Văn Học & Nghệ Thuật
Một góc Paris vướng tên Sartre
Paris năm nay mùa hè mát như mùa thu, 70 độ, thỉnh thoảng mưa bụi chỉ làm đôi cánh bồ câu hơi ướt như làn sương còn sót lại đêm qua.Thành phố nghìn năm văn vật này
Paris năm nay mùa hè mát như mùa thu, 70 độ, thỉnh thoảng mưa bụi chỉ làm đôi cánh bồ câu hơi ướt như làn sương còn sót lại đêm qua.Thành phố nghìn năm văn vật này, như Trường An của Tàu, Thăng Long của Việt, vẫn đang đào bới tìm tòi, ngay cổng đại học Sorbonne nhà khảo cổ còn khai quật lên dưới lòng đất cột đá dấu tích từ thời La Mã và dòng sông Seine, được vinh danh là dòng sinh mệnh, ligne de vie, của đất Pháp, sóng nước vẫn lào xào quanh chân cầu phơi bóng mặt trời vàng đục buổi chiều sũng mây.
Tôi trở đi trở lại Paris nhiều lần với thú ngồi quán cà phê vỉa hè ăn bánh mì baguette ròn tan tựa hồ gót giầy giai nhân, đôi khi vì muốn lang thang xem sách, những trang sách bọt bèo đã một thời làm đắm đuối cả tuổi sinh viên Sài Gòn. Tên một hàng sách trên khu St Germain “L’écume des pages” – bọt váng trang sách - bỗng nhiên như con đò đưa tâm hồn trở lại bờ điên đảo tưởng mà người trí thức Tây học nào đã chẳng hơn một lần chìm đắm vướng mắc, cả chục năm vơ vẩn giữa đôi bờ nhị biên, như J.P. Sartre hồi 38 tuổi từng lún ngập trong “Hiện Hữu và Hư Vô” - L’être et le Néant - ở thời 40-50, ở thuở chưa tri thiên mệnh và chưa sang được bờ bên kia, đáo bỉ ngạn chẳng phải là dễ cho kẻ sĩ đã trót mang nặng thiên kinh vạn quyển, và càng đọc sách thì càng nặng chấp kiến! Tuy nhiên thỉnh thoảng ôn lại những bước đi lầm lẫn, trở lại những ngõ hẹp bùn lầy sắc sắc không không, bỗng thấy vui vui như chú bé được cưng chiều, enfant gâté, vụng dại một thuở... Vỉa hè Paris tuy khác thời 60-70, nhưng dường như vẫn còn đầy những chú bé vui chơi trên bọt sách mơ màng tan hợp đó!
Tôi ngồi quán Les Deux Magots cà phê vỉa hè, hai cánh chim sẻ xà xuống bàn nhảy nhót như gặp lại bè bạn, những chị bồ câu bước thấp bước cao như thể cùng thân hữu họp đàn một buổi chiều êm đẹp, gió phe phẩy bóng nắng loáng thoáng trên mái tóc hồng… Paris ngày nào cũng là ngày hội vì nơi đây trái tim con người dễ biến thành trái tim loài én! Có lẽ vì thế nên chim muông mới sà xuống vui chơi với người, không sợ sệt e ngại…Tôi lấy vài vụn bánh ném xuống đất làm quà cho bầy chim, mắt nhìn lên tấm biển mới treo tên Sartre và Beauvoir, vinh danh một góc phố nhỏ, cạnh ngôi nhà thờ cổ, bên đoạn đường ngắn còn lát đá xanh lởm chởm từ thời lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Nơi đây ba quán cà phê văn nghệ nổi tiếng bậc nhất Paris tụ lại: Le Bonaparte phía sâu trong góc, mầu đỏ rực rỡ, Le Café de Flore mầu xanh trắng ngay trên đường Saint Germain Des Prés, và ở giữa, choán góc ngã ba, một mặt ra đại lộ, một mặt nhìn sang nhà thờ, là Les Deux Magots, mầu xanh lá cây đậm, là nơi sinh thời Sartre, Beauvoir, hay ngồi viết lách ở đây, là nơi tao ngộ của nhiều thi nhân văn sĩ, từ năm 1885, tới nay! Những quán cà phê này đã đi vào lịch sử thành phố, được cắm bia ghi thành tích sinh hoạt qua nhiều thế kỷ, nào André Breton, nào J. Prévert và nhóm Tháng Mười (groupe Octobre) từ thời 1930, cả hai ông Trotsky và Chu Ân Lai thuở nào cũng đã từng nhấm nháp ly expresso ở vỉa hè này…. Không khí của một thành phố cổ khác hẳn New York, Chicago… có hồn cổ nhân kết đọng trên cành lá, có hơi chân hào kiệt trên gạch đá lót đường, ngay cả những đợt mây chùng chình trên cao vẫn như cánh tay tao nhân mặc khách nắm áo nhau chẳng chịu bỏ đi… mà người xưa không nỡ rời bỏ mảnh đất văn hiến này là phải… thành phố vẫn vinh danh họ, muốn họ ở lại mãi mãi nơi đây, họ vẫn được sống trong mái nhà có cửa sổ nhìn xuống dòng xe và dòng người, vẫn nhìn khách qua lại trên đường phố, bọt váng chữ nghĩa của họ vẫn còn nguyên chưa tan, thơ của họ như vết mực xanh đỏ vẽ riềm cho lùm cây, vuốt ve lọn tóc thiếu nữ và đôi khi như vết son quết môi cô bé dậy thì đeo cặp sau lưng, mông cong kiêu kỳ đi vào tiệm sách… Ngồi đây chơi với cổ nhân, có khi tìm được dăm ba tri kỷ vượt thời gian và ngôn ngữ, hàn huyên tâm sự loanh quanh góc này có Racine, Corneille, góc kia, đi sang nhà hát Odéon có cả Le Petit Prince - Hoàng tử bé của St Exupéry, hoặc muốn gặp nhà thơ rượu với mùa thu chết, Apollinaire, thì cũng chẳng đâu xa, vẫn quanh quận 5 quận 6 giữa trái tim thành phố văn nghệ êm đềm… Cổ nhân chính là cố nhân có cơ duyên gặp nhau một thuở, trên quốc độ chật kín chúng sinh địa cầu, có khi còn thấy thân thuộc hơn cả những bảng đường tên rất lạ ngay trên quê hương Hà Nội, Sài Gòn.
