Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Một chai rượu cognac từ năm 1762 bán đấu giá được $146,000
Chai rượu này, được biết dưới tên “Anh Cả” (Grand Frere), vì là chai lớn nhất trong ba chai rượu còn sót lại.
Chai cognac Gautier đời 1762, vừa bán với giá $146,000.
PARIS, Pháp – Một chai cognac nổi tiếng đời 1762, một trong những chai cognac xưa nhất của thế giới, vừa bán được với giá $146,000 qua cuộc đấu giá trên mạng.
Theo bản tin của hãng thông tấn UPI hôm Thứ Năm, 28 Tháng Năm, chai cognac Gautier, một trong ba chai còn lại trên thế giới của nhãn hiệu này, đã được bán trong cuộc đấu giá tại nhà Sotheby’s hôm Thứ Năm.
Sotheby’s nói chai rượu này, được biết dưới tên “Anh Cả” (Grand Frere), vì là chai lớn nhất trong ba chai rượu còn sót lại. Một chai khác, có tên là “Cậu Em Út” (Petit Frere) được bán trong cuộc đấu giá năm 2014. Còn lại chai “Cô Em Nhỏ” (Petite Sœur) hiện đang được trưng bày tại bảo tàng viện Gautier trong vùng Cognac ở Pháp.
Người chủ của các chai rượu này kể rằng chúng được một người từng là con nuôi của ông cố họ đem đến cho gia đình sau một thập niên làm việc trong vùng Cognac, vào thời gian trước Đệ Nhất Thế Chiến.
Ông Jonny Fowle, một chuyên gia về rượu của Sotheby’s, nói rằng loại cognac Gautier 1762 lừng danh thế giới vì là loại cognac thượng đẳng trong giới những người sưu tập rượu. Ông Fowle cũng nói rằng loại rượu này được cất vào thời gian trước khi xảy ra dịch phylloxera, gây thiệt hại nặng nề cho các khu vực trồng nho làm rượu ở Pháp.
Sotherby’s chỉ cho hay kẻ mua chai rượu này cùng toàn bộ các chai khác đem ra bán lần này, tổng trị giá khoảng $1.8 triệu, là người gốc Á Châu.
Phylloxera là một loại rệp sống bằng cách ăn rễ của cây nho, khiến hệ thống rễ của cây nho bị suy yếu trầm trọng, khó hấp thu nước và các chất dinh dưỡng cần thiết để sống. Các nhà nghiên cứu sau đó tìm ra giải pháp chống bệnh thối rễ này bằng cách ghép cây nho gốc Âu Châu vào gốc rễ của cây nho Mỹ.
(V.Giang)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Một chai rượu cognac từ năm 1762 bán đấu giá được $146,000
Chai rượu này, được biết dưới tên “Anh Cả” (Grand Frere), vì là chai lớn nhất trong ba chai rượu còn sót lại.
Chai cognac Gautier đời 1762, vừa bán với giá $146,000.
PARIS, Pháp – Một chai cognac nổi tiếng đời 1762, một trong những chai cognac xưa nhất của thế giới, vừa bán được với giá $146,000 qua cuộc đấu giá trên mạng.
Theo bản tin của hãng thông tấn UPI hôm Thứ Năm, 28 Tháng Năm, chai cognac Gautier, một trong ba chai còn lại trên thế giới của nhãn hiệu này, đã được bán trong cuộc đấu giá tại nhà Sotheby’s hôm Thứ Năm.
Sotheby’s nói chai rượu này, được biết dưới tên “Anh Cả” (Grand Frere), vì là chai lớn nhất trong ba chai rượu còn sót lại. Một chai khác, có tên là “Cậu Em Út” (Petit Frere) được bán trong cuộc đấu giá năm 2014. Còn lại chai “Cô Em Nhỏ” (Petite Sœur) hiện đang được trưng bày tại bảo tàng viện Gautier trong vùng Cognac ở Pháp.
Người chủ của các chai rượu này kể rằng chúng được một người từng là con nuôi của ông cố họ đem đến cho gia đình sau một thập niên làm việc trong vùng Cognac, vào thời gian trước Đệ Nhất Thế Chiến.
Ông Jonny Fowle, một chuyên gia về rượu của Sotheby’s, nói rằng loại cognac Gautier 1762 lừng danh thế giới vì là loại cognac thượng đẳng trong giới những người sưu tập rượu. Ông Fowle cũng nói rằng loại rượu này được cất vào thời gian trước khi xảy ra dịch phylloxera, gây thiệt hại nặng nề cho các khu vực trồng nho làm rượu ở Pháp.
Sotherby’s chỉ cho hay kẻ mua chai rượu này cùng toàn bộ các chai khác đem ra bán lần này, tổng trị giá khoảng $1.8 triệu, là người gốc Á Châu.
Phylloxera là một loại rệp sống bằng cách ăn rễ của cây nho, khiến hệ thống rễ của cây nho bị suy yếu trầm trọng, khó hấp thu nước và các chất dinh dưỡng cần thiết để sống. Các nhà nghiên cứu sau đó tìm ra giải pháp chống bệnh thối rễ này bằng cách ghép cây nho gốc Âu Châu vào gốc rễ của cây nho Mỹ.
(V.Giang)