng bầy ở mọi chỗ trong cơ quan này. Chúng nó chẳng có gì xứng đáng để khiến cho tôi phải đứng thừ người, chiêm ngưỡng so với những cây cỏ tươi tốt, đẹp đẽ ở trên quê hương của tôi. Vậy thì, những kẻ nào tố cáo tôi như vậy, chính nó mới là đứa có bệnh “mental health” đó thưa ông!” (trang 46).
Tả người mất trí đến như thế phải kể là hết cỡ. Nhưng hiện thực chiến tranh, những thảm họa của sự đổi đời trên quê huơng và trên quê người đã được Nhật Tiến mô tả một cách linh động, lôi cuốn đến độ khi buông sách ra ta đã phải thở phào mà thấy là mình may mắn đã không phải là người trong truyện.
Bên cạnh những truyện như vậy, ta cũng lại có một Nhật Tiến nhẹ nhàng hơn như trong truyện “Những Mảnh Trăng Thu”, môt câu truyện khá cảm động. Tác giả tả cuộc sống của những đứa trẻ kiểu “bụi đời” ở trong trại tỵ nạn, tuy nghèo khổ nhưng vẫn còn có nhau, một tình huống khá tương phản với những trẻ em Việt Nam ở ngoại quốc, đầy đủ hơn nhưng tiếng nói thì đã chọ chọe, văn hóa thì đã xa vời với quê hương đất tổ: “Trăng thu năm đó chỉ còn hắt hiu trong trí nhớ của các em bé còn vất vưởng ở đâu đó trong các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á.” (trang 7)
Sự va chạm văn hóa còn được Nhật Tiến đem ra làm đề tài trong mấy truyện khác như ‘‘Mùa Xuân Của Nàng” và nhất là “Bông Hồng Nào Cho Mẹ”. Đây không phải là những đề tài chỉ có một mình Nhật Tiến nhìn ra, song phần anh bao giờ cũng có cái đậm đà, thâm trầm của riêng anh – một thứ trầm buồn mà nhiều người trong chúng ta cũng chia xẻ đứng trước những vấn đề đó. Thành ra, với Nhật Tiến, ta lại có thêm được một cách nhìn, một tiếng nói Việt Nam bên cạnh những Võ Phiến trong tiểu luận (Thư gửi bạn, Lại thư gửi bạn), những Trần Phong Vũ (xem truyện Hạt Cát trong tuyển tập Quê hương còn đó), Trần Diệu Hằng (Vũ điệu của loài công), Lê Thị Huệ (trong Bụi hồng), Nguyễn Ngọc Ngạn (trong Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Ngạn) trong tiều thuyết như một thể bao trùm cả truyện ngắn, những Cao Tần, Nguyễn Bá Trạc, Trần Mộng Tú trong thơ để bàn đến một loại đề tài tưởng như bất tận.
PHẦN “QUÊ NHÀ”
Sang phần 2 (phần “Quê Nhà” đối với “Quê Người” của phần 1) thì ta thấy tiếp nối một số truyện mang cái hơi còn sung sức của tập Tiếng Kèn. Thật vậy, sự thành công của tập Tiếng Kèn được tiếp nối (đây bằng nhưng truyện có kịch tính cao độ như truyện” “Người Tù Cuối Năm” “Chặng Đường Cuối” và nhất là “Những Vết Chân Trâu.” Qua tất cả những thảm kịch đổi đời ở quê nhà từ ngày Cộng sản đến như một tai họa (chữ của Nguyễn Chí Thiện), Nhật Tiến như muốn nói với chúng ta là cứu cánh vẫn chỉ có thể là con người. Chính con người trong một tên thủ trưởng công an tưởng như khát máu đã giúp hắn nhìn ra ân nhân của hắn để nói:
“Ông Định, hơn ba mươi năm rồi, bây giờ tôi mới có dịp nói lên lời cám ơn ông.” (trang 78).