Tôi ngồi ba bốn buổi chiều nơi đây, vẫn cảm giác như nằm dài đọc sách thuở hoa niên “đập cổ kính ra tìm lấy bóng”, có khác chăng là mò xuống biển tìm bóng mờ chữ nghĩa những mong vớt lên một vài mũi kim chỉ đạo cho dòng đời. Tuổi hoa niên nào chẳng đẹp, mà đẹp vì lầm lẫn, còn lầm lẫn thì vẫn chưa già, hôm nay, ở tuổi tri thiên mệnh, dẫu chẳng rõ thiên mệnh là gì, nhưng vẫn ước mơ giá trời cho trở lại thuở lầm lẫn ngây thơ ấy một lần nữa! Giá thử những triết gia Tây phương như Marx, như Sartre... đọc được vài dòng kinh Shakya Muni, may ra quân bình tâm trí, thoát khỏi chuyện sắc không, vượt trên nhị biên, thì làm gì có chuyện biện chứng với không biện chứng, duy này hay duy kia, trò chơi chữ nghĩa để lại những đống xương khô trên mặt địa cầu, oái oăm thay lại không xẩy ra ở đây mà tai họa lại đổ lên đất Phật, đất Khổng… vốn dĩ cả hai ngàn năm chẳng có chuyện Hiện hữu hay Hư vô, chẳng có lẩm cẩm biện chứng Hiện sinh trước hay Yếu tính sau (l’existence précède l’essence)… Thời trẻ Sartre cũng đã nhầm lẫn nặng, ông tưởng Mác xít là hướng đi nhập thế của triết lý, hiện sinh là hiện sinh với, sống là sống với người khác, như thế thì hiện sinh là một phần của tư duy xã hội Mác xít, là ký sinh trùng - parasites - của hệ thống Mác, rồi ông đi Nga thời 1950 và như Từ Thức ra về vỡ tan ảo mộng búa liềm! Sartre khá lương thiện, ông từng nhận định: “Tôi không thể tự do nếu người khác không được tự do”…car je ne puis être libre si tous ne le sont pas - và con người không phải là con ốc cái đinh trong nhu cầu tiến hóa lịch sử, nó có tự do sáng kiến, có kích thước ngoài lịch sử và có khi sống riêng tư trong bóng mờ nào đó… con người bị hình phạt sống tự do - l’homme est condamné à être libre - dù rằng chẳng lý giải được cái quyền tự do lựa chọn - libre choix. Sartre ghép hiện sinh nhân bản vào sử tính cứng nhắc - historicité - của Mác, rồi rời xa Mác, nhưng phong trào loạn động và vọng động của hiện sinh lên đường xuống đường, lấy cuộc chiến Việt Nam làm trò chơi chữ nghĩa cũng vẫn là nối giáo cho giặc với một bầy cừu non bourgeois mặc quần jean xé gấu làm ra vẻ working class lao động vô sản, từ ngàn dặm xa, quanh bàn cà phê vỉa hè, chu chéo bênh lũ cáo đang chơi trò chơi thật, trò chơi xương máu! Sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Sartre lại dấn thân bênh vực thuyền nhân chạy giặc trên biển Đông… hối hận thì cũng đã muộn… Sartre cũng như Mác, và nhiều tư tưởng gia Tây phương khác, không vào đời theo trình tự Tu, Tề, Trị, Bình của Đông phương, thân chưa tu mà đã vội mang chữ nghĩa ra hoằng pháp, khuôn què thước quặt còn đang thử nghiệm cho mình chưa xong đã vội mang ra rao bán như thuốc ê giữa chợ… rút cục lợn què viết toa chữa lợn lành, trí thức mang căn bệnh chấp kiến vọng niệm, náo động loay hoay như như con dế mèn húc quanh hộp giấy!
Tôi uống đến ly cà phê thứ ba, nhìn bảng tên Sartre-Beauvoir thấy vướng vít như chính Sartre thấy vướng vít không muốn tên mình dính líu tới Prix Nobel, bài văn từ chối giải văn chương năm 1964, đăng đầy một trang báo Pháp ngữ Journal d’Extrême Orient ở Sài Gòn, Sartre có viết thế, ông không khinh rẻ giải thưởng, chỉ không thích cái gạch nối Sartre-Nobel, cũng như hôm nay, tôi không thích cái gạch nối quán cà phê Magots -Sartre, ngồi uống cà phê góc này cứ phải nhìn tấm bảng Sartre-Beauvoir vướng trước mặt làm tách cà phê nguội tanh đi!
Đã trót đọc Sartre sơ sài, triết học Tây phương nhớ lõm bõm chẳng đáng gì, mà đọc kỹ và đọc hết thì phải mất khoảng 200 năm và rất dễ tẩu hỏa nhập ma. Triết học là một trò chơi nhạt nhẽo, cái chết là người này mượn cái nhạt nhẽo của người kia để thử chơi, có khi sự thế nhạt nhẽo bình thường quá nên phải gây sự với nhau, như ngựa con háu đá để mua vui một vài trống canh, vả lại càng lớn tuổi càng thấy mỗi giống người có một cái nôi văn hóa riêng, tụng đạo học Nho, Thích, Lão, vẫn dễ thấm hơn là bọt sách Pháp, Đức, Anh, đến thăm nhau thì hay nhưng ở chung thì xin kiếu! Cha Cras, một linh mục dòng Tên, dậy Triết ở Đại học Văn khoa Sài Gòn và Đà Lạt thời 1960, khi giảng về Hiện sinh cũng hé mở cho sinh viên biết giá trị của triết lý phương Đông: bây giờ các triết gia hiện sinh mới nhắc tới chuyện sống là sống với, sống trong - être dans le monde - chứ người Việt Nam thì đã biết từ lâu rồi, chỉ một câu sống ở đời là đã bao quát đầy đủ, chữ ở của tiếng Việt rất hay, con người sống ở trong trời đất như sống ở trong nhà mình, không có khoảng cách... Cha Cras khen tài viết truyện viết kịch của các triết gia hiện sinh, nhưng Cha chỉ đề cao có hiền triết Socrates Hy lạp nghìn năm trước, thật là khôn ngoan! Cha Cras người Pháp cẩn thận như thế, còn mấy ông du học từ Paris, Louvain, Fribourg... lại bừa bãi mang về những mảnh rác vụn hãnh diện rải lên hè phố Sài Gòn!
Nhưng rồi thì chuyện bèo bọt nào cũng trôi đi, mỗi phong trào chỉ được một thời dậy sóng của nó. Sartre mất năm 1980, ông tuổi Ất Tỵ 1905 và Simone de Beauvoir, kém ông 3 tuổi, người bạn đường tranh đấu cho nữ quyền cũng mất sau ông 6 năm, cặp Thạc sĩ Triết học này đi tìm cảm giác của làn da, chứ khó mà yêu nhau vì chính Sartre dường như đã nói không thể có tình yêu - l’amour est impossible - địa ngục là kẻ khác, l’enfer c’est les autres, cá nhân có tự do riêng tư, người này là đối tượng của người kia, người này nhìn ngắm người khác (regard), đôi mắt soi mói làm đông lạnh nhau (fige) thì làm gì có hòa nhập làm một! Nói thế thì nói chứ lúc âm dương hòa nhập, làm gì có biện chứng Hữu-Vô, dục tính là phản xạ sinh tồn đè lên trí thức đến sau, cực khoái - orgasme - nhất thời giải tỏa tri kiến, người suy tư ích kỷ - pour soi - thường khó tính trên giường chiếu!
*
Cà phê Les Deux Magots mang hương vị đặc biệt: pha vừa sánh, không đặc quá mà cũng không loãng quá, độ nóng vừa vặn, cà phê đun lâu có mùi cháy mất ngon, phải vừa vừa để mùi thơm cà phê bốc lên mũi mà không bị mùi cháy khét làm hỏng, nhấp vào lưỡi không chua, không đắng… mới là cà phê pha thượng thừa. Đi quanh thế giới uống cà phê chỉ có hai quán đạt tiêu chuẩn: quán Magots và quán cà phê Nhân ở Hà Thành, ngồi ở cà phê Nhân thì vướng chuyện lịch sử thăng trầm, ngồi ở cà phê Magots thì vướng chuyện triết lý điên đảo... con người sống là sống vướng vít, chớp mắt chưa đầy trăm năm mà bầy đặt đủ mọi dây dợ buộc nhau, chút tự do chỉ là tự do nhì nhằng, và đời người ngắn ngủi nếu mang ném vào thời gian vũ trụ thì cũng ví thử như bỏ một cục đường vào chén cà phê đen không hơn không kém:
Sống ở dương gian
Chót nghĩ bàn
Chết về âm phủ
Mộng chưa tan
Diêm Vương phán hỏi
Từ đâu đến?
Việt Nam!
Nhớ lại chuyến đi Paris 8-2000
LVV
Tôi trở đi trở lại Paris nhiều lần với thú ngồi quán cà phê vỉa hè ăn bánh mì baguette ròn tan tựa hồ gót giầy giai nhân, đôi khi vì muốn lang thang xem sách, những trang sách bọt bèo đã một thời làm đắm đuối cả tuổi sinh viên Sài Gòn. Tên một hàng sách trên khu St Germain “L’écume des pages” – bọt váng trang sách - bỗng nhiên như con đò đưa tâm hồn trở lại bờ điên đảo tưởng mà người trí thức Tây học nào đã chẳng hơn một lần chìm đắm vướng mắc, cả chục năm vơ vẩn giữa đôi bờ nhị biên, như J.P. Sartre hồi 38 tuổi từng lún ngập trong “Hiện Hữu và Hư Vô” - L’être et le Néant - ở thời 40-50, ở thuở chưa tri thiên mệnh và chưa sang được bờ bên kia, đáo bỉ ngạn chẳng phải là dễ cho kẻ sĩ đã trót mang nặng thiên kinh vạn quyển, và càng đọc sách thì càng nặng chấp kiến! Tuy nhiên thỉnh thoảng ôn lại những bước đi lầm lẫn, trở lại những ngõ hẹp bùn lầy sắc sắc không không, bỗng thấy vui vui như chú bé được cưng chiều, enfant gâté, vụng dại một thuở... Vỉa hè Paris tuy khác thời 60-70, nhưng dường như vẫn còn đầy những chú bé vui chơi trên bọt sách mơ màng tan hợp đó!
Tôi ngồi quán Les Deux Magots cà phê vỉa hè, hai cánh chim sẻ xà xuống bàn nhảy nhót như gặp lại bè bạn, những chị bồ câu bước thấp bước cao như thể cùng thân hữu họp đàn một buổi chiều êm đẹp, gió phe phẩy bóng nắng loáng thoáng trên mái tóc hồng… Paris ngày nào cũng là ngày hội vì nơi đây trái tim con người dễ biến thành trái tim loài én! Có lẽ vì thế nên chim muông mới sà xuống vui chơi với người, không sợ sệt e ngại…Tôi lấy vài vụn bánh ném xuống đất làm quà cho bầy chim, mắt nhìn lên tấm biển mới treo tên Sartre và Beauvoir, vinh danh một góc phố nhỏ, cạnh ngôi nhà thờ cổ, bên đoạn đường ngắn còn lát đá xanh lởm chởm từ thời lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Nơi đây ba quán cà phê văn nghệ nổi tiếng bậc nhất Paris tụ lại: Le Bonaparte phía sâu trong góc, mầu đỏ rực rỡ, Le Café de Flore mầu xanh trắng ngay trên đường Saint Germain Des Prés, và ở giữa, choán góc ngã ba, một mặt ra đại lộ, một mặt nhìn sang nhà thờ, là Les Deux Magots, mầu xanh lá cây đậm, là nơi sinh thời Sartre, Beauvoir, hay ngồi viết lách ở đây, là nơi tao ngộ của nhiều thi nhân văn sĩ, từ năm 1885, tới nay! Những quán cà phê này đã đi vào lịch sử thành phố, được cắm bia ghi thành tích sinh hoạt qua nhiều thế kỷ, nào André Breton, nào J. Prévert và nhóm Tháng Mười (groupe Octobre) từ thời 1930, cả hai ông Trotsky và Chu Ân Lai thuở nào cũng đã từng nhấm nháp ly expresso ở vỉa hè này…. Không khí của một thành phố cổ khác hẳn New York, Chicago… có hồn cổ nhân kết đọng trên cành lá, có hơi chân hào kiệt trên gạch đá lót đường, ngay cả những đợt mây chùng chình trên cao vẫn như cánh tay tao nhân mặc khách nắm áo nhau chẳng chịu bỏ đi… mà người xưa không nỡ rời bỏ mảnh đất văn hiến này là phải… thành phố vẫn vinh danh họ, muốn họ ở lại mãi mãi nơi đây, họ vẫn được sống trong mái nhà có cửa sổ nhìn xuống dòng xe và dòng người, vẫn nhìn khách qua lại trên đường phố, bọt váng chữ nghĩa của họ vẫn còn nguyên chưa tan, thơ của họ như vết mực xanh đỏ vẽ riềm cho lùm cây, vuốt ve lọn tóc thiếu nữ và đôi khi như vết son quết môi cô bé dậy thì đeo cặp sau lưng, mông cong kiêu kỳ đi vào tiệm sách… Ngồi đây chơi với cổ nhân, có khi tìm được dăm ba tri kỷ vượt thời gian và ngôn ngữ, hàn huyên tâm sự loanh quanh góc này có Racine, Corneille, góc kia, đi sang nhà hát Odéon có cả Le Petit Prince - Hoàng tử bé của St Exupéry, hoặc muốn gặp nhà thơ rượu với mùa thu chết, Apollinaire, thì cũng chẳng đâu xa, vẫn quanh quận 5 quận 6 giữa trái tim thành phố văn nghệ êm đềm… Cổ nhân chính là cố nhân có cơ duyên gặp nhau một thuở, trên quốc độ chật kín chúng sinh địa cầu, có khi còn thấy thân thuộc hơn cả những bảng đường tên rất lạ ngay trên quê hương Hà Nội, Sài Gòn.