Cũng lại chính con người, một con người rất bình thường khi nó đã tước bỏ được hết những huyền thoại nhảm nhí về nó, đã làm cho tên đại úy trong “Chặng Đường Cuối”, xem như bị hủ hóa. Thì ra cả một huyền thoại về cách mạng đẹp đẽ có thể bi sụp đổ như một cái nhà bằng giấy đứng trước một xã hội thực tế, lột trần như một xã hội kẻ cắp, con buôn ở một vài đô thị miền Nam. Thì ra cái “đạo đức cách mạng” của “con người mới xã hội chủ nghĩa” xem ra cũng mỏng thôi!
Còn như truyện “Những Vết Chân Trâu” một chuyên phải nghĩ đã xảy ra ở một hợp tác xã miền Bắc, cũng như truyện “Một Chuyến Đi”, mô tả tất cả cái trần ai của việc xin giấy đi một chuyến tàu ra Bắc, đều nói lên cả cái bế tắc của xã hội Việt Nam ở trong tay Cộng Sản. Xin xong giấy tờ, Quý, vai chính trong “Một Chuyến Đi đã chợt mỉm cười tự mãn.” Để rồi Nhật Tiến phải hạ môt câu: “Có lẽ ở trên đời này chỉ có Quý là kẻ duy nhất đã có thể cười được khi nhận được tin mẹ mình đang thực sự hấp hối!” (trang 91).
Đó cuộc sống nó đã đảo điên tới mức đó thì không cần phải tác giả dùng lời trực tiếp lên án chế độ nữa, những truyện của Nhất Tiến có sức thuyết phục hơn chính vì chúng chỉ tìm cách tả sự thật: sự lên án chế độ đã trở thành một kết luận đương nhiên của cuộc sống.
Hai truyện “Tay Ngà” và “Chân Dung Người Nữ Diễn Viên” nói về sự sa sút của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ Cộng sản. Ở đây, Nhật Tiến chỉ làm một việc là tiếp nối, mang cái nhìn sâu sắc của mình vào hoàn cảnh người đàn bà, một việc Nguyễn Du trước kia đã đặc biệt lưu ý, một việc Phạm Duy gần đây cũng làm trong nhạc của ông. Huyền thoại “Tay Ngà” của Lữ về chị Thu đã bị sụp đổ sau 30 năm khi chị đưa tay ra, “hai bàn tay sần sùi nhăn nhúm và mang một vẻ chai cứng, khô queo” và giải thích: “Chế độ mới cần đề cao tinh thần lao động trong mọi tầng lớp quần chúng, kể cả những nghệ sĩ chơi đàn. Tôi không bị cấm đánh đàn nhưng tôi cũng bị bắt buộc phải cầm thêm cái cuốc. Cơn tàn phá đối với một bàn tay chỉ trong vòng một tháng là thấy rõ ....”(trang 66).
Trong “Chân Dung Người Nữ Diễn Viên”, tuy là hoàn cảnh của người phụ nữ, song cứu cánh vẫn lại là con người. Ngày nay, chị Hồng hết được xem là minh tinh và chỉ sống bằng nghề cầy ruộng bên cạnh một anh chồng thương phế binh, song chị đã thoải mái biết bao khi bỏ được tất cả sự giả dối bao trùm đời chị khi chị còn phục vụ chế độ trong ngành kịch nghệ.
Trường tồn trong tất cả cuộc sống bi đát ở quê hương, nơi đó mỗi cuộc sống là một thảm kịch, chỉ có bà mẹ Việt Nam, bà mẹ muôn thưở mà ta thấy trong truyện “Cái Túi Bùa”.
Xem thế đủ thấy cả cái phong phú của Nhật Tiến trong Một Thời Đang Qua.
CON ĐƯỜNG ĐÃ VẠCH
Trả lời một cuộc phỏng vấn mới đây thực hiện trên tạp chí Xác Định về cách nào anh phân biệt gỉữa con người của hành động và con người nhà văn trong anh, Nhật Tiến cho biết là theo anh, viết văn là một thứ thiên chức. Nhưng một thứ thiên chức đòi hỏi nhiều bền bỉ. Tuy anh không nói ra song ta phải hiểu là nếu không kiên trì thì thiên chức này cũng có thể mai một, cùn mòn. Do đó, nên giữa hành động và viết, anh không quên hành động (mà khi hành động anh còn hăng say hơn ai hết) nhưng đặc biệt, anh không bao giờ quên viết – chỉ trừ những trường hợp bất khả kháng như những năm anh bị kẹt ở lại với Cộng sản.
Ra được đất tự do, ngay khi hãy còn một mình ở trại (chị Nhật Tiến, tức nhà văn Đỗ Phương Khanh, và các cháu đi sau nhưng ngay từ lúc còn ở nhà đã nói với anh là “anh ra làm được gì cứ làm, cần phải nói cái gì cứ nói” đừng bận tâm về những hậu quả có thể xảy ra cho chị ở nhà) anh đã bắt ngay trở lại cái nghiệp viết văn của anh để tiếp nối cái thiên chức kia.
Ở trong nhiều điều kiện vật chất có thể nói là vô cùng bất thuận lợi và bất ổn định, anh vẫn tiếp tục “ra quân”. Cứ xem những ngày tháng ghi tại các truyện trong "Tiếng Kèn", ta sẽ thấy rõ: tháng 12,1979 (“Buổi Sáng Của Bé”), tháng 1, 1980 (“Tiếng Kèn”, “Nồi Cháo Thịt”) ở trạỉ Songkhla Thái Lan, tháng 12-80 ở Portland, Oregon (“Điểm Hẹn”, “Một Thoáng Xuân Về” và “Ước Vọng Của Bà Năm”), tháng 8,1981 (“Trận Đánh Cuối Cùng Của Một Kẻ Sĩ”) và tháng 12, 1981 (“Chuyến Tàu Cuối Năm”) ở Santa Ana, California. Ta có cảm tưởng anh đang di chuyển mà cái bút, tập giấy vẫn không rời tay anh, và anh viết liên miên, viết bất chấp những điều kiện hay ngoại cảnh chung quanh.
Làm việc như vậy, chắc chắn Nhật Tìến đã phải có một niềm tin sắt đá. Bốn năm ở lại với Cộng sản, trong trường hợp Nhật Tiến, đã không phải là bốn năm sống thừa. Tuy không sáng tác, bốn năm đã thành bốn năm tích lũy ở trong nhà văn nơi anh. Nhờ đó, ngày nay ta có ở Nhật Tiến một tác giả dồi dào chất liệu cộng thêm với một ý thức chính trị thật sắc bén. Hai tập Tiếng Kèn và Một Thời Đang Qua hay không phải vì tính cách chống Cộng của chúng vì thiếu gì tác phẩm chống Cộng mà chẳng hay tí nào – nhưng là vì tính cách chân thật của chúng trong đó cái chất sống sờ sờ ra đó.
Tác giả đã chứng kiến, mắt được thấy, tai được nghe, hay chính mình đã sống nhưng kinh nghiệm đó, lại thêm được một nghệ thuật già dặn nên tập truyện tự nhiên đã trở thành một bản án chế độ Cộng sản mà khó có bút nào vượt qua được.
Có thể nói, nếu Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh là một bản án đanh thép nhất đối với chế độ lao tù “học tập, cải tạo” của Cộng sản thì Tiếng Kèn và Một Thời Đang Qua là một bản án đanh thép không kém mô tả chế độ bên ngoài lao tù ở quê nhà.
Nguyễn Ngọc Bích
Springfield, mồng 6 tháng 9,1985
Springfield, mồng 6 tháng 9,1985