Tôi ngồi ba bốn buổi chiều nơi đây, vẫn cảm giác như nằm dài đọc sách thuở hoa niên “đập cổ kính ra tìm lấy bóng”, có khác chăng là mò xuống biển tìm bóng mờ chữ nghĩa những mong vớt lên một vài mũi kim chỉ đạo cho dòng đời. Tuổi hoa niên nào chẳng đẹp, mà đẹp vì lầm lẫn, còn lầm lẫn thì vẫn chưa già, hôm nay, ở tuổi tri thiên mệnh, dẫu chẳng rõ thiên mệnh là gì, nhưng vẫn ước mơ giá trời cho trở lại thuở lầm lẫn ngây thơ ấy một lần nữa! Giá thử những triết gia Tây phương như Marx, như Sartre... đọc được vài dòng kinh Shakya Muni, may ra quân bình tâm trí, thoát khỏi chuyện sắc không, vượt trên nhị biên, thì làm gì có chuyện biện chứng với không biện chứng, duy này hay duy kia, trò chơi chữ nghĩa để lại những đống xương khô trên mặt địa cầu, oái oăm thay lại không xẩy ra ở đây mà tai họa lại đổ lên đất Phật, đất Khổng… vốn dĩ cả hai ngàn năm chẳng có chuyện Hiện hữu hay Hư vô, chẳng có lẩm cẩm biện chứng Hiện sinh trước hay Yếu tính sau (l’existence précède l’essence)… Thời trẻ Sartre cũng đã nhầm lẫn nặng, ông tưởng Mác xít là hướng đi nhập thế của triết lý, hiện sinh là hiện sinh với, sống là sống với người khác, như thế thì hiện sinh là một phần của tư duy xã hội Mác xít, là ký sinh trùng - parasites - của hệ thống Mác, rồi ông đi Nga thời 1950 và như Từ Thức ra về vỡ tan ảo mộng búa liềm! Sartre khá lương thiện, ông từng nhận định: “Tôi không thể tự do nếu người khác không được tự do”…car je ne puis être libre si tous ne le sont pas - và con người không phải là con ốc cái đinh trong nhu cầu tiến hóa lịch sử, nó có tự do sáng kiến, có kích thước ngoài lịch sử và có khi sống riêng tư trong bóng mờ nào đó… con người bị hình phạt sống tự do - l’homme est condamné à être libre - dù rằng chẳng lý giải được cái quyền tự do lựa chọn - libre choix. Sartre ghép hiện sinh nhân bản vào sử tính cứng nhắc - historicité - của Mác, rồi rời xa Mác, nhưng phong trào loạn động và vọng động của hiện sinh lên đường xuống đường, lấy cuộc chiến Việt Nam làm trò chơi chữ nghĩa cũng vẫn là nối giáo cho giặc với một bầy cừu non bourgeois mặc quần jean xé gấu làm ra vẻ working class lao động vô sản, từ ngàn dặm xa, quanh bàn cà phê vỉa hè, chu chéo bênh lũ cáo đang chơi trò chơi thật, trò chơi xương máu! Sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Sartre lại dấn thân bênh vực thuyền nhân chạy giặc trên biển Đông… hối hận thì cũng đã muộn… Sartre cũng như Mác, và nhiều tư tưởng gia Tây phương khác, không vào đời theo trình tự Tu, Tề, Trị, Bình của Đông phương, thân chưa tu mà đã vội mang chữ nghĩa ra hoằng pháp, khuôn què thước quặt còn đang thử nghiệm cho mình chưa xong đã vội mang ra rao bán như thuốc ê giữa chợ… rút cục lợn què viết toa chữa lợn lành, trí thức mang căn bệnh chấp kiến vọng niệm, náo động loay hoay như như con dế mèn húc quanh hộp giấy!
Tôi uống đến ly cà phê thứ ba, nhìn bảng tên Sartre-Beauvoir thấy vướng vít như chính Sartre thấy vướng vít không muốn tên mình dính líu tới Prix Nobel, bài văn từ chối giải văn chương năm 1964, đăng đầy một trang báo Pháp ngữ Journal d’Extrême Orient ở Sài Gòn, Sartre có viết thế, ông không khinh rẻ giải thưởng, chỉ không thích cái gạch nối Sartre-Nobel, cũng như hôm nay, tôi không thích cái gạch nối quán cà phê Magots -Sartre, ngồi uống cà phê góc này cứ phải nhìn tấm bảng Sartre-Beauvoir vướng trước mặt làm tách cà phê nguội tanh đi!
Đã trót đọc Sartre sơ sài, triết học Tây phương nhớ lõm bõm chẳng đáng gì, mà đọc kỹ và đọc hết thì phải mất khoảng 200 năm và rất dễ tẩu hỏa nhập ma. Triết học là một trò chơi nhạt nhẽo, cái chết là người này mượn cái nhạt nhẽo của người kia để thử chơi, có khi sự thế nhạt nhẽo bình thường quá nên phải gây sự với nhau, như ngựa con háu đá để mua vui một vài trống canh, vả lại càng lớn tuổi càng thấy mỗi giống người có một cái nôi văn hóa riêng, tụng đạo học Nho, Thích, Lão, vẫn dễ thấm hơn là bọt sách Pháp, Đức, Anh, đến thăm nhau thì hay nhưng ở chung thì xin kiếu! Cha Cras, một linh mục dòng Tên, dậy Triết ở Đại học Văn khoa Sài Gòn và Đà Lạt thời 1960, khi giảng về Hiện sinh cũng hé mở cho sinh viên biết giá trị của triết lý phương Đông: bây giờ các triết gia hiện sinh mới nhắc tới chuyện sống là sống với, sống trong - être dans le monde - chứ người Việt Nam thì đã biết từ lâu rồi, chỉ một câu sống ở đời là đã bao quát đầy đủ, chữ ở của tiếng Việt rất hay, con người sống ở trong trời đất như sống ở trong nhà mình, không có khoảng cách... Cha Cras khen tài viết truyện viết kịch của các triết gia hiện sinh, nhưng Cha chỉ đề cao có hiền triết Socrates Hy lạp nghìn năm trước, thật là khôn ngoan! Cha Cras người Pháp cẩn thận như thế, còn mấy ông du học từ Paris, Louvain, Fribourg... lại bừa bãi mang về những mảnh rác vụn hãnh diện rải lên hè phố Sài Gòn!
Nhưng rồi thì chuyện bèo bọt nào cũng trôi đi, mỗi phong trào chỉ được một thời dậy sóng của nó. Sartre mất năm 1980, ông tuổi Ất Tỵ 1905 và Simone de Beauvoir, kém ông 3 tuổi, người bạn đường tranh đấu cho nữ quyền cũng mất sau ông 6 năm, cặp Thạc sĩ Triết học này đi tìm cảm giác của làn da, chứ khó mà yêu nhau vì chính Sartre dường như đã nói không thể có tình yêu - l’amour est impossible - địa ngục là kẻ khác, l’enfer c’est les autres, cá nhân có tự do riêng tư, người này là đối tượng của người kia, người này nhìn ngắm người khác (regard), đôi mắt soi mói làm đông lạnh nhau (fige) thì làm gì có hòa nhập làm một! Nói thế thì nói chứ lúc âm dương hòa nhập, làm gì có biện chứng Hữu-Vô, dục tính là phản xạ sinh tồn đè lên trí thức đến sau, cực khoái - orgasme - nhất thời giải tỏa tri kiến, người suy tư ích kỷ - pour soi - thường khó tính trên giường chiếu!
*
Cà phê Les Deux Magots mang hương vị đặc biệt: pha vừa sánh, không đặc quá mà cũng không loãng quá, độ nóng vừa vặn, cà phê đun lâu có mùi cháy mất ngon, phải vừa vừa để mùi thơm cà phê bốc lên mũi mà không bị mùi cháy khét làm hỏng, nhấp vào lưỡi không chua, không đắng… mới là cà phê pha thượng thừa. Đi quanh thế giới uống cà phê chỉ có hai quán đạt tiêu chuẩn: quán Magots và quán cà phê Nhân ở Hà Thành, ngồi ở cà phê Nhân thì vướng chuyện lịch sử thăng trầm, ngồi ở cà phê Magots thì vướng chuyện triết lý điên đảo... con người sống là sống vướng vít, chớp mắt chưa đầy trăm năm mà bầy đặt đủ mọi dây dợ buộc nhau, chút tự do chỉ là tự do nhì nhằng, và đời người ngắn ngủi nếu mang ném vào thời gian vũ trụ thì cũng ví thử như bỏ một cục đường vào chén cà phê đen không hơn không kém:
Sống ở dương gian
Chót nghĩ bàn
Chết về âm phủ
Mộng chưa tan
Diêm Vương phán hỏi
Từ đâu đến?
Việt Nam!
Nhớ lại chuyến đi Paris 8-2000
LVV
Blog / Nguyễn Xuân Hoàng
Bàn ra tán vào (0)
Một góc Paris vướng tên Sartre
Paris năm nay mùa hè mát như mùa thu, 70 độ, thỉnh thoảng mưa bụi chỉ làm đôi cánh bồ câu hơi ướt như làn sương còn sót lại đêm qua.Thành phố nghìn năm văn vật này
Paris năm nay mùa hè mát như mùa thu, 70 độ, thỉnh thoảng mưa bụi chỉ làm đôi cánh bồ câu hơi ướt như làn sương còn sót lại đêm qua.Thành phố nghìn năm văn vật này, như Trường An của Tàu, Thăng Long của Việt, vẫn đang đào bới tìm tòi, ngay cổng đại học Sorbonne nhà khảo cổ còn khai quật lên dưới lòng đất cột đá dấu tích từ thời La Mã và dòng sông Seine, được vinh danh là dòng sinh mệnh, ligne de vie, của đất Pháp, sóng nước vẫn lào xào quanh chân cầu phơi bóng mặt trời vàng đục buổi chiều sũng mây.
Tôi trở đi trở lại Paris nhiều lần với thú ngồi quán cà phê vỉa hè ăn bánh mì baguette ròn tan tựa hồ gót giầy giai nhân, đôi khi vì muốn lang thang xem sách, những trang sách bọt bèo đã một thời làm đắm đuối cả tuổi sinh viên Sài Gòn. Tên một hàng sách trên khu St Germain “L’écume des pages” – bọt váng trang sách - bỗng nhiên như con đò đưa tâm hồn trở lại bờ điên đảo tưởng mà người trí thức Tây học nào đã chẳng hơn một lần chìm đắm vướng mắc, cả chục năm vơ vẩn giữa đôi bờ nhị biên, như J.P. Sartre hồi 38 tuổi từng lún ngập trong “Hiện Hữu và Hư Vô” - L’être et le Néant - ở thời 40-50, ở thuở chưa tri thiên mệnh và chưa sang được bờ bên kia, đáo bỉ ngạn chẳng phải là dễ cho kẻ sĩ đã trót mang nặng thiên kinh vạn quyển, và càng đọc sách thì càng nặng chấp kiến! Tuy nhiên thỉnh thoảng ôn lại những bước đi lầm lẫn, trở lại những ngõ hẹp bùn lầy sắc sắc không không, bỗng thấy vui vui như chú bé được cưng chiều, enfant gâté, vụng dại một thuở... Vỉa hè Paris tuy khác thời 60-70, nhưng dường như vẫn còn đầy những chú bé vui chơi trên bọt sách mơ màng tan hợp đó!
Tôi ngồi quán Les Deux Magots cà phê vỉa hè, hai cánh chim sẻ xà xuống bàn nhảy nhót như gặp lại bè bạn, những chị bồ câu bước thấp bước cao như thể cùng thân hữu họp đàn một buổi chiều êm đẹp, gió phe phẩy bóng nắng loáng thoáng trên mái tóc hồng… Paris ngày nào cũng là ngày hội vì nơi đây trái tim con người dễ biến thành trái tim loài én! Có lẽ vì thế nên chim muông mới sà xuống vui chơi với người, không sợ sệt e ngại…Tôi lấy vài vụn bánh ném xuống đất làm quà cho bầy chim, mắt nhìn lên tấm biển mới treo tên Sartre và Beauvoir, vinh danh một góc phố nhỏ, cạnh ngôi nhà thờ cổ, bên đoạn đường ngắn còn lát đá xanh lởm chởm từ thời lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Nơi đây ba quán cà phê văn nghệ nổi tiếng bậc nhất Paris tụ lại: Le Bonaparte phía sâu trong góc, mầu đỏ rực rỡ, Le Café de Flore mầu xanh trắng ngay trên đường Saint Germain Des Prés, và ở giữa, choán góc ngã ba, một mặt ra đại lộ, một mặt nhìn sang nhà thờ, là Les Deux Magots, mầu xanh lá cây đậm, là nơi sinh thời Sartre, Beauvoir, hay ngồi viết lách ở đây, là nơi tao ngộ của nhiều thi nhân văn sĩ, từ năm 1885, tới nay! Những quán cà phê này đã đi vào lịch sử thành phố, được cắm bia ghi thành tích sinh hoạt qua nhiều thế kỷ, nào André Breton, nào J. Prévert và nhóm Tháng Mười (groupe Octobre) từ thời 1930, cả hai ông Trotsky và Chu Ân Lai thuở nào cũng đã từng nhấm nháp ly expresso ở vỉa hè này…. Không khí của một thành phố cổ khác hẳn New York, Chicago… có hồn cổ nhân kết đọng trên cành lá, có hơi chân hào kiệt trên gạch đá lót đường, ngay cả những đợt mây chùng chình trên cao vẫn như cánh tay tao nhân mặc khách nắm áo nhau chẳng chịu bỏ đi… mà người xưa không nỡ rời bỏ mảnh đất văn hiến này là phải… thành phố vẫn vinh danh họ, muốn họ ở lại mãi mãi nơi đây, họ vẫn được sống trong mái nhà có cửa sổ nhìn xuống dòng xe và dòng người, vẫn nhìn khách qua lại trên đường phố, bọt váng chữ nghĩa của họ vẫn còn nguyên chưa tan, thơ của họ như vết mực xanh đỏ vẽ riềm cho lùm cây, vuốt ve lọn tóc thiếu nữ và đôi khi như vết son quết môi cô bé dậy thì đeo cặp sau lưng, mông cong kiêu kỳ đi vào tiệm sách… Ngồi đây chơi với cổ nhân, có khi tìm được dăm ba tri kỷ vượt thời gian và ngôn ngữ, hàn huyên tâm sự loanh quanh góc này có Racine, Corneille, góc kia, đi sang nhà hát Odéon có cả Le Petit Prince - Hoàng tử bé của St Exupéry, hoặc muốn gặp nhà thơ rượu với mùa thu chết, Apollinaire, thì cũng chẳng đâu xa, vẫn quanh quận 5 quận 6 giữa trái tim thành phố văn nghệ êm đềm… Cổ nhân chính là cố nhân có cơ duyên gặp nhau một thuở, trên quốc độ chật kín chúng sinh địa cầu, có khi còn thấy thân thuộc hơn cả những bảng đường tên rất lạ ngay trên quê hương Hà Nội, Sài Gòn.
Tôi ngồi ba bốn buổi chiều nơi đây, vẫn cảm giác như nằm dài đọc sách thuở hoa niên “đập cổ kính ra tìm lấy bóng”, có khác chăng là mò xuống biển tìm bóng mờ chữ nghĩa những mong vớt lên một vài mũi kim chỉ đạo cho dòng đời. Tuổi hoa niên nào chẳng đẹp, mà đẹp vì lầm lẫn, còn lầm lẫn thì vẫn chưa già, hôm nay, ở tuổi tri thiên mệnh, dẫu chẳng rõ thiên mệnh là gì, nhưng vẫn ước mơ giá trời cho trở lại thuở lầm lẫn ngây thơ ấy một lần nữa! Giá thử những triết gia Tây phương như Marx, như Sartre... đọc được vài dòng kinh Shakya Muni, may ra quân bình tâm trí, thoát khỏi chuyện sắc không, vượt trên nhị biên, thì làm gì có chuyện biện chứng với không biện chứng, duy này hay duy kia, trò chơi chữ nghĩa để lại những đống xương khô trên mặt địa cầu, oái oăm thay lại không xẩy ra ở đây mà tai họa lại đổ lên đất Phật, đất Khổng… vốn dĩ cả hai ngàn năm chẳng có chuyện Hiện hữu hay Hư vô, chẳng có lẩm cẩm biện chứng Hiện sinh trước hay Yếu tính sau (l’existence précède l’essence)… Thời trẻ Sartre cũng đã nhầm lẫn nặng, ông tưởng Mác xít là hướng đi nhập thế của triết lý, hiện sinh là hiện sinh với, sống là sống với người khác, như thế thì hiện sinh là một phần của tư duy xã hội Mác xít, là ký sinh trùng - parasites - của hệ thống Mác, rồi ông đi Nga thời 1950 và như Từ Thức ra về vỡ tan ảo mộng búa liềm! Sartre khá lương thiện, ông từng nhận định: “Tôi không thể tự do nếu người khác không được tự do”…car je ne puis être libre si tous ne le sont pas - và con người không phải là con ốc cái đinh trong nhu cầu tiến hóa lịch sử, nó có tự do sáng kiến, có kích thước ngoài lịch sử và có khi sống riêng tư trong bóng mờ nào đó… con người bị hình phạt sống tự do - l’homme est condamné à être libre - dù rằng chẳng lý giải được cái quyền tự do lựa chọn - libre choix. Sartre ghép hiện sinh nhân bản vào sử tính cứng nhắc - historicité - của Mác, rồi rời xa Mác, nhưng phong trào loạn động và vọng động của hiện sinh lên đường xuống đường, lấy cuộc chiến Việt Nam làm trò chơi chữ nghĩa cũng vẫn là nối giáo cho giặc với một bầy cừu non bourgeois mặc quần jean xé gấu làm ra vẻ working class lao động vô sản, từ ngàn dặm xa, quanh bàn cà phê vỉa hè, chu chéo bênh lũ cáo đang chơi trò chơi thật, trò chơi xương máu! Sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Sartre lại dấn thân bênh vực thuyền nhân chạy giặc trên biển Đông… hối hận thì cũng đã muộn… Sartre cũng như Mác, và nhiều tư tưởng gia Tây phương khác, không vào đời theo trình tự Tu, Tề, Trị, Bình của Đông phương, thân chưa tu mà đã vội mang chữ nghĩa ra hoằng pháp, khuôn què thước quặt còn đang thử nghiệm cho mình chưa xong đã vội mang ra rao bán như thuốc ê giữa chợ… rút cục lợn què viết toa chữa lợn lành, trí thức mang căn bệnh chấp kiến vọng niệm, náo động loay hoay như như con dế mèn húc quanh hộp giấy!
Tôi uống đến ly cà phê thứ ba, nhìn bảng tên Sartre-Beauvoir thấy vướng vít như chính Sartre thấy vướng vít không muốn tên mình dính líu tới Prix Nobel, bài văn từ chối giải văn chương năm 1964, đăng đầy một trang báo Pháp ngữ Journal d’Extrême Orient ở Sài Gòn, Sartre có viết thế, ông không khinh rẻ giải thưởng, chỉ không thích cái gạch nối Sartre-Nobel, cũng như hôm nay, tôi không thích cái gạch nối quán cà phê Magots -Sartre, ngồi uống cà phê góc này cứ phải nhìn tấm bảng Sartre-Beauvoir vướng trước mặt làm tách cà phê nguội tanh đi!
Đã trót đọc Sartre sơ sài, triết học Tây phương nhớ lõm bõm chẳng đáng gì, mà đọc kỹ và đọc hết thì phải mất khoảng 200 năm và rất dễ tẩu hỏa nhập ma. Triết học là một trò chơi nhạt nhẽo, cái chết là người này mượn cái nhạt nhẽo của người kia để thử chơi, có khi sự thế nhạt nhẽo bình thường quá nên phải gây sự với nhau, như ngựa con háu đá để mua vui một vài trống canh, vả lại càng lớn tuổi càng thấy mỗi giống người có một cái nôi văn hóa riêng, tụng đạo học Nho, Thích, Lão, vẫn dễ thấm hơn là bọt sách Pháp, Đức, Anh, đến thăm nhau thì hay nhưng ở chung thì xin kiếu! Cha Cras, một linh mục dòng Tên, dậy Triết ở Đại học Văn khoa Sài Gòn và Đà Lạt thời 1960, khi giảng về Hiện sinh cũng hé mở cho sinh viên biết giá trị của triết lý phương Đông: bây giờ các triết gia hiện sinh mới nhắc tới chuyện sống là sống với, sống trong - être dans le monde - chứ người Việt Nam thì đã biết từ lâu rồi, chỉ một câu sống ở đời là đã bao quát đầy đủ, chữ ở của tiếng Việt rất hay, con người sống ở trong trời đất như sống ở trong nhà mình, không có khoảng cách... Cha Cras khen tài viết truyện viết kịch của các triết gia hiện sinh, nhưng Cha chỉ đề cao có hiền triết Socrates Hy lạp nghìn năm trước, thật là khôn ngoan! Cha Cras người Pháp cẩn thận như thế, còn mấy ông du học từ Paris, Louvain, Fribourg... lại bừa bãi mang về những mảnh rác vụn hãnh diện rải lên hè phố Sài Gòn!
Nhưng rồi thì chuyện bèo bọt nào cũng trôi đi, mỗi phong trào chỉ được một thời dậy sóng của nó. Sartre mất năm 1980, ông tuổi Ất Tỵ 1905 và Simone de Beauvoir, kém ông 3 tuổi, người bạn đường tranh đấu cho nữ quyền cũng mất sau ông 6 năm, cặp Thạc sĩ Triết học này đi tìm cảm giác của làn da, chứ khó mà yêu nhau vì chính Sartre dường như đã nói không thể có tình yêu - l’amour est impossible - địa ngục là kẻ khác, l’enfer c’est les autres, cá nhân có tự do riêng tư, người này là đối tượng của người kia, người này nhìn ngắm người khác (regard), đôi mắt soi mói làm đông lạnh nhau (fige) thì làm gì có hòa nhập làm một! Nói thế thì nói chứ lúc âm dương hòa nhập, làm gì có biện chứng Hữu-Vô, dục tính là phản xạ sinh tồn đè lên trí thức đến sau, cực khoái - orgasme - nhất thời giải tỏa tri kiến, người suy tư ích kỷ - pour soi - thường khó tính trên giường chiếu!
*
Cà phê Les Deux Magots mang hương vị đặc biệt: pha vừa sánh, không đặc quá mà cũng không loãng quá, độ nóng vừa vặn, cà phê đun lâu có mùi cháy mất ngon, phải vừa vừa để mùi thơm cà phê bốc lên mũi mà không bị mùi cháy khét làm hỏng, nhấp vào lưỡi không chua, không đắng… mới là cà phê pha thượng thừa. Đi quanh thế giới uống cà phê chỉ có hai quán đạt tiêu chuẩn: quán Magots và quán cà phê Nhân ở Hà Thành, ngồi ở cà phê Nhân thì vướng chuyện lịch sử thăng trầm, ngồi ở cà phê Magots thì vướng chuyện triết lý điên đảo... con người sống là sống vướng vít, chớp mắt chưa đầy trăm năm mà bầy đặt đủ mọi dây dợ buộc nhau, chút tự do chỉ là tự do nhì nhằng, và đời người ngắn ngủi nếu mang ném vào thời gian vũ trụ thì cũng ví thử như bỏ một cục đường vào chén cà phê đen không hơn không kém:
Sống ở dương gian
Chót nghĩ bàn
Chết về âm phủ
Mộng chưa tan
Diêm Vương phán hỏi
Từ đâu đến?
Việt Nam!
Nhớ lại chuyến đi Paris 8-2000
LVV
Tôi trở đi trở lại Paris nhiều lần với thú ngồi quán cà phê vỉa hè ăn bánh mì baguette ròn tan tựa hồ gót giầy giai nhân, đôi khi vì muốn lang thang xem sách, những trang sách bọt bèo đã một thời làm đắm đuối cả tuổi sinh viên Sài Gòn. Tên một hàng sách trên khu St Germain “L’écume des pages” – bọt váng trang sách - bỗng nhiên như con đò đưa tâm hồn trở lại bờ điên đảo tưởng mà người trí thức Tây học nào đã chẳng hơn một lần chìm đắm vướng mắc, cả chục năm vơ vẩn giữa đôi bờ nhị biên, như J.P. Sartre hồi 38 tuổi từng lún ngập trong “Hiện Hữu và Hư Vô” - L’être et le Néant - ở thời 40-50, ở thuở chưa tri thiên mệnh và chưa sang được bờ bên kia, đáo bỉ ngạn chẳng phải là dễ cho kẻ sĩ đã trót mang nặng thiên kinh vạn quyển, và càng đọc sách thì càng nặng chấp kiến! Tuy nhiên thỉnh thoảng ôn lại những bước đi lầm lẫn, trở lại những ngõ hẹp bùn lầy sắc sắc không không, bỗng thấy vui vui như chú bé được cưng chiều, enfant gâté, vụng dại một thuở... Vỉa hè Paris tuy khác thời 60-70, nhưng dường như vẫn còn đầy những chú bé vui chơi trên bọt sách mơ màng tan hợp đó!
Tôi ngồi quán Les Deux Magots cà phê vỉa hè, hai cánh chim sẻ xà xuống bàn nhảy nhót như gặp lại bè bạn, những chị bồ câu bước thấp bước cao như thể cùng thân hữu họp đàn một buổi chiều êm đẹp, gió phe phẩy bóng nắng loáng thoáng trên mái tóc hồng… Paris ngày nào cũng là ngày hội vì nơi đây trái tim con người dễ biến thành trái tim loài én! Có lẽ vì thế nên chim muông mới sà xuống vui chơi với người, không sợ sệt e ngại…Tôi lấy vài vụn bánh ném xuống đất làm quà cho bầy chim, mắt nhìn lên tấm biển mới treo tên Sartre và Beauvoir, vinh danh một góc phố nhỏ, cạnh ngôi nhà thờ cổ, bên đoạn đường ngắn còn lát đá xanh lởm chởm từ thời lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Nơi đây ba quán cà phê văn nghệ nổi tiếng bậc nhất Paris tụ lại: Le Bonaparte phía sâu trong góc, mầu đỏ rực rỡ, Le Café de Flore mầu xanh trắng ngay trên đường Saint Germain Des Prés, và ở giữa, choán góc ngã ba, một mặt ra đại lộ, một mặt nhìn sang nhà thờ, là Les Deux Magots, mầu xanh lá cây đậm, là nơi sinh thời Sartre, Beauvoir, hay ngồi viết lách ở đây, là nơi tao ngộ của nhiều thi nhân văn sĩ, từ năm 1885, tới nay! Những quán cà phê này đã đi vào lịch sử thành phố, được cắm bia ghi thành tích sinh hoạt qua nhiều thế kỷ, nào André Breton, nào J. Prévert và nhóm Tháng Mười (groupe Octobre) từ thời 1930, cả hai ông Trotsky và Chu Ân Lai thuở nào cũng đã từng nhấm nháp ly expresso ở vỉa hè này…. Không khí của một thành phố cổ khác hẳn New York, Chicago… có hồn cổ nhân kết đọng trên cành lá, có hơi chân hào kiệt trên gạch đá lót đường, ngay cả những đợt mây chùng chình trên cao vẫn như cánh tay tao nhân mặc khách nắm áo nhau chẳng chịu bỏ đi… mà người xưa không nỡ rời bỏ mảnh đất văn hiến này là phải… thành phố vẫn vinh danh họ, muốn họ ở lại mãi mãi nơi đây, họ vẫn được sống trong mái nhà có cửa sổ nhìn xuống dòng xe và dòng người, vẫn nhìn khách qua lại trên đường phố, bọt váng chữ nghĩa của họ vẫn còn nguyên chưa tan, thơ của họ như vết mực xanh đỏ vẽ riềm cho lùm cây, vuốt ve lọn tóc thiếu nữ và đôi khi như vết son quết môi cô bé dậy thì đeo cặp sau lưng, mông cong kiêu kỳ đi vào tiệm sách… Ngồi đây chơi với cổ nhân, có khi tìm được dăm ba tri kỷ vượt thời gian và ngôn ngữ, hàn huyên tâm sự loanh quanh góc này có Racine, Corneille, góc kia, đi sang nhà hát Odéon có cả Le Petit Prince - Hoàng tử bé của St Exupéry, hoặc muốn gặp nhà thơ rượu với mùa thu chết, Apollinaire, thì cũng chẳng đâu xa, vẫn quanh quận 5 quận 6 giữa trái tim thành phố văn nghệ êm đềm… Cổ nhân chính là cố nhân có cơ duyên gặp nhau một thuở, trên quốc độ chật kín chúng sinh địa cầu, có khi còn thấy thân thuộc hơn cả những bảng đường tên rất lạ ngay trên quê hương Hà Nội, Sài Gòn.
Tôi ngồi ba bốn buổi chiều nơi đây, vẫn cảm giác như nằm dài đọc sách thuở hoa niên “đập cổ kính ra tìm lấy bóng”, có khác chăng là mò xuống biển tìm bóng mờ chữ nghĩa những mong vớt lên một vài mũi kim chỉ đạo cho dòng đời. Tuổi hoa niên nào chẳng đẹp, mà đẹp vì lầm lẫn, còn lầm lẫn thì vẫn chưa già, hôm nay, ở tuổi tri thiên mệnh, dẫu chẳng rõ thiên mệnh là gì, nhưng vẫn ước mơ giá trời cho trở lại thuở lầm lẫn ngây thơ ấy một lần nữa! Giá thử những triết gia Tây phương như Marx, như Sartre... đọc được vài dòng kinh Shakya Muni, may ra quân bình tâm trí, thoát khỏi chuyện sắc không, vượt trên nhị biên, thì làm gì có chuyện biện chứng với không biện chứng, duy này hay duy kia, trò chơi chữ nghĩa để lại những đống xương khô trên mặt địa cầu, oái oăm thay lại không xẩy ra ở đây mà tai họa lại đổ lên đất Phật, đất Khổng… vốn dĩ cả hai ngàn năm chẳng có chuyện Hiện hữu hay Hư vô, chẳng có lẩm cẩm biện chứng Hiện sinh trước hay Yếu tính sau (l’existence précède l’essence)… Thời trẻ Sartre cũng đã nhầm lẫn nặng, ông tưởng Mác xít là hướng đi nhập thế của triết lý, hiện sinh là hiện sinh với, sống là sống với người khác, như thế thì hiện sinh là một phần của tư duy xã hội Mác xít, là ký sinh trùng - parasites - của hệ thống Mác, rồi ông đi Nga thời 1950 và như Từ Thức ra về vỡ tan ảo mộng búa liềm! Sartre khá lương thiện, ông từng nhận định: “Tôi không thể tự do nếu người khác không được tự do”…car je ne puis être libre si tous ne le sont pas - và con người không phải là con ốc cái đinh trong nhu cầu tiến hóa lịch sử, nó có tự do sáng kiến, có kích thước ngoài lịch sử và có khi sống riêng tư trong bóng mờ nào đó… con người bị hình phạt sống tự do - l’homme est condamné à être libre - dù rằng chẳng lý giải được cái quyền tự do lựa chọn - libre choix. Sartre ghép hiện sinh nhân bản vào sử tính cứng nhắc - historicité - của Mác, rồi rời xa Mác, nhưng phong trào loạn động và vọng động của hiện sinh lên đường xuống đường, lấy cuộc chiến Việt Nam làm trò chơi chữ nghĩa cũng vẫn là nối giáo cho giặc với một bầy cừu non bourgeois mặc quần jean xé gấu làm ra vẻ working class lao động vô sản, từ ngàn dặm xa, quanh bàn cà phê vỉa hè, chu chéo bênh lũ cáo đang chơi trò chơi thật, trò chơi xương máu! Sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Sartre lại dấn thân bênh vực thuyền nhân chạy giặc trên biển Đông… hối hận thì cũng đã muộn… Sartre cũng như Mác, và nhiều tư tưởng gia Tây phương khác, không vào đời theo trình tự Tu, Tề, Trị, Bình của Đông phương, thân chưa tu mà đã vội mang chữ nghĩa ra hoằng pháp, khuôn què thước quặt còn đang thử nghiệm cho mình chưa xong đã vội mang ra rao bán như thuốc ê giữa chợ… rút cục lợn què viết toa chữa lợn lành, trí thức mang căn bệnh chấp kiến vọng niệm, náo động loay hoay như như con dế mèn húc quanh hộp giấy!
Tôi uống đến ly cà phê thứ ba, nhìn bảng tên Sartre-Beauvoir thấy vướng vít như chính Sartre thấy vướng vít không muốn tên mình dính líu tới Prix Nobel, bài văn từ chối giải văn chương năm 1964, đăng đầy một trang báo Pháp ngữ Journal d’Extrême Orient ở Sài Gòn, Sartre có viết thế, ông không khinh rẻ giải thưởng, chỉ không thích cái gạch nối Sartre-Nobel, cũng như hôm nay, tôi không thích cái gạch nối quán cà phê Magots -Sartre, ngồi uống cà phê góc này cứ phải nhìn tấm bảng Sartre-Beauvoir vướng trước mặt làm tách cà phê nguội tanh đi!
Đã trót đọc Sartre sơ sài, triết học Tây phương nhớ lõm bõm chẳng đáng gì, mà đọc kỹ và đọc hết thì phải mất khoảng 200 năm và rất dễ tẩu hỏa nhập ma. Triết học là một trò chơi nhạt nhẽo, cái chết là người này mượn cái nhạt nhẽo của người kia để thử chơi, có khi sự thế nhạt nhẽo bình thường quá nên phải gây sự với nhau, như ngựa con háu đá để mua vui một vài trống canh, vả lại càng lớn tuổi càng thấy mỗi giống người có một cái nôi văn hóa riêng, tụng đạo học Nho, Thích, Lão, vẫn dễ thấm hơn là bọt sách Pháp, Đức, Anh, đến thăm nhau thì hay nhưng ở chung thì xin kiếu! Cha Cras, một linh mục dòng Tên, dậy Triết ở Đại học Văn khoa Sài Gòn và Đà Lạt thời 1960, khi giảng về Hiện sinh cũng hé mở cho sinh viên biết giá trị của triết lý phương Đông: bây giờ các triết gia hiện sinh mới nhắc tới chuyện sống là sống với, sống trong - être dans le monde - chứ người Việt Nam thì đã biết từ lâu rồi, chỉ một câu sống ở đời là đã bao quát đầy đủ, chữ ở của tiếng Việt rất hay, con người sống ở trong trời đất như sống ở trong nhà mình, không có khoảng cách... Cha Cras khen tài viết truyện viết kịch của các triết gia hiện sinh, nhưng Cha chỉ đề cao có hiền triết Socrates Hy lạp nghìn năm trước, thật là khôn ngoan! Cha Cras người Pháp cẩn thận như thế, còn mấy ông du học từ Paris, Louvain, Fribourg... lại bừa bãi mang về những mảnh rác vụn hãnh diện rải lên hè phố Sài Gòn!
Nhưng rồi thì chuyện bèo bọt nào cũng trôi đi, mỗi phong trào chỉ được một thời dậy sóng của nó. Sartre mất năm 1980, ông tuổi Ất Tỵ 1905 và Simone de Beauvoir, kém ông 3 tuổi, người bạn đường tranh đấu cho nữ quyền cũng mất sau ông 6 năm, cặp Thạc sĩ Triết học này đi tìm cảm giác của làn da, chứ khó mà yêu nhau vì chính Sartre dường như đã nói không thể có tình yêu - l’amour est impossible - địa ngục là kẻ khác, l’enfer c’est les autres, cá nhân có tự do riêng tư, người này là đối tượng của người kia, người này nhìn ngắm người khác (regard), đôi mắt soi mói làm đông lạnh nhau (fige) thì làm gì có hòa nhập làm một! Nói thế thì nói chứ lúc âm dương hòa nhập, làm gì có biện chứng Hữu-Vô, dục tính là phản xạ sinh tồn đè lên trí thức đến sau, cực khoái - orgasme - nhất thời giải tỏa tri kiến, người suy tư ích kỷ - pour soi - thường khó tính trên giường chiếu!
*
Cà phê Les Deux Magots mang hương vị đặc biệt: pha vừa sánh, không đặc quá mà cũng không loãng quá, độ nóng vừa vặn, cà phê đun lâu có mùi cháy mất ngon, phải vừa vừa để mùi thơm cà phê bốc lên mũi mà không bị mùi cháy khét làm hỏng, nhấp vào lưỡi không chua, không đắng… mới là cà phê pha thượng thừa. Đi quanh thế giới uống cà phê chỉ có hai quán đạt tiêu chuẩn: quán Magots và quán cà phê Nhân ở Hà Thành, ngồi ở cà phê Nhân thì vướng chuyện lịch sử thăng trầm, ngồi ở cà phê Magots thì vướng chuyện triết lý điên đảo... con người sống là sống vướng vít, chớp mắt chưa đầy trăm năm mà bầy đặt đủ mọi dây dợ buộc nhau, chút tự do chỉ là tự do nhì nhằng, và đời người ngắn ngủi nếu mang ném vào thời gian vũ trụ thì cũng ví thử như bỏ một cục đường vào chén cà phê đen không hơn không kém:
Sống ở dương gian
Chót nghĩ bàn
Chết về âm phủ
Mộng chưa tan
Diêm Vương phán hỏi
Từ đâu đến?
Việt Nam!
Nhớ lại chuyến đi Paris 8-2000
LVV